Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Vấn đề 1 được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.35 KB, 25 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT QUỐC TẾ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>VẤN ĐỀ 1: ĐƯỢC LỢI VỀ TÀI SẢN KHƠNG CĨ CĂN CỨ PHÁP LUẬT...1</b>

Tóm tắt Bản án số 19/2017/DS-ST ngày 03/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long...1 1.1.Thế nào là được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật?...1 1.2. Vì sao được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?... 2 1.3. Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật có trách nhiệm hồn trả?...3 1.4. Trong vụ việc được bình luận, đây có là trường hợp được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật khơng? Vì sao?...3 1.5. Nếu Ngân hàng khơng rút u cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý như thế nào? Cụ thể, anh T có phải chịu lãi khơng? Nếu chịu lãi thì chịu lãi từ thời điểm nào, đến thời điểm nào và mức lãi là bao nhiêu?...4

<b>VẤN ĐỀ 2: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG CÓ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH...6</b>

Tóm tắt Quyết định số 09/2022/DS-GĐT ngày 30/3/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao...6 2.1. BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh khơng?...6 2.2. Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy định nào của BLDS coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện khơng?...8 2.3. Trong Quyết định số 09, Tịa án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên là hợp đồng giao kết có điều kiện khơng? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?...8 2.4. Ngồi Quyết định số 09, cịn có bản án/quyết định nào khác đề cập đến vấn đề này không? Nêu một bản án/quyết định mà anh/chị biết...8 2.5. Theo Hội đồng thẩm phán, cho đến khi bà Lan được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng có tranh chấp đã tồn tại chưa? Hợp đồng đó có bị vơ hiệu khơng? Vì sao?...9 2.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán....10

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2.7. Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh...11

<b>VẤN ĐỀ 3: HỢP ĐỒNG CHÍNH/PHỤ VƠ HIỆU...13</b>

3.1. Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối với mỗi loại hợp đồng...13 3.2. Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng?..14 3.3. Bà Quế tham gia quan hệ trên với tư cách gì? Vì sao?...14 3.4. Việc Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vơ hiệu có thuyết phục khơng? Vì sao?...14 3.5. Theo Tịa án, bà Quế có cịn trách nhiệm gì đối với Ngân hàng khơng?...15 3.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc trên liên quan đến trách nhiệm của bà Quế...15

<b>VẤN ĐỀ 4: PHÂN BIỆT THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢNVÀ VỀ HỢP ĐỒNG...17</b>

Tóm tắt Quyết định số 14/2017/QĐ-PT ngày 14/7/2017 của Tòa án nhân tỉnh Hưng Yên...17 4.1. Những điểm khác biệt giữa thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng và thời hiệu khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản...17 4.2. Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?...18 4.3. Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?...18 4.4. Đường lối giải quyết của Tòa án về 2 khoản tiền trên có thuyết phục khơng? Vì

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>VẤN ĐỀ 1: ĐƯỢC LỢI VỀ TÀI SẢN KHƠNG CĨ CĂN CỨPHÁP LUẬT </b>

<b>Tóm tắt Bản án số 19/2017/DS-ST ngày 03/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long. </b>

- Nguyên đơn: ông Đặng Trường T - Bị đơn: Ngân Hàng NN & PTNT

- Nội dung vụ án: Khoảng 8 giờ ngày 07/11/2016, chị Huỳnh Diệu T nộp số tiền mặt 5.000.000 đồng tại Phòng giao dịch xã TB thuộc chi nhánh NN&PTNT huyện V, tỉnh VL để chuyển cho anh Đặng Trường T. Chị Trương Thị V là kế tốn của Phịng Giao dịch xã TB do bất cẩn chuyển nhầm số tiền là 50.000.000 đồng. Liền sau đó, anh T đã rút tiền mặt 05 lần, mỗi lần 5.000.000 đồng, tổng cộng là 25.000.000 đồng tại máy ATM, đồng thời chuyển khoản trên điện thoại thông minh 04 lần mỗi lần 5.000.000 đồng với số tiền tổng cộng 20.000.000 đồng để trả nợ cho chị ruột là Đặng Thị Mỹ H có tài khoản mở tại NN&PTNT chi nhánh LX. Đến khoảng 09 giờ cùng ngày khi phát hiện sai sót, phía Ngân hàng huyện V đã phong tỏa số dư tài khoản còn lại là 5.045.700 đồng và thông báo đến cho anh T biết số tiền mà Ngân hàng đã chuyển thừa là 45.000.000 đồng và yêu cầu anh T trả lại. Ngày 8/11/2016, anh T thừa nhận và hứa trả lại nhưng sau đó thay đổi ý kiến. Đến ngày 12/11/2016, cơng an huyện V phối hợp với công an xã LP, huyện LH qua làm việc với anh T và anh cam kết đến ngày 14/11/2016 trả 20.000.000 đồng và ngày 21/11/2016 trả 20.000.000 đồng còn lại. Khi đến hạn cam kết thì anh T vẫn khơng thực hiện. Ngân hàng yêu cầu anh T có trách nhiệm trả lại cho Ngân hàng số tiền 40.000.000đ, đồng thời tính lãi chậm trả theo mức lãi suất 10%/năm kể từ ngày 22/11/2016 cho đến khi trả hết số tiền trên. Tòa án chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn NN&PTNT VN: Buộc Anh T có trách nhiệm trả cho nguyên đơn NN&PTNT VN số tiền 40.000.000 đồng, đình chỉ xét xử yêu cầu của nguyên đơn về việc yêu cầu bị đơn trả lãi chậm trả theo mức lãi suất 10%/năm.

<b>1.1.Thế nào là được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật? </b>

Sự chuyển dịch tài sản từ người này sang người khác thường dựa trên căn cứ pháp lý như mua bán, vay, mượn, thừa kế, tặng cho,… Tuy nhiên trong thực tế, có

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

trường hợp tài sản của người này chuyển sang người khác không dựa trên các căn cứ

<i>do pháp luật quy định, đó là trường hợp “được lợi về tài sản khơng có căn cứ phápluật”. </i>

Được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật cần được hiểu là sự phát sinh quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của một chủ thể đối với một tài sản nhưng không dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định. Người được lợi về tài sản khơng biết tài sản đó là của người khác mà coi tài sản đó là của mình. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, cơng khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu (Điều 236 BLDS 2015).

Được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật, tuy có làm giảm sút một phần khối tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác nhưng không phải là hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản. Do vậy không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Người được lợi về tài sản của người khác phải hoàn trả cho chủ sở hữu khoản lợi đó (khoản 2 Điều 581 BLDS 2015).

<b>1.2. Vì sao được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ? </b>

Được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ vì: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu đối với tài sản của một chủ thể để được xác lập một cách hợp pháp đều phải dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp, tài sản của người này chuyển sang người khác nhưng không dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định. Cho nên, người đã thu nhận, được lợi về tài sản nhưng khơng có căn cứ pháp lý khơng làm phát sinh quyền sở hữu, quyền chiếm hữu tài sản của người được lợi về tài sản đối với tài sản đó.

Vì vậy, dẫn tới việc phát sinh nghĩa vụ hoàn trả tài sản do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>1.3. Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách nhiệm hồn trả? </b>

Người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật có trách nhiệm hồn trả trong các trường hợp sau:

<i><b>Thứ nhất, sự được lợi về tài sản của một người đã gây ra thiệt hại về tài sản cho</b></i>

chủ sở hữu (tài sản bị mất hay giảm sút) theo quy định tại khoản 2 Điều 579 BLDS 2015.

<i><b>Thứ hai, người được lợi về tài sản đó khơng có căn cứ pháp luật, khơng ngay tình</b></i>

thì phải hồn trả hoa lợi lợi tức thu được từ thời điểm được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật (khoản 1 Điều 581 BLDS 2015); nếu ngay tình thì tính từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết về việc được lợi tài sản mà khơng có căn cứ pháp luật ngoại trừ trường hợp quy định tại Điều 236 BLDS 2015 (khoản 2 Điều 581 BLDS 2015).

<i><b>Thứ ba, theo quan điểm của tác giả Chế Mỹ Phương Đài trong cuốn giáo trình</b></i>

Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho rằng trong trường

<i>hợp “người được lợi về tài sản không biết tài sản đó là của người khác, mà coi tài sảnđó là của mình. Người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng làm giảmsút một phần hay tồn bộ mà hành vi khơng trái pháp luật gây thiệt hại tài sản, cónghĩa là người được lợi về tài sản khơng có lỗi” phải có trách nhiệm hoàn trả lại tài</i>

sản được lợi.

<b>1.4. Trong vụ việc được bình luận, đây có là trường hợp được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật khơng? Vì sao? </b>

Trong vụ việc được bình luận đây khơng là trường hợp được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật. Vì trong vụ việc nếu trên, số tiền chị T gửi cho anh T chỉ là 5.000.000 đồng nhưng vì sự nhầm lẫn của ngân hàng mà thực tế anh T lại nhận được số tiền lên đến 50.000.000 đồng. Số tiền này không phải của anh T, anh T cũng khơng thuộc trường hợp có quyền chiếm hữu số tiền này theo khoản 1 Điều 165 BLDS 2015 và theo khoản 2, anh T đang chiếm hữu số tiền trên khơng có căn cứ pháp lý. Và cũng khơng có căn cứ nào để xác lập quyền sở hữu đối với số tiền trên theo Điều 221 BLDS 2015. Đồng thời anh cũng không thể xác lập quyền sở hữu đối với số tiền trên theo Điều 326 vì anh đã khơng phải là người chiếm hữu ngay tình đối với số tiền trên bởi lẽ

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

anh biết và phải biết số tiền trên khơng thuộc sở hữu của mình. Tài sản trên không thuộc sở hữu của anh nhưng anh đã dùng nó để trả nợ cho chị gái mình khơng có cơ sở pháp lý nào để anh có thể hưởng lợi từ số tiền trên nhưng anh đã được lợi từ tài sản. Vì vậy, đây là trường hợp được lợi từ tài sản khơng có căn cứ pháp luật.

<b>1.5. Nếu Ngân hàng khơng rút u cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý như thế nào? Cụ thể, anh T có phải chịu lãi khơng? Nếu chịu lãi thì chịu lãi từ thời điểm nào, đến thời điểm nào và mức lãi là bao nhiêu?</b>

Nếu ngân hàng khơng rút u cầu tính lãi chậm trả thì anh T sẽ phải chịu lãi chậm trả. Vì:

Theo Điều 579 BLDS 2015 thì người được lợi, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà khơng có căn cứ pháp luật thì phải hồn trả khoản lợi đó cho người chủ sở hữu, người bị thiệt hại. Do đó, theo BLDS thì giữa anh T và Ngân hàng hình thành nghĩa vụ hồn trả tiền.

<i>Căn cứ vào Điều 357 BLDS 2015 thì “Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trảtiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả”.</i>

Anh T có nghĩa vụ phải trả lại khoản tiền mà anh đã nhận được do nhầm lẫn cho Ngân hàng, anh đã cam kết sẽ trả nhưng sau đó lại khơng hồn trả thành nghĩa vụ. Vì vậy, theo Điều 357 BLDS 2015, anh T phải chịu lãi chậm trả.

Thời gian tính lãi và mức lãi của anh T là:

<small></small>Thời gian tính lãi

+ Lần 1 ( đối với 20.000.000 đồng đầu tiên): thời hạn trả là ngày 14/11/2016 nên lãi sẽ được tính từ ngày 15/11/2016 cho đến trước ngày Tòa án xét xử và sau ngày Tòa án xét xử đến ngày anh T trả xong 20.000.000 đồng.

+ Lần 2 ( đối với 20.000.000 đồng còn lại): thời hạn trả là ngày 21/11/2016 nên lãi sẽ được tính từ ngày 22/11/2016 cho đến trước ngày Tòa án xét xử và sau ngày Tòa án xét xử đến ngày anh T trả xong 20.000.000 đồng.

<small></small>Mức lãi: Theo khoản 4 Điều 466 BLDS 2015 thì lãi chậm trả sẽ được tính theo khoản 2 Điều 468 BLDS 2015.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

+ Căn cứ khoản 2 Điều 468 BLDS 2015, lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468. Khoản 1 Điều 468 quy định mức lãi suất giới hạn là 20%/năm. Từ đó suy ra, mức lãi suất sẽ là 10%/năm và 0,83%/tháng.

+ Lãi chậm trả của anh T = (20.000.000 x 0,83% x thời gian chậm trả lần 1) + (20.000.000 x 0,83% x thời gian chậm trả lần 2).

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>VẤN ĐỀ 2: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG CÓ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH</b>

<b>Tóm tắt Quyết định số 09/2022/DS-GĐT ngày 30/3/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. </b>

<b>- Nguyên đơn: Ông Trần Thế Nhân, bà Lê Thị Hồng Lan, ông Trần Nhật Minh, </b>

bà Đặng Ngọc Diễm.

- Bị đơn: bà Phan Minh Yến.

- Nội dung bản án: Ông Nhân và bà Lan được hỗ trợ tái định cư lô đất nền. Ngày 21/11/2013, vợ chồng ông bà cùng vợ chồng ông Minh (con ông Nhân, bà Lan) ký kết

<i>với bà Yến “Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng lô đất nền”. Vợ chồng ông</i>

Nhân đã nhận đủ tiền từ bà Yến. Do có nhu cầu về nhà ở và nhận thấy việc thỏa thuận chuyển nhượng với bà Yến là không đúng quy định pháp luật nên ông bà khởi kiện hủy Văn bản thỏa thuận này. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng xây dựng trên lơ đất chưa được hồn thiện và chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bà Yến chưa xây dựng nhà. Bà Yến không đồng ý yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Tại Bản án dân sự sơ thẩm, TAND quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, các

<i>bên đương sự tiếp tục thực hiện thỏa thuận tại “Văn bản thỏa thuận về việc chuyểnnhượng lô đất nền”. Tại Bản án dân sự phúc thẩm, TAND sửa bản án, chấp nhận yêu</i>

cầu kháng cáo và khởi kiện của nguyên đơn, hủy hợp đồng ủy quyền giữa các bên, buộc các bên nguyên đơn trả lại tiền chuyển nhượng lô đất và tiền lãi cho bà Yến. Tại Quyết định giám đốc thẩm, TAND quyết định hủy bản án dân sự phúc thẩm, giữ

<i>nguyên bản án dân sự sơ thẩm. Tòa án nhận định: “Văn bản thỏa thuận về việc chuyểnnhượng lô nền” là giao dịch dân sự có điều kiện - khi vợ chồng ơng Nhân, bà Lan được</i>

cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng lô đất nền thì phải ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà Yến. Tòa án quyết định, hủy Quyết định giám đốc thẩm, hủy Bản án sơ thẩm, Bản án phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>2.1. BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh không?</b>

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống mà tồn tại nhiều loại hợp đồng khác nhau. Từ khái niệm này, BLDS đưa ra nhiều loại hợp đồng trong đó có loại hợp đồng có điều kiện. BLDS 2015 đã đề cập đến loại hợp đồng này ở các điều luật cụ thể, đó là: Điều 120, khoản 6 Điều 402, Điều 462.

<i><b>“Điều 120. Giao dịch dân sự có điều kiện</b></i>

<i>1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giaodịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.</i>

<i>2. Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thểxảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi nhưđiều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bêncố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó khơng xảy ra.”</i>

<i><b>“Điều 402. Các loại hợp đồng chủ yếu</b></i>

<i>6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phátsinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.”</i>

<i><b>“Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện</b></i>

<i>1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiềunghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điềucấm của luật, không trái đạo đức xã hội.</i>

<i>2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặngcho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho khơng giao tài sản thì bên tặng cho phảithanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.</i>

<i>3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng chokhơng thực hiện thì bên tặng cho có quyền địi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệthại.”</i>

<i> Theo đó, hợp đồng có điều kiện là loại hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc</i>

vào việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một sự kiện nhất định. Mặc dù hợp đồng có điều kiện được quy định trong BLDS 2015 nhưng cũng chưa có định nghĩa khái quát

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>nhất về loại hợp đồng này mà chỉ nêu chung chung khái niệm “giao dịch có điều kiện,hợp đồng có điều kiện.”</i>

<b>2.2. Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy định nào của BLDS coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện khơng?</b>

BLDS 2015 khơng có quy định cụ thể nào về trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu thì xem là hợp đồng giao kết có điều kiện. Tuy nhiên căn cứ theo khoản

<i>1 Điều 120 BLDS 2015: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinhhoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặchủy bỏ”. Do đó, việc bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm</i>

giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu có được xem là hợp đồng giao kết có điều kiện hay khơng thì cịn tùy vào điều kiện mà hai bên thỏa thuận. Ví dụ: Tại thời điểm giao kết mua bán căn nhà thì A chưa có quyền sở hữu căn nhà đó, A và B cùng thỏa thuận một điều kiện là khi nào A có được quyền sở hữu căn nhà thì B sẽ chuyển toàn bộ số tiền cho A để hoàn thành hợp đồng mua bán nhà.

<b>2.3. Trong Quyết định số 09, Tịa án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên làhợp đồng giao kết có điều kiện không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? </b>

Trong Quyết định số 09, TANDTC có coi hợp đồng trên là hợp đồng giao kết có điều kiện, cụ thể là tại đoạn [7] phần Nhận định của Tòa án:

<i>“Căn cứ vào nội dung thỏa thuận nêu trên giữa các bên thì“ Văn bản thỏa thuậnvề việc chuyển nhượng lô nền” là giao dịch dân sự có điều kiện, đó là khi vợ chồngơng Nhân, bà Lan được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với lơ đất nền thìphải ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà Yến theo đúng quy địnhcủa pháp luật; trường hợp ông Nhân, bà Lan không thực hiện việc ký Hợp đồngchuyển nhượng quyền sử dụng lơ đất nền này thì phải bồi thường cho bà Yến gấp 03(ba) lần số tiền đã nhận và các chi phí khác mà bà Yến đã nộp cho Nhà nước (nếucó).”</i>

</div>

×