Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH NƯỚC SẠCH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KINH DOANH NƯỚC SẠCH THÁI NGUYÊN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH


PHẠM THỊ THANH NGÂN







GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
KINH DOANH NƯỚC SẠCH
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN KINH DOANH NƯỚC
SẠCH THÁI NGUYÊN



CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60 – 31 – 10




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Ngành Kinh tế nông nghiệp







Thái Nguyên, năm 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2007
Tác giả



Phạm Thị Thanh Ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu lý luận
và tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế của bản thân. Những kiến thức mà các thầy cô giáo
truyền đạt đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của rất
nhiều cá nhân cũng như tổ chức. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới
Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Sau Đại học cùng toàn thể các thầy
cô giáo trong khoa Kinh tế , trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đặc biệt là
cô giáo TS. Nguyễn Thị Gấm, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình làm đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong
hội đồng bảo vệ luận văn nay cũng như gia đinh, bạn bè đã đến động viên tinh thần cho

tôi ngày hôm nat.
Xin trân trọng cảm ơn./.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2007
Tác giả



Phạm Thị Thanh Ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt trong luận văn

Danh mục bảng, biểu

Danh mục các hình (hình vẽ, ảnh chụp, đồ thị )

Mở đầu
1
1

Tính cấp thiết của đề tài
1
2
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2
2.1
Mục tiêu chung
2
2.2
Mục tiêu cụ thể
2
3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
3.1
Đối tượng nghiên cứu
3
3.2
Phạm vi nghiên cứu
3
4
Ý nghĩa khoa học của luận văn
3
5
Bố cục của luận văn
3
Chương 1: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu đề tài
4
1.1
Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phát triển SXKD nước sạch …………

4
1.1.1
Một số vấn đề cơ bản về nước và nước sạch ……………………………….
4
1.1.2
Một số vấn đề cơ bản về SXKD và phát triển SXKD nước sạch
13
1.1.3
Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch
22
1.2
Phương pháp nghiên cứu
29
1.2.1
Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết
29
1.2.2
Phương pháp nghiên cứu
29
1.2.3
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
34
Chương 2: Thực trạng sản xuất kinh doanh nước sạch tại Công ty
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.1
Đặc điểm chung của Công ty
35
2.1.1
Quá trình hình thành, phát triển của Công ty

35
2.1.2
Tổ chức bộ máy quản lý và lao động của Công ty
37
2.1.3
Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
43
2.2
Thực trạng về tài chính …………………………………………………
43
2.3
Thực trạng sản xuất kinh doanh nước sạch của Công ty ………………
46
2.3.1
Thực trạng sản xuất
46
2.3.2
Thực trạng nước thất thoát
51
2.3.3
Thực trạng tiêu thụ nước sạch
52
2.4
Phân tích, đánh giá về tình hình SXKD nước sạch của công ty
61
2.4.1
Kết quả sản xuất kinh doanh nước sạch
61
2.4.2
Các biện pháp mà Công ty đã thực hiện nhằm phát triển SXKD

63
2.4.3
Lập ma trận SWOT
67
Chương 3 Phương hướng, giải pháp chủ yếu phát triển SXKD nước sạch ………….
70
3.1
Quan điểm
70
3.1.1
Một số quan điểm phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch
70
3.1.2
Những căn cứ chủ yếu nhằm phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch …
72
3.2
Phương hướng và mục tiêu
73
3.2.1
Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch …………………
73
3.2.2
Mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch ………………………
75
3.3
Giải pháp
76
3.3.1
Mở rộng khách hàng, đối tượng sử dụng nước sạch ……………….………
76

3.3.2
Tập trung đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh tại địa bàn thành
phố cũng như các địa bàn huyện trong tỉnh Thái Nguyên…………………
81
3.3.3
Giải pháp tổ chức bộ máy …………………………………………………
87
Kết luận và kiến nghị ……………………………………………………………
90
1
Kết luận ………… …………………………………………………………
90
2
Đề nghị …………………… ………………………………………………
91
Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………………………………
93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục luận văn …………………………………………………………………
96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Chữ viết tắt
:
Giải nghĩa
ADB
:
Ngân hàng Phát triển Châu á
CÔNG TY

:
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên kinh
doanh nước sạch Thái Nguyên
JBIC
:
Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật bản
NMN
:
Nhà máy nước
NXB
:
Nhà xuất bản
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
SXKD
:
Sản xuất kinh doanh
WB
:
Ngân hàng Thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng

Nội dung
Trang
Chương 1

Bảng 1.1
:
Các loại bệnh thường xảy ra và lây lan do không sử dụng nguồn
nước hợp vệ sinh ở Việt Nam ………………………………………

6
Bảng 1.2
:
Các loại bệnh nhiễm trùng đường ruột và thời gian tồn tại của các vi
khuẩn trong nước ……………………………………………………

7
Bảng 1.3
:
Nhu cầu sử dụng nước cho người dân tại các khu đô thị ……………
8
Bảng 1.4
:
Nhu cầu sử dụng nước hộ gia đình ………………………………….
9
Bảng 1.5
:
Định mức dùng nước sinh hoạt cho công nhân khi làm việc
9
Bảng 1.6
:
Tiêu chuẩn sử dụng nước cho chữa cháy ……………………………
10
Bảng 1.7
:

Khung giá tiêu thụ nước sinh hoạt …………………………………
19
Bảng 1.8
:
Tỷ lệ cấp nước ở một số nước trên Thế giới …………………………
23
Bảng 1.9
:
Giá tiêu thụ nước sạch tại các khu vực năm 2006
24
Bảng 1.10
:
Quy hoạch nguồn nước của tỉnh Thái Nguyên ………………………
25
Bảng 1.11
:
Các chỉ tiêu Benchmarking tại các đơn vị CN năm 2006
28
Bảng 1.12
:
Ma trận cơ hội
32
Bảng 1.13
:
Ma trận nguy cơ
32
Bảng 1.14
:
Các nhân tố trong phân tích SWOT
33

Bảng 1.15
:
Ma trận SWOT
33
Chương 2
Bảng 2.1
:
Số lượng cán bộ CNVC làm việc trong Công ty
40
Bảng 2.2
:
Một số chỉ tiêu khái quát đánh giá thực trạng tài chính của Công ty
45
Bảng 2.3
:
Sản lượng sản xuất bình quân một ngày đêm của NMN Túc Duyên
46
Bảng 2.4
:
Sản lượng sản xuất nước bình quân một ngày đêm của NMN Tích
Lương
47
Bảng 2.5
:
Sản lượng sản xuất nước bình quân một ngày đêm của NMN Sông
Công
48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 2.6
:

Sản lượng nước sản xuất toàn Công ty từ 2003 đến 2006
48
Bảng 2.7
:
Chi phí sản xuất 1m
3
nước sạch năm 2006
49
Bảng 2.8
:
Giá thành toàn bộ cho 1m
3
nước tiêu thụ năm 2006
50
Bảng 2.9
:
Sản lượng nước thất thoát toàn Công ty qua các năm
51
Bảng 2.10
:
Tình hình tiêu thụ nước sạch cho các hộ dân của Công ty từ 2003 –
2006
53
Bảng 2.11
:
Lượng khách hàng đang SD nước sạch của Công ty
54
Bảng 2.12

Tỷ lệ sử dụng nước theo đối tượng từ 2003-2006

55
Bảng 2.13

Sản lượng nước tiêu thụ bình quân toàn Công ty theo thời điểm trong
ngày năm 2006

55
Bảng 2.14

Giá tiêu thụ nước sạch cho từng đối tượng 2003-2006
56
Bảng 2.15

Chỉ tiêu cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm của Công ty và
sản phẩm cạnh tranh năm 2006

58
Bảng 2.16

Thị phần nước khu vực thành phố Thái Nguyên năm 2003-2006 …
59
Bảng 2.17

Kết quả SXKD năm 2003 - 2006 của Công ty
62
Bảng 2.18

Phương án trả nợ vay ADB của Công ty ……………………………
64
Bảng 2.19


Nguồn vốn thực hiện các dự án đầu tư của Công ty …………………
65
Bảng 2.20

Ma trận SWOT phát triển SXKD của Công ty
69
Chương 3
Bảng 3.1

Dự kiến tăng dân số và hộ dân cho thành phố Thái Nguyên và thị xã
Sông Công tỉnh Thái Nguyên từ 2007 – 2010 ………………………

78
Bảng 3.2

Khách hàng chưa khai thác, tiếp cận của các đối tượng khác ……….
79
Bảng 3.3

Dự kiến lượng khách hàng đạt được từ năm 2007-2010 của Công ty .
80
Bảng 3.4

Dự kiến sản lượng tiêu thụ và tỷ lệ SD nước theo đối tượng khách
hàng năm 2007 ……………………………………………………….
80
Bảng 3.5

Mức dự kiến tỷ lệ thất thoát từ 2007-2010 …………………………

84
Bảng 3.6

Giá thành tiêu thụ sản phẩm năm 2007 ………………………………
86
Bảng 3.7

Doanh thu hoà vốn năm 2007 ………………………………………
86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC HÌNH (HÌNH VẼ, ẢNH CHỤP, ĐỒ THỊ )

Bảng

Nội dung
Trang
Chương 1
Sơ đô 1.1
:
Sơ đồ vòng tuần hoàn nước ………………………………….
8
Sơ đô 1.2
:
Sự phân bố của nước trên trái đất ……………………………
11
Chương 2
Sơ đô 2.1
:
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty năm 2006

39
Biểu đồ 2.1
:
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2006
44
Biểu đồ 2.2
:
Tỷ lệ nước thất thoát toàn Công ty qua các năm
51
Biểu đồ 2.3
:
So sánh lượng nước khai thác, tiêu thụ và thất thoát
61



1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) có một vị trí hết sức quan trọng trong
quá trình tồn tại, duy trì và phát triển của mỗi doanh nghiệp kinh doanh.
Nghiên cứu phát triển SXKD là vấn đề bức thiết của tất cả mọi doanh nghiệp
hoạt động trong các lĩnh vực SXKD tạo ra của cải vật chất phục vụ đời sống con
người. Đối với đất nước đang phát triển như Việt Nam, nơi có nền kinh tế còn ở
mức thấp so với thế giới, còn nhiều doanh nghiệp tham gia SXKD tạo ra sản phẩm
chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của sự phát triển SXKD trong doanh
nghiệp thì việc nghiên cứu phát triển SXKD là rất cần thiết.
Chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Chính phủ đã mang lại những kết

quả to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh. Song song với các ngành
kinh tế trọng điểm đã được Chính phủ ưu tiên phát triển là các chương trình nâng
cấp, cải tạo các cơ sở hạ tầng cho các khu vực đô thị và nông thôn trong toàn quốc
như: giao thông, điện và cấp thoát nước, v.v nhằm nâng cao điều kiện sống của
nhân dân và cuốn hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh
tế – xã hội thời kỳ 2001 – 2010, chỉ rõ: "Cung cấp đủ nước sạch cho đô thị, khu
công nghiệp và cho 90% dân cư nông thôn” [1].
Như vậy, đặt ra cho ngành cấp nước những vai trò lớn lao trong việc nâng
cao chất lượng đời sống con người và bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái.
Đối với Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
(Công ty), sản xuất và tiêu thụ nước sạch là hoạt động SXKD chủ yếu. Tuy nhiên,
chưa có công trình nghiên cứu nào tại Thái Nguyên về vấn đề tìm ra các giải pháp
để phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch, trong khi cấp nước là một ngành hạ
tầng cơ sở kỹ thuật quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống
cộng đồng con người, được Chính phủ coi như một ngành cần cho quốc kế dân sinh.
Mặt khác, Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, trung tâm An toàn khu trong thời kỳ
kháng chiến, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc với
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, lượng nước Công ty sản xuất ra chỉ phục vụ cho
khoảng 34.442 hộ ở thành phố Thái Nguyên, bằng khoảng 57,24% số hộ dân ở
thành phố Thái Nguyên; và khoảng 3.150 hộ dân ở thị xã Sông Công, chiếm khoảng
39,74% tổng số hộ dân của thị xã. Trong số hộ dân được sử dụng nước sạch trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên thì mới chủ yếu nằm ở khu vực thành phố, còn khu vực nông
thôn thì số lượng người được sử dụng nước sạch còn rất ít.
Như vậy, nhu cầu sử dụng nước sạch còn rất cao. Muốn đáp ứng được việc
cung cấp nước sạch đến được với mọi người dân, mọi vùng trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên, trong đó đặc biệt là khu vực nông thôn, mọi người dân đều được sử dụng
nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, tránh
được các bệnh do việc sử dụng nước thiếu vệ sinh như: bệnh phụ khoa, bệnh dịch

tả , môi trường nông thôn phải được cải thiện. Sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ
sinh cũng là một biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc
đẩy sự phát triển của xã hội, và góp phần cải thiện môi trường do sử dụng nguồn
nước hợp lý. "Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch tại Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên kinh doanh nước sạch Thái
Nguyên" sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân và mục tiêu cấp nước sạch của
Chính phủ.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Tìm giải pháp phát triển SXKD nước sạch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng (thành thị và nông thôn) trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã
Sông Công và thị trấn Ba Hàng - huyện Phổ Yên . Đáp ứng được nhu cầu phát triển
của kinh tế thị trường.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về phát triển SXKD, về SXKD
nước sạch: Khái niệm, đặc điểm, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển SXKD,
đến tình hình cấp nước sạch và vai trò của nó trong việc xây dựng các giải pháp
phát triển SXKD nước sạch tại Công ty.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Đánh giá thực trạng SXKD nước sạch tại Công ty.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển SXKD nước sạch tại
Công ty.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến việc phát
triển SXKD nước sạch tại Công ty như: khai thác, tiêu thụ và tổ chức.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng SXKD nước sạch và các
giải pháp phát triển SXKD nước sạch tại Công ty.

* Về địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Công ty.
* Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng SXKD nước
sạch từ năm 2003 - 2006. Đưa ra các giải pháp để phát triển SXKD nước sạch tại
Công ty trong giai đoạn 2007-2010.
4 Ý nghĩa khoa học của luận văn
Từ việc nghiên cứu thực trạng SXKD nước sạch của Công ty, đưa ra những
giải pháp thiết thực nhất nhằm phát triển SXKD nước sạch của Công ty.
5 Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Luận văn bao gồm các chương sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu đề tài
Chương 2: Thực trạng SXKD nước sạch tại Công ty TNHH Một thành viên Kinh
doanh nước sạch Thái Nguyên.
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu phát triển SXKD nước sạch tại Công ty TNHH
Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phát triển SXKD nƣớc sạch
1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về nƣớc và nƣớc sạch
1.1.1.1 Khái niệm về nước và nước sạch
a/ Khái niệm về nước:
- Theo từ điển Encyclopedia: Nước là chất truyền dẫn không mùi vị, không
màu khi ở số lượng ít song lại có màu xanh nhẹ khi ở khối lượng lớn. Nó là chất
lỏng phổ biến và nhiều nhất trên trái đất, tồn tại ở thể rắn (đóng băng) và ở thể lỏng,
nó bao trùm khoảng 70% bề mặt trái đất. [33]
b/ Khái niệm về nước sạch:
- Theo Unesco: Nước sạch là nước an toàn cho ăn uống và tắm giặt, bao
gồm nước mặt đã qua xử lý và nước chưa qua xử lý song không bị ô nhiễm (nước

giếng ngầm, nước giếng khoan được bảo vệ). [35]
1.1.1.2 Phân loại nước
a/ Theo tính chất:
Nước được phân thành các loại sau:
- Nước ngọt: Là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hoà tan. Tất cả
các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng
tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng
như trong các nguồn nước ngầm, hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết.
- Nước mặn: Là loại nước có chứa muối NaCl hoà tan với hàm lượng cao
hơn nước lợ và nước uống thông thường, thường quy ước trên 10g/lít. Nước biển có
vị mặn không thể dùng cho uống được.
- Nước lợ: Là loại nước dưới đất hoặc ở các đầm phá có độ khoáng hoá cao
hơn nước ngọt nhưng thấp hơn nước mặn.
b/ Theo tác dụng
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Sinh hoạt: Là loại nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người như nước
dùng để ăn, uống, tắm, giặt, chuẩn bị nấu ăn, cho các khu vệ sinh, tưới đường, tưới
cây Loại nước này chiếm đa số trong các khu dân cư.
- Sản xuất : Là loại nước phục vụ cho các mục đích sản xuất, có rất nhiều ngành
công nghiệp dùng nước với yêu cầu về lưu lượng và chất lượng nước rất khác nhau.
Có ngành yêu cầu chất lượng nước không cao nhưng số lượng lớn như luyện kim,
hoá chất…, ngược lại có ngành yêu cầu số lượng nước không nhiều nhưng chất
lượng rất cao như ngành dệt, nước cấp cho các nồi hơi, nước cho vào sản phẩm là
các đồ ăn uống…. Lượng nước cấp cho sản xuất của một nhà máy có thể tương
đương với nhu cầu dùng nước của một đô thị có dân số hàng chục vạn dân.
- Chữa cháy: Dù là khu vực dân cư hay là khu công nghiệp đều có khả năng xảy ra
cháy. Vì vậy, hệ thống cấp nước cho sinh hoạt hay sản xuất đều phải tính đến
trường hợp có cháy. Nước dùng cho trường hợp chữa cháy luôn được dùng dự trữ
trong bể chứa nước sạch của thành phố. Khi tính toán mạng lưới đường ống phân

phối có tính đến khả năng làm việc của mạng lưới khi có cháy xảy ra.
1.1.1.3 Vai trò của nước và nước sạch
a/ Vai trò của nước
Nước là nền tảng của sự sống, không một sinh vật nào có thể sống thiếu
nước. Nhà bác học Lê Quý Đôn cũng đã từng đánh giá : "Vạn vật không có nước
không thể sống được, mọi việc không có nước không thể thành được". Bây giờ, mọi
quốc gia trên thế giới cũng khẳng định nước là tài nguyên quan trọng thứ hai sau tài
nguyên con người.
- Đối với đời sống con người: Nước tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, các
sản phẩm trung gian trong quá trình trao đổi chất, điều hoà nhiệt độ cơ thể.
- Đối với sản xuất:
+/ Công nghiệp: Có một số ngành nghề không thể hoạt động được nếu thiếu
nước như sản xuất (SX) điện, dệt may, chế biến thuỷ hải sản ….
+/ Nông - lâm - ngư nghiệp, cây trồng, vật nuôi: Trong cấu trúc động thực
vật thì nước chiếm tới 95-99% trọng lượng các loại cây dưới nước, 70% các loại
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cây trên cạn, 80% trọng lượng các loại cá và 65-75% trọng lượng con người và các
loại động vật. Trong cây nước tham gia cấu tạo nên tế bào đơn vị sống nhỏ nhất của
cây. Ngoài ra, nước còn làm môi trường lỏng hoà tan và vận chuyển các dưỡng chất
từ rễ lên lá để nuôi cây. Trong quá trình đó một lượng nước lớn bốc hơi khỏi cây,
mang theo sức nóng bay đi. Nhờ vậy, cây được làm mát không bị cháy khô và
không khí xung quanh cũng dịu đi dù nắng hè đang gay gắt.
b/ Vai trò của nước sạch đối với đời sống con người
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong cuộc
sống của con người, nhất là nước sạch. Trong quá trình hình thành sự sống trên trái
đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng. Nước tham gia vào quá
trình tái sinh thế giới hữu cơ. Trong quá trình trao đổi chất, nước có vai trò trung
tâm. Nước là dung môi của rất nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho muối đi
vào cơ thể. Trong các khu dân cư, nước phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, nâng

cao đời sống tinh thần cho người dân. Nước là tài nguyên của thiên nhiên, là yếu tố
cần thiết để duy trì sự sống. Nước sạch là một hàng hóa đáp ứng nhu cầu bức thiết
của con người để tồn tại, là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của
xã hội vì nó góp phần nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cho cuộc sống của
cộng đồng con người. Do vậy, Chính phủ các nước nói chung và chính phủ Việt
nam nói riêng đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ, duy trì, phát triển nguồn nước để
phục vụ đời sống con người.
Bảng 1.1 Các loại bệnh thƣờng xảy ra và lây lan do không sử dụng nguồn nƣớc
hợp vệ sinh ở Việt Nam
TT
Năm
Loại bệnh (lƣợt ngƣời/năm)
Thƣơng hàn
Tả lỵ
Ỉa chảy
Sốt rét
Sốt virus
2
2003
7.090
175.039
1.062.440
185.529
28.728
3
2004
6.532
159.193
1.031.712
169.342

31.198
4
2005
6.032
131.264
1.012.114
166.748
27.469
5
2006
5.941
115.397
968.795
152.359
27.192
( Nguồn Vụ Y tế Dự phòng – Bộ Y tế )
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nước còn đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất, phục vụ cho nhiều
ngành công nghiệp khác nhau. Nếu mọi người trên trái đất đều được sử dụng nước
sạch trong ăn uống, sinh hoạt thì sẽ giảm đáng kể các loại bệnh tật do không được
sử dụng nước sạch gây nên như bệnh: dịch tả, phụ khoa…
Mục tiêu tiếp tục nâng cao tuổi thọ của người dân Việt Nam, hạ thấp tỷ lệ tử
vong ở trẻ nhỏ sẽ không đạt được khi chưa giải quyết được tình trạng người dân
thiếu nước sạch để ăn uống, sinh hoạt và tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm
môi trường.
Tình hình càng trở lên cấp bách hơn khi các loại bệnh xảy ra, đặc biệt là ỉa
chảy, lỵ ngày càng có xu hướng gia tăng.
Bảng 1.2 Các loại bệnh nhiễm trùng đƣờng ruột và thời gian tồn tại của các vi
khuẩn trong nƣớc

Bệnh
Vi sinh gây bệnh
Thời gian sống ( ngày)
Nƣớc
máy
Nƣớc
sông
Nƣớc
giếng
Tả
Vi khuẩn tả Eltor
4 - 28
0,5 - 92
1 - 92
Lỵ trực khuẩn
Shigella
15 - 26
19 – 92
-
Thương hàn
Salmonella typhi
2 - 93
4 - 183
1,5 – 107
Phó thương hàn
Các chủng khác của Salmonella,
Shigella, Proteus….
2 - 10
21 –
183

-
Tieu chảy ở trẻ em
Chứng Escherichia coli gây bệnh
-
150
7 – 75
(Theo bác sĩ Ngô Cao Lẫm-Trung tâm Y tế Dự phòng TP Hồ Chí Minh)
Hiện nay, 80% các loại bệnh liên quan đến nước ở các nước đang phát triển
khó khống chế và thanh toán như: các bệnh do virus, giun sán, côn trùng liên quan
đến nước, các bệnh ngoài da, mắt…. do dùng nước bẩn trong chế biến thực phẩm,
ăn uống và vệ sinh cá nhân.
Hiện nay, ở các vùng nông thôn Việt Nam tỷ lệ người dân bị nhiễm giun
sán, giun móc, giun đũa…. được xếp vào hàng cao nhất thế giới. [18].
1.1.1.4 Nguồn cung cấp nước chủ yếu trên trái đất
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Nguồn nước ngầm: Độ ẩm của đất, nước dưới đất ở độ sâu tới 800 m, nước
dưới đất ở độ sâu hơn 800m
- Nguồn nước mặt: Các sông, các hồ nước ngọt, các hồ nước mặn và biển.
- Các nguồn khác: Băng ở các đại dương, nước từ các đại dương, lượng nước
bốc hơi từ các đại dương, lượng nước mưa rơi xuống các đại dương, lượng nước
chứa trong khí quyển, lượng mưa rơi xuống các lục địa, lượng nước bốc hơi từ các
lục địa, lượng nước thấm, lượng nước chảy bề mặt…. Nguồn này chiếm đến gần
70% lượng nước trên Trái đất, nhưng đây lại không phải là nguồn sử dụng được cho
con người ăn uống và sinh hoạt

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ vòng tuần hoàn nƣớc
(Sơ đồ do Cục địa chất Hoa kỳ vẽ- Nguồn theo từ điển Wikipedia)
1.1.1.5 Nhu cầu sử dụng nước và nước sạch:
Bảng 1.3 : Nhu cầu sử dụng nƣớc cho ngƣời dân tại các khu đô thị

TT
Mức độ tiện nghi của nhà ở trong các khu đô thị
Tiêu chuẩn dùng nƣớc
trung bình (l/ngƣời/ng.đêm)
1
Nhà không trang thiết bị vệ sinh, lấy nước ở vòi công cộng
40 – 60
2
Nhà chỉ có vòi nước, không có thiết bị vệ sinh khác
80 – 100
3
Nhà có hệ thống cấp thoát nước bên trong nhưng không có thiết bị tắm
120 - 150
4
Nhà có hệ thống cấp thoát nước bên trong có thiết bị tắm hoa sen
150 - 200
5
Nhà có hệ thống cấp thoát nước bên trong, có bồn tắm và có cấp nước nóng cục bộ
200 - 300
( Nguồn tài liệu cấp nước 2005)
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Cho người dân tại các khu đô thị: Phân theo từng khu vực khác nhau. Nhu
cầu sử dụng nước cho hộ gia đình thường sử dụng vào việc đun nấu phục vụ ăn
uống tắm giặt cho con người, nước uống, tắm gội, rửa dội hố xí, tưới rau, hoa quả,
thảm cỏ….
Nếu hộ gia đình có nhu cầu phục vụ cho sản xuất như: xay xát, làm nghề chế
biến tinh bột, làm bún, chế biến nông sản, làm mắm, chế biến hải sản thì tính yêu
cầu nước cho sản xuất từ 20-40% tổng nhu cầu nước. Nếu hộ gia đình có trên 7
người, số gia súc trong gia đình có trên 2 con thì tính theo tiêu chuẩn cấp nước cho

người và gia súc kể trên. [16]
Bảng 1.4 Nhu cầu dùng nƣớc hộ gia đình
T
T
Thành phần dùng nƣớc
Nhu cầu nƣớc cho một hộ gia đình (ngày đêm)
Ven biển
Đồng bằng
Trung du
Miền núi
1
Số người một hộ
5 người
5 người
5 người
7 người
2
Tiêu chuẩn dùng nước
40 lít/người
60 lít/người
50lít/người
40lít/người
3
Nước sinh hoạt
200 lít
300 lít
250 lít
280 lít
4
Nước cho chăn nuôi gia súc (2

con lợn, 1 con trâu hoặc bò)
120 lít
190 lít
190 lít
220 lít

Tổng số
320 lít
490 lít
440 lít
500 lít
( Nguồn Hội Cấp nước Việt Nam- năm 2001)
- Cho công nhân trong khi làm việc: [28]
Bảng 1.5 Định mức dùng nƣớc sinh hoạt cho công nhân trong khi làm việc
TT
Loại phân xƣởng
Tiêu chuẩn dùng nƣớc ngày
trung bình (l/ngƣời/ca)
1
Phân xưởng nóng toả nhiệt lớn hơn 20kcal -32/h
35
2
Các phân xưởng khác
25
Ghi chú: Lượng nước tắm cho công nhân sau giờ làm việc là:
+/ Khoảng 60 lít cho một lần tắm/người đối với công nhân làm việc trong các
phân xưởng nóng. Tỷ lệ số công nhân tắm trong các phân xưởng tuỳ thuộc vào loại
sản xuất, tính chất của công việc. Thời gian tắm trung bình là 40 phút.
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

+/ Khoảng 40 lít cho một lần tắm/người đối với công nhân làm việc trong các
phân xưởng bình thường.
- Cho chữa cháy: Do đặc thù của mỗi đám cháy không giống nhau, nhu cầu
sử dụng nước cho mỗi đám cháy vì thế cũng có sự khác nhau. Số lượng đám cháy
đồng thời càng nhiều thì lưu lượng nước sử dụng càng cao.
Bảng 1. 6 Tiêu chuẩn sử dụng nƣớc cho chữa cháy
Số
dân x
1.000
Số đám
cháy
đồng
thời
Lƣu lƣợng cho một đám cháy (l/s)
Nhà 2 tầng với
bậc chịu lửa
Nhà hỗn hợp các tầng không
phụ thuộc bậc chịu lửa
Nhà ba tầng không phụ
thuộc bậc chịu lửa
I,II,III
IV
đến 5
1
5
5
10
10
25
2

10
10
15
15
50
2
15
20
25
25
100
2
20
25
35
35
200
3
20
-
40
40
300
3
-
-
55
55
400
3

-
-
70
70
500
3
-
-
80
80
( Nguồn tài liệu cấp nước 2005)
- Cho sản xuất: Tiêu chuẩn sử dụng nước cho sản xuất nhiều hay ít, cao hay
thấp tuỳ thuộc vào từng loại hình sản xuất, không có quy định chung.
- Cho nước tưới đường, tưới cây: khoảng 0,5 đến 1 lít/m
3
/ngày đêm
1.1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước
- Tự nhiên: Trong tự nhiên, nước được luân chuyển theo một hệ tuần hoàn.
Tổng lượng nước trên trái đất có khoảng 1.390.000.000 km
3
, trong đó 97% là nước
mặn trên các đại dương; 3% còn lại là nước ngọt. [28].
Tuy nhiên trong số 3%, chia ra:
+/ Nước ngầm chiếm : 30,1%
+/ Nước trên đỉnh núi băng và sông băng chiếm: 68,7%
+/ Nước khác chiếm: 0,9%
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
+/ Nước mặt ngọt chỉ chiếm: 0,3%


Sơ đồ 1.2 Sự phân bố của nƣớc trên trái đất
( Nguồn từ điển Wikipedia)
Tính theo tỷ lệ các loại nước trong tự nhiên, nếu hình dung lượng nước của
các đại dương là 1.390.000.000 km
3
tương đương với một thùng chứa 650 lít thì:
+/ Nước của các khối băng và ở các cực của trái đất (29 triệu km
3
) tương
đương với một bình nước 15 lít.
+/ Nước ngọt kể cả nước mặt và nước ngầm trên trái đất (8,6 triệu km
3
)
tương đương với một can 4,5 lít.
+/ Nước mưa rơi xuống các lục địa (110 nghìn m
3
), lưu lượng của các con
sông ( 40 nghìn km
3
), nước trong khí quyển ( 13 nghìn km
3
) chỉ tương đương với
cái ly uống rượu loại 55ml, 20ml và 7,5 ml.
+/ Nước dùng cho sinh hoạt của con người và cho công nghiệp (1 nghìn km
3
)
chỉ tương đương với 0,5 ml tức là khoảng 2 giọt nước.
Như vậy, lượng nước dùng cho sinh hoạt và công nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ rất
nhỏ so với lượng nước có trong tự nhiên, nhưng trên thế giới có rất nhiều vùng bị
12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thiếu nước sạch. Thực tế cho thấy nếu không bảo vệ tốt nguồn nước có thể dẫn tới
tình trạng thiếu nước, vì chỉ cần một nguồn gây ô nhiễm có thể làm bẩn cả một
dòng sông.
- Xã hội: Trong xã hội, nước chiếm vị trí hết sức quan trọng và cần thiết.
Trong cơ thể con người khi không có nước khoảng 3 – 4 ngày, cơ thể sẽ gặp những
rối loạn trầm trọng. Sự quan trọng của nước cũng có thể trở thành một trong những
nguyên nhân gây ra chiến tranh ở những vùng khan hiếm nước. Các xung đột do
khan hiếm nước đang là một vấn đề nghiêm trọng mà Sudan phải đối mặt, ở đất
nước này chỉ có khoảng 25% dân số được sử dụng nước uống an toàn, cứ 4 trẻ em
dưới 5 tuổi thì có một trẻ em bị chết và trong số trẻ bị chết đó gần một nửa là do các
bệnh có liên quan đến nước. Tập quán sinh hoạt của con người cũng là một nguyên
nhân ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước. Việc khoan nước bừa bãi để lấy nước sử
dụng làm ô nhiễm nguồn nước và phá vỡ hệ vận động tuần hoàn của nước. Trước
đây, con người coi nguồn cung cấp nước như một thứ trời cho và vô tận nên đã
không có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nó. Ngày nay, loài người đã nhìn nhận lại. Khi
số lượng người trên trái đất còn ít, mức độ sử dụng nước còn nhỏ bé thì nguồn nước
có khả năng làm dung hoà những tác động của con người và lấy lại được thế cân
bằng tự nhiên của chu trình tuần hoàn. Trong thời đại phát triển cao của của nền
công nghiệp, quy mô khai thác nguồn nước hiện nay vượt quá khả năng cân bằng tự
nhiên, vì vậy cần phải tính toán việc sử dụng nguồn nước một cách tối ưu để phục
vụ cho trước mắt và lâu dài, đảm bảo sự phát triển bền vững của cả hành tinh. Hiện
nay, do ảnh hưởng của yếu tố cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, nên có tình
trạng chỉ lo đến thu lợi trước mắt mà không lường trước những hậu quả lâu dài, mặt
khác do khai thác rừng bừa bãi dẫn đến cạn kiệt nguồn nước, do tuỳ tiện tiện xả
nước thải sinh hoạt, công nghiệp ra các nguồn sông, ngòi mà không được xử lý
thích đáng….có thể sẽ dẫn đến tình trạng là ngành này sử dụng, ngành kia phải chịu
hậu quả, và ảnh hưởng cho cả thế hệ sau.
- Môi trƣờng: Do dân số ngày càng gia tăng, tình trạng ô nhiễm và nhiệt độ
trái đất ngày một nóng lên, tính hình cung ứng nước trên thế giới đang có nguy cơ

13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
giảm mạnh. Trong vòng 20 năm tới, lượng nước sạch cung ứng cho mỗi người sẽ
giảm 1/3 so với hiện nay. Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn bừa bãi cũng là
nguyên nhân gây lũ lụt, và ngày càng khan hiếm nguồn nước sạch sử dụng cho đời
sống con người.
1.1. 2 Một số vấn đề cơ bản về SXKD và phát triển SXKD nƣớc sạch
1.1.2.1 Khái niệm SXKD và phát triển SXKD
a/ Sản xuất kinh doanh
- Sản xuất (Theo từ diển Bách khoa toàn thư): Là quá trình con người sáng
tạo ra tư liệu vật chất (vật phẩm, năng lượng, dịch vụ) thích hợp với nhu cầu của
con người và xã hội, là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. [33].
- Kinh doanh (Theo từ điển Bách khoa toàn thư): Là phương thức hoạt động
kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương
pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt
động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại,
dịch vụ ….) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm
đạt mục tiêu vốn sinh lời nhiều nhất. [33].
b/ Phát triển sản xuất kinh doanh:
- Khái niệm về phát triển SXKD (theo từ điển Sciteclabs.com): Phát triển
SXKD là tập hợp những nỗ lực, cố gắng để xác định, nghiên cứu, phân tích, sản
xuất và đưa ra thị trường các dịch vụ mới và sản phẩm mới. Việc phát triển SXKD
tập trung vào việc thực hiện kế hoạch , chiến lược SXKD, thông qua việc đầu tư các
nguồn lực vào công nghệ sản phẩm và các công ty, cùng với việc thiết lập các mối
quan hệ chiến lược khi cần thiết. [34].
1.1.2.2 Phân loại SXKD theo tính chất
Có rất nhiều loại hình SXKD, mỗi ngành, mỗi đơn vị lại có một loại hình
SXKD cụ thể.
Dưới đây là một số loại hình SXKD chủ yếu:
- SXKD theo chủ trƣơng, luật pháp: Bất cứ một ngành SXKD nào, sản

xuất loại sản phẩm gì đều phải không trái với chủ trương, quy định của Nhà nước.
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các doanh nghiệp được tự do lựa chọn loại sản phẩm để sản xuất và tiêu thụ mà
không trái quy định của pháp luật.
- SXKD theo cơ chế thị trƣờng có sự định hƣớng của Nhà nƣớc: Tuỳ vào
nhu cầu của thị trường và khả năng thực tế của Doanh nghiệp để sản xuất những
loại sản phẩm mà có thể tiêu thụ được trên thị trường và không vi phạm pháp luật.
Đây là loại hình SXKD linh hoạt và phù hợp nhất với nền kinh tế thị trường, thể
hiện tính cạnh tranh cao,không có sự bao cấp của Nhà nước, giúp các Doanh nghiệp
tìm tòi và có trách nhiệm với tình hình sản xuất của bản thân doanh nghiệp mình,
tìm mọi biện pháp để thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để đứng vững
trên thị trường và tồn tại, phát triển.
- SXKD theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Chính sách công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở đất nước ta đã được nêu ra từ lâu, nó là quá trình tự
nhiên và không thể lẩn tránh trên con đường phát triển của Việt Nam cũng như của
các nước khác trên Thế giới. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi
căn bản, toàn diện các hoạt động SXKD, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử
dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng
với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển
của công nghiệp và khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động cao. Trong bối
cảnh trong nước và quốc tế mới, Đại hội IX đã nhấn mạnh yêu cầu phát triển vừa
nhanh, vừa bền vững; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ nhưng chủ động hội
nhập quốc tế; đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
- SXKD theo chiến lƣợc phát triển của từng doanh nghiệp: Mục đích của
việc này là mang lại điều thuận lợi nhất cho doanh nghiệp của mình, đánh giá đúng
thời điểm để tấn công hay rút lui. Vì thế mỗi doanh nghiệp phải xây dựng một chiến
lược SXKD cho riêng mình để tạo vị thế trên thị trường, giành thắng lợi trong cạnh
tranh và đạt được các mục tiêu đề ra.
- SXKD theo định hƣớng của Nhà nƣớc: Là loại hình SXKD theo sự chỉ

định của Nhà nước, thường đối với những loại sản phẩm đặc biệt cần có sự quản lý,
điều tiết của Nhà nước, như: SXKD điện, SXKD tiền, SXKD các sản phẩm thiết bị
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thuộc lĩnh vực y tế – quân sự, nước sạch… Đối với loại hình SXKD này không có
tính cạnh tranh cho nên không thúc đẩy sản xuất phát triển, kế hoạch SXKD phụ
thuộc vào chỉ tiêu do Nhà nước giao dẫn tới các doanh nghiệp mang tư tưởng thụ
động, ỷ lại. Gần đây, Chính phủ đã nới lỏng một số quy định và để cho các công ty
kinh doanh nước sạch được tự chủ trong SXKD và tiêu thụ sản phẩm nước sạch.
- Ngoài ra còn có thể phân loại SXKD theo chiều rộng, chiều sâu, theo công
đoạn, theo hướng bền vững….
1.1.2.3 Vai trò của SXKD đối với sự phát triển kinh tế
Trong bối cảnh nước ta đang tích cực và chủ động hội nhập ngày càng sâu
rộng hơn vào nền kinh tế thế giới thì SXKD có một vai trò hết sức quan trọng.
SXKD có hiệu quả sẽ đưa nền kinh tế đất nước vững mạnh và tiến lên đứng ngang
tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
1.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến SXKD
- Chính sách: Đối với mỗi loại hình SXKD thì có các chính sách quy định
cụ thể, đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển SXKD theo đúng pháp luật của
Nhà nước. Hiện nay, các doanh nghiệp ở Việt Nam tuân thủ theo Luật Doanh
nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có một sân chơi lành mạnh trong việc
sản xuất và kinh doanh có hiệu quả các loại mặt hàng cần thiết cho xã hội.
Mặt khác, trong thời điểm Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), thì việc ban hành các quy chế, chính sách phù hợp,
lâu dài và nhất quán sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển ổn
định, bền vững, có thể cạnh tranh được với các mặt hàng cùng chủng loại trên thế
giới là việc hết sức cần thiết.
- Thị trƣờng: Mỗi mặt hàng được SXKD đều có thị trường tiêu thụ riêng,
nhất là các loại mặt hàng mang tính đặc biệt, ít có sự cạnh tranh như: nước sạch,
điện…. Tuy nhiên, không phải do có thị trường tiêu thụ riêng biệt mà các doanh

nghiệp không quan tâm đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Trong một mặt hàng có
rất nhiều doanh nghiệp, công ty cùng sản xuất dẫn đến sự cạnh tranh nhau trong vấn
đề tiêu thụ và sản phẩm được khách hàng lựa chọn là sản phẩm phù hợp nhất với

×