Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Tóm tắt: Hiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.96 KB, 36 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ </b>

<b>TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP </b>

<b>Mã ngành: 9620115 </b>

<b>ĐẶNG THỊ PHƯỢNG </b>

<b>HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG</b>

<i><b>Cần Thơ, 2024 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ </b>

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Huỳnh Việt Khải

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.

<b>Thư viện Quốc gia Việt Nam. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ </b>

<b>1. Tạp chí quốc tế </b>

Dang Thi Phuong, Nguyen Thanh Long, and Huynh Viet Khai (2023). Technical efficiency of fishing activities: A case study of the small-scale trawling in the Mekong Delta, Vietnam.

<i>International Journal of Ecology, Volume 2023, Article ID </i>

<b>2. Tạp chí trong nước </b>

Đặng Thị Phượng, Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Việt Khải (2021). Phân tích hiệu quả kỹ thuật của nghề lưới kéo ở vùng biển

<i>Đông Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại </i>

<i>học Cần Thơ, 57, Số 6D (2021): 284-293. ISSN 1859-2333. </i>

Đặng Thị Phượng, Trần Đắc Định và Huỳnh Việt Khải (2022). Hiện trạng khai thác và quản lý nghề lưới kéo ở Đồng

<i>bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần </i>

<i>Thơ, Tập 58, Số Chuyên đề SDMD, 142-150. ISSN 1859-2333. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC </b>

DANH SÁCH BẢNG………..iv

DANH SÁCH BẢNG………...v

Chương 1: GIỚI THIỆU ... 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài ... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ... 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu ... 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu ... 4

1.5 Cấu trúc của luận án ... 4

1.6 Đóng góp của luận án ... 4

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 5

2.1 Hiện trạng khai thác thủy sản ở ĐBSCL ... 5

2.2 Hiệu quả sản xuất của hoạt động KTTS ... 5

2.2.1 Hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo ở ĐBSCL ... 5

2.2.2 Hiệu quả kỹ thuật và chi phí trong KTTS ... 6

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong KTTS . 8 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 10

3.1 Khái niệm liên quan đến hoạt động KTTS ... 10

3.2 Cở sở lý luận về hiệu quả sản xuất ... 10

3.2.1 Lý thuyết về sản xuất ... 10

3.2.1.1 Hàm sản xuất trong khai thác thủy sản ... 10

3.2.1.2 Hiệu quả kỹ thuật và chi phí trong KTTS ... 11

3.2.2 Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên ... 11

3.2.2.1 Hiệu quả kỹ thuật trong khai thác thủy sản ... 11

3.2.2.2 Hiệu quả chi phí trong khai thác thủy sản ... 12

3.2.2.3 Phân tích biên ngẫu nhiên trong KTTS ... 13

3.3 Phương pháp nghiên cứu ... 13

3.2.1 Cách tiếp cận và khung nghiên cứu ... 13

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu ... 14

3.2.4 Phương pháp phân tích ... 14

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ... 17

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

4.1 Khía cạnh tài chính của nghề lưới kéo ở ĐBSCL ... 17

4.2 Hiệu quả kỹ thuật, chi phí và các yếu tố ảnh hưởng ... 18

4.2.1 Hiệu quả kỹ thuật và yếu tố ảnh hưởng đến TE ... 18

4.2.1.1 Mô tả các yếu tố đầu vào và đầu ra của mơ hình TE.. 18

4.2.1.2 Ước lượng TE của lưới kéo ngoài yếu tố trữ lượng ... 19

4.2.1.3 Ước lượng TE của lưới kéo với yếu tố trữ lượng ... 23

4.2.2 Hiệu quả chi phí và yếu tố ảnh hưởng đến CE ... 24

4.2.2.1 Các yếu tố đầu vào và đầu ra ... 24

4.2.2.2 Kiểm định các tham số của mơ hình hàm chi phí ... 24

4.2.2.3 Hiệu quả chi phí của nghề lưới kéo ... 26

4.2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí ... 27

4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả KTTS ở ĐBSCL ... 27

4.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của ngư dân ... 27

4.3.2 Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ở ĐBSCL ... 28

4.3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối và TTSP ... 28

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 29

5.1 Kết luận ... 29

<b>5.2 Kiến nghị ... 29 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH SÁCH BẢNG </b>

Bảng 4.1: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của lưới kéo ... 17

Bảng 4.2: Mô tả các yếu tố đầu vào và đầu ra trong hàm sản xuất 18 Bảng 4.3: Kiểm định giả thuyết lựa chọn mơ hình và phi TE .. 19

Bảng 4.4: Kết quả ước lượng hàm sản xuất và phi TE ... 20

Bảng 4.5: Hệ số tác động biên đến phi hiệu quả kỹ thuật ... 22

Bảng 4.6: Kết quả ước lượng TE có yếu tố trữ lượng NLTS ... 23

Bảng 4.7: Mô tả các yếu tố sử dụng trong hàm chi phí ... 24

Bảng 4.8: Kiểm định giả thuyết lựa chọn mơ hình và ICE ... 25

Bảng 4.9: Kết quả ước lượng CE của nghề lưới kéo ở ĐBSCL ... 25

Bảng 4.10: Mức hiệu quả chi phí của nghề lưới kéo đơn ... 26

Bảng 4.11: Hệ số tác động biên đến ICE của nghề lưới kéo .... 27

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH SÁCH HÌNH </b>

Hình 3.1: Khung phân tích của nghiên cứu ... 14 Hình 4.1: Phân phối mức hiệu quả của nghề lưới kéo .... 21 Hình 4.2: Mức hiệu quả chi phí của nghề lưới kéo ... 26

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Chương 1 GIỚI THIỆU </b>

<b>1.1 Tính cấp thiết của đề tài </b>

Quản lý nghề cá là quản lý với nhiều mục tiêu, bao gồm kinh tế,

<i>nguồn lợi thủy sản (NLTS), xã hội, và chính trị (Mardle et al., 2002). </i>

Việt Nam có đặc điểm quản lý tài nguyên mở và tiếp cận quản lý nghề

<i>cá đa mục tiêu, trong đó trọng yếu là mục tiêu xã hội (Quang et al., </i>

2019). Nên quản lý nghề cá gặp khó giữa tăng nỗ lực khai thác để đạt được hiệu quả kinh tế và hạn chế nỗ lực để giảm chi phí khai thác (Ward

<i>et al., 2004). Việc cân bằng giữa các mục tiêu là thách thức đối với nhà </i>

quản lý. Một khi quản lý nghề cá có hiệu quả thì góp phần gia tăng sản lượng và giải quyết tốt việc làm, thu nhập của ngư dân và giảm áp lực lên NLTS, đặc biệt là vùng biển ven bờ ở Việt Nam.

Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với đóng góp 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu (VASEP, 2021) trong đó có sự góp phần của hoạt động khai thác thủy sản (KTTS). Sản lượng hải sản khai thác từ 3,1 triệu tấn và giá trị xuất khẩu là 2,2 tỷ USD trong năm 2015 (VASEP, 2018) và tăng đến 3,92 triệu tấn, mang lại giá trị xuất khẩu là 3,4 tỷ USD ở năm 2021 (VASEP, 2022). Ngoài ra, KTTS đã tạo ra một nguồn thực phẩm lớn cho tiêu thụ trong nước và trực tiếp và gián tiếp

<i>tạo việc làm cho cộng đồng dân cư vùng ven biển (Pomeroy et al., 2009; </i>

Sinh & Long, 2011). Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có dân số 17,3 triệu người, chiếm 17,7% tổng dân số của cả nước (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2021) với hơn 74,2% dân số sống ở vùng nông thôn. ĐBSCL cung cấp hơn 38,4% tổng sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên của Việt Nam, trong đó hải sản là 26,1% (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2021). Đồng bằng sơng Cửu Long là vùng có 8 tỉnh tiếp giáp biển và phát triển mạnh về hoạt động KTTS (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2021). Nghề KTTS của vùng thì khá đa dạng. Lưới kéo, lưới rê và lưới vây là ba loại nghề phổ biến, chiếm khoảng 60% tổng lượng tàu của vùng. Qui mô KTTS ở ĐBSCL trong năm 2018 là qui mô nhỏ và khai thác gần bờ, chiếm 53,3% số tàu đánh cá. Ngoài ra, thu nhập của hộ ngư dân được tích lũy chính từ hoạt động KTTS với hơn 80% tổng thu nhập

<i>của hộ (Hiền và ctv., 2019). Vì vậy, cộng đồng dân cư ven biển ở Việt </i>

Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng phụ thuộc lớn vào nguồn tài

<i>nguyên thủy sản và NLTS ven bờ đang bị áp lực (Pomeroy et al., 2009). </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Nghề lưới kéo đơn ở Đồng bằng sông Cửu Long là nghề hoạt động với quy mô nhỏ, là tàu khai thác nhỏ, sử dụng số lao động trên tàu ít,

<i>cơng suất máy tàu không lớn, vùng khai thác ven bờ (Wagenaar et al., 2007; Madau et al., 2009; Sinh & Long, 2011), nên sản lượng khai thác </i>

trên đơn vị đánh bắt nhỏ, tiêu thụ sản phẩm tại địa phương và trong nước

<i>(Hauck, 2008; Madau et al., 2009). Năng suất khai thác của lưới kéo </i>

ven bờ đạt 530 kg/CV/năm. Tổng chi phí sản xuất của nghề lưới kéo khoảng 307-376 triệu đồng/năm/tàu và mang lại lợi nhuận 19,9 triệu

<i>đồng đối với lưới kéo (Sinh & Long, 2011; Vẹn và ctv, 2013). Nghề </i>

lưới kéo qui mô nhỏ đã và đang có chính sách giảm phát triển về số lượng tàu, khuyến khích phát triển số lượng tàu đánh bắt xa bờ (Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam, 2021). Năm 2015, nghề lưới kéo chiếm 40% số lượng tàu khai thác ở ĐBSCL (Cục Thống kê các tỉnh ven biển ĐBSCL, 2016). Năm 2020, nghề lưới kéo chiếm 18,1% tổng nghề khai thác của Việt Nam (VASEP, 2022). Sản lượng thủy sản đánh bắt vùng biển ven bờ ở Việt Nam đã vượt mức sản lượng bền vững tối đa

<i>(Pomeroy et al., 2009) và quản lý nghề cá tiếp cận mở, chủ yếu thông </i>

qua kiểm soát các đầu vào chủ yếu như là hạn chế ngư cụ, kích cỡ mắt

<i>lưới, cơng suất, giấy phép đánh bắt (Nguyen et al., 2011). Ngoài ra, </i>

nghề lưới kéo qui mơ nhỏ được đánh giá là nghề có ảnh hưởng đến đến

<i>môi trường ven biển (Pham et al., 2014). Pascoe & Coglan (2000) nhận </i>

định chính sách giảm số lượng tàu khai thác vào một vùng khai thác có đến ảnh hưởng sự khác biệt hiệu quả giữa các tàu khai thác. Cho nên, muốn giảm số lượng tàu khai thác thì cần thơng tin về hiệu quả kỹ thuật của nghề khai thác. Nếu thông tin về hiệu quả kỹ thuật được cung cấp, các thể chế và quy định được xây dựng hiệu quả, ngư dân có thể cải

<i>thiện thu nhập từ nâng cao hiệu quả kỹ thuật (Quang et al., 2019). </i>

Nghiên cứu về hiệu quả sản xuất trong KTTS được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Một số nghiên cứu tập trung đánh giá

<i>hiệu quả theo ngư cụ khai thác (Squires et al., 2003; Truong et al., 2011; Duy & Flaaten, 2016; Quang et al., 2019), một số nghiên cứu theo hướng cách tiếp cận của nghiên cứu (Fousekis, 2002; Herrero et al., 2006; Tingleg et al., 2005) hoặc đối tượng loài đánh bắt (Pascoe et al., 2017; Kompas et al., 2004) và cũng như chỉ đánh giá về khía cạnh kỹ </i>

thuật và tài chính của hoạt động khai thác (Sinh & Long, 2011; Vẹn và

<i>ctv, 2014; Hùng & Quỳnh, 2020). Điều này cho thấy đo lường hiệu quả </i>

KTTS được ứng dụng trong nhiều mục đích khác nhau và tùy thuộc vào dữ liệu nghiên cứu và đặc điểm của hoạt động KTTS. Có hai cách tiếp cận đo lường hiệu quả sản xuất phổ biến trong KTTS là cách tiếp cận biên ngẫu nhiên và phân tích màng bao dữ liệu. Đặc điểm chung của hai

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

kỹ thuật đo lường là phương pháp ước lượng biên, một đường biên sẽ được xác định và điểm hiệu quả sẽ được xác định dựa trên đường biên đó (Lewin & Lovell 1990). Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả sản

<i>xuất, bao gồm kỹ thuật và kinh tế điển hình trong KTTS là Kirkley et </i>

<i>al. (1995); Sharma & Leung (1999); Pascoe & Coglan (2002); Kompas </i>

<i>& Che (2005); Herrere et al. (2006); Quang et al. (2019); Vinary et al. </i>

(2022). Ở Việt Nam, nghiên cứu về hiệu quả sản xuất trong KTTS được ứng dụng ở một vài nghiên cứu liên quan đến ngư cụ khai thác, điển

<i>hình là lưới rê ở Đà Nẵng (Truong et al., 2011); lưới kéo ở Nha Trang (Ngoc et al., 2009) và lưới kéo ở Quảng Ninh và Bến Tre (Quang et al., </i>

2019), nhưng nghiên cứu ở lĩnh vực này vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở ĐBSCL, vùng với KTTS là hoạt động sinh kế quan trọng của cộng đồng ven biển (Sinh & Long, 2011). Chính vì thế, nghiên cứu này tập trung phân tích về hiệu quả sản suất của nghề KTTS, đặc biệt nghề lưới kéo đơn ở ĐBSCL thông qua cách tiếp cận hàm sản xuất ngẫu nhiên, nhằm góp phần đưa ra một số hàm ý chính sách quản lý khai thác ổn định nghề KTTS ở ĐBSCL.

<b>1.2 Mục tiêu nghiên cứu </b>

Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo ở ĐBSCL, từ đó đề xuất hàm ý chính sách quản lý khai thác ổn

<b>định nghề lưới kéo ở ĐBSCL. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là: - Ước lượng hiệu quả kỹ thuật trong khai thác thủy sản của nghề lưới </b>

kéo ở ĐBSCL.

- Ước lượng hiệu quả chi phí trong khai thác thủy sản của nghề lưới kéo ở ĐBSCL.

- Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong hoạt

<b>động KTTS của ngư dân nghề lưới kéo ở ĐBSCL. </b>

- Đề xuất hàm ý chính sách quản lý phát triển ổn định nghề của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long.

<b>1.3 Câu hỏi nghiên cứu </b>

Để thỏa mãn những mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để làm rõ vấn đề nghiên cứu như sau:

- Mức hiệu quả kỹ thuật của các tàu lưới kéo ở vùng ĐBSCL đạt ở mức độ nào?

- Mức hiệu quả chi phí của các tàu lưới kéo ở vùng ĐBSCL đạt ở mức độ nào?

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

- Yếu tố nào tác động đến mức hiệu quả kỹ thuật và chi phí của các tàu lưới kéo?

<b>1.4 Phạm vi nghiên cứu </b>

Đối tượng nghiên cứu của luận án này là phân tích hiệu quả kỹ thuật và chi phí của nghề lưới kéo ở ĐBSCL.

Nghiên cứu tập trung khảo sát nghề lưới kéo đơn ở bốn tỉnh thuộc ĐBSCL: Sóc Trăng và Bạc Liêu đại diện cho vùng biển khai thác ở phía Đơng (ĐNB) và tỉnh Kiên Giang và Cà Mau đại diện cho vùng biển khai thác ở phía Tây (TNB). Nghiên cứu này sử dụng thơng tin dữ liệu sơ cấp các thông tin về hoạt động khai thác của các tàu lưới kéo đơn có chiều dài tàu từ 6 m - dưới 15 m, là nhóm ngư cụ KTTS từ vùng lộng trở vào vùng ven bờ. Thông tin về hoạt động khai thác của ngư dân là các giá trị bình quân trên chuyến và giả định ngư dân bán sản phẩm khai thác không biến động lớn bởi sự tác động của thị trường và mùa vụ KTTS trong năm 2019.

<b>1.5 Cấu trúc của luận án </b>

Luận án bao gồm 5 chương với 153 trang: Chương 1- Giới thiệu (trang 1-9); Chương 2- Tổng quan tài liệu (trang 10-34); Chương 3- Phương pháp nghiên cứu (trang 35-64); Chương 4- Kết quả và thảo luận (trang 65-114); Chương 5- Kết luận và đề xuất (trang 115-117). Trong nội dung chính có 34 bảng và 29 hình.

<b>1.6 Đóng góp của luận án </b>

Thực trạng khai thác thủy sản của nghề lưới kéo góp phần cung cấp và bổ sung thông tin cho nhà quản lý, ngư dân và là nguồn tài liệu tham khảo cho đào tạo giáo dục.

Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin sự kém hiệu quả kỹ thuật và chi phí trong KTTS là một phần do sự phối hợp các yếu tố đầu vào và đưa ra giải pháp cho ngư dân điều chỉnh và định hướng KTTS đạt hiệu quả tối ưu.

Luận án góp phần làm giàu phương pháp đo lường hiệu quả sản xuất trong hoạt động KTTS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Chương 2 </b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

<b>2.1 Hiện trạng khai thác thủy sản ở ĐBSCL </b>

Ngư trường khai thác thủy sản ở ĐBSCL ở cả vùng ven bờ, vùng lộng (hai vùng này được gọi chung là vùng ven bờ) và vùng khơi (xa bờ). Giai đoạn 2015-2021, số lượng tàu vùng ven bờ có xu hướng giảm, được thay thế số lượng tàu khai thác vùng xa bờ. Tỷ trọng giảm và tăng của số lượng tàu KTTS ở hai vùng khai thác là 2%/năm và 2,3%/năm tương ứng (Tổng cục Thống kê, 2022). Tỷ lệ phần trăm số lượng tàu khai thác vùng ven bờ chiếm khoảng 60% năm 2015, giảm còn 51% vào năm 2021. Đây là hiệu quả tích cực của chiến lược chính sách phát triển ngành, giảm số lượng tàu khai thác ven bờ, đặc biệt là các ngư cụ khai thác không thân thiện với môi trường. Đồng thời, số lượng tàu khai thác xa bờ có xu hướng tăng từ 40% lên là khoảng 49% trong giai đoạn này. Dù có sự giai tăng nhưng khơng đáng kể và sự gia tăng này cần được phát huy hơn nữa trong thời gian tới.

Nghề lưới kéo, lưới rê và lưới vây là ba loại nghề KTTS chính ở ĐBSCL với tỷ trọng là 64,8% tổng số lượng tàu khai thác của vùng. Trong giai đoạn 2015-2021, tổng số lượng tàu KTTS nghề lưới kéo chiếm 40,4%, kế đến là nghề lưới rê là 20,4% và nghề lưới vây là 4%. Giai đoạn 2015-2021, sản lượng thủy sản khai thác biển tăng từ 765 ngàn tấn năm 2015 đến 1.071 ngàn tấn ở năm 2021, tăng khoảng 40%. Sản lượng thủy sản khai thác biển chiếm khoảng 65,8% tổng sản lượng thủy sản khai thác của vùng và khoảng 26,2% tổng SLTS của Việt Nam. Trong đó, SLTS khai thác biển của bốn tỉnh ven biển của vùng là Bạc Liêu và Sóc Trăng (đại diện vùng Biển Đông), Cà Mau và Kiên Giang (đại diện vùng Biển Tây) đóng góp bình qn 71,6% tổng sản lượng thủy sản khai thác biển của ĐBSCL trong giai đoạn 2015-2021. Năm 2015, sản lượng thủy sản khai thác biển của bốn tỉnh này đạt 552 ngàn tấn tăng lên 746,1 ngàn tấn ở năm 2021. Điều này cho thấy, hoạt động khai thác thủy sản có vai trị quan trọng, góp phần tăng sản lượng thủy sản của vùng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

<b>2.2 Hiệu quả sản xuất của hoạt động KTTS </b>

<b>2.2.1 Hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo ở ĐBSCL </b>

Giai đoạn 2007-2019, tổng sản lượng thủy sản khai thác ven bờ của nghề lưới kéo ở ĐBSCL có xu hướng tăng nhưng sản lượng tính trên cơng suất máy có xu hướng giảm. Năm 2007, sản lượng thủy sản khai

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

thác ven bờ của nghề lưới kéo là 19.441 kg/năm và năng suất là 583,7 kg/CV/năm (Sinh & Long, 2011). Đến năm 2014, sản lượng thủy sản khai thác của nghề này đạt trung bình 800 kg/chuyến, tương ứng với 25.400 kg/tàu/năm và năng suất đạt 530 kg/CV (Long, 2014). Năm 2019, sản lượng thủy sản khai thác bình quân năm dao động từ 12,4 tấn

<i>đến 39,4 tấn với năng suất từ 347 -883 kg/CV (Long và ctv., 2019). </i>

Tổng chi phí hoạt động KTTS nghề lưới kéo ven bờ dao động từ 11,4 -11,6 triệu đồng/chuyến nhưng chi phí biến đổi có xu hướng tăng khoảng 0,5 triệu đồng/chuyến, phù hợp với xu hướng giá các đầu vào không ổn định. Song song đó, tổng doanh thu cho chuyến biến của ngư dân cũng được tăng từ 12,2 triệu đồng đến 18,4 triệu đồng mang lại lợi nhuận từ 0,6 triệu đồng đến 7,1 triệu đồng.

Nghề lưới kéo ven bờ ở ĐBSCL tương đối có hiệu quả về tài chính. Do nhu cầu tiêu dùng thủy sản của con người ngày càng tăng, giá cả sản phẩm thủy sản cũng có xu hướng tăng bù đắp sự tăng của giá cả các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, khía cạnh sinh học có xu hướng giảm do sự giảm của sản lượng tính trên cơng suất tàu. Chính vì vậy, việc tổ chức sản xuất và sắp xếp có hiệu quả, các nhà hoạch định cần đánh giá tính hiệu quả của nghề trên mỗi tàu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc kém hiệu quả của nghề này. Đồng thời, nâng cao hiệu quả trong khâu tiêu thụ sản phẩm là một trong những giải pháp đem lại cho nghề khai thác của vùng phát triển ổn định hơn.

<b>2.2.2 Hiệu quả kỹ thuật và chi phí trong KTTS </b>

Nghiên cứu về hiệu quả sản xuất trong KTTS tăng lên đáng kể ở nhiều quốc gia, với phân tích liên quan ngư cụ khai thác và cách tiếp cận của nghiên cứu. Các khía cạnh nghiên cứu được phân thành hai nhóm cơ bản như sau:

<i>(1) Ước lượng mức hiệu quả sản xuất: Các nghiên cứu tập trung chủ </i>

yếu phân tích là hiệu quả kỹ thuật và một số nghiên cứu về hiệu quả kinh tế hoặc phân phối. Ngoài ra, một số nghiên cứu xem xét sự tác động của các yếu tố như đặc điểm nguồn lực, tàu khai thác, ngư cụ khai thác và công cụ quản lý hoạt động KTTS đến hiệu quả sản xuất. Từ đó đưa ra chỉ dẫn giúp ngư dân điều chỉnh, phối hợp và đánh giá các yếu tố đầu vào nhằm cải thiện hiệu quả khai thác. Một số tác giả nghiên cứu điển hình đầu tiên về hiệu quả kỹ thuật trong hoạt động KTTS như là

<i>Kirkley et al. (1995); Kirkley et al. (1998); Sharma & Leung (1999) và </i>

tiếp sau là Pascoe & Coglan (2000); Pascoe & Coglan (2002); Fousekis

<i>& Klonaris (2003); Tingley et al. (2003); Jamnia et al. (2014). Ngoài </i>

ra, một số nghiên cứu ứng dụng phân tích hiệu quả kỹ thuật cho nghề

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

khai thác thủy sản ở khía cạnh đối tượng lồi khai thác giá trị (Kompas

<i>et al., 2004; Pascoe et al., 2012; Pascoe et al., 2017). Trong khi đó, </i>

nghiên cứu hiệu quả kinh tế và phân phối, thông qua phân tích hiệu quả lợi nhuận và chi phí ở lĩnh vực KTTS được quan tâm trong thời gian gần đây, nhưng chưa phổ biến. Các nghiên cứu này bao gồm Weninger, 1998; Kompas & Che, 2005 đã ứng dụng phương pháp phân tích cận

<i>biên; và Oliveira et al., 2010; Pascoe et al., 2003 sử dụng phương pháp </i>

phân tích DEA để lượng hiệu quả trong KTTS. Các yếu tố đầu vào trong mô hình được sử dụng bao gồm chi phí đầu tư mua tàu và máy tàu, lao động, ngư cụ, nhiên liệu và các khoản phí liên quan khác trong chuyến khai thác.

<i>(2) Phương pháp đo lường hiệu quả sản xuất trong KTTS: Một số </i>

tác giả quan tâm đến các phương pháp ước lượng mức hiệu quả sản xuất

<i>như là Fousekis (2002); Herrero (2005); Herrero et al. (2006); Tingley </i>

<i>et al. (2005). Có hai cách tiếp cận phổ biến để đo lượng hiệu quả sản </i>

xuất trong KTTS là cách tiếp cận biên ngẫu nhiên (SPF) và màng bao dữ liệu (DEA). Các nghiên cứu trước đây cho rằng sự lựa chọn phương pháp ước lượng hiệu quả sản xuất trong nghề cá là phụ thuộc vào dữ liệu nghiên cứu, mục đích phân tích, đặc điểm nghề cá cũng như số lượng đầu ra cho nghiên cứu (Herrero, 2005; Pascoe & Tingley., 2007). Khơng có ý kiến về đánh giá được phương pháp nào là tốt nhất (Herrero, 2005). Tác giả Hannesson (1983) triển khai thực hiện đầu tiên với việc áp dụng phân tích hiệu quả sản xuất trong nghề khai thác cá với phương

<i>pháp phân tích biên (Kompas et al., 2004). Phương pháp phân tích biên </i>

tiếp tục được ứng dụng khá phổ biến để xem xét mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra ở các nghiên cứu liên quan nghề cá (ví vụ, Kirkley

<i>et al., 1995; Sharma & Leung, 1999; Kirkley et al., 1998; Tingley et al., </i>

<i>2003; Truong et al., 2011; Quang et al., 2019). Mặt khác, cách tiếp cận với phương pháp DEA (Tingley et al., 2003) trong trường hợp dữ liệu </i>

nghiên cứu có đầy đủ thơng tin về thành phần lồi và không quan tâm đến sự kém hiệu quả sản xuất do yếu tố ngẫu nhiên hay do sự phân phối các yếu tố đầu vào dẫn đến sự kém hiệu quả trong sản xuất. Một số tác giả đã nghiên cứu một trong hai phương pháp hoặc so sánh giữa hai cách

<i>tiếp cận trong ước lượng hiệu quả khai thác, bao gồm Tingley et al. </i>

<i><b>(2005); Herrero et al. (2006); Pinello et al. (2016); Duy & Flaaten </b></i>

(2016); và Pascoe & Herrero (2004).

Ở Việt Nam, nghiên cứu liên quan phân tích hiệu quả kỹ thuật và chi phí trong KTTS được các nhà khoa học quan tâm gần đây. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích các khía cạnh tài chính như chi phí, thu

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>nhập và lợi nhuận (Sinh và ctv., 2010; Sinh & Long, 2011; Tuy và ctv., 2011; Long và ctv., 2012; Ven và ctv., 2013; Long và ctv., 2018); một </i>

số ít nghiên cứu phân tích hiệu quả kỹ thuật và kinh tế cũng như xem xét các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của tàu khai thác, bao

<i>gồm Anh et al., 2006; Ngoc et al., 2009; Truong et al., 2011; và Quang </i>

<i>et al., 2019. </i>

Nhìn chung, phân tích hiệu quả sản xuất trong KTTS được tiếp cận khá đa dạng, có tính đặc trưng riêng biệt so với các lĩnh vực khác trong sản xuất nông nghiệp. Cách tiếp cận nghiên cứu phụ thuộc vào dữ liệu, đặc điểm nghề khai thác, mùa vụ và đối tượng đánh bắt. Một số các nghiên cứu đã tiếp cận với phương pháp SFA hay DEA hoặc kết hợp cả hai. Hơn nữa, các nghiên cứu về hiệu quả sản xuất thời gian sau có khắc phục được một số thiếu sót so với các nghiên cứu thời gian trước. Cụ

<i>thể là Pascoe & Coglan (2002); Tingleg et al. (2005) đã khắc phục được </i>

sự thiếu sót về chỉ dẫn cách cải thiện hiệu quả kỹ thuật như bổ sung thông tin về đặc điểm của thuyền trưởng và công nghệ trên tàu. Riêng ở Việt Nam, nghề khai thác thủy sản là hoạt động sản xuất đóng vai trò quan trọng về sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển (Sinh & Long,

<i>2011; Quang et al., 2019). Cho nên là xây dựng chính sách quản lý hợp </i>

lý và hiệu quả cho hoạt động này rất quan trọng cho người quản lý và ngư dân. Tuy nhiên, một số vấn đề còn tồn tại, như là thông tin đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản tại một số vùng biển Việt Nam cịn khan hiếm, thơng tin về các hoạt động khai thác còn rời rạc, việc quản lý các tàu khai thác chưa được chặt chẽ do tàu khai thác khơng đăng ký vẫn cịn xảy ra ở một số tỉnh ven biển và phần lớn ngư dân với qui mô nhỏ, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam nói chung và ở ĐBSCL nói riêng.

<b>2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong KTTS </b>

Những yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong KTTS được phân chia thành các nhóm chính như sau:

<i>- Đặc điểm của lao động khai thác thủy sản: Đặc điểm về lao động </i>

bao gồm đặc điểm của thuyền trưởng (tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm và sự tham gia của lao động gia đình và lao động thuê đã được các nhà khoa học phân tích để cải thiện hiệu quả sản xuất. Thuyền trưởng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác thủy

<i>sản (Sharma & Leung, 1999; Pascoe & Coglan, 2002; Tingleg et al., </i>

2005). Crutchfield & Gates (1985) phát hiện ra rằng kỹ năng của người thuyền trưởng đóng góp quan trọng cho hiệu quả khai thác thủy sản, thuyền trưởng có kinh nghiệm tốt có thể mang về thu nhập hàng năm

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

hơn khoảng 7-10 lần so với thuyền trưởng có kỹ năng kém hơn. Sharma & Leung (1999) phát hiện là chủ tàu làm thuyền trưởng có hiệu quả kỹ

<i>thuật hơn so với thuê người. Tương tự, Quang et al. (2019) nhận định </i>

rằng việc sử dụng lao động gia đình trong khai thác thủy sản kém hiệu quả kỹ thuật hơn so với số lao động được thuê mướn. Hơn nữa, trình độ học vấn và tuổi của thuyền trường là hai yếu tố được quan tâm ở các

<i>nghiên cứu trước như là Tingleg et al. (2005); Truong et al. (2011). </i>

<i><b>- Đặc điểm của tàu và ngư cụ: Tàu và ngư cụ là yếu tố quan trọng </b></i>

trong khai thác thủy sản. Các điểm về tàu như là công suất máy, trọng tải, kích cỡ tàu và thiết bị khai thác trên tàu có tác động đến năng suất

<i>khai thác thủy sản. Sharma & Leung (1999); Pascoe et al. (2001) nhận </i>

định yếu tố về kích cỡ tàu ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả khai thác, trong khi yếu tố tuổi tàu có tác động tiêu cực nhưng sự ảnh hưởng đến không đáng kể. Pascoe & Coglan (2002) đã phát hiện ra rằng tỷ lệ công suất máy trên kích cỡ tàu tác động đáng kể đến mức hiệu quả kỹ thuật

<i>trong nghề lưới kéo ở Anh. Tương tự, Tingleg et al. (2005) cũng chứng </i>

minh được sự tác động của kích cỡ tàu và thiết bị hỗ trợ khai thác có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong khai thác thủy sản ở Anh. Quang

<i>et al. (2019) cũng đã phân tích sâu việc ngư dân sử dụng nhãn hiệu máy </i>

có tác động đến hiệu quả khai thác ở nghề lưới kéo. Nhóm tác giả cho thấy tàu lưới kéo sử dụng máy tàu với thương hiệu sản xuất từ Nhật Bản có hiệu quả cao hơn so với các nhãn hiệu khác.

<i><b>- Đặc điểm của ngư trường và tổ chức sản xuất KTTS: Các nghiên </b></i>

cứu trước cho thấy đặc điểm về địa lý, ngư trường và cách thức tổ chức sản xuất trong KTTS là các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất của

<i>ngư dân. Quang et al (2019) đánh giá có sự khác biệt về hiệu quả kỹ </i>

thuật giữa hai địa bàn khai thác là tỉnh Bến Tre và Quảng Ninh. Ngồi ra, hình thức tổ chức sản xuất của người sản xuất có ảnh hưởng đến hiệu

<i>quả sản xuất (Quynh & Yabe, 2014; Thông & Phượng, 2015; Quang et </i>

<i>al, 2019). Hình thức tổ chức thường liên quan đến yếu tố hợp tác trong </i>

sản xuất, sự tham gia các lớp nâng cao chuyên môn và thực hành thông qua các buổi tập huấn và tuyên truyền từ các cán bộ ban ngành liên quan hay là việc tuân thủ các quy định trong khai thác như là đăng ký ngư cụ

<i>cũng như trong việc sử dụng nguồn vốn sản xuất (Truong et al., 2011; </i>

Phượng & Hiền., 2015).

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>Chương 3 </b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>3.1 Khái niệm liên quan đến hoạt động KTTS </b>

<i>Nghề lưới kéo là nghề KTTS quan trọng ở Việt Nam (Long và ctv., </i>

2019). Lưới kéo đơn và lưới kéo đôi là hai loại lưới kéo chủ yếu ở ĐBSCL. Tàu lưới kéo đơn là một tàu kéo một lưới, lưới được mở ngang bằng hai ván lưới. Phần giữ cá là đụt lưới có kích thước mắt lưới nhỏ nhất. Ngư trường khai thác ở ĐBSCL chủ yếu là vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Luật Thủy sản 2017 đã nêu quy định vùng KTTS là nội địa và vùng biển với bao gồm ba vùng khai thác là vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi. Nghề lưới kéo có thời gian khai thác quanh năm và là nhóm ngư cụ khai thác chủ động. Hoạt động KTTS được chia thành hai nhóm là khai thác biển và khai thác nội địa (Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2016). Trong đó, khai thác biển là hoạt động KTTS của ngư dân từ cửa biển trở ra vùng khơi. Khai thác nội địa là hoạt động KTTS của ngư dân ở các thủy vực là các sông lớn, kênh và rạch, ao mương vườn hoặc theo mùa vụ khai thác là mùa nước lũ và mùa nước cạn (Sở NN và PTNT tỉnh Trà Vinh, 2017).

<b>3.2 Cở sở lý luận về hiệu quả sản xuất 3.2.1 Lý thuyết về sản xuất </b>

<i><b>3.2.1.1 Hàm sản xuất trong khai thác thủy sản </b></i>

Hàm sản xuất trong khai thác thủy sản được mô tả là mối quan hệ giữa nỗ lực khai thác và sản lượng thủy sản đánh bắt (Anderson, 2004). Sản lượng đánh bắt thay đổi theo mức nỗ lực khai thác và ngư dân có thể kiểm sốt nỗ lực khai thác. Nỗ lực khai thác (còn được gọi là nỗ lực đánh bắt hay mức cố gắng khai thác) được đo lường bằng số lượng tàu khai thác, thời gian đánh bắt, lực lượng lao động hay số lượng lưới (Anderson, 2004; Flaaten, 2020). Ngồi ra, nỗ lực khai thác cịn được đo lường bởi các đặc tính vật lý của tàu khai thác như là công suất tàu, trọng tải hoặc là thời gian khai thác được đo lường bởi số ngày khai thác

<i>hay số chuyến khai thác (Pascoe & Robinson, 1998; Kirkly et al., 2003). </i>

Về lý thuyết, hàm sản lượng khai thác được hàm số phụ thuộc vào mức

<i>cố gắng khai thác (E) và trữ lượng thủy sản (X) và được viết tổng quát </i>

như sau:

<i>H = f(E,X) (1) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>Trong ngắn hạn, hàm sản lượng khai thác, H, chịu tác động bởi mức </i>

cố gắng khai thác tại mức trữ lượng thủy sản nhất định (Anderson, 2004; Flaaten, 2020; Duy & Flaaten, 2016).

<i><b>3.2.1.2 Hiệu quả kỹ thuật và chi phí trong KTTS </b></i>

Hiệu quả kỹ thuật là một trong ba yếu tố cấu thành của hiệu quả sản xuất (Farrell, 1957), là trình độ kỹ thuật của người sản xuất trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất để đạt năng suất hoặc sản lượng tối đa với các yếu tố đầu vào hiện có, hoặc đạt lượng đầu vào tối thiểu với năng suất hoặc sản lượng hiện có (Coelli et al., 2005). Hiệu quả kỹ thuật trong KTTS là thước đo khả năng sản xuất tối đa đầu ra có thể từ một tập hợp đầu vào nhất định ứng với công nghệ sản xuất, nguồn tài nguyên thủy sản và điều kiện thời tiết nhất định

<i>(Kirkley et al., 1998). Quản lý nghề cá là cách thức làm giảm thiểu hoặc </i>

kiểm soát nỗ lực khai thác để đạt được sự phân bổ nguồn lực khai thác hiệu quả (Pascoe & Robinson, 1998) hay là quản lý thơng qua quản lý

<i>và kiểm sốt đầu vào và đầu ra trong KTTS (Pascoe et al, 2003). </i>

Hiệu quả kinh tế trong KTTS là yêu cầu ngư dân phải đạt được hiệu

<i>quả kỹ thuật và phân phối, bao gồm đầu vào và đầu ra (Pascoe et al., </i>

2001). Hiệu quả kinh tế có thể được ước lượng bởi hàm lợi nhuận hoặc hàm chi phí. Hiệu quả kinh tế là khả năng thu được lợi nhuận tối đa ứng với các mức giá của đầu ra và đầu vào, lượng đầu vào cố định và trình độ cơng nghệ nhất định (Yotopoulos & Lau, 1973; Thông & Phượng, 2015). Hiệu quả chi phí có thể được hiểu là ước tính hiệu quả theo tiếp cận đầu vào, tức là thước đo khả năng sản xuất tối thiểu hóa lượng các yếu tố đầu vào với đầu ra cho trước. Hay hiểu cách khác là sự phối hợp các đầu vào trong nghề cá (gồm tàu khai thác, nhiên liệu, lao động, ngư cụ khai thác) hợp lý để giảm thiểu mức chi phí khai thác với mức sản lượng nhất định.

<b>3.2.2 Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên </b>

<i><b>3.2.2.1 Hiệu quả kỹ thuật trong khai thác thủy sản </b></i>

Phân tích biên ngẫu nhiên được các nhà nghiên cứu trong hoạt động KTTS ứng dụng phổ biến để ước lượng TE. Đây là dạng ước lượng hiệu quả sản xuất dựa vào lý thuyết thống kê hoặc kinh tế lượng, được đề xuất bởi Aigner et al (1977), Meeusen & Van de Broeck (1977) và được Battese (1992) phát triển. Hàm sản xuất có dạng tổng quát như sau:

<i>Y</i><small>i</small> =

<i>f x</i>( ; )

<i><sub>i</sub></i>

<i>exp(v<small>i</small> – u<small>i</small>) (2) </i>

<i>Trong đó, Y<small>i</small></i> là đầu ra được sản xuất bởi hộ thứ i; x<i><small>i</small></i> là vector của các

<i>yếu tố đầu vào của hộ thứ i; β là vector các hệ số ước lượng ; v<small>i</small></i> là sai số

</div>

×