Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận môn kĩ năng phát triển nghề nghiệp đề tài giải pháp di dời các trường đại học ra khỏi nội thành hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.16 KB, 22 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ</b>

<b>TIỂU LUẬN</b>

<b>Môn: Kĩ năng phát triển nghề nghiệp</b>

<i><b>Đề tài: Giải pháp di dời các trường đại học ra khỏi nội thành Hà Nội</b></i>

<b> Nhóm 1 – Anh 07</b>

<b> Lớp tín chỉ: KDO441(HK1-2324)K62.3</b>

<b> Giáo viên hướng dẫn: PGS, TS Phạm Thu Hương </b>

Danh sách sinh viên

HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

LỜI MỞ ĐẦU...2

I.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ...4

1. Thực trạng của các trường đại học ở nội thành Hà Nội hiện nay...4

2. Nguyên nhân của việc chậm trễ di dời đại học ra khỏi nội đô...10

II. GIẢI PHÁP DI DỜI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC RA KHỎI NỘI

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Trong những năm gần đây, vấn đề về việc di dời các trường đại học ra khỏi ngoại thành Hà Nội đã trở thành một chủ đề đáng quan tâm và gây tranh cãi trong cộng đồng. Với sự gia tăng về quy mô dân số và tăng trưởng kinh tế, việc định hình lại cơ cấu giáo dục và xây dựng một môi trường học tập thuận lợi là một vấn đề cấp bách.

Trong bài tiểu luận này, chúng tơi nhằm trình bày và phân tích giải pháp di dời các trường đại học ra khỏi ngoại thành Hà Nội, với mục tiêu tạo ra một hệ thống giáo dục hiệu quả và phù hợp với nhu cầu phát triển đô thị hiện đại. Bài tiểu luận sẽ được cấu trúc thành các phần chính nhằm trình bày các luận điểm cơ bản về việc di dời các trường đại học.

Phần đầu tiên của bài tiểu luận sẽ giới thiệu về tình hình hiện tại của các trường đại học ngoại thành Hà Nội, nêu bật những thách thức và hạn chế mà họ đang đối mặt. Chúng tơi sẽ phân tích những vấn đề như quá tải học sinh, thiếu hạ tầng đáp ứng nhu cầu giáo dục và khó khăn trong việc thu hút giảng viên và sinh viên.

Phần thứ hai sẽ tập trung vào việc đề xuất giải pháp di dời các trường đại học ra khỏi ngoại thành Hà Nội. Chúng tơi sẽ trình bày những lợi ích mà việc thực hiện giải pháp này có thể mang lại, bao gồm giảm áp lực về giao thông, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục và tạo ra môi trường học tập tốt hơn cho sinh viên.

Phần cuối cùng của bài tiểu luận sẽ đề cập đến những thách thức và khó khăn có thể phát sinh trong q trình di dời các trường đại học. Chúng tôi sẽ xem xét các yếu tố như nguồn vốn đầu tư, quản lý chất lượng giáo dục và ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương. Ngồi ra, chúng tơi cũng sẽ đề xuất những biện pháp khả thi để vượt qua những thách thức này và đảm bảo thành cơng của q trình di dời.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Cuối cùng, bài tiểu luận sẽ kết luận với một tổng kết về các điểm quan trọng đã được trình bày và đưa ra những khuyến nghị cho việc đi dời các trường đại học ra khỏi ngoại thành Hà Nội. Chúng tôi hy vọng rằng bài tiểu luận này sẽ góp phần vào việc thảo luận và tìm kiếm giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển bền vững của đô thị Hà Nội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>I.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ</b>

<b>1. Thực trạng của các trường đại học ở nội thành Hà Nội hiện nay</b>

Hà Nội là thủ đơ của nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước. Trong những năm qua, Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một thành phố hiện đại, năng động, hội nhập. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Hà Nội cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề đơ thị hóa q mức (Một trong những biểu hiện của đơ thị hóa q mức là việc tập trung quá nhiều trường đại học trong khu vực nội đô). Vấn đề này đã và vẫn đang là một “hạt sạn” tồn đọng trong lòng xã hội Việt Nam. Theo số liệu thống kê mới nhất, Hà Nội hiện có 96 trường Đại học, Cao Đẳng, chiếm 1/3 số trường trên cả nước. Trong đó, riêng 4 quận lõi trung tâm đã có 26 trường. Nhiều quận, huyện Quận Đống Đa là khu vực có nhiều nhất với 10 trường đại học và học viện. Trên trục đường Nguyễn Trãi-Trần Phú được nổi danh với câu “một cung đường gần 3km gánh 7 trường đại học lớn: Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Hà Nội, Học viện An Ninh, Học viện Bưu Chính Viễn Thơng,..”. Với điều này, mặc dù không phải giờ tan tầm nhưng lượng đối tượng tham gia giao thông rất lớn dẫn đến ách tắc giao thông trên cả một trục đường từ ngã tư sở đến đến nút giao vành đai 3. Đánh giá về lượng phương tiện trên đường tại Hà Nội hiện nay, Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải -TEDI cho rằng, trên nhiều tuyến đường, nút giao giao thông tại Hà Nội mật độ phương tiện lưu thông đã quá tải về mặt đường từ 3 - 4 lần, riêng các tuyến đường Lê Văn Lương và Phạm Hùng (tuyến đường gần với những trường Đại học lớn như Đại học Quốc Gia và Học viện Bưu Chính Viễn Thơng) giờ cao điểm đã vượt tới 22 lần so với thiết kế và đang tiếp tục tăng lên. Với lượng sinh viên tiếp tục tăng lên góp

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

phần làm tăng lượng phương tiện giao thông cá nhân tại Hà Nội tăng từ 18-20% mỗi năm.

Tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục - Đào tạo đưa ra là từ 55 đến 85m<small>2</small> đất/1 SV. Thế nhưng con số này ở nhiều trường nội đô chỉ là dưới 1m<small>2</small>. Ví dụ ĐH Luật Hà Nội: 0,7m<small>2</small>, ĐH Xây dựng: 0,8m<small>2</small> , ĐH Thương mại và ĐH Ngoại thương: 1m<small>2</small>.

Một ví dụ khác có thể kể đến như Đại học Mở Hà Nội nằm trên phố Nguyễn Hiền, quận Hai Bà Trưng. Thiếu đất, khuôn viên chật chội, trường công lập này phải thuê nhiều địa điểm bên ngoài để dạy học. Trường cũng khơng có đất để có ký túc xá như bao đại học khác. Chính điều này đã gây ra rất nhiều bất tiện cho sinh viên và cán bộ trong nhà trường. PGS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, trong quy hoạch Thủ đô lần này sẽ đưa ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựngcác yếu tố hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng về đời sống, văn hóa, giáo dục y tế. Như vậy khi hình thành một đơ thị, phải có các tiêu chuẩn về trường lớp, dịch vụ xã hội đảm bảo đi kèm. Tại nhiều mơ hình đơ thị trên thế giới, người dân khơng phải đi q 15 phút đã có thể tiếp cận được các dịch vụ xã hội. "Như vậy khơng thể nói một mơ hình quy hoạch hiện đại nào mà người dân khơng có chỗ để học tập".

Về vấn đề nhà ở cho sinh viên nói riêng và người dân nói trong những năm qua, với việc các trường đại học mỗi đợt tuyển sinh đều tăng lượng sinh viên đầu vào dẫn tới nhu cầu về nhà ở tăng cao. Để đáp ứng điều đó các cơ quan ban ngành đã đồng ý thực hiện một số dự án xây dựng chung cư mini với tối đa từ 5-6 tầng (khơng tính tầng trệt) để lại một số hậu quả vơ cùng nghiêm trọng. Dễ nhìn thấy nhất là mất mĩ quan đô thị đáng kể khi những toà nhà mọc san sát nhau và theo hướng “đâm” vào nhau, có

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

những con ngõ chỉ rộng có 5m nhưng có tới 4 tồ chung cư mini, việc này vừa gây mất mĩ quan và cũng cực nguy hiểm khi tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ vì những dây điện “chằng chịt chi chít”. Cũng trong năm nay Hà Nội đã chứng kiến gần 10 vụ cháy nổ ở chung cư mini với mức độ thiệt hại khác nhau nhưng đau thương nhất phải kể ra đó là vụ cháy ở phố Khương Hạ đã gây ra hệ quả vơ cùng hệ trọng. Đó là bài học quá lớn cho chúng ta về bài học không quy hoạch tốt vấn đề nhà ở cho nhân dân, cũng một phần là hệ quả của việc có quá nhiều trường đại học nằm ở nội đô.

Nhìn qua thực trạng trên, ta có thể thấy rõ sự cần thiết của việc lên kế hoạch cụ thể để có giảm bớt áp lực về sự quá tải trong hệ thống giáo dục cấp bậc đại học, cao đẳng đã gây ra cho cơ sở hạ tầng thành phố Hà Nội khiến cho tiện ích và cuộc sống của người dân thủ đô phần nào bị ảnh hưởng. Và để khắc phục cho điều đó, Chính phủ đã kết hợp Bộ và ban ngành địa phương đưa ra kế hoạch về việc di dời các trường đại học, cao đẳng ra ngoại thành.

Từ năm 2010 - 2011, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã đưa ra đề xuất: di dời 12 trường đại học, cao đẳng ra khỏi nội đô. Tuy nhiên, cho đến nay, đã 13 năm trơi qua, mới chỉ có Trường Đại học Y tế công cộng được di dời, 11 trường trong danh sách cịn lại vẫn ở ngun vị trí cũ. Dự án di dời các trường đại học, cao đẳng ra khỏi nội đơ Hà Nội vẫn chưa thể hồn thành. Trong khi đó, theo từng năm, quy mơ sinh viên của các trường ngày càng tăng.

Theo kế hoạch ban đầu của dự án, Bộ GD-ĐT đề xuất về đất đai để di dời các trường, Thành phố Hà Nội sẽ cần tối thiểu 3500 ha đất. Đặc biệt về tài chính, theo tính tốn của Bộ GD-ĐT để di dời các trường đại học, cao đẳng đối với Hà Nội cần khoảng 44.800 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ 400

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

triệu USD). Các nhà hoạch định của chính phủ đã chia kế hoạch thành 3 giai đoạn rõ ràng:

* Từ năm 2011-2015: Thí điểm di dời 5 trường đại học với kinh phí tính cả giải phóng mặt bằng là 600 triệu USD

* Từ năm 2015-2020: Di dời tiếp 10-15 trường đại học với kinh phí tính cả giải phóng mặt bằng là 1200 triệu USD

* Từ năm 2020-2030: Các trường còn lại

Về tiêu chí di dời, trong đó tiêu chí chung gồm:

*Tiêu chí vị trí, các trường đại học có vị trí nằm trong các khu vực nội thành Hà Nội được xem xét đánh giá về thực hiện việc di dời

*Tiêu chí đất đai: Trường khơng đáp ứng được tiêu chí sử dụng đất trên 25m<small>2</small>/ sinh viên (khơng kể diện tích cơng trình thể chất và kí túc xá); trên 45m<small>2</small>/ sinh viên (bao gồm cơng trình thể chất và kí túc xá)

*Tiêu chí cơ sở vật chất: Hạ tầng trong trường (điều kiện cơ sở vật chất) khơng đảm bảo diện tích các cơng trình về thể chất (sân thể thao, thư viện, cây xanh,..) theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc hạ tầng ngoài trường (xã hội và kỹ thuật) không đảm bảo hoặc gây ảnh hưởng đến sự quá tải của hạ tầng đô thị.

PGS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân từng phát biểu sau khi dự án của ĐHQG Hà Nội được hoàn thiện và đi vào sử dụng: “Chúng tơi mong muốn Hịa Lạc sẽ là một khu vực về đại học và khoa học công nghệ. Để làm được điều này, cần tạo ra hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện giữa Hòa Lạc và trung tâm thủ đô Hà Nội. Nhưng việc di dời cũng không có nghĩa là sẽ loại bỏ các trường đại học ở trung tâm, mà tiếp tục giữ lại những cơ sở cũ làm nơi đào tạo chất lượng cao, nơi nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, khởi tạo. Trong khi đó khu vực học tập chung của sinh viên sẽ được chuyển lên cơ sở thứ 2. Như vậy

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

vấn sẽ đảm bảo được sự kết nối giữa khu vực mới và khu vực cũ mang tính lịch sử, truyền thống của các trường”.

Sáng 24/11/2023, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn đề ra những phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới đồng thời có kế hoạch sẵn sàng chuẩn bị các nội dung để hướng tới Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 18. Trong đó, hội nghị đã xác định việc di dời các trường đại học, cao đẳng, các bệnh viện ra khỏi nội đô là một trong những giải pháp quan trọng để mở rộng không gian phát triển thủ đô trong những giai đoạn tới; các điểm đất sau di dời được sử dụng thành những thiết chế văn hóa dành cho nhân dân và một phần nào đó được giữ lại làm nơi trưng bày (như triển lãm) về lịch sử, văn hóa; tiếp tục thực hiện rà sốt quỹ đất khu vực Hòa Lạc và mở rộng rà sốt quỹ đất khu vực các huyện phía Tây thành phố để nghiên cứu một khu vực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, một chuỗi đô thị đại học và là vùng tri thức không chỉ của Thủđô mà của cả nước; tiếp tục hoàn thiện các tuyến đường hạ tầng kết nối khu vực Hòa Lạc và chuẩn bị tuyến đường sắt đô thị số 5, tuyến Văn Cao - Hòa Lạc.

Về dự toán năm 2024 của thành phố cao hơn 2% so với ước thực hiện năm 2023 và tăng 15,8% so với dự tốn 2023, trong đó, dự tốn thu nội địa tăng 16,9% so với dự toán 2023 và thu tiền sử dụng đất tăng 112% so với dự toán năm 2023 và tăng 146,4% so ước thực hiện năm 2023. Các đại biểu có ý kiến cho rằng với dự toán như trên, việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trong năm tới rất nhiều thách thức. Do vậy, thành phố cần có những giải pháp cụ thể, khả thi để đảm bảo nguồn thu ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Di dời các trường đại học ra khỏi nội thành đã trở thành một đề tài nóng được bàn luận trên các mặt báo, diễn đàn. Tại đây nhiều quan điểm đã được đưa ra điển hình như một bài báo với tiêu đề: “Trường đại học

<b>không thể tiếp tục bám đất vàng trung tâm” đã nêu lên</b>

quan điểm rằng:

"Di dời các trường đại học ra khỏi nội đô là nhiệm vụ quan trọng nhất, đáng lẽ phải được thực hiện nghiêm túc từ 10-15 năm trước. Năm nào cũng có hàng vạn sinh viên mới nhập học, cộng thêm các khóa học trước đó nữa, tất cả hầu như đều phải đi lại trên đường phố trung tâm, tạo áp lực rất lớn lên giao thơng. Trong khi đó, mơi trường học tập vốn không nhất thiết phải ở nội đô, cần không gian rộng rãi thoáng đãng để tập trung nghiên cứu, giảng dạy".

"Cần di dời gấp các cơ quan nhà nước, trường đại học, bệnh viện công ra khỏi nội đô. Đồng thời, quy hoạch di dời hai bên sông Hồng để phát triển khu đô thị, tạo cảnh quan phát triển du lịch. Trường học và bệnh viện công mới là nguyên nhân gây tắc nghẽn, quá tải vì số lượng bệnh nhân và sinh viên từ các tỉnh khác ùa về rất nhiều. Đồng thời, đây cũng cũng giảm chi phí cho nhiều người ngoại tỉnh đến khám và học như thuê nhà ở trọ, ăn uống... Bên cạnh đó, trường học và bệnh viện công mới dễ dàng di dời vì trên đất cơng. Ở đây, xin nhấn mạnh là phải di dời chứ không phải xây dựng thêm cơ sở ở xa".

Trên một podcast nhỏ của kênh VOV giao thông đã có cuộc trị chuyện với bạn Bùi Hà Hải Yến, ở Hịa Bình và cũng đang là sinh viên năm 4 trường Đại học Luật Hà Nội. Podcast đã đặt ra câu hỏi: “Vậy Yến đánh giá thế nào về phương án đưa các trường đại học ra ngoại thành Hà Nội?”

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

“Mình cảm thấy đây cũng là giải pháp khá hợp lý. Mình nghĩ xu hướng hiện nay sẽ di dời dần các cơ quan nhà nước cũng như các cơ quan khác ra ngoại thành. Như bến xe cũng đã di dời một phần rồi, bây giờ đến trường học, bệnh viện, một số cơ quan cũng đã di dời để giảm ùn tắc vào chiều tối hoặc sáng sớm khi lượng xe đổ vào nộithành khá đơng.Hiện tại những biện pháp như thế có thể giảm phần nào hoặc trong tương lai là một lượng lớn phương tiện để nội thành đỡ quá tải hơn. Như vậy khá là hợp lý nhưng chắc cũng phải mất nhiều thời gian để bọn mình tập thói quen này.Mình nghĩ đây là phương án mà các nhà lãnh đạo cũng như các sở, ban, ngành đã có sự thống nhất từ lâu rồi, cũng đã cân nhắc rất kỹ cho phương án này có thể thực hiện. Đặc biệt ở Thủ đơ Hà Nội là nơi có nhiều dân cư sinh sống. Mình nghĩ đây là phương án có tính khả thi cao.”

Đánh giá ban đầu về kế hoạch rất cao nhưng khi đưa vào thực hiện thì đã gặp vơ vàn khó khăn và thách thức, kết quả hiện tại kế hoạch vẫn đang bị trì hỗn trong khoảng thời gian dài với tiến độ hồn thành 10%. Cả chính phủ và người dân Hà Nội đều phải chấp nhận rằng kế hoạch sẽ không thành đúng thời hạn như đề ra. Dù vậy Nhà nước vẫn phải sớm tìm ra nguyên nhân giải pháp để khắc phục tình trạng trên.

<b>2. Nguyên nhân của việc chậm trễ di dời đại học ra khỏi nội đô </b>

Ở mục 1, như ta có thể thấy việc di chuyển các trường đại học ra khỏi nội đô là vơ cùng cần thiết, cả nhân dân và chính phủ đều đồng thuận với ý kiến đó nhưng trong hơn chục năm nay tiến độ kế hoạch không đạt được kết quả đã đề ra. Vì vậy trong phần này tôi xin nêu một số nguyên nhân dẫn đề sự trì hỗn.

Ngun nhân chính làm chậm tiến độ kế hoạch là thiếu nguồn lực, thiếu quỹ đất. Theo tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ để giải quyết vấn đề trên, Nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

nước phải giải phóng mặt bằng một cách đầy đủ, cơng tâm, sau đó là phải kêu gọi đầu tư, trên cơ sở ấy mới có thể thúc đẩy được những hạ tầng và những khâu đi theo để có thể di dời được. Bộ Xây Dựng có lý giải việc xây dựng cơ sở mới của các trường đòi hỏi nguồn vốn ngân sách rất lớn mà chúng ta chưa đáp ứng được; đây là một lý do không sai nhưng theo tôi đánh giá khi Việt Nam đã ưu tiên vấn đề nào, chúng ta đều có thể giải quyết được. Ví dụ, khi ta tập trung giao thơng, trong vịng 10 năm sau khi đội vốn nhiều lần với tổng số tiền hàng chục nghìn tỷ chi ra để hoàn thành đường sắt trên cao nhưng chúng ta vẫn bố trí được thì vậy tại tiền vốn để các trường đại học di dời ra việc rất quan trọng như thế ảnh hưởng đến giao thông mơi trường và đời sống thì chúng ta khơng làm được. Theo PGS Đỗ Văn Nghĩa: “chủ trương trong những năm tới của Hà Nội tập trung vào văn hoá, y tế và giáo dục thì Việt Nam có rất nhiều cái kênh để hỗ trợ về mặt hạ tầng để có thể giải quyết về bài tốn vốn và nguồn lực, vấn đề là quyết tâm”. Ví dụ về lí thiếu nguồn vốn, ta có thể kể đến như Đại học Quốc Gia Hà Nội với quỹ đất hàng nghìn hecta nhưng đầu tư cịn hạn chế, phải rất nỗ lực nhà trường mới chuyển đi và sẽ rất khó khăn để nhà trường khắc phục những “rào cản” về cơ sở vật chất. Vì thế việc quy hoạch lại rõ ràng về mặt nguồn vốn và quỹ đất là việc tối quan trọng để có thể triển khai kế hoạch di dời.

Lý do tiếp theo có thể nhắc tới là việc mặt địa lí. Những năm cuối thập niên 80 đầu những năm 90 đã chứng kiến làn sóng chuyển các trường đại học từ các vùng ngoại vi tỉnh thành khác về Hà Nội, có thể kể đến như Học viện Tài Chính, Học viện Ngân Hàng, Trường Đại học Luật… Nhìn thực tế trong thời kì như vậy, đó là một quyết đúng đắn của Đảng và Nhà Nước bởi vì về Hà Nội mới có điều kiện để học để tập trung kết nối văn hoá và các thầy cơ cũng có điều kiện để mà gia tăng kiến thức của mình; Nhưng việc bây giờ chúng ta đặt ra là phải di chuyển các trường đại học ra khỏi nội đô là vô cùng cấp thiết, chẳng hạn như giao thông, các tuyến

</div>

×