Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tóm tắt: Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.41 KB, 25 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỞ ĐẦU1. Lý do lựa chọn đề tài luận án</b>

Trên chiến trường B2 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng Dân quân du kích (DQDK) là một lực lượng chiến lược quan trọng, một trong ba thứ quân của lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân. Đây là lực lượng đảm nhiệm những chức năng chiến lược chủ yếu như tác chiến rộng rãi tiêu hao và tiêu diệt sinh lực, phương tiện chiến tranh của đối phương, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc; kết hợp với bộ đội chủ lực (BĐCL) và bộ đội địa phương (BĐĐP) trong các đợt hoạt động tác chiến và chiến dịch, tham gia đánh phá bình định ở địa phương; vũ trang tuyên truyền, diệt ác, trừ gian, kết hợp với quần chúng nổi dậy bao vây bức hàng, bức rút đồn bốt giặc, phá bộ máy kìm kẹp của đối phương, phá ấp chiến lược và các khu dồn dân, giành quyền làm chủ cho nhân dân và chính quyền cách mạng ở nông thôn; cùng với quần chúng kết hợp ba mũi giáp cơng (chính trị, qn sự, binh vận) đánh giặc giữ ấp, xã, giữ dân, giữ đất, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo vệ căn cứ kháng chiến, lực lượng DQDK còn là nguồn bổ sung lực lượng cho BĐCL và BĐĐP.

Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng DQDK trên chiến trường B2 trong những năm 1961 - 1968 luôn gắn liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của TƯCMN, cùng các Đảng bộ địa phương, theo một hệ thống thông suốt từ trên xuống dưới, nhất là bộ máy lãnh đạo của Đảng ở cơ sở ấp, xã đã thường xuyên quán triệt, cụ thể hóa đường lối chính trị và quân sự của Đảng gắn với yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động của lực lượng DQDK trên địa bàn mình. Đây là điều kiện hàng đầu có ý nghĩa quyết định đến hoạt động của lực lượng DQDK, đồng thời đó cũng là nhân tố quyết định đến sự phát triển của lực lượng DQDK trong những năm 1961 - 1968. Thành tựu đạt được trong lãnh đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK là cơ bản và tồn diện, trong đó nổi bật là: TƯCMN đã nhận thức ngày càng đầy đủ và tồn diện về vai trị, nội dung hoạt động của lực lượng DQDK; kịp thời đề ra chủ trương về hoạt động của lực lượng DQDK phù hợp với diễn biến chiến tranh và nhiệm vụ cách mạng; chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo hoạt động của lực lượng DQDK trên chiến trường B2, góp phần tích cực trong củng cố, phát triển lực lượng; hỗ trợ nhân dân địa phương xây dựng ấp, xã chiến đấu; phối hợp tác chiến với BĐĐP, BĐCL, đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đạt được, quá trình lãnh đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968 cũng không tránh khỏi những hạn chế, khuyết điểm. Cụ thể như: một số cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của lực lượng DQDK có thời điểm chưa theo kịp với yêu cầu thực tiễn của cuộc kháng chiến; chỉ đạo củng cố phát triển lực lượng DQDK chưa thực sự toàn diện; chỉ đạo hỗ trợ nhân dân xây dựng ấp, xã chiến đấu, phối hợp với BĐĐP, BĐCL trong tác chiến có thời điểm chưa chặt chẽ. Thực tế này địi hỏi cần có những nghiên cứu chun sâu, hệ thống, toàn diện nhằm đánh giá một cách khách quan ưu điểm, hạn chế, rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho giai đoạn hiện nay.

Mặc dù đã có nhiều cơng trình khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu được đề cập ở những cấp độ và phạm vi khác nhau, nhưng chưa có cơng trình nào trực tiếp bàn đến TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968.

<i>Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Trung ương Cụcmiền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ</i>

<i><b>năm 1961 đến năm 1968” làm đề tài luận án tiến sĩ, ngành Lịch sử</b></i>

Đảng Cộng sản Việt Nam.

<b>2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu</b>

<i><b>Mục đích nghiên cứu</b></i>

Làm sáng tỏ quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968. Trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm có giá trị tham khảo vận dụng vào lãnh đạo hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ hiện nay.

<i><b>Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK trong những năm 1961 - 1968.

Hệ thống hóa, phân tích, làm rõ chủ trương và chỉ đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968, qua 2 giai đoạn 1961 - 1965 và 1965 - 1968.

Nhận xét và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK (1961 - 1968).

<b>3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>Đối tượng nghiên cứu</b></i>

Nghiên cứu quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i><b>Phạm vi nghiên cứu</b></i>

<i>Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương của</i>

TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK qua 2 giai đoạn 1961 - 1965 và 1965 - 1968. Làm rõ quá trình chỉ đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK trong từng giai đoạn.

<i>Về thời gian: Từ tháng 10-1961 đến tháng 12-1968.</i>

<i> Về không gian: Địa bàn Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ </i>

<b>4. Cở sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu</b>

<i><b>Cơ sở lý luận</b></i>

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh cách mạng và xây dựng LLVT nhân dân.

<i><b>Cơ sở thực tiễn</b></i>

Dựa trên cơ sở thực tiễn lãnh đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968: thông qua các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn, báo cáo của TƯCMN và các cơ quan thuộc quyền lãnh đạo của TƯCMN. Đồng thời kế thừa một số kết quả nghiên cứu các cơng trình khoa học có liên quan.

<i><b>Phương pháp nghiên cứu</b></i>

Luận án sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic. Đồng thời kết hợp với các phương pháp khác như so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê để làm rõ nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận án.

<b>5. Những đóng góp mới của luận án</b>

Luận án hệ thống, cung cấp một lượng tài liệu, tư liệu khá phong phú phục vụ nghiên cứu về hoạt động của lực lượng DQDK dưới sự lãnh đạo của TƯCMN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Góp phần phục dựng quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968.

Đánh giá khách quan những ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và đúc kết kinh nghiệm từ quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK trong những năm 1961 - 1968 có thể tham khảo, vận dụng vào công tác lãnh đạo của Đảng về hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

<b>6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án</b>

<i><b>Ý nghĩa lý luận</b></i>

Góp phần làm sáng tỏ hơn nữa về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo chiến tranh cách mạng, trực tiếp là TƯCMN lãnh đạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

hoạt động của lực lượng DQDK trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Góp thêm luận cứ cho việc bổ sung, phát triển chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ hiện nay.

<i><b>Ý nghĩa thực tiễn</b></i>

Luận án đóng góp thêm kinh nghiệm phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ hiện nay. Là tài liệu tham khảo cho giáo dục, tuyên truyền về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Là cơ sở để đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái xuyên tạc, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng về hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ hiện nay.

<b>7. Kết cấu của luận án</b>

Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (10 tiết); kết luận; danh mục các cơng trình nghiên cứu của tác giả đã cơng bố; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

<b>Chương 1</b>

<b>TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN</b>

<b>1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án</b>

<i><b>1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến lực lượngdân quân du kích ở miền Nam Việt Nam của tác giả nước ngoài</b></i>

<i>Lionel - GmacGarr (1961), Đường lối và chiến thuật chống du kích ởmiền Nam [86]; Bộ Quốc phòng Mỹ (1963), Phong trào chiến tranh dukích Việt cộng. Mai-cơn-Mac-Lia (1990), Việt Nam cuộc chiến tranhmười nghìn ngày. R.S. McNamara (1995), Nhìn lại quá khứ - tấn thảmkịch và những bài học về Việt Nam. Tom Bukley, Bernard.Fall,</i>

Seymair M.Hersh, Stanley Karnow, Robert Shaplen, Neil Sheehan,

<i>Peter Braestrup (2005), Những phóng sự về chiến tranh Việt Nam. </i>

<i><b>1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về lựclượng dân quân du kích của tác giả trong nước</b></i>

<i>1.1.2.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu chung về hoạt động của lựclượng dân quân du kích</i>

Võ Ngun Giáp (1967), “Vai trị chiến lược của Dân quân tự vệ trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân

<i>ta”. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1995), Lịch sửnghệ thuật chiến dịch Việt Nam 1945 - 1975. Ban chỉ đạo Tổng kếtchiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc khángchiến chống Mỹ, cứu nước - thắng lợi và bài học. Vũ Ba (2000),Tổng kết cách đánh của lực lượng dân quân du kích - tự vệ trong hai</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975).Trần Thị Thu Hương (2003), Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chốngphá “quốc sách” ấp chiến lược của Mỹ - ngụy ở miền Nam Việt Nam(1961 - 1965). Bộ Tổng Tham mưu, Cục Dân quân tự vệ (2007), Tổngkết làng xã chiến đấu trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đếquốc Mỹ (1946 - 1975) [52]. Bộ Tổng Tham mưu, Cục Dân quân tự vệ(2012), Lịch sử 65 năm ngành Dân quân tự vệ Việt Nam]. Bộ Quốc phòng,Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chốngMỹ cứu nước 1954 – 1975. Nguyễn Chí Thanh (2014), Tổng tập,Phần 3 [127]. Trịnh Thị Hồng Hạnh (2014), Vành đai diệt Mỹ ở chiếntrường miền Nam (1965 - 1973). Ngô Anh Tuấn (2015), “Dân quân, tự</i>

vệ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Một số đặc điểm nổi bật về phương thức tổ chức, biên chế, trang bị”. Bộ

<i>Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2019), Lịch sử chiếntranh du kích ở miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chốngMỹ, cứu nước (1954 - 1975), Tập I (1954 - 1965).</i>

<i>Các cơng trình nghiên cứu về lực lượng DQDK miền Nam bên phíaquân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH): Bộ Tổng Tham mưu Quân lực ViệtNam cộng hòa (1961), Vấn đề chỉ đạo chiến lược trong chiến tranh ViệtNam. Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam cộng hòa (1962), Kỹ thuậtđặc biệt chống du kích. Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam cộng hịa(1971), Du kích Cộng sản và phương thức tác chiến của họ.</i>

<i>1.1.2.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến hoạt độngcủa lực lượng dân quân du kích ở một số khu và tỉnh trong cuộckháng chiến chống Mỹ, cứu nước</i>

<i>Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định (1991), Bình Định lịch sửchiến tranh nhân dân 30 năm (1945 - 1975). Bộ Tư lệnh Quân khu 5(1999), Một số kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh nhân dân địa phương ởKhu 5 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975. Bộ Chỉ huyquân sự thành phố Đà Nẵng (2015), Tổng kết chiến tranh du kích trênchiến trường Đà Nẵng (1954 -1975). Nguyễn Thị Thanh Hương (2015),</i>

“Tìm hiểu chiến tranh du kích ở Gia Lai những năm 1954 - 1965”.

<i>1.1.2.3. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến hoạt độngcủa lực lượng dân quân du kích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước trên địa bàn do Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo</i>

<i>Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1988), Chiến dịch tiến cơngBình Giã Đơng - Xuân 1964 - 1965. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam(1997), Chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Gianxơn Xity.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>Nguyễn Quý (Chủ biên, 2010), Lịch sử Xứ ủy Nam Bộ và TƯCMN(1954-1975). Võ Minh Lương (2015), “Lực lượng du kích tự vệ miền</i>

Đông Nam Bộ trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968” [87].

<i>Lê Minh Hiền (2015), “Dân quân du kích Tây Nam Bộ trong 30 năm</i>

chiến tranh giải phóng (1945 - 1975)”. Nguyễn Văn Lăng (2015), “Du kích, tự vệ Bến Tre trong phong trào Đồng khởi 1960”. Lê Thế

<i>Tài (2018), Vai trò của lực lượng dân quân du kích ở địa bàn vùngven Sài Gịn trong chiến tranh giải phóng (1945 - 1975). Ban Chấphành Đảng bộ huyện Củ Chi (2020), Lịch sử truyền thống đấu tranhcách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Củ Chi (1930 - 1975).Nguyễn Trọng Thành (2023), Du kích đồng bằng sơng Cứu Long trongkháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975.</i>

<b>1.2. Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quan vànhững vấn đề luận án tập trung nghiên cứu</b>

<i><b>1.2.1. Giá trị của các cơng trình khoa học đãtổng quan đối với đề tài luận án</b></i>

<i>1.2.1.1. Về tư liệu</i>

Các cơng trình được khảo cứu đã cung cấp nguồn tư liệu đa dạng, chiều chiều, nhiều cấp độ liên quan đến đề tài luận án.

<i>1.2.1.2. Về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu</i>

Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động của lực lượng DQDK được tiếp cận dưới nhiều góc độ và phương pháp khác nhau, từ đó giúp cho đề tài lựa chọn cách tiếp cận vấn đề và phương pháp nghiên cứu phù hợp hơn.

<i>1.2.1.3. Về nội dung</i>

<i>Một là,các cơng trình đã luận giải những vấn đề cơ bản về vị trí, vaitrị chiến lược của lực lượng DQDK. Hai là, cung cấp khái lược về tính tấtyếu xây dựng, phát triển lực lượng DQDK. Ba là, đã khái quát quá trìnhxây dựng lực lượng DQDK ở miền Nam. Bốn là, đã khái quát những kết</i>

quả hoạt động của lực lượng DQDK dưới sự lãnh đạo của Đảng nói chung

<i>và TƯCMN nói riêng trong những năm 1961 - 1968. Năm là, đã nêu ranhững giải pháp xây dựng, củng cố, phát triển lực lượng DQDK. Sáu là, dưới</i>

góc nhìn từ phía đối phương đã đưa ra những luận điểm đánh giá về hoạt động của lực lượng DQDK cách mạng miền Nam.

<i><b>1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu</b></i>

<i>Một là, những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của TƯCMN vềhoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968, Hai là,</i>

chủ trương và sự chỉ đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>DQDK từ năm 1961 đến năm 1968. Ba là, ưu điểm, hạn chế và</i>

nguyên nhân trong lãnh đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng

<i>DQDK (1961 - 1968). Bốn là, những kinh nghiệm từ quá trình</i>

TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK (1961 - 1968)

<b>Kết luận chương 1</b>

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các cơng trình nghiên cứu về hoạt động của lực lượng DQDK có số lượng lớn, được tiếp cận ở nhiều góc độ và phạm vi không gian, thời gian khác nhau. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách độc lập, có tính hệ thống về TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong những năm chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh

<i>cục bộ” (1961 - 1968). Do vậy, nghiên cứu sinh nhận thấy “Trungương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân dukích từ năm 1961 đến năm 1968” đang là “khoảng trống” khoa học</i>

cần được nghiên cứu, luận giải thấu đáo.

<b>Chương 2</b>

<b>TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO HOẠTĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN DU KÍCH</b>

<b>(1961 - 1965)</b>

<b>2.1. Những yếu tố tác động đến Trung ương Cục miền Namlãnh đạo hoạt động của lực lượng dân qn du kích</b>

<i><b>2.1.1. Tình hình thế giới, khu vực và chiến lược “Chiến tranhđặc biệt” của đế quốc Mỹ</b></i>

<i>2.1.1.1. Tình hình thế giới, khu vực:</i>

<i>Tình hình thế giới: những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, hệ</i>

thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) trên thế giới phát mạnh mẽ. Phong trào độc lập dân tộc và đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong các nước tư bản phát triển mạnh mẽ trên thế giới.

<i><b>Tình hình khu vực: tháng 9-1954, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam</b></i>

Á (SEATO) được thành lập. Phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản lãnh đạo ở một số nước Đơng Nam Á lâm vào thối trào. Đối với Campuchia Mỹ ra sức tìm mọi biện pháp phá hoại nền trung lập. Đối với Lào Mỹ ra sức ra sức chống phá cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Lào.

<i>2.1.1.2. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ</i>

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là một hình thức đặc thù của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ, thực hiện ở miền Nam Việt Nam “dùng người

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Việt đánh người Việt”, với vũ khí, đơ la và cố vấn, chỉ huy Mỹ. Dùng miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm cuộc chiến tranh để đàn áp, đe dọa các nước khơng chấp nhận chính sách thực dân mới của Mỹ.

<i><b>2.1.2. Tình hình trong nước và chiến trườngB2 trong chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”của đế quốc Mỹ</b></i>

<i>2.1.2.1. Tình hình trong nước</i>

<i>Ở miền Bắc. Miền Bắc được giải phóng, đã mau chóng khơi</i>

phục kinh tế, hồn thành cải cách ruộng đất. Công cuộc cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá đã đạt nhiều thành tích.

<i>Ở miền Nam. Dưới ánh sáng Nghị quyết Hội nghị Trung</i>

ương lần thứ 15, ngọn lửa cách mạng âm ỉ suốt nhiều năm đã bùng lên thành cuộc khởi nghĩa từng phần đồng loạt (Đồng khởi). Ngày 15-02-1961, Quân giải phóng miền Nam được thành lập. Tiếp đó, tháng 10-1961 TƯCMN được thành lập. Phong trào đấu tranh chính trị, vũ trang của nhân dân miền Nam phát triển rầm rộ ở khắp mọi nơi.

<i>2.1.2.2. Tình hình chiến trường B2 và thực trạng hoạt độngcủa lực lượng dân quân du kích trước tháng 10-1961</i>

<i>* Tình hình chiến trường B2</i>

Chiến trường Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ (gọi tắt là B2) nằm ở phần đất cuối cùng phía Nam của Tổ quốc, có rừng núi chạy dọc với dãy Trường Sơn, có thủ phủ của chế độ Sài Gịn, có đồng bằng sơng Cửu Long phì nhiêu, có bờ biển dài với nhiều cửa sông và đường biên giới giáp với Campuchia. Như vậy, B2 có ba vùng chiến lược hồn chỉnh: rừng núi, nơng thơn đồng bằng và đơ thị.

<i>* Thực trạng hoạt động của lực lượng DQDK trước tháng 10-1961Củng cố, phát triển lực lượng: ban đầu từ bộ phận LLVT cài lại,</i>

những tổ đội du kích mật được thành lập hoạt động dưới hình thức cơng khai, bí mật, với các tên gọi khác nhau...đã phát triển trên địa bàn các tỉnh trên địa bàn Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ.

<i>Hỗ trợ nhân dân địa phương xây dựng ấp, xã chiến đấu: không</i>

cam chịu sự đàn áp, nhân dân được sự hỗ trợ của lực lượng DQDK đã vùng lên đấu tranh. Từ đây, nhiều ấp, xã chiến đấu đã ra đời, góp phần ngăn chặn sự khủng bố của chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm.

<i>Về phối hợp tác chiến với BĐĐP, BĐCL: ở các địa phương</i>

miền Nam đã bí mật thành lập các đơn vị vũ trang quy mô cấp trung

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

đội, đại đội, tiểu đồn, q trình chiến đấu ln phối hợp chặt chẽ với lực lượng DQDK tiến công đồn bốt, diệt ác, phá kìm.

Bên cạnh những ưu điểm, hoạt động của DQDK trên chiến trường B2

<i>trước tháng 10-1961 vẫn còn tồn tại những hạn chế: Một là, đội ngũ cán bộDQDK còn yếu và thiếu. Hai là, lực lượng DQDK cịn ít về số lượng, thiếutrang bị vũ khí, cịn ít kinh nghiệm chiến đấu. Ba là, trong phối hợp hiệp đồng</i>

giữa lực lượng DQDK với BĐĐP, BĐCL còn hạn chế.

<i><b>2.1.3. Chủ trương của Đảng về hoạt độngcủa lực lượng dân quân du kích ở miền Nam</b></i>

. Các Nghị quyết của Bộ Chính trị trong năm 1962 đã xác định: nơi nào có cơ sở, có phong trào quần chúng là phải có du kích;. Phát triển du kích chiến tranh mạnh mẽ và rộng khắp, làm thất bại kế hoạch tấn công của địch năm 1963. Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1963) xác định: khẩn trương xây dựng LLVT, làm cho LLVT của ta lớn mạnh mau chóng.

.2.2. Chủ trương của Trung ương Cục miền

<b>Nam về hoạt động của lực lượng dân quân du kích</b>

<i><b>2.2.1. Củng cố, phát triển lực lượng dân quân du kích</b></i>

<i>2.2.1.1. Phương hướng, mục tiêu</i>

Nghị quyết hội nghị TƯCMN về nhiệm vụ xây dựng LLVT miền

<i>Nam (11-1961) xác định: tích cực xây dựng lực lượng DQDK cả về số</i>

lượng và chất lượng. Nghị quyết Hội nghị TƯCMN lần thứ 2 (3-1964) xác định: khẩn trương củng cố, phát triển lực lượng DQDK, góp phần chuyển biến so sánh lực lượng quân sự giữa ta và địch. Nghị quyết Hội nghị TƯCMN lần thứ 3 (01-1965) xác định: trong xây dựng, lấy chính trị làm gốc, tư tưởng đi đầu, nâng cao trình độ chiến thuật, kỹ thuật.

<i>2.2.1.2. Nhiệm vụ, giải pháp</i>

<i>Thứ nhất, xây dựng chính trị và tư tưởng làm nền tảng.. Thứ hai,</i>

xây dựng lực lượng phù hợp với yêu cầu trước mắt và khả năng của mỗi

<i>địa phương. Thứ ba, xây dựng lực lượng gắn với phát triển phong trào dukích ở các ấp, xã chiến đấu. Thứ tư, nâng cao chất lượng trong tổ chức</i>

biên chế và trang bị vũ khí.

<i><b>2.2.2. Hỗ trợ nhân dân địa phương xây dựngấp, xã chiến đấu</b></i>

<i>2.2.2.1. Phương hướng, mục tiêu</i>

Nghị quyết Hội nghị TƯCMN mở rộng lần thứ nhất (10-1961) xác định: DQDK phải ra sức phấn đấu trở thành lực lượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nòng cốt và tin cậy trong hỗ trợ nhân dân địa phương đấu tranh. Nghị quyết Hội nghị TƯCMN (4-1962) xác định: khẩn trương xây dựng ấp, xã chiến đấu và hoạt động của lực lượng DQDK trên một diện rộng. Nghị quyết Hội nghị TƯCMN lần thứ 2 (3-1964) xác định: kết hợp chặt chẽ phong trào phá ấp chiến lược với việc phát động quần chúng xây dựng ấp, xã chiến đấu.

<i>2.2.2.2. Nhiệm vụ, giải pháp</i>

<i>Thứ nhất, lực lượng DQDK làm nòng cốt trong hỗ trợ nhân dântrong đấu tranh chính trị, vũ trang, binh vận. Thứ hai, quy định cáchthức hoạt động của lực lượng DQDK trên từng vùng cụ thể. Thứ ba, tích</i>

cực hỗ trợ nhân dân phá “ấp chiến lược” tiến lên xây dựng ấp, xã chiến phối hợp chặt chẽ LLVT ba thứ quân nhằm phát triển mạnh mẽ phong trào chiến tranh du kích (CTDK). Nghị quyết Hội nghị TƯCMN (4-1962) xác định: tập trung nâng cao trình độ đánh phối hợp giữa ba thứ quân. Nghị quyết Hội nghị TƯCMN lần thứ 3 (t01-1965) xác định: nhiệm vụ phối hợp tác chiến giữa ba thứ quân phải gắn liền với hỗ trợ quần chúng đấu tranh chính trị, binh vận chống phá ấp chiến lược

<i>2.2.2.3. Nhiệm vụ, giải pháp</i>

<i>Thứ nhất, “thực hiện phối hợp tác chiến phải phù hợp với điềukiện, hoàn cảnh và thực lực của từng địa phương, từng chiến trường. Thứhai, phối hợp với lực lượng bộ đội tập trung đánh liên tục rộng khắp.. Thứba, phát triển CTDK thật rộng rãi, đều khắp.</i>

<b>2.3. Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo hoạt động của lựclượng dân quân du kích</b>

<i><b>2.3.1. Củng cố, phát triển lực lượng</b></i>

<i>Chính trị, tư tưởng, Hội nghị DQDK tồn Miền lần thứ nhất </i>

(11-1962) TƯCMN chỉ đạo: ra sức củng cố và phát triển lực lượng DQDK có bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng. Chỉ thị của TƯCMN, số 10/CTR (14-01-1962), Chỉ thị của TƯCMN, số 12/CTR (10-02-1962)”. Đề án công tác quân sự của Bộ Chỉ huy Miền (6-1964) chỉ đạo: giáo dục lực lượng DQDK năm chắc âm mưu thủ đoạn của đối phương; lụa

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

chọn các thành phần vào DQDK trên tinh thần tự nguyện, có lịng căm thù giặc sâu sắc, luôn phục tùng sự lãnh đạo của Đảng.

<i>Cơng tác bồi dưỡng cán bộ, Hội nghị DQDK tồn Miền lần</i>

thứ nhất (11-1962), TƯCMN chỉ đạo: đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ấp đội, xã đội phải tiến hành một cách tích cực phù hợp với điều kiện hoạt động của từng vùng. Chỉ thị của Ban Thường vụ TƯCMN (20-02-1963) chỉ đạo đội ngũ cán bộ, đảng viên, đồn viên ở xã, thơn phải có ý thức tham gia DQDK.Hội nghị CTDK toàn Miền lần thứ hai (5-1964) chỉ đạo:: tổ cán bộ phải đưa được ra những yêu cầu cụ thể đối với chi bộ và xã đội trong phát động quần chúng, DQDK đấu tranh chống địch.

<i>Tổ chức, phát triển lực lượng, Hội nghị DQDK toàn Miền lần thứ</i>

nhất (11-1962), TƯCMN chỉ đạo tổ chức, biên chế lực lượng DQDK phải phù hợp với đặc điểm của từng ấp, xã. Ngày 18-9-1963 Quân ủy Miền ban hành Kế hoạch tổ chức xây dựng lực lượng năm 1964 chỉ đạo xây dựng lực lượng DQDK rộng khắp nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu. Hội nghị CTDK toàn Miền lần thứ hai (5-1964), TƯCMN chỉ đạo chú trọng phát triển nữ DQDK.

<i>Công tác huấn luyện, Hội nghị DQDK toàn Miền lần thứ nhất</i>

(11-1962) chỉ đạo về nội dung huấn luyện chính trị và kỹ thuật, cách đánh của lực lượng DQDK. Chỉ thị của Thường vụ TƯCMN (12-1962) chỉ đạo về cách thức tổ chức huấn luyện. Hội nghị CTDK toàn Miền lần thứ hai (5-1964) chỉ đạo phát động một phong trào huấn luyện bắn giỏi trong lực lượng DQDK toàn Miền.

<i>Cơng tác bảo đảm vũ khí trang bị, Hội nghị DQDK toàn</i>

Miền lần thứ nhất (11-1962) đưa ra định mức chỉ tiêu cấp phát vũ khí cho DQDK ở các xã chiến đấu. Chỉ thị của Ban Thường vụ TƯCMN (20-02-1963) chỉ đạo: tận dụng mọi khả năng sản xuất thật nhiều vũ khí có chất nổ và vũ khí thơ sơ cung cấp cho DQDK. Hội nghị CTDK toàn Miền lần thứ hai (5-1964) chỉ đạo: phát huy sáng kiến cải tiến vũ khí thơ sơ.

<i><b>2.3.2. Hỗ trợ nhân dân địa phương xây dựng ấp, xã chiến đấu</b></i>

<i>Củng cố lòng tin cho nhân dân tự giác tham gia xây dựng ấp, xãchiến đấu. Hội nghị DQDK toàn Miền lần thứ nhất (11-1962) và Hội nghị</i>

CTDK toàn Miền lần thứ hai (5-1964) đều nhất quán chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia chiến đấu bằng vũ trang, chính trị, binh vận là để bảo vệ tài sản, tính mạng của mình. Chỉ thị của

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Ban Thường vụ TƯCMN (04-4-1965) tiếp tục nhấn mạnh làm tốt công tác vận động nhân dân sống chết bám lấy ruộng vườn xóm làng, biến ruộng vườn xóm làng thành pháo đài chống địch và thắng địch. Chỉ thị về một số công tác quân sự trước mắt của Quân ủy Miền (12-1962) chỉ đạo: lực lượng DQDK tích cực tham gia xây dựng tinh thần đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau chống chia rẽ của địch, giáo dục người dao động, tranh thủ người lầm đường, cô lập bọn phản động, đánh đổ bọn gian ác.

<i>Lực lượng DQDK tích cực, chủ động hỗ trợ, hướng dẫn nhândân xây dựng ấp, xã chiến đấu mạnh. Chỉ thị số 54/BQS của Ban</i>

Quân sự Miền (20-6-1962) chỉ đạo lực lượng DQDK luôn phải bám sát nhân dân trong mọi tình huống, tuyệt đối khơng được tách khỏi quần chúng nhân dân. Tích cực xây dựng được càng nhiều ấp, xã chiến đấu thì chống địch càng có hiệu quả. Hội nghị DQDK toàn Miền lần thứ nhất (11-1962) chỉ ra những tiêu chí xã chiến đấu mạnh: vừa phịng ngự tốt, vừa tấn cơng tốt, phát triển cả ba mặt chính trị, vũ trang và binh vận. Hội nghị DQDK toàn Miền lần thứ hai (5-1964) chỉ đạo lấy xây dựng ấp chiến đấu làm cơ sở để xây dựng xã chiến đấu mạnh.

<i><b>2.3.3. Phối hợp tác chiến với bộ đội chủ lực,bộ đội địa phương</b></i>

<i>Trong đánh phá giao thông. Hội nghị DQDK Nam Bộ lần thứ</i>

nhất (11-1962) chỉ đạo đánh phá nhằm cắt đứt, làm tê liệt tồn bộ các đường giao thơng địa phương, làm chủ từng phần trên các đường giao thông chiến lược. Chỉ thị về một số công tác quân sự trước mắt của Quân ủy Miền (12-1962): khi địch tập trung đánh mạnh vào vùng căn cứ cần phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng tập trung và dân quân du kích, sử dụng chiến thuật du kích tiêu hao ngăn chặn địch bằng hầm chơng, mìn, lựu đạn gài, phá hoại đường xá.. Hội nghị DQDK toàn Miền lần thứ hai (5-1964) chỉ đạo phát động phong trào phá hoại giao thông mạnh mẽ và liên tục, tiêu hao, tiêu diệt địch, phá hoại đường sá, cầu cống. Phân công cụ thể cho từng xã phụ trách đánh phá từng con đường, đoạn đường.

<i>Phối hợp hoạt động tác chiến chống đối phương bình định,càn quét. Tại Hội nghị DQDK Nam Bộ lần thứ nhất (11-1962) chỉ</i>

đạo địch càn quét, ta phải chống càn quét, chống càn quét phải theo đường lối chiến tranh nhân dân, phải kết hợp ba thứ quân (BĐCL, BĐĐP và DQDK) trên thế xã, ấp chiến đấu để đánh địch. Hội nghị CTDK toàn Miền lần thứ hai (5-1964) chỉ đạo sử dung LLVT ba thứ

</div>

×