Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tu tuong Ho Chi Minh ve quan he duc va tai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.39 KB, 7 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ “đức” và “tài” trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội hiện nay</b>

<i>Lê Mạnh HùngHệ 5, Học viện Chính trị</i>

<i><b>Tóm tắt: Tư tưởng Hồ Chí Minh về “đức” và “tài” của người cán bộ là</b></i>

<i>một nội dung giữ vị trí quan trọng đối với sự nghiêp cách mạng Việt nam. Sinhthời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải có cả yếu tố“đức” và “tài” trong mỗi cán bộ, đảng viên. Trước yêu cầu xây dựng Quân độicách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, cần có những con ngườiphát triển toàn diện cả về đạo đức và tài năng, trong đó đạo đức là “gốc”, là“nền tảng”, tài năng là yếu tố quan trọng không thể thiếu của người cán bộquan đội. Để thực hiện có hiệu quả yêu cầu trên, cần phải có những giải phápđồng bộ, đột phá để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quân đội có đủ phẩmchất, năng lực đáp ứng tốt các yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.</i>

<i><b>Từ khóa: Hồ Chí Minh, đức và tài, cán bộ.</b></i>

<b>1. Đặt vấn đề</b>

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến phẩm chất và năng lực của người cán bộ cách mạng. Người cho rằng, đối với người cán bộ cách mạng, hai mặt đức và tài không thể thiếu mặt nào, cũng không thể coi nhẹ mặt nào. Do đó, ngay từ rất sớm, Người đã dày cơng vun đắp để đào tạo cho Ðảng, đất nước những thế hệ cán bộ vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng” lại vừa “chuyên”. Đó là hệ thống những quan điểm, bài học, kinh nghiệm thực tiễn nhằm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ quân đội nói riêng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

<b>2. Nội dung</b>

<i><b>“Đức” và “tài” của người cán bộ cách mạng theo tư tưởng Hồ ChíMinh</b></i>

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ về mọi mặt. Theo Người, cán bộ là những người đem chính sách của Đảng và chính phủ giải thích cho quần chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời cũng là người đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ để đặt ra chính sách cho đúng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, theo Người: cán bộ tốt là người có phẩm chất tồn diện về mọi mặt, có phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, trình độ hiểu biết, chuyên môn, nghiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

vụ. Những phẩm chất đó được Hồ Chí Minh khái qt trong hai chữ “đức” và “tài”. Đức và tài trở thành những tiêu chuẩn, giá trị cơ bản để mỗi người cán bộ phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện. Đức và tài là những tiêu chuẩn cơ bản để xem xét, đánh giá, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ của Đảng và Nhà nước ta.

Đề cập sự thống nhất “đức” và “tài” của người cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Có tài phải có đức”. Theo Người, đức và tài gắn bó chặt chẽ, thống nhất với nhau trong nhân cách người cán bộ cách mạng, được biểu hiện trên kết quả cơng tác. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ cách mạng trước hết phải có đạo đức cách mạng, bởi vì đạo đức là gốc của người cách mạng. Người khẳng định: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” và “Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cáchmạng, hay là khơng”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tài của người cán bộ có vị trí đặc biệt quan trọng để họ hồn thành mọi nhiệm vụ được giao, đạt chất lượng và hiệu quả cao trong công việc. Tài của người cán bộ cách mạng là năng lực của họ, được biểu hiện bằng hiệu suất, hiệu quả hoạt động trong một lĩnh vực thực tiễn nào đó. Tài năng của người cán bộ là kết quả của một quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm của mỗi người. Bởi vậy, trong sử dụng cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy phải biết tùy tài mà dùng người. Theo Người, để có được tài năng, người cán bộ cách mạng cần phải tích cực học tập, kiên trì rèn luyện, phải thực hiện lời dạy của Lênin: “Học, học nữa, học mãi”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đức và tài phải ln gắn bó chặt chẽ, quan hệ biện chứng với nhau trong nhân cách của người cán bộ cách mạng. Trong mối quan hệ đó thì đức phải được đặt lên hàng đầu: “Đức phải có trước tài”, đức là gốc. Nếu có tài mà khơng có đức là vơ dụng, vì “Có tài khơng có đức, tham ơ hủ hóa có hại cho nước”. Bên cạnh đó, Người cũng nói rõ: “Có đức khơng có tài như ơng bụt ngồi trong chùa, khơng giúp ích gì được ai”.

Đức với tài trong tư tưởng Hồ Chí Minh có mối quan hệ khăng khít với nhau, là hai mặt cơ bản của người cán bộ. Trong đó đức là “gốc”, nhưng tài là quan trọng và Người luôn nhắc nhở chúng ta không được xem nhẹ mặt nào, Người ví: “có đức mà khơng có tài thì khơng khác ơng Bụt, khơng làm gì hại ai, nhưng cũng khơng làm được gì có ích cho mọi người. Ngược lại có tài mà khơng có đức thì sẽ trở thành kẻ phá hoại”. Người nhấn mạnh vai trị của đạo đức, nhưng khơng tuyệt đối hóa, bên cạnh đó Người cũng đặc biệt xem trọng tài năng, coi đó là nhân tố cần thiết khơng thể thiếu cuae người cán bộ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i><b>Yêu cầu nâng cao đạo đức, phát triển tài năng của đội ngũ cán bộ quânđội hiện nay </b></i>

Hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ cách mạng, quân đội đã có những thay đổi, song những tiêu chuẩn cơ bản nhất của người cán bộ nói chung và người cán bộ quân đội nói riêng vừa có đức, vừa có tài theo tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn cịn nguyên giá trị, đó là cơ sở để Đảng, Quân ủy Trung ương vận dụng xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Để góp phần nâng cao đạo đức, phát triển tài năng của đội ngũ cán bộ trong quân đội trong thời gian tới, cần tập trung nắm vững một số yêu cầu sau:

<i>Trước hết, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của</i>

Đảng về đạo đức và nâng cao đạo đức cách mạng, thực hiện có hiệu quả q trình nâng cao đạo đức cách mạng, phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ quân đội hiên nay.

Việc nắm vững và vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng là điều kiện có ý nghĩa quyết định khơng chỉ đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mà còn đối với lĩnh vực xây dựng đạo đức, nâng cao đạo đức cách mạng và phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ. Đạo đức là “gốc”, là “nền tảng” để phát triển tài năng nhưng chỉ có thể nâng cao đạo đức trên cơ sở tri thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ. Tri thức, năng lực phát triển cũng phải trên nền tảng đạo đức vững chắc, đó cũng là cơ sở để phát triển, hoàn thiện nhân cách của người cán bộ quân đội hiện nay. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta ngay từ khi ra đời đã chú trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, bên cạch đó phải rèn luyện, học tập để có kiến thức và năng lực phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao.

<i>Thứ hai, nắm vững thực tiễn khách quan, phát huy năng động chủ quan,</i>

thúc đẩy các xu hướng tích cực, hạn chế các xu hướng tiêu cực, bảo đảm quá trình nâng cao đạo đức, phát triển tài năng của đội ngũ cán bộ quân đội đạt kết quả.

Đây là yêu cầu có vai trị quan trọng, bởi vì nâng cao đạo đức cách mạng và phát triển tài năng của đội ngũ cán bộ quân đội trong tình hình hiện nay là cuộc đấu tranh gay gắt giữa những yếu tố tích cực và tiêu cực, giữa thiện và ác, giữa giá trị và phản giá trị, giữa lối sống trong sạch, lành mạnh, có lý tưởng, có hồi bão, ước mơ với lối sống cá nhân lấy hưởng thụ làm lẽ sống. Trong cuộc đấu tranh này, vai trị tích cực, năng động chủ quan của các chủ thể có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi sự phát triển đạo đức của đội ngũ cán bộ phụ thuộc rất

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

lớn vào khả năng nhận thức và xác định giải pháp phù hợp của chủ thể để khai thác và phát huy triệt để các yếu tố thuận lợi, khắc phục và hạn chế các yếu tố không thuận lợi.

<i>Thứ ba, nâng cao đạo đức cách mạng, phát triển tài năng của đội ngũ cán</i>

bộ quân đội phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bảo đảm cho đội ngũ cán bộ phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tình hình, nhiệm vụ.

Đây là yêu cầu có ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng trong quá trình nâng cao đạo đức, phát triển tài năng cho đội ngũ cán bộ. Nâng cao đạo đức cách mạng, phát triển tài năng của đội ngũ cán bộ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi. Phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị với tăng cường giáo dục lý luận chính trị, giáo dục quân sự, pháp luật, kiến thức kinh tế, năng lực quản lý và trình độ chun mơn phù hợp với môi trường công tác, bảo đảm cho đội ngũ cán bộ phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tình hình, nhiệm vụ.

<i><b>Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội vừa có đức, vừa có tài theo tư tưởngHồ Chí Minh hiện nay</b></i>

Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội vừa có đức, vừa có tài hiện nay là một quá trình lâu dài, phức tạp, với sự tác động nhiều chiều của đời sống xã hội và quân đội, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, là kết quả tổng hợp của nhiều hoạt động, trong đó cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:

<i>Một là, đổi mới, tăng cường công tác giáo dục đạo đức, bồi dưỡng phát</i>

triển tài năng cho đội ngũ cán bộ quân đội.

Đây là giải pháp cơ bản, giữ vai trò chủ đạo trong quá trong nâng cao đạo đức và phát triển tài năng của người cán bộ quân đội hiện nay. Trong tình hình hiện nay, nâng cao chất lượng giáo dục cho đội ngũ cán bộ quân đội không chỉ là công việc thường xuyên, một vấn đề có tính quy luật mà cịn phản ánh những u cầu cấp thiết của thực tiễn cách mạng. Đổi mới, tăng cường cơng tác giáo dục chính trị trước hết cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, truyền thống của dân tộc, quân đội, nhiệm vụ của cách mạng, của quân đội trong tình hình mới, điều kiện mới. Giáo dục, bồi dưỡng nâng cao ý thức giữ gìn và phát triển những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, của Đảng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nội dung quan trọng trong giáo dục nâng cao đạo đức, bên cạnh đó việc giáo dục, bồi dưỡng về tri thức, chuyên môn

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

nghiệp vụ phù hợp với từng lĩnh vực công tác cũng là cơ sở để phát triển tài năng của đội ngũ cán bộ quân đội hiện nay.

<i>Hai là, phát huy tính tích cực, đề cao tính chủ động của người cán bộ quân</i>

đội trong tự giáo dục, tự rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng, phát triển tài năng. Nâng cao đạo đức cách mạng, phát triển tài năng của người cán bộ cách mạng phụ thuộc quyết định vào quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện các hoạt động giáo dục lý luận, giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục truyền thống, tự phê bình và phê bình, các hình thức giáo dục thơng qua hoạt động thực tiễn,… Nhưng tồn bộ các hoạt động đó cuối cùng đều thơng qua chính đối tượng giáo dục, thơng qua khả năng tiếp nhận, chuyển hóa các tác động bên ngồi thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của họ. Đối với người cán bộ có ý thức, trách nhiệm, tự giác rèn luyện thì họ ln coi việc tự rèn luyện, hồn thiện mình là trách nhiệm, là vinh dự. Để thực sự tự rèn luyện đạo đức và phát triển tài năng có kết quả địi hỏi người cán bộ phải có năng lực tự ý thức cao, phải ln nghiêm khắc với chính mình, đồng thời biết kiểm tra, đánh giá những nỗ lực về trí tuệ, đạo đức, năng lực hướng nó vào đạt tới mục đích tự giáo dục của mình.

<i>Ba là, xây dựng và phát huy vai trị mơi trường qn đội, góp phần nâng</i>

cao đạo đức và phát triển tài năng của đội ngũ cán bộ quân đội.

Đạo đức và tài năng của người cán bộ quân đội được hình thành và phát triển chủ yếu trong môi trường hoạt động quân sự. Mơi trường qn sự có nhiều yếu tố thuận lợi nhưng cũng có nhiều thử thách khắc nghiệt đối với quá trình rèn luyện phẩm chất, năng lực của mọi quân nhân, trong đó có đội ngũ cán bộ. Môi trường quân đội là môi trường rèn luyện cho đội ngũ cán bộ ý thức tổ chức kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh, xây dựng nền nếp hoạt động chính quy khoa học. Mọi hoạt động của quân nhân đều tuân thủ các quy định, điều lệnh quân đội. Dù tự giác hay chưa tự giác đều phải chấp hành, khơng có trường hợp ngoại lệ. Mơi trường qn đội là chiếc nôi nuôi dưỡng và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của Đảng, của dân tộc, của quân đội, là nơi rèn luyện cho người cán bộ tinh thần tập thể, ý thức tập thể cao, trên cơ sở đó hình thành tự giáo dục các phẩm chất đạo đức và phát triển tài năng của đội ngũ cán bộ quân đội. Để thực hiện tốt u cầu đó, cần tập trung xây dựng mơi trường chính trị vững mạnh, nâng cao trình độ giáo dục chính trị, xây dựng bản lĩnh chính trị, cũng cố niềm tin của đội ngũ cán bộ vào thắng lợi của cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Nhận thức sâu sắc nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì nhiệm vụ xây dựng quân đội, tạo sự nhất

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

trí cao về tư tưởng và hành động, phát huy bản chất truyền thống quân đội trong thời kỳ mới.

<i>Bốn là, phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong bồi dưỡng,</i>

giáo dục nâng cao đạo đức và phát triển tài năng của đội ngũ cán bộ quân đội. Tổ chức đảng các cấp trong quân đội là nơi trực tiếp lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ nên vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự phát triển đạo đức và tài năng đội ngũ cán bộ. Vì vậy, việc phát huy vai trị của cấp ủy và tổ chức đảng không chỉ là giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu mà cịn là vấn đề có tính ngun tắc trong xây dựng quân đội, xây dưng đội ngũ cán bộ quân đội. Công tác cán bộ trong quân đội là công tác của cấp ủy và tổ chức đảng các cấp, mọi vấn đều thuộc quyền của tổ chức đảng, của cấp ủy các cấp. Phát huy vai trò của cấp ủy và tổ chức đảng các cấp cần nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của công tác cán bộ, lựa chọn cán bộ, sử dụng người có đức, có tài, đưa những người không đủ đức tài ra khỏi vị trí, sử dụng đúng người, đúng việc,…là những vấn đề quan trọng, cốt tử liên quan đến sự vững mạnh của đội ngũ cán bộ trong quân đội.

<b>3. Kết luận</b>

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “đức” và “tài” ln là định hướng cho việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Quân đội quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ phát triển toàn diện các đức và tài. Để thực hiện tốt yêu cầu đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, mỗi giải pháp có vị trí, vai trị khác nhau, nhưng là chỉ dẫn giúp cho các lực lượng tham gia vào quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, góp phần vào xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

<b>Tài liệu tham khảo:</b>

<i>1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ XIII, tập 1. 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.</i>

<i>2. Võ Văn Hải (2015), Phát triển năng lực trí tuệ và phẩm chất đạo đức của họcviên các trường đại học quân sự hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.3. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.4. Nguyễn Quang Phát (2006), Quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về đức - tài</i>

<i>trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.5. Quân ủy Trung ương (2020), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội</i>

<i>lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

6.

<i>Đức Vượng (2016), Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài, Nxb</i>

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

</div>

×