Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Vấn đề định giá tài sản góp vốn được quy định như thế nào trong Luật doanh nghiệp và những ràng buộc về nghĩa vụ của người tham gia định giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.23 KB, 14 trang )

Đề bài: Vấn đề định giá tài sản góp vốn được quy định như thế nào trong
Luật doanh nghiệp và những ràng buộc về nghĩa vụ của người tham gia định
giá

BỐ CỤC BÀI VIẾT
A. Phần mở đầu.


B .Nội dung chính
I. Vấn đề định giá tài sản góp vốn được quy định trong Luật doanh nghiệp
2005.
1. Xác định loại tài sản được dùng để góp vốn vào công ty
2. Xác định giá trị của tài sản góp vốn vào công ty .
3. Định gía tài sản góp vốn
II. Những ràng buộc về nghĩa vụ của người tham gia định giá.
C .Kết luận
D. Danh mục các tài liệu tham khảo.


Góp vốn vào công ty là việc các cá nhân hay pháp nhân chuyển quyền
sở hữu tài sản và/hoặc các quyền khác liên quan đến tài sản cho công ty để
trở thành chủ sở hữu hay đồng chủ sở hữu của công ty theo tỷ lệ vốn góp.
Xác định giá trị tài sản góp vốn được đặt ra đối với các loại tài sản góp vốn
không phải là tiền, vàng và ngoại tệ tự do chuyển đổi. Đây là vấn đề hệ trọng
vì nó liên quan đến lợi ích của nhiều bên: công ty, chủ sở hữu, chủ nợ…
Song, quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền xác định các loại tài
sản được góp vốn, xác định giá trị tài khi góp vốn còn có nhiều điểm chưa rõ
ràng, cần được hoàn thiện. Vì vậy trong phạm vi một bài tiểu luận, tôi xin
được trình bày vấn đề định giá tài sản góp vốn được quy định như thế nào
trong Luật doanh nghiệp và những ràng buộc về nghĩa vụ của người tham
gia định giá để từ đó có thể hiểu phần nào về vấn đề này cũng như những


kiến nghị để hoàn thiện thêm về vấn đề này trong Luật doanh nghiệp 2005.
Trước hết, vấn đề định giá tài sản góp vốn được quy định tại điều 30 của
LDN 2005 như sau:
1.Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá
chuyên nghiệp định giá.
2.Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ
đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được
định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành
viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định
và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.


3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp
vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định
giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản
góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản
góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người
góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị
thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Từ quy định tại khoản 1 điều 30 ta nhận thấy trước hết để hiểu được
vấn đề định giá tài sản vốn góp, ta phải hiểu được thế nào là tài sản vốn góp
và sự khác nhau giữa tài sản vốn góp với phần vốn góp.
Phần vốn góp theo giải thích tại khoản 5 điều 4 LDN 2005 là tỷ lệ
vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty góp vào vốn điều
lệ.Theo các quy định của pháp luật, chủ sở hữu phần vốn góp hay còn gọi là
người góp vốn có các quyền sau:

_Quyền tài chính: được phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp tương ứng với
tỷ lêh giá trị phần vốn góp; gánh chịu phần lỗ tương ứng với tỷ lệ giá trị
phần vốn góp nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khi đang hoạt động cũng
như khi doanh nghiệp kết thúc hoạt động; nhận phần tài sản còn lại tương
ứng với tỷ lệ phần vốn góp sau khi đã thanh toán hết các nghĩa vụ của doanh
nghiệp khi doanh nghiệp bị giải thể, phá sản.
_Quyền phi tài chính như quyền biểu quyết, quyền thong tin.


Ngoài ra, phần vốn góp với tư cách là một tài sản có giá trị tiền tệ nên
chủ sở hữu được tự do chuyển giao trong giao dịch dân sự.Tuy nhiên việc
chuyển giao này bị hạn chế bởi một số quy định theo LDN nhằm bảo đảm sự
hoạt động lành mạnh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Như vậy phần vốn góp là một tài sản đặc biệt được hình thành thông
qua việc góp vốn vào doanh nghiệp và tồn tại song song với sự tồn tại của
doanh nghiệp.Phần vốn góp không phải là tài sản cụ thể như những tài sản
khi đem góp vốn.
Còn tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển
đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ,
bí quyết kĩ thuật , các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty.Những tài sản
này khi được người góp vốn đem góp vào doanh nghiệp theo một trình tự,
thủ tục nhất định thì nó đã trở thành tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp
(pháp nhân). Do đó, cá nhân người góp vốn không còn quyền sở hữu đối với
tài sản đã góp vốn.Đổi lại họ được sở hữu phần vốn góp và có các quyền
như đã nêu trên..
1. Xác định loại tài sản được dùng để góp vốn vào công ty
Theo Điều 4.4 LDN 2005 “…Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam,
ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền
sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều
lệ công ty…”. Điều 5 Nghị định số 102/2010/NĐ- CP hướng dẫn bổ sung

về tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: quyền tác giả, quyền liên
quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây
trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí


tuệ mà cá nhân, pháp nhân góp vốn là chủ sở hữu các quyền sở hữu trí tuệ
đó.
Vốn góp vào công ty là một loại vốn đầu tư theo quy định của pháp
luật đầu tư. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, ngoài việc khẳng định vốn đầu
tư là tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi, còn liệt kê nhiều loại
tài sản hữu hình và vô hình khác cũng có thể được sử dụng là vốn đầu tư,
với điều kiện những tài sản đó là tài sản hợp pháp.Nếu như trước đây tài sản
hữu hình được coi là nhân tố chính tạo nên giá trị của doanh nghiệp thì ngày
nay hoàn toàn có thể nói rằng phần lớn giá trị doanh nghiệp nằm ở tài sản vô
hình. Tuy đây là loại tài sản không thể xác định bằng các đặc điểm vật chất
nhưng lại có giá trị lớn do khả năng sinh lợi lớn nên thường được pháp luật
bảo vệ. Nhà nước, thông qua các quy định của pháp luật, cho phép sử dụng
nhiều loại tài sản để góp vốn vào công ty, một mặt là sự bảo đảm trên thực tế
các quyền năng của chủ sở hữu tài sản, mặt khác tạo nhiều điều kiện thuận
lợi cho các công ty khi tạo lập sản nghiệp thương mại để đầu tư kinh doanh.
Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.
Đối với từng công ty, các loại tài sản góp vốn khác nhau thì sự nhạy
cảm về giá trị, tính hữu dụng đối với hoạt động kinh doanh tại từng thời
điểm… là khác nhau. Do vậy, việc công ty có nhận loại tài sản nào đó là tài
sản góp vốn hay không, nhận làm tài sản góp vốn và thời điểm nào… còn
phụ thuộc vào quyết định của chính công ty.
Điều 4.4. LDN 2005 có đề cập đến vấn đề “Điều lệ công ty quy định
loại tài sản góp vốn”. Theo đó điều lệ công ty ban đầu được thông qua theo
nguyên tắc nhất trí của thành viên sáng lập công ty. Tiếp đến, Điều lệ công
ty có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo quyết định của chủ



sở hữu hoặc nhóm chủ sở hữu chiếm đa số vốn. Pháp luật quy định tài sản
góp vốn phải được ghi nhận tại Điều lệ đồng nghĩa với việc pháp luật quy
định thẩm quyền quyết định loại tài sản góp vốn thuộc về chủ sở hữu hoặc
hội đồng thành viên các công ty trách nhiệm hữu hạn và đại hội đồng cổ
đông công ty cổ phần (theo nguyên tắc biểu quyết đa số của các cơ quan
này). Hơn thế nữa, riêng vấn đề thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết góp
của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Điều 39
LDN 2005 còn yêu cầu áp dụng nguyên tắc nhất trí của các thành viên công
ty. Những quy định trên là hợp lý bởi vấn đề vốn góp quyết định đến quyền
và nghĩa vụ pháp lý của các chủ sở hữu tại công ty, quyết định đến hiệu quả
sử dụng tài sản, rủi ro và lợi nhuận của công ty.
Tuy nhiên, quy định tại Điều 4.4 LDN 2005 đang tạo ra hai cách hiểu
khác nhau, mà việc nghiêng về quan điểm nào cũng không thoả đáng:
- Cách hiểu thứ nhất, mọi loại tài sản được dùng để góp vốn vào
công ty đều phải được Điều lệ công ty quy định rõ, kể cả các loại tài sản
là tiền Việt Nam,

ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng

đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật.
- Cách hiểu thứ hai, những loại tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do
chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí
tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật đương nhiên được sử dụng là tài sản góp
vốn theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, những loại tài sản khác chưa
được liệt kê tại điều luật chỉ được công ty chấp nhận là tài sản góp vốn khi
Điều lệ công ty đã quy định.
Các công ty sẽ gặp vướng mắc và dễ nảy sinh tranh chấp nếu quy định
không rõ ràng của Điều 4.4 LDN 2005 được sao chép y nguyên vào Điều lệ

công ty. Khắc phục vướng mắc này, các công ty, khi xây dựng và thông qua


Điều lệ, nên quy định rõ những loại tài sản nào được sử dụng là tài góp vốn.
Khi nhận thấy cần bổ sung loại tài sản góp vốn cần kịp thời sửa đổi điều lệ
công ty và kịp thời thông báo để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh
theo đúng quy định của pháp luật. Cần lưu ý rằng, sửa đổi Điều lệ công ty về
vấn đề này thuộc trường hợp sửa đổi nội dung Điều lệ có liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của thành viên hoặc cổ đông. Thành viên hoặc cổ đông
biểu quyết phản đối có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp hoặc
mua lại cổ phần mà họ đang sở hữu theo các quy định tương ứng của LDN
2005, Điều 43 và Điều 90.
Đối với công tác hoàn thiện pháp luật, để bảo đảm tính quy phạm phổ
biến, pháp luật chỉ nên quy định loại tài sản đương nhiên được sử dụng làm
tài sản góp vốn là tiền, vàng và ngoại tệ tự do chuyển đổi. Còn đối với
những loại tài sản khác, pháp luật cần quy định rõ, chỉ có thể được sử dụng
làm tài sản góp vốn nếu đã được quy định tại Điều lệ công ty và phù hợp với
quy định của pháp luật.
2. Xác định giá trị của tài sản góp vốn vào công ty
Về bản chất, giao dịch góp vốn giữa công ty và chủ sở hữu công ty có
thể là giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, chuyển nhượng
quyền sử dụng tài sản hoặc chuyển nhượng quyền chủ thể hợp đồng… Tài
sản góp vốn sẽ thuộc sở hữu của công ty, đổi lại, người góp vốn nhận về cổ
phần hoặc phần vốn góp. Trên cả hai phương diện kinh tế và pháp lý, vấn đề
xác định giá trị tài sản góp luôn cần được đặt ra, ngoại trừ tài sản góp vốn là
tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và vàng. Điều 30 LDN 2005 quy
định:
“ Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghi ệp ph ải được
các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu



tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp
vốn thì các thành viên, cổđông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa
giá trịđược định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc
định giá. “
Quy định tại Điều 30 trên đây có nhiều điểm chưa được rõ ràng, mâu
thuẫn với những quy định khác trong chính LDN 2005. Các văn bản hướng
dẫn chi tiết thi hành LDN 2005 và pháp luật về đầu tư đều không có hướng
dẫn bổ sung về vấn đề này.
Trước hết, Điều luật đã phân biệt hai thời điểm có sự kiện góp vốn
bằng tài sản phải định giá: (i) khi thành lập công ty, và (ii) khi công ty đã
được thành lập và đang hoạt động.
Vào thời điểm thành lập công ty, giá trị của tài sản góp
vốn được xác định theo nguyên tắc nhất trí giữa các sáng lập viên. Quy
định này là phù hợp vì mọi thoả thuận về thành lập công ty đều phải được
các sáng lập viên nhất trí theo nguyên tắc tự do hợp đồng.
Vào thời điểm công ty đã thành lập và đang hoạt động, giá trị
của tài sản góp vốn được xác định bởi sự thoả thuận giữ công ty và
người góp vốn. Về hình thức, áp dụng nguyên tắc thoả thuận giữa công ty và
người góp vốn khi xác định giá trị tài sản góp vốn là phù hợp.
Nhưng về phương diện quản trị công ty, điều luật lại không quy định rõ cơ
quan nào trong công ty trực tiếp có thẩm quyền quyết định giá làm cơ sở để
công ty thoả thuận với người góp vốn. Các cơ quan được nói đến gồm: đại
hội đồng cổđông, hội đồng quản trị của công ty cổ phần; hội đồng thành
viên, chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn, giám đốc (tổng giám đốc)
của công ty (các loại) hay người đại diện theo pháp luật của công ty (các
loại).



Việc quy định thẩm quyền xác định giá trị tài sản góp vốn trong công
ty là cần thiết bởi đây là một loại giao dịch tài sản rất quan trọng và phổ
biến. Đối với các giao dịch tài sản nói chung của công ty, LDN 2005 đã
phân biệt các các giao dịch tài sản thông thường, các giao dịch tài sản có giá
trị lớn (có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty
trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn được Điều lệ
công ty quy định) và các giao dịch tài sản giữa công ty với các bên chủ thể
có quyền và lợi ích liên quan (tập quán gọi là các giao dịch dễ phát sinh tư
lợi). Trên cơ sở đó, LDN 2005 quy định rõ thẩm quyền quyết định các loại
giao dịch; quy định trình tự, thủ tục để công khai thông tin khi xác lập các
giao dịch tài sản có giá trị lớn và các giao dịch tài sản dễ phát sinh tư lợi để
ngăn ngừa xung đột lợi ích và bảo vệ tài sản của công ty . Vậy giao dịch góp
vốn cũng có tính chất là một giao dịch tài sản của công ty có chịu sựđiều
chỉnh của quy chế này không? Về bản chất của giao dịch thì câu trả lời là có,
nhưng nội dung của Điều 30.2 LDN 2005 dường như lại đưa ra câu trả lời
ngược lại. Thiết nghĩ, pháp luật cũng cần có những quy định bổ sung về
phân cấp thẩm quyền giữa các cơ quan trong bộ máy quản trị công ty để áp
dụng cơ chế này cho các giao dịch góp vốn vào công ty.
Thứ hai, Điều 30.2 LDN 2005 quy trách nhiệm cho người đại diện theo
pháp luật của công ty về việc xác định giá trị tài sản góp vốn cao hơn giá trị
thực tế là không thoả đáng.
Có nhiều lý do để lãnh đạo các công ty “cố ý” xác định giá trị tài sản
góp vốn cao hơn so với giá trị thực tế, trong đó không loại trừ các lý do chủ
quan có tính chất tiêu cực, như: gia tăng chi phí khấu hao tài sản để giảm số


thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, làm ảo tổng số vốn góp của chủ sở
hữu nhằm giả tạo năng lực tài chính của công ty, giúp cho người góp vốn
bằng tài sản (phải định giá) được hưởng quyền lợi nhiều hơn các cổđông,
thành viên khác… Khi đó, quyền lợi của công ty, của chủ nợ và của các

đồng chủ sở hữu khác đồng thời bị xâm phạm. Do vậy, cần phải xác định
trách nhiệm pháp lý, trước hết là trách nhiệm dân sự, cho những cá nhân trực
tiếp “thiết lập” các giao dịch góp vốn có tính chất man trá này.
II.Những ràng buộc về nghĩa vụ của người tham gia định giá.
Điều 30 LDN 2005 đã đề cập đến trách nhiệm dân sự liên đới của một
số cá nhân về nghĩa vụ trả nợ của công ty với mức trách nhiệm bằng giá trị
chênh lệch giữa giá trị thực và giá trị định giá ảo của tài sản góp vốn. Tuy
nhiên, trách nhiệm này mới chỉ hướng đến bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, mà
chưa bảo vệ được quyền lợi của công ty và bảo vệ quyền lợi của các đồng
chủ sở hữu khác của công ty.
Chủ thể phải chịu trách nhiệm liên đới khi tài sản góp vốn được xác
định cao hơn so với giá trị thực vào thời điểm góp vốn, Điều 30 LDN 2005
xác định trách nhiệm thuộc về các sáng lập viên nếu việc góp vốn bằng tài
sản được thực hiện vào thời điểm thành lập công ty, và người đại diện theo
pháp luật của công ty, nếu việc góp vốn được thực hiện trong quá trình công
ty đang hoạt động. Trường hợp thứ hai xét thấy có nhiều điểm không hợp lý:
- Về logic, ai quyết định thì người đó phải chịu trách nhiệm. Phải chăng
có thể suy diễn, LDN 2005 đã dành quyền quyết định giá trị tài sản góp vốn
cho người đại diện theo pháp luật? Suy diễn này không phù hợp, ít nhất là


đối với giao dịch góp vốn thuộc các trường hợp là giao dịch tài sản có giá trị
lớn và giao dịch dễ phát sinh tư lợi.
- Để tránh rủi ro phải chịu toàn bộ trách nhiệm như quy định của pháp
luật hiện hành, người đại diện theo pháp luật khôn ngoan sẽ đơn phương từ
chối thực hiện tất cả các giao dịch góp vốn bằng tài sản phải định giá, không
cần phân biệt việc định giá có đúng hay không. Trong trường hợp này, phản
ứng của các chủ hữu khác chỉ có thể là quyết định thay đổi người đại diện
theo pháp luật sang người ít khôn ngoan hơn.
- Thực tế, người đại diện theo pháp luật chỉ có thẩm quyền về hình thức

là nhân danh công ty ký thoả thuận với người góp vốn. Giá trị tài sản góp
vốn sẽ do Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổđông, Hội đồng quản trị của
công ty quyết định, mà người đại diện theo pháp luật có thể không thuộc
thành phần của các cơ quan này, chẳng hạn họ là Giám đốc (Tổng giám đốc)
làm thuê được giao chức danh người đại diện theo pháp luật. Cũng có khả
năng, khi người đại diện theo pháp luật đã bỏ phiếu phản đối tại Hội đồng
thành viên, Đại hội đồng cổđông, Hội đồng quản trị khi các cơ quan này
quyết định giá cho tài sản góp vốn. Do vậy, việc pháp luật quy toàn bộ trách
nhiệm cho riêng người đại diện theo pháp luật là không thoả đáng, không có
căn cứ thực tế. Mà cần thiết, pháp luật phải quy mọi trách nhiệm thuộc về
người đã biểu quyết chấp thuận giá trị tài sản góp vốn không đúng, giống
như quy định cho trường hợp góp vốn bằng tài sản khi thành lập công ty.


C.KẾT LUẬN
Các phân tích trên đây cho thấy rằng, pháp luật hiện hành không tạo đủ
cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình các công ty
thu nhận tài sản góp vốn chủ sở hữu. Có rất nhiều vấn đề cần đến những quy
định hướng dẫn bổ sung, cũng như cần có những quy định mới, từ thẩm
quyền quyết định loại và giá trị tài sản góp vốn đến việc xác định các loại
trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người tham gia quyết định giá vi phạm
và quyền khởi kiện của các chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm…


DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. />2. />action=shownews&topicid=1586
3.Bộ luật doanh nghiệp 2005
4.Bài viết xác định loại và gía trị tài sản góp vốn vào công ty của thạc sĩ Đỗ
Quốc Quyền.




×