Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Dự án kết thúc học phần môn thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh dự án các nhân tố ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 36 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC UEH</b>

<b>TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾKHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH</b>

<b>DỰ ÁN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH</b>

<i> Tên dự án:</i>

<b>CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆCHỌC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN</b>

<b>Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn TrãiLớp học phần: 23C1STA50800526Nhóm thực hiện: Nhóm 7</b>

<b>Sinh viên thực hiện:</b>

Hoàng Thụy Hồng Ân - 31231021413 Nguyễn Phan Nhật Lan - 31231025473 Hồ Ngọc Như Quỳnh – 31231021273 Nguyễn Thị Minh Thư – 31231025328

<i><b>Khóa – Lớp: K49 – DS0001 (Lớp sáng thứ 3 – B2.408)</b></i>

<i>TP.HCM, ngày 3 tháng 12 năm 2023</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

2.2 Mục tiêu nghiên cứu………...………...……...…...1

2.3 Đối tượng nghiên cứu...2

2.4 Phương pháp nghiên cứu...3

<b>Phần 2: Nội dungMô tả</b> 1 .Thời lượng học ngoại ngữ mỗi tuần của sinh viên………...…...4

2 .Mục đích học ngoại ngữ………...………..………...6

3 .Mức độ quan tâm đến các yếu tố khi lựa chọn một ngoại ngữ để học..…………...…...7

4 .Đánh giá của sinh viên về các hình thức học một ngoại ngữ...…... ……...…...…...10

5 .Mức độ quan tâm của sinh viên về các yếu tố trong quá trình học ngoại ngữ...12

6 .Những yếu tố khiến sinh viên dễ nản lòng khi học một ngoại ngữ mới....…...15

7 .Số ngôn ngữ các sinh viên có thể sử dụng được (kể cả tiếng Việt)...………...16

8. Đánh giá của sinh viên về ý kiến “Biết nhiều hơn 1 ngoại ngữ đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống”……....…...………...19

<b>Suy diễn</b> 1. Thời lượng học ngoại ngữ hợp lí hiệu quả nhất...21

2. Bạn có dự định học thêm một ngơn ngữ khác ngồi tiếng Anh trước khi tốt nghiệp ?...22

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i><b>LỜI CẢM ƠN</b></i>

Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh là một bộ mơn có tính thực tế, bổ ích và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Trong quá trình học tập môn học này, chúng em đã được học hỏi thêm rất nhiều kiến thức và đã tổng hợp lại những gì tích lũy được để áp dụng vào dự án “các nhân tố ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ của sinh viên”.

Nhóm em xin gửi lời cảm ơn đầu tiên đến thầy Nguyễn Văn Trãi. Thầy đã giúp chúng em hồn thành tốt mơn học trong suốt học kỳ cuối năm 2023. Thầy đã vô cùng tâm huyết và đã giải đáp tất cả thắc mắc của chúng em. Những lời răn dạy và góp ý vơ cùng thiện chí của thầy đã giúp chúng em hồn thành tốt dự án. Đây là một dự án thực tế mang tính ứng dụng cao, giúp chúng em có cơ hội trải nghiệm và học hỏi nhiều điều bổ ích. Nhóm em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh vì đã đưa mơn Thống kê Ứng dụng vào chương trình giảng dạy.

Lời cảm ơn tiếp theo xin gửi các bạn sinh viên đã dành thời gian và sức lực để giúp nhóm thu thập thơng tin một cách đầy đủ và chi tiết. Đồng thời nhóm cảm ơn đến những lời góp ý của các bạn, sự đóng góp của các bạn đã mà những thơng tin cũng như dự án diễn ra suôn sẽ hơn bao giờ hết.

Đây là bài dự án đầu tiên của nhóm, nhóm tác giả thực hiê on với ít kinh nghiệm và cịn non trẻ. Vì vâ oy, nếu bài dự án chưa được hồn chỉnh, cịn nhiều thiếu xót, lỗi sai. Mong thầy và các bạn thông cảm cho sự thiếu xót này của nhóm.

<b>Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tUt cả mọi người</b>

<b>Nhóm tác giả</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>Phần 1: Giới thiệu dự án</b></i>

<b>1. Tóm tắt dự án.</b>

Với dự án “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN”, chúng em đã thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyết với 100 mẫu, gồm các bạn sinh viên đến từ nhiều nơi khác nhau. Qua khảo sát, chúng em thu thập những thông tin liên quan đến thời gian, lí do, mức độ quan tâm khi học một ngoại ngữ mới hay những khó khăn khi lựa chọn học một ngôn ngữ mới.

Dựa trên khảo sát, chúng em đã sử dụng thống kê mô tả và thống kê kiểm định để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ của sinh viên, từ đó tìm ra xu hướng học ngoại ngữ và các khó khăn của các bạn sinh viên để phục vụ cho việc tìm kiếm những giải pháp giúp sinh viên học hiệu quả hơn.

<b>2. Giới thiệu dự án nghiên cứu</b>

<i><b>2.1.Lý do chọn đề tài.</b></i>

Trong bối xã hội toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc có khả năng sử dụng tốt ít nhất một ngoại ngữ dường như đã trở thành một tiêu chuẩn tất yếu ở mỗi cá nhân, đặc biệt là với thế hệ của những người trẻ. Dựa vào thống kê của Tổ chức Giáo dục Quốc tế EF Education First (dữ liệu tháng 11 năm 2023), Việt Nam hiện thuộc vào nhóm nước có mức độ thơng thạo trung bình với chỉ số thơng thạo tiếng Anh EF (EF EPI) ở mức 505, xếp thứ 58 trên tổng số 113 quốc gia được nghiên cứu. Qua đó, ta đánh giá được rằng, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng đang giữ một vai trị vơ cùng quan trọng trong xã hội Việt Nam. Cũng vì thế, thế hệ trẻ ngày nay ln không ngừng trau dồi và phát triển vốn ngoại ngữ của bản thân theo nhiều cách thức và mục tiêu khác nhau để bắt kịp với xu hướng của thời đại và mở ra những cánh cửa cơ hội cho chính mình.

<i><b>Với đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ CỦA SINHVIÊN”, nhóm chúng em mong muốn được hiểu rõ hơn về cách tiếp cận với việc học ngoại ngữ</b></i>

cũng như những dự định trong tương lai về vấn đề này của thế hệ trẻ được đại diện bởi các bạn sinh viên. Nhóm chúng em sẽ cố gắng hồn thiện đề tài một cách tốt nhất bằng mọi khả năng của mình.

<i><b>2.2.Mục tiêu.</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Đầu tiên, nhóm chúng em muốn tìm hiểu những mục tiêu và ý định của các bạn sinh viên trước khi quyết định học một ngoại ngữ mới; đồng thời, nắm bắt các vấn đề sinh viên thường hay quan tâm trong lúc học ngoại ngữ. Để từ đó, chúng em có thể làm rõ những khác biệt trong động lực học tập cũng như những rào cản, khó khăn của mỗi sinh viên.

Ngồi ra, những phân tích về lượng thời gian dành cho việc học ngoại ngữ và dự định học thêm ngoại ngữ trong tương lai của sinh viên cũng giúp ta đánh giá được tầm quan trọng và vai trò của ngoại ngữ trong kế hoạch cá nhân nhân của mỗi sinh viên.

Cuối cùng, toàn bộ dự án “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN” sẽ mang đến những đóng góp tích cực cho các nhà giáo dục trong việc xây dựng một lộ trình học ngoại ngữ hiệu quả, phù hợp cho từng đối tượng với từng mục đích và dự định khác nhau, nhờ đó, nâng cao chất lượng trong cả việc học tập và giảng dạy.

<i><b>2.3.Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, thời gian khảo sát, đối tượng khảo sát. </b></i>

- Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ của sinh viên - Phạm vi nghiên cứu: TPHCM

- Thời gian khảo sát: 18/11/2023– 22/11/2023.

- Đối tượng khảo sát: 100 sinh viên theo học tại cái trường đại học trên địa bàn TPHCM

<i>Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới tính của đối tượng tham gia khảo sát</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Bài khảo sát nhận được sự tham gia của 100 sinh viên. Trong đó có 69 sinh viên nữ, chiếm tỷ lệ 69% và 31 sinh viên nam, chiếm tỷ lệ 31%.

<i><b>2.4.Phương pháp nghiên cứu.</b></i>

<b>-</b> Lấy mẫu phi xác xuất 100 sinh viên thực hiện khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ.

<b>-</b> Kích cỡ mẫu: 100 người

- Thiết kế bảng câu hỏi trên Google biểu mẫu.

- Đăng form khảo sát lên các nhóm học tập của các trường đại học trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,…

- Các dữ liệu định lượng, định tính được sử dụng trong dự án. Phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả được sử dụng trong dự án.

- Sử dụng các bảng câu hỏi để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định học ngoại ngữ của sinh viên UEH.

- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập liệu, phân tích, xử lý số liệu.

- Sử dụng Microsoft Word để phân tích các kết quả thu thập được và tiến hành báo cáo dự án

<i><b>2.4.1. Tóm tắt quy trình thực hiện</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><b> </b></i>

<i><b>Phần 2: Nội dung </b></i>

<i>Bảng thống kê lượng thời gian dành cho việc học ngoại ngữ của sinh viên trong một tuần</i>

<b>MÔ TẢ </b>

<i><b>1. Thời lượng học ngoại ngữ mỗi tuần của sinh viên</b></i>

<i>(Bảng số liệu cụ thể được đính thể hiện ở phụ lục)</i>

<b>Đại lượng đo lường vị trí</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

MODE = 8 (xuất hiện 18 lần)

→ Từ số liệu trên, các bạn sinh viên dành ra 8 giờ mỗi tuần để học ngoại ngữ là nhiều nhất. Trung bình sinh viên dành ra 8.6 giờ mỗi tuần cho việc học này. Nếu chia đều thời gian học cho tất cả các ngày trong tuần, ít nhất các bạn sinh viên dành ra hơn 1 giờ mỗi ngày để học ngoại ngữ. Thực tế, ta có thể thấy việc học ngoại ngữ đang dần trở nên phổ biến, cùng với đó, mỗi sinh viên cũng nhận ra được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ và khiến nó trở thành thói quen không thể thiếu.

<b>Đại lượng đo lường độ phân tán</b>

o <i>Khoảng biến thiến = Giá trị lớn nhất –Giá trị nhỏ nhất = 18 – 4 = 14</i>

o Độ trải giữa IQR = Q3 – Q1 = 10 – 6 = 4 o Phương sai mẫu → = <i>s</i><small>2 </small>

∑(

<i>x<sub>i</sub>−x</i>

)

→ Từ các đại lượng đo lường độ phân tán như trên, dữ liệu của biến “Thời lượng học ngoại ngữ một tuần” phân phối phân tán. Với hệ số biến thiên như trên, ta thấy rằng độ lệch chuẩn lớn hơn khoảng 38.1% so với trung bình, dữ liệu biến động ở mức khá.

Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất phần trăm thể hiện lượng thời gian dành ra mỗi tuần học ngoại ngữ của các bạn sinh viên

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>Biểu đồ phân phối lượng thời gian học ngoại ngữ mỗi tuần</i>

<i>→ Biểu đồ có hình dáng phân phối lệch phải, nghĩa là khơng có nhiều sinh viên dành quá nhiều </i>

thời gian cho việc học ngoại ngữ một tuần. Thực tế, tuy việc học ngoại ngữ đang trở nên phổ biến và có tầm quan trọng nhất định, tuy nhiên các bạn sinh viên vẫn còn rất nhiều kế hoạch khác trong mỗi ngày nói riêng và một tuần nói chung, do vậy, việc tập trung và dành thời gian quá

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>nhiều để học ngoại ngữ cũng phần nào ảnh hưởng tới tiến độ các cơng việc khác của sinh viên. Có thể thấy, lượng thời gian cho việc học này sinh viên sẵn sàng dành ra nhiều nhất là 7 – 9 giờ/tuần, chiếm 38% tổng số; trong khi chỉ có 5% các bạn dành ra 16 – 18 giờ/ tuần cho hoạt động này. </i>

<i><b>2. Mục đích học ngoại ngữ</b></i>

<i>Bảng thống kê lượng thời gian dành cho việc học ngoại ngữ của sinh viên trong một tuần</i>

<b>Mục đíchTần số Tần suUt Tần suUt phần trăm</b>

Phục vụ cho học tập, công việc và đời sống 83 0.83 83%

<i>Biểu đồ thể hiện mục đích khi học ngoại ngữ của sinh viên</i>

→ Dựa vào những số liệu trên, ta nhận thấy rằng, chỉ có 4 sinh viên có mục đích học ngoại ngữ là phục vụ cho đời sống và 13 sinh viên có mục đích phục vụ cho học tập, cơng việc, chiếm tỷ lệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

lần lượt là 4% và 13%. Trong khi đó, đa số các bạn sinh viên đều học ngoại ngữ vì tất cả những mục đích trên (bao gồm học tập, cơng việc và đời sống), chiếm tỷ lệ 83%.

<i><b>3. Mức độ quan tâm đến các yếu tố khi lựa chọn một ngoại ngữ để học</b></i>

<i>Bảng tần số, tần suất, tần suất phần trăm thể hiện mức độ quan tâm của sinh viên đối vớicác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học một ngoại ngữ.</i>

<b>Mức độTần số Tần suUt Tần suUt phần trăm</b>

<b>Mức độ phổ biến của ngoại ngữ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

→ Nhìn chung, phần lớn các bạn sinh viên đều thể hiện sự quan tâm đến các yếu tố như mức độ phổ biến và sở thích của bản thân trong quyết định chọn một ngôn ngữ để học. Tuy nhiên, độ khó dễ của ngoại ngữ lại thường khơng được ưu tiên cân nhắc.

Ta nhận thấy rằng, độ phổ biến của ngoại ngữ chính là mối quan tâm hàng đầu khi có đến 71% sinh viên tham gia khảo sát quan tâm đến yếu tố này (với 41% rất quan tâm và 30% quan tâm). Trong khi, chỉ có 2% và 8% sinh viên đánh giá ở các mức lần lượt là khơng quan tâm và ít quan tâm.

→ Bên cạnh đó, 63% sinh viên cũng cho rằng sở thích cá nhân sẽ ảnh hưởng đến quyết định học ngoại ngữ của họ, với 37% lượt đánh giá là quan tâm và 26% lượt đánh giá là rất quan tâm. → Khi lựa chọn một ngôn ngữ để học, dù vẫn có 23% sinh viên rất quan tâm đến độ khó dễ của ngoại ngữ, nhưng 30% và 21% sinh viên khác lại đánh giá yếu tố này lần lượt ở mức bình

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

thường và ít quan tâm. Thậm chí, số sinh viên hoàn toàn khơng quan tâm đến độ khó dễ của ngoại ngữ chiếm đến 11%, cao nhất trong cả ba yếu tố được nêu.

<i><b>4. Đánh giá của sinh viên về các hình thức học một ngoại ngữ</b></i>

<i>Bảng tần số, tần suất, tần suất phần trăm thể hiện đánh giá của người dùng về các hìnhthức học một ngoại ngữ mới.</i>

Học qua app miễn

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>Biểu đồ thể hiện nhận xét của người dùng về các hình thức học ngoại ngữ mới.</i>

<small>Học qua app trên các thiết bị điện tửHọc trực tiếp tại trung tâm</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

→ Việc lựa chọn một hình thức học để bắt đầu với một ngơn ngữ mới sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của người học, phần lớn người lựa chọn việc “Học trực tiếp tại các trung tâm” là “rất hiệu quả” chiếm tới 41%. Bên canh đó 42% chọn “hiệu quả” và chỉ có duy nhất 0,01% người cảm thấy “khơng hiệu quả”. Trong khi đó hình thức “Tự học ” không được đánh giá cao trong mắt người học nhiều nhất với 26% người chọn “không hiệu quả” (41% chọn “ít hiệu quả” ). Bên cạnh đó việc “Học qua app trên các thiết bị điện tử” thì được chọn nhiều là “ít hiệu quả” chiếm tới 40% (18% chọn “khơng hiệu quả”. Hình thức cịn lại thì đều được nhiều người người bình chọn “hiệu quả” và “bình thường”.

<i><b>5. Mức độ quan tâm của sinh viên đến các yếu tố trong quá trình bạn học ngoại ngữ</b></i>

<i>Bảng tần số, tần suất, tần suất phần trăm thể hiện mức độ quan tâm của sinh viên đối với cácyếu tố khách quan trong quá trình học ngoại ngữ.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Từ biểu đồ trên, ta thấy rằng, hầu hết các bạn sinh viên đều quan tâm các yếu tố khách quan như thời gian, hình thức, tài liệu học tập và khoảng thời gian để đạt đến một trình độ nhất định mà các bạn mong muốn nhưng lại dành ít sự quan tâm hơn cho các yếu tố như nội dung, chủ đề bài học và giáo viên, giảng viên.

Nổi bật nhất, ta nhận thấy có đến 83% sinh viên thể hiện sự quan tâm và rất quan tâm đến tài liệu học tập trong quá trình học ngoại ngữ, lần lượt chiếm các tỷ lệ là 31% và 52%. Ngược lại chỉ 1% sinh viên hoàn tồn khơng quan tâm và 6% sinh viên ít quan tâm và 10% sinh viên đánh giá yếu tố này ở mức bình thường.

Ngồi ra, hai yếu tố về thời gian, hình thức học tập và khoảng thời gian để đạt đến trình độ mong muốn cũng nhận được sự quan tâm khá lớn từ các bạn sinh viên, chiếm tỷ lệ lần lượt là 38% và 34% ở mức độ quan tâm và 16% và 28% ở mức độ rất quan tâm. Phần trăm sinh viên thể hiện sự hồn tồn khơng quan tâm cũng chỉ rơi vào 6% cho yếu tố thời gian, hình thức học tập và 4% cho yếu tố khoảng thời gian để đạt đến trình độ mong muốn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Tuy nhiên, hai yếu tố giáo viên, giảng viên và nội dung, chủ đề bài học lại nhận được phần lớn đánh giá ở mức bình thường với 41% ở yếu tố nội dung, chủ đề bài học và 32% ở yếu tố giáo viên, giảng viên . Trong khi đó, chỉ có 8% sinh viên cho rằng họ rất quan tâm đến nội dung, chủ đề bài học và 11% rất quan tâm về giáo viên, giảng viên.

<i><b>6. Những yếu tố khiến sinh viên dễ nản lòng khi học một ngoại ngữ mới</b></i>

Bảng tần số, tần suất, tuần suất phần trăm của các vấn đề khiến người học nản lòng khi học một ngơn ngữ mới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>Độ khóThiếu thời gian </small>

<small>học</small> <sup>Khơng có mơi </sup><small>trường luyện </small>

<i>Biểu đồ tần số thể hiện các vấn đề khiến người học nản lịng</i>

→ Qua biểu đồ ta có thể thấy lượng lớn đáp án viên đều gặp các vấn đề như “Không có mơi trường luyện tập”, “Độ khó” và “Khơng có mục tiêu cụ thể” đây là ba vấn đề có số lượng chọn nhiều và khá tương đương nhau lần lượt là 61/294 (cao nhất với 21%) , 58/294, 56/294. Các vấn đề khác như “Thiếu tài liệu” và “Áp lực đồng trang lứa” có số bình chọn thấp hơn lần lượt là 39/294, 30/294. Ta có thể lý giải điều này như sau có thể thấy mơi trường là yếu tố chiếm phần khá quan trọng trọng việc học một ngơn ngữ mới vì khi học lý thuyết mà khơng luyện tập thực hành thường xun thì sẽ khó tiếp thu và nhanh quên, bên cạnh đó việc chọn một ngơn ngữ q khó khiến ta khơng theo kịp, tốn nhiều thời gian dẫn đến làm chậm tiến độ học khiến ta áp lực, lo sợ và nếu ta khơng đặt ra một mục tiêu chính cho việc học này thì sẽ dễ mất phương hướng và khó tiến bộ được. Các yếu tố cịn lại tuy có ảnh hưởng nhưng cũng khơng khiến người học q nản khi học một ngôn ngữ mới.

<i><b>7. Số ngôn ngữ các sinh viên có thể sử dụng (kể cả tiếng Việt)</b></i>

<i>Bảng thống kê số ngôn ngữ 100 sinh viên sử dụng được</i>

</div>

×