Tải bản đầy đủ (.doc) (207 trang)

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 207 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM</b>

<b>NGUYỄN QUẢNG NAM</b>

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN SINH KẾ CỦA HỘ NGHÈO VÀ CẬN NGHÈO

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ</b>

<b>NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>H C VI N NÔNG NGHI P VI T NAMỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM</b>

NGUYỄN QUẢNG NAM

<b>NH </b>

<b>ẢNH HƯỞNG NG C A PHÁT TRI N ỦA PHÁT TRIỂN ỂN DU L CH ỊCH Đ N ẾN SINH K ẾN C A ỦA PHÁT TRIỂN H Ộ NGHÈO VÀ C N ẬN </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

<i>Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2024</i>

<b>Tác giả luận án</b>

<b>Nguyễn Quảng Nam</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Để hồn thành luận án, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Văn Song, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn -Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình; Lãnh đạo UBND huyện Nho Quan, Gia Viễn và Huyện Hoa Lư; Lãnh đạo UBND các xã và các hộ dân tại các địa bàn nghiên cứu đã nhiệt tình cung cấp thơng tin, số liệu, tham gia các cuộc điều tra, phỏng vấn và đóng góp ý kiến để tơi hồn thành luận án.

Tơi xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, Chi cục Phát triển nơng thơn, Văn phịng Điều phối nông thôn mới đã tạo điều kiện thuận lợi, đơng viên, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận án./.

<i>Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2024</i>

<b>Tác giả luận án</b>

<b>Nguyễn Quảng Nam</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1.1. Tính cấp thiết của đề tài...1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu...3

1.2.1. Mục tiêu chung...3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể...3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...4

1.3.2. Đối tượng điều tra...4

1.3.3. Phạm vi nghiên cứu...4

1.4. Những đóng góp mới của luận án...5

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...6

<b>Phần 2. Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của pháttriển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo...7</b>

2.1. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo...7

2.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến nghiên cứu...7

2.1.2. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo...23

2.2. Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo...31

2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo...31

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2.2.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du

lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo...35

2.2.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch để cải thiện sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo ở trong và ngoài nước...38

2.2.4. Khoảng trống trong nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo...43

2.3. Bài học kinh nghiệm từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu ảnh hưởng phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình...44

Tóm tắt phần 2...45

<b>Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...46</b>

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...46

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Bình...46

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình...47

3.1.3. Tình hình hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình...51

3.1.4. Đánh giá chung về đặc điểm tỉnh Ninh Bình ảnh hưởng tới phát triển du lịch và hộ nghèo, hộ cận nghèo...53

3.2. Khung phân tích và cách tiếp cận...55

3.2.1. Khung phân tích của luận án...55

3.2.2. Cách tiếp cận của luận án...56

3.3. Phương pháp nghiên cứu của luận án...59

3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu...59

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu...60

3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu...63

3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích cơ bản...65

Tóm tắt phần 3...70

<b>Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...71</b>

4.1. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình...71

4.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình...71

4.1.2. Đặc trưng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình...76

4.1.3. Chính sách phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình...77

4.1.4. Kết quả phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2022...79

4.2. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn sinh kế của các hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình...81

4.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng nghiên cứu...81

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

4.2.2. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn con người...81

4.2.3. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn xã hội...88

4.2.4. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn tự nhiên...91

4.2.5. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn tài chính...99

4.2.6. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn vật chất...104

4.2.7. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn văn hoá...108

4.2.8. Đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn sinh kế qua chỉ số ảnh hưởng sinh kế (LEI)...114

4.3. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới hoạt động sinh kế...118

4.3.1. Hoạt động sinh kế dựa vào du lịch của các hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh Ninh Bình...118

4.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các hoạt động sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình...123

4.4. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới kết quả sinh kế của các hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình...125

4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thoát nghèo của các hộ nghèo, cận nghèo...131

4.6. Giải pháp cải thiện sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo trong bối cảnh phát triển du lịch tại tỉnh Ninh Bình...135

4.6.1. Giải pháp về chính sách...135

4.6.2. Giải pháp cải thiện vốn sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo dựa vào phát triển du lịch...137

4.6.3. Giải pháp giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của phát triển du lịch tới vốn sinh kế của các hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình...141

4.6.4. Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch bền vững...142

Tóm tắt phần 4...145

<b>Phần 5. Kết luận và kiến nghị...148</b>

5.1. Kết luận...148

5.2. Kiến nghị...149

Danh mục các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến luận án...151

Tài liệu tham khảo...152

Phụ lục...169

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT</b>

<b>Chữ viết tắtNghĩa tiếng Việt</b>

CARE Hợp tác hỗ trợ và cứu trợ ở mọi nơi DFID Cơ quan Phát triển Quốc tế Anh

FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

HLS Khung an ninh sinh kế hộ gia đình IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế

SHD Phát triển con người bền vững

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

2.1. Điểm khác biệt giữa các khung sinh kế...16

3.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn Ninh Bình (GRDP) giai đoạn 2018 -2022 (Tính theo giá so sánh 2010)...48

3.2. Nguồn, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...60

3.3. Phân bổ mẫu phỏng vấn sâu...61

3.4. Phân bổ mẫu điều tra...63

3.5. Phương pháp tính chỉ số LEI...67

3.6. Phân cấp mức độ ảnh hưởng sinh kế LEI...68

3.7. Phương pháp tính chỉ số an ninh sinh kế...69

4.1. Cơ sở lưu trú phục vụ du lịch tỉnh Ninh Bình năm 2022...72

4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ nghèo, cận nghèo...81

4.3. Hiện trạng nguồn nhân lực của các hộ nghèo, cận nghèo...82

4.4. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn con người...85

4.5. Thống kê số lượng học viên tham gia đào tạo về du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2021...86

4.6. Tình trạng tham gia các lớp tập huấn phân theo loại hộ...86

4.7. Sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo vào các tổ chức xã hội...88

4.8. Đánh giá mối quan hệ với hàng xóm của các hộ nghèo, cận nghèo, thốt nghèo...89

4.9. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới mối quan hệ của các hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo...91

4.10. Thực trạng sở hữu đất của các hộ nghèo, cận nghèo...92

4.11. Đánh giá về biến đổi khí hậu của các hộ nghèo, cận nghèo...94

4.12. Thực trạng vay vốn ở các hộ nghèo, cận nghèo, thốt nghèo...102

4.13. Thu nhập trung bình hàng tháng phân theo loại hộ...103

4.14. Khả năng tiếp cận vốn vay phân theo loại hộ...104

4.15. Thực trạng vốn vật chất của các hộ nghèo, cận nghèo...105

4.16. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sản xuất, tài sản của hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo...107

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

4.17. Thực trạng vốn văn hoá của các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát

nghèo...109

4.18. Đánh giá về sự cải thiện chất lượng lễ hội...112

4.19. Vốn văn hoá phân theo loại hộ...112

4.20. Sự lưu giữ vốn văn hoá phân theo loại hộ...113

4.21. Kết quả tính tốn chỉ số LEI dựa trên 6 yếu tố chính...117

4.22. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các hoạt động sinh kế...124

4.23. Phát triển du lịch tạo việc làm cho các hộ nghèo, cận nghèo...126

4.24. Thay đổi thu nhập nhờ phát triển du lịch của các hộ nghèo, cận nghèo...127

4.25. Phát triển du lịch và tính ổn định của sinh kế hộ nghèo, cận nghèo...129

4.26. Kết quả tính tốn chỉ số LSI...129

4.27. Mơ tả các biến trong mơ hình phân tích biệt số...131

4.28. Kiểm định sự khác biệt của giá trị trung bình theo nhóm hộ...132

4.29. Giá trị Eigenvalues...133

4.30. Kiểm định mức ý nghĩa...133

4.31. Bảng hệ số tương quan kết cấu...134

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

3.2. Số lượng hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2016 - 2022...51

3.3. Phân tích hộ nghèo theo các ngun nhân nghèo đói năm 2022...52

3.4. Khung phân tích của luận án...56

4.1. Doanh thu từ du lịch giai đoạn 2016 – 2022...79

4.2. Số lượng khách đến Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2022...80

4.3. Trình độ học vấn của chủ hộ nghèo, cận nghèo, thốt nghèo tỉnh Ninh Bình...83

4.4. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo nhận hỗ trợ bằng hiện vật...90

4.5. Thực trạng sử dụng nước của các hộ nghèo, cận nghèo...93

4.6. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới quỹ đất của các hộ nghèo, cận nghèo...95

4.7. Tình hình giảm quỹ đất ở các hộ nghèo, cận nghèo...96

4.8. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới môi trường...97

4.9. Ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường phân theo địa bàn nghiên cứu...98

4.10. Thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ...100

4.11. Thu nhập trung bình phân theo loại hộ...100

4.12. Tỷ lệ thu nhập phân theo các nguồn thu của hộ...101

4.13. Vốn vật chất phân theo loại hộ...106

4.14. Tài sản phân theo loại hộ...107

4.15. Sơ đồ biểu diễn các giá trị N, H, P, S, F,C của LEI...117

4.16. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo hoạt động kinh doanh du lịch...119

4.17. Thời gian tham gia các hoạt động sinh kế dựa vào du lịch của các hộ...120

4.18. Các hoạt động kinh doanh du lịch của hộ nghèo, cận nghèo...122

4.19. Sự thay đổi thu nhập của hộ nghèo, cận nghèo do phát triển du lịch...128

4.20. Sơ đồ biểu diễn các chỉ số trong an ninh sinh kế...130

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC HỘP</b>

4.1. Cải thiện thu nhập nhờ phát triển du lịch...103

4.2. Tạo việc làm và hướng tới mục tiêu thốt nghèo...126

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>TRÍCH YẾU LUẬN ÁN</b>

<b>Tên tác giả:</b>

<b>Tên Luận án: Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo </b>

trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

<b>Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt NamMục đích nghiên cứu</b>

- Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo;

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình;

- Phân tích sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình;

- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo trong bối cảnh phát triển du lịch tại tỉnh Ninh Bình.

<b>Phương pháp nghiên cứu</b>

Luận án sử dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp kinh tế lượng để phân tích. Cụ thể, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích thực trạng các vốn sinh kế và ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo. Chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI (livelihood effect index) được tính tốn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các vốn sinh kế theo từng địa bàn nghiên cứu. Mơ hình phân tích biệt số dùng để làm rõ sự khác biệt giữa nhóm hộ nghèo, cận nghèo và nhóm hộ thốt nghèo.

<b>Kết quả chính và kết luận</b>

Luận án đã hệ thống hoá, làm sáng tỏ các lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và sinh kế hộ nghèo, cận nghèo. Trong đó có các khái niệm cơ bản liên quan tới du lịch, các loại hình du lịch, du lịch vì người nghèo; khái niệm liên quan tới sinh kế, sinh kế hộ nghèo, cận nghèo, khung sinh kế bền vững hướng tới người nghèo và các vốn sinh kế.

Luận án đã trình bày thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 – 2022. Qua đó có thể thấy ngành du lịch của tỉnh có những bước tăng trưởng mạnh mẽ dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid – 19.

Phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các vốn sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình cho thấy phát triển du lịch đã góp phần cải thiện các vốn sinh kế. Cụ thể: Nâng cao chất lượng vốn con người thông qua tăng đầu tư vào giáo dục, các

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

khoá đào tạo, tập huấn cho người lao động; tăng tính đồn kết giữa các hộ gia đình; cải thiện vốn vật chất thể hiện qua chất lượng nhà ở, nhà vệ sinh của các hộ tham gia làm du lịch tốt hơn các hộ khơng làm du lịch; tăng vốn tài chính nhờ tăng thu nhập và có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay; cải thiện vốn văn hoá giúp các hộ dân có ý thức tìm hiểu và giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyển thống, bảo tồn các di tích và lễ hội. Phát triển du lịch cịn góp phần giúp thu nhập của hộ nghèo, cận nghèo ổn định hơn, tạo việc làm và thu hút các lao động xa nhà quay về địa phương làm việc. Tuy nhiên, phát triển du lịch cũng khiến một tỷ lệ nhỏ hộ bị mất đất, gia tăng ô nhiễm môi trường, khiến giá cả sinh hoạt, đất đai ở địa phương tăng ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ nghèo, cận nghèo. Chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI cho biết ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn vật chất của các hộ nghèo, cận nghèo là lớn nhất. Xét theo khu vực thì phát triển du lịch ảnh hưởng mạnh nhất tới vốn con người, vốn vật chất, vốn văn hố, vốn tài chính ở huyện Hoa Lư. Huyện Gia Viễn có ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn xã hội cao hơn 2 huyện cịn lại. Huyện Nho Quan là nơi có vốn tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự phát triển của du lịch. Phát triển du lịch ảnh hưởng tích cực tới hoạt động sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo thông qua việc tạo ra các hoạt động sinh kế mới và hỗ trợ hoạt động sinh kế truyền thống. Tuy nhiên, các hoạt động sinh kế dựa vào du lịch của các hộ nghèo, cận nghèo khá đơn giản và chủ yếu tập trung ở những hoạt động khơng địi hỏi trình độ học vấn cao. Phát triển du lịch còn đem lại các kết quả sinh kế tích cực như tạo việc làm mới, tăng thu nhập, tăng cường an ninh sinh kế. Nhóm hộ nghèo, cận nghèo tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch có các chỉ số an ninh lương thực, kinh tế, sức khoẻ, giáo dục, vật chất, thể chế cao hơn nhóm hộ nghèo, cận nghèo khơng tham gia vào ngành du lịch. Tuy nhiên phát triển du lịch cũng làm tăng giá cả tại địa phương khiến hộ nghèo, cận nghèo đối mặt với các khó khăn nếu thu nhập không tăng kịp so với mức tăng của giá cả.

Kết quả phân tích biệt số cho thấy, diện tích đất, loại nhà đang ở, thu nhập bình quân đầu người là các yếu tố quan trọng nhất giúp phân biệt hai nhóm hộ nghèo, cận nghèo và hộ thốt nghèo. Hộ có diện tích đất càng lớn, loại nhà ở kiên cố, mức thu nhập trung bình càng cao, số năm đi học nhiều, có nhiều lao động, hộ có lưu giữ văn hố và càng hiểu biết về văn hố thì càng có khả năng thốt nghèo. Những hộ có nhiều người phụ thuộc (ốm đau, đi học), gặp khó khăn do biến đổi khí hậu có xu hướng là các hộ nghèo, cận nghèo.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, một số giải pháp bao gồm: i) giải pháp về chính sách, ii) giải pháp cải thiện vốn sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo dựa vào phát triển du lịch, iii) giải pháp giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của phát triển du lịch tới vốn sinh kế của các hộ nghèo, cận nghèo; iv) giải pháp bảo tồn và thúc đẩy phát triển du lịch bền vững được đề xuất nhằm cải thiện sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>THESIS ABSTRACT</b>

<b>PhD candidate:</b>

<b>Dissertation title: The impact of tourism development on livelihoods of poor </b>

households and near-poor households in Ninh Binh Province

<b>Major: Development EconomicsCode: 9 31 01 15</b>

<b>Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)Research Objectives</b>

-Contribute to clarify the theoretical as well as practical issues in terms of the impact of tourism development on the livelihoods of the poor and near-poor households

-Clarify the current situation of tourism development in Ninh Binh province

-Analyze the impacts of tourism development on the livelihoods of the poor and near-poor households

-Propose the solutions to enhance the livelihoods of the poor and near-poor households based in the context of tourism development in Ninh Binh province.

<b>Materials and Methods</b>

This dissertation makes use of numerous methods including randomly social investigation, descriptive statistics, comparision, econometrics. To be more specific, descriptive statistics and comparision is using in order to analyze not only the facts with regard to investment for economic development but also the influences of tourism development on the livelihood of the poor as well as near poor households. Livelihood Effect Index is measured with a view to assessing the influence of tourism development on livelihood investment in terms of the researching locations. Modelling of discriminant analysis was constructed to demonstrate the distinction between the poor, near poor households and households escaping poverty. Multiple linear regression was built to analyze the effects of diverse factors on the household’s income.

<b>Main findings and conclusions</b>

The dissertation systemized and clarified the theoretical as well as practical problems regarding tourism development and the livelihood of the poor and near poor households including some underlying definitions relating tourism, sorts of tourism, tourism development for the poor, some basic concepts about the livelihood, livelihood for poor, near -poor households, sustainable livelihood towards the poor and livelihood funding.

The dissertation presented some facts in tourism development in Ninh Binh province during the 7-year period from 2016 to 2022. It is concluded that NinhBinh’s tourism sector has undergone the remarkable growth despite the negative impacts from the outbreak of Corona virus.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Analysis of the impact of tourism development on the sources of livelihood capital of poor and near-poor households in Ninh Binh province shows that: Tourism development makes a contribution to improve investment for livelihood. Additionally, tourism development also plays a key role in sustaining the households’ income, creating more job opportunities and attracting the migrant workers to come back the countryside. On the other hand, a tiny proportion of households is losing their cultivation land due to tourism development. Besides, tourism development also results in environmental pollution as well as increase in living standard which exert a significant impact on the poor and near-poor households. The livelihood effect index (LEI) shows that the impact of tourism development on the physical capital of poor and near-poor households is the greatest. In terms of region, tourism development has the strongest impact on human capital, physical capital, cultural capital, and financial capital in Hoa Lu district. Gia Vien district has a higher impact of tourism development on social capital than the other two districts. Nho Quan district is the place with natural capital most affected by the development of tourism. Tourism development positively affects the livelihood activities of poor and near-poor households through creating new livelihood activities and supporting traditional livelihood activities. However, the livelihoods of the poor and near poor households is quite plain and mainly focuses on activities which does not require the high educational level. Tourism development also brings positive livelihood outcomes such as: creating new jobs, increasing income, and enhancing livelihood security. Poor and near-poor households participating in providing tourism service have higher livelihood security index (includeing food, economic, health, education, infrastructure and institutional security) than poor and near-poor households that do not participate into the tourism industry. However, tourism development also increases local prices, causing poor and near-poor households to face difficulties if their income does not increase compared to the increase in prices.

Results from discriminant analysis indicate that the are of land, type of house and average income per capita are the most important factors in distinguishing between the poor, near poor households and the households escaping poverty. The larger the land area, the solid house, the higher the average income, the more years of schooling, the more workers, the more culture the household retains and the more cultural knowledge it has, the more likely it is to ability to escape poverty. Households with many dependents (sick, going to school) and facing difficulties due to climate change tend to be poor or near-poor households.

From the above research results, the dissertation also recommend a number of feasible solutions, include: i) policy solutions, ii) solutions to support the livelihoods of poor and near-poor households based on tourism development, iii) diminish the negative impacts of tourism development on the livelihood capital of poor and near-poor households; iv) solutions to preserve and promote sustainable tourism development are proposed to improve the livelihoods of poor and near-poor households in Ninh Binh province.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>PHẦN 1. MỞ ĐẦU</b>

<b>1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI</b>

Trong những năm qua, ngành du lịch của nước ta đã có những bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ. Sự phát triển của ngành du lịch đã, đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam (Ban Chấp hành Trung ương, 2017). Xác định vai trò của ngành du lịch, nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Ngành du lịch phát triển đã tác động lớn tới sinh kế của các hộ gia đình, đặc biệt với các hộ nghèo. Các nghiên cứu trước đây về du lịch và giảm nghèo đã cho thấy du lịch từ lâu được coi như chìa khố của xố đói giảm nghèo (Goodwin, 1998; Guha & Ghosh, 2007; Ashley, 2000). Phát triển du lịch (PTDL) tạo cơ hội cải thiện cơ sở hạ tầng của các vùng nông thôn, an ninh lương thực, cung cấp việc làm, tăng thu nhập, sức khoẻ, giảm chênh lệch giàu nghèo, phát triển văn hoá (Ngek, 2010; Phạm Thị Hồng Cúc & Ngô Thanh Loan; 2016; Phạm Ngọc Thắng, 2010). Bên cạnh đó, du lịch cũng có những ảnh hưởng tiêu cực tới người nghèo, trong đó phải kể đến như gia tăng sự cạnh tranh trong sử dụng các nguồn lực, phân phối lợi ích khơng cơng bằng (Ashley, 2000; Agyeman & cs., 2019). Bên cạnh đó, cơ hội cho người nghèo tham gia vào ngành du lịch chưa cao do rào cản về kiến thức, kỹ năng, vốn,…(Bùi Thị Tám, 2010; ILO, 2012; Đặng Thị Bích Huệ & Lành Ngọc Tú, 2020). Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về vấn đề vai trò của PTDL trong xố đói giảm nghèo và ảnh hưởng của du lịch tới sinh kế các hộ gia đình nhưng cịn thiếu nghiên cứu về ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo, hoặc các nghiên cứu này chỉ tập trung ở một số mảng nhất định như ảnh hưởng của PTDL tới vốn sinh kế, hoạt động sinh kế, an ninh sinh kế (Ngek, 2010; Agyeman & cs., 2019, Luo & Bao, 2019). Đây cũng là khoảng trống về mặt lý luận để đặt ra vấn đề nghiên cứu và bổ sung các lý luận còn đang bị bỏ ngỏ về ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực nam đồng bằng Bắc Bộ với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và môi trường sinh thái tự nhiên rất có giá trị. Các khu du lịch nổi tiếng của Ninh Bình phải kể đến như: Tam Cốc – Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, vườn chim Thung Nham, Thung Nắng, động Thiên Hà, biển Kim Sơn,… Không chỉ được biết đến với các danh lam thắng cảnh đẹp, Ninh Bình là vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa với 1.821 di tích lịch sử đã được xếp hạng. Nơi đây là mảnh đất địa linh, từng là Kinh đô của Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam tồn tại 42 năm (từ năm 968-1010) gắn liền với ba vương triều: Ðinh, tiền Lê và khởi đầu triều Lý. Hiện Ninh Bình sở hữu những di sản văn hóa - lịch sử rất có giá trị, là nguồn tài sản vơ giá, tiêu biểu như: Cố đô Hoa Lư, đền Thái Vi, nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Bích Động, chùa Bái Đính, đền thờ Đức Thánh Nguyễn...Gắn với truyền thống lịch sử lâu đời là truyền thống văn hóa đặc trưng cùng các lễ hội, văn hóa ẩm thực và các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh như: Lễ hội truyền thống Trường Yên là di sản văn hóa Phi vật thể Quốc Gia; làng nghề thêu ren ở Ninh Hải, làng nghề cói ở Kim Sơn, làng nghề bánh bún ở Yên Khánh…Đặc biệt lợi thế lớn nhất là Quần thể danh thắng Tràng An đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á (Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, 2017). Giai đoạn 2016 – 2019, du lịch Ninh Bình có những bước tăng trưởng mạnh, năm 2016 tổng lượng khách du lịch toàn tỉnh là 6,44 triệu lượt với doanh thu đạt 1.765 tỷ đồng; năm 2019 toàn tỉnh đón 7,65 triệu lượt khách, doanh thu đạt 3.671 tỷ đồng. Giai đoạn 2020 – 2021, du lịch Ninh Bình bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid 19, lượng khách du lịch sụt giảm chỉ đạt 37% với doanh thu đạt 45% so với năm 2019 (Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, 2022a). Tuy nhiên, năm 2022 du lịch của tỉnh đã phục hồi mạnh mẽ và nhanh chóng. Tồn tỉnh đã đón được khoảng 3,7 triệu lượt khách tham quan, vượt xa mục tiêu đề ra là 2,5 triệu lượt (UBND tỉnh Ninh Bình, 2022). Sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình đã ảnh hưởng tới sinh kế của người dân trong tỉnh. Phát triển du lịch đã biến đổi vốn sinh kế, tạo ra nhiều hoạt động sinh kế mới như: chèo đò, hướng dẫn viên, bảo vệ, kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, đồ lưu niệm (Bùi Văn Mạnh, 2020). Phát triển du lịch góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho các hộ dân tỉnh Ninh Bình, năm 2019 có 21.500 lao động làm việc trong ngành du lịch, con số này giảm xuống còn 9.500 do ảnh hưởng của dịch Covid-19; cải thiện chất lượng con người thông qua các lớp đào tạo với 10.500 lượt người được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong giai đoạn 2016 – 2020 (Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình,

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

2022b). Bên cạnh đó, PTDL góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học, bảo tồn cảnh quan, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ di tích lịch sử, di sản văn hố, hoạt động của các làng nghề truyền thống…(Sở Tài nguyên & Mơi trường Ninh Bình, 2020). Tuy nhiên, PTDL cũng khiến nhiều hộ gia đình khơng cịn đất canh tác, không gian sản xuất; gia tăng áp lực lên môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài; mâu thuẫn nảy sinh giữa những người làm du lịch với dân cư địa phương do việc phân bố lợi ích và chi phí của du lịch trong nhiều trường hợp chưa được công bằng (Bùi Văn Mạnh, 2020; Sở Tài Ngun & Mơi trường Ninh Bình, 2020). Theo thống kê của Sở Lao động -Thương binh và xã hội tỉnh Ninh Bình đến cuối năm 2021, tỉnh có 9.614 hộ nghèo và 10.881 hộ cận nghèo. Tại Ninh Bình, chưa có một nghiên cứu nào về sinh kế hộ nghèo, cận nghèo bị ảnh hưởng ra sao khi ngành du lịch phát triển. Do đó, việc xem xét, đánh giá ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế của các hộ nghèo, cận nghèo là cần thiết nhằm tìm ra những biện pháp giúp cải thiện sinh kế của các hộ nghèo, cận nghèo, đồng thời thúc đẩy PTDL. Những câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu bao gồm: Thứ nhất, những vấn đề lý luận, thực tiễn về ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo là gì? Thứ hai, ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh Ninh Bình? Thứ ba, giải pháp nào nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của PTDL tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình? Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời thoả đáng những câu hỏi đặt ra trên; bổ sung các nội dung nghiên cứu có cơ sở khoa học và thực tiễn giúp ích cho các nhà hoạch định chính sách của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh ngành du lịch của tỉnh ngày càng phát triển.

<b>1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1. Mục tiêu chung</b>

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình và phân tích sự ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo tại tỉnh Ninh Bình nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh phát triển du lịch.

<b>1.2.2. Mục tiêu cụ thể</b>

- Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo;

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2016 - 2022 - Phân tích sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình;

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo trong bối cảnh phát triển du lịch tại tỉnh Ninh Bình

<b>1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu</b>

Nghiên cứu lựa chọn hộ gia đình (cụ thể là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo) là đơn vị phân tích. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế, du lịch và sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo; ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các yếu tố bao gồm: vốn sinh kế, hoạt động sinh kế, kết quả sinh kế; các giải pháp hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình.

<b>1.3.2. Đối tượng điều tra</b>

Để tiến hành nghiên cứu toàn diện và đầy đủ các mục tiêu đã đặt ra đối tượng điều tra bao gồm:

(1) Các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo (đại diện là chủ hộ). Luận án thực hiện điều tra đối với cả các hộ thuộc diện mới thoát nghèo, do các nguyên nhân khiến nhiều hộ đã thoát nghèo nhưng tái nghèo. Trong kết quả nghiên cứu, tác giả gọi chung các đối tượng điều tra là các hộ nghèo, cận nghèo.

(2) Các cán bộ quản lý tại xã, huyện, thành phố và tỉnh. (3) Các tổ chức, doanh nghiệp tham gia phát triển du lịch

<b>1.3.3. Phạm vi nghiên cứu</b>

Phạm vi nội dung: Luận án tập trung đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo tại tỉnh Ninh Bình. Đây là mục tiêu chính của luận án và được phản ánh qua việc đánh giá ảnh hưởng của PTDL tới hoạt động sinh kế dựa vào du lịch; ảnh hưởng của PTDL tới vốn sinh kế và kết quả sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo. Mức độ ảnh hưởng của PTDL tới vốn sinh kế hộ nghèo, cận nghèo được ước lượng dựa vào chỉ số LEI (chỉ số ảnh hưởng sinh kế) và kết quả sinh kế dựa vào chỉ số LSI (chỉ số an ninh sinh kế). Đồng thời nội dung về lý luận, thực tiễn về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo được làm rõ.

Phạm vi khơng gian: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, tập trung chủ yếu vào 3 huyện Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn vì đây các huyện có ngành du lịch đã và đang phát triển, có đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài từ năm 2020 đến năm 2023. Các số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2016 đến năm 2023. Số liệu sơ cấp điều tra các đối tượng trong năm 2022 và 2023. Giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2040.

<b>1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN</b>

<i>Về lý luận:</i>

- Luận giải được những vấn đề lý luận về nghèo, cận nghèo, sinh kế và ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế hộ nghèo, cận nghèo, trong đó có bổ sung khái niệm về sinh kế hộ nghèo, cận nghèo. Từ đó kết nối các vấn đề nghiên cứu để đưa ra khung phân tích sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình.

- Chứng minh sự cần thiết phải bổ sung yếu tố vốn văn hoá trong khung sinh kế, vốn văn hoá được coi là một trong các vốn sinh kế của hộ gia đình, từ đó phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo một cách tồn diện hơn.

- Xây dựng mơ hình phân tích biệt số nhằm làm rõ sự khác biệt về vốn sinh kế giữa nhóm hộ nghèo, cận nghèo với nhóm hộ đã thốt nghèo, qua đó chỉ ra yếu tố quan trọng nhất giúp các hộ thoát nghèo.

<i>Về thực tiễn:</i>

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình và sự tham gia của hộ nghèo, cận nghèo trong ngành du lịch của tỉnh.

- Phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình. Sự ảnh hưởng được đánh giá trên các mặt bao gồm: vốn sinh kế, hoạt động sinh kế, kết quả sinh kế.

- Mức độ ảnh hưởng của phát triển du lịch tới từng vốn sinh kế tại từng địa phương được đánh giá và so sánh. Kết quả ước tính chỉ số LEI cho thấy phát triển du lịch ảnh hưởng nhiều nhất tới vốn vật chất của các hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình. So sánh chỉ số an ninh sinh kế (LSI) giữa hộ có tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và hộ không tham gia, kết quả cho thấy hộ nghèo, cận nghèo có tham gia cung cấp dịch vụ du lịch có các chỉ số an ninh lương thực, kinh tế, sức khoẻ, giáo dục, vật chất, thể chế đều cao hơn so với hộ không tham gia làm du lịch. Làm rõ sự khác biệt giữa hộ nghèo, cận nghèo từ đó xác định các yếu tố có thể giúp hộ thoát nghèo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI</b>

<i>Về lý luận, kết quả đóng góp vào việc hệ thống hố các vấn đề lý luận và</i>

thực tiễn liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo, luận án còn làm rõ các yếu tố chính và phụ trong cơng thức của chỉ số LEI và LSI. Mơ hình phân tích biệt số được sử dụng để làm rõ sự khác biệt trong tiếp cận và sử dụng vốn sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo với hộ đã thoát nghèo.

<i>Về thực tiễn, luận án cung cấp cơ sở dữ liệu về tình hình phát triển du lịch</i>

Ninh Bình trong những năm gần đây và sự tham gia của hộ nghèo, cận nghèo trong ngành du lịch của tỉnh. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo có thể sử dụng là dữ liệu đầu vào cho các nhà quản lý khi đưa ra chính sách liên quan tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo và các chính sách phát triển du lịch; đồng thời đây cũng là nguồn tài liệu phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường Đại học, Cao đẳng, các Viện nghiên cứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỚI SINH KẾ</b>

<b>HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO</b>

<b>2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCHTỚI SINH KẾ HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO</b>

<b>2.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến nghiên cứu</b>

<i><b>2.1.1.1. Khái niệm liên quan tới du lịch</b></i>

<i>a. Khái niệm du lịch</i>

Khái niệm du lịch là một khó khăn lớn và ln tồn tại theo thời gian đối với các nhà nghiên cứu du lịch trên thế giới (Leonard & Carson, 1997). Xuất phát từ những quan điểm nghiên cứu, du lịch được hiểu theo nhiều cách khác nhau (Ashley, 2000). Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Khái niệm này tương đối đơn giản và coi giải trí là động cơ chính của hoạt động du lịch (Nguyễn Minh Tuệ & cs., 2014). Theo UNWTO (2008), du lịch được định nghĩa là một hiện tượng kinh tế, văn hoá, xã hội đòi hỏi sự di chuyển của con người đến các quốc gia khác hoặc địa điểm bên ngoài nơi định cư của họ vì mục đích cá nhân hoặc kinh doanh. Những người di chuyển này được gọi là du khách và du lịch được thực hiện với các hoạt động của họ, một số trong đó liên quan tới chi phí du lịch.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dưới góc nhìn của những người tạo cơ hội việc làm trong các ngành nghề, du lịch được định nghĩa là “các hoạt động đi lại của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình không quá một năm liên tục để nghỉ ngơi giải trí, kinh doanh hoặc với mục đích khác” (ILO, 2011). Tại Việt Nam, Luật Du lịch 2017 đưa ra khái niệm du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác (Quốc hội, 2017). Luận án sử dụng khái niệm du lịch trong Luật Du lịch 2017 vì nghiên cứu được sử dụng trong nước và khái niệm này khá đầy đủ và tồn diện về thời gian, mục đích chuyến đi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>b. Các loại hình du lịch</i>

Loại hình du lịch là tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó (Trương Sĩ Quý, 2002). Do vậy, xuất phát từ những quan điểm và khái niệm về du lịch, việc phân chia các loại hình du lịch có nhiều cách. Dưới đây là một số loại hình du lịch:

Dựa vào mục tiêu của chuyến du lịch, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã phân chia thành các loại hình du lịch bao gồm: du lịch văn hố, du lịch cơng tác, du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực, du lịch nông thôn, du lịch ven biển, hàng hải và đường thuỷ nội địa, du lịch khám phá, du lịch đô thị/thành phố, du lịch sức khoẻ, du lịch miền núi, du lịch chăm sóc sức khoẻ, du lịch giáo dục, du lịch chữa bệnh, du lịch thể thao. (UNWTO, 2019).

Dựa vào quốc gia tham chiếu, du lịch chia làm ba loại hình: du lịch nội địa, du lịch trong nước, du lịch nước ngồi. Trong đó du lịch nội địa gồm các hoạt động của khách du lịch thường trú trong nước tham chiếu, như là một phần của chuyến du lịch nội địa hoặc chuyến du lịch nước ngoài. Du lịch trong nước bao gồm các hoạt động của du khách không cư trú tại quốc gia tham chiếu trong chuyến đi du lịch trong nước. Du lịch nước ngoài bao gồm các hoạt động của du khách thường trú bên ngoài quốc gia tham chiếu, như một phần của chuyến đi du lịch nước ngoài hoặc một phần của chuyến đi du lịch nội địa (UNWTO, 2008)

Ngồi ra cịn nhiều loại hình du lịch khác được phân chia dựa theo các quan điểm nghiên cứu khác nhau.

<i>c. Du lịch vì người nghèo (Pro-poor tourism-PPT)</i>

Thuật ngữ “du lịch vì người nghèo” được đặt ra từ năm 1999 trong nghiên cứu của Vương quốc Anh tài trợ cho Châu Phi và từ đó nó được nhiều cơ quan sử dụng để kêu gọi tài trợ, phát triển và cải thiện sinh kế cho người nghèo (Scheyvens & Momsen, 2008). Khái niệm du lịch vì người nghèo ngày càng được chú ý khi Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO) khởi xướng sáng kiến ST-EP37 vào năm 2002. Du lịch ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong các hoạt động xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn của các quốc gia đang phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

triển (Shen & cs., 2008; Qian & cs., 2017). Do vậy, các nghiên cứu về PTDL vì người nghèo ngày càng nhiều. Mỗi nghiên cứu lại hướng đến những mục đích riêng nên cách hiểu về du lịch vì người nghèo cũng có sự khác nhau.

Các nhà nghiên cứu Bolwell & Weinz (2002), Jamieson & cs. (2004) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (2011) đều có chung nhận định PPT là một cách tiếp cận để phát triển và quản lý du lịch. PPT giúp tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và người nghèo, từ đó làm gia tăng đóng góp của du lịch vào việc xố đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương; đồng thời, người nghèo có thể tham gia hiệu quả hơn vào việc phát triển sản phẩm của địa phương để phục vụ khách du lịch.

<i><b>2.1.1.2. Khái niệm phát triển du lịch</b></i>

Phát triển về cơ bản là một khái niệm kinh tế có hàm ý tích cực; nó liên quan đến việc áp dụng các biện pháp kinh tế và kỹ thuật nhất định để tận dụng các nguồn lực sẵn có nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Trong những năm 1950 và 1960, sự phát triển phần lớn được coi là tăng trưởng kinh tế, có nghĩa là sự thay đổi về số lượng chứ không phải về chất trong hoạt động kinh tế (Rabie, 2016). Ingham (1993) xem sự phát triển bằng cách nhìn nhận bản chất kép của phát triển, bao gồm cả một quá trình và mục tiêu. Todaro (1994) đặt ra ba mục tiêu phát triển: Nhu cầu sinh tồn của con người (chủ yếu là lương thực và nơi ở), mức sống (như giáo dục và y tế) và nhân quyền (chẳng hạn như cơng bằng xã hội và quyền chính trị).

Sự PTDL là một khái niệm đã và đang phát triển theo thời gian. Theo Harrison (1992) và Woodcock & France (1994), các khái niệm phát triển truyền thống có thể được sử dụng như một khn khổ hữu ích cho việc giải thích các mơ hình và quy trình PTDL. Dựa trên khái niệm về phát triển, Andriotis (2002) khẳng định bản chất của PTDL là một quá trình thay đổi. Một số nhà khoa học mô tả PTDL là tăng trưởng kinh tế, sự cao hơn về thu nhập, GDP bình quân đầu người, việc làm và đầu tư (Cañizares & cs., 2014; Gartner & Mihalič, 2013), trong khi một số lại cho rằng nó làm suy giảm các yếu tố kinh tế, mơi trường, văn hố (Akis & cs., 1996); Andereck & Vogr, 2000; Sharpley, 2014). Theo Rivera & cs. (2016), phát triển du lịch là một cấu trúc đa chiều bao gồm các điều kiện kinh tế, xã hội, mơi trường và văn hố. PTDL mang lại cả lợi ích và

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

chi phí cho cộng đồng địa phương. Trần Bá Uẩn (2020) nhìn nhận PTDL là sự tăng lên về quy mô của ngành du lịch, bao gồm cả sự tăng lên về số lượng và chất lượng. Trong đó phát triển về số lượng thể hiện ở sự tăng lên về số lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, số lượng khách du lịch, các sản phẩm và loại hình du lịch; sự tăng lên về chất lượng thể hiện ở sự tăng trưởng về doanh thu, cơ cấu du lịch chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng cơ cấu kinh tế nói chung, gia tăng chất lượng nguồn nhân lực và công tác quản lý điểm đến.

<i><b>2.1.1.3. Khái niệm liên quan tới sinh kế</b></i>

<i>a. Khái niệm sinh kế</i>

Sinh kế là một thuật ngữ được nhiều tác giả xây dựng theo những hướng nghiên cứu khác nhau. Sinh kế cũng là khái niệm được nhiều tổ chức quốc tế như Cơ quan Phát triển Quốc tế Anh (DFID), Tổ chức OXFAM, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Tổ chức CARE Quốc tế, Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), học giả, người ra quyết định chính sách và những người thực hiện chính sách thường sử dụng trong nghiên cứu, thực hiện các dự án phát triển, đánh giá tình hình kinh tế xã hội của một vùng hoặc một nhóm hộ, phát triển nơng thơn, đánh giá tổn thương, xóa đói giảm nghèo, quản lý tài nguyên thiên nhiên,…

Năm 1987, Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) đã định nghĩa sinh kế là “nguồn lực dự trữ, chuỗi thực phẩm và tiền mặt để đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống” (WCED, 1987).

Chambers & Conway (1991) cho rằng “Sinh kế bao gồm khả năng, tài sản (dự trữ, tài nguyên, các yêu cầu và quyền tiếp cận) và các hoạt động cần thiết cho phương tiện kiếm sống. Một sinh kế bền vững khi nó cho phép con người đối phó và phục hồi sau những căng thẳng và cú sốc; giúp duy trì và nâng cao năng lực, tài sản đồng thời cung cấp các cơ hội bền vững cho thế hệ tương lai; đóng góp lợi ích rịng cho các sinh kế khác ở cấp địa phương và toàn cầu trong dài hạn và ngắn hạn”. Khái niệm của Chambers & Conway (1991) được nhiều tổ chức trên Thế giới sử dụng, trong đó phải kể đến các tổ chức lớn như DFID, UNDP, FAO và CITES. Luận án này sử dụng khái niệm sinh kế của Chambers & Conway là cơ sở lý luận để phát triển nghiên cứu và định hướng tiếp cận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>b. Sinh kế hộ gia đình</i>

Thuật ngữ “hộ gia đình” (household) thường được sử dụng nhiều trong các cuộc điều tra về dân số, lao động, nhà ở. Tuỳ theo mục đích điều tra và các tiêu chuẩn điều tra mà khái niệm “hộ” sẽ khác nhau. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc FAO (1992) thì khơng thể có một định nghĩa duy nhất về “hộ gia đình”. Hộ gia đình thường dựa trên mối quan hệ huyết thống nhưng cũng có thể bao gồm những người khơng có mối quan hệ họ hàng nào với các thành viên khác trong gia đình. Khả năng tiếp cận các nguồn lực có thể khác nhau giữa các thành viên trong gia đình (ví dụ: phụ nữ có thể ít được tiếp cận với một số nguồn lực hơn nam giới). Trong các tình huống, ví dụ khi có sự di cư, một số cá nhân có thể là thành viên của nhiều hộ gia đình (FAO, 1992)

Trong nguyên tắc và kiến nghị cho điều tra dân số năm 1970, Liên hợp quốc khuyến nghị một hộ gia đình có thể là: (a) hộ gia đình chỉ có một người – tức là một người tự cung cấp thực phẩm hoặc các nhu yếu phẩm cần thiết khác; (b) hộ gia đình nhiều người, nghĩa là một nhóm người gồm hai người trở lên sẽ cùng nhau cung cấp thực phẩm hoặc các thiết bị cần thiết khác cho cuộc sống. Những người trong hộ có thể gộp các khoản thu nhập và có ngân sách chung ở mức độ nhất định (UN, 1969).

Theo bộ Luật dân sự 2005 của Việt Nam “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp cơng sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này” (Quốc hội, 2005).

Khi xem xét đến sinh kế, hộ gia đình là nhóm xã hội phổ biến và thích hợp nhất để tiền hành nghiên cứu. Con người có thể có tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội khác nhau với tư cách cá nhân, nhưng ở cấp độ hộ gia đình, ảnh hưởng thực sự của các hoạt động đó được thấy rõ nhất và phúc lợi của hộ gia đình nói chung là mục tiêu chính của hầu hết mọi người. Theo Nguyễn Xuân Mai (2007), sinh kế hộ gia đình dựa trên các nguồn lực con người, vốn xã hội, vốn thiên nhiên hay còn gọi là tài nguyên, vốn vật chất, vốn tài chính. Các nguồn lực này quan hệ với nhau và có thể làm gia tăng khả năng tiếp cận các

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

nguồn lực khác. Messer & Townsley (2003) nhìn nhận sinh kế hộ gia đình dưới góc độ bền vững khi cho rằng nếu một hộ gia đình có nhiều hoạt động không gây hại cho môi trường, đảm bảo lương thực và thu nhập quanh năm thì sinh kế của hộ gia đình đó có thể sẽ bền vững hơn.

<i><b>2.1.1.4. Khái niệm nghèo, hộ nghèo, cận nghèo và sinh kế hộ nghèo, cậnnghèo</b></i>

<i>a. Khái niệm nghèo, hộ nghèo, cận nghèo</i>

Xố đói giảm nghèo là một mục tiêu quan trọng mà các quốc gia hướng tới. Nghèo được định nghĩa dựa trên nhiều cách tiếp cận khác nhau và trong mỗi giai đoạn khác nhau thì cách hiểu về nghèo đói cũng khác nhau. Trong Báo cáo phát triển Thế giới, Ngân hàng Thế giới (WB) lần đầu tiên đưa ra định nghĩa nghèo ở trên góc độ định tính và định lượng. Về định tính thì “Nghèo là hiện tượng khơng có khả năng để đạt được tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống” (WB, 1990). Quan điểm của UN (1995) và UNDP (2012) khá giống nhau khi cho rằng đói nghèo là tình trạng thiếu nguồn lực để tạo ra thu nhập. UN (1995) chỉ ra biểu hiện của đói nghèo như đói kém, suy dinh dưỡng, sức khoẻ kém, hạn chế hoặc thiếu khả năng tiếp cận giáo dục và các dịch vụ cơ bản khác; tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh tật; tình trạng vơ gia cư và nhà ở không đảm bảo; môi trường khơng an tồn; phân biệt đối xử xã hội; thiếu tham gia vào việc ra quyết định và trong đời sống dân sự, xã hội và văn hoá. UNDP (2012) cũng đưa ra khái niệm về nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.

Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu. Nhu cầu cơ bản tối thiểu cho cuộc sống là những đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh, y tế, giáo dục. Ngoài những nhu cầu cơ bản trên, cũng có ý kiến cho rằng nhu cầu tối thiểu bao gồm quyền được tham gia vào quyết định của cộng đồng.

Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng và ở một thời kỳ nhất định. Nghèo tương đối phát triển theo không gian và thời gian nhất định tùy thuộc vào mức sống chung của xã hội. Như vậy, nghèo tương đối gắn liền với sự chênh lệch về mức sống của một bộ phận dân cư so với mức sống trung bình của địa phương ở một thời kỳ nhất định.

Từ những luận điểm trên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc xóa dần

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

nghèo tuyệt đối là cơng việc có thể làm, còn nghèo tương đối là hiện tượng thường gặp trong xã hội và vấn đề quan tâm là làm sao rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo và hạn chế phân hóa giàu nghèo.

Tại Việt Nam, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo được ban hành theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025. Trong đó các tiêu chí để xác định hộ nghèo, cận nghèo là: (1) thu nhập bình quân đầu người/tháng (dưới 1,5 triệu đồng với khu vực nông thôn và dưới 2 triệu đồng với khu vực thành thị), (2) mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (thiếu hụt từ 03 chỉ số trở lên). Nghiên cứu được điều tra tại tỉnh Ninh Bình, do đó luận án áp dụng các tiêu chí phân loại hộ nghèo, cận nghèo theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP.

<i>b. Sinh kế hộ nghèo, cận nghèo</i>

Dựa trên khái niệm sinh kế của Chambers & Conrnway (1992) và sinh kế hộ gia đình, có thể hiểu sinh kế hộ nghèo, cận nghèo là tập hợp năng lực, vốn, nguồn lực mà các hộ nghèo, cận nghèo có thể tiếp cận và các hoạt động cần thiết để phối hợp các nguồn lực trên nhằm mục đích kiếm sống cũng như đạt được ước nguyện và các mục tiêu mà hộ đề ra. Như vậy khi xem xét về sinh kế hộ nghèo, cận nghèo cần phải nghiên cứu về các nguồn lực hay vốn sinh kế của hộ, các hoạt động sinh kế mà hộ nghèo, cận nghèo đang thực hiện và những kết quả mà hộ có được.

<i><b>2.1.1.5. Khung sinh kế bền vững hướng tới người nghèo và các vốn sinh kế</b></i>

<i>a. Khung sinh kế bền vững</i>

Khung sinh kế là một cách hiểu về cách thức mà các hộ gia đình kiếm được từ sinh kế bằng cách sử dụng khả năng và tài sản để phát triển các chiến lược sinh kế bao gồm một loạt các hoạt động. Khung sinh kế xác định và phân loại các loại tài sản và quyền lợi khác nhau mà các hộ gia đình có thể tiếp cận; xem xét các yếu tố khác nhau trong môi trường địa phương và môi trường rộng lớn hơn có ảnh hưởng đến an ninh sinh kế hộ gia đình; quan tâm tới các mối liên hệ giữa các tác nhân với thể chế/quy trình đang hoạt động (Oxfam, 2002). Ashley & Carney (1999) nhấn mạnh rằng Khung sinh kế là một công cụ được phát triển như một phương tiện để tìm hiểu nguyên nhân của nghèo đói. Dearden & cs. (2002), Farringhton & cs. (1999) và Toner (2003) đồng ý

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

rằng Khung sinh kế bền vững có thể được sử dụng như một cơng cụ để hiểu về xóa đói giảm nghèo bằng cách “nắm bắt các mối tương tác giữa sinh kế tài sản, tính dễ bị tổn thương và cấu trúc chuyển đổi” thông qua hiểu biết về “sự tiếp cận của người dân với các nguồn lực và các hoạt động sinh kế đa dạng”.

Có nhiều biến thể khác nhau của Khung sinh kế được mô tả bởi các tổ chức, cá nhân khác nhau. Đôi khi họ sử dụng các thuật ngữ khác nhau để mô tả những điều tương tự. Trong khuôn khổ luận án, các Khung sinh kế được phát triển bởi các tổ chức quốc tế được giới thiệu và so sánh. Trong đó, Khung sinh kế của CARE (Cooperative for Assistance and Relief Everywhere) là khung an ninh sinh kế hộ gia đình (Household Livelihood Security - HLS), tập trung vào việc sở hữu vốn nhân lực, tiếp cận các tài sản hữu hình và vơ hình và sự tồn tại của các hoạt động kinh tế. Khung sinh kế của DFID nhấn mạnh tầm quan trọng của các loại vốn sinh kế và sự cần thiết phải tập trung vào kết quả sinh kế, ảnh hưởng của hoạt động phát triển đối với sinh kế của người dân. Khung sinh kế của Oxfam nhấn mạnh vào tính bền vững. Khung sinh kế của UNDP tập trung vào thế mạnh của con người và các liên kết vi mô – vĩ mô.

Nghiên cứu về bốn Khung sinh kế bền vững đề xuất bởi bốn cơ quan có thể thấy những điểm chung và điểm khác biệt giữa các Khung sinh kế này. Những điểm giống nhau có thể chỉ ra đó là:

(1) Khái niệm sinh kế: Dựa trên khái niệm sinh kế của Chambers & Conway (1992).

(2) Tiếp cận sinh kế bền vững là cơ sở để xây dựng Khung sinh kế và chiến lược cho các hoạt động của các cơ quan. Mặc dù cách hiểu về tính bền vững có thể khác nhau giữa các cơ quan.

(3) Tiếp cận dựa trên tài sản sinh kế hay vốn sinh kế. Mặc dù số lượng vốn sinh kế có thể khác nhau do cách đặt tên khác nhau của các cơ quan.

Nhấn mạnh vào sự cần thiết phải hiểu và tạo điều kiện cho các liên kết vi mô – vĩ mô hoạt động hiệu quả. Các cơ quan khác nhau có những mức độ quan tâm và tác động khác nhau vào liên kết này phụ thuộc vào nhiệm vụ, quy mô hoạt động khác nhau của các cơ quan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>Khung sinh kế của CAREKhung sinh kế của DFID</b>

<b>Hình 2.1. Các khung sinh kế bền vững</b>

Nguồn: Carney & cs. (1999), DFID (1999), Oxfam (2002)

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Sự khác biệt trong các khung sinh kế của bốn cơ quan này được thể hiện trong nhiều yếu tố và được trình bày trong bảng dưới đây:

<b>Bảng 2.1. Điểm khác biệt giữa các khung sinh kế</b>

<b><small>Tổ chức</small></b>

- Vốn sinh kế - Con người

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>b. Các vốn sinh kế</i>

Vốn sinh kế (livelihood capitals) hay tài sản sinh kế (livelihood assets) được đề cập đến trong các khung sinh kế bền vững mà các tổ chức như CARE, DFID, UNDP, Oxfam đề xuất. Trong “Bảng hướng dẫn sinh kế bền vững” (Sustainable Livelihoods Guidance Sheets) được DFID phát hành năm 1999, các vốn sinh kế được phân thành năm nhóm, bao gồm: vốn con người, xã hội, tự nhiên, vật chất và tài chính.

<i>H (vốn con người): Đại diện cho các kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động</i>

và sức khỏe, chúng cho phép con người theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế của họ (DFID, 1999). Theo quan điểm của tác giả vốn con người còn bao gồm số lượng lao động, số lượng người phụ thuộc trong hộ gia đình. Vốn con người có vai trị đặc biệt quan trọng với người nghèo, bởi đây là nguồn tài sản cơ bản của họ đồng thời cũng là tài sản người nghèo có khả năng kiểm soát cao nhất so với các vốn sinh kế khác. Nghiên cứu của WB (1990) chỉ ra rằng người nghèo phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, trình độ học vấn thấp, sinh đẻ nhiều và khoảng cách sinh ngắn khiến phụ nữ nghèo bị ảnh hưởng sức khoẻ.

<i>S (vốn xã hội): Là các nguồn lực xã hội như mạng lưới, sự kết nối, sự</i>

tham gia vào các hội nhóm, đồn thể, các mối quan hệ tin cậy, khả năng tiếp cận các thể chế xã hội mà con người dựa vào đó để theo đuổi sinh kế (DFID, 1999). Vốn xã hội có thể đóng góp vai trị thiết yếu trong các chiến lược chống đói nghèo theo nhiều cách. Trước tiên, nó giúp thực hiện các chiến lược đầu tư, các tổ chức cộng đồng vững mạnh có thể nâng cao hiệu quả của các chính sách cơng và các chiến lược phục hồi. Thứ hai, nếu người nghèo có thể hành động tập thể và củng cố liên minh với các tác nhân bên ngồi, họ sẽ có cơ hội tốt hơn để huy động các nguồn lực cần thiết cho cuộc chiến chống đói nghèo (Warren & cs., 2001).

<i>P (vốn vật chất): Cơ sở hạ tầng cơ bản (giao thông, nơi ở, nước, năng lượng</i>

và thông tin liên lạc) và các thiết bị và phương tiện sản xuất cho phép mọi người theo đuổi sinh kế (DFID, 1999). Vốn vật chất có nhiều hình thức, Piachaud (2002) phân chia vốn vật chất thành các loại: vốn tư nhân (đất đai, tài sản, nhà máy,…) và công cộng (bất động sản chung, trữ lượng dầu,...); Siegel & Alwang (1999) phân chia vốn vật chất thành tài sản sản xuất (công cụ, thiết bị sản xuất, gia súc,…), tài sản hộ gia đình (nhà ở, đồ đạc, xe cộ,…) và dự trữ. (ví dụ: nhà ở, đồ dùng, đồ đạc trong nhà, quần áo, xe đạp, đồ trang sức, radio,…) và dự trữ (ví dụ: thực phẩm dự

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

trữ). Trong vốn vật chất của hộ gia đình, đáng chú ý là gia súc và thực phẩm (Binswanger & Rosenzweig, 1993; Devereux, 1993; Carter & May, 1999), những tài sản này có tính thanh khoản cao và dễ dàng bán để tiêu dùng. Quan điểm của Siegel & Alwang (1999) và Ellis (2000) khá tương đồng khi cho rằng cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công (sức khoẻ, giáo dục,…) không thuộc tài sản vật chất của hộ gia đình. Dù vậy, nghiên cứu này dựa trên quan điểm của DFID (1999) bởi nhiều đánh giá nghèo đói có sự tham gia đã phát hiện ra rằng việc thiếu các loại cơ sở hạ tầng được coi là khía cạnh cốt lõi của nghèo đói. Nếu không được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ như nước và năng lượng, sức khoẻ con người sẽ xấu đi và thời gian được dành cho các hoạt động phi sản xuất như tìm kiếm, tích luỹ nguồn nước, nhiên liệu sẽ tăng lên. Chi phí cơ hội liên quan đến cơ sở hạ tầng kém có thể là hạn chế về giáo dục, tiếp cận dịch vụ y tế và tạo thu nhập.

<i>F (vốn tài chính): Các nguồn tài chính sẵn có (tiết kiệm, tín dụng, kiều hối,</i>

lương hưu) cung cấp cho con người các lựa chọn sinh kế khác nhau (DFID, 1999). So với các vốn khác, vốn tài chính nhận được quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Điều này là hợp lý vì tầm quan trọng thiết yếu của vốn tài chính như là một trong những cơng cụ hiệu quả nhất để thốt nghèo (Moser, 2006). Mahajan (2006) cũng lập luận rằng việc tiếp cận vốn tài chính ngày càng trở nên quan trọng khi các hình thức vốn khác lần lượt được “tài chính hoá”. Với việc mở rộng thị trường từ hầu hết các khu vực trên thế giới, các tài sản được giao dịch hoặc duy trì theo cách truyền thống thơng qua các hệ thống khác nhau đang được tài chính hố. Mặc dù quan trọng nhưng vốn tài chính có xu hướng ít sẵn có nhất đối với người nghèo. Chính vì người nghèo thiếu vốn tài chính nên các loại vốn khác trở nên cực kỳ quan trọng đối với họ (DFID, 1999).

<i>N (vốn tự nhiên): trữ lượng tài ngun thiên nhiên mà từ đó các dịng tài</i>

ngun hữu ích cho sinh kế được hình thành (ví dụ: đất, nước, động vật hoang dã, đa dạng sinh học, tài nguyên môi trường) (DFID, 1999). Trong khung sinh kế bền vững của DFID (1999) thì mối quan hệ giữa vốn tự nhiên và bối cảnh dễ bị tổn thương đặc biệt chặt chẽ. Nhiều cú sốc tàn phá sinh kế của người nghèo: quá trình phá huỷ vốn tự nhiên (ví dụ: hoả hoạn gây cháy rừng, lũ lụt và động đất phá huỷ đất nơng nghiệp) và tính thời vụ mà phần lớn do những thay đổi về giá trị hoặc năng suất của vốn tự nhiên trong năm. Rõ ràng, vốn tự nhiên rất quan trọng đối với những người mà sinh kế của họ một phần hoặc tồn bộ dựa vào tài ngun (nơng nghiệp, đánh bắt thuỷ hải sản, khai thác khoáng sản,…) (Yuqing & cs., 2023). Tầm quan trọng của vốn tự nhiên còn vượt xa điều này. Không một ai

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

trong chúng ta có thể tồn tại nếu như khơng có sự hỗ trợ từ môi trường và thực phẩm được sản xuất từ vốn tự nhiên. Sức khoẻ (vốn con người) sẽ bị ảnh hưởng xấu ở những khu vực có chất lượng khơng khí kém do hoạt động cơng nghiệp hoặc thiên tai (ví dụ: cháy rừng, núi lửa). Quyền sử dụng đất có thể mang lại nguồn thu nhập giá trị cho đầu tư, hưu trí hoặc đảm bảo trong trường hợp thất nghiệp (Cotula & cs., 2006).

<i>c. Vốn văn hoá (C) và sự cần thiết phải bổ sung vốn văn hoá trong khung sinh kế bền vững</i>

Khái niệm về vốn văn hóa (Cutural capital) lần đầu tiên được giới thiệu bởi các nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu và Jean-Claude Passeron vào năm 1970 trong nghiên cứu của họ về giáo dục học đường và sự khác biệt trong kết quả của trẻ em. Trong cuốn “Reproduction in Education, Society and Culture” được xuất bản lần thứ 2 bằng tiếng Anh, Bourdieu & Passeron (1990) cho rằng các bậc cha mẹ trung lưu trang bị cho con cái họ vốn văn hoá, bao gồm nhiều kỹ năng ngôn ngữ, xã hội và văn hố. Các trường học địi hỏi những kỹ năng này để đạt được thành công trong giáo dục, mà những kỹ năng đó khơng thể truyền cho trẻ em ở tầng lớp lao động thơng qua giảng dạy. Có thể thấy rằng những thành công trong giáo dục của trẻ em ở tầng lớp trung lưu có được bởi sự kế thừa mang tính biểu tượng hoặc kinh tế hơn là kết quả của sự chăm chỉ. Trong

<i>tác phẩm The forms of capital Bourdieu (1986) phân chia vốn văn hố dưới 3</i>

hình thức: (1) Trạng thái hiện thân (Embodied State), tức là ở dạng các khuynh hướng lâu dài của tinh thần và cơ thể của con người, các yếu tố văn hoá được thể hiện qua chủ thể của nó là con người. Sự tích luỹ của vốn văn hố ở trạng thái hiện thân địi hỏi thời gian và không thể thực hiện ngay lập tức. (2) Trạng thái khách quan (objectified state), dưới dạng hình thức vật chất của văn hoá (tranh ảnh, sách, từ điển, dụng cụ, máy móc,…) hoặc các sản phẩm trí tuệ, tinh thần như các dấu tích, việc thực hành các lý thuyết hay phê bình các lý thuyết. (3) Trạng thái thể chế (institutionalized state), là những yếu tố văn hố tổ chức thành các khn mẫu, định hình cho sự tồn tại và hoạt động của các yếu tố văn hố dựa trên những khn mẫu đó. Vốn văn hóa ở trạng thái thể chế là hệ thống các nguyên tắc, thể chế quy định tổ chức và hoạt động của các yếu tố văn hóa khác. Đó cũng là những giá trị chuẩn mực được xã hội, cộng đồng chấp nhận và tuân thủ. Khái niệm về vốn văn hoá tiếp tục được phát triển trong các tác phẩm của Putnam (2000) và Fukuyama (2001). Theo đó, vốn văn hoá được định nghĩa là những tài sản vật thể và phi vật thể tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất phục vụ xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Tại Việt Nam, vốn văn hoá xuất hiện trong các nghiên cứu của Trần Đình Hượu, Trần Hữu Dũng, Trần Hoài Sơn, Bùi Minh Hào. Trong đó Trần Đình Hượu (1986) đưa ra khái niệm vốn văn hoá dân tộc với nghĩa bản sắc văn hoá dân tộc, giúp phân biệt văn hoá dân tộc này với dân tộc khác. Vốn văn hoá dân tộc là hiện tượng kết tinh, là thành quả tổng hợp của một quá trình sáng tạo, tiếp xúc văn hóa, nhào trộn cái vốn có, cái riêng có của một dân tộc với những cái tiếp thu từ bên ngồi, trong đó lối sống, quan niệm sống là yếu tố quan trọng nhất. Trần Hữu Dũng (2002) phân tích vốn văn hố một cách đơn giản và dễ hiểu. Ơng chia vốn văn hố thành hai dạng: vốn văn hoá vật thể và vốn văn hoá phi vật thể; xem vốn văn hoá là điều kiện, kết quả của các hoạt động của con người sản sinh ra và nó ảnh hưởng lại q trình phát triển. Trần Hồi Sơn (2008) khi phân tích khái niệm vốn văn hố lại tập trung vào khía cạnh nghiên cứu mỹ thuật và giải trí của nó. Trong khi tổng hợp và trình bày về thuật ngữ vốn văn hố, ơng nhấn mạnh đến sự vận dụng của nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu mỹ thuật và giải trí thay vì những giá trị ban đầu trong nghiên cứu giáo dục học hay trong nghiên cứu phát triển sau này. Các tác giả sau này tiếp tục vận dụng và phát triển khái niệm vốn văn hoá. Theo Bùi Minh Hào (2018) vốn văn hoá là một khái niệm trừu tượng. Tác giả đề cao khái niệm và ba trạng thái của vốn văn hố mà Bourdieu đã trình bày, nhưng cũng có mối liên hệ với cách thức mà Trần Hữu Dũng (2002) và các tác giả khác đã đề cập. Tác giả cũng đề nghị khái niệm vốn văn hoá cần được hiểu theo nghĩa rộng. Có thể hiểu vốn văn hoá là các nguồn lực vật thể và phi vật thể, biểu hiện cá nhân hoặc cộng đồng, có thể luân chuyển và tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quá trình kinh tế để tạo ra lợi ích cho con người. Bùi Minh Hào (2021) đưa ra khung phân tích vốn văn hố trong nghiên cứu phát triển. Trong đó phân tích vốn văn hố cần tập trung vào vai trị của vốn văn hố cá nhân, vốn văn hoá cộng đồng, vốn văn hoá thể chế, mạng lưới xã hội.

Vốn văn hoá ngày càng được coi trọng và được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất cần phải đưa thêm yếu tố vốn văn hoá vào trong khung sinh kế bền vững như là một yếu tố của vốn sinh kế. Các khung sinh kế bền vững của các tổ chức thường hướng tới người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương. Bằng cách tiếp cận vốn sinh kế, các tổ chức xem xét việc các đối tượng sử dụng vốn sinh kế để đạt được kết quả sinh kế. Cahn (2002) cho rằng việc áp dụng khung sinh kế bền vững vào khu vực Thái Bình Dương cần kết hợp với các yếu tố văn hố truyền thống vì yếu tố này tác động quan trọng đến phát triển sinh kế dưới nhiều góc độ khác nhau. Đã có nhiều nhà nghiên cứu đề xuất cần phải bổ sung vốn văn hoá

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

trong các nghiên cứu về sinh kế (Trịnh Thị Hạnh, 2021, Daskon & McGregor, 2012, Bennett & cs., 2012). Theo như quan điểm về sinh kế của Chambers & Conway (1992), sinh kế là hoạt động kiếm sống của con người thông qua việc sử dụng các nguồn lực. Đúng như vậy, văn hoá được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định là một nguồn lực để con người duy trì và phát triển các hoạt động sinh kế. Loại vốn văn hố mà một người được thừa hưởng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các cơ hội sinh kế, vì rất nhiều hoạt động sinh kế được xác định trước, ngay từ khi con người sinh ra và được kế thừa, ví dụ như những người nơng dân, ngư dân, thợ thủ công mỹ nghệ,…(Daskon & McGregor, 2012). Bebbington (1999) tin rằng văn hoá là đầu vào quan trọng để tạo dựng sinh kế và xố đói giảm nghèo. Cahn (2002) và Glavovic & cs. (2002) nhấn mạnh văn hoá có vai trị quan trọng trong việc hiểu rõ tính dễ bị tổn thương, rủi ro, khả năng, chiến lược và ưu tiên của sinh kế. Daskon & Binns (2010) cho rằng các chuẩn mực và giá trị văn hoá là trọng tâm để hiểu cách mọi người tiếp cận vốn xã hội, kinh tế, vật chất, con người và môi trường. Daskon & McGregor (2012) đã mở rộng những lập luận trên bằng cách chỉ ra văn hố khơng chỉ định hình khả năng tiếp cận các dạng vốn khác mà bản thân văn hoá cũng nên được coi là một loại tài sản. Vốn văn hoá phi vật thể dưới dạng các chuẩn mực và giá trị, tạo ra những cảm giác và cảm xúc quan trọng như niềm tự hào và bản sắc, giúp duy trì các hoạt động sinh kế xuyên thời gian và không gian.

Vốn văn hoá ảnh hưởng tới năm nguồn vốn (tự nhiên, con người, vật chất, tài chính, xã hội) và có tác động trực tiếp tới sự phát triển bền vững. Thứ nhất, vốn văn hoá ảnh hưởng tới cách thức sử dụng và quản lý vốn tài nguyên. Ví dụ rõ ràng nhất là trong ngành nông nghiệp, các kiến thức truyền thống trong việc bảo tồn sự đa dạng di truyền của các hạt giống thân thiện với môi trường (Esquinas, 2005). Thứ hai, vốn văn hoá thúc đẩy vốn tài chính. Ví dụ, vốn văn hố vật thể như các ngôi nhà sàn, vải thổ cẩm, các loại thuốc tắm của người Dao tại Sapa đều được khai thác khi du lịch phát triển và góp phần tạo thu nhập cho người dân (Bùi Minh Hào, 2012). Thứ ba, vốn văn hoá ảnh hưởng tới vốn con người. Ví dụ, các chính sách, chương trình y tế ngày nay đã cân nhắc và lồng ghép các phương pháp điều trị truyền thống vào hệ thống y tế (Bodeker & Kronenberg, 2002). Thứ tư, vốn văn hố có ảnh hưởng và trở thành động lực của vốn xã hội. Sự gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng bị ảnh hưởng bởi u tố văn hố. Ví dụ tại các làng quê ở Việt Nam, khi trong làng có người ra đi, người dân trong làng thường đến giúp đỡ. Sự giúp đỡ này thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

người giúp công, giúp sức dựng rạp, nấu nướng, người cho mượn sân, vườn để tiếp khách, người đến giúp việc chôn cất….(Mai Thị Hạnh, 2012). Thứ năm, vốn văn hoá ảnh hưởng đến vốn vật chất. Văn hoá du mục của người Mông Cổ quyết định tới “ngôi nhà” của họ. Thay vì sinh sống trong những ngơi nhà cố định, người Mông Cổ sinh sống trong các túp lều, được gọi là “Yurt”. Theo như nghiên cứu của Che & cs. (2023) thì lối sống du mục là yếu tố quyết định, cốt lõi ảnh hưởng tới cấu trúc, thành phần của “Yurt”. Có thể nói, vốn văn hố là nền tảng của kiến thức về các giá trị liên quan đến môi trường và nhận thức về trách nhiệm trong việc quản lý năm vốn sinh kế. Một cộng đồng có năng lực và chất lượng vốn văn hố tốt hơn sẽ có cơ hội lớn hơn để chuyển hố năm nguồn vốn còn lại nhằm tạo ra sự phát triển bền vững hơn (Raissa & cs., 2021).

Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm và bổ sung vốn văn hoá trong khung sinh kế. Cahn (2002) nhận định rằng, khung phân tích sinh kế chủ yếu tập trung nghiên cứu nhiều ở châu Á và châu Phi, nơi có những nền văn hố truyền thống lâu đời. Cahn cho rằng, cần kết hợp yếu tố văn hoá trong khung sinh kế vì nó có tác động quan trọng đến phát triển sinh kế dưới nhiều góc độ. Bennett & cs. (2012) bổ sung vốn văn hoá trong khung sinh kế để phân tích năng lực PTDL của cộng đồng. Khi du lịch dựa vào văn hoá ngày càng phát triển thì tầm quan trọng của vốn văn hố càng được nhấn mạnh. Kartika & cs. (2022) cho rằng các hình thức văn hố đang trở thành các loại hàng hố có thể trao đổi được, từ đó vốn văn hoá trở thành một quan hệ xã hội với tư cách là quan hệ kinh tế. Điều này khá tương đồng với quan điểm của Bùi Minh Hào (2021) khi chỉ ra văn hoá đang ngày càng tham gia mạnh mẽ vào phát triển kinh tế. Trước đó, Bùi Minh Hào (2018) đã nghiên cứu về vốn văn hoá của người Dao ở Sa Pa và kết luận, vốn văn hố góp phần quy định những đặc điểm quan trọng trong hoạt động kinh tế thị trường của người Dao. Tương tự, Trương Thị Thuý Hà & Trần Toàn Trung (2022) khi nghiên cứu về sử dụng vốn văn hoá trong phát triển sinh kế của phụ nữ dân tộc thiểu số cũng phát hiện ra phụ nữ dân tộc Thái, H’Mông khai thác và sử dụng vốn văn hố rất tốt trong sinh kế của mình, họ coi vốn văn hoá là nguồn lực quan trọng mang lại thu nhập cho bản thân và gia đình. Vốn văn hoá được phụ nữ khai thác và sử dụng thay thế cho những thiếu hụt trong vốn tự nhiên, vốn tài chính.

Như vậy, văn hố là một thành phần quan trọng của xã hội loài người và tâm lý con người. nó rất quan trọng trong việc định hình các lựa chọn và quan điểm của

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

con người nhưng thường chưa được nhìn thấy và đánh giá thấp trong các quá trình phát triển (Daskon & Mc McGregor, 2012). Trong nghiên cứu về sinh kế, cần thiết phải bổ sung văn hoá như một vốn sinh kế bên cạnh vốn tự nhiên, xã hội, vật chất, con người, tài chính. Bởi vốn văn hố khơng chỉ tạo ra cho con người các lựa chọn sinh kế mà còn được con người sử dụng, khai thác vốn văn hoá để tạo ra thu nhập.

<b>2.1.2. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo</b>

Ngày nay, du lịch ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới (Tahiri & cs., 2020). Mekawy (2015) lần đầu tiên đề xuất khái niệm giảm nghèo nhờ du lịch, nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu về tác động giảm nghèo của du lịch. Nevelli & Hellwig (2011) đã chỉ ra đóng góp của du lịch vào việc giảm nghèo chủ yếu là về mặt kinh tế. Xét về ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo thì ở mỗi quốc gia và khu vực, sự ảnh hưởng này là không giống nhau. Các ảnh hưởng bao gồm cả tích cực và tiêu cực đối với người nghèo (Su & cs., 2019).

<i><b>2.1.2.1. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn sinh kế của hộ nghèo, cậnnghèo</b></i>

Nhìn nhận ảnh hưởng của PTDL tới vốn sinh kế, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra PTDL có thể giúp cải thiện vốn sinh kế nhưng cũng có thể hạn chế khả năng tiếp cận tới vốn sinh kế của các hộ nghèo, cận nghèo. Cụ thể, những phân tích dưới đây chỉ rõ hai mặt ảnh hưởng này.

<i>a. Phát triển du lịch giúp cải thiện vốn sinh kế- Vốn tự nhiên</i>

Phát triển du lịch được coi là một trong những công cụ nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương (Emily, 2013, Gronau & cs., 2017, OECD, 2008). Khi du lịch được đầu tư phát triển tại địa phương sẽ làm giảm hoạt động khai thác tài nguyên tự nhiên và tăng cường các hoạt động nhằm bảo tồn thiên nhiên (Nyaupane & Poudel, 2011; Hoang & cs., 2018). Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu của khách du lịch là muốn đến những nơi có quanh cảnh đẹp, khơng khí trong lành, do vậy, những nhà đầu tư cho du lịch cũng từ đó có trách nhiệm với chất lượng môi trường hơn, nhằm thu hút khách du lịch, nhưng cũng đồng thời bảo vệ môi trường tự nhiên tại các địa điểm du lịch (Trần Bá Uẩn, 2022). Khima & cs. (2014) cũng khẳng định PTDL là chìa khóa xử lý chất thải rắn và cải thiện môi trường. Giáo dục thường xuyên và việc thực thi các quy định của địa phương liên quan tới tài nguyên, môi trường tại các điểm du lịch sẽ điều chỉnh lại các

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

của người dân và hướng tới giảm các hoạt động bất hợp pháp ở các khu bảo tồn (Agyeman & cs., 2019).

<i>- Vốn vật chất</i>

Khi hoạt động du lịch được đầu tư phát triển thì nguồn lực vật chất tại địa phương có cơ hội cải thiện rõ rệt (Su & cs., 2019). Các cơng trình như trường học, trung tâm y tế, các cơng trình công cộng được xây dựng hoặc cải tạo từ nguồn lực của địa phương, các tổ chức phi chính phủ, khách du lịch. Những cơng trình này hỗ trợ sức khoẻ, giáo dục, đời sống xã hội của người dân địa phương, khuyến khích sự phát triển tại địa phương (Appiah-Opoku, 2011; Nyuapane & Poudel, 2011; Snyman, 2012; Agyeman & cs., 2019). Kết quả nghiên cứu của Trần Bá Uẩn (2022) cũng khẳng định PTDL góp phần gia tăng vốn vật chất cho các hộ gia đình, khi tỷ lệ sở hữu nhà ở kiên cố và sở hữu các loại tài sản của hộ kinh doanh du lịch đều cao hơn so với hộ không kinh doanh du lịch.

<i>- Vốn xã hội</i>

Vốn xã hội rất quan trọng đối với cộng đồng nhỏ, gắn bó chặt chẽ vì nó đóng vai trị như một mạng lưới an tồn khơng chính thức cho người nghèo (Agyeman & cs., 2019). Trong bối cảnh PTDL, vốn xã hội mà cụ thể là tính cố kết, niềm tin, mở rộng mối quan hệ được gia tăng. Điều này thể hiện ở việc người dân tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch có ý thức mở rộng mối quan hệ xã hội thơng qua việc tham gia các hội nhóm, đồn thể tại địa phương (Trần Bá Uẩn, 2022). Anup & cs. (2015) nhận thấy thông qua du lịch sinh thái, các hoạt động gây rối được kiểm soát, dẫn đến hồ bình và thịnh vượng. Mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và du khách được hình thành và duy trì thơng qua việc khách du lịch trải nghiệm các hoạt động sản xuất (cấy lúa, là gốm, dệt thổ cẩm,…) và hoạt động văn hoá (ca hát, múa các điệu múa truyền thống,...) (Thomas & cs., 2018).

<i>- Vốn tài chính</i>

Theo Agyeman & cs. (2019), du lịch tạo ra lợi ích tài chính ở cấp độ hộ gia đình và cộng đồng. Những lợi ích tài chính này bắt nguồn từ việc cung cấp các dịch vụ địa phương như tham quan làng, giải trí văn hố, bán nơng sản để cung cấp thực phẩm cho khách du lịch lưu trú tại nhà nghỉ. Những hoạt động này đại diện cho các hoạt động kinh tế khác nhau bổ trợ cho hoạt động nơng nghiệp của hộ gia đình và làm đa dạng nguồn thu của họ (Anup & cs., 2015; Appiah-Opoku, 2011; Chirenje, 2017; Hunt & cs., 2015; Mitchell & cs., 2009; Snyman, 2012).

</div>

×