Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Hãy cho biết những nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển của doanh nghiệp theo em, doanh nghiệp cần thực hiện những giải pháp như thế nào để gia tăng nguồn vốn huy động cho đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611 KB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN</b>

<b>------BÀI TẬP NHÓMHọc phần: Kinh tế Đầu tư</b>

<i><b>ĐỀ TÀI</b></i>

<b>HÃY CHO BIẾT NHỮNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CHOĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP. </b>

<b>THEO EM, DOANH NGHIỆP CẦN THỰC HIỆN NHỮNGGIẢI PHÁP NHƯ THẾ NÀO ĐỂ GIA TĂNG NGUỒN VỐN</b>

<b>HUY ĐỘNG CHO ĐẦU TƯ?</b>

Hà Nội, 11/2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Nhóm trưởng. Phân công hợp lý công việc cho từng thành viên của nhóm. Nhiệt tình, có trách nhiệm.

Hồn thành đúng hạn cơng việc của mình.

Đinh Khánh Linh

1122337 1

Khả năng phân tích số liệu tốt. Có tinh thần trách nhiệm, luôn lắng nghe và giúp đỡ mọi người trong

công việc. Hoàn thành đúng thời hạn được giao.

Lê Khánh Huyền

1122288 4

Khả năng tìm kiếm và tổng hợp thơng tin nhanh, chính xác. Chăm chỉ, có trách nhiệm và ln hồn

thành đúng thời hạn cơng việc được giao.

Đồn Phương Thảo

1121660 5

Khả năng thu thập, phân tích và xử lý thơng tin tốt. Tích cực trong các hoạt động chung của nhóm.

Hồn thành đúng hạn công việc được giao.

Nguyễn Thị Hải Anh

1122045 3

Năng nổ, nhiệt tình. Có trách nhiệm cao và tinh thần làm việc nhóm tốt. Khả năng phân tích nhạy bén. Ln hồn thành tốt mọi cơng việc được giao.

Nguyễn Yến Nhi

1121868 3

Nhạy bén, sáng tạo, ln tích cực trong mọi hoạt động của nhóm. Hăng hái, nhiệt tình đóng góp ý tưởng để xây dựng và hoàn thiện bài tập chung.

Lê Thị Ngọc Ánh

Sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao với cơng việc. Khả năng tìm và thống kê số liệu chính xác.

Ln hồn thành tốt mọi cơng việc được giao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY...11

1. Nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp...11

2. Nợ và các phương thức huy động nợ của doanh nghiệp...13

3. Những hạn chế, vướng mắc trong huy động vốn của doanh nghiệp hiện nay...19

4. Dịch bệnh covid ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp...20

III. NHỮNG GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP CẦN THỰC HIỆN ĐỂ GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CHO ĐẦU TƯ...22

1. Xác định vốn tối ưu...22

2. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn...23

3. Huy động vốn qua thị trường chứng khoán...23

4. Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp...23

KẾT LUẬN...25

TÀI LIỆU THAM KHẢO...25

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp là nguồn tài chính mà doanh nghiệp cần có để khởi đầu, duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh nhằm sinh lời và kiếm lợi nhuận. Cụ thể, nguồn vốn cho phép doanh nghiệp mua sắm tài sản, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, tuyển dụng nhân lực, mở rộng quy mô sản xuất và tiếp cận thị trường mới. Nguồn vốn đầu tư có vai trị quan trọng trong việc xác định khả năng tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.

Trong những năm gần đây, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với đa dạng hình thức huy động vốn. Tuy nhiên, việc huy động vốn cho doanh nghiệp vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, bất lợi do yếu tố khách quan (đại dịch Covid - 19, hay tình hình chính trị thế giới gặp nhiều biến động,...) và yếu tố chủ quan (doanh nghiệp chưa đảm bảo được mơi trường đầu tư an tồn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp chưa khai thác triệt để nguồn lực tiềm năng của mình,...).

Hiểu được vai trị then chốt của vốn đối với doanh nghiệp, chúng em lựa chọn đề tài

<i><b>“Cho biết những nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển của doanh nghiệp. doanhnghiệp cần thực hiện những giải pháp ntn để gia tăng nguồn vốn huy động cho đầu tư?”.</b></i>

Trong bài tập này, chúng em nêu rõ hai nguồn vốn chính được doanh nghiệp tìm kiếm huy động cho hoạt động đầu tư phát triển bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, từ phân tích thực trạng huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp hiện nay, chúng em đưa ra bốn giải pháp chính để doanh nghiệp có thể áp dụng nhằm gia tăng nguồn vốn huy động cho các hoạt động đầu tư.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>NỘI DUNG</b>

<b>I. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP.</b>

Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp gồm 2 nguồn chính: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nợ.

<b>1. Nguồn vốn chủ sở hữu</b>

Cơ sở hình thành: từ phần tích lũy từ nội bộ doanh nghiệp (vốn góp ban đầu, thu nhập giữ lại) và phần khấu hao hàng năm.

 Ưu điểm: đảm bảo tính độc lập, chủ động, không phụ thuộc vào chủ nợ, hạn chế rủi ro về tín dụng. Dự án được tài trợ từ nguồn vốn này sẽ không làm suy giảm khả năng vay nợ của đơn vị.

 Nhược điểm: nếu chỉ dựa vào nguồn vốn này thì doanh nghiệp sẽ bị hạn chế về quy mơ đầu tư.

<b>1.1. Vốn góp ban đầu</b>

Vốn góp ban đầu là phần vốn hình thành do các chủ sở hữu đóng góp khi thành lập doanh nghiệp. Hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp được thành lập sẽ phải đầu tư một số vốn nhất định, cụ thể: - Doanh nghiệp nhà nước: vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của ngân sách nhà nước.

- Doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp phải có đủ vốn pháp định tối thiểu theo quy định của pháp luật để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp.

- Cơng ty cổ phần: vốn góp ban đầu sẽ do các cổ đơng đóng góp, đây là yếu tố quyết định để thành lập công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty, có trách nhiệm tồn

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

bộ những vấn đề liên quan đến các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tương ứng với trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ.

<b>1.2. Huy động vốn từ lợi nhuận khơng chia</b>

Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia là một phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư. - Đối với doanh nghiệp Nhà nước: việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh lời của bản thân doanh nghiệp mà cịn phụ thuộc vào chính sách tái đầu tư của Nhà nước.

- Đối với công ty cổ phần: Khi công ty để lại một phần lợi nhuận vào tái đầu tư, tức là khơng dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của cơng ty.

Tuy nhiên vốn từ góp vốn ban đầu cộng với lợi nhuận khơng chia có thể khơng đủ cho việc phát triển hoạt động kinh doanh. Đó là khi doanh nghiệp cần tìm đến các hình thức huy động vốn khác từ đi vay, phát hành trái phiếu hay phát hành cổ phiếu.

<b>1.3. Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu</b>

Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và ích lợi sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định: “Cổ phiếu được hiểu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”.

Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng được quy định tại Điều 15 Luật Chứng khốn 2019.

<b>2. Nguồn vốn nợ</b>

Cơ sở hình thành: từ việc vay nợ hoặc phát hành chứng khốn ra cơng chúng thơng qua hai hình thức tài trợ chủ yếu:

- Tài trợ gián tiếp qua các trung gian tài chính: ngân hàng thương mại, các tổ chức tín

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

 Nhược điểm: sức ép buộc doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn, tính cạnh tranh và rủi ro lớn hơn

<b>2.1. Huy động vốn bằng tín dụng thương mại </b>

Tín dụng thương mại là mối quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhau dưới hình thức mua bán nợ hàng hóa. Tín dụng thương mại có 3 loại:

- Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu: là loại tín dụng do doanh nghiệp xuất khẩu cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

- Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu: là loại tín dụng do doanh nghiệp nhập khẩu cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu để nhập hàng thuận lợi.

- Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu: các ngân hàng thương nghiệp cỡ lớn thường không cấp tín dụng trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà thông qua các đơn vị môi giới.

Sự tồn tại của hình thức tín dụng này sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp chủ động khai thác được nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngồi ra, khi sử dụng hình thức này còn tạo điều kiện mở rộng hoạt động của tín dụng ngân hàng thơng qua nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu. Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong một số doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm tới 20% nguồn vốn, thậm chí có thể chiếm tới 40% tổng nguồn vốn.

<b>2.2. Huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng</b>

Huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng là hình thức doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dưới các hình thức vay thế chấp tài sản cho ngân hàng hoặc vay tín chấp. Khi đó, doanh nghiệp có trách nhiệm hồn trả cả vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán theo các điều khoản quy định trong hợp đồng.

Tín dụng ngân hàng có nhiều hình thức thể hiện như: Hợp đồng tín dụng từng lần, cho vay theo thời hạn mức tín dụng, thỏa thuận tín dụng tuần hồn, cho vay đầu tư dài hạn...

Cho đến nay, việc huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng là hình thức phổ biến nhất vì có thủ tục đơn giản và khả năng giải ngân nhanh chóng hơn hẳn các hình thức cịn lại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Lưu ý khi huy động vốn doanh nghiệp bằng tín dụng ngân hàng: Hầu như các ngân hàng hay tổ chức tài chính hiện nay đều có các gói vay với lãi suất vơ cùng hấp dẫn để hỗ trợ vốn cho những doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã quyết định vay vốn thì hãy có kế hoạch trả nợ rõ ràng, để tránh dẫn đến việc khơng có khả năng thanh tốn khoản vay.

<b>2.3. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu</b>

Trái phiếu là loại chứng khốn xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Doanh nghiệp là cơng ty có thể sử dụng hình thức phát hành trái phiếu để vay vốn trung và dài hạn trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh của mình. Quan hệ giữa người sở hữu trái phiếu với công ty là quan hệ giữa chủ nợ và con nợ.

Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu là phương thức huy động vốn có lợi cho cơng ty khi doanh nghiệp cần huy động vốn dài hạn với mức lãi suất thích hợp nhỏ hơn mức đi vay ngân hàng nhưng cao hơn mức tiền gửi tiết kiệm để thu hút nhà đầu tư. Phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp huy động được nguồn vốn mà bỏ qua phí trung gian.

Có một số loại trái phiếu sau:

 Trái phiếu có lãi suất cố định: loại trái phiếu này được sử dụng nhiều và phổ biến nhất trong các loại trái phiếu doanh nghiệp. Lãi suất được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó. Tính hấp dẫn của trái phiếu phụ thuộc vào những yếu tố sau: lãi suất, kỳ hạn của trái phiếu, uy tín của doanh nghiệp.  Trái phiếu có lãi suất thay đổi: trong điều kiện có mức lạm phát khá cao và lãi suất

thị trường khơng ổn định, doanh nghiệp có thể khai thác tính ưu việt của loại trái phiếu này. Loại trái phiếu này có nhược điểm là doanh nghiệp khơng thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu, điều này gây khó khăn một phần cho việc lập kế hoạch tài chính.

 Trái phiếu có thể thu hồi: doanh nghiệp có thể mua lại trái phiếu vào một thời gian nào đó. Loại trái phiếu này có thể sử dụng như một cách điều chỉnh lượng vốn sử dụng. Khi khơng cần thiết, doanh nghiệp có thể mua lại các trái phiếu đó và thay bằng nguồn tài chính khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Đối với cơng ty cổ phần có quyền phát hành tất cả các loại trái phiếu bao gồm cả trái phiếu loại khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ được phát hành trái phiếu không chuyển đổi.

Lưu ý khi doanh nghiệp huy động vốn từ trái phiếu: tùy vào nhu cầu vốn mà doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn huy động và kế hoạch trả nợ chi tiết để đảm bảo tính khả thi của những kế hoạch này.

<b>2.4. Huy động vốn bằng thỏa thuận vay tiền từ tổ chức, cá nhân</b>

Quan hệ vay vốn này thực hiện trên cơ sở hợp đồng vay tài sản được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự và được dựa trên mối quan hệ thân tình, quen biết và tin tưởng lẫn nhau giữa các cá nhân, công ty. Pháp luật cho phép doanh nghiệp được vay hoặc cho vay với doanh nghiệp khác.

Huy động vốn bằng thỏa thuận vay tiền có thể giúp các doanh nghiệp điều hịa, phân phối vốn để tăng cường khả năng thanh toán, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động của từng công ty cổ phần.

Hoạt động vay vốn giữa các doanh nghiệp có thể thường thấy trong các cơng ty có mối quan hệ sở hữu như công ty mẹ công ty con hay các cơng ty trong cùng tập đồn. Hoạt động cho vay này được xem như hoạt động vay tài sản trong dân sự và không nhằm mục đích kinh doanh, khơng phải hoạt động thường xun của các doanh nghiệp.

Do đó, hình thức cho vay này khác với hoạt động cấp tín dụng là hoạt động cho vay chuyên nghiệp của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

<b>2.5. Huy động vốn từ vốn tín dụng đầu tư phát triển</b>

Vốn tín dụng đầu tư là một hình thức thực hiện chính sách đầu tư phát triển của nhà nước, thể hiện mối quan hệ vay trả giữa nhà nước (hiện nay là Ngân hàng phát triển Việt Nam là đại diện) với các pháp nhân và thể nhân hoạt động trong nền kinh tế, được nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm mục đích phát triển KT-XH trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng của Nhà nước.

Các quy định về tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã có những thay đổi qua các giai đoạn: giai đoạn 1992-1999, cơ quan được giao quản lý tín dụng ĐTPT của Nhà nước là Tổng cục đầu tư. Giai đoạn 1999-2006, quan được giao cho vay là Quỹ hỗ trợ phát triển (Quỹ HTPT). Từ 2006 đến nay là Ngân hàng phát triển Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Tín dụng đầu tư có đặc điểm là: hợp đồng theo nguyên tắc cơ bản, chủ thể trong quan hệ tín dụng ln là Nhà nước, cho vay cơng trình, dự án trung và dài hạn quy mơ lớn; tính ưu đãi cao, khơng có mục đích sinh lời; có tính lịch sử.

Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước là nguồn vốn có vai trị quan trọng để thực hiện cơng tác quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị phải đảm bảo ngun tắc hồn trả vốn vay. Thơng qua nguồn vốn này, Nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế của các ngành, vùng theo định hướng chiến lược của mình. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

<b>2.6. Huy động vốn từ vốn tín dụng th mua</b>

Tín dụng th mua là hình thức huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp thông qua việc đi thuê mua tài chính đối với tài sản thay vì trực tiếp mua thiết bị, doanh nghiệp yêu cầu một tổ chức tài chính mua thiết bị mình cần và thuê lại thiết bị đó. Sau khi hết thời hạn thuê theo hợp đồng doanh nghiệp có thể mua lại với giá ưu đãi. Tổ chức tài chính có thể là cơng ty cho th tài chính của các ngân hàng.

Các hình thức tín dụng th mua:

+ Cho th vận hành: là hình thức tín dụng th - mua mà thời hạn của nó nhỏ hơn so với thời hạn sử dụng của tài sản cố định. Bên đi thuê có trách nhiệm bảo dưỡng, chịu rủi ro, thiệt hại về tài sản đi thuê. Trong thời gian thuê, người đi thuê có thể huỷ ngang hợp đồng. Khi hết hạn hợp đồng cho thuê có thể sang nhượng lại hoặc tiếp tục cho thuê khi khách hàng có nhu cầu. Chi phí cho th rất cao.

+ Cho th tài chính: là hình thức cho th trung và dài hạn tài sản, thời hạn cho thuê dài hơn so với thời hạn sử dụng của tài sản cố định. Người đi thuê phải chịu trách nhiệm bảo trì, bảo dưỡng, rủi ro về thiệt hại về tài sản đi thuê. Trong thời gian đi thuê, người đi thuê không được phép hủy ngang hợp đồng. Hết thời hạn, bên đi thuê có thể mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê. Chi phí thấp hơn so với cho thuê vận hành.

+ Bán và tái thuê: là hình thức tín dụng th - mua mà bên có tài sản sẽ bán lại tài sản đó và chỉ thuê lại trong một thời gian nhất định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Tại Việt Nam, tín dụng thuê mua đã được ngân hàng nhà nước Việt Nam cho áp dụng thí điểm bởi Quyết định số 149/QĐ ngân hàng 17/05/1995. Đến ngày 02/05/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.

Loại hình cho th tài chính rất thích hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với ưu điểm không phải thế chấp tài sản, các doanh nghiệp khi thuế tài chính khơng bị vướng thủ tục thế chấp tài sản nếu phải vay vốn ở các ngân hàng. Các doanh nghiệp có thể hiện đại hố sản xuất theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới trong khi nguồn vốn tự có cịn có hạn. Tuy nhiên, bên cho thuê thường chịu toàn bộ rủi ro, nếu bên đi th khơng thực hiện hợp đồng chỉ cịn cách thu lại tài sản.

Phạm vi hoạt động hẹp, chi phí sử dụng hình thức này cao so với các hình thức tín dụng khác.

<b>II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANHNGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY.</b>

<b>1. Nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.</b>

<b>1.1.Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Bảng 1.1 Top 10 NHTM có VCSH lớn nhất (theo Tồn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2020)

Ảnh 1.1 Top 10 NHTM có VCSH lớn nhất (theo Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2020) Vietcombank vẫn giữ vị trí đầu trong 2 năm liên tiếp về VCSH với số vốn lần lượt là 94,095 tỷ đồng vào 2020 và 80,954 tỷ đồng vào năm 2019. Năm 2020, Vietinbank chiếm lấy vị trí thứ 2 của BIDV với giá trị của cả hai lần lượt vào năm 2020 là Vietinbank 85,411 tỷ đồng và 79,647 tỷ đồng của BIDV). Bên cạnh đó, quy mơ vốn chủ sở hữu càng lớn càng cho thấy ngân hàng càng có uy tín trong việc huy động vốn vay, nợ nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh hoặc đầu tư của các cá nhân hoặc tổ chức.

Tuy nhiên, hầu hết tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các ngân hàng đều nằm ở mức dưới 10%, cho thấy các hoạt động huy động nguồn vốn nhàn rỗi của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và việc vay từ ngân hàng Nhà nước chiếm hầu hết tổng giá trị tài sản của ngân hàng. Và việc kiểm sốt khơng tốt hoặc lạm dụng quá mức có thể dẫn đến nguy có phá sản ở một số ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp.

<b>1.2.Tình hình phát hành cổ phiếu để huy động vốn của các doanh nghiệp</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Nhiều chuyên gia nhận định, năm 2021 chính là thời điểm “vàng” để doanh nghiệp huy động vốn chủ sở hữu. Mặc cho năm 2021 bị ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng COVID-19 lần thứ 4 thì thị trường chứng khốn trong nước vẫn ghi nhận sự thăng hoa với hàng loạt kỷ lục mới.

Và tận dụng thời điểm thuận lợi này, hàng loạt doanh nghiệp đã lên kế hoạch tăng vốn, thở thành động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Phần lớn các doanh nghiệp chứng khoán đều huy động vốn thành công và quy mô tăng rất mạnh trong năm 2021. Và ba nhóm doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn nhiều nhất là ngân hàng, chứng khoán và bất động sản.

Hàng loạt ngân hàng như Vietcombank, MBBank, SHB, ABBank, LPB, SSB… cũng đã lên kế hoạch huy động vốn trong năm nay trong đó 4 đơn vị gồm TPBank, SSB, SHB và ABBank đã chính thức thực hiện tăng vốn.

Cùng với ngân hàng, nhóm bất động sản góp mặt rất nhiều cái tên trong top đầu chào bán cổ phiếu tăng vốn xong trong năm nay như Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hồng Huy, Thai Holdings, Đô thị Kinh Bắc, Bất động sản Thế Kỷ (Cenland), Becamex IJC, Novaland, DIC Corp…

Nổi trội nhất chính là nhóm chứng khốn. Hàng loạt doanh nghiệp từ lớn để nhỏ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu như SSI, VNDirect, VIX, SHS, TPS, … để đáp ứng nhu cầu thị trường khi quy mô giao dịch ngày càng tăng mạnh. Ngay cả những công ty chứng khoán ngoại cũng được bơm vốn như KB Việt Nam, Maybank KimEng, Yuanta Việt Nam, Mirae Asset, … Phần lớn các doanh nghiệp chứng khoán đều huy động vốn thành công và quy mô tăng rất mạnh năm qua.

</div>

×