Tải bản đầy đủ (.docx) (172 trang)

Thạc sĩ báo chí học, truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội trên báo chí quảng bình, quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 172 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỞ ĐẦU...1</b>

<i><b>Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN VẤN ĐỀ TRUYỀN THƠNG</b></i> CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI...16

1.1. Cơ sở lý luận vấn đề truyền thơng chính sách bảo hiểm xã hơi...16

1.2. Cơ sở thực tiễn vấn đề truyền thơng chính sách bảo hiểm xã hội...37

<i><b>Chương 2. THỰC TRẠNG BÁO CHÍ DIỆN KHẢO SÁT TRUYỀN</b></i> THƠNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI...47

2.1. Giới thiệu đơn vị khảo sát...47

2.2. Nội dung và phương thức truyền thơng chính sách bảo hiểm xã hội...55

<i><b>Chương 3. VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT</b></i> LƯỢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở HAI TỈNH DIỆN KHẢO SÁT...80

3.1. Một số vấn đề đạt ra trong truyền thơng chính sách bảo hiểm xã hội ở 2

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Bảng 2.1. Số lượng tin bài liên quan đến truyền thơng chính sách BHXH...55

Bảng 2.2. Phân loại nội dung truyền thông về BHXH...61

Bảng 2.3. Số lượng tin, bài của báo chí Quảng Bình, Quảng Trị khảo sát theo từng loại nội dung truyền thông...61

Biểu đồ 2.1. Mức độ chọn các phương tiện thông tin...58

Biểu đồ 2.2.Mức độ sử dụng các kênh thông tin...59

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ ý kiến về mục đích tiếp cận nội dung truyền thơng về BHXH trên báo chí Quảng Bình, Quảng Trị (tỷ lệ %)...64

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ ý kiến về mức độ quan tâm đến các nội dung truyền thơng về BHXH trên báo chí Quảng Bình, Quảng Trị (tỷ lệ %)...65

Biểu đồ 2.5. Đánh giá mức độ của phương thức truyền thơng chính sách BHXH trên báo chí địa phương (%)...75

Biểu đồ 2.6. Các yếu tố cần tăng cường về hình thức của truyền thơng...78

Biểu đồ 3.1. Sự hiểu biết của người dân về chính sách BHXH...81

Biểu đồ 3.2. Nhận thức của người dân về chính sách BHXH...81

Biểu đồ 3.3. Tương quan giới tính và ý kiến về mức độ cần thiết đổi mới, nội dung truyền thơng về BHXH trên Báo chí QB, QT (%)...97

Biểu đồ 3.4. Mong muốn, đề xuất của công chúng cải thiện về nội dung và hình thức nội dung truyền thơng về BHXH trên Báo chí QB, QT..98

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

BHXH : Bảo hiểm xã hội

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài:</b>

BHXH là chính sách xã hội quan trọng, là một trụ cột chính của hệ thống ASXH, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, chính sách BHXH đã từng bước được hoàn thiện và đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động, bảo đảm ASXH và hội nhập quốc tế.

Để việc thực thi các chính sách nói chung và chính sách BHXH nói riêng thì cơng tác truyền thơng ln có vai trị quan trọng, đặc biệt. Bởi lẽ, chỉ có thơng qua công tác truyền thông mới làm cho mọi người hiểu rõ, nắm vững và tin tưởng vào đường lối chính sách, pháp luật. Từ đó mà nghiêm chỉnh chấp hành, thực thi chính sách. Có thể nói, đây chính là cầu nối giữa chính sách, pháp luật với thực tiễn cuộc sống.

Truyền thơng chính sách BHXH trên báo chí là hình thức truyền thơng vơ cùng quan trọng. Trong những năm qua, chính sách BHXH ln là nguồn đề tài phong phú, đa dạng để báo chí khai thác và sáng tạo nhiều tác phẩm sinh động, từng bước nâng cao nhận thức, hiểu biết, chia sẻ và tạo sự đồng thuận của xã hội đối với các chính sách lớn về BHXH nói chung, góp phần củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào hệ thống chính sách an sinh xã hội.

Tại 2 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị cơng tác truyền thơng chính sách BHXH trên báo chí Quảng Bình, Quảng Trị mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và đạt được một số kết quả, tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra thì cơng tác truyền thơng chính sách BHXH trên báo chí Quảng Bình, Quảng Trị cịn bộc lộ những tồn tại, hạn chế: Công tác phối hợp của ngành BHXH tỉnh với báo chí trong cơng tác truyền thơng chính sách BHXH chưa được thường xun, liên tục; Nội dung và phương thức truyền thơng chính sách BHXH trên báo chí Quảng Bình, Quảng Trị chưa phong phú, hấp dẫn. Do đó, địi hỏi cần có sự nghiên cứu sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về truyền thơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

chính sách BHXH trên báo chí Quảng Bình, Quảng Trị, nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông chính sách BHXH, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Thực hiện tốt cơng tác truyền thơng chính sách BHXH trên báo chí Quảng Bình, Quảng Trị sẽ từng bước tạo sự chuyển biến nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, nhất là người sử dụng lao động, người lao động, người dân về chính sách BHXH, từ đó tự nguyện, tự giác chấp hành chính sách, pháp luật về BHXH của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân trên địa bàn tỉnh.

<b> Với lý do trên, tôi chọn nội dung nghiên cứu “Truyền thơng chínhsách bảo hiểm xã hội trên Báo chí Quảng Bình, Quảng Trị” (Trên tư liệu</b>

<i>khảo sát năm 2020) để làm luận văn thạc sĩ báo chí học.</i>

<b>2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài</b>

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn này, tiêu biểu như:

<i><b>Những cơng trình nghiên cứu về báo chí:</b></i>

<i>- Tơ Huy Rứa (2007), “Tiếp tục đổi mới và phát triển vững chắc nềnbáo chí cách mạng nước ta”, tạp chí Cộng sản, ngày 21-6-2007. Tác giả nhấn</i>

mạnh giải pháp ưu tiên cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ cho các báo, đài, tạp chí do các cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương quản lý, giúp các cơ quan này nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, tăng tính hấp dẫn, lượng phát hành, phạm vi phủ sóng, tính định hướng, tính chi phối, làm chủ trận địa thơng tin.

<i>- Trần Đăng Tuấn (2007), “Một số vấn đề của lãnh đạo, quản lý báo chítrong tình hình hiện nay”, Tạp chí Cộng sản. Trong bài viết, tác giải nhấn mạnh</i>

báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thơng qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- Phí Thị Thanh Tâm (2007), Luận văn ngành Lý luận lịch sử nhà nước

<i>và pháp luật "Pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở ViệtNam hiện nay" lại tập trung nghiên cứu sự cần thiết quản lý nhà nước bằng</i>

pháp luật trong lĩnh vực báo chí, vai trị của pháp luật thực trạng pháp luật về QLNN trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay. Những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những mặt tồn tại và những vấn đề đặt ra đối với báo chí hiện nay.

<i>- Chử Kim Hoa (2009), “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằngpháp luật trong lĩnh 3 vực báo in ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Báo</i>

chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nội dung của luận án tập trung làm rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý báo chí, hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực báo in ở Việt Nam, khảo sát thực trạng công tác quản lý nhà nước về báo in trong giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đổi mới với nhiều sự thay đổi trong đời sống xã hội, những thuận lợi và thách thức đan xen.

<i>- Lê Thanh Bình, Phí Thị Thanh Tâm (2009), “Quản lý Nhà nước vàpháp luật về báo chí”, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội. Các tác giả nghiên</i>

cứu trọng tâm vào vấn đề hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về báo chí, những bất cập của hệ thống các văn bản pháp luật về báo chí ơ nước ta ta hiện nay. Từ đó tác giả cuốn sách đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật về quản lý báo chí.

<i>- Lê Minh Tồn (chủ biên) (2009), “Quản lý Nhà nước về thơng tin vàtrùn thơng”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội dung của cuốn sách</i>

không chỉ đề cập riêng về vấn đề quản lý nhà nước về báo chí mà cung cấp các kiến thức cơ bản có liên quan đến quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin bao gồm: hệ thống cơ quan quản lý, quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin, tần số vô tuyến điện, internet, thanh tra và xử lý vi phạm về thơng tin và truyền thơng.

<i>- Hồng Quốc Bảo (chủ biên) (2010), “Lãnh đạo và quản lý hoạt độngbáo chí ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Lý luận chính trị. Cuốn sách đã khái quát</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

quan điểm của Đảng về lãnh đạo và quản lý báo chí, cách thức tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí và thực trạng hoạt động báo chí và lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Từ những nghiên cứu trên thực tiễn cuốn sách đã đưa ra những vấn đề đặt ra đối với hoạt động báo chí và quản lý hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay. Như vậy cuốn sách đã cung cấp những kiến thức trong công 5 tác lãnh đạo của Đảng và hoạt động quản lý báo chí nói chung trong sự nghiệp đổi mới đất nước chứ chưa đi sâu nghiên cứu về công tác QLNN.

<i>- Nguyễn Thị Minh Phương (2010), "Tăng cường quản lý Nhà nước đốivới báo Đảng hiện nay", Luận văn Báo chí học tại Học viện Báo chí và Tuyên</i>

truyền. Tác giả đi sâu nghiên cứu cách thức và nội dung quản lý Nhà nước với riêng đối tượng báo Đảng. Luận văn này đã làm rõ sự cần thiết quản lý nhà nước đối với báo chí nói chung và báo Đảng hiện nay.

<i><b>Những cơng trình nghiên cứu về truyền thông vàtruyền thơng chính sách</b></i>

<i>- Trong cuốn “Báo chí và dư luận xã hội”, PGS.TS Nguyễn Văn Dững</i>

(2011) đã cung cấp nhiều lý luận rút ra từ thực tiễn đời sống báo chí đương đại, thời kỳ hội nhập trong khoảng 10 năm trở lại đây. Cơng trình nghiên cứu phân tích, lý giải 4 vấn đề khá cơ bản về báo chí và dư luận xã hội: Bản chất dư luận xã hội; Bản chất hoạt động báo chí; Mối quan hệ tác động của báo chí và dư luận xã hội; Nhà báo và dư luận xã hội.

- Hoạt động quan hệ cơng chúng chính phủ cũng được đề cập trong

<i>giáo trình “Quan hệ cơng chúng chính phủ trong văn hóa đới ngoại” (2011)</i>

của tác giả Lê Thanh Bình. Cuốn sách nêu các khái niệm về PR chính phủ và giới thiệu lịch sử hình thành phát triển PR ở một số quốc gia; phân tích mục tiêu và hoạt động PR thúc đẩy văn hóa đối ngoại của nước ta trong những năm gần đây. Ngồi ra, cuốn sách cịn giới thiệu bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, đồng thời tổng kết những thành tựu chính về PR trong văn hóa đối ngoại của đất nước trong lịch sử.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>- Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” của PGS,TS Nguyễn Văn Dững (2012) đã</i>

cung cấp những kiến thức và hệ thống các khái niệm cơ bản của lý luận báo chí, cũng như khái niệm và đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động của báo chí… Ngồi các vấn đề lý luận, tác giả còn đề cập đến kỹ 4 năng của nhà báo, ở đó, kỹ năng là khả năng vận dụng những vấn đề lý thuyết vào quá trình tác nghiệp là những thao tác nghề nghiệp trong quá trình thu thập và xử lý thông tin.

<i>- Bài viết “Quan hệ công chúng trong nền chính trị hiện đại” của thạc</i>

sỹ Lê Thị Thu Mai (2013), đăng trên trang web caphesach.wordpress.com. Trong đó, tác giả nhấn mạnh quan hệ công chúng như một hoạt động của các cơ quan chính phủ nhằm tạo khơng khí tin tưởng của dân chúng vào chính quyền. Thomas Jefferson đã mở đầu một hướng nghiên cứu mới trong hoạt động cũng như nghiên cứu khoa học chính trị hiện đại mà cho đến ngày nay chúng ta vẫn đang theo đuổi.

<i>- Luận văn thạc sỹ của Đặng Thị Mai “Thông tin hai chiều giữa Quốchội với cử tri trên báo Đại Biểu Nhân Dân” (2015), gồm có 3 chương: Quốc</i>

hội và cử tri, mối liên hệ không thể tách rời; Thực trạng thông tin hai chiều giữa Quốc hội và cử tri trên báo Đại biểu nhân dân và Phát huy cao độ sợi dây gắn kết Quốc hội với cử tri.

- Từ góc độ nghiên cứu quan hệ cơng chúng, Tiến sỹ Đinh Thị Thúy

<i>Hằng đã chủ biên cuốn sách PR lý luận & ứng dụng: “Chiến lược PR chínhphủ, doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ” (2015). Theo tác giả: “quan hệ</i>

báo chí và quản lý thơng tin” là một trong 3 hoạt động đặc trưng của PR Chính phủ.

<i>- Cuốn “Lao động nhà báo” của TS Lê Thị Nhã (2016) cung cấp những</i>

kiến thức cơ bản về hoạt động báo chí, những người tham gia vào hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, và một số vấn đề liên quan đến đạo đức nhà báo. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ rình bày khái niệm, đặc điểm lao động nhà báo. Tổ chức lao động trong cơ quan báo chí. Lao động nhà báo trong quy trình sáng tạo và sản xuất tác phẩm báo chí. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của nhà báo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Đình Tùng, đề tài “Kỹ năng tác nghiệpcủa phóng viên nội chính báo đảng địa phương khu vực phía Bắc” (2016).</i>

Trong đó, tác giả cho rằng phóng viên nội chính là nhóm có vai trị quan trọng nhất trong việc thông tin đến đến các tầng lớp nhân dân về những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Truyền tải những thông tin này là cách thức đơn giản nhất để đưa những quyết sách đến với người dân. Ngồi hệ thống thơng tin truyền thơng, rất khó để cơng chúng có thể tiếp cận với đường lối, quyết định của các cấp lãnh đạo.

<i>- Đỗ Thị Mai Phương (2016), “Báo chí tỉnh Phú Thọ phục vụ công táclãnh đạo, quản lý hiện nay”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên</i>

truyền. Luận văn làm rõ vai trị của báo chí trong phục vụ cơng tác lãnh đạo, quản lý nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng; phân tích thực trạng, làm rõ những kết quả đạt được, những mặt còn bất cập, hạn chế; đưa ra các khuyến nghị, giải pháp mang tính khả thi trong việc phát huy vai trị của báo chí phục vụ cơng tác lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Phú Thọ thời gian tới.

<i><b>Những cơng trình nghiên cứu về truyền thơng chính sách bảo hiểmxã hội</b></i>

Việc cơng bố các cơng trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến chính sách BHXH ở nước ta cịn ít. Hiện tại, một số trường đại học như Lao động-Xã hội, Cơng đồn mới đưa chun ngành BHXH vào giảng dạy. Trường đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính mới sơ khai bộ môn BHXH trong chuyên ngành kinh tế bảo hiểm. Ngay tại Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ của BHXH Việt Nam cũng còn đang nghiên cứu xây dựng giáo trình giảng dạy, bồi dưỡng về BHXH cho cán bộ, công chức trong ngành.

Do vậy, các công trình nghiên cứu về báo chí truyền thơng với BHXH cũng chưa nhiều. Sau 25 năm hoạt động của ngành BHXH, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ, tồn diện về Báo chí với cơng tác truyền thơng BHXH trên một loại hình báo chí cụ thể để đưa ra những giải pháp phù hợp, khả thi nâng cao hơn chất lượng thông tin lý luận, thực tiễn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao. Do vấn đề nghiên cứu còn tương đối mới mẻ

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nên cho đến nay, mới có một số tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu vấn đề này ở những góc độ khác nhau, nội dung khác nhau.

<i>Đề tài “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền vềBHXH hiện nay” (bảo vệ năm 2001), Chủ nhiệm đề tài Trần Xuân Vinh cùng</i>

các cộng sự của Ban Tuyên truyền BHXH Việt Nam đã có sự phân tích, đánh giá một cách tồn diện thực trạng cơng tác tun truyền về chế độ chính sách BHXH của BHXH Việt Nam. Trên cơ sở đó, rút ra kinh nghiệm và đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Tuy nhiên, những đánh giá này mang tính bao quát diện rộng, chưa tập trung vào lĩnh vực tuyên truyền trên báo chí, nhất là Báo Bảo hiểm xã hội.

<i> Đề án “Hoàn thiện tổ chức và quản lý hoạt động thông tin, tuyêntruyền của hệ thống BHXH Việt Nam” do Trần Xuân Vinh làm Chủ nhiệm</i>

(bảo vệ năm 2010) đã đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức và quản lý hoạt động thông tin, tuyên truyền về BHXH, BHYT hiện nay. Đề án cũng nêu lên những bất cập và hạn chế trong tổ chức và quản lý hoạt động, từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý hoạt động thông tin, tuyên truyền của ngành BHXH Việt Nam. Đề án cũng đề xuất mơ hình tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền về BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, đề án này cũng chỉ đề cập một cách khái quát về hoạt động thông tin, tuyên truyền của BHXH Việt Nam chứ chưa đề cập cụ thể đến hoạt động thông tin của Báo Bảo hiểm xã hội ở các khía cạnh khác nhau.

<i> Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về BHXH,BHYT” của Nguyễn Đức Toàn (bảo vệ năm 2014) đã tìm hiểu về các tiêu chí</i>

đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền BHXH, BHYT. Đề tài cũng đi sâu tìm hiểu về thực trạng hiệu quả tuyên truyền trên thực tế ở các khía cạnh như cơng tác chỉ đạo, công tác xây dựng, kết quả tổ chức một số mơ hình tun truyền, phối hợp tun truyền giữa các cơ quan báo chí... Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác tun truyền chính sách BHXH,

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

BHYT. Tuy nhiên, đề tài cũng chưa đề cập nhiều đến vai trò của việc tuyên tuyên truyền trên Báo Bảo hiểm xã hội.

<i>Luận án Tiến sĩ báo chí- truyền thông của Dương Văn Thắng “Nghiêncứu hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH ở Việt Namthời kỳ hội nhập quốc tế”mới chỉ đề cập đến hoạt động truyền thông về</i>

ASXH của các tờ báo khác nhau, chứ chưa đề cập đến truyền thông về BHXH trên một tờ báo cụ thể.

Đặc biệt, ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm Xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020". Kể từ khi Nghị quyết được ban hành việc tuyên truyền chính sách Bảo hiểm Xã hội, bảo hiểm y tế được các Bộ, Ban, Ngành, tổ chức chính trị- xã hội và cơ quan báo chí- truyền thơng quan tâm hơn.

Bên cạnh đó, có một số cơng trình nghiên cứu về các lĩnh vực thông

<i>tin, tuyên truyền của ngành BHXH như: Chuyên đề: "Những giải pháp thựchiện công tác tuyên truyền chính sách BHXH trên địa bàn Hải Phịng" doNguyễn Xn Đố làm Chủ nhiệm và bảo vệ năm 2001; chuyên đề "Giảipháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền khu vực BHYT tựnguyện" do Phạm Văn Cảnh làm Chủ nhiệm và bảo vệ năm 2004; Đề án"Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thông tin, tuyên truyền BHXH,BHYT, BHTN ở Việt Nam" do Đoàn Phú Nho thực hiện và bảo vệ năm 2010.</i>

Các cơng trình trên đã nghiên cứu một số mặt cơ bản của công tác tuyên truyền, tuy nhiên chưa chuyên sâu vào vị thế, năng lực của Báo Bảo hiểm xã hội trong đời sống xã hội cũng như tính định hướng thơng tin trên Báo Bảo hiểm xã hội đối với việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

<i>- Hội thảo “Báo chí truyền thông chính sách BHXH, BHYT trong bớicảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0” do Tạp chí Người Làm Báo (Hội Nhà báo</i>

Việt Nam) phối hợp với BHXH Việt Nam tổ chức ngày 31/10/2019, tại Hà Nội. Hội thảo đưa ra những vấn đề nhằm nâng cao chất lượng thơng tin về BHXH, BHYT trên báo chí, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về hệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

thống an sinh xã hội; khẳng định tầm quan trọng của chính sách BHXH, BHYT là hết sức cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

<i>- Nguyễn Thị Thu Hương (2018), Nguyễn Bá Nam (2020), “Quản lýthông điệp truyền thông về Bảo hiểm xã hội trên báo mạng điện tử ViệtNam”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn đã làm</i>

rõ khung lý thuyết về quản lý thông điệp truyền thông về BHXH trên báo mạng điện tử, trong đó đã đưa ra các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như: quản lý thơng điệp truyền thơng, quản lý báo chí, Bảo hiểm xã hội, Báo mạng điện tử...; Đặc điểm của quản lý thông điệp truyền thông về BHXH trên Báo mạng điện tử. Tìm hiểu những vấn đề cịn tồn tại liên quan đến quản lý thông điệp truyền thơng BHXH trên Báo mạng điện tử và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp truyền thông về BHXH trên Báo mạng điện tử hiện nay.

Những đề tài nghiên cứu trên đã giúp cho tác giả luận văn có thêm những cơ sở lý luận thực tiễn và kế thừa những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa. Tuy nhiên, các cơng trình trên chỉ có một vài cơng trình đi sâu vào gốc độ nghiên cứu tun truyền về BHXH, BHYT, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ, tồn diện về truyền thơng chính sách BHXH trên báo chí. Theo tác giả đây là đề tài mới, hơn nữa thời gian khảo sát của đề tài luận văn không trùng với bất cứ cơng trình khoa học nào đã có.

<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài</b>

<i><b>3.1. Mục đích nghiên cứu</b></i>

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan, bước đầu hình thành nhận thức lý thuyết vấn đề truyền thơng chính sách BHXH, qua khảo sát thực tế, phân tích những vấn đề đặt ra từ thực tế, từ đó đề xuất những giải pháp nâng chất lượng truyền thơng chính sách BHXH trên Báo chí Quảng Bình, Quảng Trị trong thời gian sắp tới.

<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản báo chí truyền thơng chính sách về Bảo hiểm xã hội nói chung, trên báo chí Quảng Bình, Quảng Trị nói riêng.

- Khảo sát truyền thơng chính sách BHXH trên Báo in, Báo mạng điện tử, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Quảng Bình và Báo in, Báo mạng điện tử, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Quảng Trị từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020. Từ đó, đánh giá thực trạng về truyền thơng chính sách BHXH trên báo chí Quảng Bình, Quảng Trị làm cơ sở cho việc nghiên cứu xây dựng giải pháp, pháp huy ưu điểm, khắc phục hạn chế.

- Xây dựng những nhóm giải pháp cơ bản và đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượn truyền thơng chính sách BHXH trên báo chí Quảng Bình, Quảng Trị.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu</b></i>

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là truyền thơng chính sách bảo hiểm xã hội trên báo chí Quảng Bình, Quảng Trị.

<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu</b></i>

Phạm vi thời gian: Năm 2020

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Báo chí Quảng Bình, Quảng Trị.

<i><b>Phạm vi khảo sát: Luận văn tập trung khảo sát, phân tích vấn đề truyền</b></i>

thơng chính sách bảo hiểm xã hội trên Báo in, Báo mạng điện tử; Đài Phát thanh-Truyền hình, trang thơng tin điện tử QBTV.VN tỉnh Quảng Bình và Báo in, Báo mạng điện tử; Đài Phát thanh-Truyền hình, trang thơng tin điện tử QRTV.VN tỉnh Quảng Trị từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020.

<b> 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu</b>

<i><b>5.1. Cơ sở lý luận</b></i>

Đề tài dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách Bảo hiểm xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Luận văn nghiên cứu trên cơ sở khung lý thuyết về báo chí học, truyền thông, và các khoa học liên quan, cụ thể:

<i>- Các lý thuyết về báo chí học</i>

Theo Mac - Ang ghen, báo chí có hai chức năng chính là tuyên truyền và cổ vũ tinh thần của công chúng.

Đến thời Lê nin, ông tiếp tục kế thừa nguyên tắc của Mác về tuyên truyền, cổ vũ và bổ sung thêm nguyên tắc tổ chức tập thể. Báo chí là cơ quan ngơn luận của Đảng.

Hồ Chí Minh cho rằng: "Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung".

Theo quan điểm của Đảng ta, báo chí có nhiệm vụ: "truyền bá đường lối chính sách của Đảng, đi sát thực tế; thơng tin kịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện mới; phát hiện, phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến; nhiệt tình hủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới dũng cảm đấu tranh chống những hiện tượng lạc hậu, trì trệ và mọi biểu hiện tiêu cực khác; đề cập và chỉ ra phương hướng giải quyết những vấn đề thiết thực làm xã hội quan tâm; xây dựng dư luận xã hội lành mạnh, động viên quần chúng, tích cực hồn thành nhiệm vụ cách mạng". Bên cạnh đó, báo chí cũng có vai trò tổ chức xã hội và tham gia vào đời sống xã hội. Báo chí được xem như một diễn đàn xã hội qua đó cơng chúng khơng phân biệt đẳng cấp, khơng phân biệt giàu sang đều có thể tham gia vào các sự kiện chính trị xã hội.

<i>Trong cuốn “Báo chí và dư luận xã hội”, tác giả Nguyễn Văn Dững đã</i>

đưa ra những đặc điểm cơ bản của truyền thơng sau khi phân tích một số khái niệm về truyền thơng. Ơng cho rằng "truyền thơng ra đời từ nhu cầu thông tin, giao tiếp... là q trình trao đổi, chia sẻ, tương tác thơng tin, tư tưởng, tình cảm với nhau ... về bản chất, là q trình xã hội hóa con người, làm cho con người xã hội hơn, văn minh hơn".

Nghiên cứu khoa học báo chí quan tâm đến việc hình thành nên các sản phẩm truyền thơng. Báo chí học là hoạt động thông tin xã hội, can thiệp xã

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

hội, và định hướng xã hội. Báo chí tác động đến đông đảo công chúng, tạo nên sức mạnh tập thể.

Báo chí biểu hiện vai trị trong đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực như: Chính trị, kinh tế, văn hố – xã hội.

Chức năng của báo chí: cung cấp thông tin, tham gia làm tốt công tác tư tưởng, khai sáng, giải trí quản lý, giám sát và phản biện xã hội, …

<i>- Các lý thuyết truyền thơng</i>

Q trình truyền thơng là sự truyền đi của các thông điệp (ý nghĩ, thông tin, tư tưởng, ý tưởng, ý kiến, kiến thức...) từ một người hay một nhóm người đến người khác hay một nhóm người khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc các tín hiệu khác. Chính vì vậy, truyền thơng liên quan đến việc làm thế nào để liên kết các yếu tố như người nhận, người gửi, cách mã hóa và cách giải mã, các kênh và các phương tiện truyền thông nhằm đảm bảo cho tính chính xác và hiệu quả của q trình truyền thơng.

<i>Lý thút khoa học quản lý</i>

Các tư tưởng và trường phái quản lý Hoạt động quản lý đã có từ xa xưa khi con người biết lao động theo từng nhóm địi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động.

Về sau, Các Mác đã khẳng định: “Mọi lao động xã hội trực tiếp hoặc lao động chung khi thực hiện trên một quy mô tương đối lớn, ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý”; và ơng hình dung quản lý giống như cơng việc của người nhạc trưởng trong một dàn hợp xướng.

 Ở Trung Hoa thời cổ đại, tư tưởng đức trị của Khổng Tử với triết lý Đạo Nhân đã chi phối hoạt động quản lý, chủ yếu đối với việc quản lý xã hội, đất nước (“trị quốc, bình thiên hạ”) bởi lẽ nền kinh tế thời đó chỉ là tiểu nơng, thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Cặp phạm trù Nhân - Lợi đã có ảnh hưởng nhất định đến quản lý qua tư tưởng nhân bản “làm cho dân giàu, nước mạnh”; được các đời sau kế thừa và phát triển.

<i><b>5.2. Phương pháp nghiên cứu</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để tập hợp những tài</i>

liệu liên quan đến khung lý thuyết truyền thơng về chính sách BHXH trên báo chí Quảng Bình, Quảng Trị. Tác giả tham khảo thêm tư liệu từ các cơng trình khoa học liên quan đến hoạt động trong ngành BHXH.

<i>- Phương pháp phân tích nội dung: Được dùng ở mức độ nhất định để</i>

phân tích nội dung truyền thơng chính sách bảo hiểm xã hội trên Báo chí hai tỉnh diện khảo sát. Kết quả này sẽ là cơ sở thực tế, nhìn nhận vấn đề và tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thơng chính sách BHXH trên Báo chí địa phương miền Trung.

<i>- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp phỏng vấn sâu (phỏng</i>

vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại) được tác giả luận văn tiến hành đối với các nhóm đối tượng, gồm: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh (Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách văn xã), lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông; Lãnh đạo Báo, Đài Phát thanh-Truyền hình; Phóng viên chun viết về chính sách BHXH... nhằm thu được những đánh giá khách quan về truyền thơng chính sách BHXH, chia sẻ trong q trình xây dựng các tác phẩm báo chí về BHXH.

<i>- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: tác giả phát ra 400 phiếu điều</i>

tra với đối tượng là nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị nhằm mục đích tìm kiếm sự đánh giá khách quan của họ đối với chất lượng truyền thơng chính sách BHXH trên Báo in, Báo mạng điện tử, Đài Phát Truyền hình Quảng Bình và Báo in, Báo mạng điện tử, Đài Phát thanh-Truyền hình Quảng Trị được khảo sát.

- Ngồi ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu…nhằm có được những luận cứ để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu.

<b>6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài</b>

<i><b>6.1. Ý nghĩa khoa học</b></i>

Đề tài góp phần cung cấp những luận chứng, luận cứ, luận điểm khoa học về công tác truyền thông chính sách về Bảo hiểm xã hội trên báo chí

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Quảng Bình, Quảng Trị, cho thấy cái nhìn tổng thể về hiệu quả truyền thơng chính sách BHXH. Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học đối với việc xác định vai trị truyền thơng về chính sách Bảo hiểm xã hội trên báo chí Quảng Bình, Quảng Trị trong thời gian tới.

Đề tài góp phần cung cấp thêm lý luận báo chí về truyền thơng chính sách BHXH, có thể là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này.

<i><b>6.2. Ý nghĩa thực tiễn</b></i>

Đề tài là cơ sở khoa học đáng tin cậy để báo chí truyền thơng hiệu quả về chính sách BHXH của ngành BHXH, tạo sức lan tỏa sâu rộng, dễ nhớ, dễ hiểu để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ sự cần thiết, vai trị, ý nghĩa, lợi ích của chính sách BHXH, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

Ý nghĩa hơn, kết quả cơng tác tun truyền Nghị quyết của Đảng về chính sách BHXH của các cấp, các ngành, cơ quan thông tấn, báo chí đã góp phần tạo sự đồng thuận trong tồn xã hội về thực hiện chính sách BHXH; đồng thuận trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện chính sách của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp.

Đề tài là cẩm nang nghề nghiệp dành cho sinh viên chun ngành báo chí học; ngồi ra, lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên hiện đang trực tiếp cơng tác tại các tịa soạn báo trong cả nước có thể tham khảo để định hướng truyền thơng về chính sách BHXH có hiệu quả.

Qua việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài là một tài liệu tham khảo, góp phần vào hệ thống tư liệu khoa học truyền thơng chính sách BHXH nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về báo chí-truyền thơng hiện nay.

<b>7. Đóng góp của đề tài</b>

- Đối với xã hội, đề tài có ý nghĩa trong việc đóng góp cho việc xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật hoặc có tác động làm chuyển biến nhận thức của xã hội về chính sách BHXH và có tác động đối với ngành BHXH, lĩnh vực khoa học về An sinh xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

- Đề tài có ý nghĩa định hướng cho công chúng cách thức tiếp cận với những thơng tin chính thống trên Báo chí về lĩnh vực Bảo hiểm xã hội. Từ đó, nhìn nhận đúng đắn về bản chất, mục đích của chính sách pháp luật về Bảo hiểm xã hội.

- Giúp cập nhật, thu thập, bổ sung cơ sở dữ liệu về mối quan tâm của xã hội (cơng chúng báo chí) đối với chính sách pháp luật Bảo hiểm xã hội. Qua đó, nâng cao hiệu quả truyền thơng trên các báo nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu của công chúng, phục vụ công tác truyền thông về Bảo hiểm xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Ngành BHXH-thực hiện thắng lợi các mục tiêu an sinh xã hội, trong đó chính sách Bảo hiểm xã hội, là một trong những trụ cột chính.

- Cơng trình nghiên cứu là hết sức cần thiết để bổ sung cho các nguồn số liệu còn thiếu của các đề tài nghiên cứu trước đây; là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho cơng tác giảng dạy báo chí trong nhà trường; làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu tiếp theo; gợi mở hướng nghiên cứu để tiếp tục phát triển và nâng cao vai trị của báo chí trong truyền thơng chính sách Bảo hiểm xã hội.

Đề tài là cơng trình đầu tiên dưới dạng luận văn thạc sĩ nghiên cứu về Báo chí Quảng Bình, Quảng Trị với vấn đề truyền thơng chính sách BHXH, do vậy luận văn sẽ tập trung xây dựng, hoàn thiện lý luận chung về Báo chí Quảng Bình, Quảng Trị với vấn đề truyền thơng chính sách BHXH như khái niệm, vai trị, nội dung, phương thức truyền thơng. Đồng thời, tác giả tiến hành khảo sát chỉ rõ ưu nhược điểm trong nội dung, phương thức truyền thơng về chính sách BHXH góp phần đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng truyền thơng chính sách BHXH ở 2 tỉnh trong thời gian tới.

<b>8. Kết cấu luận văn:</b>

Trong luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài

<i>liệu tham khảo, Luận văn gồm ba chương cụ thể sau:</i>

<i><b>Chương 1: Cơ sở lý luận-Thực tiễn vấn đề truyền thông chính sách Bảo</b></i>

<i>hiểm xã hội</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><b>Chương 2: Thực trạng Báo chí diện khảo sát truyền thông chính sách</b></i>

<i>Bảo hiểm xã hội</i>

<i><b>Chương 3: Vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng truyền</b></i>

<i>thông chính sách Bảo hiểm xã hội ở hai tỉnh diện khảo sát.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Chương 1</b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN</b>

<b>VẤN ĐỀ TRUYỀN THƠNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI</b>

<b>1.1. Cơ sở lý luận vấn đề truyền thông chính sách bảo hiểm xã hơi</b>

<i><b>1.1.1. Những khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận văn </b></i>

<i>1.1.1.1. Khái niệm trùn thơng</i>

Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn trình bày trong cuốn “Truyền thông đại

<i>chúng”: “Truyền thông là sự trao đổi thơng điệp giữa các thành viên hay cácnhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau”[ 48, tr15]. </i>

<i>Tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng: “Truyền thông là quá trình liêntục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệmgiữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thayđổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu pháttriển của cá nhân, của nhóm hoặc của cợng đồng xã hợi nói chung, đảm bảosự phát triển bền vững’’[ 11, tr13].</i>

<i>Theo tác giả Hà Huy Phương: “Truyền thông (Communication) là một</i>

q trình trao đổi thơng điệp (message) từ chủ thể truyền thông (sourse) tới đối tượng tiếp nhận (receiver) qua các kênh truyền thơng (channels) với mục đích nhằm tác động làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp nhận, góp phần phát triển xã hội” [ 44, tr399].

Truyền thông đại chúng (mass Communication) được hiểu là q trình truyền thơng mà ở đó từ nguồn phát, thơng điệp, kênh tới đối tượng tiếp nhận, yếu tố nhiễu, phản hồi, hiệu quả và hiệu lực truyền thơng phải mang tính phổ biến. Hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) trên thế giới bao gồm các loại hình phổ biến như: Sách và ngành xuất bản, báo chí, điện ảnh, quảng cáo…Hay truyền thơng đại chúng có thể hiểu là tồn

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

bộ các kênh truyền thơng hướng thông điệp tác động tới đông đảo quần chúng, nhằm tác động lôi kéo, gây ảnh hưởng và thuyết phục, tổ chức đông đảo công chúng và nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội đang đặt ra.

Dù đại chúng, phi đại chúng hay “siêu” đại chúng thì các phương tiện truyền thơng vẫn chỉ là công cụ, phương tiện truyền thông của tổ chức, cá nhân. Bởi bản chất của truyền thông là phương tiện, phương thức giao tiếp, kết nối và can thiệp xã hội.

Truyền thông là thiết chế xã hội rộng lớn hoạt động trọng mối quan hệ với mỗi cá nhân cũng như các thiết chế xã hội khác một cách thường xun, liên tục, trong đó, truyền thơng đại chúng và báo chí có thể được coi là những hạt nhận có vai trị hết sức quan trọng trong q trình hình thành và thực thi chính sách cơng, bảo đảm huy động nguồn lực sáng tạo, trí tuệ và cảm xúc của nhân dân trong quá trình phát triển, nhất là bảo đảm phát triển bền vững.

<i>Từ đó, có thể hiểu trùn thơng là quá trình trao đởi, chia sẻ, tươngtác thông tin với nhau về các vấn đề của đời sớng cá nhân/nhóm/xã hợi, từ đótăng vớn hiểu biết chung, hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái đổi,chuyển đổi hành vi cá nhân/nhóm/xã hợi.</i>

<i>Một trong các yếu tố của truyền thông là thông điệp. Trong truyền</i>

thông, thông điệp được hiểu là một phát ngơn hồn chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức dành cho một nhóm đối tượng trong hoàn cảnh cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu của chiến dịch truyền thơng.

Truyền thơng đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề quản trị quốc gia, tổ chức, nhất là đối với việc ban hành chính sách để quản trị xã hội hoặc đơn vị. Một quốc gia, tổ chức nếu xây dựng các chính sách tốt để quản lý xã hội mà chưa thấy được tầm quan trọng của truyền thơng thì khó có thể phát triển tốt. Thậm chí, quốc gia, tổ chức nhận thức được vai trị của truyền thơng, nhưng kỹ năng và phương pháp truyền thơng thiếu tính chun nghiệp cũng

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của truyền thông, nhất là đối với truyền thơng chính sách.

<i>Trong lý thuyết truyền thơng, tun truyền là một trong những dạng</i>

thức của truyền thông, nhưng đó là dạng thức đặc biệt. Theo tác giả Nguyễn Văn Dững, truyền thông và tuyên truyền đều nhằm mục đích cụ thể, nhằm gia tăng những tương đồng và giảm dần sự khác biệt trong nhận thức, tiến đến những đồng thuận trong hành vi xã hội. Song, truyền thơng chủ yếu là tương tác bình đẳng giữa chut thể và khách thể; còn tuyên truyền chủ yếu là áp đặt một chiều từ chủ thể nhằm đạt mục đích do chủ thể đặt ra. Nếu truyền thơng là đề cao công chúng và coi công chúng như đối tác bình đẳng, thì tuyên truyền đề cao chủ thể. Nếu truyền thông chú trọng thuyết phục thông qua tương tác thì tuyên truyền chủ yếu áp đặt bằng ý chí chủ thể…[ 25, tr351].

Ỏ các nước trong hệ thống XHCN từ trước đến nay luôn coi trọng công tác tuyên truyền trong đối nội cũng như chính sách đối ngoại. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, trong cơng tác tư tưởng và hoạt động truyền thơng nói chung, việc sử dụng khái niệm nào là phản ánh độ cập nhật, khả năng làm mới và năng lực tư duy mới, cũng như định hướng cách thức dẫn dắt hành vi ứng xử của con người và xã hội.

Hiện nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy xã hội Việt Nam chuyển dần từ “mô thức xã hội tuyên truyền” sang “xã hội truyền thông tương tác”, nhiều hơn, mềm dẻo và uyển chuyển hơn, tạo được sự quan tâm và tham gia của cộng đồng nhiều hơn. Thơng qua đó, mục đích truyền thơng hay tun truyền dễ nhận diện và hiện thức hóa.

<i>1.1.1.2. Khái niệm Báo chí</i>

- Báo chí là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm.

<i>Theo điều 3 Luật Báo chí năm 2016: “Báo chí là sản phẩm thông tin vềcác sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảocông chúng qua các loại hình báo in, báo nói, báo viết hay báo điện tử”.</i>

Qua định nghĩa, có thể thấy báo chí ln quan hệ chặt chẽ với đời sống tinh thần xã hội, trực tiếp là công chúng. Một số sự kiện, vấn đề liên quan báo chí trong thời gian qua cho thấy các sản phẩm thơng tin khách quan, chính xác, lành mạnh, sinh động, những bình luận, đánh giá, cảnh báo có trách nhiệm của báo chí ln đưa tới hiệu ứng xã hội tích cực, tác động hiệu quả đến nhận thức, tri thức, niềm tin và hành động của công chúng. Những sản phẩm thông tin thổi phồng tiêu cực, sai sự thật, tin giả… không những không giúp ích mà cịn khiến cơng chúng nhận thức lệch lạc về một số vấn đề trong đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội, đến đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh…

Khoản 1 Điều 4 Luật Báo chí 2016 đã nêu rõ: “Báo chí ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân”. Trong đó, yếu tố “diễn đàn của nhân dân” có nội dung là báo chí phải thể hiện được vai trị là “tiếng nói của nhân dân”.

<i>Báo chí bao gồm những loại hình khác nhau như: Báo in (còn gọi làBáo viết), Báo nói (Phát thanh), Báo hình (Truyền hình), Thơng tấn, Báo ảnhvà Báo điện tử (Báo trên mạng Internet).</i>

<i>- Hiện nay, báo chí vẫn là phương tiện thơng tin đại chúng nhanh nhất,hiệu quả nhất và có nhiều cơng chúng nhất... Báo chí đã tác động mạnh mẽ</i>

đến mọi mặt của đời sống, trở thành một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội .

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>- Báo chí có những cách thức riêng với mục đích nhằm tới nhiều tầng</i>

lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khơng giống nhau. Cơng chúng báo chí đa dạng và phức tạp. Không phải thông tin nào cũng được số đông tiếp nhận dễ dàng.

<i>- Thơng tin báo chí đề cập đến mọi mặt của đời sống một cách xácthực, cụ thể, tỷ mỷ. Nó đặc biệt chú ý đến những cái mới (tính thời sự) và việcphản ánh những cái mới đó dưới mợt góc nhìn thể hiện lập trường của tácgiả. Nói cách khác, đặc trưng cơ bản của thơng tin báo chí được thể hiện ở ba</i>

<i><b>điểm cơ bản nhất: Tính xác thực, tiêu biểu - Tính thời sự - Tính địnhhướng trực tiếp.</b></i>

<i>- Nói về những chức năng của báo chí, người ta thường nhấn mạnhmột số chức năng quan trọng như: thông tin, tuyên truyền, giáo dục, dự báo,giải trí, giao tiếp ... Trong đó, thơng tin là chức năng cơ bản có tầm quantrọng hàng đầu. </i>

Trong thời đại chúng ta, là một hiện tượng đặc biệt phổ biến, tác động từng ngày, từng giờ vào xã hội; quan hệ tới từng địa phương, từng tổ chức, từng thanh viên trong xã hội. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, đời sống vật chất và tinh thần của xã hội có những bước phát triển to lớn và nhanh chóng. Trong điều kiện ấy, quy mơ, phạm vi, hình thức hoạt động của báo chí ngày càng mở rộng, thu hút sự quan tâm của đại bộ phận xã hội.

Báo chí có vai trị to lớn trong việc cung cấp thơng tin, phản ánh, bình luận và nêu những cảm nhận về đời sống cũng như định hướng dư luận xã hội trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội.

<i>1.1.1.3. Khái niệm chính sách</i>

Chính sách là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài liệu, trên các phương tiện truyền thông và trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là thuật ngữ khó có thể định nghĩa một cách cụ thể và rõ ràng. Theo Từ điển

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

tiếng Anh (O xford English Dictionary), “chính sách” là một đường lối hành động được thơng qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng, nhà cai trị, chính khách…[ 60, tr451]. Theo giải thích này, chính sách khơng đơn thuần chỉ là một quyết định để giải quyết một đề cụ thể, mà nó là một đường lối hay phương hướng hành động.

Theo từ điển Tiếng Việt “chính sách” được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách…”[ 55, tr.157].

<i>Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụthể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong mộtthời gian nhất định, trên mợt lĩnh vực cụ thể nào đó, Bản chất, nội dung vàphương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệmvụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”[ 56, tr475]. Theo định nghĩa này thì mục</i>

đích của chính sách BHXH là thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng chứ không đơn giản chỉ dừng lại ở việc giải quyết vấn đề công. Nói cách khác, chính sách BHXH là cơng cụ thực hiện mục tiêu chính trị của nhà nước.

Chính sách là sản phẩm của quá trình ra quyết định lựa chọn các vấn đề, mục tiêu và giải pháp để giải quyết. 

Ở các nước phát triển và các tổ chức kinh tế quốc tế, thuật ngữ “Chính sách cơng” được sử dụng rất phổ biến. Có thể nêu ra một số quan niệm sau: Chính sách cơng bao gồm các hoạt động thực tế do chính phủ tiến hành (Peter Aucoin, 1971). Chính sách cơng là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin, 1978). Chính sách cơng là tồn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B.GuyPeter, 1990). Chính sách cơng bao gồm các quyết định chính trị để thực hiện các chương trình nhằm đạt được những mục tiêu xã hội (Charle L.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Cochran and Eloise F. Malone, 1995). Nói cách đơn giản nhất, chính sách cơng là tổng hợp các hoạt động của chính phủ/chính quyền, trực tiếp hoặc thơng qua tác nhân bởi vì nó có ảnh hưởng tới đời sống của công dân (B.Guy Peters, 1999).

Từ các quan niệm trên, chính sách cơng có thể được nhìn nhận như sau:

<i>Trước hết, là một chính sách của nhà nước, của chính phủ (do nhà nước, do</i>

chính phủ đưa ra), là một bộ phận thuộc chính sách kinh tế và chính sách nói

<i>chung của mỗi nước. Thứ hai, về mặt kinh tế, chính sách cơng phản ảnh và</i>

thể hiện hoạt động cũng như quản lý đối với khu vực cơng, phản ánh việc

<i>đảm bảo hàng hóa, dịch vụ cơng cộng cho nền kinh tế. Thứ ba, là một công cụ</i>

quản lý của nhà nước, được nhà nước sử dụng để: Khuyến khích việc sản xuất, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ cơng cho nền kinh tế, khuyến khích cả với khu vực công và cả với khu vực tư: Quản lý nguồn lực công một cách hiệu quả, hiệu lực, thiết thực đối với cả kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn. Nói cách khác chính sách cơng là một trong những căn cứ đo lường năng lực hoạch định chính sách, xác định mục tiêu, căn cứ kiểm tra, đánh giá, xác định trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn lực công như ngân sách nhà nước, tài sản công, tài nguyên đất nước.

Theo tác giả Nguyễn Hữu Hải, chính sách cơng là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội [ 20, tr.51].

Nhà nước là chủ thể đại diện cho quyền lực của nhân dân, ban hành chính sách để mưu cầu lợi ích cho cộng đồng xã hội. Chính sách của nhà nước không chỉ tác động đến một khu vực, một bộ phận dân cư nhất định, mà tác động rộng khắp đến mọi đối tượng, mọi quá trình trên phạm vị tồn quốc. Tác động của nhà nước đến các đối tượng có thể mang tính chính trị, hành chính, kinh tế hay kỹ thuật được lồng ghép vào các cơ chế quản lý điều hành

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

thống nhất. Đồng thời trong những thời kỳ phát triển khác nhau, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước cũng có sự thay đổi một cách thích hợp.

<i>Theo tác giả Nguyễn Văn Dững, chính sách công là quan điểm, thái độ,</i>

chính sách, quyết sách và cách thức giải quyết hoặc không giải quyết vấn đề liên quan đến lợi ích cộng đồng, liên quan đến lợi ích của nhóm xã hội lớn, trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích nhân dân nói chung của Nhà nước hay Chính phủ, chính quyền, của tổ chức chính trị-xã hội trong hệ thống chính trị của một quốc gia. Chính sách cơng là cơng cụ của nhà nước nói chung được dùng để giải quyết các vấn đề thực tiễn, điêu hịa lợi ích giữa các nhóm xã hội lớn, tạo sự đồng thuận xã hội, bảo đảm phát triển bền vững [ 6, tr.25].

Vấn đề quan trọng của việc ban hành và thực thi chính sách cơng là có huy động nguồn lực trí tuệ, cảm xúc với sự tham gia, quyết tâm của cộng đồng hay khơng? Câu hỏi này có thể được trả lời, được thể hiện trong cấu trú thể chế cũng như vai trò tham gia, vào cuộc của thiết chế truyền thơng.

Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù đang tồn tại nhiều quan niệm khác

<i>nhau về chính sách cơng nhưng có thể hiểu đơn giản: Chính sách cơng là địnhhướng hành động được nhà nước lựa chọn, phù hợp với đường lối chính trịđể giải quyết những vấn đề chung của xã hội trong một thời kỳ nhất định.</i>

Trong nền hành chính nhà nước, chính sách cơng là bộ phận nền tảng trọng yếu của thể chế hành chính. Việc xây dựng, hoạch định chính sách, cơng bố chính sách tới người dân, thực thi như thế nào liên quan nhiều tới cơng tác truyền thơng chính sách.

<i>1.1.1.4. Khái niệm Bảo hiểm xã hội</i>

<i>Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: Bảo hiểm xã</i>

hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

bảo hiểm xã hội.

BHXH có 2 hình thức: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao

<i><b>động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia. </b></i>

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.

Mục đích lớn nhất của bảo hiểm xã hội là bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ, người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập mất đi khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm; khi họ hết tuổi lao động theo quy định sẽ được hưởng chế độ hưu trí (lương hưu); khi chết sẽ được hưởng trợ cấp tiền tuất, mai táng phí; ngồi ra được hưởng trợ cấp khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và dưỡng sức.

Tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động yên tâm cống hiến và không phải lo lắng nhiều về những rủi ro mà mình có thể gặp phải trong hoạt động lao động sản xuất, cơng tác, sinh hoạt. Bảo hiểm xã hội góp phần làm hạn chế và điều hòa các mâu thuẫn giữa người tham gia bảo hiểm xã hội và người sử dụng lao động, tạo môi trường làm việc ổn định, đảm bảo cho hoạt động lao động sản xuất, cơng tác với hiệu quả cao, từ đó góp phần tăng trưởng và phát

<i><b>triển kinh tế đất nước. </b></i>

<i>Như vậy, hiệu quả truyền thông chính sách BHXH trên Báo chí là nângcao nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động theo các chủtrương và các biện pháp do Nhà nước ban hành về BHXH làm thay đổi hànhvi của họ trong thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia BHXH.</i>

Đồng thời, họ cịn tích cực vận động, cổ vũ những người khác chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về BHXH cũng như đấu tranh chóng những biểu hiện sai trái trong thực hiện chính sách pháp luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

BHXH của Đảng và Nhà nước. Từ chỗ tự giác, tích cực tham gia BHXH cuộc sống của người lao động được đảm bảo thu nhập khi gặp rủi ro trong lao động hoặc hết khả năng lao động khi về già, góp phần giữ vững nền an sinh xã hội, tạo động lực cho việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

<i>1.1.1.5. Khái niệm truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội</i>

<i>Truyền thông chính sách BHXH là quá trình chia sẻ, tương tác xã hộiđể thông tin chính sách BHXH từ chủ thể hoạch định, xây dựng, thực hiện vàđánh giá chính sách đến các chủ thể chính sách khác nhằm tăng cường sựhiểu biết, nhận thức và thay đổi hành vi của các chủ thể chính sách để đạtmục tiêu đề ra.</i>

Truyền thơng chính sách BHXH sử dụng các yếu tố của q trình truyền thơng tác động vào nhận thức, nhằm làm thay đổi thái độ, hành vi của người dân để hiểu biết, chấp hành chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước quy định, ban hành, vì mục tiêu an sinh xã hội.

Truyền thơng chính sách BHXH hiệu quả phải đảm bảo các yếu tố về nguồn phát, thông điệp, kênh truyền, đối tượng tiếp nhận thông tin, nắm bắt và xử lý đúng đắn thông tin phản hồi, đồng thời khắc phục các hiện tượng nhiễu, đảm bảo cho thông điệp BHXH đến đối tượng truyền thơng một cách nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác nhất. Do đó, truyền thơng chính sách BHXH có vai trị quan trọng đối với việc hoạch định chính sách BHXH, xây dựng, hồn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách BHXH.

Việc quản lý truyền thơng chính sách BHXH có vai trị quan trọng trong một xã hội xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như của Việt Nam hiện nay. Một xã hội mà nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật thì mọi chính sách mà Nhà nước ban hành người dân đều phải biết và tn thủ. Vì vậy, quản lý truyền thơng chính sách BHXH là điều đương nhiên và gắn liền với xây dựng Nhà nước pháp quyền, xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i><b>1.1.2. Một số lý thuyết làm cơ sở cho nghiên cứu</b></i>

<i>1.1.2.1. Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” </i>

Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” (Agenda SettingTheory). Lý thuyết này do Maxwell Mccombs và Donald Shaw (Mỹ) đưa ra năm 1972, trong đó mô tả khả năng tác động, ảnh hưởng của giới truyền thông đối với công chúng thông qua các phương tiện truyền thơng. Theo đó, trong q trình truyền thơng, nếu những tin tức nào đó được nhắc tới thường xuyên, liên tục và nổi bật, công chúng sẽ nhớ tới và coi nó quan trọng hơn những thơng tin khác. Ví dụ là trong thời điểm dịch Covid-19 diễn ra, trong mọi bản tin sáng, chiều, tối thì các thông tin xoay quanh dịch bệnh như số lượng người nhiễm, các quy định mới, các đề tài xung quanh đều được xếp thứ tự đầu tiên so với các tin khác khơng ? Đó chính là truyền thơng đã sử dụng lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự”, thể hiện các thông tin về Covid-19 là quan trọng. Hoặc các tin tức được lựa chọn Thời sự buổi tối luôn được ngầm hiểu là các tin quan trọng, nổi bật nhất.

Do vậy, chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” là một giả thuyết quan trọng trong các lý thuyết truyền thông. Điểm nổi bật của lý thuyết này là truyền thơng đại chúng có một chức năng sắp đặt “chương trình nghị sự” cho cơng chúng, các bản tin và hoạt động đưa tin của cơ quan Báo chí truyền thơng ảnh hưởng đến sự phán đốn của công chúng tới những “chuyện đại sự” của thế giới xung quanh và tầm quan trọng của chúng bằng cách phủ cho cái “chương trình” nét nổi bật khác nhau, từ đó có thể tác động và tạo ra sự dẫn đường hay định hướng trong tương lai.

Lý thuyết này có thể nhận thấy rõ trong các chiến dịch truyền thông, nhất là chiến dịch tuyên truyền đối với các sự kiện chính trị quan trọng ở Việt Nam.

Chúng ta thường thấy rằng tác động nhận thức và hành vi con người là rất khó, nhưng các kênh truyền thơng, đặc biệt là báo chí thường xun làm

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

điều đó thành cơng với cơng chúng thơng qua lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự”.

<i>1.1.2.2. Lý thuyết “đóng khung”</i>

Lý thuyết “đóng khung” do Erving Goffman (người Mỹ gốc canada) đề xuất vào năm 1974. Theo đó, đối với hoạt động báo chí-truyền thơng, q trình đóng khung chủ yếu liên quan tới việc lựa chọn và làm nổi bật thông tin về sự kiện và vấn đề thời sự. Đóng khung có thể có cách hiểu là lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nổi bật lên trên văn bản (và chiến dịch) truyền thông bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt vấn đề nào đó, một cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, hoặc và một cách xử lý nào đó. Lý thuyết “đóng khung” có thể vận dụng vào các chương trình, kế hoạch hay chiến dịch truyền thơng được thiết kế, xây dựng một cách có chủ đích với các mục tiêu, hoạt động cụ thể.

Có thể nói, lý thuyết “đóng khung” gắn liền với lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự”. Cả hai đều tập trung vào cách làm truyền thông thu hút sự chú ý của cộng đồng vào các chủ đề cụ thể. Tuy nhiên, lý thuyết “đóng khung” được coi là bước tiến cao hơn của thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” bởi cách người làm truyền thông tạo ra một khung thông tin, giải thích và mơ tả bối cảnh của vấn đề đề giành sự ủng hộ tối đa từ người khác.

Lý thuyết “đóng khung” có ý nghĩa quan trọng đối với các chiến dịch truyền thơng hay tun truyền chính trị, với các báo chí chính trị, trong tuyên truyền chính trị…

<i>1.1.2.3. Lý thuyết truyền thông can thiệp xã hội</i>

Lý thuyết truyền thông can thiệp xã hội cho rằng, trên có sở đáp ứng nhu cầu thơng tin-giao tiếp của công chúng xã hội, truyền thông thể hiện phương tiện và phương thức kết nối xã hội, từ đó tạo lập sức mạnh xã hội để can thiệp (tham gia giải quyết) các vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra. Từ lý thuyết can thiệp xã hội của truyền thơng, có thể hiểu về sự can thiệp xã hội

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

của báo chí – truyền thơng như sau: báo chí cung cấp thơng tin, kiến thức và tạo diễn đàn công chúng – xã hội chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm theo chương trình hay nhu cầu thực tế với mục đích cụ thể và về các sự kiện và vấn đề thời sự đang đặt ra; trên cơ sở ấy, giúp công chúng xã hội mở mang hiểu biết, thay đổi nhận thức; từ đó, báo chí – truyền thơng góp phần làm thay đổi, điều chỉnh thái độ và hành vi xã hội của công chúng và cộng đồng xã hội nói chung theo hướng mục đích truyền thơng đặt ra.

Lý thuyết truyền thông can thiệp xã hội có thể được miêu tả trong sơ đồ sau đây:

Ở đây, (1) việc cung cấp thông tin, kiến thức, tạo diễn đàn chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm có thể có ít nhất hai khả năng.

<i>Khả năng thứ nhất, truyền thông cung cấp thông tin, kiến thức một</i>

chiều, áp đặt kéo dài thường xuyên và diễn đàn chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm theo những vấn đề và trên phương diện chủ thể đặt ra. Theo khả năng này, hệ quả can thiệp xã hội hồn tồn có thể chỉ theo hướng của chủ thể và dễ “nuôi dưỡng’’ mầm móng bất ổn, khơng bền vững.

<i>Khả năng thứ hai, truyền thông cung cấp thông tin, kiến thức đa chiều;</i>

tạo diễn đàn rộng rãi, nhiều chiều nhằm huy động sức lực, trí tuệ và cảm xúc của đơng đảo công chúng và nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề đang

<i> Thay đổi tháiđộ, hành vi xã hộihướng vào việctham gia giải quyếtcác vấn đề kinh tế-xã hội, các vấn đềcủa cộng đồng<small>2. Mở mang hiểu biết, thay đổi </small></i>

<i><small>nhận thức</small></i>

<i><small>1. Thông tin, kiến thức; diễn đàn chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

đặt ra, hệ quả can thiệp của truyền thông sẽ có hiệu quả và bền vững hơn. Ngạn ngữ người Việt có câu “Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng xong’’.

Như vậy, truyền thông tham gia can thiệp xã hội (tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội) bằng và thông qua việc cung cấp thông tin, kiến thức, tạo diễn đàn chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm, để có thể mở mang hiểu biết và thay đổi nhận thức công chúng, tiến tới điều chỉnh thái độ, hành vi trong việc tham gia giải quyết các vấn đề đang đặt ra.

Thực tế cho thấy, các quyết sách chính trị lớn bao giờ cũng dựa trên các lý thuyết, học thuyết được xây dựng và vận dụng vừa bảo đảm tính ngun tắc vừa có độ linh hoạt nhất định; và chính độ linh hoạt này là tiền đề cho việc xây dựng lý thuyết và học thuyết mới. Các cơ quan báo chí phương Tây muốn phát triển bền vững và có hiệu quả, thường xuyên phải vận dụng các lý thuyết đương đại cũng như quan tâm tìm kiếm áp dụng lý thuyết mới, mà các lý thuyết mới này được đút kết từ các nhà khoa học, nhà chính trị hay nhà truyền thơng trong quá trình tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học.

<i><b>1.1.3. Đặc điểm, vai trị của truyền thơng chính sách bảo hiểm xã hội</b></i>

<i>1.1.3.1. Đặc điểm truyền thông chính sách bảo hiểm xã hộiChủ thể và khách thể quản lý</i>

Thực tế cho thấy, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp...) đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và khách thể quản lý.

Các cơ quan Báo chí Quảng Bình, Quảng Trị là những tổ chức - cơ quan tham gia sản xuất, làm nên những sản phẩm báo chí sau đó đăng tải lên Báo và phát sóng trên Đài phát thanh-Truyền hình để cung cấp thơng tin phục vụ cho công chúng. Để vận hành hoạt động của cơ quan báo chí cần có một hoạt động quản lý. Và hoạt động này liên quan đến hai phân hệ đối tượng đó là chủ thể quản lý và khách thể quản lý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Chủ thể truyền thơng chính sách Bảo hiểm xã hội trên Báo chí Quảng Bình, Quảng Trị được phân theo nhiều cấp. Cụ thể, quản lý trực tiếp đó là lãnh đạo cơ quan Báo, Đài phát thanh-Truyền hình tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và quản lý cơ quan Báo, Đài phát thanh-Truyền hình tỉnh đó là các cấp quản lý cao hơn (ví dụ như cơ quan Báo chí ở cấp Trung ương, quản lý nhà nước đó chính là Bộ Thơng tin và Tuyền thơng; cơ quan Báo chí ở địa phương đó là Ủy ban nhân dân và Sở Thông tin và Truyền thơng tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị; cơ quan Báo chí của ngành thì do Ngành đó quản lý…).

Khách thể quản lý đó là truyền thơng về chính sách Bảo hiểm xã hội trên Báo chí Quảng Bình, Quảng Trị, các trang thiết bị kỹ thuật, tài chính để truyền thơng về chính sách BHXH. Việc quản lý các đối tượng này là nhà quản lý thông qua con người mà cụ thể ở đây là quản lý đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của báo chí và các đối tác tham gia vào hoạt động sản xuất các chương trình truyền thơng về chính sách BHXH.

Khách thể quản lý cịn là tổ chức, cá nhân liên quan đến chính sách BHXH, cơng chúng quan tâm đến thơng tin BHXH. Trong đó cơng chúng là một bộ phận quan trọng, có thể tạo nên dư luận xã hội và biến thông tin thành hành động. Trong hoạt động sản xuất các chương trình truyền thơng về chính sách BHXH, chủ thể quản lý và khách thể quản lý có mối quan hệ qua lại và gắn bó một cách hữu cơ. Hoạt động quản lý là hoạt động giải quyết quan hệ giữa con người với con người mà cụ thể ở đây là giữa lãnh đạo cơ quan báo chí với những người làm nên các chương trình truyền thơng về chính sách BHXH. Quản lý bao giờ cũng là hoạt động của chủ thể có uy quyền tác động vào khách thể, chứ không phải là quan hệ ngang quyền. Người quản lý giỏi thường là người coi trọng kích thích sự sáng tạo và tạo được sự cố gắng, sự tin cậy từ khách thể quản lý. Để làm được điều này chủ thể quản lý phải có bản lĩnh để cân nhắc, có tính quyết đốn dám chịu trách nhiệm cá nhân…

<i> Nội dung và phương thức quản lý</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>- Về nội dung quản lý</i>

<i> + Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác thông tinBHXH </i>

Ban biên tập xây dựng kế hoạch thông tin phù hợp với yêu cầu, mục tiêu và phương hướng, nhiệm vụ của cơ quan báo chí và ngành BHXH. Kế hoạch chỉ rõ những nội dung trọng tâm, các hình thức cơ bản, những thời điểm quan trọng cần tổ chức các hoạt động truyền thông, phân rõ trách nhiệm tổ chức từng hoạt động cho các ban, phịng, phóng viên cụ thể. Một số hình thức đăng tải tin, bài về BHXH, như: đưa tin tức hoạt động, kết quả hoạt động; bài viết theo nội dung chuyên đề; phóng sự; nghiên cứu, trao đổi, toạ đàm; trả lời bạn đọc về chế độ, chính sách…

Hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác truyền thông về BHXH các tỉnh trên cơ sở chương trình, kế hoạch tuyên truyền và những nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan báo chí và của BHXH.

Biên tập các nội dung truyền thông về chính sách BHXH trên Báo chí địa Quảng Bình, Quảng Trị như: những điều cần biết khi khám chữa bệnh BHYT niêm yết tại các bệnh viện; những điều cần biết về BHXH bắt buộc, những điều cần biết về BHXH tự nguyện; những hiện tượng tiêu cực và các nhân tố tích cực trong hoạt động BHXH…

<i> + Phối hợp với các bộ, ngành để truyền thông chính sách BHXH</i>

Nội dung phối hợp tuyên truyền là các chế độ BHXH; quyền lợi, trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia; vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của BHXH Việt Nam, các cơ quan chức năng, các cấp ủy đảng, chính quyền, người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân trong việc thực hiện chính sách BHXH; ý nghĩa, vai trị của chính sách BHXH trong việc đảm bảo sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển, bình đẳng trong việc chăm

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

sóc sức khỏe đối với mỗi người dân; những khó khăn, bất cập trong cơng tác tổ chức thực hiện chính sách.

<i> Phới hợp với các các cơ quan báo chí, loại hình báo chí:Nội dung của</i>

chính sách BHXH, chứa đựng cả 2 yếu tố là xã hội và kinh tế cho nên có thể sử dụng được hầu hết các loại hình báo chí để tun truyền. Ngồi báo in, Phát thanh-Truyền hình thì báo mạng điện tử cũng là phương tiện hữu hiệu để truyền thơng về chính sách BHXH để giúp cho các đối tượng có điều kiện tiếp nhận thơng tin khác nhau có thể dễ dàng tiếp nhận các chế độ chính sách BHXH mọi tầng lớp nhân dân.

<i>- Phương thức quản lý</i>

Thực hiện vai trị truyền thơng chính sách BHXH trên Báo chí Quảng Bình, Quảng Trị, chủ thể quản lý phải giải quyết những công việc cụ thể theo một q trình nhất định. Đó là q trình ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định. Quyết định đó chính là cơng cụ để quản lý. Để có thể ra được quyết định, chủ thể quản lý phải thu thập tài liệu và nghiên cứu tình hình bên trong hệ thống và mơi trường bên ngồi. Trên cơ sở đó ra quyết định tức là xác định phương hướng mục tiêu và chương trình hành động.

Cụ thể với cơ quan Báo chí Quảng Bình, Quảng Trị về truyền thơng chính sách BHXH thì cơ quan Báo chí Quảng Bình, Quảng Trị nói chung và chủ thể quản lý nói riêng (lãnh đạo) phải tiến hành thu thập tài liệu và nghiên cứu tình hình sản xuất của cơ quan mình (nhân lực, kỹ thuật, tài chính) và nghiên cứu mơi trường bên ngồi - nhu cầu thông tin của xã hội, cùng xu hướng phát triển của xã hội về truyền thông đặc biệt là Báo chí Quảng Bình, Quảng Trị và thơng tin về chính sách BHXH. Trên cơ sở đó ra chủ thể quản lý sẽ quyết định tức là xác định phương hướng mục tiêu và chương trình hành động cho cơ quan báo mình đặc biệt là truyền thơng BHXH. Cụ thể quyết

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

định: sản xuất bao nhiêu chuyên mục BHXH trong tháng? Cần hợp tác với những đối tác nào để sản xuất? Nếu có ở mức độ nào?...

Quyết định của chủ thể quản lý là sản phẩm của lao động quản lý, là phương tiện, công cụ chủ yếu để cơ quan quản lý tác động vào đối tượng quản lý (đó là những người làm nên nội dung truyền thơng về chính sách BHXH ).

Quyết định phản ánh chất lượng hoạt động của chủ thể quản lý (quyết định đúng hay sai, kịp thời hay chậm trễ, dứt khoát hay do dự, rõ ràng hay mập mờ, tối ưu hay hạn chế…). Ra quyết định đúng là điều cơ bản, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý các chương trình truyền hình xã hội hóa nói riêng.

Khi chủ thể quản lý đã ra được quyết định, quyết định chỉ có hiệu lực khi được truyền đạt đến đối tượng quản lý. Quyết định phải được truyền đạt nhanh, chính xác và nguyên vẹn. Trên cơ sở của quyết định (ở đó chỉ ra mục tiêu, chỉ tiêu, phương hướng cụ thể…), các đối tượng quản lý sẽ thực thi các công việc cụ thể, mà cụ thể ở đây là lựa chọn chủ để, viết bài. Để cụ thể hóa được các quyết định do chủ thể (lãnh đạo) đưa ra, cần: (1) lập kế hoạch thực hiện; (2) tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra (phân công người thực hiện các đầu mối kế hoạch, điều khiển và kiểm soát các nỗ lực cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra).

<i>1.1.2.2. Vai trị trùn thơng chính sách bảo hiểm xã hợi- Đối với chủ thể quản lý</i>

<i>+ Báo chí truyền thông chính sách BHXH để thực hiện chức năng phảnbiện xã hội: xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật an sinh xã hợi</i>

Báo chí tham gia tích cực vào việc xây dựng và hồn thiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách BHXH. Với chức năng của mình, báo chí phát hiện những bất cập của chính sách, pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

luật BHXH hoặc những yếu kém trong tổ chức thực hiện, để giúp các cơ quan, ban ngành chức năng kịp thời khắc phục và điều chỉnh. Báo chí phản ánh, phân tích kịp thời tình hình thực tiễn thực thi chính sách, pháp luật BHXH, chỉ rõ thuận lợi, khó khăn, đề xuất, kiến nghị ở cơ sở, giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện nắm bắt nhanh, sát thực tiễn, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ những chủ trương, chính sách, quy định khơng phù hợp.

Là diễn đàn của nhân dân, báo chí là kênh thơng tin phản hồi quan trọng, nơi tập hợp, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của nhân dân đối với chính sách, pháp luật BHXH của Đảng và Nhà nước. Báo chí là kênh thơng tin quan trọng phản hồi ý kiến của công chúng, nhất là những đối tượng liên quan mật thiết đến việc tổ chức thực hiện, tham gia và thụ hưởng các chính sách, chế độ an sinh xã hội; thực hiện chức năng phản biện xã hội, đóng góp ý kiến xây dựng, hồn thiện chế độ, chính sách, pháp luật BHXH.

<i> + Báo chí truyền thông chính sách BHXH để kiểm tra, giám sát việcthực thi chính sách, pháp luật BHXH</i>

Với khả năng thông tin nhanh chóng, khách quan, báo chí là kênh kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH. Kết quả kiểm tra, giám sát của báo chí thơng qua điều tra, khảo sát, thu thập tư liệu, số liệu, nắm bắt phản ánh tình hình thực tiễn là nguồn thông tin quan trọng giúp các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh, bổ sung những chủ trương, chính sách về An sinh xã hội theo chức năng, nhiệm vụ.

Mặt khác, nguồn thơng tin đó trực tiếp tác động tới các cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm pháp luật BHXH, hoặc có khuyết điểm gây phiền hà, sách nhiễu trong phục vụ đối tượng tham gia, thụ hưởng, giúp họ nhận thức được thiếu sót để tự điều chỉnh hành vi, hoặc trong trường hợp cần thiết sẽ tạo thêm áp lực xã hội buộc họ phải sửa chữa, rút kinh nghiệm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>+ Truyền thông để động viên, nhân rộng gương tốt trong thực hiệnchính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội</i>

BHXH bao gồm nhiều chế độ, chính sách, phạm vi và đối tượng có trách nhiệm thực hiện khá đơng đảo trong xã hội, Báo chí có vai trị quan trọng trong việc tuyên truyền cổ động, lấy xây dựng, nhân rộng cái tốt để chống lại và đẩy lùi những cái xấu, những hành vi vi phạm pháp luật BHXH.

Bản chất của BHXH là hoạt động xã hội mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, phù hợp với nhiệm vụ chính trị của báo chí cách mạng. Do đó, việc phát hiện, phản ánh nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong thực hiện chính sách, pháp luật BHXH khơng chỉ có ý nghĩa động viên các tập thể, cá nhân đó mà cịn tổ chức cho quần chúng học tập, noi theo để trở thành phong trào sâu rộng trong thực tiễn cuộc sống.

<i>- Đối với khách thể quản lý</i>

<i>+ Truyền thông để định hướng dư luận hiểu đúng và chấp hành tốtchính sách BHXH </i>

Với chức năng giáo dục chính trị - tư tưởng, tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể, báo chí giữ vai trị chủ lực trong hoạt động truyền thông đại chúng, kịp thời chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHXH đến với mọi tầng lớp cán bộ và nhân dân; định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận trong thực hiện chính sách, pháp luật; góp phần xây dựng và quảng bá thương hiệu hệ thống BHXH quốc gia, tôn vinh giá trị nhân văn, bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Báo chí đăng tải, phổ biến, giải thích đường lối, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật Nhà nước và hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành về BHXH cho các thành viên xã hội biết, hiểu, nhận thức và hành động trong thực tiễn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>+ Truyền thông để tác động thay đổi nhận thức, nâng cao hiểu biết củađối tượng tham gia, thụ hưởng BHXH</i>

Báo chí tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, các doanh nghiệp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHXH, nhất là các chính sách, pháp luật cần có sự tham gia, đóng góp của cả cơ quan, đơn vị, và người lao động như BHXH, BHYT, BHTN.

Báo chí đăng tải, phổ biến các quy định của pháp luật, giúp người tham gia, thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH hiểu, biết, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi theo luật định. Báo chí tuyên truyền, phổ biến ý nghĩa, mục đích của việc tham gia các chế độ BHXH cơ bản, góp phần đảm bảo an tồn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội, từ đó tích cực, tự nguyện tham gia vì lợi ích của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

Đồng thời, báo chí tun truyền, động viên tồn xã hội, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực BHXH, cùng với Nhà nước chung tay thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có cơng, xóa đói giảm nghèo và các chính sách cứu trợ, trợ giúp xã hội, các phong trào An sinh xã hội khác.

<i>+ Truyền thông để tác động thay đổi hành vi, ý thức tuân thủ chínhsách, pháp luật an sinh xã hợi</i>

Là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức, đồn thể chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, theo chiều thuận, báo chí chuyển tải đường lối, chủ trương, quy định, hướng dẫn về BHXH tới các cấp, các ngành và tồn thể các các đối tượng có trách nhiệm tổ chức thực hiện, tham gia, thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH. Chiều thơng tin này được báo chí truyền đi đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời, chính xác, tăng thêm hiệu lực tác động của chủ thể quản lý vào khách thể quản lý, làm thay đổi hành vi, ý thức tuân thủ chính sách, pháp luật BHXH.

</div>

×