Tải bản đầy đủ (.docx) (207 trang)

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 207 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM</b>

<b>NGUYỄN QUẢNG NAM</b>

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN SINH KẾ CỦA HỘ NGHÈO VÀ CẬN NGHÈO

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ</b>

<b>NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP -2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>H C VI N NÔNG NGHI P VI T NAMỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM</b>

NGUYỄN QUẢNG NAM

<b>ẢNHHƯỞNGNGC A PHÁT TRI NỦA PHÁT TRIỂNỂN DUL CH ỊCH Đ NẾN SINH KẾNC AỦA PHÁT TRIỂN HỘNGHÈOVÀC N NGHÈOẬN NGHÈO</b>

<b>TRÊN Đ A BÀN T NH NINH BÌNHỊCH ỈNH NINH BÌNH</b>

Ngành:Kinh t phátế pháttri nển

Người hiướng d n:ngẫn:GS.TS. Nguy n Vănễn VănSong

<b>HÀ NỘI - 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

<i>Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2024</i>

<b>Tác giả luận án</b>

<b>Nguyễn Quảng Nam</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Để hồn thành luận án, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Văn Song, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn -Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình; Lãnh đạo UBND huyện Nho Quan, Gia Viễn và Huyện Hoa Lư; Lãnh đạo UBND các xã và cáchộdân tại các địa bàn nghiên cứu đã nhiệt tình cung cấp thơng tin, số liệu, tham gia các cuộc điều tra, phỏng vấn và đóng góp ý kiến để tơi hồn thành luậnán.

Tơi xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, Chi cục Phát triển nơng thơn, Văn phịng Điều phối nông thôn mới đã tạo điều kiện thuận lợi, đơng viên, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.

Xin chân thànhcảm ơn giađình, người thân,bạnbè, đồng nghiệpđãtạomọi điềukiện thuận lợivàgiúpđỡ tơivềmọimặt,độngviên khuyến khíchtơi hồnthànhluậnán./.

<i>Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2024</i>

<b>Tác giả luận án</b>

<b>Nguyễn Quảng Nam</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1.3. Đối tượng và phạm vinghiêncứu...4

1.3.1. Đối tượngnghiên cứu...4

1.3.2. Đối tượngđiều tra...4

1.3.3. Phạm vinghiêncứu...4

1.4. Những đóng góp mới củaluậnán...5

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn củađềtài...6

<b>Phần 2. Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của pháttriển du lịch tới sinh kế hộ nghèo,cậnnghèo...7</b>

2.1. Cơsởlýluậnvềảnhhưởngcủapháttriểndulịchtớisinhkếhộnghèo, cậnnghèo...7

2.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đếnnghiêncứu...7

2.1.2. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo,cận nghèo...23

2.2. Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cậnnghèo...31

2.2.1. Cácnghiêncứutrênthếgiớiliênquanđếnảnhhưởngcủapháttriểndu lịch tới sinh kế hộ nghèo,cậnnghèo...31

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2.2.2. Cácn g h i ê n c ứ u t r o n g n ư ớ c l i ê n q u a n đ ế n ả n h h ư ở n g c ủ a p h á t t r i ể n d u

lịch tới sinh kế hộ nghèo,cậnnghèo...35

2.2.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch để cải thiện sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo ở trong vàngoài nước...38

2.2.4. Khoảngtrốngtrongnghiêncứuảnhhưởngcủapháttriểndulịchtớisinh kế hộ nghèo,cậnnghèo...43

2.3. Bài học kinh nghiệm từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu ảnh hưởng phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo tỉnhNinhBình...44

Tóm tắtphần 2...45

<b>Phần 3. Phương phápnghiêncứu...46</b>

3.1. Đặc điểm địa bànnghiên cứu...46

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnhNinhBình...46

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnhNinhBình...47

3.1.3. Tình hình hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnhNinhBình...51

3.1.4. ĐánhgiáchungvềđặcđiểmtỉnhNinhBìnhảnhhưởngtớipháttriểndu lịch và hộ nghèo, hộcậnnghèo...53

3.2. Khung phân tích và cáchtiếpcận...55

3.2.1. Khung phân tích củaluậnán...55

3.2.2. Cách tiếp cận củaluận án...56

3.3. Phương pháp nghiên cứu củaluậnán...59

3.3.1. Chọn điểmnghiêncứu...59

3.3.2. Phương pháp thu thậpsốliệu...60

3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tíchsố liệu...63

3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tíchcơ bản...65

Tóm tắtphần 3...70

<b>Phần 4. Kết quả nghiên cứu vàthảo luận...71</b>

4.1. Thực trạng phát triển du lịch tỉnhNinh Bình...71

4.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnhNinhBình...71

4.1.2. Đặc trưng phát triển du lịch của tỉnhNinhBình...76

4.1.3. Chính sách phát triển du lịch tỉnhNinhBình...77

4.1.4. Kết quả phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2022...79

4.2. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn sinh kế của các hộ nghèo, cận nghèo tỉnhNinhBình...81

4.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượngnghiên cứu...81

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

4.2.2. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốncon người...81

4.2.3. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốnxãhội...88

4.2.4. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốntựnhiên...91

4.2.5. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốntàichính...99

4.2.6. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốnvật chất...104

4.2.7. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốnvănhoá...108

4.2.8. Đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn sinh kế qua chỉ số ảnh hưởng vốn sinh kế của các hộ nghèo, cận nghèo tỉnhNinhBình...141

4.6.4. Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịchbền vững...142

Tóm tắtphần 4...145

<b>Phần 5. Kết luận vàkiến nghị...148</b>

5.1. Kếtluận...148

5.2. Kiếnnghị...149

Danh mục các cơng trình đã cơng bố có liên quan đếnluậnán...151

Tài liệutham khảo...152

Phụ lục...169

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT</b>

<b>Chữ viết tắtNghĩa tiếng Việt</b>

CARE Hợp tác hỗ trợ và cứu trợ ở mọi nơi DFID Cơ quan Phát triển Quốc tế Anh

FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

HLS Khung an ninh sinh kế hộ gia đình IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế

SHD Phát triển con người bền vững

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

2.1. Điểm khác biệt giữa các khungsinh kế...16

3.1. Tổngsảnp hẩ m t r ê n đ ịa b à n Ni nh B ì n h ( G RD P ) g i a i đ oạ n2 01 8 -2022 (Tính theo giá sosánh 2010)...48

3.2. Nguồn, phương pháp thu thập số liệuthứ cấp...60

3.3. Phân bổ mẫu phỏngvấnsâu...61

3.4. Phân bổ mẫuđiều tra...63

3.5. Phương pháp tính chỉsốLEI...67

3.6. Phân cấp mức độ ảnh hưởng sinhkế LEI...68

3.7. Phương pháp tính chỉ số an ninhsinh kế...69

4.1. Cơ sở lưu trú phục vụ du lịch tỉnh Ninh Bìnhnăm2022...72

4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ nghèo,cậnnghèo...81

4.3. Hiện trạng nguồn nhân lực của các hộ nghèo,cậnnghèo...82

4.4. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốncon người...85

4.5. Thốngkêsốl ư ợ n g họcv i ê n t h a m g i a đà o t ạ o v ề dul ị c h c ủ a t ỉn h Ninh Bình giai đoạn 2016-2021...86

4.6. Tình trạng tham gia các lớp tập huấn phân theoloại hộ...86

4.7. Sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo vào các tổ chứcxãhội...88

4.8. Đánhgiámốiquanhệvớihàngxómcủacáchộnghèo,cậnnghèo, thốtnghèo...89

4.9. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới mối quan hệ của các hộnghèo, cận nghèo,thoát nghèo...91

4.10. Thực trạng sở hữu đất của các hộ nghèo,cận nghèo...92

4.11. Đánh giá về biến đổi khí hậu của các hộ nghèo,cậnnghèo...94

4.12. Thực trạng vay vốn ở các hộ nghèo, cận nghèo,thốt nghèo...102

4.13. Thu nhập trung bình hàng tháng phân theoloại hộ...103

4.14. Khả năng tiếp cận vốn vay phân theoloại hộ...104

4.15. Thực trạng vốn vật chất của các hộ nghèo,cận nghèo...105

4.16. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sản xuất, tài sản của hộn g h è o , cận nghèo,thoát nghèo...107

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

4.17. Thực trạng vốn văn hoá của các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát

4.18. Đánh giá về sự cải thiện chất lượnglễ hội...112

4.19. Vốn văn hoá phân theoloại hộ...112

4.20. Sự lưu giữ vốn văn hoá phân theoloại hộ...113

4.21. Kết quả tính tốn chỉ số LEI dựa trên 6 yếutốchính...117

4.22. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các hoạt độngsinh kế...124

4.23. Phát triển du lịch tạo việc làm cho các hộ nghèo,cậnnghèo...126

4.24. Thay đổi thu nhập nhờ phát triển du lịch của các hộ nghèo, cận nghèo...127

4.25. Phát triển du lịch và tính ổn định của sinh kế hộ nghèo,cậnnghèo...129

4.26. Kết quả tính tốn chỉsốLSI...129

4.27. Mơ tả các biến trong mơ hình phân tíchbiệtsố...131

4.28. Kiểm định sự khác biệt của giá trị trung bình theonhómhộ...132

4.29. GiátrịEigenvalues...133

4.30. Kiểm định mức ýnghĩa...133

4.31. Bảng hệ số tương quankết cấu...134

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

3.2. Số lượng hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2016-2022...51

3.3. Phân tích hộ nghèo theo các ngun nhân nghèo đóinăm 2022...52

3.4. Khung phân tích củaluậnán...56

4.1. Doanh thu từ du lịch giai đoạn 2016– 2022...79

4.2. Số lượng khách đến Ninh Bình giai đoạn 2016-2022...80

4.3. Trìnhđộhọcvấncủachủhộnghèo,cậnnghèo,thốtnghèotỉnhNinhBình...83

4.4. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo nhận hỗ trợ bằnghiện vật...90

4.5. Thực trạng sử dụng nước của các hộ nghèo,cận nghèo...93

4.6. Ảnhhưởngcủapháttriểndulịchtớiquỹđấtcủacáchộnghèo,cậnnghèo...95

4.7. Tình hình giảm quỹ đất ở các hộ nghèo,cậnnghèo...96

4.8. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tớimôi trường...97

4.9. Ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường phân theo địa bànnghiên cứu...98

4.10. Thu nhập trung bình hàng tháng củacáchộ...100

4.11. Thu nhập trung bình phân theoloại hộ...100

4.12. Tỷ lệ thu nhập phân theo các nguồn thucủahộ...101

4.13. Vốn vật chất phân theoloạihộ...106

4.14. Tài sản phân theoloạihộ...107

4.15. Sơ đồ biểu diễn các giá trị N, H, P, S, F,Ccủa LEI...117

4.16. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo hoạt động kinh doanhdu lịch...119

4.17. Thời gian tham gia các hoạt động sinh kế dựa vào du lịch củacáchộ...120

4.18. Các hoạt động kinh doanh du lịch của hộ nghèo,cận nghèo...122

4.19. Sự thay đổi thu nhập của hộ nghèo, cận nghèo do phát triểnd u l ị c h ....128

4.20. Sơ đồ biểu diễn các chỉ số trong an ninhsinh kế...130

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC HỘP</b>

4.1. Cải thiện thu nhập nhờ phát triểndu lịch...103 4.2. Tạo việc làm và hướng tới mục tiêuthoát nghèo...126

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cậnnghèo;

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh NinhBình;

- Phân tích sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình;

- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo trong bối cảnh phát triển du lịch tại tỉnh NinhBình.

<b>Phương pháp nghiên cứu</b>

Luận án sử dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp kinh tế lượng để phân tích. Cụ thể, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích thực trạng các vốn sinh kế và ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo. Chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI (livelihood effect index) được tính tốn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các vốn sinh kế theo từng địa bàn nghiên cứu. Mơ hình phân tích biệt số dùng để làm rõ sự khác biệt giữa nhóm hộ nghèo, cận nghèo và nhóm hộ thốt nghèo.

<b>Kết quả chính và kết luận</b>

Luận án đã hệ thống hoá, làm sáng tỏ các lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và sinh kế hộ nghèo, cận nghèo. Trong đó có các khái niệm cơ bản liên quan tới du lịch, các loại hình du lịch, du lịch vì người nghèo; khái niệm liên quan tới sinh kế, sinh kế hộ nghèo, cận nghèo, khung sinh kế bền vững hướng tới người nghèo và các vốn sinh kế.

Luậnán đã trình bày thực trạng phát triển du lịch tỉnh NinhBình giaiđoạn2016– 2022.Qua đó có thể thấy ngành du lịchcủatỉnh có những bước tăng trưởng mạnh mẽ dùchịu ảnhhưởngcủa dịchCovid – 19.

Phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các vốn sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình cho thấy phát triển du lịch đã góp phần cải thiện các vốn sinh kế. Cụ thể: Nâng cao chất lượng vốn con người thông qua tăng đầu tư vào giáo dục, các

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

khoá đào tạo, tập huấn cho người lao động; tăng tính đồn kết giữa các hộ gia đình; cải thiện vốn vật chất thể hiện qua chất lượng nhà ở, nhà vệ sinh của các hộ tham gia làm du lịch tốt hơn các hộ khơng làm du lịch; tăng vốn tài chính nhờ tăng thu nhập và có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay; cải thiện vốn văn hoá giúp các hộ dân có ý thức tìm hiểu và giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyển thống, bảo tồn các di tích và lễ hội. Phát triển du lịch cịn góp phần giúp thu nhập của hộ nghèo, cận nghèo ổn định hơn, tạo việc làm và thu hút các lao động xa nhà quay về địa phương làm việc. Tuy nhiên, phát triển du lịch cũng khiến một tỷ lệ nhỏ hộ bị mất đất, gia tăng ô nhiễm môi trường, khiến giá cả sinh hoạt, đất đai ở địa phương tăng ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ nghèo, cận nghèo. Chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI cho biết ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn vật chất của các hộ nghèo, cận nghèo là lớn nhất. Xét theo khu vực thì phát triển du lịch ảnh hưởng mạnh nhất tới vốn con người, vốn vật chất, vốn văn hố, vốn tài chính ở huyện Hoa Lư. Huyện Gia Viễn có ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn xã hội cao hơn 2 huyện cịn lại. Huyện Nho Quan là nơi có vốn tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự phát triển của du lịch. Phát triển du lịch ảnh hưởng tích cực tới hoạt động sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo thông qua việc tạo ra các hoạt động sinh kế mới và hỗ trợ hoạt động sinh kế truyền thống. Tuy nhiên, các hoạt động sinh kế dựa vào du lịch của các hộ nghèo, cận nghèo khá đơn giản và chủ yếu tập trung ở những hoạt động khơng địi hỏi trình độ học vấn cao. Phát triển du lịch còn đem lại các kết quả sinh kế tích cực như tạo việc làm mới, tăng thu nhập, tăng cường an ninh sinh kế. Nhóm hộ nghèo, cận nghèo tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch có các chỉ số an ninh lương thực, kinh tế, sức khoẻ, giáo dục, vật chất, thể chế cao hơn nhóm hộ nghèo, cận nghèo khơng tham gia vào ngành du lịch. Tuy nhiên phát triển du lịch cũng làm tăng giá cả tại địa phương khiến hộ nghèo, cận nghèo đối mặt với các khó khăn nếu thu nhập không tăng kịp so với mức tăng của giácả.

Kết quả phân tích biệt số cho thấy, diện tích đất, loại nhà đang ở, thu nhập bình qn đầu người là các yếu tố quan trọng nhất giúp phân biệt hai nhóm hộ nghèo, cận nghèo và hộ thốt nghèo. Hộ có diện tích đất càng lớn, loại nhà ở kiên cố, mức thu nhập trung bình càng cao, số năm đi học nhiều, có nhiều lao động, hộ có lưu giữ văn hố và càng hiểu biết về văn hố thì càng có khả năng thốt nghèo. Những hộ có nhiều người phụ thuộc (ốm đau, đi học), gặp khó khăn do biến đổi khí hậu có xu hướng là các hộ nghèo, cận nghèo.

Từ những kết quả nghiêncứutrên, một số giải phápbao gồm:i) giải pháp về chính sách, ii) giải pháp cải thiện vốn sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo dựa vào phát triển du lịch, iii) giải pháp giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của phát triển du lịch tới vốn sinh kế của các hộ nghèo, cận nghèo; iv) giải pháp bảo tồn và thúc đẩy phát triển du lịch bền vững được đề xuất nhằm cải thiện sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>THESIS ABSTRACT</b>

<b>PhD candidate:</b>

<b>Dissertationtitle: The impact of tourism development on livelihoods of poor </b>

households and near-poor households in Ninh BinhProvince

<b>Major:DevelopmentEconomicsCode:9 31 0115</b>

<b>Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)Research Objectives</b>

- Contribute toclarify thetheoretical as well aspracticalissues in terms of the impact of tourism development onthelivelihoodsofthepoor andnear-poor households

- Clarify thecurrentsituationof tourismdevelopmentin Ninh Binhp r o v i n c e - Analyzethe impactsof tourismdevelopmenton thelivelihoodsofthepoor andnear-poorhouseholds

- Propose the solutions to enhance the livelihoods of the poor and near-poor households based in the context of tourism development in Ninh Binhprovince.

<b>Materials and Methods</b>

This dissertation makes use of numerous methods including randomly social investigation, descriptive statistics, comparision, econometrics. To be more specific, descriptive statistics and comparision is using in order to analyze not only the facts with regard to investment for economic development but also the influences of tourism development on the livelihood of the poor as well as near poor households. Livelihood Effect Index is measured with a view to assessing the influence of tourism development on livelihood investment in terms of the researching locations. Modelling of discriminant analysis was constructed to demonstrate the distinction between the poor, near poor households and households escaping poverty. Multiple linear regression was built to analyze the effects of diverse factors on the household’s income.

<b>Main findings and conclusions</b>

The dissertation systemized and clarified the theoretical as well as practical problems regarding tourism development and the livelihood of the poor and near poor households including some underlying definitions relating tourism, sorts of tourism, tourism development for the poor, some basic concepts about the livelihood, livelihood for poor, near -poor households, sustainable livelihood towards the poor and livelihood funding.

Thedissertationpresentedsomefacts intourism developmentinNinhBinhprovince during the7-yearperiodfrom 2016 to2022.It isconcludedthat NinhBinh’s tourismsectorhasundergone the remarkablegrowthdespite the negative impactsfromthe outbreakofCoronavirus.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Analysisof theimpactoftourism developmenton thesourcesoflivelihood capitalofpoorandnear-poor householdsinNinh Binh province shows that: Tourismdevelopmentmakesa contributiontoimproveinvestmentforlivelihood.Additionally,to urismdevelopmentalso playsa keyrole insustainingthehouseholds’income, creating morejobopportunitiesand attractingthemigrant workerstocome backthecountryside.On theother hand,a tinyproportionofhouseholdsis losingtheircultivationlanddue totourism

resultsinenvironmentalpollutionaswellasincreaseinliving standard which exertasignificantimpacton the poorand near-poorhouseholds.Thelivelihood effectindex(LEI)showsthattheimpacto f tourismdevelopmenton thephysical capitalofpoorandnear-poor householdsis thegreatest.In termsofregion, tourismdevelopmenthas thestrongest impactonhumancapital,physicalcapital, cultural capital,andfinancial capitalin HoaLu district.GiaViendistricthasahigher impactoftourismdevelopmentonsocial capital thantheothertwodistricts.NhoQuan districtis the placewith natural capitalmostaffectedbythedevelopmentoftourism.Tourismdevelopment positivelyaffectsthelivelihood activitiesofpoorandnear-poorhouseholdsthrough creatingnewlivelihood activitiesandsupporting traditional livelihoodactivities.However,thelivelihoodsofthepoorandnear poor householdsisquite

doesnotrequirethehigheducationallevel.Tourismdevelopmentalso brings positivelivelihoodoutcomes suchas:creatingnewjobs, increasing income,andenhancing livelihoodsecurity.Poor andnear-poor householdsparticipatinginprovidingtourismservice have higherlivelihoodsecurity index (includeing food, economic, health,education, infrastructureandinstitutional security)thanpoorandnear-poorhouseholdsthatdonotparticipateintothetourism industry. However, tourismdevelopmentalso increases local prices, causingpoor andnear-poor householdstofacedifficultiesiftheirincomedoesnotincreasecomparedtotheincreaseinprices.

Results fromdiscriminant analysis indicatethat the are of land, type of house and averageincomepercapitaarethemost important factorsin distinguishingbetweenthe poor,near poorhouseholdsandthe households escaping poverty.The largertheland area,thesolidhouse, the higher theaverageincome, themore years of schooling,the more workers,themoreculture thehouseholdretains and the more culturalknowledgeit has,the more likely itis toabilityto escape poverty.Householdswithmanydependents (sick, going to school) and facingdifficulties duetoclimate changetendtobe poor ornear-poorhouseholds.

Fromthe aboveresearchresults, the dissertationalsorecommenda number of feasiblesolutions, include: i) policysolutions,ii) solutionsto supportthe livelihoodsof poor andnear-poor householdsbased on tourismdevelopment, iii)diminishthenegative impacts oftourism developmentonthelivelihood capital of poor andnear-poorhouseholds; iv)solutions topreserveandpromotesustainabletourism development are proposed toimprove thelivelihoods of poor andnear-poorhouseholdsin Ninh Binhprovince.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>PHẦN 1. MỞ ĐẦU</b>

<b>1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀTÀI</b>

Trong những năm qua, ngành du lịch của nước ta đã có những bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ. Sự phát triển của ngành du lịch đã, đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam (Ban Chấp hành Trung ương, 2017). Xác định vai trò của ngành du lịch, nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Ngành du lịch phát triển đã tác động lớn tới sinh kế của các hộ gia đình, đặc biệt với các hộ nghèo. Các nghiên cứu trước đây về du lịch và giảm nghèo đã cho thấy du lịch từ lâu được coi như chìa khố của xố đói giảm nghèo (Goodwin, 1998; Guha & Ghosh, 2007; Ashley, 2000). Phát triển du lịch (PTDL) tạo cơ hội cải thiện cơ sở hạ tầng của các vùng nông thôn, an ninh lương thực, cung cấp việc làm, tăng thu nhập, sức khoẻ, giảm chênh lệch giàu nghèo, phát triển văn hoá (Ngek, 2010; Phạm Thị Hồng Cúc & Ngô Thanh Loan; 2016; Phạm Ngọc Thắng, 2010). Bên cạnh đó, du lịch cũng có những ảnh hưởng tiêu cực tới người nghèo, trong đó phải kể đến như gia tăng sự cạnh tranh trong sử dụng các nguồn lực, phân phối lợi ích không công bằng (Ashley, 2000; Agyeman & cs., 2019). Bên cạnh đó, cơ hội cho người nghèo tham gia vào ngành du lịch chưa cao do rào cản về kiến thức, kỹ năng, vốn,…(Bùi Thị Tám, 2010; ILO, 2012; Đặng Thị Bích Huệ & Lành Ngọc Tú, 2020). Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về vấn đề vai trị của PTDL trong xố đói giảm nghèo và ảnh hưởng của du lịch tới sinh kế các hộ gia đình nhưng cịn thiếu nghiên cứu về ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo, hoặc các nghiên cứu này chỉ tập trung ở một số mảng nhất định như ảnh hưởng của PTDL tới vốn sinh kế, hoạt động sinh kế, an ninh sinh kế (Ngek, 2010; Agyeman & cs., 2019, Luo & Bao, 2019). Đây cũng là khoảng trống về mặt lý luận để đặt ra vấn đề nghiên cứu và bổ sung các lý luận còn đang bị bỏ ngỏ về ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế hộ nghèo, cậnnghèo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Ninh Bình là tỉnh nằm ở cựcnamđồng bằngBắcBộ với nguồn tài nguyên du lịch phongphú,nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và mơi trường sinh thái tự nhiên rất có giá trị. Các khu du lịch nổi tiếng của Ninh Bình phải kể đến như: Tam Cốc – Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, vườn chim Thung Nham, Thung Nắng, động Thiên Hà, biển Kim Sơn,… Không chỉ được biết đến với các danh lam thắng cảnh đẹp, Ninh Bình là vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa với 1.821 di tích lịch sử đã được xếp hạng. Nơiđâylà mảnh đất địa linh, từng là Kinh đô của Nhànướcphong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam tồn tại 42 năm (từ năm968-1010)gắn liền với ba vương triều: Ðinh, tiền Lêvàkhởi đầu triều Lý. Hiện Ninh Bình sở hữu những di sản văn hóa - lịch sử rất có giá trị, là nguồn tài sản vô giá, tiêu biểu như: Cố đô Hoa Lư, đền Thái Vi, nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Bích Động, chùa Bái Đính, đền thờ Đức Thánh Nguyễn...Gắn với truyềnthốnglịch sử lâu đời là truyền thống văn hóa đặc trưng cùng các lễ hội, văn hóa ẩm thực và các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh như: Lễ hội truyền thống Trường Yên là di sản văn hóa Phi vật thể Quốc Gia; làng nghề thêu ren ở Ninh Hải, làng nghề cói ở Kim Sơn, làng nghề bánh bún ở Yên Khánh…Đặc biệt lợi thế lớn nhất là Quần thể danh thắng Tràng An đã được tổ chức UNESCO cơng nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á (Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình,2017).Giai đoạn 2016 – 2019, du lịch Ninh Bình có những bước tăng trưởng mạnh,năm2016 tổng lượng khách du lịch toàn tỉnh là 6,44 triệu lượt với doanh thu đạt1.765tỷ đồng; năm 2019 tồn tỉnh đón 7,65 triệu lượt khách, doanh thu đạt3.671tỷđồng. Giaiđoạn2020 – 2021, du lịch Ninh Bình bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid 19, lượng khách du lịch sụt giảm chỉ đạt 37% với doanh thu đạt 45% so với năm 2019 (Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình,2022a). Tuynhiên,năm2022 du lịch của tỉnh đã phục hồi mạnh mẽ vànhanhchóng. Tồn tỉnh đã đón đượckhoảng3,7 triệu lượt khách tham quan, vượt xa mục tiêu đề ra là 2,5 triệu lượt (UBND tỉnh Ninh Bình,2022).Sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình đã ảnh hưởng tới sinh kế của người dân trong tỉnh. Phát triển du lịch đã biến đổi vốn sinh kế,tạoranhiềuhoạtđộng sinhkếmớinhư: chèo

niệm(BùiVănMạnh, 2020).Phát triển du lịch góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho các hộdântỉnh Ninh Bình, năm 2019 có21.500lao độnglàmviệc trong ngành du lịch, con sốnàygiảm xuống còn 9.500 do ảnh hưởng của dịchCovid-19;cải thiện chất lượng con người thơng qua cáclớpđào tạo với 10.500 lượt người được

2020(SởDulịchtỉnhNinhBình,

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

2022b).Bên cạnh đó, PTDL góp phầnlàmtăngtínhđadạng sinh học, bảotồn cảnhquan,thúcđẩy cáchoạtđộng bảo vệditíchlịchsử, disản vănhố, hoạtđộng củacác làng nghề truyền thống…(SởTàingun&Mơitrường Ninh Bình, 2020).Tuynhiên, PTDL cũng khiến nhiềuhộ gia đìnhkhơngcịn đấtcanh tác, khônggian sảnxuất;giatăngáp lực lênmôi trường,gây ơ nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thối lâu dài; mâu thuẫn nảy sinh giữa những người làm du lịch với dân cư địa phương do việc phân bố lợi ích và chi phí của du lịch trong nhiều trường hợp chưa được công bằng (Bùi Văn Mạnh, 2020; Sở Tài Ngun & Mơi trường Ninh Bình, 2020). Theo thống kê của Sở Lao động -Thương binh và xã hội tỉnh Ninh Bình đến cuối năm 2021, tỉnh có 9.614 hộ nghèo và 10.881 hộ cận nghèo. Tại Ninh Bình, chưa có một nghiên cứu nào về sinh kế hộ nghèo, cận nghèo bị ảnh hưởng ra sao khi ngành du lịch phát triển. Do đó, việc xem xét, đánh giá ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế của các hộ nghèo, cận nghèo là cần thiết nhằm tìm ra những biện pháp giúp cải thiện sinh kế của các hộ nghèo, cận nghèo, đồng thời thúc đẩy PTDL. Những câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu bao gồm: Thứ nhất, những vấn đề lý luận, thực tiễn về ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo là gì? Thứ hai, ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh Ninh Bình? Thứ ba, giải pháp nào nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của PTDL tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình? Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời thoả đáng những câu hỏi đặt ra trên; bổ sung các nội dung nghiên cứu có cơ sở khoa học và thực tiễn giúp ích cho các nhà hoạch định chính sách của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh ngành du lịch của tỉnh ngày càng pháttriển.

<b>1.2. MỤC TIÊU NGHIÊNCỨU1.2.1. Mục tiêu chung</b>

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình và phân tích sự ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo tại tỉnh Ninh Bình nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh phát triển dulịch.

<b>1.2.2. Mục tiêu cụthể</b>

- Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cậnnghèo;

- ĐánhgiáthựctrạngpháttriểndulịchtỉnhNinhBìnhtronggiaiđoạn2016-2022 - Phân tích sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo tỉnh NinhBình;

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo trong bối cảnh phát triển du lịch tại tỉnh NinhBình

<b>1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊNCỨU1.3.1. Đối tượng nghiêncứu</b>

Nghiên cứu lựa chọn hộ gia đình (cụ thể là hộ nghèo, cận nghèo, mới thốt nghèo) là đơn vị phân tích. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế, du lịch và sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo; ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các yếu tố bao gồm: vốn sinh kế, hoạt động sinh kế, kết quả sinh kế; các giải pháp hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình.

<b>1.3.2. Đối tượng điều tra</b>

Để tiến hành nghiên cứu toàn diện và đầy đủ các mục tiêu đã đặt ra đối tượng điều tra bao gồm:

(1) Các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo (đại diện là chủ hộ). Luận án thực hiện điều tra đối với cả các hộ thuộc diện mới thoát nghèo, do các nguyên nhân khiến nhiều hộ đã thoát nghèo nhưng tái nghèo. Trong kết quả nghiên cứu, tác giả gọi chung các đối tượng điều tra là các hộ nghèo, cậnnghèo.

(2) Các cán bộ quản lý tại xã, huyện, thành phố vàtỉnh. (3) Các tổ chức, doanh nghiệp tham gia phát triển dulịch

<b>1.3.3. Phạm vi nghiêncứu</b>

Phạm vi nội dung: Luận án tập trung đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo tại tỉnh Ninh Bình. Đây là mục tiêu chính của luận án và được phản ánh qua việc đánh giá ảnh hưởng của PTDL tới hoạt động sinh kế dựa vào du lịch; ảnh hưởng của PTDL tới vốn sinh kế và kết quả sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo. Mức độ ảnh hưởng của PTDL tới vốn sinh kế hộ nghèo, cận nghèo được ước lượng dựa vào chỉ số LEI (chỉ số ảnh hưởng sinh kế) và kết quả sinh kế dựa vào chỉ số LSI (chỉ số an ninh sinh kế). Đồng thời nội dung về lý luận, thực tiễn về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo được làmrõ.

Phạm vi khơng gian: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, tập trung chủ yếu vào 3 huyện Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn vì đây các huyện có ngành du lịch đã và đang phát triển, có đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài từ năm 2020 đến năm 2023. Các số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2016 đến năm 2023. Số liệu sơ cấp điều tra các đối tượng trong năm 2022 và 2023. Giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2040.

<b>1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬNÁN</b>

<i>Về lý luận:</i>

- Luận giải được những vấn đề lý luận về nghèo, cận nghèo, sinh kế và ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế hộ nghèo, cận nghèo, trong đó có bổ sung khái niệm về sinh kế hộ nghèo, cận nghèo. Từ đó kết nối các vấn đề nghiên cứu để đưa ra khung phân tích sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo tỉnh NinhBình.

- Chứng minh sự cần thiết phải bổ sung yếu tố vốn văn hoá trong khung sinh kế, vốn văn hoá được coi là một trong các vốn sinh kế của hộ gia đình, từ đó phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo một cách tồn diệnhơn.

- Xây dựng mơ hình phân tích biệt số nhằm làm rõ sự khác biệt về vốn sinh kế giữa nhóm hộ nghèo, cận nghèo với nhóm hộ đã thốt nghèo, qua đó chỉ ra yếu tố quan trọng nhất giúp các hộ thoátnghèo.

<i>Về thực tiễn:</i>

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình và sự tham gia của hộ nghèo, cận nghèo trong ngành du lịch củatỉnh.

- Phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình. Sự ảnh hưởng được đánh giá trên các mặt bao gồm: vốn sinh kế, hoạt động sinh kế, kết quả sinhkế.

- Mức độ ảnh hưởng của phát triển du lịch tới từng vốn sinh kế tại từng địa phương được đánh giá và so sánh. Kết quả ước tính chỉ số LEI cho thấy phát triển du lịch ảnh hưởng nhiều nhất tới vốn vật chất của các hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Ninh Bình. So sánh chỉ số an ninh sinh kế (LSI) giữa hộ có tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và hộ không tham gia, kết quả cho thấy hộ nghèo,cậnnghèo có tham gia cungcấpdịch vụ du lịch có các chỉ số an ninh lươngthực,kinhtế,sức khoẻ, giáo dục, vật chất, thể chế đều cao hơn sovớihộ không tham gialàmdulịch.Làm rõ sự khác biệt giữa hộ nghèo, cận nghèo từ đó xác định các yếu tố có thể giúp hộ thốtnghèo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀTÀI</b>

<i>Về lý luận,kết quả đóng góp vào việc hệ thống hố các vấn đề lý luận và</i>

thực tiễn liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cận nghèo, luận án còn làm rõ các yếu tố chính và phụ trong cơng thức của chỉ số LEI và LSI. Mơ hình phân tích biệt số được sử dụng để làm rõ sự khác biệt trong tiếp cận và sử dụng vốn sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo với hộ đã thoátnghèo.

<i>Về thực tiễn,luận án cung cấp cơ sở dữ liệu về tình hình phát triển du</i>

lịchNinhBìnhtrongnhữngnămgần đâyvàsự thamgiacủahộnghèo,cận nghèo trong ngànhdulịch củatỉnh.Kếtquảnghiêncứuvềảnh hưởngcủapháttriểndulịch tới sinh kếhộnghèo, cậnnghèocóthểsửdụnglàdữ liệuđầuvàocho các nhàquảnlý khiđưarachínhsách liên quantớisinh kếhộnghèo,cậnnghèovàcác chính sách

đâycũnglànguồntàiliệuphụcvụchogiảngdạyvànghiêncứutạicácTrường Đại học, Caođẳng,cácViệnnghiêncứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỚI SINH KẾ</b>

<b>HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO</b>

<b>2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCHTỚI SINH KẾ HỘNGHÈO,CẬNNGHÈO</b>

<b>2.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến nghiêncứu</b>

<i><b>2.1.1.1. Khái niệm liên quan tới dul ị c h</b></i>

<i>a. Khái niệm dulịch</i>

Khái niệm du lịch là một khó khănlớnvà lntồntại theothờigianđốivới các nhà nghiêncứudu lịch trênthếgiới (Leonard & Carson, 1997). Xuất phát từ những quan điểm nghiêncứu,du lịch được hiểu theo nhiều cách khác nhau (Ashley, 2000). Năm 1811,địnhnghĩavềdu lịch lần đầu tiênxuấthiện tại nước Anh: “Dulịchlà sự phối hợp nhịp nhànggiữalý thuyết vàthựchành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Khái niệmnàytươngđốiđơn giản và coi giải trí làđộngcơ chínhcủahoạt động du lịch (Nguyễn MinhTuệ& cs., 2014). Theo UNWTO (2008), du lịchđượcđịnh nghĩa là mộthiệntượng kinh tế, văn hoá, xãhộiđòi hỏi sự di chuyển của con người đến các quốc gia khác hoặc địa điểm bên ngồi nơiđịnhcưcủahọ vì mục đích cá nhânhoặckinh doanh.Những ngườidi chuyểnnàyđược gọi là du khách và dulịchđược thực hiệnvớicáchoạtđộngcủahọ,mộtsốtrongđóliênquantớichiphídulịch.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)dướigóc nhìncủanhững người tạo cơ hội việc làm trong các ngành nghề, du lịchđượcđịnh nghĩa là “cáchoạtđộng đi lại của con người ra khỏi nơi cư trúthườngxuncủamình khơng qmột nămliên tục để nghỉ ngơi giải trí, kinh doanhhoặcvới mục đích khác” (ILO,2011).Tại Việt Nam, Luật Du lịch 2017 đưa ra kháiniệmdu lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trúthườngxun trongthờigian khơng q 01 năm liêntụcnhằm đáp ứng nhucầutham quan,nghỉdưỡng, giải trí, tìmhiểu,khám phá tài nguyên dulịchhoặc kết hợp với mục đíchhợppháp khác(Quốchội, 2017). Luận án sử dụng kháiniệmdu lịch trongLuậtDu lịch 2017 vì nghiêncứuđược sử dụng trongnướcvà kháiniệm nàykháđầyđủ và tồn diện về thời gian, mục đích chuyếnđi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>b. Các loại hình dulịch</i>

Loại hình dulịchlàtậphợp cácsản phẩmdu lịch cónhững đặc điểmgiống nhau,hoặcvì chúngthỏamãnnhữngnhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùngmộtnhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùngmộtc á c h p h â n phối,một cách tổ chức như nhau,hoặcđược xếp chung theomộtm ứ c g i á b á n n à o đ ó ( T r ư ơ n g S ĩ Q u ý , 2 0 0 2 ) . D o vậy,xuất pháttừnhững quan điểm và kháiniệmvề du lịch, việc phân chia cácloạihình du lịch có nhiều cách. Dướiđâylà một số loại hình dul ị c h :

Dựa vào mục tiêu của chuyến du lịch, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã phân chia thành các loại hình dulịchbao gồm: dulịchvăn hố, du lịch công tác, dulịchsinh thái, du lịch ẩm thực, du lịch nông thôn, dulịchv e n b i ể n , h à n g hảivà đườngthuỷnội địa, du lịch khámphá,du lịch đô thị/thành phố, du lịch sức khoẻ, du lịch miền núi, dulịchchăm sóc sức khoẻ, du lịch giáo dục, du lịch chữa bệnh, du lịch thể thao. (UNWTO,2019).

Dựa vào quốc gia thamchiếu,du lịch chia làm baloạihình: dulịchnội địa, du lịch trong nước, du lịch nước ngồi. Trong đó du lịch nội địa gồm các hoạt động của khách du lịch thường trú trong nước tham chiếu, như là một phần của chuyến du lịch nội địa hoặc chuyến du lịch nước ngoài. Du lịch trong nước bao gồm các hoạt động của du khách không cư trú tại quốc gia tham chiếu trong chuyến đi du lịch trong nước. Du lịch nước ngoài bao gồm các hoạt động của du khách thường trú bên ngoài quốc gia tham chiếu, như một phần của chuyến đi du lịch nước ngoài hoặc một phần của chuyến đi du lịch nội địa (UNWTO,2008)

Ngoài ra cịnnhiềuloại hình dulịchkhác được phân chiadựatheo các quan điểm nghiêncứukhácnhau.

<i>c. Du lịch vì người nghèo (Pro-poortourism-PPT)</i>

Thuật ngữ “du lịch vìngườinghèo”đượcđặt ra từ năm 1999 trong nghiên cứu của Vương quốc Anh tàitrợcho Châu Phi vàtừđó nó được nhiều cơ quan sử dụng để kêu gọi tài trợ, phát triển và cải thiện sinh kế chongườinghèo (Scheyvens & Momsen, 2008). Khái niệm du lịch vìngườinghèo ngày càng được chú ý khiTổchức du lịch Thế giới (UNWTO) khởi xướng sángkiếnST- EP37 vàonăm2002. Du lịch ngày càngkhẳngđịnh vai trò quantrọngtrong các hoạtđ ộ n g x ó a đ ó i g i ả m n g h è o ở v ù n g n ô n g t h ô n củac á c quốcg i a đ a n g phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

triển (Shen & cs., 2008; Qian & cs., 2017). Do vậy, các nghiên cứu về PTDL vì người nghèo ngày càng nhiều. Mỗi nghiên cứu lại hướng đến những mục đích riêng nên cách hiểu về du lịch vì người nghèo cũng có sự khác nhau.

Các nhà nghiêncứuBolwell & Weinz (2002), Jamieson & cs.(2004)và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (2011) đều có chungnhậnđịnh PPT là một cách tiếp cận để phát triển và quản lý du lịch. PPT giúp tăngcườngmối liênkếtgiữa các doanhnghiệpdu lịch vàngườinghèo,từđólàmgia tăng đóng gópcủadu lịch vào việc xố đóigiảmnghèo chocộngđồng địa phương;đồngthời, người nghèo cóthểtham gia hiệu quả hơn vàoviệcphát triển sản phẩm của địa phương để phục vụ khách dulịch.

<i><b>2.1.1.2. Khái niệm phát triển dulịch</b></i>

Phát triển về cơ bản là một khái niệm kinh tế có hàm ý tíchcực;nó liên quan đến việc áp dụng các biện pháp kinhtếvàkỹthuật nhất định để tận dụng các nguồn lực sẵn có nhằm thúcđẩytăngtrưởngkinhtế,cải thiện chất lượng cuộc sống củangườidân. Trong những năm 1950 và 1960,sựphát triển phần lớn được coi là tăngtrưởngkinhtế,có nghĩa là sự thay đổi về số lượng chứ không phải về chất trong hoạt động kinhtế (Rabie,2016). Ingham (1993) xem sự phát triển bằng cách nhìnnhậnbản chất képcủapháttriển,baogồmcả một quá trình và mục tiêu. Todaro (1994) đặt ra ba mục tiêu phát triển: Nhu cầu sinh tồn của conngười(chủ yếu là lươngthựcvà nơi ở), mức sống (nhưgiáodục và y tế) và nhân quyền(chẳnghạn nhưcơng bằng xã hội và quyền chínhtrị).

Sự PTDL là một khái niệm đã và đang pháttriểntheothờigian. Theo Harrison (1992) và Woodcock & France (1994), các kháiniệmpháttriểntruyền thống cóthểđược sử dụng như một khnkhổhữu ích choviệcgiải thích các mơ hình vàquytrình PTDL. Dựa trên kháiniệmvề pháttriển,Andriotis (2002) khẳng định bản chất của PTDL là một q trình thayđổi.Một sốnhàkhoahọcmơ tả PTDL là tăngtrưởngkinh tế, sự cao hơn về thu nhập,GDPbình quânđầungười, việc làm vàđầutư (Cañizares & cs., 2014; Gartner & Mihalič, 2013), trong khi một số lạichorằng nó làmsuygiảmcác yếu tố kinhtế,mơitrường,văn hố (Akis & cs., 1996); Andereck & Vogr, 2000; Sharpley, 2014). Theo Rivera & cs. (2016), pháttriểndu lịch là một cấu trúc đachiềubao gồm các điềukiệnkinhtế,xãhội,mơitrườngvàvănhố.PTDL manglạicảlợiíchvà

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

chi phí chocộngđồng địa phương.TrầnBá Uẩn (2020) nhìnnhậnPTDL là sự tăng lên vềquymôcủangành du lịch, bao gồm cả sự tăng lênvềsố lượng và chấtlượng.Trong đó pháttriểnvề số lượng thể hiện ở sự tăng lên về số lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, số lượng khách dulịch,các sản phẩm và loại hình dulịch;sự tăng lên về chất lượng thể hiện ở sự tăng trưởng về doanh thu, cơcấudu lịch chiếmtỷtrọng cao hơn trongtổngcơcấukinh tế nói chung, gia tăng chất lượng nguồn nhân lực và công tác quản lý điểmđến.

<i><b>2.1.1.3. Khái niệm liên quantớisinhkế</b></i>

<i>a. Khái niệm sinhkế</i>

Sinh kế là một thuậtngữđược nhiều tácgiả xâydựng theonhững hướngnghiêncứukhác nhau. Sinhkếcũng là khái niệm được nhiều tổ chức quốc tế như Cơ quan PháttriểnQuốc tế Anh (DFID), Tổ chức OXFAM,Chươngtrình Phát triển LiênHiệpQuốc (UNDP),Tổchức CARE Quốc tế, Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), học giả, người ra quyết định chính sách và những người thực hiện chính sáchthườngsử dụng trong nghiêncứu,thực hiện các dự án pháttriển,đánh giá tình hình kinhtếxã hội của một vùnghoặcmột nhóm hộ, phát triển nông thơn, đánh giátổnthương, xóa đói giảmnghèo, quảnlý tài nguyên thiênnhiên,…

Năm 1987, Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) đã định nghĩa sinh kế là “nguồn lực dự trữ, chuỗi thực phẩm và tiền mặt để đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống” (WCED, 1987).

Chambers&Conway (1991)chorằng “Sinhkế baogồm khảnăng, tài sản (dự trữ, tàinguyên,cácyêucầuvàquyền tiếpcận)vàcáchoạt độngcầnthiếtcho phươngtiệnkiếm sống. Một sinh kếbềnvữngkhinóchophépconngườiđối phóvàphụchồi saunhững căng thẳngvà cúsốc;giúpduytrìvànângcaonăng lực,tàisản đồngthờicungcấp cáccơhộibền vữngcho thếhệtươnglai; đóng góplợiích rịng cho các sinhkếkhácởcấpđịa phươngvàtoàn cầutrong dài hạnvàngắn hạn”. Khái niệm của Chambers&Conway (1991) được nhiềutổchứctrênThế giớisửdụng,trongđóphảikểđến cáctổ chức lớnnhưDFID, UNDP,FAOvàCITES. Luậnánnày sửdụngkhái niệm sinhkế củaChambers&Conwaylà cơsở lý luậnđể pháttriển nghiên cứuvàđịnh hướng tiếpcận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>b. Sinh kế hộ giađình</i>

Thuậtngữ “hộ giađình” (household) thường đượcsử dụng nhiều trong cáccuộcđiều travềdânsố,laođộng,nhàở.Tuỳ theomụcđích điềutravàcác tiêuchuẩnđiều tramàkháiniệm“hộ”sẽkhácnhau. TheoTổchứcLươngthựcvàNông nghiệp Liên hợpquốc FAO(1992)thìkhơngthểcómộtđịnh nghĩa duy nhấtvề “hộ

hệh ọ hàngnàovớicácthànhviênkháctrong gia đình.Khảnăng tiếpcận cácnguồn lựccóthể khácnhau giữacácthành viên tronggia đình(ví dụ: phụnữ cóthểítđượctiếp cậnvớimột sốnguồnlực hơn namgiới).Trong các tìnhhuống,vídụkhicó sự dicư, một sốcánhâncóthểlàthành viêncủa nhiềuhộgia đình (FAO,1992)

Trong nguyêntắcvà kiến nghị cho điều tra dân số năm 1970, Liên hợp quốc khuyến nghị một hộ gia đình cóthểlà: (a) hộ gia đìnhchỉcó một người – tứclàmộtngườitựcungcấpthựcphẩmhoặccácnhuyếuphẩmcầnthiếtkhác; (b) hộ gia đình nhiều người, nghĩa là một nhóm người gồm hai người trở lên sẽ cùng nhau cung cấp thực phẩm hoặc các thiết bị cần thiết khác cho cuộc sống. Những người trong hộ có thể gộp các khoản thu nhập và có ngân sách chung ở mức độ nhất định (UN, 1969).

Theo bộ Luật dân sự 2005 của Việt Nam “Hộ gia đình mà các thành viên có tàisảnchung, cùng đóng góp cơngsứcđể hoạt động kinh tế chung trongsảnxuất nông, lâm, ngưnghiệphoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luậtquyđịnh làchủthể khi tham gia quanhệdân sự thuộc các lĩnh vực này” (Quốc hội,2005).

Khi xem xét đến sinhkế,hộ gia đình là nhóm xã hội phổ biến và thíchhợpnhất để tiền hành nghiêncứu.Con người có thể có tham gia vào cáchoạtđộng kinh tế xã hội khác nhauvớitư cách cá nhân, nhưng ở cấp độ hộ gia đình,ảnhhưởng thực sự của các hoạt động đóđược thấyrõ nhất và phúclợicủa hộgiađình nói chung làmụctiêu chínhcủahầu hết mọingười.Theo Nguyễn Xuân Mai (2007), sinhkếhộ gia đìnhdựatrên cácnguồnlực con người, vốn xã hội, vốn thiên nhiênhay còngọi là tài nguyên,vốnvật chất, vốn tài chính. Các nguồnlực nàyquanhệv ới nhauvà có thểlà mgiat ăn g khảnăn gtiếpcậncác

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

nguồn lực khác. Messer & Townsley (2003) nhìnnhậnsinh kế hộ gia đình dưới góc độ bền vững khi chorằngnếu một hộ gia đình có nhiều hoạt động

thìsinhkếcủa hộ gia đìnhđó cóthểsẽbền vữnghơn.

<i><b>2.1.1.4. Khái niệm nghèo, hộ nghèo, cận nghèovàsinh kếhộnghèo,cậnnghèo</b></i>

<i>a. Khái niệm nghèo,hộnghèo, cậnnghèo</i>

Xốđóigiảmnghèolàmột mục tiêu quantrọngmàcácquốcgiahướng tới.Nghèođượcđịnhnghĩadựatrênnhiềucáchtiếpcận khác nhauvà trong mỗigiai đoạn khác nhauthì cáchhiểuvềnghèođóicũng khácnhau.Trong Báo cáo pháttriểnThếgiới, Ngân hàng Thế giới (WB)lầnđầu tiênđưarađịnh nghĩa

tínhthì“Nghèolàhiệntượngkhơngcókhảnăng đểđạtđược tiêu chuẩn tốithiểucủa

củaUN(1995)vàUNDP(2012)khágiốngnhaukhi chorằngđóinghèolàtìnhtrạng

củađóinghèonhưđóikém,suy dinh dưỡng,sức khoẻkém,hạnchế hoặcthiếu khả

sự,xãhộivàvănhoá.UNDP(2012)cũng đưarakháiniệmvềnghèo tuyệtđốivànghèo tươngđối.

Nghèo tuyệt đốilàtìnhtrạngmột bộ phận dâncưkhông được hưởng nhữngnhucầucơbảntối thiểu.Nhucầucơbản tối thiểuchocuộcsốnglànhững đảm bảoởmứctối thiểuvề ăn, mặc,ở,giao tiếpxãhội,vệ sinh,ytế, giáo dục. Ngoàinhững nhucầucơbảntrên, cũngcó ýkiếnchorằngnhucầutốithiểubaogồm quyềnđược tham gia vàoquyết địnhcủa cộngđồng.

cómứcsốngdướimứctrungbìnhcủacộng đồngvà ởmột thờikỳ nhất định.Nghèotương đối phát triển theokhônggianvàthờigiannhất định tùy thuộcvàomức sống chungcủaxãhội.Như vậy,nghèo tương đối gắnliềnvớisựchênhlệchvềmứcsống củamột bộphậndâncư sovớimứcsống trungbình củađịa phươngởmộtthời kỳ nhấtđịnh.

Từ những luận điểm trên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc xóa dần

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

nghèo tuyệt đối là cơng việc có thể làm, còn nghèo tương đối là hiện tượng thường gặp trong xã hội và vấn đề quan tâm là làm sao rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo và hạn chế phân hóa giàu nghèo.

chuẩnnghèođachiều giai đoạn 2021-2025. Trongđócác tiêu chíđểxác định hộ

người/tháng(dưới1,5triệuđồngvớikhuvực nơngthơnvàdưới2triệu đồngvới khu vực thànhthị),(2) mức độthiếu hụtdịchvụ xãhộicơ bản(thiếu hụttừ 03chỉsốtrởlên). Nghiên cứu được điềutra tại tỉnhNinhBình,do đóluậnán ápdụng các tiêu chíphân loạihộnghèo,cận nghèotheo Nghị địnhsố07/2021/NĐ-CP.

<i>b. Sinh kếhộnghèo,cậnnghèo</i>

Dựatrên kháiniệmsinhkếcủaChambers&Conrnway (1992)vàsinhkếhộgia

cậnvàcáchoạtđộngcầnthiếtđể phốihợpcácnguồnlựctrên nhằmmụcđích kiếm sống cũngnhưđạt được ước nguyệnvàcác mụctiêumàhộđềra. Nhưvậykhi xem xétvềsinhkế hộnghèo,cận nghèocầnphảinghiên cứuvề cácnguồnlựchay vốn sinh kếcủa hộ, cáchoạtđộngsinh kếmàhộnghèo,cận nghèođang thực hiệnvànhững kết quảmàhộcóđược.

<i><b>2.1.1.5. Khung sinh kếbền vữnghướng tới người nghèovàcác vốnsinhkế</b></i>

<i>a. Khung sinh kếbềnvững</i>

Khungsinhkếlàmộtcách hiểuvềcáchthứcmàcác hộ giađìnhkiếm đượctừsinh kếbằngcáchsửdụng khảnăng vàtàisảnđể phát triển cácchiến

phânloạicácloạitài sảnvàquyềnlợikhác nhaumàcáchộgia đìnhcóthểtiếpcận;xem xét cácyếutốkhác nhautrong môitrườngđịaphươngvàmôitrườngrộnglớn hơncóảnhhưởng đếnanninh sinhkếhộgiađình;quan tâmtớicác mốiliên hệgiữa các

Ashley&Carney(1999) nhấnmạnhrằng Khungsinhkếlàmộtcôngcụđược phát triểnnhưmộtphương tiệnđể tìmhiểungunnhân củanghèođói. Dearden&cs. (2002), Farringhton&cs.(1999)vàToner(2003)đồngý

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

rằngKhung sinhkếbềnvữngcóthể đượcsửdụngnhư mộtcơngcụ đểhiểuvềxóa

kếtàisản,tínhdễbịtổnthươngvàcấu trúc chuyển đổi”thông qua hiểubiếtvề“sựtiếpcậncủangườidânvớicácnguồnlựcvàcáchoạtđộngsinhkếđadạng” .

Cónhiềubiến thểkhácnhau củaKhungsinhkế đượcmơtảbởicác tổchức,cánhân khácnhau.Đôikhihọsửdụngcácthuậtngữkhác nhauđểmôtảnhững điềutương tự.Trongkhuôn khổluậnán, cácKhungsinhkếđượcpháttriểnbởi cáctổ

kếcủaCARE(CooperativeforAssistanceand ReliefEverywhere)làkhunganninh sinhkếhộgia đình(Household Livelihood Security-HLS), tậptrungvào việcsởhữu vốn nhân lực, tiếp cận các tàisản hữuhìnhvàvơhìnhvàsựtồn tại của cáchoạtđộng kinh tế.KhungsinhkếcủaDFIDnhấn mạnh tầm quan trọng củacácloạivốn sinhkế và sựcầnthiết phảitập trungvàokết quả sinh kế,ảnhhưởngcủa hoạt động pháttriểnđốivới sinh kếcủangười dân.Khungsinh kế

KhungsinhkếcủaUNDPtậptrungvàothếmạnh củaconngườivàcác liên kếtvimơ – vĩmơ.

đềxuấtbởibốncơquancóthểthấy những điểm chungvàđiểm khác biệt giữacácKhung sinh kếnày.Những điểm giốngnhaucóthểchỉra đólà:

(2) Tiếpcậnsinh kếbềnvữnglà cơsởđểxây dựng Khungsinhkếvàchiến lượccho cáchoạt động củacáccơquan.Mặcdùcáchhiểuvềtính bền vữngcóthể khác nhaugiữacáccơquan.

kế.Mặcdùsốlượngvốnsinhkếcóthểkhácnhaudocáchđặttênkhácnhaucủacáccơqua n.

Nhấnmạnh vàosựcầnthiếtphải hiểuvàtạođiều kiệncho cácliênkếtvi mô – vĩ

độquantâmvàtácđộngkhácnhau vào liên kếtnày phụ thuộcvàonhiệm vụ, quymơhoạt động khácnhaucủacáccơquan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>Hình 2.1. Các khung sinh kế bền vững</b>

Nguồn: Carney& cs. (1999), DFID (1999), Oxfam (2002) 15

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Sự khác biệt trong các khung sinh kế của bốn cơ quan này được thể hiện trong nhiều yếu tố và được trình bày trong bảng dưới đây:

<b>Bảng 2.1. Điểm khác biệt giữa các khung sinh kế</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>b. Các vốn sinhkế</i>

Vốn sinh kế (livelihood capitals) hay tài sản sinh kế (livelihood assets) được đề cập đến trong các khung sinh kế bền vững mà các tổ chức như CARE, DFID, UNDP, Oxfam đề xuất. Trong “Bảng hướng dẫn sinh kế bền vững” (Sustainable Livelihoods Guidance Sheets) được DFID phát hành năm 1999, các vốn sinh kế được phân thành năm nhóm, bao gồm: vốn con người, xã hội, tự nhiên, vật chất và tàichính.

<i>H (vốn con người):Đại diện cho các kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức</i>

khỏe, chúng cho phép con người theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế của họ (DFID, 1999). Theo quan điểm của tác giả vốn con người còn bao gồm số lượng lao động, số lượng người phụ thuộc trong hộ gia đình. Vốn con người có vai trị đặc biệt quan trọng với người nghèo, bởi đây là nguồn tài sản cơ bản của họ đồng thời cũng là tài sản người nghèo có khả năng kiểm sốt cao nhất so với các vốn sinh kế khác. Nghiên cứu của WB (1990) chỉ ra rằng người nghèo phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, trình độ học vấn thấp, sinh đẻ nhiều và khoảng cách sinh ngắn khiến phụ nữ nghèo bị ảnh hưởng sức khoẻ.

<i>S (vốn xã hội):Làcácnguồn lực xãhộinhư mạng lưới, sự kết nối, sự tham gia vào</i>

cáchộinhóm, đồnthể,các mối quan hệ tin cậy,khảnăng tiếp cận các thể chế xã hội mà conngườidựa vào đó để theo đuổi sinh kế (DFID, 1999). Vốn xãhộicóthểđóng góp vai trịthiếtyếu trong cácchiếnlược chống đói nghèo theonhiềucách.Trướctiên, nó giúpthựchiện các chiến lược đầutư,các tổ chức cộng đồng vững mạnh cóthểnâng cao hiệu quả của các chính sách cơng và cácchiếnlược phục hồi. Thứ hai,nếungười nghèo cóthểhành động tập thể và củng cố liên minhvớicác tác nhân bên ngồi,họsẽ có cơhộitốt hơn đểhuyđộng các nguồn lực cần thiết cho cuộc chiến chống đói nghèo (Warren & cs.,2001).

<i>P (vốn vật chất):Cơ sở hạ tầng cơ bản (giao thông, nơi ở, nước, năng lượng và</i>

thông tin liên lạc) và các thiết bị và phương tiện sản xuất cho phép mọi ngườitheođuổisinhkế(DFID,1999).Vốnvậtchấtcónhiềuhìnhthức,Piachaud(2002)phânchiavố nvậtchấtthànhcácloại:vốntưnhân(đấtđai,tàisản,nhàmáy,…)và cơngcộng(bấtđộng sản chung, trữ lượng dầu,...); Siegel & Alwang (1999) phânchiavốn vật chất thành tài sản sảnxuất(công cụ, thiết bị sản xuất, giasúc,…),tài sản hộ gia đình(nhàở, đồđạc,xe cộ,…) và dự trữ. (ví dụ: nhà ở, đồ dùng, đồ đạc trong nhà,quầnáo, xe đạp, đồ trang sức, radio, …) và dự trữ (ví dụ: thực phẩmdự

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

trữ).Trong vốn vật chất của hộ gia đình, đáng chú ý là gia súc và thực phẩm(Binswanger& Rosenzweig, 1993; Devereux, 1993; Carter &May,1999), những tài sản này có tính thanh khoản cao và dễ dàng bán để tiêu dùng. Quan điểm của Siegel & Alwang (1999) và Ellis (2000) khátươngđồng khi cho rằng cơ sở gthơngquacáchệthốngkhácnhauđangđượctàichínhhố. Mặc dù quan trọng nhưng vốn tài chính có xu hướng ít sẵn có nhất đối với người nghèo.Chínhvìngườinghèothiếuvốntàichínhnêncácloạivốnkháctrởnêncực kỳ quan trọng đối với họ (DFID,1999).

<i>N (vốn tự nhiên):trữ lượng tài ngun thiên nhiên mà từ đó các dịng tài ngun</i>

hữu ích cho sinh kế được hình thành (ví dụ: đất, nước, động vật hoang dã, đa dạng sinh học, tài nguyên môi trường) (DFID, 1999). Trong khung sinh kế bền vững của DFID (1999) thì mối quan hệ giữa vốn tự nhiên và bối cảnh dễ bị tổn thương đặc biệt chặt chẽ. Nhiều cú sốc tàn phá sinh kế của người nghèo: quá trình phá huỷ vốn tự nhiên (ví dụ: hoả hoạn gây cháy rừng, lũ lụt và động đất phá huỷ đất nơng nghiệp) và tính thời vụ mà phần lớn do những thay đổi về giá trị hoặc năng suất của vốn tự nhiên trong năm. Rõ ràng, vốn tự nhiên rất quan trọng đối với những người mà sinh kế của họ một phần hoặc tồn bộ dựa vào tài ngun (nơng nghiệp, đánh bắt thuỷ hải sản, khai thác khoáng sản,…) (Yuqing & cs., 2023). Tầm quan trọng của vốn tự nhiên còn vượt xa điều này. Không mộtai

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

trong chúng ta có thể tồn tại nếu như khơng có sự hỗ trợ từ môi trường và thực phẩm được sản xuất từ vốn tự nhiên. Sức khoẻ (vốn con người) sẽ bị ảnh hưởng xấu ở những khu vực có chất lượng khơng khí kém do hoạt động cơng nghiệp hoặc thiên tai (ví dụ: cháy rừng, núi lửa). Quyền sử dụng đất có thể mang lại nguồn thu nhập giá trị cho đầu tư, hưu trí hoặc đảm bảo trong trường hợp thất nghiệp (Cotula & cs., 2006).

<i>c. Vốnvănhố(C)vàsựcầnthiếtphảibổsungvốnvănhốtrongkhungsinhkếbềnvững</i>

Khái niệm về vốn văn hóa (Cutural capital) lần đầu tiên được giới thiệu bởi các nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu và Jean-Claude Passeron vào năm 1970 trong nghiên cứu của họ về giáo dục học đường và sự khác biệt trong kết quả của trẻ em. Trong cuốn “Reproduction in Education, Society and Culture” được xuất bản lần thứ 2 bằng tiếng Anh, Bourdieu & Passeron (1990) cho rằng các bậc cha mẹ trung lưu trang bị cho con cái họ vốn văn hoá, bao gồm nhiềukỹnăng ngơn ngữ, xã hội và văn hố. Các trường học đòi hỏi nhữngkỹnăng này để đạt được thành cơng trong giáo dục, mà nhữngkỹnăng đó khơng thể truyền cho trẻ em ở tầng lớp lao động thông qua giảng dạy. Có thể thấy rằng những thành cơng trong giáo dục của trẻ em ở tầng lớp trung lưu có được bởi sự kế thừa mang tính biểu tượng hoặc kinh tế hơn là kết quả của sự chăm

<i>chỉ. Trong tác phẩmThe forms of capitalBourdieu (1986) phân chia vốn văn hố dưới 3</i>

hình thức: (1) Trạng thái hiện thân (Embodied State), tức là ở dạng các khuynh hướng lâu dài của tinh thần và cơ thể của con người, các yếu tố văn hoá được thể hiện qua chủ thể của nó là con người. Sự tích luỹ của vốn văn hố ở trạng thái hiện thân địi hỏi thời gian và không thể thực hiện ngay lập tức. (2) Trạng thái khách quan (objectified state), dưới dạng hình thức vật chất của văn hố (tranh ảnh, sách, từ điển, dụng cụ, máy móc, …) hoặc các sản phẩm trí tuệ, tinh thần như các dấu tích, việc thực hành các lý thuyết hay phê bình các lý thuyết. (3) Trạng thái thể chế (institutionalized state), là những yếu tố văn hố tổ chức thành các khn mẫu, định hình cho sự tồn tại và hoạt động của các yếu tố văn hố dựa trên những khn mẫu đó. Vốn văn hóa ở trạng thái thể chế là hệ thống các nguyên tắc, thể chế quy định tổ chức và hoạt động của các yếu tố văn hóa khác. Đó cũng là những giá trị chuẩn mực được xã hội, cộng đồng chấp nhận và tuân thủ. Khái niệm về vốn văn hoá tiếp tục được phát triển trong các tác phẩm của Putnam (2000) và Fukuyama (2001). Theo đó, vốn văn hố được định nghĩa là những tài sản vật thể và phi vật thể tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất phục vụ xãhội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

TạiViệtNam, vốn văn hoá xuất hiện trong các nghiên cứu của Trần ĐìnhHượu,TrầnHữuDũng,TrầnHồiSơn,BùiMinhHào.TrongđóTrầnĐìnhHượu (1986) đưa ra khái niệm vốn văn hoá dân tộc với nghĩa bản sắc văn hoá dân tộc,giúp phânbiệt văn hoá dân tộc này với dân tộckhác.Vốn văn hoá dân tộc là hiệntượngkếttinh,làthànhquảtổnghợpcủamộtqtrìnhsángtạo,tiếpxúcvănhóa, nhàotrộn cái vốn có, cái riêng có của một dân tộc với những cái tiếp thu từ bên ngồi, trong đó lối sống, quan niệm sống làyếutố quan trọng nhất. Trần HữuDũng(2002) phân tích vốn văn hố một cách đơn giản và dễ hiểu. Ơngchiavốn văn hố thành hai dạng: vốn văn hố vật thể và vốn văn hoá phi vật thể; xem vốn văn hoá là điều kiện, kết quả của các hoạt động của con người sản sinh ra và nó ảnh hưởng lại q trình phát triển. Trần Hồi Sơn (2008) khiphântích khái niệm vốn văn hố lại tập trung vào khía cạnh nghiên cứu mỹ thuật và giải trí của nó. Trong khi tổng hợp vàtrìnhbày về thuật ngữ vốn văn hố, ơng nhấnmạnhđến sự vận dụng của nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu mỹ thuật và giải trí thay vì những giá trị ban đầu trong nghiên cứugiáodục học hay trong nghiên cứupháttriển sau này. Các tác giả sau này tiếp tục vận dụng và phát triển khái niệm vốnvănhoá.TheoBùiMinhHào(2018)vốnvănhoálàmộtkháiniệmtrừutượng. Tác giả đề cao khái niệm và ba trạngtháicủa vốn văn hố màBourdieuđã trìnhbày,nhưng cũng có mối liên hệ với cách thứcmàTrần Hữu Dũng (2002) và các tácgiảkhácđãđềcập.Tácgiảcũngđềnghịkháiniệmvốnvănhoácầnđượchiểutheonghĩa rộng. Có thể hiểu vốn văn hố là các nguồn lực vật thể và phi vật thể,biểuhiện cá nhân hoặc cộng đồng, có thể luân chuyển và tham gia trực tiếp hoặcgiántiếp vào các quá trình kinh tế để tạo ra lợi ích cho con người. Bùi Minh Hào (2021) đưa ra khung phân tích vốn văn hố trong nghiên cứu phát triển. Trong đóphântích vốn văn hố cần tập trung vào vai trị của vốn văn hố cá nhân, vốn văn hoácộngđồng,vốnvănhoáthểchế,mạnglướixãhội.

Vốn văn hoá ngày càng được coi trọng và được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất cần phải đưa thêm yếu tố vốn văn hoá vào trong khung sinh kế bền vững như là một yếu tố của vốn sinh kế. Các khung sinh kế bền vững của các tổ chức thường hướng tới người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương. Bằng cách tiếp cận vốn sinh kế, các tổ chức xem xét việc các đối tượng sử dụng vốn sinh kế để đạt được kết quả sinh kế. Cahn (2002) cho rằng việc áp dụng khung sinh kế bền vững vào khu vực Thái Bình Dương cần kết hợp với các yếu tố văn hoá truyền thống vì yếu tố này tác động quan trọng đến

khácnhau.Đãcónhiềunhànghiêncứuđềxuất cầnphảibổsungvốnvănhố

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

trong các nghiên cứu về sinh kế (Trịnh Thị Hạnh, 2021, Daskon & McGregor, 2012, Bennett & cs., 2012). Theo như quan điểm về sinh kế của Chambers & Conway (1992), sinh kế là hoạt động kiếm sống của con người thông qua việc sử dụng các nguồn lực. Đúng như vậy, văn hoá được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định là một nguồn lực để con người duy trì và phát triển các hoạt động sinh kế. Loại vốn văn hoá mà một người được thừa hưởng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các cơ hội sinh kế, vì rất nhiều hoạt động sinh kế được xác định trước, ngay từ khi con người sinh ra và được kế thừa, ví dụ như những người nông dân, ngư dân, thợ thủ công mỹ nghệ,…(Daskon & McGregor, 2012). Bebbington (1999) tin rằng văn hoá là đầu vào quan trọng để tạo dựng sinh kế và xố đói giảm nghèo. Cahn (2002) và Glavovic & cs. (2002) nhấn mạnh văn hố có vai trị quan trọng trong việc hiểu rõ tính dễ bị tổn thương, rủi ro, khả năng, chiến lược và ưu tiên của sinh kế. Daskon & Binns (2010) cho rằng các chuẩn mực và giá trị văn hoá là trọng tâm để hiểu cách mọi người tiếp cận vốn xã hội, kinh tế, vật chất, con người và môi trường. Daskon & McGregor (2012) đã mở rộng những lập luận trên bằng cách chỉ ra văn hố khơng chỉ định hình khả năng tiếp cận các dạng vốn khác mà bản thân văn hoá cũng nên được coi là một loại tài sản. Vốn văn hoá phi vật thể dưới dạng các chuẩn mực và giá trị, tạo ra những cảm giác và cảm xúc quan trọng như niềm tự hào và bản sắc, giúp duy trì các hoạt động sinh kế xuyên thời gian và khơnggian.

Vốn văn hố ảnh hưởng tới năm nguồn vốn (tự nhiên, con người, vật chất, tài chính, xã hội) và có tác động trực tiếp tới sự phát triển bền vững. Thứ nhất, vốn văn hoá ảnh hưởng tới cách thức sử dụng và quản lý vốn tài nguyên. Ví dụ rõ ràng nhất là trong ngành nông nghiệp, các kiến thức truyền thống trong việc bảo tồn sự đa dạng di truyền của các hạt giống thân thiện với môi trường (Esquinas, 2005). Thứ hai, vốn văn hố thúcđẩyvốn tài chính. Ví dụ, vốn văn hố vật thể như các ngôi nhà sàn, vải thổ cẩm, các loại thuốc tắm của người Dao tại Sapa đều được khai thác khi du lịch phát triển và góp phần tạo thu nhập cho người dân (Bùi Minh Hào, 2012). Thứ ba, vốn văn hoá ảnh hưởng tới vốn con người. Ví dụ, các chính sách, chương trình y tế ngày nay đã cân nhắc và lồng ghép các phương pháp điều trị truyền thống vào hệ thống y tế (Bodeker & Kronenberg, 2002). Thứ tư, vốn văn hoá có ảnh hưởng và trở thành động lực của vốn xã hội. Sự gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng bị ảnh hưởng bởi yêu tố văn hoá. Ví dụ tại các làng quê ở Việt Nam, khi trong làng có người ra đi, người dân trong làng thườngđếngiúpđỡ.Sựgiúpđỡnàythểhiệntrênnhiềuphươngdiệnkhácnhau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

người giúp công, giúp sức dựng rạp, nấu nướng, người cho mượn sân, vườn để tiếp khách, người đến giúp việc chôn cất….(Mai Thị Hạnh, 2012). Thứ năm, vốn văn hoá ảnh hưởng đến vốn vật chất. Văn hố du mục của người Mơng Cổ quyết định tới “ngơi nhà” của họ. Thay vì sinh sống trong những ngôi nhà cố định, người Mông Cổ sinh sống trong các túp lều, được gọi là “Yurt”. Theo như nghiên cứu của Che & cs. (2023) thì lối sống du mục là yếu tố quyết định, cốt lõi ảnh hưởng tới cấu trúc, thành phần của “Yurt”. Có thể nói, vốn văn hố là nền tảng của kiến thức về các giá trị liên quan đến môi trường và nhận thức về trách nhiệm trong việc quản lý năm vốn sinh kế. Một cộng đồng có năng lực và chất lượng vốn văn hoá tốt hơn sẽ có cơ hội lớn hơn để chuyển hố năm nguồn vốn còn lại nhằm tạo ra sự phát triển bền vững hơn (Raissa & cs.,2021).

Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm và bổ sung vốn văn hoá trong khung sinh kế. Cahn (2002) nhận định rằng, khung phân tích sinh kế chủ yếu tập trung nghiên cứu nhiều ở châu Á và châu Phi, nơi có những nền văn hoá truyền thống lâu đời. Cahn cho rằng, cần kết hợp yếu tố văn hoá trong khung sinh kế vì nó có tác động quan trọng đến phát triển sinh kế dưới nhiều góc độ. Bennett & cs. (2012) bổ sung vốn văn hoá trong khung sinh kế để phân tích năng lực PTDL của cộng đồng. Khi du lịch dựa vào văn hố ngày càng phát triển thì tầm quan trọng của vốn văn hoá càng được nhấn mạnh. Kartika & cs. (2022) cho rằng các hình thức văn hố đang trở thành các loại hàng hố có thể trao đổi được, từ đó vốn văn hố trở thành một quan hệ xã hội với tư cách là quan hệ kinh tế. Điều này khá tương đồng với quan điểm của Bùi Minh Hào (2021) khi chỉ ra văn hoá đang ngày càng tham gia mạnh mẽ vào phát triển kinh tế. Trước đó, Bùi Minh Hào (2018) đã nghiên cứu về vốn văn hoá của người Dao ở Sa Pa và kết luận, vốn văn hố góp phần quy định những đặc điểm quan trọng trong hoạt động kinh tế thị trường của người Dao. Tương tự, Trương Thị Thuý Hà & Trần Toàn Trung (2022) khi nghiên cứu về sử dụng vốn văn hoá trong phát triển sinh kế của phụ nữ dân tộc thiểu số cũng phát hiện ra phụ nữ dân tộc Thái, H’Mông khai thác và sử dụng vốn văn hoá rất tốt trong sinh kế của mình, họ coi vốn văn hố là nguồn lực quan trọng mang lại thu nhập cho bản thân và gia đình. Vốn văn hố được phụ nữ khai thác và sử dụng thay thế cho những thiếu hụt trong vốn tự nhiên, vốn tàichính.

Nhưvậy,văn hoá là một thành phần quan trọng của xã hộiloàingười vàtâm lýconngười.nórấtquantrọngtrongviệcđịnhhìnhcáclựachọnvàquanđiểmcủa

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

conngườinhưngthườngchưađượcnhìnthấyvàđánhgiáthấptrongcácqtrìnhpháttriển(Daskon &McMcGregor,2012).Trongnghiêncứuvềsinhkế,cầnthiếtphảibổsungvănhốnhưmộtvốnsinhk ếbêncạnhvốntựnhiên,xãhội,vậtchất,conngười,tàichính.Bởivốnvănhốkhơngchỉtạorachoconn gườicáclựachọnsinhkếmàcịnđượcconngườisửdụng,khaithácvốnvănhốđểtạorathunhập.

<b>2.1.2. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nghèo, cậnnghèo</b>

Ngày nay, du lịch ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới (Tahiri & cs., 2020). Mekawy (2015) lần đầu tiên đề xuất khái niệm giảm nghèo nhờ du lịch, nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu về tác động giảm nghèo của du lịch. Nevelli & Hellwig (2011) đã chỉ ra đóng góp của du lịch vào việc giảm nghèo chủ yếu là về mặt kinh tế. Xét về ảnh hưởng của PTDL tới sinh kế của hộ nghèo, cận nghèo thì ở mỗi quốc gia và khu vực, sự ảnh hưởng này là không giống nhau. Các ảnh hưởng bao gồm cả tích cực và tiêu cực đối với người nghèo (Su & cs., 2019).

<i><b>2.1.2.1. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn sinh kế của hộ nghèo,cậnnghèo</b></i>

Nhìnnhận ảnh hưởng của PTDL tới vốn sinh kế, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉraPTDLcóthểgiúpcảithiệnvốnsinhkếnhưngcũngcóthểhạnchếkhảnăngtiếpcậntớivốnsinhkế củacáchộnghèo,cậnnghèo.Cụthể,nhữngphântíchdưới đây chỉ rõ hai mặt ảnhhưởngnày.

<i>a. Phát triển du lịch giúp cải thiện vốn sinhkế- Vốn tựnhiên</i>

Pháttriển du lịch được coi là một trong những công cụ nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương (Emily, 2013, Gronau & cs., 2017, OECD,2008).Khi du lịch được đầu tư phát triển tại địa phương sẽ làm giảmhoạtđộngkhaithác tài nguyên tự nhiên và tăng cường các hoạt động nhằm bảo tồn thiên nhiên (Nyaupane &Poudel,2011; Hoang & cs., 2018). Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu của khách du lịch là muốn đến những nơi có quanh cảnh đẹp, khơng khí trong lành, do vậy, những nhà đầu tư cho du

vệmôitrườngtựnhiêntạicácđịađiểmdulịch(TrầnBáUẩn,2022).Khima&cs. (2014) cũng khẳng định PTDL làchìakhóa xử lý chất thải rắn và cải thiện môi trường. Giáo dục thường xuyên và việc thực thi các quy định của địa phươngliên quantới tài nguyên, môi trường tại các điểm du lịch sẽ điều chỉnh lại các hànhvi

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

của người dân và hướng tới giảm các hoạt động bất hợp pháp ở các khu bảo tồn (Agyeman & cs., 2019).

<i>- Vốn vậtchất</i>

Khi hoạt động du lịch được đầu tư phát triển thì nguồn lực vật chất tại địa phương có cơ hội cải thiện rõ rệt (Su & cs., 2019). Các cơng trình như trường học, trung tâm y tế, các cơng trình cơng cộng được xây dựng hoặc cải tạo từ nguồn lực của địa phương, các tổ chức phi chính phủ, khách du lịch. Những cơng trình này hỗ trợ sức khoẻ, giáo dục, đời sống xã hội của người dân địa phương, khuyến khích sự phát triển tại địa phương (Appiah-Opoku, 2011; Nyuapane & Poudel, 2011; Snyman, 2012; Agyeman & cs., 2019). Kết quả nghiên cứu của Trần Bá Uẩn (2022) cũng khẳng định PTDL góp phần gia tăng vốn vật chất cho các hộ gia đình, khitỷlệ sở hữu nhà ở kiên cố và sở hữu các loại tài sản của hộ kinh doanh du lịch đều cao hơn so với hộ không kinh doanh dulịch.

<i>- Vốn xãhội</i>

Vốn xã hội rất quan trọng đối với cộng đồng nhỏ, gắn bó chặt chẽ vì nó đóng vai trị như một mạng lưới an tồn khơng chính thức cho người nghèo (Agyeman & cs., 2019). Trong bối cảnh PTDL, vốn xã hội mà cụ thể là tính cố kết, niềm tin, mở rộng mối quan hệ được gia tăng. Điều này thể hiện ở việc người dân tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch có ý thức mở rộng mối quan hệ xã hội thơng qua việc tham gia các hội nhóm, đồn thể tại địa phương (Trần Bá Uẩn, 2022). Anup & cs. (2015) nhận thấy thông qua du lịch sinh thái, các hoạt động gây rối được kiểm soát, dẫn đến hồ bình và thịnh vượng. Mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và du khách được hình thành và duy trì thơng qua việc khách du lịch trải nghiệm các hoạt động sản xuất (cấy lúa, là gốm, dệt thổ cẩm,…) và hoạt động văn hoá (ca hát, múa các điệu múa truyền thống,...) (Thomas & cs.,2018).

<i>- Vốn tàichính</i>

Theo Agyeman & cs. (2019), du lịch tạo ra lợi ích tài chính ở cấp độ hộ gia đình và cộng đồng. Những lợi ích tài chính này bắt nguồn từ việc cung cấp các dịch vụ địa phương như tham quan làng, giải trí văn hố, bán nơng sản để cung cấp thực phẩm cho khách du lịch lưu trú tại nhà nghỉ. Những hoạt động này đại diện cho các hoạt động kinh tế khác nhau bổ trợ cho hoạt động nơng nghiệp của hộ gia đình và làm đa dạng nguồn thu của họ (Anup & cs., 2015; Appiah-Opoku, 2011; Chirenje, 2017; Hunt & cs., 2015; Mitchell & cs., 2009; Snyman, 2012).

</div>

×