Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.39 MB, 15 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHÊ THÔNG TIN
<b>BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH</b>
<b>BÁO CÁO THAM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH</b>
<i><b>HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH</b></i>
Họ và tên: Nguyễn Mạnh Duy Lớp: DH11C11
Mã SV: 21111063992
GV hướng dẫn: Nguyễn Hà Phương
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><i><b>*Giới thiệu về bảo tàng Hồ Chí Minh:</b></i>
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào năm 1969, thể theo nguyện vọng của Đảng và nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định xây dựng Lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Năm 1970, bạn phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh được thành lập, tích cực sưu tập, trưng bày các tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến năm 1977, Bộ Chính trị thơng qua nghị quyết thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, trở thành trung tâm nghiên cứu những tư liệu hiện vật và di tích lịch sử có liên quan đến đời sống hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm 1985, nhân kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Lễ khởi công xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh được tổ chức, với mong muốn hoàn thành việc xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh vào đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người.
Đúng như mong chờ, ngày 19-5-1990, Lễ khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh được tổ chức trọng thể ngay tại nơi Người đã đọc Tuyên ngơn Độc lập.
Có thể thấy, thời gian trực tiếp xây dựng cơng trình Bảo tàng Hồ Chí Minh diễn ra trong 5 năm, nhưng quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của nó kéo dài đến gần 20 năm.
Tịa nhà có kiến trúc 3 tầng theo khối vng vát góc độc đáo, giữa lối vào cổng chính là khối phù điêu quốc kỳ cùng hình tượng búa liềm của Đảng Cộng sản, thể hiện tinh thần cách mạng của dân tộc. Bảo tàng được xây dựng giữa khn viện rộng rãi, thống mát với rất nhiều cây xanh và hồ nước nhân tạo giúp điều hịa khơng khí.
Khơng chỉ là địa điểm tham quan du lịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh cịn là địa chỉ quen thuộc của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử. Ngoài những hiện vật đang lưu giữ ở bảo tàng thì ban quản lý thường xuyên cử các đoàn nghiên cứu đi sưu tầm và bổ sung thêm những phát hiện mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở cả trong nước và ngoài nước.
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Đến với Bảo tàng Hồ Chí Minh, bạn có cơ hội tiếp xúc sâu rộng hơn với lịch sử hiện đại của Việt Nam thông qua cuộc đời của vị lãnh đạo. Đây cũng là nơi giáo dục tinh thần yêu nước cho các em học sinh.
<i><b>Bảo Tàng Hồ Chí Minh Ở Đâu?</b></i>
Bảo tàng tọa lạc tại số 19 phố Ngọc Hà, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Tịa nhà này nằm phía sau cơng trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và bên cạnh công viên Bách Thảo.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><i>Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại gian Mở đầu</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Từ gian mở đầu nhìn về hai phía cánh của gian có hai tác phẩm nghệ thuật khái quát truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Hình tượng tiêu biểu là “bọc trăm trứng” với “Rồng vàng”, “Thánh Gióng” và “Rùa vàng dâng gươm”.
<i>Hình tượng “Bọc trăm trứng và Rồng vàng” Biểu tượng truyền thống dựngnước của dân tộc Việt Nam</i>
Phần Trưng bày của Bảo tàng gồm ba nội dung gắn bó chặt chẽ với nhau:
<i>1. Phần trưng bày tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu, quá trìnhhoạt động cách mạng đến khi Người qua đời và nhân dân Việt Nam thựchiện Di chúc của Người.</i>
<i>2. Cuộc sống, chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam thực hiệnđường lối giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo củaChủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng do Người sáng lập.</i>
<i>3. Một số sự kiện chính trong lịch sử thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến nayảnh hưởng đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quá trình cáchmạng Việt Nam.</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Ba nội dung trên đây là một tổng thể không tách rời nhau nhằm thể hiện Bảo tàng như một trung tâm thông tin và tuyên truyền về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam - gắn với dân tộc, đất nước và thời đại.
<i><b>A. Phần trưng bày tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Namthực hiện Di chúc của Người</b></i>
Phần này là nội dung chính và cũng là hành trình tham quan chính của Bảo tàng. Trên hành trình tham quan này, những tài liệu, hiện vật liên quan đến thân thế và sự nghiệp của Hồ Chí Minh được giới thiệu theo nguyên tắc “Biên niên-Vấn đề” - nghĩa là các chủ đề được nghiên cứu và giới thiệu trên cơ sở tiểu sử của Người, từ đó lại phân ra thành các cụm và các vấn đề cụ thể. Các sự kiện về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong mối liên hệ với lịch sử cách mạng Việt Nam và bối cảnh thế giới. Về cơ bản, mỗi vấn đề và mỗi cụm vấn đề các tài liệu, hiện vật được thể hiện theo ba lớp:
<i>Lớp 1: Trưng bày những tấm ảnh 1m x 1m hoặc những minh họa bằng mỹ</i>
thuật về từng giai đoạn lịch sử phù hợp với nội dung về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, gây ấn tượng với người xem. Đây có thể hiểu như là lớp “phông” cho các tài liệu trưng bày của hai lớp trưng bày sau.
<i>Lớp 2: Lớp trọng tâm của phần tiểu sử. Các tài liệu, hiện vật đưa ra trưng</i>
bày được chọn lọc gồm: ảnh, bút tích và hiện vật thể khối về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, đó cũng là những sự kiện quan trọng có ý nghĩa lịch sử khơng chỉ đối với cuộc đời của Người mà còn ghi dấu về những bước phát triển quan trọng trong cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
<i>Lớp 3: Hệ thống các quyển sách mở (tuốc-ni-kê). Lớp này bổ sung trực</i>
tiếp cho lớp hai trọng tâm. Các tài liệu trưng bày trong các quyển sách mở được phân theo các nội dung phù hợp với từng nội dung trưng bày của phần trọng tâm và đó là phần rất quan trọng hỗ trợ cho việc nghiên cứu các vấn đề đưa ra trưng bày.
Toàn bộ phần tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm tám chủ đề được trưng bày một cách hệ thống, giữa các chủ đề được phân biệt với nhau bằng các giải pháp mỹ thuật trưng bày khác nhau. Tám chủ đề gồm: Chủ đề thứ nhất: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng (1890 - 1911).
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Chủ đề thứ hai: Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy chủ nghĩa Mác-Lênin, chân lý của thời đại (1911 - 1920).
Chủ đề thứ ba: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ, vận dụng sáng tạo đường lối của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920-1924).
Chủ đề thứ tư: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1924-1930).
Chủ đề thứ năm: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc và Cách mạng tháng Tám. Sáng lập Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á (1930-1945).
Chủ đề thứ sáu: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945-1954).
Chủ đề thứ bảy: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ cứu nước nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1954-1969).
Chủ đề thứ tám: Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
<i>Một phần trưng bày chủ đề VI: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945 – 1954)</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><i>Phần trưng bày: Những ngày cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh</i>
<i>Một phần trưng bày chủ đề VIII: Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịchHồ Chí Minh</i>
<i><b>B. Phần trưng bày về mảnh đất Việt Nam, cuộc sống, cuộc chiến đấuvà thắng lợi của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch HồChí Minh.</b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Phần này được bố trí phía bên phải của hành trình tham quan chính. Đây là những nội dung bổ sung trực tiếp cho phần trưng bày tiểu sử, góp phần chứng minh tư tưởng của Hồ Chí Minh về đấu tranh giải phóng dân tộc qua thực tế cuộc chiến đấu và thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong thời đại của Người.
Hình thức trưng bày ở phần này được thể hiện dưới dạng các tổ hợp mỹ thuật trong kịch bản trưng bày gọi là “các tổ hợp khơng gian hình tượng”. Mỗi tổ hợp có giải pháp riêng phù hợp với tính chất lịch sử của từng sự kiện, từng thời kỳ lịch sử của cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Mỗi tổ hợp khơng gian hình tượng được nối với phần trưng bày tiểu sử bằng một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc (trong kịch bản trưng bày gọi là điểm nhấn xúc cảm tư tưởng) miêu tả thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Điểm nhấn đó cùng với tổ hợp khơng gian hình tượng và trọng tâm của phần tiểu sử tạo thành một tổ hợp trưng bày sống động về sự gắn bó giữa Hồ Chí Minh với nhân dân để làm nên chiến thắng. Các tổ hợp khơng gian hình tượng đó là:
1. Q hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xơ viết Nghệ Tĩnh. 3. Pác Bó cách mạng.
4. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và chiến thắng Điện Biên Phủ.
5. Bác Hồ viết Di chúc.
6. Gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
7. Kháng chiến chống Mỹ xâm lược và chiến thắng mùa xuân 1975.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><i>Tổ hợp khơng gian hình tượng Q hương, gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh</i>
<i>Tổ hợp Pác Bó cách mạng</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><i>Gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh</i>
<i><b>C. Phần trưng bày về các sự kiện lịch sử chính của lịch sử thế giới cóảnh hưởng tới cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh và cách mạngViệt Nam </b></i>
Phần trưng bày chuyên đề này là một bộ phận không tách rời của trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh. Tồn bộ phần này gồm 8 gian, phần lớn đó là những sự kiện và những vấn đề lịch sử thế giới, về thời đại từ giữa thế kỷ XIX đến ngày nay. Gian thứ tám thể hiện về nước Việt Nam hiện tại. Thực chất đây là tám giảng đường nhỏ có thể nghiên cứu mở rộng nội dung trưng bày về những biến cố lịch sử thế giới tác động tới cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam.
Phần trưng bày chuyên đề này mang tính chất khái quát những nội dung cần thiết và gây cảm xúc ấn tượng sâu sắc cho khách tham quan. Các chuyên đề đó gồm:
1. Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
2. Cách mạng tháng Mười Nga và ảnh hưởng đối với phong trào cách mạng thế giới.
3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">4. Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2
5. Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào giải phóng dân tộc.
6. Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
7. Bác Hồ với thế hệ trẻ. 8. Việt Nam ngày nay.
Phần trưng bày Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><i><b>*Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và khẳng địnhcon đường cách mạng Việt Nam (1911-1920) </b></i>
Ngày 5-6-1911, rời cảng Sài Gòn (miền Nam Việt Nam) với tên gọi Văn Ba, làm phụ bếp trên chiếc tàu buôn của Pháp Amiral Latouche Tréville, Nguyễn Tất Thành đã đến với nước Pháp vào mùa hè năm 1911 và nhận thấy: trong xã hội đó khơng hề “tự do, bình đẳng, bác ái”, như những nhà cách mạng tư sản Pháp nêu lên vào thế kỷ 18. Người còn thấy rằng ở đất nước này có hai loại người: Một loại người thì sống phè phỡn sung sướng và một loại người thì chịu đau khổ bóc lột như dân tộc mình. 1919, lần đầu tiên lấy tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, Người đã ký tên dưới bản Yêu sách của nhân dân An Nam$gửi tới hội nghị chia phần giữa các nước thắng trận trong thế chiến thứ nhất với nội dung đòi cho Việt Nam có những quyền cơ bản chính đáng, thiết thực.
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương của Lênin về vấn Đề dân tộc và thuộc địa. Với lập trường yêu nước đúng đắn, Người vạch ra chân lý :“muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Và “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức”.
Từ ngày 25 - 30/12/1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc ủng hộ Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Phần trưng bày chuyên đề Bác Hồ với thế hệ trẻ
<i><b>*Cảm nhận của em sau khi tham quan bảo tàng:</b></i>
Là một sinh viên năm hai Đại học Tài Nguyên Môi Trường, em cảm thấy biết ơn sự hiện diện của bảo tàng đã cung cấp cho em một nguồn kiến thức lịch sử lớn về Chủ tịch Hồ Chí Minh , lịch sử hình thành của Đảng cũng như công cuộc giành lại độc lập tự do của dân tộc mình. Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi cất giữ không chỉ hiện vật lịch sử liên quanđến cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh mà cịn lưu trữ một khơng gian thiêng liêng và trang trọng để thế hệ trẻ như chúng em ngày hơm nay may mắn được biết đến và tìm hiểu.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với sự phát triển Hồ Chí Minh đã trở thành một thước đo của sự cống hiến không ngừng nghỉ và không vụ lợi, tất cả vì một mục đích lớn lao là độc lập tự do cho dân tộc. Đây là một trong những đức tính thế hệ trẻ học hỏi bởi khi chiến tranh kết thúc, mạng sống của con người đượcbảo vệ thì chúng ta dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân thực dụng, chỉ sống cho lợi ích của chính mình từ đó mất đi lí tưởng sống và buông thả bản thân.
Ngày hôm nay chúng ta đang đứng giữa thời kì xa khỏi tiếng bom rơi, đạn nổ, em vừa cảm thấy may mắn vừa cảm thấy trách nhiệm rất đỗi cao cả của thế mình là sống làm sao xứng đáng với xương máu của thế hệ đi trước đã tưới lên mảnh đất này và khơng phụ sự kì vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho các cháu nhi đồng thuở nào.
Ý thức được những điều trên, em tự nhủ bản thân phải ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, khơng ngừng phấn đấu và làm việc phát huy tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mãi đi theo con đường đúng đắn mà Người đã chọn lựa cho cả dân tộc.
</div>