Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của dân tộc thái ở yên bái hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.87 KB, 18 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ VÀ NGÔN NGỮ QUỐC TẾ

<b>BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂNTỘC THÁI Ở YÊN BÁI HIỆN NAY</b>

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Huyền Trang ( 64DQT07177) Hoàng Thị Huyền Trang ( 64DQT07176) Lê Đình Đức Vinh ( 64DQT07190) Lưu Mạnh Trí ( 64DQT07179) Lớp: N10

Giáo viên: Đặng Thị Minh Phương

<i>Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2024</i>

<b>MỞ ĐẦU</b>

1. Lý do chọn đề tài/ Tính cấp thiết của đề tài

Ở nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó người Kinh chiếm chủ yếu, ngồi ra cịn có 53 dân tộc thiểu số khác sống rải rác khắp các vùng đất trên cả nước. Mỗi dân tộc có một bản sắc riêng, văn hóa riêng. Khi đến những phiên chợ của vùng dân tộc thiểu số ta có thể cảm nhận được sự đa dạng của văn hóa dân tộc qua những bộ trang phục với hoa văn độc đáo. Tùy theo điều kiện sống, hoàn cảnh sống và điều kiện tự

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

nhiên mà mỗi bộ trang phục của từng dân tộc được sáng tạo và biến hóa theo cho phù hợp với từng địa phương, và văn hóa của mỗi dân tộc. Khi nghiên cứu về trang phục ta có thể biết được những nét văn hóa truyền thống riêng biệt của mỗi dân tộc. Ngay từ thời nguyên thủy trang phục khơng chỉ có chức năng che chắn và bảo vệ cơ thể mà chứa đựng trong đó là những sáng tạo trải qua từng thời kỳ lịch sử, trang phục cịn là vật trang trí, làm đẹp cho cơ thể.

Có một nhà nghiên cứu văn hóa đã nói rằng : “Trong xã hội tiền cơng nghiệp, quần áo mặc trên cơ thể là cách làm mọi người biết rõ tôi là dân tộc nào, vùng nào, theo tơn giáo gì, địa vị xã hội ra sao?”. Hơn thế nữa hầu hết các dân tộc trên hành tinh này, trang phục vốn là sáng tạo văn hóa của phụ nữ. Từ việc tìm kiếm, trồng trọt để tạo ra nguyên liệu, đến chế biến, làm sợi, dệt vải, may cắt, thêu thùa,… hầu như là cơng việc thiên tính của phụ nữ. Những người phụ nữ có thể hồn tồn tự hào, trong kho tàng văn hóa phong phú của nhân loại trang phục là một khía cạnh để tạo nên sự phong phú đó.

Trang phục dân tộc Thái là một trong những bộ trang phục độc đáo trong trang phục các dân tộc Việt Nam. Dân tộc Thái khá đông trong bản danh mục các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt là ở Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.Tộc người Thái gồm hai ngành Thái là Thái đen và Thái trắng cư trú phân tán ở nhiều địa phương tạo nên những sắc thái văn hóa phong phú và đa dạng.

Trang phục truyền thống của người Thái ở Yên Bái có rất nhiều giá trị. Nhưng do sự tác động của nền kinh tế thị trường cũng như giao lưu văn hóa đã có những tác động khơng nhỏ đến vấn đề bảo tồn trang phục của các dân tộc nói chung và dân tộc Thái ở Nghĩa Lộ, Yên Bái nói riêng. Bộ trang phục dân tộc Thái ở Nghĩa Lộ đang dần bị mai một hoặc là biến đổi nhanh chóng. Là người quan tâm đến vấn đề . Nhóm chúng tơi quyết định chọn đề tài: “Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống người Thái ở Nghãi Lộ, Yên Bái ” để làm bài Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, với mong muốn sẽ góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống qua trang phục người Thái .

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề/ Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Cho đến nay, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Thái ở những góc độ và quy mơ khác nhau. Liên quan đến đề tài, có thể phân loại thành các nhóm cơ bản sau :

<i><b>Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về dân tộc Thái</b></i>

Theo hướng nghiên cứu này có một số cơng trình tiêu biểu như: Ngơ Đức Thịnh

<i>(2021), Văn hố vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam, Văn hoá dân tộc, Hà Nội. Trần Mạnh Tiến (2020),Văn hoá dân gian miền núi phía Bắc từ góc nhìn phê bình sinhthái, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Lò Xuân Dừa (2020), Đặc điểm truyện thơ Thái” Chàng Lú – Nàng Úa” (khun Lú – náng Úa) về phương diện thi pháp: Chuyên Luận, Hội nhà văn, Hà Nội. Đặng Hoành Loan (2020), Hát then các dân tộc Tày, Nùng, TháiViệt Nam, Văn hoá dân tộc, Hà Nội. Phan Đăng Nhật (2013), Sử thi Thái, Khoa học xãhọc, Hà Nội. Vi Thị Kim Nhung (2011), Tục làm vía của người Thái ở Kỳ Sơn, Nghệ An, Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Văn hoá dân tộc thiểu số. Trần Thị Huệ(2017),Tập quán hôn nhân của người Thái ở xã Nghĩa An, Thị Xã Nghĩa Lộ Yên Bái, Luận </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i>văn thạc sỹ văn hoá học. Nguyễn Thị Thanh Nga (2011), Tìm hiểu về “ Khắp” của người Thái huyện Mường La- Sơn La, Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Văn hoá dân tộc thiểu số (2008)“Người Thái ở Tây Bắc”, Thông tấn.</i>

Các bài nghiên cứu nêu trên đã đưa ra được những vấn đề nghiên cứu liên quan trực tiếp tới các vấn đề trong đời sống xã hôi của người dân tộc Thái ở Việt Nam như một số các phong tục tập quán, thói quen trong đời sống tâm linh. Các tác giả đều đã sử dụng phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu để tìm ra được các đặc điểm nổi bật của dân tộc Thái

<i><b>Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về cách chế tác Trang phục dân tộc Thái</b></i>

Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu theo hướng trên, tiêu biểu có thể kể đến:

<i>Nguyễn Thị Thanh Nga (2003), Nghề dệt của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại, Khoa học xã học, Hà Thuý Hằng (2011), Nghề dệt thổ cẩm của người Thái Đen ở mường lò thị xã Nghĩa Lộ Yên Bái, Luận văn thạc sỹ văn hoá học. Lê Ngọc Thắng (1990), Nghệ thuật trang phục dân tộc Thái, Văn hoá dân tộc, Hà Nội. Sầm Thị Hằng (2004),Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Thái ở Quỳ Châu-Nghệ An, Khoá luận tốt nghiệp-Quản lý văn hoá dân tộc. (2005), “Trang phục cổ truyền và hoa văn trên vải các Dân tộc Việt Nam”,Văn hoá dân tộc, Hà Nội. Đỗ Thị Hoà (2003), Trang phục các tộc người thiểu số nhóm ngơn ngữ Việt-Mường, Tày- Thái, Văn hố dân tộc.</i>

Thơng qua các nghiên cứu nêu trên, có thể thấy các tác giả đều đưa ra được các bài tìm hiểu về cách chế tác trang phục dân tộc của các dân tộc nói chung và người Thái nói riêng. Đa phần việc chế tạo nên những bộ trang phục đó đều bằng phương pháp dệt may và thêu các hoạ tiết hoa văn mang đâm phong cách văn hoá truyền thống của các dân tộc. Qua đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về những giá trị văn hoá tốt đẹp được lưu truyền và gìn giữ qua các loại trang phục truyền thống Việt Nam.

<i><b>Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu về Trang Phục mặc trong các hoạt động của người Thái:</b></i>

Theo hướng nghiên cứu này thì đã có rất nhiều những nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa ra các kết quả liên quan tới vấn đề này, tiêu biểu như: Ngô Đức Thịnh

<i>(2014), Trang phục truyền thống của các dân tộc, Khoa học xã học. Vũ Thị Mai Hiên (2004), Tìm hiểu trang phục phụ nữ dân tộc thái Tây Bắc tại bảo tàng dân tộc học ViệtNam. Hà Thuý Hằng ( 2007), Xây dựng đội văn nghệ dân gian ở làng bản người Thái Đen mường Lò- tỉnh Yên Bái phục vụ phát triển khu du lịch, Khoá luận tốt nghiệp khoavăn hoá dân tộc. Lê Ngọc Thắng (1990), Nghệ thuật trang phục dân tộc Thái,Văn hoá dân tộc. Đỗ Thị Hồng Hạnh (2011), “Lễ hội nông nghiệp của người Thái đen, Luận văn thạc sỹ văn hoá học. Lị Thị Huyền (2015), Tìm hiểu tang ma của người Thái đen ở Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái, Khoá luận tốt nghiệp khoa văn dân tộc thiểu số. Nguyễn Ngọc Lai (2002), Xây dựng sưu tập Trang phục của người Thái huyện Thường Xuân ở bảo tàng Thanh Hoá, Khoá luận tốt nghiệp khoa Bảo Tàng.</i>

Các cơng trình nghiên cứu trên đều có chung một chủ đề nghiên cứu đó là về vấn đề trang phục truyền thống các dân tộc nói chung và dân tộc thái nói riêng. Trang phục trong đời sống hằng ngày, trong lễ hội, tang ma, cưới hỏi. Hay sự khác biệt giữa trang phục nam và trang phục nữ. Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy được sự đa dạng trong trang phục truyền thống của dân tộc Thái và việc giữ gìn, bảo tồn trang phục truyền thống của các dân tộc là vô cùng cần thiết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>Thứ tư, các cơng trình nghiên cứu về sự biến đổi Trang phục của dân tộc Thái:</b></i>

Theo hướng nghiên cứu này có một số các cơng trình tiêu biểu như: Nguyễn Thị

<i>Huế (2011), Những xu hướng biến đổi văn hoá các dân tộc miền núi phía Bắc, Đại họcQuốc Gia Hà Nội. Nguyễn Thị Thuỷ (2010), Những biến đổi về đời sống vật chất của người Thái ở xã Lục Dạ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay, Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành văn hoá dân tộc thiểu số. Phạm Định Phong, “Vai trò của bao tang đối với bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc thiểu số Việt Nam”. Nguyễn Thị Song Hà. (chủ biên, 2021). Biến đổi văn hóa các dân tộc thiểu số ởViệt Nam từ Đổi mới đất nước đến nay. NXB Khoa học xã hội. Lương Thị Chựng (2014), Biến đổi trong trang phục truyền thống người Thái ở xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Khoá luận tốt nghiệp</i>

Những cơng trình nghiên cứu trên đã trình bày về những biến đổi trong trang phục truyền thống, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân cũng như là các lí do chủ quan, khách quan dẫn đến sự biến đổi đó. Các lí do được nếu ra đa phần là so sự biến đổi của đời sống xã hội hoặc do sự giao thoa văn hoá giữa các dân tộc, các vùng miền với nhau. Tuy nhiên riêng về trang phục người thái ở Yên Bái nói chung và người thái ở thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, Yên Bái nói riêng. Vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu và miêu tả cụ thể, chi tiết. Nói đến những biến đổi và những biện pháp về bảo tồn và phát huy Trang phục truyền thống dân tộc Thái ở thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn Yên Bái.

Dựa trên cơ sở thừa kế kết quả của những nghiên cứu trước, đề tài tiếp tục triển khai nghiên cứu những khía cạnh cịn thiếu, chưa hồn thiện. Và nghiên cứu về người Thái sinh sống tại một địa phương cụ thể đó là thị xã Nghĩa Lộ ,Yên Bái. Gồm các vấn đề cơ bản sau:

<i>Một là, Tìm hiểu khái quát về kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Thái ở thị xã</i>

Nghĩa Lộ, Yên Bái,

<i>Hai là, phân tích sự giao thoa nền văn hoá giữa dân tộc Thái với các dân tộc </i>

khác trong vùng đặc biệt là dân tộc Mường trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, và đặc điểm trang phục trong các hoạt động đời sống thường ngày, hoạt động lễ hội. Tìm hiểu về cách chế tác các bộ trang phục truyền thống của dân tộc Thái.

<i>Ba là, Tìm hiểu thực trạng và những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn tới </i>

việc có sự biến đổi trang phục dân tộc của người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ Yên Bái.Từ đó đề xuất giải pháp tương ứng nhằm bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống dân tộc Thái .

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung tìm hiểu trang phục truyền thống của người Thái ở Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái. Từ đó để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong trang phục và đưa ra những kiến nghị giải pháp để phù hợp với phong tục của dân tộc cũng như thực tế của địa phương.

3.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Để giải quyết những vấn đề trên, đề tài sẽ phải giải quyết những nhiệm vụ sau: - Phác họa tổng quan về các điều kiện kinh tế - xã hội và những nét văn hóa truyền thống của người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái.

-Tìm hiểu các quy trình tạo ra bộ trang phục và các loại trang phục truyền thống. -Sự giao thoa trang phục của người Thái ở Yên Bái với các văn hoa khác; so sánh trang phục với các vùng khác

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống

Khách thể nghiên cứu: trang phục truyền thống người Thái ở Nghĩa Lộ, Yên Bái 5. Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái Thời gian:hiện nay

Lĩnh vực thực hiện nghiên cứu: trang phục truyền thống 6. Phương pháp nghiên cứu

Để có được tư liệu phục vụ cho viết tiểu luận, người viết đã sử dụng các phương pháp thu thập thơng tin . Trong đó phương pháp phân tích tư liệu ,khảo sát,quan sát là chủ đạo, điều tra là phương pháp bổ trợ và còn có các phương pháp khác... Đồng thời kết hợp các phương pháp xử lí thơng tin: định lượng, định tính,..

7. Kết cấu của đề tài

Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương, cụ thể:

Chương 1: Khái quát về kinh tế - xã hội người Thái ở Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

Chương 2: Trang phục truyền thống và cách chế tác của người Thái ở Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

Chương 3: Những vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của người Thái Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh n Bái

(Cơng trình nghiên cứu gồm …. trang, … bảng, …. hình và …. biểu đồ cùng …… phụ lục.)

<b>Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI NGƯỜI THÁI Ở THỊ XÃ NGHĨA LỘ, HUYỆN VĂN CHẤN, YÊN BÁI</b>

<b>1.1. Các khái niệm liên quan</b>

-Bảo tồn : Bảo tồn tức là các hành động nhằm bảo vệ, giữ gìn, bảo lưu lại sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng, gìn giữ chúng để tồn tại cùng với thời gian. Bảo tồn các sự vật, hiện tượng là lưu giữ, không làm cho chúng bị mai một, bị thay đổi và biến dạng.

-Phát huy :Theo Từ điển Tiếng Việt, phát huy là "làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm”[1, tr.768 ] . Phát huy là hành động nhằm đưa văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như nguồn nội lực, các tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể hiện mục tiêu của văn hóa đối với phát triển xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

-Trang phục : Trang phục là những từ dùng để chỉ những đồ mặc lên người như quần, áo, váy hay để đội như mũ, nón, khăn và để đi như giày, dép, ủng,… Ngoài ra, Trang phục cịn có thể thêm các phụ kiện khác để tơ điểm cho bộ trang phục của mình như: thắt lưng, gang tay, đồ trang sức,…

-Truyền thống: Truyền thống được hiểu là sự trao truyền của thế hệ trước cho thế hệ sau những hiện tượng văn hoá-xã hội, tư tưởng tình cảm, tập qn, thói quen, phong tục, lối sống, cách ứng xử,… bằng hình thức truyền miệng và qua các thực hành văn hoá. Một mặt nó giữ được nội dung, hình thức của thế hệ đi trước, mặt khác nó biến đổi cho phù hợp với thời đương đại. vì vậy khi điều kiện lịch sử thay đổi, truyền thống cũng có những chuyển biến nhất định chứ không phải là bất biến.

những giá trị văn hóa, nghệ thuật và lịch sử liên quan đến trang phục truyền thống của một dân tộc hoặc cộng đồng.

<b>1.2.Lịch sử hình thành và phát triển thị xã Nghĩa Lộ</b>

Năm 1963, thị trấn Nghĩa Lộ trực thuộc tỉnh Nghĩa Lộ. Thị xã Nghĩa Lộ được thành lập vào ngày 8 tháng 10 năm 1971 theo Quyết định số 190-CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở thị trấn Nghĩa Lộ và một số bản của 3 xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc của huyện Văn Chấn. Thị xã Nghĩa Lộ khi ấy là tỉnh lỵ tỉnh Nghĩa Lộ.

<b>1.3. Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội thị xã Nghĩa Lộ</b>

1.3.1. Đặc điểm tự nhiên

Nghĩa Lộ nằm trong vùng đất cổ thuộc cấu tạo địa chất Indonixit với hệ thống kiến tạo mảng đặc trưng của vùng Tây Bắc Việt Nam. Nghĩa Lộ nằm ở trung tâm vùng lòng chảo Mường Lị rộng lớn, thị xã có địa hình tương đối bằng phẳng, theo hướng nghiêng từ Tây sang Đông, từ Nam lên Bắc, độ cao trung bình 250m so với mặt biển, xung quanh là những dãy núi cao bao bọc.Nguồn tài nguyên đất của thị xã Nghĩa Lộ mang đặc trung địa hình bồn địa, được kiến tạo bồi đắp bằng vật liệu rửa trôi. Với tầng mùn tương đối, tầng dày phong hóa lớn, độ dốc nhỏ đã tạo nên một vùng trọng điểm cây lương thực mà chủ yếu là cây lúa của tỉnh.

Trên một diện tích hẹp, song chế độ thủy văn ở đây khá phong phú. Bao quanh là Ngòi Thia, Ngịi Nung, Suối Đơi, suối Nậm Tộc. Trong đó, Ngòi Thia là nguồn phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Hồng, được bắt nguồn từ vùng núi Trạm Tấu với chiều dài 165km. Cùng với tài nguyên nước ngầm, hệ thống ngòi suối là nơi cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt.

1.3.2. Đặc điểm xã hội

Xã Nghĩa Lộ, Yên Bái có dân cư chủ yếu là người dân tộc Thái, Mông và Kinh. Nền kinh tế chủ yếu của họ dựa vào nông nghiệp, sản xuất chủ yếu là lúa, cây lúa gạo và chăn nuôi. Đời sống Văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc Thái vơ cùng phong phú, được bảo tồn và phát huy qua các nghi lễ, tục ngữ, truyền thống dân tộc. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục và y tế đang dần được cải thiện nhưng vẫn còn đòi hỏi sự đầu tư và phát triển. Các vấn đề xã hội như giáo dục, sức khỏe, phát triển kinh tế vẫn đang được chính quyền và cộng đồng địa phương quan tâm và phát triển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>1.4. Khái quát về người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ</b>

1.4.1. Tên gọi, dân số và sự phân bố

Tên gọi: Yên Bái, tên người Thái được dùng chính thức và phổ biến. Người Thái cịn tự gọi mình là “Táy”, “ Táy Khao” là Thái Trắng, “Táy Đăm” là Thái Đen. Để phân biệt “Táy Khao” và “Táy Đăm” chủ yếu dựa trên trang phục của phụ nữ và các đặc điểm về văn hoá truyền thống. Áo cỏm người Thái trắng thường may bằng vải bông màu trắng, cổ xẻ chạy xuống theo hình chữ V. Còn áo cỏm người Thái đen may bằng vải chàm đen, cổ áo đứng 3 phân ơm khít lấy cổ

Dân số người Thái ở nghĩa lộ: 15.161 người

Cộng đồng người Thái sống tập trung thành bản mường ở các thung lũng lịng chảo, khơng cách xa nhau, thích nghi với sở trường trồng lúa nước, trồng bông, dệt vải thổ cẩm.

1.4.2. Nguồn gốc lịch sử

Người Thái ở Nghĩa Lộ, Yên Bái có nguồn gốc lịch sử phong phú và đa dạng. Họ là một trong những dân tộc bản địa có mặt ở vùng này từ lâu đời, được cho là di cư từ các vùng đất phía nam Trung Quốc vào thế kỷ thứ 10 và 11. Trước đây, họ đã sống và phát triển trong môi trường núi rừng phong phú của vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Người Thái ở Nghĩa Lộ duy trì nền văn hóa phong phú và đa dạng, với các nghi lễ, tập tục, truyền thống và văn hóa dân gian đặc trưng. Họ thường sống chung với tổ tiên trong các nhà cổ truyền thống và duy trì các phong tục, nghi lễ như cúng tế, lễ hội, và các trò chơi dân gian. Các di tích, địa danh và các truyền thống văn hóa của người Thái ở Nghĩa Lộ thường mang đậm dấu ấn của quá trình di cư và sự phát triển của họ trong vùng đất mới.

1.4.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Kinh tế truyền thống của người Thái Nghĩa Lộ là nền kinh tế trồng trọt và chăn nuôi. (Người Thái đen nơi đây nổi tiếng với các kỹ thuật canh tác như các phương pháp "dẫn thuỷ nhập điền" bằng hệ thống mương - phai - lái - lín, mà trong đó chiếc cọn nước là một phát minh lớn của đồng bào trong việc lợi dụng chính sức nước để đưa nước từ thấp lên cao, bằng phương pháp "Hỏa - Canh - Thủy - Nậu" (đốt rơm rạ cày bừa sản xuất nông nghiệp”. Cùng với trồng trọt thì chăn ni cũng được phát triển rất mạnh tại đây, như trâu, bò, dê, ngựa… Cịn phát triển nhiều nghề thủ cơng truyền thống (nghề dệt thổ cẩm, thêu may quần áo thổ cẩm, chăn đệm, gối bông lau và các đồ dùng gia dụng khác )trước hết để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình sau đó dùng để trao đổi hàng hóa với các dân tộc khác. Các nghề thủ công truyền thống khác như đan lát, rèn đúc, mộc cũng được phát triển nhanh, các sản phẩm của đồng bào tự làm ra có giá trị khá cao cả về thẩm mỹ, văn hóa và giá trị sử dụng.

Xã hội: Gia đình người Thái thường có 3 đến 4 thế hệ chung sống đầm ấm, ngày nay mỗi gia đình thường có từ 1 đến 3 thế hệ, các gia đình lớn “tứ đại” khơng cịn thấy xuất hiện nhiều trong các bản làng người Thái ở n Bái. Gia đình người Thái có tính bền chặt cao, vợ chồng sống chung thủy, ít mâu thuẫn bởi các giá trị trong truyền thống gia đình được quy định và điều chỉnh bằng những luật tục hết sức chặt chẽ.Thiếu

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

nữ Thái đen khi chưa lấy chồng thì búi tóc ngả về phía sau, khi đã xây dựng gia đình thì tóc được búi thẳng đứng, gọi là tằng cẩu.

<b>Tiểu kết chương 1</b>

<b>Chương 2: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH CHẾ TÁC CỦA NGƯỜI THÁI Ở THỊ XÃ NGHĨA LỘ, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI</b>

<b>2.1. Quy trình tạo ra bộ trang phục</b>

2.1.1. Chọn đất trồng bông

Để tiến hành trồng bông, đầu tiên người ta phải chọn đất trồng bông. Loại đất này phải tốt tơi xốp, dễ thấm nước và dễ thoát nước ở các bãi bằng phẳng ven suối hoặc sườn đồi thấp. Thường các khoảng đất ấy không lớn lắm nên bông không được thành từng vùng tập trung cho cả bản mà mỗi nhà có một mảnh đất riêng để trồng bơng với hàng rào chắn trâu bị rất cơng phu và chắc chắn. Giống bông đồng bào chọn là giống bông cỏ - cây bông tên khoa học là gosypium. Loại bơng này có ưu điểm là bơng ngắn nên thu hoạch rất dễ dàng, cây chịu được nắng, hạn hán khoẻ mạnh mọc lấn át cỏ dại, khi bơng chín quả bơng thường gục xuống, vỏ quả tạo thành chiếc nón che mưa cho sợi bên trong nên bơng cịn có thể chịu được cả mưa. Tuy nhiên bơng có nhược điểm là q bé, sợi ngắn năng suất thấp. Sau khoảng thời gian chọn đất phát nương, dọn cỏ để đất có điều kiện tơi xốp thì để đến tháng 1, tháng 2 âm lịch gieo hạt bơng. Trong suốt q trình tạo ra trang phục có ba lần người đàn ơng trực tiếp tham gia vào công việc là chọc lỗ tra hạt, làm hàng rào nương bông và tạo công cụ dệt vải. Có lẽ đây là cơng việc cần đến cơ bắp nhiều hơn nên người đàn ông đảm nhiệm. Một hình ảnh rất đẹp ở vùng núi rừng n bình hẻo lánh là hình ảnh có đơi trai gái yêu nhau hay đôi vợ chồng lúi húi như đôi chim gáy trên nương, chồng đi trước dùng gậy chọc lỗ vợ đi sau tra hạt vào lỗ. Chọn ngày lành tháng tốt đúng khi tiết trời mát mẻ có khi cả gia đình cùng đi gieo hạt cho xong trong ngày đó. Mỗi lỗ người ta tra ba đến bốn hạt. Bông mọc đều cả thì khơng cần tỉa. Sau 1 tháng thì tiến hành nhổ cỏ , chặt những bụi cây còn sót khi đốt rẫy . Đến tháng 2 tháng 3 khí hậu mát mẻ, mưa phùn lất phất làm đất ln có độ ẩm cần thiết cho cây bơng nảy mầm và sinh trưởng . Sau hơn ba tháng thì bơng thu hoạch được . Đó cũng là lúc cái nắng gay gắt đổ xuống , đồng bào tranh thủ thu hoạch bông để tránh mưa . Công việc thu hoạch là của phụ nữ và những em gái lớn hơn 10 tuổi . Các em được theo mẹ lên nương làm quen với công việc gieo trồng bón bơng. Phụ nữ thì gùi lớn , các em gái thì gùi bé , mùa thu hoạch bông thắng lợi là một niềm vui của cả gia đình , cả bản

2.1.2. Chế biến bơng

Bơng được hái về phơi nắng và phơi sương . Cứ sau một lần phơi sương thì phải phơi nắng cho tới khi bông nở hết , trắng xốp . Sau đó bơng được cất trữ nơi khơ ráo khi cần thì đưa ra dùng .Từ bơng qua các cơng đoạn chọn , nhặt , cán , bật , quấn bông , xe sợi , dệt … tạo ra sản phẩm mặc hàng ngày .Trước khi dệt bông người ta lưa riêng từng loại với chất lương khác nhau , loại tốt là bông trắng xốp , phụ nữ Thái dùng để cán bông để tách hạt ra khỏi bông , hạt được cất giữ cho mùa vụ sau .Sau khi cán bông được bật cho tơi xốp gọi là tháp phải cần bật bông rất đơn giản gồm cái cần làm bằng tre và dậy cung. Khi bật người ta rải bông ra một cái

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

lóng, dùng cần bật cho dây bắn vào bơng . Thái có quan niệm phải bật vào ban đêm thì bơng mới “chín” nên khi màn đêm buông xuống quanh bếp lửa nhà sàn thường rộ lên tiếng bật bông nghe đùng đục và từ lâu đã trở thành âm thanh quen thuộc của bản làng người Thái.

2.1.3. Công cụ - kỹ thuật cắt, may, thêu

Công cụ: Dao kéo, kim khâu dùng trong gia đình cũng như giành riêng để cắt may thì thường người Thái khơng tự rèn đúc để dùng được. Họ phải xuống chợ hoặc thợ rèn người Kinh lên làm. Rất ít người Thái làm nghề dao kéo và sản phẩm cũng không cao lắm.

Kỹ thuật cắt, may, thêu: Phần lớn cách cắt may, kỹ thuật cắt may lại giống nhau nên việc cắt may một bộ phận quần áo không phức tạp lắm. Tuy nhiên quần áo của người Thái hầu hết là loại may vừa hoặc bó người , ống tay hẹp nên việc cắt may lượn nách , lượn cổ …. cần phải bảo đảm sự chính xác, chuẩn mực , khéo léo để mặc sao cho vừa vặn , khơng bị dúm dó hoặc cử động khơng thoải mái . Hơn nữa may vá đều bằng tay, vải dệt thủ công lại dày, nên phải tuỳ từng phần, từng vị trí trên y phục mà dùng phương pháp may đột hay may lược, may vắt để các chỗ ghép các mảnh vải hay sườn cổ mềm mại , không lộ lại phải bền . Mặc dù vậy việc cắt may trong gia đình đều được cắt may theo kinh nghiệm của các bà , các mẹ chuyền lại cho các cô gái chứ khơng phải có người dạy , các cơ gái phải tự học cách may , các cô được lấy một bộ quần áo chuẩn mực ươm lên mảnh vải rồi cắt theo mẫu sau đó khâu theo mẫu , dần dần sau khi quen thì khơng cần mẫu nữa . Cắt may khăn váy thì đơn giản hơn . Vì khăn lag mảnh vải ( to nhỏ tuỳ thuộc vào lứa tuổi ) hình chữ nhật và vải chỉ là hình chữ nhật lớn . Khi may váy cần đến kĩ thuật vén gấu , can cạp váy vào chân váy sao cho đường khâu mềm mại không lộ liễu và bền đẹp . Kỹ thuật và phương pháp thêu cũng là điều rất đáng nói . Khi ngồi thêu là những lúc rảnh rỗi bên bếp lửa hay đi chăn trâu , các cơ gái ngồi xếp chân trịn nâng khăn hoặc váy trên tay , khác với cách thêu thông thường là các cô gái không cần để vải trên khung thêu và thêu ở mặt trái , hoa văn ở đây khiến người ta ngạc nhiên . Các cơ có thể thêm bớt hoặc thay đổi sắc màu hoặc một vài đường nét cho phù hợp với ý thích của mình nhưng vẫn giữ lại được những nét cơ bản . Cách thêu truyền thống như thế đã bảo lưu , giữ gìn được những đặc trưng vốn có của người Thái , đồng thời các đặc trưng đó khơng ngừng được bổ sung để ngày càng độc đáo hồn thiện hơn

2.1.4. Vai trị của người phụ nữ trong sản xuất trang phục

Người Thái có câu “ gái dệt vải , trai đan chài” ( nhính lệt phai, chai xàn he) sự phân công lao động đấy đã biểu hiện khi trồng bông , trồng chàm , trồng dâu nuôi tằm . Qua đời này đến đời khác đã nâng cao tay nghề và trở thành điều không thể thiếu đối với phụ nữ Thái . Công việc này cần đến đôi bàn tay khéo léo mềm mại và đức tính chịu khó của người phụ nữ hơn là đàn ông . Hơn nữa dệt vải thêu thùa không chỉ là công việc làm ra vải cho chồng con , bố mẹ mà còn là nhu cầu tạo ra trang phục đẹp phục vụ cho nhu cầu của người phụ nữ . Ở đây sản phẩm được phục vụ trực tiếp cho mọi người trong gia đình . “Vải mặc đến đâu thì dệt may đến đó , cịn lại vải được giành như một thứ của cải , lúa gạo là nhà nào cũng phải có , phụ nữ nào cũng biết làm .” [6] Do tính chất thủ cơng trì trệ dựa trên sự phân cơng lao động theo thời gian

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

một cách tự nhiên nên nó khơng đủ sức cho nghề dệt ở đây tách thành một nghề riêng , sản phẩm vải được đưa ra trao đổi . Với quy trình dệt đã làm thoả mãn nhu cầu nên công cụ vẫn thô sơ . Nếu như người đàn ông và đàn bà Thái cùng chung sức làm ra cái ăn thì riêng cái mặc người đứng ra đảm nhiệm là người phụ nữ .

<b>2.2. Trang phục truyền thống</b>

2.2.1. Trang phục phụ nữ

2.2.1.1 Trang phục phụ nữ Thái Đen

Trang phục người phụ nữ Thái còn bảo lưu và thể hiện rõ nét bản sắc văn hoá dân tộc. Đặc biệt là người Phụ nữ Thái Đen họ ưa thích làm duyên và có trang phục khá độc đáo, nhìn chung sẽ có áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn) và khăn trùm đầu (piêu),…

Áo ngắn thì là chiếc áo cóm có thể V khá thấp, phần cổ áo và cổ tay sẽ có viên khá tinh tế, tạo dáng cổ trịn ơm tự nhiên vào cơ thể. Nẹp áo thường được đơn những hàng cúc, hình com bướm, ong, ve với màu sẫm cực kỳ nổi bật. Cúc áo gái thái thể hiện ý nghĩa sinh linh khá độc đáo, con người có trai có gái thì cúc có có đực có cái. Phụ nữ đã có chồng thì hàng cúc sẽ là số chăn, cịn đang con gái thì là cúc lẻ, thường là 11, 13,… Ở phần nách áo sẽ có một miếng vải được cắt nối một miếng vải nhỏ để ôm phần ngực, tạo nên đường cong mỹ miều cho các cô gái. Bởi vậy nên loại áo phụ nữ này rất khó may cắt, sao cho vừa bó sát người vừa làm cho người mặc cử động thoải mái.

“ Lúc đi ngủ hay đi tắm thì người phụ nữ Thái mặc một chiếc áo ngắn chui đầu, gọi là “ xửa xổm lôm”-áo che ngực. Và người Thái ở Văn Chấn còn mặc những chiếc áo này vào dịp tắm tiên- nét đẹp trong văn hoá người Thái Tây Bắc. Loại áo này được may cắt rất đơn giản: miếng vải hình chữ thập gấp đơi lại khoét một lỗ tròn làm cổ ở giữa mép vải gấp. Hai bên sườn để hở, không khâu, khi mặc chui đầu qua lỗ cổ áo.” [2,tr.113]

“ Ngồi áo ngắn tay thì những người phụ nữ Thái còn mặc hai loại áo dài là xửa chái và xửa luổng.” [ 2,tr.113] may bằng vải chàm đen, kiểu áo 5 thân, cài cúc phía bên tay trái, cổ đứng, gấu áo phủ quá đầu gối, giống với áo dài 5 thân của người Kinh. Đàn ông Thái Đen cũng mặv loại áo có thể đây là loại áo người Thái Đen tiếp thu từ người Kinh. Đó là loại xửa chái cịn xửa luống (áo lớn) thì là áo khốc ngồ, may dài rộng, chui đầu có tay hoặc là khơng có tay. Ở người Thái Đen, loại áo này may bằng vải chàm, có màu đỏ, xanh, trắng ở cổ, ngực và gấu áo. Phụ nữ Thái may áo này một là dành cho bản thân, một là để biếu cho mẹ chồng khi mới về làm dâu.

Áo sẽ được mặc cùng với váy, váy được nhuộm chàm, làm bằng vải nhưng hoặc sa- tanh. Chiều dài của váy thường tùy thuộc vào chiều cao nhưng đa phần sẽ mặc đến mắt cá chân. Phần cạp váy thường sẽ có màu nhạt hơn thân váy hoặc các màu sáng, có thể là vải kẻ thổ cẩm hay được thêu thùa, phần mép dưới váy cũng được làm bằng viền thổ cẩm hết sức tinh tế. Mỗi chiếc váy đều có lớp lót bên trong và váy chàm bên ngồi để tạo nên sự kín đáo và giúp đứng dáng hơn. Khi mặc, váy quấn chặt lấy thắt lưng, đoạn thừa gấp nếp ra phía trước như thói quen từ người phụ nữ Thái Mộc Châu người lên phía bắc, con thói quen xếp phần thừa váy sang bên lườn của người phụ nữ Thái sinh sống ở phía Nam. Thường khi ở nhà hay với các cụ già thì ưa mặc váy vén lên cao

</div>

×