Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.66 KB, 24 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO</b>
<b> TIỂU LUẬN CUỐI KỲ</b> Sinh viên thực hiện:
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Điểm:………… KÝ TÊN
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>1.2 . Khái niệm về tôn giáo...6</b>
<b>1.2 . Bản chất của tôn giáo...6</b>
<b>1.3 . Nguồn gốc của tôn giáo...6</b>
<b>1.4 . Tính chât của tơn giáo...7</b>
<b>CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...9</b>
<b>2.1 . Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam...9</b>
<b>2.2 . Định hướng giải quyết về tôn giáo ở Việt Nam...10</b>
<b>CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...13</b>
<b>3.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước về vấn đề </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>A.MỞ ĐẦU</b>
<b>1.Lí do chọn đề tài.</b>
Trong đời sống tinh thần của con người tơn giáo ln đóng một vai trị nhất định cùng với tiến trình phát triển của lịch sử lồi người, tôn giáo ra đời và trở thành một hiện tượng xã hội. Có nhiều tơn giáo khác nhau trên thế giới nhưng nhìn chung mọi tơn giáo đều hướng tới con người với những giá trị tốt đẹp. Chủ nghĩa cộng sản không phủ nhận tuyệt đối tôn giáo mà dung hịa tơn giáo trong đời sống, chính trị, xã hội để phát triển. Ở nước ta cũng vậy, tơn giáo đóng vai trị nhất định trong đời sống tinh thần. Nhìn chung mọi giáo lý của các tơn giáo đều chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Những chiết lý ấy giúp cho con người sống với nhau gần gũi hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân, cộng đồng, với sự phát triển chung của toàn xã hội. Tôn giáo là sự tự do tin ngưỡng của mỗi cơng dân. Vì vậy trong định hướng trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta ln coi trọng vai trị của các tơn giáo. Mặt khác ở Việt Nam trong lịch sử, tôn giáo đã bị lợi dụng để phục vụ cho mục đích chính trị, và ngày nay vẫn cịn tồn tại những kẻ lợi dụng tôn giáo để chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa của ta. Chính vì thế mà mỗi người dân cần xác định rõ tư tưởng tự do tín ngưỡng phải đi đơi với chấp hành pháp luật của Đảng và nhà nước. Đó cũng là lý do chúng em quyết định chon đề tài “ Vấn đề tơn giáo trong tiến trình xây dựng xã hội chủ nghỉa ở Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu, để trước hết mỗi thành viên trong nhóm sẽ có những hiểu biêt nhất định về các tơn giáo ở Việt Nam. Đồng thời xác định rõ cách nhìn nhận , lựa chọn tín ngưỡng góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.
<b>2.Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu2.1.Mục đích nghiên cứu</b>
Tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội ra đời và biến đổi theo sự biến động của
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">hoàn cảnh lịch sử xã hội. Cũng từ đó, chúng ta cịn biết một cách khái qt rằng, tơn giáo cịn tồn tại trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy, trong q trình xây dựng đó, tơn giáo còn tồn tại là do những nguyên nhân cụ thể gì? Mặt khác, ở nước ta hiện nay tơn giáo đang có xu hướng phát triển, trước tình hình đó, để góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, cần phải thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đề tơn giáo như thế nào? Trên đây chính là nhữn mục đích mà nhóm chúng em muốn hướng tới khi nghiên cứu đề tài: “ Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ’’
<b>2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu</b>
Nêu rõ thực trạng giải quyết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và đưa ra 1 số giải
pháp để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo hiện nay.
<b>2.3.Phạm vi nghiên cứu</b>
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết tôn giáo ở Việt Nam hiện
Đề tài nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hiểu về văn hóa và lịch sử của đất nước. Tơn giáo ở Việt Nam đã có mặt từ rất lâu đời và đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của đời sống người dân. Nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam cũng giúp chúng ta hiểu rõ
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">hơn về các giá trị tôn giáo và tâm linh của người Việt Nam, đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến tôn giáo như tự do tơn giáo, tơn giáo và chính trị, tơn giáo và văn hóa, tơn giáo và xã hội, và nhiều vấn đề khác. Đồng thời thấy được thức trạng và giải pháp ở Việt Nam đối với vấn đề tôn giáo thông qua những cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
D.phần tài liệu tham khảo Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Quan điểm chung về tốn giáo của chủ nghĩa mác – lenin
Chương 2: Tình hình giải quyết vấn đề tơn giáo ở việt nam hiện nay
Chương 3: Những giải pháp để giải quyết vấn đề tôn giáo ở việt nam hiện nay
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>B.NỘI DUNG</b>
<b>CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ TÔN GIÁO CỦA CHỦ NGHĨA MÁC</b>
<b>1.2 . Khái niệm về tơn giáo</b>
Tơn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hố, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên siêu , việt hoặc tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự đồng thuận học thuật về những gì chính xác cấu thành một tơn giáo.
<b>1.2 . Bản chất của tôn giáo</b>
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó, xét về mặt bản chất, tơn giáo là một hiện tượng xã hội phản ảnh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã hội.
Theo C. Mac; "Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tìm của thế giới khơng có trái tim. Tơn giáo là thuốc phiện của nhân dân ",
Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa dựng một số nhân tố giá trị văn hóa, phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội. Về phương diện thế giới quan thì thế giới quan duy vật mácxít và thế giới quan tơn giáo là đối lập nhau. Tuy vậy, những người cộng sản có lập trường mácxít khơng bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">giáo hợp pháp của nhân dân. Ngược lại, chủ nghĩa Mác – Lênin và những người cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ln tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tin ngưỡng của nhân dân.
<b>1.3 . Nguồn gốc của tôn giáo</b>
*Nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém con người cảm thấy yếu đuổi và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy, họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức mạnh đó. Từ đó, họ xây dựng nên những biểu tượng tôn giáo để thờ cúng
Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thể lực giai cấp thống trị. Họ khơng giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác, v.v... tất cả họ quy về số phận và định mệnh. Từ đó, họ đã thần thánh hóa một số người thành những thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tơn giáo.
Như vậy, sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp bức về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.
*Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân mình cịn có giới hạn. Mặt khác, trong tự nhiên và xã hội có nhiều điều khoa học chưa khám phá và giải thích được nên con người lại tìm đến với tơn giáo.
Sự nhận thức của con người có khi xa rời hiện thực, thiếu khách quan dễ rơi vào ảo tưởng, thần thánh hóa đối tượng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">*Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo
Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội mà dẫn đến việc sinh ra tôn giáo. Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm “sự sợ hãi sinh ra tôn giáo”. V.I. Lênin cũng cho rằng, sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản..., sự phá sản “đột ngột” “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm họ bị diệt vong..., dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tơn giáo hiện đại.
Ngay cả những tâm lý tích cực như lịng biết ơn, sự kính trọng cũng có khi được thể hiện qua tơn giáo.
<b>1.4 . Tính chất của tơn giáo</b>
*Tính lịch sử của Tơn giáo:
Con người sáng tạo ra tơn giáo. Mặc dù nó cịn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử. Tôn giáo không phải xuất hiện cùng một lúc với con người. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới mức độ nhất định. Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng giai đoạn của lịch sử, tơn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Thời đại thay đổi, tơn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo. Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ được bản thân mình và xây dựng được niềm tin cho mỗi con người thì tơn giáo sẽ khơng cịn.
*Tính quần chúng của tơn giáo:
Tơn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Hiện nay số lượng tín đồ của các tơn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới (khoảng 1/3 đến 1/2 dân số thế giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo). Tuy tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư ảo, song nó phản ánh khát vọng của những con người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái… Bởi vì, tơn giáo
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">thường có tính nhân văn, nhân đạo, hướng thiện. Vì vậy, cịn nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của xã hội tin theo.
* Tính chính trị của tơn giáo:
Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình. Trong nội bộ các tơn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng mang tính chính trị. Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tơn giáo thường là một bộ phận của đấu tranh giai cấp. Ngày nay, tơn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp không chỉ ở quốc gia mà cịn cả phạm vi quốc tế. Đó là sự xuất hiện các tổ chức quốc tế của tôn giáo với thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt, trong đó có chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, cần nhận thức rõ: đa số quần chúng đến với tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần; Song trên thực tế đã và đang bị các thế lực chính trị – xã hội lợi dụng để thực hiện mục đích ngồi tôn giáo của họ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><b>CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TƠN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY</b>
<b>2.1 . Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam.</b>
* Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia có nhiều tơn giáo
+Nước ta hiện nay có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo đã được công nhận và cấp đăng kí hoạt động (khoảng 57.000 chức sắc, 157.000 chức việc và hơn 29.000 cơ sở thờ tự)
+ Hình thức tồn tại: (của tơn giáo gồm)
Du nhập: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo
Nội sinh: Cao Đài, Hoà Hảo *Thứ hai, tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hồ bình và khơng có xung đột, chiến tranh tôn giáo
+ Các tôn giáo ở Việt Nam có sự đa dạng về nguồn gốc và truyền thống lịch sử Vd: Tôn giáo Việt Nam có nguồn gốc từ phương Đơng: Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo. Từ phương Tây có Thiên Chúa giáo
+ Tín đồ các tơn giáo khác nhau chung sống hồ bình trên một địa bàn, có sự tơn trọng lẫn nhau và chưa từng xảy ra xung đột. (Thực tế, một số tôn giáo du nhập vào Việt Nam có mang dấu ấn và chịu ảnh hưởng của bản sắc văn hóa Việt Nam).
*Thứ ba, tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lịng u nước, tinh thần dân tộc.
+ (Tín đồ các tơn giáo Việt Nam có thành phần đa dạng, chủ yếu là người lao động. Họ đều) có tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, tôn trọng công lý, đi theo Đảng, cách mạng, hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc + Cùng tầng lớp nhân dân làm nên thắng lợi to lớn,
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">vẻ vang trong các giai đoạn lịch sử, có ước vọng sống “ tốt trời, đẹp đạo”.
*Thứ tư, hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trị, vị trí quan trọng trong giáo hội, có uy tín, ảnh hưởng với tín đồ.
+Chức sắc tơn giáo là: tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo
+Chức năng: Truyền bá, Quản lý tổ chức, duy trì, củng cố và phát triển, Cầu nối Giáo hội các tôn giáo với tín đồ
*Thứ năm, các tơn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tơn giáo ở nước ngồi
+ Ở nước ta, không chỉ tôn giáo ngoại nhập mà tơn giáo ngoại sinh đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài (Hiện nay, nhà nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới => đây là Điều kiện gián tiếp để củng cố phát sinh mối quan hệ giữa tôn giáo ở Việt Nam và trên toàn thế giới)
+ Quan hệ quốc tế của các tôn giáo rất đạ dạng (hoạt động thuần túy theo giáo lý, giáo luận; các hội nghị, hội thảo khóa đào tạo tơn giáo ở nước ngồi, ...). Giao lưu quốc tế với các tôn giáo là nhu cầu tất yếu (là một tập quán và thông lệ quốc tế ngày càng được tăng cường mở rộng)
<b>2.2 . Định hướng giải quyết về tôn giáo ở Việt Nam.</b>
Một là, tiếp tục phát huy vai trò tham mưu với Đảng, Nhà nước trong công tác xây dựng và hồn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo. Cần chủ động rà sốt, tham mưu giúp Chính phủ bổ sung, hồn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo theo hướng thể chế hóa đầy đủ quan điểm của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo; đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa pháp luật trong nước và các điều
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">ước quốc tế mà Việt Nam tham gia để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo. Trước mắt, cần sớm tham mưu giúp Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tơn giáo… Tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung một số quy định trong các luật chuyên ngành liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo (theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội) nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo; đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thúc đẩy các tổ chức tơn giáo có thế mạnh, tiềm năng tham gia, tổ chức các hoạt động xã hội, đóng góp nguồn lực cho xây dựng và phát triển đất nước.Tham gia tích cực, hiệu quả thực hiện Đề án hoàn thiện pháp luật ngành Nội vụ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tiếp tục tham mưu hồn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Hai là, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo. Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng đã được thể hiện trong Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về cơng tác tôn giáo; Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Triển khai Chương trình hành động của Bộ Nội vụ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo.Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Tín ngưỡng, tơn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tơn giáo; các luật chuyên ngành liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">bộ, công chức, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tơn giáo và người dân trong giai đoạn mới. Ba là, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận; chủ động giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo chính đáng của các tín đồ; kịp thời nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của các tơn giáo, quần chúng tơn giáo và có phương hướng giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh; chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết tồn dân tộc, đồn kết tơn giáo. Xem xét cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo cho các tổ chức đủ điều kiện. Hướng dẫn các tổ chức tôn giáo tổ chức tốt các hội nghị thường niên, đại hội nhiệm kỳ; bầu, chọn nhân sự lãnh đạo giáo hội có đạo hạnh, có trình độ, khả năng lãnh đạo, tinh thần đối thoại, hợp tác và ý thức chấp hành pháp luật; thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các cơ sở tôn giáo. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài ở Việt Nam. Quan tâm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, trong đó có quần chúng tơn giáo. Vận động, đồn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và huy động các nguồn lực của tôn giáo cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bốn là, tăng cường công tác đối ngoại tôn giáo, thúc đẩy hoạt động hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới về vấn đề tôn giáo. Tham gia các diễn đàn về tôn giáo quốc tế và khu vực; chủ động thông tin, tuyên truyền về tình hình, chính sách tơn giáo,
</div>