Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Bài tập lớn học phần pháp luật việt nam đại cương đề tài nhận diện hợp đồng lao động theo bộ luật lao động năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 36 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢTHỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>CHƯƠNG I. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019...3</b>

<b>1.1. Khái niệm hợp đồng lao động...3</b>

<i><b>1.1.1. Hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động năm 2012</b></i><b>...3</b>

<i><b>1.1.2. Hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động năm 2019...5</b></i>

<b>1.2. Các yếu tố để nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019...6</b>

<b>1.3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động...11</b>

<i><b>1.3.1 Nguyên tắc thứ nhất: Tự nguyện bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực121.3.2 Nguyên tắc thứ hai: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội...13</b></i>

<b>1.4. Vấn đề thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động...16</b>

<b>CHƯƠNG II. NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT...20</b>

<b>2.1. Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc...21</b>

<b>2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp...22</b>

<b>2.3. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành...26</b>

<b>SƯU TẤM ÁN...29</b>

<b>PHẦN KẾT LUẬN...31</b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...32</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài</b>

Lao động là một điều không thể thiếu đối với xã hội, là cơ sở đầu tiên để loài người tồn tại, phát triển và tiến bộ. Lao động giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống và là động lực cho sự phát triển khơng ngừng của xã hội. Có thể thấy, lao động đã, đang và sẽ ln đóng vai trị quan trọng đối với đời sống của con người.

Khi xã hội đang ngày càng phát triển, thì sự phân hóa, phân cơng lao động xảy ra ngày càng sâu sắc hơn, làm cho quan hệ lao động ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và không ngừng biến động. Tuy nhiên tồn tại song song với đó là những vấn đề vơ cùng phức tạp, nó ln tiềm ẩn những mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp trong mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động với nhau. Với mục tiêu xây dựng mối quan hệ lao động bình đẳng, pháp luật lao động đã ban hành những quy định về hợp đồng lao động, thỏa thuận với nhau một cách linh hoạt, tự nguyện các điều khoản, nhằm bảo vệ toàn diện quyền và lợi ích hợp pháp của chính người lao động, người sử dụng lao động, cũng như để nhà nước quản lý các quan hệ lao động trên phạm vi cả nước. Nếu một trong hai bên thực hiện khơng đúng với hợp đồng thì bên cịn lại có thể sử dụng hợp đồng lao động để làm căn cứ pháp lý cho việc khởi kiện. Từ đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân mình. <small>1</small>

Vậy nên, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài thuộc lĩnh vực pháp luật lao động, với đối tượng nghiên cứu là hợp đồng lao động, cùng với những quy định mới về hợp đồng lao động đã được pháp luật ban hành trong Bộ luật Lao động năm 2019 của Việt Nam, đó là “Nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019” cho Bài tập lớn trong chương trình học môn Pháp luật Việt Nam Đại cương. Việc nhận diện rõ hợp đồng lao động là một vấn đề vô cùng thiết thực để người lao động đảm bảo được quyền lợi của bản thân, cũng như hiểu rõ được những nghĩa vụ phải thực hiện trong suốt quá trình làm việc, lao động. Điều này sẽ giúp quan hệ lao động được ổn định hơn, hài hoài hơn và hạn chế tối thiểu những tranh chấp xảy ra, góp phần làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển.

<b>2. Nhiệm vụ của đề tài</b>

<i>Một là, làm rõ khái niệm về hợp đồng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam.</i>

<small>1 Quỳnh Chi, Tại sao phải giao kết hợp đồng lao động? – Luật ACC, [ truy cập ngày 27/09/2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>Hai là, những quy định pháp luật lao động hiện hành, nhóm tác giả trình bày, phân</i>

tích và làm rõ các dấu hiệu nhận diện hợp đồng lao động, cũng như một số đặc điểm của hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động.

<i>Ba là, nghiên cứu thực tiễn xét xử của Toà án về hợp đồng lao động để nhận thấy</i>

những bất cập giữa pháp luật hiện hành và thực tiễn xét xử, từ đó đưa ra kiến nghị hồn thiện quy định của pháp luật về vấn đề nhận diện hợp đồng lao động.

<b>3. Bố cục của đề tài</b>

Đề tài gồm 2 chương, cụ thể như sau:

Chương I. Những khái niệm chung về nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019: Tìm hiểu chung về khái niệm hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2012 và 2019. Chỉ ra các dấu hiệu nhận diện hợp đồng lao động, các nguyên tắc và thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2019.

Chương II. Nhận diện hợp đồng lao động – từ thực tiễn đến kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật: Từ Bản án số 38/2017/LĐ-PT ngày 15/12/2017 của Tồ án Nhân dân tỉnh Cà Mau, nhóm tác giả đã nghiên cứu các dấu hiệu nhận diện hợp đồng lao động. Qua đó, nhóm tác giả nhận thấy những bất cập, những điểm còn hạn chế trong Bộ luật lao động 2019 và đưa ra những kiến nghị, đề xuất chỉnh sửa, giúp hoàn thiện những bất cập giữa quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>PHẦN NỘI DUNG</b>

<b>CHƯƠNG I. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ </b>

<b>NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 20191.1. Khái niệm hợp đồng lao động</b>

Để thiết lập quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động, phải có một hình thức nào đó để làm phát sinh mối quan hệ giữa hai bên chủ thể của quan hệ lao động, hình thức đó chính là hợp đồng lao động. Thực chất của hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa hai bên, một bên là người lao động đi tìm việc làm, cịn bên kia là người sử dụng lao động cần thuê mướn người làm công. Trong đó người lao động khơng phân biệt giới tính và quốc tịch, cam kết làm một công việc cho người sử dụng lao động, không phân biệt là thể nhân hoặc pháp nhân, công pháp hay tư pháp, bằng cách tự nguyện đặt hoạt động nghề nghiệp của mình dưới quyền quản lý của người đó để đổi lấy một số tiền công lao động gọi là tiền lương. <small>2</small>

<i><b>1.1.1. Hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động năm 2012</b></i>

Bộ luật lao động năm 2012, HĐLĐ được định nghĩa tại điều 15: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”<small>3</small>

<i><b>Nhận xét về bộ luật: </b></i>

Về bản chất: Hợp đồng lao động là một loại khế ước, là sự thỏa thuận giữa các bên. Về chủ thể: Người lao động và người sử dụng lao động.

Về hình thức, Sự thỏa thuận được ghi nhận dưới nhiều hình thức bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

Về nội dung: Là quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

<i>Thứ nhất, hợp đồng lao động là một loại hợp đồng song phương, tồn tại từ hai phía về</i>

mối quan hệ giữa hai bên đó là người lao động và người sử dụng lao động về nhiều vấn đề khác nhau. Trong đó, người sử dụng lao động là một bên chủ thể của quan hệ pháp luật lao động, gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc mọi thành

<small>2 Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình Luật cơ bản,(Chủ biên: Ts Diệp Thành Nguyên), Nxb Đại học cần thơ, tr 32.</small>

<small> Theo Điều 15, Hợp đồng lao động, Bộ luật Lao động 2012</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

phần kinh tế, các cơ quan tổ chức nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu tuyển dụng người lao động. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Nhưng đối tượng của hợp đồng lao động là quan trọng nhất cần lưu tâm. Đối tượng của hợp đồng lao động là “việc làm có trả cơng” đã thể hiện rằng hai bên tham gia quan hệ hợp đồng lao động không quan tâm trực tiếp tới một đối tượng vật chất cụ thể nào như trong quan hệ khoán việc do Bộ luật Dân sự điều chỉnh.

<i>Thứ hai, khi tham gia quan hệ hợp đồng lao động, cái mà hai bên quan tâm là: giao </i>

-nhận việc làm và thực hiện việc làm đó. Đồng thời, họ quan tâm đến khoản thù lao liên quan đến quá trình thực hiện việc làm. Trong quan hệ hợp đồng lao động nhiều khi hai bên không đề cập đến sản phẩm.

<i>Thứ ba, đó là về quyền và nghĩa vụ của người lao động là người sử dụng lao động.</i>

Bên cạnh cam kết với nhau về cơng việc, các bên cịn xác định các điều kiện lao động. Điều kiện lao động được hiểu nôm na là tất cả những điều kiện/ yếu tố vật chất, tinh thần chi phối quá trình làm việc của người lao động. Những điều kiện lao động có thể nhìn thấy, có thể đánh giá là: thời gian làm việc - để tiến hành công việc, của người lao động; thời giờ nghỉ ngơi của người lao động; phương tiện, dụng cụ phục vụ cho công việc; không gian làm việc; địa điểm làm việc; mức độ thuận lợi của nơi làm việc.

<i><b>Những đặc điểm cơ bản của hợp đồng lao động: </b></i>

Đối tượng của hợp đồng lao động không phải là sức lao động mà là công việc mà người lao động phải làm. Công việc này phải được ghi rõ ràng và mô tả nhằm tránh sự nhầm lẫn, tranh chấp hoặc đánh giá sai lệch về mức độ hoàn thành nghĩa vụ và quyền lợi được hưởng.

Hợp đồng lao động là loại hợp đồng có tính đích danh đối với người lao động. Người lao động nào giao kết hợp đồng lao động thì có quyền và nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động đó. Người lao động khơng thể chuyển giao nghĩa vụ cho một người khác bất kỳ, cũng không thể chuyển nhượng, cho thừa kế các nghĩa vụ và quyền thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

<i><b>Qua bộ luật lao động năm 2012, </b></i>

<i>Thứ nhất, có thể thấy được hợp đồng lao động xoay quanh vấn đề sự thỏa thuận từ hai</i>

bên, thể hiện rất rõ sự bình đẳng về mặt pháp lý đó là mọi cá nhân tổ chức đều có quyền ngang nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>Thứ hai, hợp đồng lao động ln xuất phát từ ngun tắc tự nguyện và bình đẳng:</i>

hợp đồng lao động phải được giao kết trên cơ sở hai bên phải tự do, tự nguyện không chịu bất kỳ sức ép nào, và phải thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ.

Nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại một số nhược điểm đó là khơng bao qt được tồn bộ các vấn đề có tính chất đặc biệt giữa người lao đ ộng và người sử dụng lao động, từ đó khơng giải quyết được, gây ra một số tranh cãi phức tạp.

<i><b>1.1.2. Hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động năm 2019</b></i>

Nhìn thấy được những hạn chế xuất hiện trong Bộ luật Lao động năm 2012 đã gây ra sự khó khăn cho những chủ thể tham gia quan hệ lao động. Vì thế hiện nay, Luật lao động đã được chỉnh sửa thông qua Bộ luật lao động 2019 tại điều 13 quy định rằng:

<i>“1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng laođộng về việc làm có trả cơng, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bêntrong quan hệ lao động.</i>

<i>Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việclàm có trả cơng, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi làhợp đồng lao động.</i>

<i>2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giaokết hợp đồng lao động với người lao động”.</i><small>4</small>

<i>Thứ nhất, điểm mới trong quy định về khái niệm và nhận diện hợp đồng lao động </i>

Điều 15 BLLĐ 2012 quy định: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”. Bộ luật lao động năm 2019 thì quy định: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả cơng, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động”. Điểm khác biệt ở đây là định nghĩa này đã thay cụm từ “việc làm có trả cơng, tiền lương” thay vì cụm từ “việc làm có trả lương” trong quy định bộ luật lao động năm 2012. Điều này đồng nghĩa với việc bộ luật lao động năm 2019 mở rộng phạm vi nội dung của hợp đồng lao động, chỉ cần nội dung là việc làm có trả cơng cũng là một dấu hiệu thỏa mãn tiêu chí nội dung hợp đồng lao động thay vì chỉ là trả lương như trước kia. Điều này cũng là hoàn toàn phù hợp với một quy định rất mới mẻ, có tính đột phá về nhận diện hợp dồng lao động được đề cập ngay tại Điều 15 bộ luật lao động năm 2019: “Trường hợp hai bên thỏa thuận

<small> Theo Điều 13, Hợp đồng lao động, Bộ luật Lao động 2019</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả cơng, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động”.

Quy định về nhận diện hợp đồng lao động này là một điểm mới nổi bật của bộ luật lao động năm 2019 bằng việc chú trọng tới bản chất, nội dung của hợp đồng lao động chứ khơng chỉ dựa vào hình thức của hợp đồng lao động. Như vậy, chỉ cần có đủ dấu hiệu: (i) Có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, (ii) Việc làm có trả cơng, tiền lương và (iii) Có sự quản lý điều hành, giám sát của một bên thì là hợp đồng lao động mà không cần quan tâm đến tên gọi của nó. <small>5</small>

<i>Thứ hai, từ mục 2 này có thể hiểu hợp đồng lao động là khi có sự thỏa thuận giữa</i>

người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả cơng, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động thì nó được xem là hợp đồng lao động.

Tóm lại, so với bộ luật lao động năm 2012, những quy định về hợp đồng lao động trong bộ luật lao động năm 2019 có nhiều thay đổi chủ yếu theo hướng mở rộng hơn quyền tự do thỏa thuận của các bên, bình đẳng và tơn trọng hơn quyền của lao động đặc thù, bắt nhịp với sự vận động của quan hệ lao động trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, công nghệ thông tin, bảo đảm tính khả thi hơn. Cùng với việc sửa đổi, khắc phục những hạn chế trong quy định bộ luật lao động năm 2012, quy định về hợp đồng lao động trong bộ luật lao động năm 2019 tiếp cận gần hơn với những tiêu chuẩn lao động quốc tế, hoàn thiện một bước trong điều chỉnh pháp luật về hợp đồng lao động.

<b>1.2. Các yếu tố để nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019</b>

Qua các quy định về khái niệm hợp đồng lao động của Bộ luật Lao động năm 2012 và năm 2019, nhóm tác giả cho rằng hợp đồng lao động là đại diện cho sự cam kết, thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề việc làm mà người lao động sẽ có tiền lương, trả cơng thơng qua sức lao động của mình theo yêu cầu, sự quản lý, giám sát của người sử dụng lao động. Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định:

<i>“Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trảlương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động” </i><small>6</small><i> và theo khoản</i>

<i>2 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp,</i>

<i>cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có th mướn, sử dụng người lao động</i>

<small>5 PGS, TS Nguyễn Hiền Phương, Những điểm mới về hợp đồng lao động của Bộ luật Lao động năm 2019, </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phảicó năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.</i><small>7</small> Thông qua nhận định và những quy định trên, nhóm tác giả sẽ bắt đầu phân tích về các yếu tố nhận diện hợp đồng lao động.

<i>Thứ nhất, là yếu tố về sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng. Quan điểm</i>

<i>về sự thỏa thuận đã được đưa ra đa dạng, có người cho rằng: “Thỏa thuận là sự thể hiện ý</i>

<i>chí của các bên trên cơ sở tự nguyện để cùng nhau bàn bạc và đi đến kết luận cuối cùng vềmột vấn đề nào đó. Nguyên tắc thể hiện bản chất quan hệ dân sự trong đó các bên tự mình,theo ý chí của mình nhận nghĩa vụ, quyền dân sự thơng qua việc cam kết hay thỏa thuậntrong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Không bên nào, không ai được áp đặt,cưỡng ép hoặc ngăn cấm bên nào. Các bên cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắtbuộc thi hành đối với các bên”.</i><small>8</small>

<i>Một ý kiến khác cho thấy sự thỏa thuận là: “Dựa trên sự tự do thỏa thuận, điều kiện</i>

<i>được xác lập trong hợp đồng có điều kiện có thể được hình thành dưới bất kỳ hình thức nàovà có thể là một thỏa thuận rõ ràng hoặc ngầm định. Việc các bên xác lập điều kiện tronghợp đồng dưới hình thức nào cũng được pháp luật bảo đảm cho hợp đồng đó có hiệu lực.Các bên khơng có quyền viện dẫn điều kiện không được nêu trong hợp đồng”.</i><small>9</small>

Mỗi hợp đồng được tạo ra phải dựa trên nguyên tắc giữa các bên, hợp đồng lao động

<i>cũng có những ngun tắc giao kết thơng qua quan điểm: “Người lao động và người sử</i>

<i>dụng lao động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.Các bên có thể tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ướclao động tập thể và đạo đức xã hội”.</i><small>10</small>

Từ các nhận định trên, nhóm tác giả có thể cho rằng sự thỏa thuận các bên chính là sự tự nguyện, khơng bị ràng buộc bởi các yếu tố khác, là ý chí của mỗi bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng. Các bên là người sử dụng lao động và người lao động phải có chung hướng đi, chung suy nghĩ và những điều này phải được thể hiện rõ ràng, bộc lộ ra bên ngồi hay ít nhất là phải có lời nói, hành động ngầm định tạo ra được sự thống nhất trong hướng

<i>đi. Theo khoản 1 Điều 7 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định: “Quan hệ lao động được</i>

<small>Theo Điều 3, Giải thích từ ngữ, Bộ luật Lao động 2019</small>

<small>8 Bùi Tuấn An, Hợp đồng thỏa thuận là gì? Phân biệt hợp đồng thỏa thuận và biên bản thỏa thuận?,[ truy cập 26/09/2023.9 Phùng Bích Ngọc, Hồn thiện quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng có điều kiện, [ truy cập ngày 26/09/2023.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo ngun tắc tự nguyện, thiện chí, bìnhđẳng, hợp tác, tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau”.</i><small>11</small> Quy định này cho nhóm tác giả thấy rằng sự thỏa thuận cịn phải dựa vào sự bình đẳng, phải ln hướng đến quyền và lợi ích của mỗi bên được đảm bảo dựa trên quyền tự do, thiện chí đưa ra yêu cầu cho đối tác và cũng có thể tự nguyện chấp nhận.

Đối tượng việc làm trong sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng lao động vừa được coi là đối tượng quan trọng của hợp đồng lao động, vừa là yếu tố để nhận diện hợp đồng lao động trong Bộ luật Lao động năm 2019. Một nhận định đã nêu lên bản chất của

<i>hợp đồng lao động: “Hợp đồng lao động thực chất là sự thỏa thuận giữa hai chủ thể, một</i>

<i>bên là người lao động (có nhu cầu về việc làm), cịn một bên là người sử dụng lao động (cónhu cầu thuê mướn người lao động) để mua sức lao động. Người lao động cam kết tựnguyện làm một công việc cho người sử dụng lao động, đồng ý chịu sự quản lý của người sửdụng lao động và được trả lương”.</i><small>12</small>

<i>Tác giả khác lại cho rằng: “Hợp đồng lao động thực chất là hợp đồng mua bán sức lao</i>

<i>động. Người cung cấp sức lao động ở đây là Người lao động và người có nhu cầu sử dụngsức lao động là NSDLĐ. Tuy nhiên, đây là hợp đồng mua bán đặc biệt bởi sức lao động -đối tượng mua bán của hợp đồng là một loại “hàng hố” đặc biệt. Khơng giống như cácloại “hàng hố” thơng thường có thể nhìn thấy, sờ thấy, cầm được; sức lao động là “hànghoá” mà chúng ta khơng thể nhìn thấy, khơng thể cầm được và nó lại chỉ có thể có đượcthơng qua q trình lao động của Người lao động. Thơng qua q trình lao động, Người laođộng chuyển giao hàng hố sức lao động cho NSDLĐ và trên cơ sở đó NSDLĐ trả cơng choNgười lao động. Q trình lao động đó được thể hiện thơng qua việc NLĐ thực hiện mộtcơng việc nhất định (đó chính là việc làm)”.</i><small>13</small>

Từ những ý kiến trên, nhóm tác giả cho rằng bản chất thực sự của hợp đồng lao động chính là hợp đồng mua bán sức lao động của người sử dụng lao động có nhu cầu dùng sức lao động từ người lao động có nhu cầu về việc làm. Và hàng hóa giữa sự trao đổi giữa hai bên là việc làm và người lao động được trả bằng tiền lương, cho thấy việc làm là một đối tượng quan trọng và là yếu tố để nhận diện hợp đồng lao động. Bởi đối tượng chủ yếu mang

<small>11 Theo Điều 7, Xây dựng quan hệ lao động, Bộ luật Lao động 2019</small>

<small>12Hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc, thẩm quyền và quy định về giao kết hợp đồng lao động, </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

người lao động và người sử dụng lao động đến với thỏa thuận thiện chí là việc làm và loại hàng hóa đặc biệt này chỉ có thể được thơng qua q trình lao động của người lao động, cũng là phương tiện để chuyển giao hàng hóa cho người sử dụng lao động. Bởi vậy một hợp đồng lao động thì khơng thể nào thiếu yếu tố quan trọng đặc biệt là việc làm. Cũng tương tự như các hợp đồng khác như hợp đồng mua bán đất thì đất là đối tượng quan trọng mà hợp đồng này luôn hướng đến. Nên vậy, một hợp đồng lao động mà không đề cập đến yếu tố việc làm thì coi như đó khơng cịn được xem là hợp đồng lao động nữa.

<i>Thứ hai, nhóm tác giả sẽ bàn luận về vấn đề tiền lương, trả cơng trong Bộ luật Lao</i>

<i>động năm 2019. Có quan điểm cho rằng: “Tiền lương là nội dung các bên đặc biệt quan</i>

<i>tâm, quyết định đến sự ổn định, bền vững của quan hệ lao động. Từ góc độ kinh tế, tiềnlương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là khoản tiền mà người sử dụng laođộng trả cho người lao động khi hoàn thành cơng việc theo thỏa thuận”.</i><small>14</small> Nhóm tác giả nhận thấy rằng tiền lương là một phần quan trọng trong hợp đồng lao động mang đến sự thống nhất hợp tác giữa các bên, đây có thể hiểu là một khoản bù đắp hao phí cho sức lao động mà người lao động phải bỏ ra. Và số tiền lương được trả này đã thông qua thỏa thuận các bên và cho thấy nó hồn tồn xứng đáng với giá trị lao động mà người lao động mang

<i>lại. Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định: “Tiền lương là số tiền</i>

<i>mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc,bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sungkhác”.</i><small>15</small> Quy định này nhóm tác giả một góc nhìn khác về việc trả tiền lương cho người lao động không chỉ dựa vào sức lao động đơn thuần của người lao động mà còn dựa vào chức danh, vị trí mà họ đang nắm giữ và thậm chí cịn có khoản phụ cấp lương cho người lao động.

<i>Theo Điều 1 Công ước số 95 về bảo vệ tiền lương năm 1949 quy định: “Trong Công</i>

<i>ước này, thuật ngữ “tiền lương” là sự trả công hoặc thu nhập, bất kể tên gọi hay cách tínhmà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng laođộng và người lao động, hoặc bằng pháp luật quốc gia, do người sử dụng lao động phải trảcho người lao động theo một hợp đồng thuê mướn lao động, bằng viết hoặc bằng miệng, chomột công việc đã thực hiện hoặc sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hoặc sẽphải làm”.</i><small>16</small> Quy định này cho nhóm tác giả thấy được sự khái quát hơn về thuật ngữ tiền

<small>14 Lê Thị Hằng, Lương là gì? Tiền lương là gì? Quy định luật lao động về tiền lương, [ truy cập ngày 26/09/2023.</small>

<small>15 Theo Điều 90, Tiền lương, Bộ luật Lao động 2019</small>

<small>16 Tổ chức Lao động Quốc tế, Công ước số 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lương, [ truy cập ngày 26/09/2023.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

lương, đây có thể hiểu là sự bù đắp sức lao động được biểu hiện bằng tiền và thông qua thỏa thuận hai bên trong hợp đồng lao động bằng giấy viết hay là bằng lời nói.

Nhưng cũng khơng thể nhắc đến sự cơng bằng, bình đẳng trong tiền lương giữa nam và nữ thông qua khoản 3 Điều 3 Công ước số 100 về Trả cơng Bình Đẳng năm 1951:

<i>“Những mức tiền công chênh lệch giữa những người lao động không xét theo giới tính, màtương ứng với những khác biệt trong công việc phải làm đã được xác định bằng việc đánhgiá khách quan nói trên, thì sẽ khơng coi là trái với ngun tắc trả cơng bình đẳng giữa laođộng nam và lao động nữ cho một cơng việc có giá trị ngang nhau”.</i><small>17</small> Nhận thấy rằng trước đó có tình trạng khơng cơng bằng trong việc trả cơng cho lao động nam và nữ nên quy định này đã nêu rõ về sự bình đẳng về khoản lương mà các lao động nhận được bất kể giới tính, người lao động nếu có chung một nhiệm vụ thì cần phải có sự khác biệt trong cơng việc theo đánh giá khách quan tương ứng với giá trị họ mang lại thì chênh lệch về mức lương mới được coi là khơng vi phạm ngun tắc trả cơng bình đẳng.

So sánh giữa Bộ luật Lao động năm 2019 và Bộ luật Lao động năm 2012 về vấn đề tiền lương thì nhóm tác giả có thể nhận thấy rằng Bộ luật Lao động năm 2019 có đề cập đến

<i>yếu tố trả công, đây là một điểm mới xuất hiện. Một tác giác nhận định: “Sự trả công được</i>

<i>hiểu là tiền lương hoặc lương bổng cơ bản, bình thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, trảtrực tiếp hay gián tiếp bằng tiền hay hiện vật mà người sử dụng lao động trả cho người laođộng theo việc làm của họ”.</i><small>18</small> Nhận định này cho nhóm tác giả thấy rằng yếu tố trả công được sửa đổi mang ý nghĩa lớn đối với người lao động, cụm từ trả công này bao hàm rộng hơn gồm tiền lương hoặc có thể được trả gián tiếp bằng hiện vật. Tuy không có trong quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 nhưng nó mang lại những lợi ích to lớn đối với người lao động, họ có thể được trả công bằng cách nâng cao điều kiện nơi làm việc, có những đãi ngộ tốt, dịch vụ cần thiết phục vụ cho nhu cầu của người lao động ngay tại nơi làm việc.

<i>Thứ ba, vấn đề tiếp theo mà nhóm tác giả muốn hướng đến là sự quản lý, giám sát,</i>

điều hành của một bên. Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao

<i>động phải có nghĩa vụ: “Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản</i>

<i>lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động”.</i><small>19</small> Và theo điểm a khoản 1 Điều 6 Bộ

<i>luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có quyền: “Tuyển dụng, bố trí, quản lý,</i>

<small>17 Tổ chức Lao động Quốc tế, Cơng ước số 100 về Trả cơng Bình đẳng năm 1951, </small>

<small>[ truycập ngày 26/09/2023.</small>

<small>18 Lê Thị Hằng, Lương là gì? Tiền lương là gì? Quy định luật lao động về tiền lương, [ truy cập ngày 26/09/2023.</small>

<small> Theo Điều 5, Quyền và nghĩa vụ của người lao động, Bộ luật Lao động 2019</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động”.</i> Từ hai quy định trên, nhóm tác giả thấy được rằng để có thể duy trì được hợp đồng lao động thuận theo ý của cả hai bên thì người lao động cần có nghĩa vụ là phải chấp hành kỷ luật, nội quy, tuân theo sự quản lý của người sử dụng lao động đã đưa ra theo hợp đồng lao động để có thể tiến bước trên con đường phát triển, duy trì sự vận hành, sản xuất của doanh nghiệp.

<i>Tác giả khác đã chỉ ra rằng: “Quyền quản lý lao động là hệ thống các quy định của</i>

<i>pháp luật về quyền của người sử dụng lao động nhằm giúp họ duy trì nề nếp của quá trìnhlao động. Quyền quản lý lao động mang tính khách quan. Nó được coi là đặc quyền tự nhiêncủa người sử dụng lao động. Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động mang mộtsố đặc điểm đặc trưng. Quyền quản lý lao động là quyền lực đơn phương; kiểm sốt tồndiện ở mọi khâu, mọi đối tượng; mang tính hành chính và là quyền năng có giới hạn”.</i><small>21</small> Từ đây, nhóm tác giả cho rằng sự quản lý, giám sát, điều hành vừa là quyền cơ bản của người sử dụng lao động vừa là hệ thống các quy định của pháp luật. Đây là yếu tố quan trọng trong sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động khi đồng ý hợp đồng, giúp duy trì được nề nếp, quy tắc của q trình lao động. Và có khía cạnh khác, đây là quyền lực đơn phương, kiểm sốt tồn diện ở mọi khâu, mọi đối tượng nên người sử dụng lao động có một lợi thế hơn hẳn so với người lao động, họ có thể lạm dụng quyền lực để bắt ép, phân biệt đối xử với người lao động tạo nên sự mất công bằng đối với các cá nhân và vi phạm Bộ luật Lao động năm 2019.

<b>1.3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động </b>

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là những tư tưởng chỉ đạo phải tuân theo trong tồn bộ q trình đàm phán, giao kết hợp đồng lao động của người sử dụng lao động và người lao động. Tinh thần của nguyên tắc nêu trên còn được vận dụng trong quá trình thực hiện, thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động . Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao<small>22</small>

động. Điều 15 BLLĐ 2019 đã quy định rõ về các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, qua đó thầy được những nguyên tắc của pháp luật lao động Việt Nam: Bảo vệ người lao động, Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, Tôn trọng và nghiêm chỉnh và tuân thủ những quy phạm pháp luật lao động quốc tế đã phê chuẩn .<small>23</small>

<small>20 Theo Điều 6, Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, Bộ luật Lao động 2019</small>

<small>21 Nguyễn Văn Dương, Quyền, nghĩa vụ quản lý lao động của người sử dụng lao động, [ truy cập ngày 26/09/2023.</small>

<small>22 Các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, [ truy cập ngày 27/09/2023</small>

<small> Bộ Giáo dục – Đào tạo (2019), Giáo trình Pháp luật đại cương, Nxb Đại học Sư phạm</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Cụ thể , Điều 15 BLLĐ 2019 quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng như sau:

<i>Thứ nhất, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.</i>

<i>Thứ hai, tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động</i>

tập thể và đạo đức xã hội.

<i><b>1.3.1 Nguyên tắc thứ nhất: Tự nguyện bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.</b></i>

<i>Nguyên tắc tự nguyện biểu hiện là sự tự nguyện về mặt ý chí và tự do về lý trí khi</i>

tham gia quan hệ lao động. Đây là nguyên tắc đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc của người lao động và quyền tự do tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động. Pháp luật lao động ghi nhận nguyên tắc tự do, tự nguyện là một nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động không chỉ đảm bảo giữ đúng bản chất thỏa thuận của hợp đồng mà còn nhằm tạo tiền để giúp các bên thực hiện quan hệ hợp đồng lao động một cách tự giác, quan hệ lao động được duy trì trong sự hài hịa lợi ích và ổn định. Ngun tắc này địi hỏi việc giao kết hợp đồng lao động phải phản ánh đúng ý chí của các chủ thể. Để đảm bảo sự tự do, tự nguyện khi giao kết hợp đồng lao động, các bên không được dùng các thủ đoạn lừa dối, ép buộc hay đe dọa nhằm buộc người kia vì lo sợ mà phải giao kết hợp đồng mặc dù họ khơng mong muốn. Người lao động có quyền giao kết hợp đồng lao động với bất kỳ người sử dụng lao động nào, ngược lại, người sử dụng lao động cũng có quyền tự do thiết lập quan hệ lao động với bất kỳ người lao động nào phù hợp với nhu cầu của mình nếu khơng trái pháp luật. <small>24</small>

<i>Nguyên tắc bình đẳng khẳng định vị thế ngang nhau của người sử dụng lao động và</i>

người lao động khi giao kết hợp đồng lao động. Thực hiện nguyên tắc này giúp phòng tránh việc người sử dụng lao động lợi dụng “sức mạnh” và vị thế của mình để áp đặt đối với người lao động khi giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, bình đẳng giữa hai bên khi giao kết hợp đồng lao động chỉ là sự bình đẳng tương đối, bởi trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, người lao động luôn ở vị trị yếu thế hơn, có sự phụ thuộc và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Do đó, muốn tạo ra quan hệ lao động được bình đẳng hơn, pháp luật lao động đã có những quy định để bảo vệ người lao động, qua đó hạn chế sự lạm quyền của người sử dụng lao động . Lấy ví dụ như việc trả lương cho người<small>25</small>

lao động, pháp luật lao động đã có những quy định bảo vệ tiền lương của người lao động như sau: Khoản 3 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, khơng phân biệt giới tính đối với người lao động làm

<small> Nguyên tắc giao kết hợp đồng, [ truy cập ngày 27/09/2023</small>

<small>25 Các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, [ truy cập ngày 27/09/2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

cơng việc có giá trị như nhau”. Để bảo vệ quyền lợi của người lao động khi không được trả lương đúng thời hạn, pháp luật lao động có quy định: “Trường hợp đặc biệt khơng thể trả lương đúng thời hạn thì khơng được chậm quá 1 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân

<i>hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương” (Điều 96 Bộ luật Lao động năm</i>

Cuối cùng, <i>Thiện chí, hợp tác và trung thực</i> chính là điều quyết định việc người sử dụng lao động và người lao động xích lại với nhau, cùng nhau đồng thuận để thiết lập và duy trì quan hệ lao động bằng cách giao kết và thực hiện hợp đồng lao động. Thiện chí biểu hiện cách đối xử tốt đẹp, chân thành với nhau; hợp tác là thể hiện sự phối hợp cùng nhau trong thỏa thuận, bàn bạc giải quyết vấn đề; và trung thực thể hiện sự tin tưởng và thái độ tích cực<small>27</small>. Tuy nhiên, để đánh giá tính thiện chí, trung thực của cá nhân, pháp nhân phải căn cứ vào thái độ và việc làm của họ trên thực tế, vào mục đích mà họ mong muốn đạt được khi tham gia giao dịch dân sự. Thái độ bàng quang, thiếu trách nhiệm hoặc lừa dối không mong muốn thực hiện các cam kết, thỏa thuận của một bên là không phù hợp với cách ứng xử mà Bộ luật Dân sự quy định. Những biểu hiện của việc thực hiện cam kết, thỏa thuận khơng thiện chí, trung thực của các bên phải được chứng minh bằng các chứng cứ cụ thể, xác thực .<small>28</small>

<i><b>1.3.2 Nguyên tắc thứ hai: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật,thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.</b></i>

Tự do giao kết hợp đồng là một trong những nguyên tắc cơ bản khi giao kết hợp đồng và quyền tự do giao kết hợp đồng là quyền mà chủ thể tham gia ký kết hợp đồng được tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng; tự do lựa chọn đối tượng hợp đồng; tự do thỏa thuận các nội dung hợp đồng hay tự do quyết định mình sẽ bị ràng buộc bởi những nghĩa vụ như thế nào<small>29</small>. Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động có thể tự do quyết định những điều khoản áp đặt lên bản thân mình, tự do quyết định mình sẽ bị ràng buộc như thế nào, bởi chủ thể nào. Tuy nhiên, sự tự do về ý chí này phải nằm trong một khuôn khổ nhất định, khuôn khổ đó chính là chuẩn mực về đạo đức, khơng trái với pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. Sự tự do đó khơng thể là những cơng việc phạm pháp như giết người, trộm cắp,

<small>26 Bộ luật Lao động: Bảo vệ toàn diện quyền lợi người lao động, [ truy cập ngày 27/09/2023</small>

<small>27 Các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, [ truy cập ngày 27/09/2023</small>

<small> Luật sư Bùi thị Thu Nhung, Phân tích nguyên tắc thiện chí trung thức, bình đẳng tự nhiên trong luật dân sự, [ truy cập ngày 27/09/202329 Quyền tự do giao kết hợp đồng tại Việt Nam, [ truy cập ngày 28/09/2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

buôn bán hàng cấm,.. cũng như khơng thể là những chính sách gây bất lợi xâm hại đến sức khỏe hay quyền lợi cho người lao động. Do đó, khơng chỉ một trong hai ngun tắc được quy định trong điều 15 BLLĐ 2019, nguyên tắc tự do, không trái pháp luật thỏa ước tập thể và đạo đức xã hội được quy định ở nhiều bộ luật khác như tại điểm b Bộ luật dân sự 2015 (điều 3) và điều 11 Luật Thương mại 2005.

Nguyên tắc này sinh ra để bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như chống lại những ràng buộc bất lợi cho người lao động. Có thể thấy rõ nhất điều này ngay từ những năm đầu phát triển nền kinh tế thị trường Đảng đã chủ trương là: “Phải tăng cường bảo vệ người lao động, trọng tâm là ở các doanh nghiệp”. Cụ thể hóa chủ trương này của Đảng, tại Hiến pháp năm 1992 đã có những quy định ghi nhận sự bình đẳng, bảo vệ người lao động (Điều 3, Điều 56) . Hiện nay đã có những quy định cụ thể nhằm giới hạn sự tự do giao kết<small>30</small>

hợp đồng này trong khuôn khổ của pháp luật và đạo đức xã hội. Như quy định bảo vệ người lao động bảo vệ người lao động nữ được quy định tại điều 137, 138, 139 BLLĐ 2019, nếu trong hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động nữ, nếu có những điều khoản ràng buộc vi phạm vào những điều trên thì ngay lập tức sẽ bị xử phạm theo quy định.

Dưới đây là những mức phạt vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 9 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP.

1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm cơng việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người

<small>30 Bộ luật Lao động: Bảo vệ toàn diện quyền lợi người lao động, [ truy cập ngày 27/09/2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà khơng có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm cơng việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động làm cơng việc theo mùa vụ, cơng việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng khi có hành vi khơng giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, cơng việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động được quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Buộc người sử dụng lao động giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này;

d) Buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

đ) Buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi

</div>

×