Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Chủ đề 2 trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2022 đến nay), nhnn việt nam đã thực hiện cstt nào để giữ vững ổn định đồng tiền trong nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.96 KB, 23 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> </b>

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG</b>

<b>TIỂU LUẬN CUỐI HỌC PHẦN</b>

<b>Chủ đề 2: Trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2022 đến nay),NHNN Việt Nam đã thực hiện CSTT nào để giữ vững ổn địnhđồng tiền trong nước </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Lời đầu tiên, chúng em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến cô. Trong quá trình học tập và trao dồi kĩ năng từ mơn Chính Sách Tiền Tệ, chúng em đã nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn rất tận tình và tâm huyết từ cô cũng như sự giúp đỡ, hỗ trợ về mặt kiến thức trong suốt quá trình truyền đạt tri thức ấy. Cơ đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều điều mới và có cái nhìn sâu hơn về môn học. Từ những kiến thức cũng như những gợi ý được truyền đạt từ cô, chúng em xin trình bày lại những gì mình đã tích lũy và tìm hiểu được trong suốt quá trình học.

Vì vẫn cịn nhiều thiếu sót về chun mơn và kinh nghiệm thực tiễn nên bài tiểu luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý từ cơ để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Kính chúc cơ thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

<b><small> </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY</b>

<b>ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THAM GIA TỪNG THÀNH VIÊNMỤC LỤC</b>

<b><small> </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.1 Tăng trưởng và lạm phát của Mỹ...2

2.2 Tác động đến nền kinh tế Việt Nam...3

<b>3. Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam...6</b>

3.1 Chính sách tiền tệ trong năm 2022...6

3.2 Chính sách tiền tệ trong năm 2023...7

3.2.1 Hàm ý của việc NHNN Việt Nam liên tục giảm lãi suất...7 FED Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ CPI Chỉ số giá tiêu dùng FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài <b><small> </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU</b>

Bảng 1 Dự báo về lạm phát của Mỹ 14

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

Hình 1 Tăng trưởng GDP của thế giới và một số khu vực kinh tế

Hình 2 Lạm phát và dự báo lạm phát tồn cầu 12 Hình 3 Tăng trưởng GDP và lãi suất điều hành của FED 13 Hình 4 Tăng trưởng và dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ 13 Hình 5 Giá trị gia tăng của xuất khẩu 14

<b><small> </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>1. Phần mở đầu</b>

Dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn và tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong những năm vừa qua. Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như cách li, hạn chế tiếp xúc… được nhiều quốc gia áp dụng nghiêm ngặt trong năm 2020, cùng với chiến dịch tiêm vắc-xin trên diện rộng. Các biện pháp này góp phần kiểm sốt dịch bệnh, nhưng cũng tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP toàn cầu. Tăng trưởng GDP tồn cầu sụt giảm nhanh chóng, từ mức 2,6% năm 2019 xuống mức -3,1% năm 2020 (Hình 1)<small>1</small>.

Đến cuối năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã bước đầu được kiểm soát và các biện pháp cách li trên diện rộng được bãi bỏ ở hầu hết các quốc gia. Năm 2021 chứng kiến sự hồi phục của nền kinh tế thế giới, khi tăng trưởng GDP toàn cầu tăng từ -3,1% năm 2020 lên 6% năm 2021 (Hình 1). Tuy nhiên, sự phục hồi của nền kinh tế tồn cầu diễn ra chưa lâu thì thế giới lại chứng kiến một cú sốc tiêu cực thứ hai cho tăng trưởng, đó là xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine, bắt đầu chính thức từ cuối tháng 02/2022. Cuộc xung đột quân sự này làm gián đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga đến châu Âu, dẫn đến giá năng lượng tăng vọt. Lạm phát toàn cầu đạt đỉnh 7,9% vào quý 2/2022, cao hơn nhiều so với mức trung bình 2,3% trong giai đoạn trước đại dịch Covid-19. Lạm phát tồn cầu được dự đốn sẽ tiếp tục ở mức cao hơn so với mức trung bình 2,3% của giai đoạn 2015 – 2019 (Hình 2)<small>2</small>.

Phản ứng trước sự bùng phát của lạm phát, lãi suất của một số ngân hàng trung ương đã tăng cao kỉ lục trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023. Sau một khoảng thời gian duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, với lãi suất điều hành xuống tới mức 0,08%, FED đã bắt đầu các đợt tăng lãi suất gần như ngay cùng thời điểm xung đột Nga - Ukraine bắt đầu diễn ra. Các đợt tăng lãi suất của FED trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023 nhanh và mạnh nhất trong vòng hơn 40 năm trở lại đây, kể từ khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu năm 1980. Lãi suất USD tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến đà phục hồi kinh tế của nhiều quốc

gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam là một nền kinh tế mở có quy mơ nhỏ so với nền kinh tế thế giới. Độ mở về thương mại của Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên, độ mở về tài chính chưa lớn. Bài viết

<small>1 Phụ lục 1</small>

<small>2 Phụ lục 2</small>

<b><small>1 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

này tìm hiểu cách NHNN Việt nam điều hành CSTT trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đối với nền kinh tế Mỹ, đợt tăng lãi suất trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023 bắt nguồn từ cú sốc về giá cả, thay vì từ sự ấm lên của nền kinh tế thực. Điều này có tác động tiêu cực hơn đối với các quốc gia đang phát triển nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Đối với nền kinh tế Việt Nam, các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng sử dụng chính sách tiền tệ trong bối cảnh hiện nay sẽ có thể chỉ mang lại hiệu quả hạn chế, do sức hấp thụ của khu vực doanh nghiệp còn yếu, dẫn đến sự đánh đổi giữa lạm phát và tỉ giá cho tăng trưởng sẽ lớn hơn.

<b>2.Tác động của FED tăng lãi suất đến nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiệnnay</b>

Để đánh giá tác động của đợt tăng lãi suất của FED trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023 đến nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, cần đánh giá các yếu tố từ phía nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế Việt Nam.

<b>2.1 Tăng trưởng và lạm phát của Mỹ </b>

Về phía nền kinh tế Mỹ, đợt tăng lãi suất trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023 bắt nguồn từ cú sốc về giá năng lượng, hệ quả của xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine. Cuối năm 2021, đầu năm 2022, lãi suất điều hành của FED tăng lần đầu tiên (Hình 3)<small>3</small>.

Bước sang năm 2022, nền kinh tế Mỹ có hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng dương. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vẫn rất chậm và thấp hơn 1% trong suốt cả năm 2022. Theo dự báo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (Congressional Budget Office), tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ chỉ bắt đầu lấy lại đà hồi phục từ quý 2/2024 (Hình 4). Tuy vậy, đà tăng lãi suất của FED diễn ra nhanh và với cường độ lớn trong suốt cả năm 2022 và tiếp tục sang năm 2023. Trong cuộc họp gần đây nhất của FED vào ngày 26/7/2023, FED vẫn quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% nữa và tuyên bố rằng tiếp tục lưu ý đặc biệt đến rủi ro lạm phát. Điều này thể hiện việc tiếp tục giảm lạm phát xuống mức lạm phát mục tiêu 2% sẽ vẫn là ưu tiên của FED trong giai đoạn tới.

<small>3 Phụ lục 3</small>

<b><small>2 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Số liệu lạm phát của Mỹ cho thấy, lạm phát sau khi đạt đỉnh 6,6% vào cuối năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023 đã có dấu hiệu hạ nhiệt (Bảng 1)<small>4</small> (Hình 4)<small>5</small>.

Các yếu tố tác động lên lạm phát bao gồm: (i) Về phía cầu, giá năng lượng trên thế giới giảm do mùa đông ấm hơn so với mọi năm làm giảm sức ép lên CPI và do nhu cầu sụt giảm đến từ tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu; (ii) Về phía cung, nền kinh tế Mỹ và thị trường việc làm ấm lên, gây sức ép lên CPI (World Banka, 2023). Hai tác động trái chiều này lên lạm phát khiến cho dự báo về lạm phát và lạm phát lõi sẽ gia tăng khác biệt trong thời gian tới. Lạm phát lõi (loại trừ giá năng lượng và thực phẩm) giảm chậm hơn. Tuy nhiên, dự báo này cũng cho thấy, từ nay đến tận quý 2/2024, lạm phát sẽ vẫn còn cao hơn mức mục tiêu 2% của FED.

<b>2.2 Tác động đến nền kinh tế Việt Nam</b>

Như đã phân tích tại mục 2.1, đợt tăng lãi suất của FED là để đối phó với cú sốc giá năng lượng, giảm đà tăng của lạm phát và đưa lạm phát về mức lạm phát mục tiêu 2%. Đợt tăng lãi suất này đi kèm với tăng trưởng của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Mỹ nói riêng ở mức thấp. Điều này mang lại thách thức lớn cho các quốc gia đang phát triển hiện đang nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng hậu đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh này, có những điểm sáng cũng như các rủi ro và tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam.

Những điểm sáng

Nợ công thấp giảm thiểu rủi ro cho Việt Nam lâm vào khủng hoảng “bẫy nợ” như các quốc gia đang phát triển khác. Các đợt tăng lãi suất của FED khiến cho lãi suất toàn cầu tăng lên. Điều này khiến cho nhiều quốc gia đang phát triển, đặc biệt những quốc gia đã chi tiêu công cao trong 02 năm qua để đối phó với đại dịch Covid-19 sẽ phải vay với lãi suất cao hơn và đối mặt với rủi ro lâm vào bẫy nợ. Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp trong những năm vừa qua là một trong những nguyên nhân khiến cho nợ công của Việt Nam liên tục giảm từ 41,3% GDP năm 2020 xuống 35,7% GDP năm 2022. Tỉ lệ nợ công thấp hiện tại cho thấy vẫn cịn nhiều dư địa trong việc thực thi chính sách tài khóa để thúc đẩy nền kinh tế trong thời gian tới.

<small>4 Phụ lục 4</small>

<small>5 Phụ lục 5</small>

<b><small>3 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Tính đến ngày 20/8/2023, vốn FDI đăng kí và thực hiện đều tăng, cao hơn 8,2% và 1,3% so với cùng kì năm trước (Tổng cục Thống kê, 2023). Vốn FDI thực hiện vẫn ở mức cao, đạt 13,1 tỉ USD, giúp ổn định cán cân thanh toán quốc tế (World Bankb, 2023). Dòng kiều hối dự kiến đạt 14 tỉ USD trong năm 2023 (World Bankb, 2023). Số lượng du khách quốc tế tiếp tục tăng kể từ sau đại dịch Covid-19, với hơn 7,8 triệu lượt khách trong 8 tháng đầu năm 2023, tăng gần 5,43 lần so với cùng kì năm 2022 (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, 2023). Việc chưa tự do hóa dòng vốn giảm thiểu tác động của dòng vốn ra, một tác động thường thấy ở nhiều quốc gia đang phát triển khi FED tăng lãi suất. Cùng với dòng ngoại tệ vào đến từ giải ngân FDI, tăng trưởng du lịch và kiều hối, điều này đã giúp hỗ trợ cán cân thanh toán của Việt Nam. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), hết quý 1/2023, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt 88,7 tỉ USD, giảm 20% so với mức 110 tỉ USD cuối năm 2021, trước đợt tăng lãi suất của FED. Đây là con số khả quan trong bối cảnh đợt tăng lãi suất của FED từ đầu năm 2022 đến nay là mạnh nhất trong vòng hơn 40 năm trở lại đây.

So với các quốc gia mới nổi khác, tác động của FED tăng lãi suất đến dòng vốn ra khỏi Việt Nam là nhỏ, do: (i) Việt Nam chưa tự do hóa tài khoản vốn; (ii) Việt Nam chưa được liệt kê vào nhóm thị trường cận biên mà mới chỉ có một số lượng hạn chế cổ phiếu nằm trong nhóm MSCI Frontier Market. Dịng vốn gián tiếp nước ngoài thu hút được chưa nhiều; (iii) Dòng vốn FDI vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam do một loạt các hiệp định thương mại tự do và chiến lược Trung Quốc +1 của nhiều công ty, tập đồn đa quốc gia... đã và đang có hiệu lực. Nhóm các quốc gia chịu tác động tiêu cực nhất từ đợt tăng lãi suất của FED là nhóm các quốc gia thu hút nhiều vốn đầu tư gián tiếp và có mức độ xếp hạng tín nhiệm thấp (World Banka, 2023).

Giá năng lượng thế giới tăng cao trong năm 2022 đã truyền dẫn vào lạm phát ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, với vị trí địa lí nằm gần xích đạo và khơng phụ thuộc nhiều vào khí đốt để sưởi ấm cho mùa đơng, lạm phát của Việt Nam trong năm 2022 và năm 2023 chịu tác động nhỏ hơn nhiều so với các quốc gia ôn đới, với mức 3,1% năm 2022 và 3,5% năm 2023 (dự báo của World Bankb, 2023). Rủi ro lạm phát đối với Việt Nam, nếu có, đến từ sự truyền dẫn của tỉ giá vào lạm phát.

<b><small>4 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Tác động tiêu cực và rủi ro

Là nền kinh tế mở với quy mô nhỏ và độ mở lớn về thương mại, tác động qua kênh thương mại của nền kinh tế thế giới đến Việt Nam là rất lớn. Theo tính tốn của nhóm nghiên cứu World Bank, giá trị gia tăng trực tiếp và gián tiếp mà xuất khẩu tạo ra cho Việt Nam lên đến gần 50% GDP (Hình 5), cao hơn so với hầu hết các quốc gia trong khu vực, ngoại trừ Singapore (World Bankb, 2023). Sự hồi phục chậm của nền kinh tế toàn cầu, kèm theo mặt bằng lãi suất cao để kiềm chế lạm phát ở các quốc gia phát triển, khiến cho tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2023 và năm 2024 được dự báo tiếp tục tăng trưởng chậm. Theo dự báo của World Bank, tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ ở mức 1,7% năm 2023 và 2,8% năm 2024, thấp hơn nhiều so với mức 6% vào

Hiệu ứng truyền dẫn của tỉ giá vào lạm phát tại Việt Nam là rất lớn, do sản xuất quá phụ thuộc vào hàng trung gian nhập khẩu. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hồng và cộng sự (2022), tỉ giá tăng thêm 1 điểm % có thể làm lạm phát tăng thêm 1,34 điểm %. Hệ số truyền dẫn này cao hơn rất nhiều so với các ước lượng tương tự cho các nước phát triển cũng như đang phát triển khác. Nếu lãi suất VND tiếp tục giảm, hoặc duy trì như mức hiện nay và FED tiếp tục duy trì lãi suất cao trong một thời gian nữa, áp lực lên tỉ giá có thể sẽ là rất lớn. Các dự báo về lạm phát trong tương lai ở Mỹ (Bảng 1) cho thấy, lạm phát có giảm nhưng sẽ chậm và vẫn còn cao hơn so với mức lạm phát mục tiêu 2% của FED, ít nhất cho đến hết nửa đầu năm 2024. Thông cáo báo chí của FED trong tháng 7/2023 cho thấy, họ quyết tâm giảm lạm phát về ngưỡng 2% (Board of Governors of the Federal Reserve System, 2023). Như vậy, chênh lệch lãi suất USD và VND có thể sẽ tiếp tục gây sức ép lên tỉ giá. Tỉ giá trong nửa đầu năm 2023 đã hạ nhiệt, sau khi tăng đến mức đỉnh gần 24.900 VND = 1 USD1 vào tháng 01/2023. Tuy nhiên, tỉ giá lại tiếp tục tăng trong giai đoạn gần đây, lên đến 24.315 VND = 1 USD2.

<b>3. Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam3.1 Chính sách tiền tệ trong năm 2022</b>

Theo NHNN, trong 8 tháng đầu năm 2022, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng nhanh (tính chung cả năm 2021, thế

<small>6 Phụ lục 6</small>

<b><small>5 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

giới có 113 lượt tăng lãi suất; tính từ đầu năm 2022 đến nay, có tổng cộng 292 lượt tăng lãi suất trên tồn cầu), tạo áp lực lạm phát trong nước gia tăng.

Chín tháng đầu năm 2022 đã có khoảng 70 ngân hàng trung ương (NHTW) tăng lãi suất với 292 lượt tăng, trong đó Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã 05 lần điều chỉnh tăng lãi suất mục tiêu lên mức 3 - 3,25%/năm, dự báo còn tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022 và năm 2023, đồng USD lên giá mạnh, gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.

Trong bối cảnh có nhiều yếu tố không thuận lợi từ cả thị trường trong nước và quốc tế, để tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp, góp phần kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, NHNN đã điều chỉnh tăng đồng bộ các mức lãi suất1. NHNN đã có 02 lần tăng lãi suất trong vòng 1 tháng (lần 1 vào 23/9, lần 2 hiệu lực từ 25/10) với mức tăng cụ thể: (i) Tăng 02 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức tăng 2% và 02 lần lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng tại tổ chức tín dụng (TCTD) (ngày 23/9 và ngày 25/10/2022) với mức tăng tăng 0,8 - 2%/năm; (ii) Tăng 1%/năm lãi suất cho vay tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên (vào ngày 25/10/2022).

Theo NHNN, mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ là ưu tiên kiểm sốt lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng cũng như hỗ trợ phục hồi kinh tế, do đó việc điều chỉnh tăng lãi suất là giải pháp kịp thời, phù hợp với xu hướng chung trên toàn thế giới để nhằm đạt được mục tiêu này.

Thực tế, khi trần lãi suất tiền gửi được nới lên giúp lãi suất thực tiếp tục dương. Một cách đơn giản nhất, có thể hiểu lãi suất thực dương là mức lãi suất đủ bù đắp sự mất giá của đồng tiền và có lãi thực ở một mức độ nào đó. Nói khác đi, lãi suất tiền gửi ngân hàng phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước. So với tháng 12/2021, CPI tháng 9/2022 tăng 4,01% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,94%.

Nhờ lãi suất tiền gửi hấp dẫn đã thu hút lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng, qua đó giúp hệ thống ngân hàng đảm bảo được nguồn vốn trong khi tỷ lệ dư nợ tín dụng/tiền

<b><small>6 </small></b>

</div>

×