Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Đồ án môtip đứa trẻ bị bỏ rơi trong tác phẩm không gia đình của Hector Malot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.81 KB, 40 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG SƯ PHẠMTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH</b>

<b>BÁO CÁO ĐỒ ÁN </b>

<b>HỌC PHẦN: VĂN HỌC CHÂU ÂU</b>

<b>ĐỀ T À I: MƠ TÍP ĐỨA TRẺ BỊ BỎ RƠI TRONG </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...6</small>

<small>4. Phương pháp nghiên cứu...6</small>

<small>5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...7</small>

<small>6. Cấu trúc của đề tài...7</small>

<b><small>PHẦN 2. NỘI DUNG...8</small></b>

<b><small>CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÃ HỘI VÀ THỜI ĐẠI CỦA TÁCGIẢ...8</small></b>

<small>1.1. Bối cảnh xã hội...8</small>

<small>1.2. Vị trí của Hector Malot trên thi đàn văn học Pháp...9</small>

<small>1.3. “Khơng gia đình” – tác phẩm dành cho thiếu nhi...10</small>

<b><small>CHƯƠNG 2. MƠ TÍP ĐỨA TRẺ BỊ BỎ RƠI TRONG TÁC PHẨM “KHƠNGGIA ĐÌNH” CỦA HECTOR MALOT...12</small></b>

<small>2.1. Mơ típ – “ Một phương diện của văn học”...12</small>

<small>2.2. Mơ típ đứa trẻ bị bỏ rơi trong tác phẩm “Khơng gia đình”...14</small>

<small>2.2.1. Mơ típ hành trình bị bỏ rơi của Rêmi...14</small>

<small>2.2.2. Sự đan xen yếu tố thần kì vào mơ típ tác phẩm “Khơng gia đình”...19</small>

<small>2.2.3. Mơ típ cái thiện được ban thưởng và cái ác bị trừng phạt...23</small>

<small>2.2.4. Mô típ sự đền ơn...28</small>

<b><small>CHƯƠNG 3. SỰ SÁNG TẠO CỦA HECTOR MALOT TRONG VIỆC XÂYDỰNG MƠ TÍP TRUYỆN...30</small></b>

<small>3.1. Xây dựng nhân vật phức tạp, có chiều sâu...30</small>

<small>3.2. Sự chuyển hóa linh hoạt giữa các mô tip nhân vật...34</small>

<b><small>KẾT LUẬN...38</small></b>

<b><small>TÀI LIỆU THAM KHẢO...39</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Để thực hiện và hồn thành luận văn này, chúng tơi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của q Thầy Cơ, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian qua.

Trước hết, chúng tôi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ Hồ Thị Vân Anh, người hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tơi hồn thành báo cáo đồ án này. Xin trân trọng cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Ngữ Văn Đại học Sư phạm Đại học Vinh đã tận tình hỗ trợ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn.

Chúng tôi cũng xin gửi lời tri ân đến Thư viện Nguyễn Thúc Hào trường Đại học Vinh đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để chúng tôi hồn thành tốt nhất bài đồ án của mình.

Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã ở bên động viên, hỗ trợ để chúng tơi n tâm hồn thành bài báo cáo đồ án học phần Văn học Châu Âu một cách chỉnh chu nhất.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN 1. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài </b>

Nước Pháp thế kỷ XIX chứng kiến sự thay đổi to lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,...do sự tác động của những thành tựu khoa học - kỹ thuật và sự khẳng định quyền lực mạnh mẽ của giai cấp tư sản. Trong sự thay đổi ấy, văn học Pháp cuối thế kỷ XIX cũng có sự thay đổi khuynh hướng thẩm mỹ rõ rệt. Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XIX ghi dấu sự thành cơng rực rỡ của hai dịng văn học lớn, quan trọng nhất là văn học lãng mạn và văn học hiện thực, trong đó nền văn học hiện thực đã đạt được những thành tựu đáng kể. Văn học hiện thực Pháp với những biến thể của nó là chủ nghĩa tự nhiên đã có tầm ảnh hưởng sâu rộng, khơng chỉ ở nước Pháp mà cịn lan rộng ra nhiều nước trên thế giới.

Tiểu thuyết là một thể loại tự sự cỡ lớn, giữ vị trí trung tâm góp phần là nên diện mạo của một nền văn học nước Pháp. Tiểu thuyết còn là nơi hội tụ nhiều khát vọng cách tân, đổi mới và cho thấy khá rõ những nét mới trong nghệ thuật tự sự. Pháp được xem như là “cái nơi” của những tìm tịi và đổi mới về tư duy nghệ thuật tiểu thuyết. Trong đó, chúng tôi ấn tượng với cách viết cốt truyện, giọng điệu trần thuật và những thuật phân tích nội tâm nhân vật của nhà văn

<i>hiện thực Pháp Hector Malot. Đặc biệt là tiểu thuyết “Khơng gia đình” – một</i>

trong những cuốn sách văn học nước ngoài được thiếu nhi Việt Nam yêu thích nhất đã để lại trong tâm hồn yêu sách của chúng tôi không chỉ nội dung câu chuyện mà cả những giá trị nhân văn, giàu tính giáo dục của tác phẩm.

<i> Bên cạnh đó, chúng tơi khi đọc tiểu thuyết “Khơng gia đình” đã nhận thấy</i>

trong cốt truyện xuất hiện mơtíp nghệ thuật, những thành tố được hình thành ổn định, bền vững, lặp đi lặp lại không chỉ riêng trong tác phẩm mà còn trong các

<i>sáng tác văn học nghệ thuật. Từ việc khảo sát mơtíp nghệ thuật trong “Khơng</i>

<i>gia đình” sẽ giúp cho người đọc, người nghe có thể mở ra những chân trời vô</i>

tận của thế giới nghệ thuật mang màu sắc “xứ lạ phương xa”, cảm nghiệm những cái hay, cái đẹp trong sáng tác của Hector Malot và các bậc thầy văn học.

<i> Với sự yêu thích tác phẩm tiểu thuyết “Khơng gia đình” của Hector Malot</i>

và tất cả những lí do trên chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài: “Mơ típ đứa trẻ

<i>bị bỏ rơi trong “Khơng gia đình” của Hector Malot” cho việc nghiên cứu ngày</i>

hơm nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>2. Lịch sử vấn đề</b>

<i><b>2.1 Những nghiên cứu / ý kiến đánh giá về tác phẩm “Khơng gia đình”.</b></i>

<i> Trước hết là cơng trình nghiên cứu “ Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết</i>

<i>Khơng gia đình của Hector Malot” của Nguyễn Thị Giang, bài viết đã phân tích</i>

khá rõ về khía cạnh tự sự trong tác phẩm. Nguyễn Thị Giang đã nhận xét: “Tiểu

<i>thuyết Khơng gia đình là một tác phẩm thành công trong sự nghiệp sáng tác của</i>

nhà văn Hector Malot. Để xây dựng thành công nên những giá trị đặc sắc của tác phẩm, nhà văn đã có cái nhìn mới mẻ, độc đáo trong nghệ thuật tự sự như đặc sắc trong việc xây dựng cốt truyện và kết cấu, thành công trong việc xây dựng hai tuyến nhân vật trong tác phẩm, không gian, thời gian nghệ thuật và những đặc sắc, độc đáo riêng trong ngôn ngữ và giọng điệu mang hơi thở riêng của nhà văn bậc thầy viết tiểu thuyết Pháp.”

<i> Đặc biệt là bài nghiên cứu “Tiếp nhận Khơng gia đình ở Việt Nam” của tác</i>

giả Phùng Kiên đã để lại cho nhóm chúng tơi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bài nghiên cứu có những đánh giá, phát hiện rất sáng tạo “Tiểu thuyết này nằm ở một khúc quanh của trào lưu tiểu thuyết hiện thực thế kỉ XIX với hai tư cách: trào lưu văn hóa mang tính tư tưởng và trào lưu văn hóa dưới ảnh hưởng của thị trường”.

<i> Trong bài báo “ Khơng gia đình - tác phẩm kinh điển hấp dẫn nhiều thế hệ</i>

<i>với diện mạo mới” của Gs Huỳnh Lý đã nhấn mạnh rằng: “Cũng qua ngòi bút</i>

điêu luyện của Hector Malot, chúng ta hiểu thêm về nước Pháp, về cuộc sống khó nhọc của người lao động và phẩm chất tốt đẹp của họ. Đó là lịng nhân ái,

<i>biết cưu mang giúp đỡ những người hoạn nạn... “Khơng gia đình” đã vượt qua</i>

biên giới nước Pháp và tồn tại lâu dài với thời gian cũng chính vì lẽ đó”.

<i> Viết trong bài báo “Khơng gia đình – Câu chuyện về hành trình tìm lại gia</i>

<i>đình” của Biên tập viên An Hạ đã có những dịng chia sẻ đầy sâu sắc sau khi</i>

đọc xong tác phẩm kinh điển này: “Cuốn truyện giống như một bản giao hưởng,

<i>đưa người đọc tới nhiều cung bậc cảm xúc. Trong “Khơng gia đình” đã thực sự</i>

lan tỏa một năng lượng rất tích cực đến với tất cả mọi người. Dù cho con đường bạn đang bước đi có chơng gai hay khắc nghiệt thì hãy ln cố gắng và kiên định bước tiếp để tìm được những điều mà mình mong muốn”.

<i> Hay trong bài viết “Đối chiếu truyện Khơng gia đình của Hector Malot và</i>

<i>Cay đắng bụi đời của Hồ Biểu Chánh” của tác giả Nguyễn Văn Trung đã có</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>những sự so sánh đối chiếu để chỉ ra những điểm sáng trong tác phẩm “Khơng</i>

<i>gia đình”: “ Có thể coi “Khơng gia đình” là một truyện cổ tích thích nghi với</i>

khung cảnh xã hội hiện đại thời kỳ đầu kỹ nghệ công nghiệp (Có đường xe lửa, tàu chạy bằng hơi nước, phu thợ hầm mỏ…). Gọi là “cổ tích” vì cấu trúc cuốn truyện tương tự cấu trúc của mọi truyện cổ tích trên thế giới, lúc đầu sum họp, sau vì một lý do nào đó phải phân ly, chịu các thử thách, sau cùng đồn tụ. Phân ly là chính, là điều được mô tả dài hơn cả trong tác phẩm”.

<i><b> 2.2 Nghiên cứu Mơ típ đứa trẻ bị bỏ rơi trong tác phẩm “Khơng gia đình”</b></i>

<i> Trong cơng trình nghiên cứu “ Mơtip đứa trẻ bị bỏ rơi và kết cấu cổ tích</i>

<i>trong Khơng gia đình và Oliver Twist” của Trần Thị An đã nhận xét: “ Trẻ em</i>

và khát vọng được sống, được hạnh phúc là một vấn đề đang trở nên ngày càng nhức nhối trong thế giới phát triển, nơi mà sự phân hóa xã hội đang diễn ra ngày càng gay gắt trên toàn cầu...”. Tuy nhiên chúng em chưa được tham khảo hết cơng trình nghiên cứu này đồng thời những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về

<i>tác phẩm “Khơng gia đình” khơng nhiều mà chỉ mang tính chất giới thiệu, đánh</i>

giá tác phẩm. Tiếp nhận những gợi ý từ nghiên cứu trên kết hợp với việc sáng tạo, tìm tịi nghiên cứu khía cạnh mới của đề tài này chúng em hi vọng sẽ đóng góp một phần nào đó trong vấn đề nghiên cứu Mơ típ đứa trẻ bị bỏ rơi trong tác

<i>phẩm “Khơng gia đình”.</i>

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu</b></i>

Đối tượng mà nhóm chúng tơi lựa chọn trong đề tài ngày hơm nay là "Mơ

<i>típ đứa trẻ bị bỏ rơi trong tác phẩm “Khơng gia đình” của tác giả Hector Malot.</i>

<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu</b></i>

<i> Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu tác phẩm “Khơng</i>

<i>gia đình” của Hector Malot. Đồng thời có sự tham gia của các bài tham khảo về</i>

mơ típ hay các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm cũng như sự so sánh với các tác phẩm khác để làm rõ được đề tài cũng như hành trình dài của cậu bé Rêmi.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>

Đối với đề tài nghiên cứu này, để thực hiện nghiên cứu đề tài này chúng tôi áp dụng những phương pháp sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Phương pháp khảo sát phân tích văn bản - Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp so sánh.

Để bài nghiên cứu đạt kết quả cao nhất, chúng tôi chủ trương sử dụng linh hoạt, kết hợp các phương pháp nói trên.

<b>5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<i><b>5.1. Mục đích nghiên cứu</b></i>

Chúng tơi vận dụng những lý thuyết về mơ típ để lý giải việc nhà văn đã xây dựng mơ típ đứa trẻ bị bỏ rơi trong tác phẩm như thế nào, đồng thời thấy được những sự sáng tạo trong cách xây dựng nhân vật của nhà văn để tác phẩm mang lại giá trị tất yếu cho người đọc.

<i><b>5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>

Trước hết, chúng tơi trình bày một số vấn đề lý luận chung về mơ típ để đi sâu vào phân tích chi tiết tác phẩm, làm rõ vấn đề mơ típ đứa trẻ bị bỏ rơi. Bên cạnh đó, nhận xét về cách nhà văn sử dụng những nét nghệ thuật đặc sắc để làm nổi bật được nhân vật trong tác phẩm.

<b>6. Cấu trúc của đề tài</b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về xã hội và thời đại của tác giả Hector Malot.

<i>Chương 2: Mơ típ đứa trẻ bị bỏ rơi trong “Khơng gia đình” của Hector Malot.</i>

Chương 3: Sự sáng tạo của Hector Malot trong việc xây dựng mơ típ truyện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>PHẦN 2. NỘI DUNG</b>

<b>CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÃ HỘI VÀ THỜI ĐẠI CỦATÁC GIẢ</b>

<b>1.1. Bối cảnh xã hội </b>

Thế kỷ 19 là một thời kỳ quan trọng trong lịch sử nước Pháp, đánh dấu bởi nhiều sự kiện và biến đổi lớn trong xã hội, văn hóa và chính trị. Bối cảnh xã hội nước bấy giờ là một xã hội đầy biến động và chia rẽ. Thời kỳ này Pháp trải qua nhiều biến cố lớn như: diễn ra cuộc Pháp chứng kiến sự lan rộng của cách mạng công nghiệp, đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và thương mại. Sự xuất hiện của máy móc, nhà máy và việc làm trong ngành công nghiệp thay đổi đáng kể cảnh quan lao động và cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, thời kỳ này cũng đánh dấu sự chia rẽ rõ rệt giữa các tầng lớp xã hội. Tầng lớp tư sản và công nhân nổi lên mạnh mẽ, với sự bất bình đẳng rõ rệt trong tài sản và quyền lực. Điển hình là cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 đã tạo ra nền tảng cho sự thay đổi chính trị và xã hội. Cách mạng này đã làm sáng tỏ về quyền con người và đặt nền móng cho nhiều cải cách xã hội trong thế kỷ 19. Đây cũng là thời kỳ hoa lệ của nghệ thuật và văn hóa Pháp. Văn học, hội họa và âm nhạc Pháp phát triển mạnh mẽ với những tác phẩm vĩ đại của các tác giả như Victor Hugo, Emile Zola, Claude Monet và Vincent van Gogh. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự xuất hiện của các phong trào cải cách xã hội, như chuyển đổi hệ thống giáo dục, nâng cao điều kiện sống của người lao động và sự chú trọng đến quyền lợi của người dân.

Bối cảnh xã hội Pháp trong thế kỷ 19 phản ánh một thời kỳ rất đa dạng và phong phú, với nhiều sự thay đổi lớn và những bước tiến quan trọng trong nhiều

<i>lĩnh vực khác nhau. “Khơng gia đình" của Hector Malot phần nào phản ánh bối</i>

cảnh xã hội Pháp thế kỷ 19 thông qua việc mô tả cuộc sống của nhân vật chính, Rêmi. Tác giả xây dựng một bối cảnh xã hội đa dạng và phức tạp, tập trung tái hiện rõ ràng sự chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội khác nhau, từ cuộc sống ở nông thơn nghèo đến thành thị giàu có, qua đó khắc họa sự khổ đau, bất cơng và lịng nhân ái xã hội của xã hội thông qua cuộc sống phiêu lưu của nhân vật Rêmi.

Tác phẩm này thường xuyên đề cập đến những khía cạnh của xã hội Pháp, Hector Malot tập trung vào sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội Pháp. Cuộc sống khó khăn của Rêmi khi phải đối mặt với nghèo đói và sự bất cơng xã hội

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

được thể hiện qua cuộc hành trình tìm kiếm danh tính và gia đình. Một phần của câu chuyện diễn ra ở môi trường nông thôn, mô tả cảnh đẹp của thiên nhiên Pháp và cuộc sống của người nông dân. Điều này cho thấy sự kết nối của nhân vật với môi trường xã hội và tự nhiên. Cuộc hành trình của Rêmi qua nhiều địa điểm và môi trường khác nhau trong xã hội Pháp thế kỷ 19 giúp tác phẩm này thể hiện sự đa dạng và phong phú của xã hội, từ vùng nông thôn đến thành thị, từ những người nghèo đến tầng lớp tư sản. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đề cập đến những khía cạnh của cuộc sống xã hội khơng chỉ qua góc nhìn gia đình mà cịn qua mối quan hệ bạn bè, người xa lạ và những người vô gia cư, tập trung

<i>vào sự đồng cảm của những người ít may mắn hơn và tình người. Tuy "Khơng</i>

<i>gia đình" khơng phải là một bức tranh tồn diện về xã hội Pháp thế kỷ 19,</i>

nhưng nó vẫn thể hiện được một số đặc điểm và tầng lớp xã hội trong thời kỳ đó thơng qua cuộc hành trình của nhân vật chính.

<b>1.2. Vị trí của Hector Malot trên thi đàn văn học Pháp </b>

Hector Malot tên đầy đủ và bút danh là Hector Henri Malot. Ông sinh năm

1830 tại thị trấn La Bouille miền Bắc nước Pháp và mất năm 1907 tại

Fontenay sous Bois, Pháp. Là nhà văn nổi tiếng, ông được biết đến là bậc thầy trong nghề viết tiểu thuyết của nước Pháp. Trước khi đến với nghề viết văn, Hector Malot đã tốt nghiệp Đại học Luật và làm việc cho một văn phịng luật sư. Cha ơng là một cơng chứng viên và mơ ước rằng con trai luật sư của mình sẽ tiếp tục cơng việc kinh doanh của gia đình. Nhưng Hector từ chối làm việc trong lĩnh vực này, ơng hồn tồn cống hiến hết mình cho cơng việc văn học.

Năm 25 tuổi, ông quyết định lên Paris làm biên tập cho tờ nhật báo, sau đó ơng viết tiểu thuyết. Ban đầu, ông viết về những chuyến du lịch ngắn. Sau đó ơng thường đi vào đề tài hơn nhân và gia đình. Sự nổi tiếng của Hector Malot với tư cách là một tiểu thuyết gia bắt đầu với một bộ ba được viết từ năm 1859

<i>đến 1866. Những cuốn sách Những người tình, Vợ chồng và Con cái được kếthợp dưới tựa Nạn nhân của Tình u. Sau đó, làm việc với các hình thức văn</i>

học lớn, nhà văn đã trở thành tác giả của trên 70 tác phẩm.

Lấy cảm hứng từ thành công, Malot quyết định tiếp tục sáng tác văn học cho trẻ em. Trong các cuốn sách của tiểu thuyết gia người Pháp viết về trẻ em phần lớn thu hút được sự chú ý từ bạn đọc về cốt truyện giải trí, số phận bất thường của các anh hùng, bối cảnh xã hội đa dạng và lời nói sống động, dễ hiểu của nhà văn. Chính vì thế, khơng có tác phẩm nào chính ơng tạo ra mang lại cho ông

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>danh tiếng như tiểu thuyết "Khơng gia đình" (Sans Famille 1878) . Cơng trình đã</i>

được trao giải thưởng của Viện Hàn lâm văn học Pháp và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên khắp thế giới. Tác phẩm kinh điển về văn học thiếu nhi Pháp thế kỷ 19 này dưới ngòi bút của Hector Malot, đã nằm trong danh sách hàng đầu của một trăm mẫu văn học thế giới dành cho trẻ em và thanh thiếu niên trong gần một thế kỷ rưỡi.

Với những cố gắng, trăn trở và nỗ lực không ngừng Hector Malot đã có những đóng góp khơng nhỏ cho nền văn học Pháp bởi những tác phẩm giàu tính giáo dục và nhân văn sâu sắc. Lối diễn đạt phong phú, óc quan sát tinh tế, am hiểu tâm lý trẻ thơ, Hector Malot đã truyền tới độc giả nhiều thơng điệp về tình u thương, sự quan tâm giữa con người với con người, nghị lực đối mặt với nghịch cảnh.

<i><b>1.3. “Khơng gia đình” – tác phẩm dành cho thiếu nhi </b></i>

Từ vị trí của Hector Malot trên thi đàn văn học nước Pháp, ngịi bút của ơng đã thỏa sức xây dựng nên những bức tranh tình yêu, về cuộc sống, ... đặc biệt là về tình cảm gia đình. Vượt qua biên giới nước Pháp, các tác phẩm của ông đã trở thành người bạn thân thiết của thiếu nhi và của nhiều độc giả trên khắp thế

<i>giới. “Khơng gia đình” xuất bản năm 1878 có thể được xem là tiểu thuyết hay</i>

nhất của Hector Malot bởi tính giáo dục và nhân văn đầy sâu sắc.

<i> “Khơng gia đình” là chuyến hành trình dài của cậu bé Rêmi. Hành trình đó</i>

là hồi ức khó qn của cậu bé có niềm vui cũng có nỗi buồn, có những cuộc gặp gỡ cũng có những cuộc chia ly. Xuất thân từ một gia đình giàu có người Anh, vì những tranh chấp trong gia đình mà Rêmi bị bắt cóc đến nước Pháp xa xơi. Sau đó Rêmi được gia đình ơng Barbơranh mang về ni, cậu bé được lớn lên trong tình yêu thương, che chở, bao bọc của người mẹ ni. Cuộc hành trình đầy sóng gió bắt đầu từ lúc Rêmi lên 8 tuổi, cậu bé bị bố nuôi bán cho ông cụ Vitali làm nghề gánh xiếc.

May mắn đối với Rêmi khi cụ Vitali là người tốt, là người sưởi ấm trái tim, tâm hồn cho cậu bé cũng là người cho cậu những bài học sâu sắc về cuộc sống mưu sinh. Rêmi đồng hành cùng vụ Vitali, chú chó Capi lang thang, phiêu bạt khắp mọi nơi bằng nghề xiếc, dẫu khó khăn nhưng cậu bé vẫn không ngừng mơ ước về một mái ấm gia đình. Đặc biệt khi cụ Vitali mất vì đói rét thì ngày tháng Rêmi trải qua thực sự khơng hề dễ dàng. Theo thời gian, gánh xiếc rong của

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Rêmi tiếp túc đi qua nhiều miền đất xa lạ, nhiều thành phố tấp nập, xa hoa. Có lúc cậu bé được sống những giây phút ấm áp trong mái ấm gia đình nhưng cũng có lúc vô vàn nghịch cảnh éo le, trắc trở như chịu đói, chịu rét, chịu những ấm ức, tủi thân, bị lụt hầm trong giếng mỏ, bị mắc oan phải vào tù...Dẫu vậy nhưng dù trong bất kì hồn cảnh khó khăn nào thì cậu bé vẫn vẫn nhớ lời cụ Vitali dạy, sống ngay thẳng, giữ vững chữ tín, kiếm tiền bằng chính đơi tay của mình. Mỗi một chương lại là một tình huống với những thử thách sẽ đến với Rêmi. Trong một dịp tình cờ, cậu gặp lại một cậu bé cũng mang số phận lang thang như cậu đó là Matchia – thông minh, nhanh nhẹn và sau này họ kết thân trở thành những người bạn tri kỷ. Câu chuyện kết thúc với cái kết có hậu và nhân văn. Rêmi gặp lại được gia đình của mình đó là hai mẹ con bà Milligơn trên con thuyền Thiên Nga năm ấy.

Hector Malot đã tạo nên một thế giới đầy màu sắc với những nhân vật sống động và đa chiều. Mỗi nhân vật đều có những câu chuyện riêng góp một phần khơng nhỏ vào cuộc hành trình của Rêmi, tạo nên một bức tranh xã hội

<i>phức tạp và đa dạng. Một trong những đặc điểm nổi bật của “Khơng gia đình”</i>

là đến từ việc nhà văn có khả năng tạo ra cuộc hành trình về bất hạnh và niềm vui trong cuộc sống của nhân vật chính. Hay mỗi tuyến nhân vật xấu, tốt cậu bé Rêmi gặp gỡ đều đóng góp vào sự đa dạng và phức tạp của câu chuyện, làm cho độc giả cảm thấy rằng họ phải xuất hiện để Rêmi hoàn thiện, nỗ lực bản thân từng ngày.

Hơn nữa thành công của Hector Malot là tạo nên những chi tiết có tính xúc động mạnh, đánh trúng tâm lý, sự miêu tả cảnh đẹp tự nhiên và đô thị làm

<i>cho độc giả đồng cảm hơn với cuộc phiêu lưu của cậu bé. “Khơng gia đình” của</i>

Hector Malot cuốn hút, hấp dẫn đến thiếu nhi mà cịn có sức hút đối với bạn đọc ở mọi lứa tuổi vì ở đấy mọi độc giả đều nhìn thấy được một hành trình dài đầy nghị lực tìm ra giá trị bản thân, tìm kiếm hạnh phúc riêng. Có lẽ vì giá trị nội

<i>dung, tinh thần của thời đại mà “Khơng gia đình” mang một diện mạo mới</i>

trong văn học Pháp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>CHƯƠNG 2. MƠ TÍP ĐỨA TRẺ BỊ BỎ RƠI TRONG TÁC PHẨM</b>

<i><b>“KHƠNG GIA ĐÌNH” CỦA HECTOR MALOT</b></i>

<b>2.1. Mơ típ – “ Một phương diện của văn học” </b>

Từ trước đến nay, khi nghiên cứu thuật ngữ mơ típ luôn bắt đầu từ nền văn học dân gian. Khi nhắc đến mơ típ người ta có thể đặt ra một số câu hỏi như: Mơ tip là gì? Bản chất của nó? Người ta nghiên cứu, so sánh chúng ra sao? Liệu rằng chúng chỉ xuất hiện trong nền văn học dân gian hay còn xuất hiện ở một số nền văn học sáng tác khác. Chính vì những thắc mắc này, chúng tơi đã đi

<i>sâu vào tìm hiểu mơ típ trong tác phẩm “Khơng gia đình” của nền văn học</i>

Pháp, và trước hết chúng ta phải xem xét được các mặt lý thuyết của mơ típ. Mơ típ là thuật ngữ vay mượn tiếng Pháp, thuật ngữ này đã được nhiều nhà khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước nhắc đến. Ở nước ngoài người đầu tiên nhắc đến là nhà Folklore học người Nga ở thế kỉ XIX

<i>A.N Vexelopxki. Theo ơng khái niệm mơ típ được hiểu là: “Những công thức</i>

<i>trả lời cho các vấn đề thế giới tự nhiên đặt ra cho con người từ thuở nguyên sơ,khắp mọi nơi là những ấn tượng về hiện thực được đúc kết nổi bật hoặc tỏ raquan trọng và được lặp đi lặp lại”.Tiếp đó là cơng trình nghiên cứu type và mơ</i>

típ thành cơng của S.Thompson, A.Aarne, Stith ThomPson viết trong Standard

<i>Dictionary Folklore đại ý như sau: “Trong folklore, mơ tip là thuật ngữ chỉ bất</i>

<i>kì một phần nào mà ở một kết quả của folklore có thể phân tích ra được. Trongnghệ thuật dân gian motip của hình phác họa là những hình mẫu thường lặp lạihoặc kết hợp những hình mẫu khác theo một kiểu cách riêng biệt nào đó. Trongâm nhạc và bài hát dân gian cũng có những khn nhạc giống nhau thường trởlại . Lĩnh vực mà motip nghiên cứu nhiều nhất và phân tích cẩn thận nhất làtruyện kể dân gian như các loại truyện cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại,... </i>

<i> Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,Nguyễn Khắc Phi thì: “Mơ típ theo tiếng Hán gọi là “Mẫu đề” do người Trung</i>

<i>Quốc phiên âm chữ mô tip trong tiếng Pháp, có thể chuyển thành các từ“khuôn” “dạng” hoặc “kiểu” trong tiếng Việt nhằm chỉ những thành tố, nhữngbộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và được sử dụngnhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuậtdân gian”.[9;168] </i>

<i> Ví dụ: Mơ típ “người đội lốt cóc”, “lốt quả thị”, “lốt cọp” trong nhiềutruyện cổ tích khác nhau, mô tip “quả bầu” hoặc “cục bột”, “bọc trứng” sinh</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>ra trong thần thoại của nhiều dân tộc, mơ típ “đơi giày và việc thử giày” trong</i>

truyện cổ tích Tấm Cám. Trong ca dao truyền thống cũng có nhiều mơ tip quen

<i>thuộc lớn nhỏ như những “tấm bê tông” đúc sẵn được sử dụng theo kiểu “lắp</i>

ghép” trong nhiều bài ca dao khác nhau. Mô típ là một cơng cụ rất cần thiết và hữu ích đối với những người làm công tác sưu tầm, nghiên cứu, giảng dạy văn nghệ dân gian. Như vậy có thể hiểu mơ tip là đơn vị tham gia cấu tạo cốt truyện được hình thành ổn định bền vững, được sử dụng phổ biến và lặp đi lặp lại trong các sáng tác văn học nhất là trong văn học dân gian nhằm thể hiện được một ý nghĩa nào đó của tác giả.

Các định nghĩa về mơ típ tuy được diễn đạt khác nhau nhưng đều làm nổi bật nên những đặc trưng, bản chất nổi bật của mơ típ. Thứ nhất, mơ típ là đơn vị có yếu tố cố định, bền vững bởi nó được hình thành trong một quá trình sáng tác lâu dài, được nhiều thời đại, tác giả khác nhau sử dụng để tạo nên giá trị riêng cho tác phẩm mà mình muốn gửi gắm. Một khi mang tính ổn định thì nó sẽ bền vững được lâu dài, mỗi mơ típ trong q trình hình thành đều sẽ chứa những quan niệm thẩm mĩ, văn hóa của tác giả dân gian. Thứ hai, bản chất các mơ típ thường mang tính chất lặp đi, lặp lại, khác thường và kỳ lạ gây ấn tượng cho người đọc. Một yếu tố một bộ phận trong kết cấu của tác phẩm chỉ được gọi là mơ tip khi nó mang bản chất xuất hiện nhiều lần trong sáng tác. Tuy nhiên không phải yếu tố nào xuất hiện nhiều lần trong sáng tác cũng được coi là mơ tip, bởi yếu tố đó phải mang đến một ấn tượng, tạo được điểm nhấn đặc biệt, mang lại giá trị cho tác phẩm thì đó mới được gọi là mơ típ. Ta có thể thấy rõ

<i>như trong ca dao ta có thể bắt gặp xuất hiện những mơ típ mở đầu bằng “thân</i>

<i>em như, em như, chiều chiều,..” Nó như trở thành một cơng thức chỉ cần lắp</i>

ghép theo công thức mở đầu ấy vào các diễn đạt khác nhau là có thể có được một bài ca dao. Mặt khác về truyện cổ tích, ta rất dễ thấy kết cấu thường là mở

<i>đầu bằng cách “ ngày xửa ngày xưa ở một làng nọ,..” và kết thúc thường là có</i>

hậu. Sự lặp lại đó cũng khơng phải do ngẫu nhiên mà có, mà đó là nhờ yếu tố nghệ thuật ẩn chứa quan niệm nhân sinh. Vì thế nó cịn mang một đặc trưng là mang tính quan niệm. Những tín hiệu nghệ thuật ấy phải chứa đựng được yếu tố văn hóa, tư tưởng, một triết lý nào đó.

Mơ típ xuất hiện nhiều trong thể loại văn học dân gian như cổ tích, truyền thuyết, thần thoại,...Nhờ sự xuất hiện các mơ típ trong truyện dân gian đã làm ảnh hưởng sâu rộng đến các nền sáng tác văn học khác. Họ sử dụng mơ típ như là hạt nhân để xây dựng cốt truyện và nhân vật như chứng đựng một nội dung tư tưởng nào đó. Vai trị của mơ típ trong sáng tác văn học không thể không phủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

nhận, nó thường được thể hiện rõ trong cách thể hiện với mối quan hệ cốt truyện, nhân vật, đề tài và tư tưởng mà người sáng tác muốn truyền đạt. Sáng

<i>tác trong văn chương là lĩnh vực độc đáo của mỗi cá nhân “sự lặp lại các motip</i>

<i>như là một cõi chết của nghệ thuật nhưng đôi khi nó lại là sức sống dậy củamột tác phẩm” (V.Hugo). Tuy nhiên, tùy vào ngòi bút mà mỗi tác giả thể hiện</i>

liệu có thể truyền đạt đực nên tư tưởng giá trị của mình từ các mơ típ mà mình đã gây dựng nên.

Mơ típ với tư cách là phạm trù nghiên cứu văn học nghệ thuật có thể được dùng nhiều hơn trong cả sáng tác văn học dân gian. Người ta có thể bắt gặp các

<i>kiểu mơ típ trong văn học viết như: “mơ tip hóa thân trong sáng tác của Kafka,</i>

<i>Hugo”,.. “mô tip người hùng chiến bại trong sáng tác của Hemingway”,... Bởi</i>

tài năng của mỗi người là khác nhau cho dù cùng một kiểu mô tip ấy cũng sẽ tạo ra được những giá trị tư tưởng mà người viết muốn truyền tải.

Với những lý thuyết cơ bản nêu trên về mơ típ, chúng tơi coi đó là căn cứ để

<i>đi sâu vào nghiên cứu “Mơ típ đứa trẻ bị bỏ rơi trong tác phẩm “Khơng gia</i>

<i>đình” của tác giả Hector Malot”. </i>

<i><b>2.2. Mơ típ đứa trẻ bị bỏ rơi trong tác phẩm “Khơng gia đình”</b></i>

<i><b>2.2.1. Mơ típ hành trình bị bỏ rơi của Rêmi </b></i>

Mơ típ là một trong những thuật ngữ văn học dân gian được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong các cơng trình nghiên cứu về các thể loại tự sự dân gian. Những năm gần đây, nhu cầu nghiên cứu truyện kể dân gian theo hướng phân tích kết cấu và nội dung của mơ típ, tìm kiếm nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử xã hội của mô típ cũng như tìm hiểu bản chất mối quan hệ giữa mơ típ và cốt truyện ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Thế kỷ XIX là thế kỷ mà gắn các tác phẩm văn học dân gian với hiện thực lịch sử xã hội của dân tộc mà nó phát sinh và truy tìm cội nguồn văn học từ bản chất tâm lý tộc người, họ xem văn học dân gian là sự phản ánh tri thức và văn hóa của nhân loại.

Mô típ kết thúc có hậu được sử dụng khá phổ biến trong các truyện mơ phỏng các tích truyện có sẵn trong dân gian lẫn các truyện mang tính hiện thực,

<i>đời thường. “Khơng gia đình” của Hector Malot cũng vậy, có thể thấy cuốn tiểu</i>

thuyết được viết cho lứa tuổi nhỏ độc giả. Cốt truyện xây dựng nên mang đậm dấu ấn riêng của tác giả đồng thời cũng làm thỏa mãn tâm lý của lứa tuổi nhỏ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Tuy nhiên khi đi sâu vào cách xây dựng cốt truyện của nhà văn, chúng ta thấy nổi bật lên kiểu cốt truyện cổ tích. Cốt truyện nhà văn xây dựng nên nhằm hướng người đọc đến sự tò mò, thú vị của câu chuyện theo bước chân của cậu bé Rêmi. Những hoàn cảnh được đặt ra nhằm thử thách lịng kiên trì, sự gan dạ, lịng dũng cảm của cậu bé. Đặc biệt hơn người đọc còn thấy được tấm lòng và bản chất ngay thẳng của cậu bé ngay cả trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.

Rêmi là một cậu bé bị người chú lập tâm bắt cóc và bỏ nơi công cộng cho ai thấy được mang về nuôi chỉ khi mới năm - sáu tháng tuổi. Cuốn tiểu thuyết viết về những chặng đường đầy phiêu lưu, cuộc đời gian truân đầy thử thách của cậu bé. Sau khi bị bỏ rơi ngồi đường thì cậu được người ta nhặt về nuôi. Chẳng bao lâu cuộc phiêu lưu đã ập đến với cậu, trải qua những gian khổ, vất vả có cả gặp những con người xấu, kẻ ác và cả những con người tốt bụng nhưng Rêmi vẫn giữ được bản chất thiên lương với tấm lòng ngay thẳng, thật thà và nhân hậu. Cuối cùng trải qua nhiều thăng trầm sống đời giang hồ lưu lạc khắp chốn, nhiều năm sau cậu bé cũng đã tìm được gia đình thân yêu của mình. Với cách mở đầu chuyện đi thẳng vào vấn đề, Hector Malot đã đưa người đọc đến những cốt truyện tiếp theo, gợi sự tò mò, hấp dẫn. Đồng thời, để nhân vật xuất hiện theo bối cảnh này tác giả gợi mở nên một không gian nghệ thuật mang theo hướng cốt truyện cổ tích, đó cũng chính là mơ típ xuất hiện đầu câu chuyện, giới thiệu hoàn cảnh, xuất thân thần kỳ của nhân vật chính trong chính truyện.

Hector Malot kể chuyện ở ngơi thứ nhất, trong khơng khí tự truyện, nhập đề bằng giọng của Rêmi nói về người mẹ ni, tức là Má Barbơranh :

<i>“ Tôi là đứa trẻ bị bỏ rơi, được bà nhặt đem về nuôi.</i>

<i>Tuy vậy tơi cứ tưởng bà là mẹ tơi, vì hễ thấy tơi khóc, bất cứ đang làm gìbà cũng bỏ đấy chạy vội lại bế tôi, vừa ru vừa dỗ cho tơi nín.” [1;7]</i>

Điều đầu tiên mà nhà văn đặt ra sự khó khăn cho cậu bé khi phải rời xa ngơi nhà mình đã sống từ nhỏ và lớn lên, nơi mà ấp ủ bao tình u thương vơ bờ bến của má Barbơranh. Rêmi từ nhỏ đã là một cậu bé ngoan ngoãn khi cậu giả vờ không biết ngày thứ ba ăn mặn để má khỏi tủi lòng, cậu hào hứng trồng cây củ cúc vu với mong muốn làm má bất ngờ. Những tình cảm đó thật khơng có gì sánh nổi. Vậy mà, cậu phải rời xa ngôi nhà đầy ắp tình thương để đi phiêu bạt khắp nơi. Malot đã đặt nhân vật trong tình cảnh đầy khó khăn thử thách khi độ tuổi của cậu cần được sống trong sự chăm sóc, sự bảo ban ân cần của người lớn. Đấy là hình ảnh cậu bé ngây thơ ngây ngô lúc trước kia, bây giờ thời gian đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

làm cho Rêmi rất bản lĩnh, tự tin kiên trì, tự lập trên đơi chân rong ruổi ở mọi cung đường từ nông thôn đến thành thị. Khi con bò sữa nguồn cung cấp thực phẩm duy nhất khơng cịn nữa, mà theo thơng lệ đến ngày thứ ba ngã mặn, sau tuần chay má thường làm món bánh rán. Rêmi đã khơng dám nhắc đến thơng lệ đó như những lần trước vì khơng muốn làm má tủi lịng. Đến khi em có một món tiền kha khá nhờ vào sức lao động của chính mình, em nghĩ ngay đến người mẹ ni của mình. Em quyết định về chăm má và còn muốn mua tặng má một món q nữa. Khơng mất q nhiều thì giờ để suy nghĩ đó là món q gì,

<i>bởi vì cậu bé hiểu được con bị sữa là món q quý giá nhất đối với má: “ Có</i>

<i>một món quà sẽ làm mẹ sung sướng lúc này, mà còn sung sướng mãi mãi chođến lúc tuổi già của mẹ. Món q đó là một con bị sữa để thay cho con Rútxét.Mẹ sẽ vui sướng biết chừng nào nếu ta biếu mẹ một con bò sữa! Và cả ta nữa,ta cũng sẽ sung sướng biết chừng nào?”. [1;273]. Nỗi nhớ thương về má khơng</i>

bao giờ ngi trong tâm trí của cậu, cậu luôn nhớ về những ngày tháng yên ấm

<i>bên má: “Tối đến, tôi lên giường ngủ thế nào bà cũng lại hôn tôi. Những nhày</i>

<i>tháng giá rét tháng chạp, gió lạnh tốt, những bơng tuyết phủ trắng lên cửakính, bà trìu mến ấp ủ chân tơi vào bàn tay bà và hát cho tôi nghe một bài màtận bây giờ tơi cịn nhớ giai điệu và thuộc một vài câu” [1;7]. Những cử chỉ,</i>

những hành động yêu thương mà má Barbơranh dành cho Rêmi đã nuôi dưỡng tâm hồn cậu, là chốn yêu thương khi mỗi lần mệt mỏi, hay gặp gian nan khó khăn trên đường đời.

Ở một diễn biến khác trong hành trình trưởng thành này, Rêmi theo bước chân của cụ Vitali, cậu đã tận mắt chứng kiến cuộc sống lao động đầy khó khăn khắc nghiệt của nhân Pháp. Được ở đi bên cạnh cụ Vitali, cậu bé yêu thương kính trọng cụ, càng ngày cậu càng mở rộng tầm hiểu biết. Nhưng chẳng được bao lâu thì bao khó khăn ập đến với hai ơng cháu. Cụ phải vào tù hai tháng vì ông đã chống lại viên cảnh sát khi bảo vệ cho Rêmi, ngày tháng khơng có ơng, một mình cậu phải ni gánh cả đồn xiếc (chú khỉ Joli – Couer, ba chú chó:

<i>Capi, Zerbino và Dolce). “Khơng biết ngày mai sẽ thế nào? Cả đồn đói khát</i>

<i>mà chỉ cịn có ba xu. Làm thế nào để ni được chính bản thân tơi nếu ngàymai và những ngày sau đó khơng biểu diễn được? Rồi lại cịn rọ mõm cho chó,giấy phép hát rong, tìm đâu ra những thứ ấy? Có khi cả bọn sẽ chết đói ở mộtxó rừng hay một bờ bụi nào đó?...Chúng tơi thật cơ đơn và trơ trọi!” [1;105].</i>

Nghịch cảnh không cho phép cậu bé bỏ cuộc, nó đã thách thức một cậu bé tám tuổi nghĩ đến việc biểu diễn xiếc để sống, để kiếm từng đồng từng hào ni đồn xiếc. Sau những cố gắng, nỗ lực của cậu để chờ cụ Vitali ra tù và hai ông cháu lại tiếp tục cuộc sống, chả được bao lâu, một lần nữa chia ly đến nhưng có

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

lẽ sẽ là lần chia ly mãi mãi khi đến Pa-ri cậu phải chứng kiến cái chết của cụ trong lần đi tìm mỏ đá Gang-ti-li. Thật đáng thương cho Rêmi khi cuộc đời lại không nhẹ nhàng với em một chút nào!

Chưa dừng lại ở đó, Rêmi cũng đã gặp một vài người cưu mang mình nhưng chỉ được vài ngày thì may mắn cũng chả mỉm cười với cậu bé. Cậu luôn khao khát một cuộc sống có mái ấm gia đình hạnh phúc thì may thay cậu lại gặp được gia đình bác Acanh, các thành viên trong gia đình rất yêu và mến Rêmi, xem cậu như một thành viên trong gia đình. Nhưng hạnh phúc không lâu khi sự cố

<i>không may xảy ra với gia đình: “Thình lình mưa đá đổ xuống. Thoạt đầu vài</i>

<i>hạt nhỏ hắt vào mặt chúng tôi. Tiếp theo đấy là cả một trận rào rào như đá,chúng tôi ù té núp vào một cái cửa lớn. Trận mưa đá kinh khủng không thểtưởng tượng. Chỉ một lúc sau đường phố phủ trắng như giữa mùa đông”</i>

[1;239]. Trận bão tuyết đã phá đi tất cả luống hoa của gia đình và cũng là tài sản quý giá hiện tại, rơi vào cảnh vỡ nợ, Rêmi một lần nữa phải quay lại với cuộc

<i>sống ngày trước. Cậu và con Capi bước tiếp trên trang đường mới: “ Một cuộc</i>

<i>đời mới đang mở ra trước mặt tơi. Tơi nhớ lại hình ảnh cụ Vitali và tôi tự nhủ:“Nào! Hãy tiến lên!” [1;252]. Tiến về phía trước, cậu lại hạnh phúc cảm nhận</i>

được tình bạn đẹp như thế nào khi gặp Matchia – cậu bé xanh xao ốm yếu có cái đầu quá to. Hai con người gặp nhau, cùng chung một chí hướng vừa đi kiếm tiền và lần lượt đi thăm các con của bác Acanh và má Barbơranh. Thời gian đó đã có lúc Rêmi phải sống khiếp đảm giữa lịng đất sâu trong vụ mỏ lụt hay có khi e bị mắc tù oan. Dù nghèo khổ, gian nan hay giàu sang, hai cậu bé vẫn luôn bên nhau như gia đình, tự bao giờ xa lạ lại thành người thân. Những đứa trẻ cũng vì nghèo khổ, phải làm những công việc nặng nhọc trong hầm mỏ, hay bị gia đình bán cho gánh xiếc để đỡ tốn miệng ăn. Một đứa trẻ bất hạnh phải sống vất vả khắp nơi, kiếm sống lương thiện bằng đủ mọi nghề… Rêmi cũng đã từng được cảm nhận và trải qua cuộc sống của những người công nhân mỏ ở Pháp, phải làm việc dưới hầm sâu với điều kiện đây khắc nghiệt. Nhiều tai nạn đã xảy ra ở dưới hầm mỏ như nổ khí grid, bị lụt mỏ, bị sạt lở… cũng có thể bị chơn vùi vĩnh viễn trong hầm mỏ, một thiếu phụ hóa điên đã vì chồng chết tại hầm mỏ

<i>nói với Rêmi: “Cơng việc dưới hầm mỏ, công việc của quỷ sứ… Em hãy ra</i>

<i>nghĩa địa mà xem, và đếm những tấm mộ: một, hai, ba…toàn là chết trong hầmmỏ cả đấy” [1;280]. Mọi thứ mà Rêmi phải trải qua, đối mặt như chướng ngại</i>

vật mà nhân vật phải trải qua, đồng thời cũng là không gian cản trở mà Malot đã dựng nên. Những trở ngại trong quá trình di chuyển của nhân vât: ốm, đau, khơng có chỗ ngủ, bị bắt vào tù, chạm mặt với lịng người độc ác… như một khơng gian cản trở mang tính quan niệm và tượng trưng rõ nét bởi vì nếu nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

vật vượt qua được những cản trở đó thì con người sẽ đạt được ước mơ, khát vọng của mình.

Các sự cố, khó khăn lần lượt đến với cuộc đời của Rêmi và có lẽ sau cùng sẽ có một cái kết nào đó dành cho nhân vật chính này. Đó cũng là mơ típ kết thúc của tiểu thuyết được nằm ở chương cuối cùng của tác phẩm. Một cuộc gặp gỡ đoàn viên hầu như tất cả các nhân vật trong truyện với nhân vật chính Rêmi đã được sắp đặt trọn vẹn. Đó có thể coi là một đoạn kết thúc có hậu tất yếu của một kiểu tiểu thuyết lưu lạc mang tính cổ tích. Khi trải qua mọi khó khăn, gian nan vất vả bằng lòng dũng cảm và nghị lực phi thường cậu bé đã tìm được gia đình mình như một niềm mơ ước. Nhà văn đã dựng nên một mơ típ xun suốt tác phẩm để nhân vật của mình trải qua cực khổ có thể là cả vịng đao lý nhưng sau đó là niềm hạnh phúc vơ bờ bến khi tìm được hạnh phúc trên con đường cơng lý. Tuy nhiên, các tình huống trong truyện một cách ngẫu nhiên và khơng theo chủ đích, khơng có một trình tự logic nào, việc đó có thể thêm hoặc bớt đi các sự kiện trong tác phẩm… Sự tiến triển trên con đường phiêu bạt của Rêmi được xây dựng hết sức ngẫu nhiên qua các địa điểm: tạm dừng chân ở làng Savanông, dừng lại du thuyền của bà Miligơn trong hai tháng, việc đến với gia đình của bác Acanh, hay Rêmi bị lụt phải trong hầm mỏ…Và cũng là sự xuất hiện ngẫu nhiên của các nhân vật giúp cho Rêmi khi cần thiết đó là cụ Vatali, bà Miligơn, bác Acanh, Matchia, hay anh Bốp... Chính những điều này tạo nên tính chất “có thực” của tiểu thuyết và cũng là những thử thách, rào cản đặt ra dành cho nhân vật chính trong các truyện cổ tích nếu xét về mơ típ trong văn bản. Trong mỗi biến cố của Rêmi đều luôn nhận được những sự trợ giúp của các nhân vật cũng giống như mơ típ cổ tích truyện Tấm Cám, Tấm luôn nhận đươc sự hỗ trợ từ Bụt và cái kết cho câu truyện ln mang tính nhân đạo. Tính chất ước lệ hiện ra mang một hàm ý rõ ràng: cuộc sống sẽ đền bù theo lối "ở hiền gặp lành". Tác phẩm vẫn có những chi tiết "hiện thực" gắn với cuộc sống "lầm than" của các nhân vật, vì vậy mà đơi lúc chính chúng ta muốn đặt nhân vật của Malot vào vòng tiểu thuyết hiện thực thế kỷ XIX. Đó chính là sự thăng giáng của những số phận cùng những cảnh cơ hàn mà các nhân vật trải qua trong quá trình "phiêu lưu" của họ để chuẩn bị cho một cái kết lãng mạn.

Nói về "hiện thực" trong tiểu thuyết dành cho thiếu nhi, cũng có thể kể đến tiểu thuyết của C.Dickens với tác phẩm Oliver Twist. Đây là một cuốn tiểu thuyết ở Anh thế kỷ XIX, khá là nổi bật những vẫn không hiện rõ lắm về mặt hiện thực. Nhưng viết về đề tài thiếu nhi, hiển nhiên những trang sách viết về cảnh sống của cậu bé Oliver Twist ở trong nhà tế bần hay chui rúc nơi hè phố để

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

kiếm sống cùng lũ móc túi; sẽ có những chi tiết, khung cảnh bạo lực hơn rất nhiều so với Malot. Nhưng tác phẩm cũng khơng tránh khỏi những yếu tố lãng mạn, ví dụ như tấm lịng của cơ gái Nancy dành cho Oliver Twist. Mặc dù tính hiện thực ở đây khơng đậm nét trong sáng tác như của Malot nhưng C.Dickens cũng khá tinh tế trong kết cấu truyện có sử dụng một phần yếu tố mơ típ cổ tích để thấy được cuộc đời, số phận thăng trầm, kết thúc mọi thứ sẽ như thế nào. Có thể nói, mơ típ trong truyện cổ tích ln ln vận động và lặp đi lặp lại để thấy được mức độ của thử thách, khó khăn chồng chất của cuộc đời nhân vật và sau cùng chính là một món q đặc biệt của tạo hóa ban tặng, chuyển sang một bước ngoặt khác của cuộc sống. Các trang văn của ông để cho cậu bé Rêmi phải chịu cái khổ, cái tủi nhưng có lối thốt. Cho nhân vật thấm thía hết nỗi tủi nhục rồi làm một cái "cần cẩu" đưa nhân vật của mình lên ngồi một ví trí đối lập với những gì trải qua. Chính cái mơ típ kết thúc thay đổi số phận con người như vậy càng làm cho yếu tố cổ tích trong truyện thêm hấp dẫn.

<i><b>2.2.2. Sự đan xen yếu tố thần kì vào mơ típ tác phẩm “Khơng gia đình” </b></i>

<i> Trong tác phẩm “Khơng gia đình” ta thấy mỗi chương truyện lại là một tình</i>

huống nhỏ với những thách thức, bài học và cũng là hàng tấn bi kịch chồng chất. Cũng có khi những đau đớn, mất mát lại được dâng lên cao trào mở ra bức tranh sắc nét nhưng lại tối tăm, khiến người đọc hịa mình vào nhân vật. Và để nhân vật có được cái kết có hậu trong hành trình cuộc đời mình thì khơng thể khơng kể đến là yếu tố thần kì mà Hector Malot đã đan xen vào trong mơ típ để tạo nên sự hoàn chỉnh của tác phẩm.

<i> Trong khái niệm "yếu tố thần kì", tính từ "thần kì" có 2 nét nghĩa chủ yếu: thầnthánh và kì lạ. Nó gần nghĩa với các tính từ "kì ảo", "hoang đường", "huyền ảo" vàđồng nghĩa với các tính từ "kì diệu", "thần diệu", "huyền diệu". Sự xác định ý nghĩa</i>

khái niệm "yếu tố thần kì" như vậy là tìm đến ý nghĩa gốc của nó, cịn thực tế sử dụng khái niệm này với tính cách là một thuật ngữ khoa học, thì khơng phải bao giờ cũng đúng với ý nghĩa gốc đó, bởi vì sự biểu hiện của yếu tố thần kì trong văn học là cực kì phong phú, đa dạng và phức tạp. Lúc thì thiên về tính chất kì ảo - hư ảo - hoang đường - huyền ảo; khi thì thiên về tính chất kì diệu - thần diệu - huyền diệu.

Tuy nhiên, cho dù có biểu hiện và việc gọi tên các biểu hiện ấy có phong phú, đa dạng, phức tạp đến mức độ nào chăng nữa, thì trong văn học dân gian, nhất là trong truyện cổ dân gian, nó thường được gọi là yếu tố thần kì. Nguồn

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

gốc của yếu tố thần kì trong văn học dân gian: Thế giới quan thần linh của người nguyên thủy là nguồn gốc (trực tiếp) của yếu tố thần kì trong thần thoại và là nguồn gốc (sâu xa) của yếu tố thần kì trong tất cả các thể loại văn học dân gian ra đời sau thần thoại.

Cụ thể ta thường bắt gặp các yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thường hướng về đời sống xã hội, lấy con người chủ yếu là những người lao động nghèo khổ, lương thiện, làm nhân vật trung tâm. Những yếu tố thần kì được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đầu tiên thể hiện rõ nhất qua nhân vật thần kì, chúng ta rất quen thuộc với hình tượng nhân vật ông bụt, bà tiên, những người luôn xuất hiện để bảo vệ nhân vật chính diện. Hoặc được thể hiện qua những sự kiện thần kỳ, như nhân vật được sinh ra trong hoàn cảnh đặc biệt, trong một cái sọ dừa hay mang thai 3 năm ròng. Tất cả những yếu tố này góp phần làm nên bức tranh thần kì cho tác phẩm, trở thành đặc trưng của truyện cổ tích.

<i> Nhưng khi đến với “Khơng gia đình” của Hector Malot thì ơng xây dựng</i>

một lối viết và những sự kiện hoàn toàn khác, ở tác phẩm ta thường bắt gặp những câu chuyện đầy cảm xúc với sự kì diệu nhưng đó khơng phải những yếu tố siêu nhiên rõ ràng mà từ sự tương tác của con người với cuộc sống, thông qua các nhân vật chịu đựng. Yếu tố thần kì thường xuất hiện qua những khía cạnh nhân văn, lịng nhân ái của con người khi nhân vật bị đẩy vào những tình cảnh khó khăn, vượt qua thử thách và tìm thấy niềm hy vọng, ý nghĩa cuộc sống thông qua sự yêu thương và đồng cảm của tình người, tình thương của gia đình. Yếu tố thần kì trong tác phẩm xuất hiện thông qua những sự trùng hợp kỳ lạ hoặc sự may mắn của nhân vật chính lặp đi lặp lại khơng thể giải thích, sự thần kỳ đó cứ đan xen xuất hiện trong những hành trình của cuộc đời nhân vật, cách mà nhân vật Rêmi, nhân vật chính, luôn gặp gỡ những người tốt bụng trong cuộc đời mình. Nhà văn đồng thời ném vào đó sự xuất hiện ngẫu nhiên của các nhân vật giúp cho Rêmi khi cần thiết lúc cậu gặp khó khăn tưởng chừng như bế tắc, khơng lối thốt đó là: Má Barboranh người đã cưu mang nhận nuôi khi cậu mới chỉ là một đứa trẻ bị bỏ rơi, người mẹ luôn yêu thương chăm sóc cậu; Cụ Vitali là người mua Rêmi nhưng trái ngược lại cậu không bị đối xử ngược đãi như con ở mà cậu lại được dành tình yêu thương từ cụ như một người cha; trong cái đói, khó khăn cùng cực Rêmi và gánh xiếc gặp được bà Miligơn khi cụ Vitali vào tù hai tháng, gia đình bác Acanh cưu mang cậu khi cụ Vitali qua đời vì đói và rét, đó cũng là anh Bốp và Matchia cứu cậu khỏi chốn tù lao khi cậu

</div>

×