Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.79 MB, 39 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI</b>
<b>BÀI THẢO LUẬN</b>
<b>HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ LOGISTIC KINH DOANH </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>MỤC LỤC</b>
<b>MỞ ĐẦU... 2</b>
<b>CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ AMAZON VÀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP...3</b>
<b>1.1. Tổng quan về doanh nghiệp Amazon...3</b>
<b>1.2. Tổng quan về hoạt động logistics của Amazon...8</b>
<b>CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA AMAZON...12</b>
<b>2.6. Quản lý kho hàng và bao bì đóng gói...25</b>
<b>2.7. Mối liên kết giữa các hoạt động logistics tại doanh nghiệp...30</b>
<b>CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI AMAZON VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO DOANH NGHIỆP...33</b>
<b>3.1. Các lợi ích của hoạt động logistics...33</b>
<b>3.2. Đánh giá hoạt động logistics của doanh nghiệp...34</b>
<b>3.3. Giải pháp đề xuất...35</b>
<b>KẾT LUẬN... 37</b>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...38</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>MỞ ĐẦU</b>
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tồn cầu trong bối cảnh cơng nghệ số phát triển mạnh mẽ, Logistics giữ vị trí ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế hiện đại nói chung. Hoạt động Logistics được xem là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành. Doanh nghiệp nào xây dựng được hệ thống Logistics hiệu quả sẽ chiếm ưu thế và đứng vững hơn trên thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt hơn như hiện nay. Quản trị tốt hoạt động Logistics, doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí cho q trình sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng trong hệ thống kênh phân phối hàng hóa với hiệu quả chi phí cao nhất.
Trong số các cơng ty tồn cầu hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, Amazon đã trở thành một biểu tượng trong việc áp dụng và phát triển các hoạt động logistics tiên tiến. Với quy mô và quy trình phân phối hàng hóa đáng kinh ngạc, Amazon đã tạo ra một mạng lưới logistics vượt trội, giúp đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của hàng triệu khách hàng trên tồn cầu. Vì vậy, nhóm 2 đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích các hoạt động logistic tại doanh nghiệp Amazon” để phân tích và đánh giá các hoạt động logistics của Amazon, từ ưu điểm đến nhược điểm, cung cấp cái nhìn tổng quan về cách cơng ty này đã tận dụng công nghệ và quản lý để xây dựng một hệ thống logistics vượt trội.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ AMAZON VÀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦADOANH NGHIỆP</b>
<b>1.1.Tổng quan về doanh nghiệp Amazon</b>
1.1.1. Lịch sử hình thành <small>●</small> Những năm 1990
Công ty Amazon là một công ty đa quốc gia, được thành lập bởi Jeff Bezos vào ngày 5 tháng 7 năm 1994 tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ.
Ban đầu công ty được đặt tên là Cadabra.Inc, nhưng cái tên này đã được thay đổi khi người ta phát hiện ra rằng đôi khi mọi người nghe tên công ty thành "Cadaver" ("tử thi"). Tên gọi Amazon được chọn vì sơng Amazon là con sơng lớn nhất trên thế giới, gợi lên quy mô lớn, và cũng một phần vì nó bắt đầu bằng 'A' và do đó sẽ hiện lên đầu danh sách chữ cái. Logo Amazon có mũi tên từ A -> Z cũng thể hiện Amazon có thể cung cấp sản phẩm cho bạn từ “A->Z” mà khơng cần lo lắng gì.
Cơng ty khởi nghiệp khiêm tốn khi ban đầu chỉ bán sách trực tuyến. Sau đó, bắt kịp làn sóng đang lên đầu tiên trong giai đoạn huy hoàng của kỷ nguyên dot-com vào cuối những năm 1990, công ty tham gia kinh doanh âm nhạc, phim ảnh, đồ điện tử và đồ chơi.
<small>●</small> Những năm 2000
Vào năm 2005, Amazon cho ra mắt dịch vụ Amazon Prime, một dịch vụ đặc biệt dành riêng cho khách hàng, cho phép khách hàng được quyền truy cập vào thư viện với hàng ngàn bộ phim, ảnh, chương trình truyền hình. Bên cạnh đó, dịch vụ này cung cấp tiện ích hỗ trợ giao hàng miễn phí cho khách hàng trong hai ngày và trong phạm vi của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, dịch vụ trang web của Amazon cũng được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Nền tảng điện tốn đám mây tồn diện hay dịch vụ Amazon Web Services (AWS) dịch vụ để hỗ trợ cũng như cung cấp các dịch vụ trực tuyến trên web và ứng dụng ở phía khách hàng. Amazon Elastic Compute Cloud (EC2) và dịch vụ lưu trữ dữ liệu (S3) là những dịch vụ cực kỳ quan trọng của công cty.
Đặc biệt, Amazon đã cho ra mắt sách điện tử Kindle vào năm 2007. Tính năng này ra mắt giúp khách hàng, mua và đọc sách điện tử, tạp chí và bài báo từ Kindle Store. <small>●</small> Từ năm 2010 cho đến nay
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Amazon đã phát triển máy tính bảng đầu tiên của cơng ty là Kindle Fire vào năm 2011 tiếp đó là Amazon Fire TV Stick, đây là những dạng thiết bị trực tuyến đa phương tiện, vào năm 2014.
Năm 2015, Amazon đã vượt qua Walmart trở thành nhà bán lẻ có giá trị nhất tại Hoa Kỳ tính theo giá trị vốn hóa thị trường. Vào năm 2017, Amazon đã mua lại Whole Foods Market với giá 13,4 tỷ đô la, điều này đã làm tăng đáng kể sự hiện diện của Amazon với tư cách là một nhà bán lẻ truyền thống. Năm 2018, Bezos tuyên bố rằng dịch vụ giao hàng trong hai ngày của họ, Amazon Prime, đã có trên 100 triệu người đăng ký trên toàn thế giới.
1.1.2. Đặc điểm sản phẩm/dịch vụ
- Các sản phẩm ln có tính sáng tạo hợp với xu hướng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Amazon liên tục đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, chẳng hạn như Alexa, Echo, Fire TV, Kindle, Prime Video, AWS,...
- Tính tiện lợi và dễ tiếp cận của sản phẩm dịch vụ. Amazon giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm, mua hàng và tận hưởng sản phẩm và dịch vụ của mình cả hình thức trực tuyến và trực tiếp. Khách hàng có thể hưởng lợi từ các tính năng như đánh giá, mua hàng 1-Click, gợi ý cá nhân hóa, thành viên Prime và giao hàng nhanh.
- Các sản phẩm có tính bền vững và trách nhiệm. Amazon nỗ lực làm cho sản phẩm và dịch vụ của mình thân thiện hơn với mơi trường, chẳng hạn như sử dụng năng lượng tái tạo, giảm lượng rác thải bao bì và hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn.
Một số sản phẩm và dịch vụ phổ biến của Amazon:
<b>Bán lẻ</b>
<small>●</small> Amazon Marketplace: Cho phép các nhà bán lẻ được phép bán trực tiếp trên Amazon và cung như bán và mua sản phẩm của Amazon.
<small>●</small> Zappos: Amazon mua lại công ty Zappos vào năm 2009. Đây là một cửa hàng trực tuyến về quần áo bao gồm các thương hiệu lớn như: Nike, Sperry, Adidas, Uggs.
<small>●</small> Amazon Fresh: Dịch vụ giao và nhận hàng tại các tạp hố của Amazon hiện đã có khoảng hai chục chi nhánh trên Hoa Kỳ và một số địa điểm ở quốc gia khác.
<small>●</small> Merch by Amazon: Đây là dịch vụ mà Amazon cho phép người dùng tạo các thiết kế về in áo miễn phí trên trang web của Amazon. Khi đó Amazon sẽ thực hiện in áo và giao cho khách hàng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>Công nghệ tiêu dùng</b>
<small>●</small> Amazon Kindle: Đây là một dịch vụ cho phép người dùng đọc và mua sách điện tử, bài báo, tạp chí trên trang web từ Kindle Store.
<small>●</small> Amazon Fire tablet: Đây là một máy tính bảng trước kia được gọi với cái tên là Kindle Fire là máy tính bảng Fire nổi tiếng của Amazon và sẵn sàng cạnh tranh với Ipad và Apple.
<small>●</small> Amazon Alexa: là trợ lý giọng nói từ xa của Amazon được hỗ trợ bởi công nghệ AI để hỗ trợ người dùng.
<small>●</small> Amazon Echo: là một trong những thiết bị thông minh được trang bị loa và kết nối với Alexa. Amazon Echo thực hiện một số tiện ích như thời tiết, tạo danh sách mua sắm hoặc kiểm soát các sản phẩm.
<b>Dịch vụ đăng ký</b>
<small>●</small> Amazon Prime: Là dịch vụ đăng ký thành viên cho phép thành viên hoạt động trên trang web.
<small>●</small> Twitch Prime: đây là một dạng dịch vụ đăng ký thành viên hàng tháng, Twitch Prime là một công ty con của Amazon Prime.
<small>●</small> Amazon Music Prime: là một dịch vụ cung nhấp nhạc miễn phí được Amazon dành riêng cho thành viên Amazon Prime.
<b>Nội dung kỹ thuật số</b>
<small>●</small> Amazon Pay: là một nền tảng giao dịch trực tuyến trên trang web. Amazon Pay cho phép sử dụng tài khoản trên trang của Amazon để thanh toán.
<small>●</small> Amazon Music Unlimited: Đây là dạng dịch vụ cung cấp nhạc cao cấp của Amazon có giá $8.99/tháng áp dụng cho thành viên Prime và còn lại là $9.99 dành cho những người không phải thành viên Prime.
<small>●</small> Kindle Store: Là một cửa hàng trực tuyến bán lẻ thuộc Amazon, Kindle Store cung về sách điện tử hoặc các thiết bị khác.
<small>●</small> Amazon Appstore for Android: Đây là kho ứng dụng cũng như dữ liệu được dành riêng cho người dùng hệ điều hành Android cho phép người dùng tải các trò chơi hoặc ứng dụng nào người dùng muốn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><small>●</small> S3: Là một loại lưu trữ dựa trên đám mây, được mở rộng trong Amazon. Các tệp này được gọi là đối tượng của một nhóm trong S3.
<small>●</small> Amazon Simple Queue Service (SQS): là một dịch vụ web cung cấp cho bạn quyền truy cập vào hàng đợi tin nhắn có thể được sử dụng để lưu trữ tin nhắn trong khi chờ máy tính xử lý chúng.
<small>●</small> Amazon EC2: Là các dạng hỗ trợ cung cấp các dịch vụ mở rộng khả năng tính tốn thay đổi kích thước trong AWS. Người dùng có thể chạy các máy chủ hoặc máy tính ảo.
<small>●</small> Amazon S3 Glacier: là dịch vụ lưu trữ chi phí thấp và cần đến thời gian lâu hơn để truy xuất dữ liệu. Nó cung cấp 2 dạng đó là cung cấp dữ liệu và sao lưu dữ liệu.
<small>●</small> AWS Identity and Access Management (IAM): IAM thường là cung cấp các bảo mật thông tin người dùng và các tài nguyên quan trọng
<b>Dịch vụ của Amazon</b>
<small>●</small> Amazon Sagemaker: là một dịch vụ toán học đám mây được xây dựng để quản lý các tài nguyên quan trọng.
<small>●</small> Amazon Lex: Dịch vụ này để xây dựng giao diện trò chuyện vào bất kỳ ứng dụng nào sử dụng giọng nói và văn bản được cung cấp bởi công nghệ tương tự như Alexa.
<small>●</small> Amazon Polly: là một dịch vụ chuyển văn bản thành giọng nói. Amazon Polly sử dụng cơng nghệ deep learning để chuyển văn bản thành giọng nói.
<small>●</small> Amazon Rekognition: Là một dịch vụ phân tích và định dạng khn mặt sử dụng thuật tốn học sâu để xử lý hình ảnh và trích xuất thơng tin từ chúng.
<small>●</small> AWS Deeplens: là các máy quay video được lập trình dựa trên các cơng nghệ AI.
<small>●</small> Amazon Transcribe: là một dịch vụ cực kỳ hiệu quả, khi nó được sử dụng với khả năng chuyển từ giọng nói thành văn bản cực kỳ chính xác và nó được sử dụng với các công nghệ tiên tiến.
1.1.3. Các hoạt động kinh doanh nổi bật
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Giai đoạn 2010 - 2022, chứng kiến sự phát triển vô cũng mạnh mẽ của Amazon khi doanh thu của công ty này đã tăng từ 34.2 tỷ USD (2010) lên mức 513.98 tỷ USD vào năm 2022. Đây được coi là sự phát triển thần tốc nhờ những chiến lược hợp lý của các nhà lãnh đạo. Sau sự phát triển tương đối ổn định trong giai đoạn đầu từ 2010 đến 2017, cơng ty này đã có nhưng bước tiến mạnh mẽ trong doanh thu. Năm 2020 dưới tác đô …ng của đại dịch Covid-19, thương mại điê …n tử trở thành mô …t trong những phương thức mua sắm được người tiêu dùng ưa chuô …ng nhất. Tâ …n dụng thời cơ đó, năm 2020 là năm mà doanh nghiê …p có được doanh thu tăng ở mức kỉ lục hơn 100 tỷ USD. Và điều này tiếp tục được duy trì trong năm 2021 khi doanh thu đạt xấp xỉ 83 tỷ USD. Tuy nhiên đến năm 2022, doanh thu của Amazon bị giảm xuống chỉ còn khồng 44 tỷ USD ngun nhân có thể là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, người dân cắt giảm chi tiêu sau đại dịch.
Kể từ khi thành lâ …p, cơng ty đã đa dạng hóa các loại hình kinh doanh của mình bằng việc thâm nhập thị trường mới với các sản phẩm mới. Amazon đã đa dạng hóa sang nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như điện tốn đám mây (Amazon Web Services), trí tuệ nhân tạo (Alexa AI), xe tự hành (Zoox), Internet vệ tinh (Kuiper Systems), R&D phần cứng máy tính (Amazon Lab126), nhà thơng minh bảo mật (Ring), nền tảng phát trực tiếp (Twitch), cơ sở dữ liệu phim (IMDb), hãng phim (MGM Holdings) và chuỗi cửa hàng tạp hóa hữu cơ (Whole Foods Market).
Trong 2020 và 2021, “Người khổng lồ thương mại điện tử” của M‡ đã tăng gần gấp đôi lượng nhân viên, đồng thời dồn lợi nhuận cho việc mở rộng hoạt động và thử nghiệm những ý tưởng mới. Tính tới cuối năm 2019, Amazon có khoảng 798.000 nhân viên. Đến cuối năm 2021, con số này tăng lên 1,6 triệu người trở thành mô …t trong những công ty có số lượng nhân viên lớn nhất trên thế giới.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Đến nay, Amazon là công ty tư nhân lớn thứ hai ở Hoa Kỳ và là một trong những cơng ty có giá trị nhất thế giới. Hơn thế nữa, đây còn là một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới nằm trong nhóm Big Four cùng với Google, Apple và Facebook.
<b>1.2.Tổng quan về hoạt động logistics của Amazon</b>
1.2.1. Mục tiêu logistics <small>●</small> <b>Mục tiêu dịch vụ: </b>
Sự sẵn có của hàng hóa: Hệ thống kho hàng của Amazon gồm 6 kho hàng quy mô lớn, mỗi kho hàng trị giá tới 50 triệu đơla. Với 175 kho hàng hiện đại trên tồn thế giới, trong đó có tới 64 kho rải khắp Hoa Kỳ, sẵn sàng để phục vụ mọi cú click chuột mua sản phẩm của người dùng.
Tốc đô cung ứng: Giao hàng nhanh hơn và rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh.… Amazon sử dụng các công nghệ và phương pháp khác nhau để tối ưu hóa mạng lưới giao hàng của mình, chẳng hạn như máy bay khơng người lái, phân tích dự đốn, Amazon Flex và Amazon Air 1.
Cung cấp thơng tin nhanh chóng, chính xác: Amazon cung cấp các tính năng như đánh giá của khách hàng, mua hàng 1-Click, gợi ý cá nhân hóa, thành viên Prime và giao hàng nhanh để giúp khách hàng dễ dàng và thuận tiện tìm, mua và tận hưởng sản phẩm và dịch vụ của mình.
<small>●</small> <b>Mục tiêu chi phí: </b>
Chi phí vận chuyển và hồn thành đơn hàng là hai khoản chi phí lớn nhất cho cơng ty, chiếm hơn 25% doanh thu rịng của cơng ty. Để giảm bớt chi phí này, Amazon đã đầu tư vào dịch vụ giao hàng riêng của mình, Amazon Logistics, cũng như vào các công nghệ như máy bay không người lái, robot và trí tuệ nhân tạo. Amazon cũng sử dụng việc đặt kho hàng một cách chiến lược để đảm bảo rằng hàng hóa đã ở gần khi khách hàng đặt hàng, điều này giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển. Bằng cách trở thành nhà điều hành logistics từ đầu đến cuối của chính mình, Amazon hy vọng sẽ có được nhiều quyền kiểm sốt hơn về trải nghiệm của khách hàng và tăng lợi thế cạnh tranh trong ngành thương mại điện tử.
🡪 Amazon quan tâm cả mục tiêu chi phí và mục tiêu dịch vụ của mình. Nhờ đầu tư và phát triển khoa học cơng nghệ, ứng dụng cơng nghệ thơng tin, trí tuệ nhân tạo, robot, dữ liệu lớn… trong hoạt động logistics của doanh nghiệp, Amazon có thể thực hiện tốt cả hai mục tiêu chi phí và dịch vụ.
1.2.2. Chiến lược logistics
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Amazon có một chiến lược logistics (quản lý chuỗi cung ứng và vận chuyển) rất mạnh mẽ và đổi mới, đóng vai trị quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành thương mại điện tử. Dưới đây là một số chiến lược logistics quan trọng của Amazon:
- Chiến lược tối thiểu hóa chi phí:
<small>●</small> Tối ưu hóa q trình vận chuyển và giao hàng: Amazon sử dụng hệ thống vận chuyển riêng và thuê hợp đồng vận chuyển để tối ưu hóa việc giao hàng. Họ cũng đầu tư vào dự án như "Amazon Prime Air" để giảm thời gian giao hàng và tối ưu hóa chi phí vận chuyển.
<small>●</small> Linh hoạt trong quản lý tồn kho: Amazon có một hệ thống thông minh để quản lý tồn kho. Họ sử dụng dữ liệu và học máy để dự đoán nhu cầu của khách hàng và điều hành tồn kho một cách hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ tồn kho dư thừa.
<small>●</small> Hệ thống trung tâm phân phối (fulfillment centers): Amazon xây dựng một mạng lưới các trung tâm phân phối trên toàn thế giới, giúp họ tiết kiệm chi phí vận chuyển và lưu trữ hàng hóa gần khách hàng.
<small>●</small> Giảm thiểu chi phí lao động: Amazon đã đầu đầu tư vào cơng nghệ tự động hóa trong q trình đóng gói và giao hàng để giảm thiểu chi phí lao động.
- Chiến lược cải tiến dịch vụ của Amazon:
<small>●</small> Sáng tạo sản phẩm và dịch vụ mới: Amazon không ngừng phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và duy trì sự thú vị. Ví dụ, họ đã phát triển dịch vụ Amazon Prime, Amazon Echo, Amazon Web Services (AWS), và nhiều dự án khác.
<small>●</small> Phát triển công nghệ: Amazon đầu tư mạnh vào cơng nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, học máy, và thị giác máy tính. Điều này giúp họ cải tiến quy trình kinh doanh và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông minh hơn.
<small>●</small> Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng: Amazon tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm khách hàng. Họ cải tiến giao diện trang web và ứng dụng di động, giúp khách hàng tìm kiếm và mua sắm một cách dễ dàng. Họ cũng tối ưu hóa quy trình thanh tốn và giao hàng để làm cho trải nghiệm mua sắm trực tuyến trở nên nhanh chóng và thuận tiện.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><small>●</small> Tự động hóa quy trình: Amazon sử dụng tự động hóa để cải tiến quy trình đóng gói, giao hàng và lưu trữ hàng hóa. Điều này giúp họ giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa hiệu suất.
<small>●</small> Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ: Amazon liên tục mở rộng hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ của họ, từ sản phẩm điện tử đến thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng, tạo nhiều cơ hội cho khách hàng tiếp cận nhiều dịch vụ trong một nơi. - Chiến lược phối hợp (Collaboration Strategy)
<small>●</small> Đối tác và nhà cung cấp: Amazon hợp tác mật thiết với nhiều đối tác và nhà cung cấp để cung cấp hàng hóa và dịch vụ đa dạng. Họ tạo ra các mối quan hệ đối tác chiến lược để đảm bảo rằng họ có quyền truy cập vào sản phẩm và dịch vụ mới, giúp họ mở rộng lựa chọn cho khách hàng.
<small>●</small> Hệ thống vận chuyển và giao hàng: Amazon hợp tác với nhiều công ty vận chuyển và dịch vụ giao hàng để đảm bảo rằng họ có khả năng cung cấp giao hàng nhanh chóng và hiệu quả. Điều này bao gồm cả hợp tác với các công ty vận chuyển bên ngoài và phát triển dịch vụ giao hàng riêng.
<small>●</small> Amazon Marketplace: Amazon cho phép các người bán độc lập tham gia vào Amazon Marketplace để bán hàng trên nền tảng của họ. Điều này tạo ra một môi trường hợp tác, cho phép nhiều doanh nhân và nhà bán lẻ khác nhau tham gia và cung cấp hàng hóa trên trang web của Amazon.
<small>●</small> Hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ: Amazon phát triển một hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ đa dạng, từ sản phẩm điện tử đến dịch vụ âm nhạc và phim ảnh, để tạo ra một hệ sinh thái đa chiều và tạo cơ hội cho hợp tác và tương tác giữa các phần khác nhau của tập đoàn.
<small>●</small> Dự án phát triển cộng đồng: Amazon thường hợp tác với các cộng đồng địa phương và quốc tế để tạo ra các dự án phát triển xã hội và môi trường. Điều này thể hiện cam kết của họ đối với việc xây dựng các quan hệ bền vững với các cộng đồng. - Chiến lược phản ứng nhanh
<small>●</small> Giao hàng nhanh chóng: Một phần quan trọng của chiến lược phản ứng nhanh của Amazon là khả năng cung cấp giao hàng nhanh chóng. Họ đã phát triển dịch vụ như Amazon Prime và Amazon Prime Now để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giao hàng cùng ngày và trong vài giờ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><small>●</small> Linh hoạt trong quản lý tồn kho: Amazon có khả năng tùy chỉnh tồn kho và phân phối hàng hóa tùy theo nhu cầu. Họ có khả năng điều chỉnh lựa chọn sản phẩm và vị trí kho để đáp ứng sự biến đổi trong nhu cầu của khách hàng.
<small>●</small> Thực hiện thử nghiệm và đánh giá: Amazon thường thực hiện thử nghiệm và đánh giá các dự án mới nhanh chóng. Họ dựa vào dữ liệu và phản hồi từ khách hàng để điều chỉnh và cải thiện các dự án.
<small>●</small> Sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy: Amazon sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để tối ưu hóa các khía cạnh của kinh doanh, từ dự đốn nhu cầu của khách hàng đến tối ưu hóa tồn kho và quản lý chuỗi cung ứng.
🡪 Chiến lược logistics của Amazon không chỉ tập trung đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và tăng cường trải nghiệm mua sắm của khách hàng mà còn giúp họ kiểm sốt chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động. Amazon theo đuổi cả hai mức độ ưu tiên chi phí và dịch vụ để tạo ra một cơ hội cạnh tranh mạnh mẽ, phục vụ một đa dạng khách hàng và sản phẩm, thúc đẩy sáng tạo và mở rộng quy mô kinh doanh của họ. Điều này đã giúp Amazon trở thành một trong những công ty hàng đầu trong ngành thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><b>CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA AMAZON2.1. Dịch vụ khách hàng</b>
Amazon cung cấp một loạt các dịch vụ khách hàng để hỗ trợ người mua và người bán trên nền tảng của họ. Dưới đây là một số dịch vụ khách hàng chính tại Amazon:
<small>●</small> Dịch vụ khách hàng qua điện thoại: Amazon cung cấp số hotline để người dùng có thể gọi để được hỗ trợ về các vấn đề như đặt hàng, trả hàng, hoặc hỏi về sản phẩm. Khách hàng có thể liên hệ và nhận sự hỗ trợ bất kỳ lúc nào, ngay cả trong trường hợp khẩn cấp. Điều này tạo sự thuận tiện và an toàn cho người mua.
<small>●</small> Trang web hỗ trợ khách hàng: Amazon có một trang web hỗ trợ khách hàng với hướng dẫn và câu hỏi thường gặp để giúp người dùng giải quyết các vấn đề cơ bản.
<small>●</small> Trò chuyện trực tuyến: Amazon cho phép người dùng trò chuyện trực tuyến với nhân viên hỗ trợ khách hàng để đặt câu hỏi và nhận sự hỗ trợ ngay lập tức.
<small>●</small> Email hỗ trợ: Người dùng có thể liên hệ với Amazon qua email để được hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến tài khoản, đơn hàng, hoặc sản phẩm.
<small>●</small> Trung tâm trợ giúp: Amazon cung cấp một trung tâm trợ giúp trực tuyến với các tài liệu và hướng dẫn chi tiết về việc sử dụng nền tảng của họ. Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm, xem và đặt hàng; nhiều thông tin về sản phẩm, nhiều bài bình luận, đánh giá, nhiều gợi ý, giới thiệu.
<small>●</small> Chính sách đổi/trả hàng linh hoạt: Amazon có chính sách đổi/trả hàng linh hoạt để giúp người mua trả lại hoặc đổi sản phẩm nếu họ khơng hài lịng với đơn hàng của mình, tạo ra sự tự tin trong việc mua sắm.
<small>●</small> Dịch vụ bảo hành và sửa chữa: Nếu bạn mua sản phẩm từ Amazon và cần dịch vụ bảo hành hoặc sửa chữa, họ cũng có thể giúp bạn liên hệ với nhà sản xuất hoặc đơn vị bảo hành.
<small>●</small> Dịch vụ cho người bán: Không chỉ quan tâm đến khách hàng mua sắm, Amazon cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán, bao gồm quản lý cửa hàng trực tuyến, hướng dẫn về việc bán hàng, và hỗ trợ về vấn đề k‡ thuật, giúp họ quản lý cửa hàng và cung cấp sản phẩm một cách hiệu quả.
Ngồi thực hiện những chính sách, hoạt động nhằm đáp ứng tốt độ tin cậy trong dịch vụ khách hàng, Amazon cũng không ngừng cải tiến, đưa ra những giải pháp để đáp ứng
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">về thời gian. Cuối tháng 5/2015, Amazon đã cho ra mắt dịch vụ Amazon Prime - cho phép khách hàng đặt mua và nhận hàng ngay trong ngày. Với hệ thống trung tâm xử lý đơn hàng cùng hoạt động vận chuyển hiệu quả, doanh nghiệp đã không ngừng cố gắng rút ngắn thời gian giao hàng, mang tới cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.
Nền tảng cho sự thành công của Amazon là “Lấy khách hàng làm nền tảng”. Lắng nghe khách hàng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng”. Amazon luôn không ngừng nỗ lực để làm hài lịng đối tượng khách hàng của mình:
<small>●</small> Khơng ngừng cải tiến website: Amazon tiêu tốn hàng triệu đô và hàng trăm giờ lao động để tìm ra vấn đề và hướng giải quyết nhằm giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn với Amazon. Đồng thời Amazon ln cố gắng duy trì mối quan hệ đối với khách hàng và ln có những cuộc điều tra ngầm. Amazon luôn cố gắng để giữ chân những khách hàng trung thành, người sẵn sàng chi trả thêm vài đô đối với những khách hàng mới bằng cách liên tục xin lỗi cho việc chênh lệch giá và luôn cố gắng cập nhật thông tin mới và thúc đẩy wesbite vốn đã nổi tiếng của họ phát triển hơn.
<small>●</small> Ý kiến của khách hàng: Amazon.com làm được nhiều hơn là chỉ nói trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Mỗi sản phẩm đều có phần nhận xét của khách hàng, và khách hàng có thể đánh giá sản phẩm theo thang điểm từ 1 đến 5. Thành viên của amazon cịn có thể tranh luận với nhau về một sản phẩm. Những ý kiến phản hồi không tốt về sản phẩm đều được tiếp thu cho phiên bản tiếp theo như DVD, VHD... Chính việc dễ dàng truy cập và được thể hiện tiếng nói của mình làm cho khách hàng hài lịng với Amazon.
<small>●</small> Q trình đặt hàng có tổ chức: Việc đặt hàng ở Amazon chưa bao giờ dễ dàng như thế. Trong chiến lược Marketing của amazon cho rằng “Khi bạn ghé thăm amazon.com, bạn chọn thứ bạn cần, bạn chỉ cần thực hiện 1 lần chi trả và quá trình đặt hàng kết thúc”. Hệ thống đơn giản giúp cho khách hàng cảm thấy việc mua bán trên mạng không khác nhiều so với quá trình mua bán ở các cửa hàng truyền thống.
Là công ty hàng đầu trong phục vụ khách hàng, làm vừa lịng khách hàng khơng chỉ là kim chỉ nam hoạt động của Amazon mà Jeff Bezos còn muốn tạo ra một cơng ty với văn hố doanh nghiệp là Customer obsessed (bị ám ảnh bởi khách hàng), thể hiện việc Amazon luôn lấy khách hàng làm xuất phát điểm cho mọi quyết định và ý tưởng sáng tạo.Tại Amazon, hoạt động của mọi bộ phận, hành động của từng nhân viên đều được điều chỉnh nhằm tối đa hóa mức độ hài lịng khách hàng, ngay cả khi điều đó khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí. Dịch vụ khách hàng đã trở thành triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Đặc biệt, nếu khách hàng khơng hài lịng về bất cứ điều gì thì có thể gửi mail trực tiếp cho CEO Jeff Bezos để than phiền. Sau khi nhận được email từ khách hàng, Jeff Bezos sẽ chuyển thông tin email đến người phụ trách liên quan cùng một dấu chấm hỏi “?”. Và trong vịng vài tiếng, người này phải có lời giải trình thỏa đáng. Điều này đã giúp tạo niềm tin và lòng trung thành của khách hàng: Amazon đã xây dựng một danh tiếng vững chắc trong việc cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc. Khách hàng tin tưởng vào khả năng của Amazon để giải quyết vấn đề của họ, và điều này thúc đẩy lòng trung thành và sự quay trở lại mua sắm. Đây là sự khác biệt trong dịch vụ khách hàng so với các đối thủ khác giúp Amazon duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành thương mại điện tử và thu hút hàng triệu khách hàng trên toàn cầu.
<b>2.2. Hệ thống thông tin</b>
2.2.1. Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning)
Amazon sớm đầu tư mạnh cho hệ thống ERP: Giữa năm 2001 và 2003, Amazon đã đầu tư 300.000$ vào việc xây dựng các trung tâm phân phối mới và trang bị phần mềm cho hệ thống thông tin. Amazon sử dụng hệ thống thông tin để nâng cao lợi nhuận và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Hệ thống thông tin của Amazon bao gồm cả ERP, SCM (quản trị chuỗi cung ứng), CRM (quản trị quan hệ khách hàng).
Amazon lựa chọn hệ thống ERP của Oracle: Bao gồm hệ cơ sở dữ liệu da-terabyte tích hợp tất cả các thơng tin liên quan đến đơn đặt hàng của khách hàng như lịch sử mua hàng, lơ hàng sản phẩm và hóa đơn, do đó cho phép sắp xếp các q trình thực hiện đơn hàng. Hệ thống ERP tự động hóa các bước của quá trình này bằng cách lấy đơn đặt hàng của khách hàng và xử lý chúng thành các hố đơn, cho phép Amazon đẩy nhanh q trình thực hiện đơn hàng, cải thiện khả năng hiển thị theo dõi đơn hàng và giảm bớt lỗi trong quá trình phân phối.
Từ năm 2008, Amazon sử dụng phần mềm ERP có tên là Phân tích hệ thống và phát triển chương trình (SAP - Systems Analysis and Program Development). Qua một cơ sở dữ liệu, hệ thống này giúp Amazon quản lý tài chính, nhu cầu kinh doanh logistics, nguồn nhân lực, quản lý đơn hàng và bán hàng, quản lý hàng tồn kho…
Giờ đây, Amazon trở thành nhà cung cấp dịch vụ nền tảng cho giải pháp ERP: Amazon.com là trường hợp điển hình trong ngành cơng nghiệp bán lẻ khi triển khai thành công ERP và cung cấp dịch vụ Amazon Web Services (AWS) - một dịch vụ cung cấp nền tảng cơ sở hạ tầng trên web có khả năng cung cấp các giải pháp điện toán đám mây ERP cho các khách hàng trên toàn thế giới. Ngay cả Infor là một trong 4 nhà cung cấp ERP hàng đầu thế giới cũng chọn sử dụng dịch vụ của AWS. Vì Amazon vận hành một mạng lưới khổng lồ của các trung tâm dữ liệu nằm trên tồn cầu, nên các ứng dụng có thể được triển khai từ các trung tâm dữ liệu gần nhất với vị trí của khách hàng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">2.2.2. Hệ thống CRM (Customer Relationship Management)
Hệ thống CRM của Amazon.com hoạt động hiệu quả thông qua các hoạt động one -to - one marketing (Marketing cá nhân hóa), có thể hiểu là việc cơng ty cung cấp nội dung cá nhân cho người nhận thông qua việc thu thập, phân tích dữ liệu và sử dụng cơng nghệ tự động hóa... để đưa ra thơng điệp chọn lọc, cá nhân hóa tới từng khách hàng.
Khi bạn muốn mua đồ tại Amazon, bạn sẽ phải thiết lập tài khoản cá nhân để bắt đầu hành trình mua sắm tại đây. Qua việc lập tài khoản cá nhân, Amazon sẽ theo dõi quá trình mua hàng của khách hàng, đồng thời nắm được lịch sử trình duyệt website của khách hàng. Với những thông tin này, Amazon dễ dàng xây dựng được những chiến lược marketing và email hiệu quả với nhu cầu của khách hàng. Ngồi ra, khách hàng có thể lưu trữ thơng tin thanh tốn chi tiết cùng thơng tin cá nhân trong tài khoản riêng của mình.
Một điều thú vị khác khi nhắc tới hệ thống CRM của Amazon là tính năng đề xuất sản phẩm liên quan. Đối với bất kỳ ai sử dụng nền tảng thương mại điện tử này thường liên tục nhận được đề xuất sản phẩm dựa trên những mặt hàng mà khách hàng đã mua hoặc có thể quan tâm. Dựa trên xu hướng tìm kiếm và lịch sử mua hàng của khách hàng thì Amazon sẽ đưa ra những gợi ý mua hàng khác nhau. Một điều trong hệ thống CRM của Amazon chính là thứ thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ.
Hệ thống CRM của Amazon đã đem lại những hiệu quả như sau:
<small>●</small> Bộ phận sale (bán hàng) đã rút ngắn vòng đời sản phẩm thành công. Amazon cũng nâng cao được định mức doanh thu trung bình theo từng nhân viên. Các nhà quản lý cũng đã theo dõi được giá trị trung bình của đơn hàng mà từng kinh viên kinh doanh đem về,
<small>●</small> Thời gian chờ đợi của khách hàng cũng được rút ngắn lại với hệ thống CRM.
<small>●</small> Bộ phận marketing có thể nâng cao được số lượng data đầu vào và ghi nhận phản hồi của khách hàng với các chiến dịch. Đồng thời, marketing cũng đánh giá được mức độ tiềm năng của khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi 1 cách hiệu quả.
<small>●</small> Bộ phận Customer Service (Chăm sóc khách hàng) cũng có thể nâng cao được hiệu suất phục vụ khách hàng, theo dõi được hiệu suất của từng nhân viên. Đồng thời, hệ thống CRM của Amazon cũng giúp nâng cao chỉ số hài lòng của khách hàng nhờ giảm thời gian phản hồi và giải quyết vấn đề.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><b>2.3. Quản trị mua </b>
Amazon đang đạt được tiến bộ đáng kể trong thị trường mua sắm điện tử B2B. Công ty đang tích cực mở rộng phạm vi hoạt động và hiện được kết nối với hơn 100 hệ thống mua sắm điện tử B2B. Chiến lược này đang tỏ ra thành cơng vì Amazon hiện đang được 55 trong số 100 cơng ty Fortune, 40% chính quyền địa phương đơng dân nhất và hơn 50% hệ thống bệnh viện lớn nhất ở Hoa Kỳ sử dụng.
Trong những năm qua, Amazon đã tạo ra một mạng lưới nhà cung cấp khổng lồ cung cấp các sản phẩm mà họ bán trên trang web của mình. Các nhà cung cấp có thể có đủ hình dạng, kích cỡ và có thể có trụ sở trên khắp thế giới. Amazon đã phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp của mình để cung cấp nhiều loại sản phẩm cho khách hàng. Trong một số trường hợp, Amazon tự sản xuất sản phẩm của mình. Amazon làm điều này để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm độc đáo mà họ khơng thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.
Người bán cá nhân, doanh nghiệp và nhà sản xuất bán hàng tồn kho của họ cho Amazon với giá bán bn. Sau đó, Amazon Vendor Central trao cho Amazon quyền sở hữu hàng tồn kho của người bán được tiếp thị và bán cho khách hàng trên trang web của họ. Phần lớn các mặt hàng được bán trên Amazon đến từ người bán bên thứ ba. Người bán bên thứ ba là cá nhân hoặc doanh nghiệp bán sản phẩm thơng qua trang web Amazon. Một ví dụ về điều này là Amazon sẽ trả trước cho người bán sản phẩm của họ. Amazon sau đó sẽ xử lý phần còn lại bao gồm cả việc nhập khẩu sản phẩm. Điều này cho phép Amazon kiểm soát luồng hàng tồn kho của mình. Ngồi ra, nó sẽ cung cấp cho Amazon quyền truy cập trực tiếp vào tình trạng sản phẩm của bạn và chi phí sản xuất chúng. Do đó, họ có thể dán nhãn sản phẩm của riêng mình và cạnh tranh với những người bán khác trên nền tảng.
Bên cạnh đó, Amazon đã số hóa hoạt động mua sắm của mình. Doanh nghiệp đang xây dựng một hệ thống tự động mời thầu, đánh giá phản hồi và tạo hợp đồng. Việc nhập và phân loại dữ liệu sẽ trở nên tiên tiến hơn rất nhiều khi hệ thống thông minh thực hiện các giao dịch một cách độc lập.
Sự tiến bộ về công nghệ như vậy, tự động hóa các phần quan trọng của quy trình do con người thực hiện theo cách truyền thống nhấn mạnh sự cần thiết của các chuyên gia thu mua phải đổi mới và định hướng lại vai trị của họ trong chuỗi giá trị tìm nguồn cung ứng và thu mua. Các công nghệ mới đang chiếm ưu thế và giảm bớt sự can thiệp của con người, trong đó con người giải quyết được những trường hợp ngoại lệ khó nhất và hiếm gặp nhất trong quy trình.
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><b>2.4. Quản trị dự trữ</b>
<b>● Chiến lược dự trữ kết hợp kéo và đẩy</b>
Amazon được chuyên gia đánh giá là một trong những công ty kết hợp tài tình cả chiến lược kéo và chiến lược đẩy trong kinh doanh. Với các sản phẩm được dự đốn có nhu cầu thu mua cao được "đẩy" tới các kho hàng của Amazon nằm gần khu vực đơ thị.
Ngồi ra, Amazon cịn "kéo" nhu cầu thực tế của thị trường vào hàng triệu sản phẩm được cung cấp bởi các đối tác bán hàng bên thứ 3. Phối hợp hài hòa giữa giá thành thấp của "đẩy" do sản xuất hàng loạt, và mức độ thỏa mãn cao của "kéo" do nhu cầu khách hàng luôn được đáp ứng, Amazon trở thành nơi mua sắm đầu tiên mà mọi người nghĩ đến.
<b>● Quản lý hàng tồn kho tinh gọn (Lean inventory management)</b>
Quản lý hàng tồn kho tinh gọn là một mơ hình hoạt động mà Amazon áp dụng để duy trì có đủ lượng hàng tồn kho tối thiểu để đáp ứng nhu cầu. Bí quyết của mơ hình này nằm ở việc dự báo và cân bằng mức tồn kho, vì việc đóng băng q nhiều hàng tồn kho sẽ gây tổn hại cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Để tinh chỉnh hoạt động quản lý chuỗi cung ứng cũng như số lượng hàng hóa trong kho để phù hợp với nhu cầu, Amazon đã sử dụng những phần mềm dựa trên AI, công ty Amazon AWS đã triển khai các công nghệ xử lý dữ liệu, liên quan đến các công nghệ Blockchain, điện toán đám mây,...
<b>● Hàng tồn kho do nhà cung cấp quản lý (Vendor Managed Inventory)</b>
Nhà cung cấp quản lý hàng trong kho (VMI) là việc hoạch định và tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong đó nhà cung cấp chịu trách nghiệm về mức độ tồn kho của nhà bán lẻ. Nhà cung cấp được tiếp cận với các dữ liệu về hàng hóa trong kho cũng như dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp để chịu trách nghiệm điều phối các đơn đặt hàng, giao hàng và lên kế hoạch tồn kho cho doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là Amazon giảm thiểu được thời gian họ sử dụng để quản lý hàng tồn kho đồng thời đảm bảo hàng hóa trong kho ln có sẵn ở mức phù hợp, cho phép Amazon tập trung vào các lĩnh vực khác như vận chuyển, trả lại hàng, xử lý thanh toán,...
<b>● Sử dụng kho hàng thuộc sở hữu của riêng doanh nghiệp </b>
Có rất nhiều nhà bán lẻ, cả truyền thống lẫn trực tuyến, không vận hành kho hàng của riêng mình. Mặc dù họ có thể có kho riêng nhỏ nhưng các sản phẩm chính của họ vẫn được lưu trữ trong kho mà họ thuê. Trong trường hợp này, để thực hiện đơn đặt hàng, các
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">công ty vận tải bên thứ ba sẽ vận chuyển hàng hóa cho khách hàng hoặc cho các cửa hàng bán lẻ của công ty.
Tuy nhiên đối với Amazon, họ lưu trữ phần lớn những thứ họ bán tại kho của mình và cả những mặt hàng mà các doanh nghiệp khác bán trên nền tảng Amazon. Nói cách khác, cơng ty đang sở hữu và quản lý một lượng không gian khổng lồ, vào cuối năm 2018, Amazon sở hữu diện tích lên đến 288 triệu thước vuông (square feet), bao gồm cả khơng gian nhà kho. Nhưng có một số hoạt động mà Amazon vẫn hợp tác với các 3PL để tăng hiệu quả hoạt động của nhà kho.
Điều khiến Amazon chọn phương án này chính là họ đặt trọng tâm vào khả năng mở rộng và sự hài lòng của khách hàng. Ngay từ đầu, Amazon đã hiểu rằng một trong những thách thức lớn nhất đối với thương mại điện tử là mong muốn của người tiêu dùng, họ muốn có được sản phẩm ngay lập tức, giống như cách người tiêu dùng có thể làm được đối với cửa hàng truyền thống. Chính vì vậy, Amazon rất tập trung vào phát triển kho riêng của mình nhằm tăng khả năng kiểm sốt, tính linh hoạt nghiệp vụ lên mức tối đa.
<b>2.5. Quản trị vận chuyển</b>
2.5.1. FBM (Fulfillment By Merchant - DropShipping) 2.5.1.1 Khái niệm
Đây là hình thức bán hàng trên Amazon mà người bán sẽ tự quản lý quy trình sản xuất, vận chuyển của các đơn hàng. Thay vì phải chi một khoản cho các loại phí dịch vụ và chuyển hàng đến Amazon thì với hình thức FBM, người bán sẽ tự xử lý đơn hàng và giao đến tận tay khách hàng. Amazon sẽ không đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển 2.5.1.2 Ưu và nhược điểm đối với người bán hàng
- Lợi nhuận biên cao: Người bán không phải trả cho Amazon bất kỳ chi phí phát sinh khác như phí hồn thiện đơn hàng, phí lưu kho hàng tháng...
- Cơ hội mở rộng kinh doanh: Người bán cũng khơng bị tăng chi phí vận hành trả cho Amazon khi mở rộng kinh
- Tăng rủi ro: Các nhà bán hàng FBM phải chịu rủi ro hàng hóa bị hư hỏng hoặc thất lạc trong quá trình vận chuyển.
- Người bán phải tự đầu tư kho bãi để chứa hàng tốn khá nhiều chi phí và thời gian.
- Người bán phải tự đóng gói và kiểm sốt đơn hàng của mình. Vấn đề này khá phức tạp vì khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nếu có đơn hàng, đóng gói và vận chuyển đến tay khách hàng
</div>