Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

(Tiểu luận) những yếu tố ảnh hưởng đến dự định xuấtkhẩu lao động của người việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 48 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>Mơn: Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh.</b>

<b>Đề tài nghiên cứu: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH XUẤTKHẨU LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM</b>

<b>Giảng viên: Trần Quang Cảnh</b>

<b>Họ và tên:</b>

<b>Lê Huỳnh Tấn PhongNguyễn Bảo ThyTrần Thị Ngọc BìnhVõ Thành SơnNguyễn Khánh Duy</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...1</b>

<b>1. Tên đề tài: Những yếu tố tác động đến sự lựa chọn XKLĐ của người Việt Nam...1</b>

<b>2. Giới thiệu lý do chọn đề tài:...1</b>

<b>2.1. Thực trạng:...1</b>

<b>2.2. Tính cấp thiết:...1</b>

<b>3. Câu hỏi nghiên cứu:...3</b>

<b>4. Mục tiêu nghiên cứu:...3</b>

<b>5. Đối tượng nghiên cứu:...3</b>

<b>6. Phạm vi nghiên cứu:...3</b>

<b>CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT...4</b>

<b>1. Cơ sở lý thuyết của đề tài...4</b>

<b>1.1. Khái niệm...4</b>

<b>1.2. Lý thuyết kinh tế...6</b>

<b>1.3. Các hình thức lao động...9</b>

<b>1.4. Đối tượng tuyển chọn...11</b>

<b>1.5. Đặc điểm của xuất khẩu lao động...11</b>

<b>1.6. Thị trường xuất khẩu lao động Viet Nam...13</b>

<b>2. Vai trò của Xuất khẩu lao động...14</b>

<b>2.1. Về mục tiêu kinh tế:...15</b>

<b>2.2. Về mục tiêu xã hội:...15</b>

<b>3. Các nghiên cứu trước:...15</b>

<b>3.1. Mơ hình nghiên cứu trong nước:...15</b>

<b>3.2. Mơ hình nghiên cứu ngồi nước:...16</b>

<b>4. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu:...17</b>

<b>4.1. Giả thuyết:...17</b>

<b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...20</b>

<b>1. Giới thiệu...20</b>

<b>2. Phương pháp tiến cận nghiên cứu...18</b>

<b>2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính:...18</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>2.2. Tổng thể...19</b>

<b>2.3. Công cụ thu nhập dữ liệu...19</b>

<b>2.4. Biến số độc lập...19</b>

<b>2.5. Biến số phụ thuộc...19</b>

<b>2.6. Quy trình nghiên cứu...19</b>

<b>3. Bảng câu hỏi, cách thức chọn mẫu và xây dựng thang đo...21</b>

<b>3.1. Bảng câu hỏi...21</b>

<b>3.2. Kích thước mẫu...23</b>

<b>3.3. Kết cấu bảng hỏi...23</b>

<b>3.4. Đánh giá thang đo...24</b>

<b>CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT...25</b>

<b>1. Thông tin mẫu nghiên cứu...25</b>

<b>2. Đánh giá sơ bộ các thang đo</b><small>...</small>27

<b>2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha...27</b>

<b>2.2 Tương quan Pearson...32</b>

<b>CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...37</b>

<b>1. KẾT LUẬN:...37</b>

<b>2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:...38</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam kết đây là đề tài nghiên cứu của nhóm chúng tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong bài này là do chúng tơi tự nghiên cứu và chưa có trong bất cứ đề tài nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo đã được chỉ rõ nguồn gốc.

<b>Học viên </b>

<i>(Ký và ghi rõ họ tên)</i>

<b>Too long to read onyour phone? Save to</b>

read later on your computer

Save to a Studylist

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI CÁM ƠN</b>

Trước hết, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Huỳnh Nhựt Nghĩa - Giảng viên trực tiếp hướng dẫn bộ môn “Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh” đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thêm nguồn tư liệu, bổ sung kiến thức cho khuôn khổ học tập và nghiên cứu, và hoàn thành toàn bộ chủ đề. Chúng em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô và Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) đã tạo điều kiện và cơ hội cho chúng em được tham gia trải nghiệm môn học thật thú vị và ý nghĩa, cũng như giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm học tập với bạn bè.

Cuối cùng, chúng em xin cảm ơn tất cả những người đã giúp chúng em khảo sát để hoàn thành dự án nghiên cứu này, kể cả trong và ngoài trường, và đặc biệt cảm ơn các thành viên cịn lại trong nhóm đã cộng tác để hoàn thành luận án một cách tốt nhất có thể. Tuy nhiên, nghiên cứu này khơng thể tránh khỏi những sai sót do thiếu thời gian nghiên cứu và khơng đủ chun mơn. Xin kính chúc quý vị và mọi người dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

<b>Họ và tên của tác giả </b>

2

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:</b>

<b>1. Tên đề tài: Những yếu tố tác động đến sự lựa chọn XKLĐ của người Việt Nam. </b>

<b>2. Giới thiệu lý do chọn đề tài: 2.1. Thực trạng: </b>

Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 51.677 người (có 19.849 lao động nữ). Trong đó, đáng chú ý là thị trường Nhật Bản tiếp nhận 32.053 lao động, Đài Loan: 15.633 lao động, Hàn Quốc: 1.209 lao động…

<b>2.2. Tính cấp thiết: </b>

Theo báo Thanh niên, cả nước có 30,8 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Lần đầu tiên thu nhập của người lao động giảm 5,1% trong vòng 5 năm qua; lực lượng lao động giảm sâu kỷ lục - trên 2 triệu người và có 1,4 triệu người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm. Đây là những con số được Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT) công bố tại cuộc họp báo sáng 10.7 về tình hình lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2020. Theo bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và lao động (Tổng cục Thống kê), dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc T.W. Tính đến tháng 6, cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Ảnh hưởng do giảm thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng (tương ứng 17,6 triệu người). Trong tổng số 30,8 triệu người bị ảnh hưởng, có 28,7 triệu người có việc làm; 897.500 người thất nghiệp và 1,2 triệu người nằm ngoài lực lượng lao động.

Đáng chú ý, theo báo Thời nay thị trưởng Hàn Quốc đang có những tín hiệu tích cực trong việc mở rộng nhu cầu đón LĐ nước ngồi. Cụ thể ngày 9-4-2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP cho phép Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục

3

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

hướng dẫn các địa phương thực hiện thi điểm “Chương trình lao động thời vụ Hàn Quốc" theo thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương của hai nước.

Thị trường Nhật Bản cũng đang có nhu cầu cao về tiếp nhận LĐ Việt Nam, tập trung ở các lĩnh vực: Nơng nghiệp, chăm sóc người cao tuổi, chế biến suất ăn, thực phẩm... Tử ngày 29-7, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã tiếp nhận hồ sơ xin cấp mới visa cho công dân Việt Nam. Theo đó, người mang quốc tịch Việt Nam sinh sống trong nước, sử dụng chuyển bay thẳng giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ được cấp visa vào Nhật Bản với mục đích L.Đ, lưu trú dài hạn. Đây là cơ hội tốt để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động.

<b>2.3. Tính khả thi của đề tài:</b>

Để xố đói giảm nghèo, đảm bảo công ăn việc làm cho người dân, ngoài các biện pháp giải quyết việc làm trong nước thì xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một kênh giải quyết việc làm hữu hiệu, đặc biệt là trong tiến trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước. Vậy nên. Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính thị XKLĐ là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa".

Lợi ích từ nguồn thu nhập cao tử hoạt động xuất khẩu lao động của người xuất khẩu đã góp phần cải thiện đời sống gia đình và thân nhân họ, giúp nhiều gia đình trở nên khá giả,, nhiều lao động sau khi về nước đã trở thành các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho một bộ lao động khác, đóng góp vào sự phát triển và ổn định xã hội, XKLĐ được tạo điều kiện, cũng như là hỗ trợ từ phía nhà nước, vì XKLĐ đã giúp nhà nước tạo cơng việc cho người dân, làm giảm tình trạng thấp nghiệp cũng như là cải thiện đời sống Hiện nay, XKLĐ khơng cịn q xa lạ với mọi người bà con nhu cầu tham gia XKLĐ của người lao động ngày càng nhiều, thị trường XKLĐ cũng được mở rộng nhiều nước, đa dạng các ngành nghề với các hình thức XKLĐ khác nhau và XKLĐ cũng là một biện pháp tốt để giải quyết vấn đề thiếu việc làm của người lao động Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người lao động có dự định đi XKLĐ nhưng họ vẫn chưa đi. Để giải quyết vấn đề trên

4

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài những yếu tố ảnh hưởng tới dự định đi XKLĐ của người Việt Nam để giúp cho các Ban Ngành có những định hướng cụ thể cũng như lên kế hoạch để thúc đẩy dự định XKLĐ của người dân Việt Nam.

<b>3. Câu hỏi nghiên cứu: </b>

- Những yếu tố ảnh hưởng tới dự định XKLĐ của người Việt Nam? - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới dự định XKLĐ của người Việt Nam?

<b>4. Mục tiêu nghiên cứu: 4.1. Mục tiêu chung: </b>

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới dự định xuất khẩu lao động của người Việt Nam từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy XKLĐ nhằm giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người dân Việt Nam. 4.2.Mục tiêu cụ thể:

- Xác định xem những yếu tố ảnh hưởng đến dự định XKLĐ của người Việt Nam. Đánh giá từng yếu tố ảnh hưởng đến dự định XKLĐ để chọn ra yếu tố có tác động mạnh nhất.

- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy dự định xuất khẩu lao động thành hoạt động XKLĐ của nước ta trong thời gian tới. Căn cứ vào các lý luận cơ bản về những yếu tố ảnh hưởng đến sự dự định xuất khẩu lao động, từ đó đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động của người Việt Nam.

<b>5. Đối tượng nghiên cứu: </b>

Những người lao động Việt Nam có dự định XKLĐ ở độ tuổi từ 16 tuổi tới 50 tuổi, đi XKLĐ theo hợp đồng của các công ty doanh nghiệp từ 3 tới 5 năm với các ngành nghề như chăm sóc người cao tuổi; chế biến thực phẩm, thủy sản; nông nghiệp; dệt may;...

<b>6. Phạm vi nghiên cứu:</b>

Đề tài nghiên cứu tập trung vào các nghiên cứu trước và bảng trả lời của người được khảo sát trên Google Form

5

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT</b>

<b>1. Cơ sở lý thuyết của đề tài 1.1. Khái niệm </b>

<b>1.1.1. Khái niệm lao động. </b>

<b>Lao động: Là hoạt động có chủ đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi những </b>

vật thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của bản thân. Lao động còn là sự vận động của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải, vật chất và tinh thần, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất. Lao động là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất.

<b>1.1.2. Khái niệm sức lao động </b>

<b>Sức lao động: Là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, nó được vận </b>

dụng vào q trình lao động sản xuất. Theo kinh tế chính trị Mac-xit. Mac đã định nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một người đang sống và đêm ra vận dụng mỗi khi sản xuất và tạo ra thặng dư

<b>1.1.3. Khái niệm giá cả lao động </b>

<b>Giá cả lao động ( giá cả của hàng hóa sức lao động): Là tồn bộ số tiền tệ mà người sử</b>

dụng lao động trả cho người lao động phù hợp với sức lực, trí tuệ, tinh thần mà người đó cống hiến trong q trình sản xuất hàng hóa. Đây là khoản tiền được sự đồng thuận giữa người sử dụng lao động và lao động đã kí kết

6

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Sự tương tác giữa cung và cầu dựa trên lương và số lao động

<b>1.1.4. Khái niệm người lao động </b>

Một cách cụ thể, Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2012 định nghĩa:

Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Theo định nghĩa này thì người lao động được giới hạn độ tuổi từ 15 trở lên. Tuy nhiên, Bộ luật lao động cũng đồng thời đưa ra quy định đối vói ưmootj số cơng việc có tính chất đặc biệt, người sử dụng lao động được thuê người lao động dưới 15 tuổi, tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện nhất định.

<b>1.1.5. Khái niệm xuất khẩu lao động</b>

<b>Xuất khẩu lao động ( Export of Labour): Được hiểu là công việc đưa người lao </b>

động từ nước sở tại đi lao động tại nước có nhu cầu thuê mướn lao động. Trên thế giới, nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển không đều nhau, do những đặc điểm về địa lí, văn hóa, lịch sử,... khơng giống nhau, các yếu tố đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, chính trị, xã hội các nước, ngồi ra do sự phân bố không đồng đều về nguồn nhân lực,... nên khơng quốc gia nào có đầy đủ và đồng bộ các yếu tố để phát triển kinh tế. Phát triển nền kinh tế thì một yếu rất quan trọng là giải quyết tình trạng mất cân bằng nguồn nhân lực và việc làm.

Nhìn ở phạm vi khu vực và thế giới thì hiện tượng XKLĐ ngày nay mang tính tồn cầu. Nhiều quốc gia đều có những chính xác XKLĐ riêng của mỗi nước.

Như trên đã đề cập, việc các nước đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo nghĩa rộng tức là tham gia vào q trình di dân quốc tế và nó phải tn theo hoặc là Hiệp định giữa hai quốc gia, hoặc là phải tuân theo Công ước quốc tế, hoặc thông lệ quốc tế, tuỳ theo từng trường hợp khác nhau mà nó nằm ở trong giới hạn nào.

Theo quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization - ILO) xuất khẩu lao động là kết quả của sự mất cân đối giữa nước tiếp nhận và nước giữ lao động, thường là mất cân đối về kinh tế, về khả năng

7

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

cung cầu lao động, vê sự phân bổ tài nguyên - địa lí không đồng đều và sự phụ thuộc vào các chính sách quốc gia

<b>1.2. Lý thuyết kinh tế</b>

<b>1.2.1.Tháp nhu cầu của Maslow 1943</b>

Tháp nhu cầu Tầng 1: Nhu cầu sinh lý

o Nhu cầu còn được gọi là nhu cầu cơ bản cũng có thể gọi là nhu cầu cơ thể, tầng này bao gòm các nhu cầu cơ bản nhất của con người như là ăn, uống, ngủ, hít thở khơng khí, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,... đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xepes vào bậc thấp nhất, bậc cơ bản nhất.

o Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “ có thực mới vực được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vương thới nhu cầu cao hơn. Chúng ta cũng có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể khơng khỏe mạnh, đói khát và bệnh tật, lúc ấy các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu

o Do vậy, Maslow đã cho rằng, những nhu cầu ở mức cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu câu cơ bản sẽ chế ngự, hối thúc giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được

Tầng 2: Nhu cầu về an toàn

o Tháp nhu cầu của Maslow về nhu cầu an toàn : Một khi nhu cầu sinh lý của một người tương đối thỏa mãn, nhu cầu an toàn của họ được ưu tiên và chi

8

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

phối hành vi. Trong trường hợp khơng có sự an toàn về thể chất - do chiến tranh, thảm họa tự nhiên, bạo lực gia đình, lạm dụng thời thơ ấu, phân biệt chủng tộc, v.v. - mọi người có thể (tái) trải qua rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Trong trường hợp khơng có điều kiện kinh tế - do khủng hoảng kinh tế và thiếu cơ hội làm việc

o Những nhu cầu an toàn này thể hiện theo các cách như ưu tiên bảo đảm công việc, thủ tục khiếu nại, tài khoản tiết kiệm, chính sách bảo hiểm, chứng nhận nhà ở,.. vv. Mức độ này có nhiều khả năng chiếm ưu thế ở trẻ em vì chúng thường có nhu cầu lớn hơn để cảm thấy an toàn. Nhu cầu an toàn và an ninh là việc giữ cho chúng ta an toàn, khỏi bị tổn hại. Chúng bao gồm nơi trú ẩn, an ninh công việc, sức khỏe và môi trường an tồn. Nếu một người khơng cảm thấy an tồn trong mơi trường của họ, họ sẽ cố gắng tìm sự an toàn trước khi họ cố gắng đáp ứng bất kỳ mức sống nào cao hơn, nhưng nhu cầu an tồn khơng quan trọng bằng nhu cầu sinh lý cơ bản o Đây là 2 cấp bậc nhu cầu trong cấp bậc cơ bản của tháp nhu cầu Maslow:

Thông qua nghiên cứu 2 cấp bậc nhu cầu trên, muốn phát triển ở mức độ cao hơn thì phải đáp ứng nhu cầu bậc thấp nhất của con người trước. Tầng 3: Nhu cầu xã hội

o Con người sẽ xuất hiện những nhu cầu về xã hội khi đã được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu căn bản về sinh lý và sự an tồn. Nhóm nhu cầu xã hội bao gồm: nhu cầu yêu và được yêu, được chấp nhận và thuộc về một cộng đồng nào đó. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc kết giao bạn bè, tìm người yêu, tham gia hoạt động xã hội, câu lạc bộ,… Ở cấp độ này, những nhu cầu thuộc về tình cảm chình là yếu tố tác động và chi phối hành vi của con người.

o Vai trị của nhóm nhu cầu này rất quan trọng, Maslow cũng đã nhấn mạnh rằng, mặc dù đây không phải là nhu cầu ở cấp bậc cao nhất nhưng nếu nó khơng được thỏa mãn và đáp ứng, con người có thể mắc phải những bệnh trầm trọng về tinh thần, tâm lý.

Tầng 4: Nhu cầu tôn trọng

o Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng và được xếp vào loại nhu cầu bậc cao con người. Nó được thể hiện qua hai khía cạnh: việc được nể trọng, kính mến thơng qua sự thành cơng của bản thân và lịng tự trong, cảm nhận, trân q chính mình. Khi nhu cầu này được thỏa mãn, con người có xu hướng trở nên tự tin hơn vào năng lực của bản thân và mong muốn được cống hiến nhiều hơn.

Tầng 5: Nhu cầu thể hiện bản thân

Đây chính là mức độ nhu cầu cao nhất mà Maslow đề cập đến: khẳng định bản thân. Khi tất cả những bậc nhu cầu ở dưới đã được đáp ứng, con người tiến tới một

9

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

tầm cao mới, mong muốn khai phá những tiềm năng còn ẩn chứa và thể hiện đúng con người mình. Đó là khả năng tận dụng tối ưu và khai thác tối đa tài năng nhằm mục đích hồn thiện bản thân. Ví dụ điển hình cho sự tự thể hiện bản thân được bộc lộ ở những nhân vật như nhà bác học Albert Einstein, Tổng thống Abraham Lincoln,…

<small>Sơ đồ: Thuyết hành vi dự định TPB( Theory of Planned Behaviour)</small>

<b>1.2.2.Thuyết hành vi dự định (TPB) 1991:</b>

Là một lý thuyết thể hiện mối quan hệ giữa niềm tin và hành vi của một người nào đó. Tác giả cho rằng ý định thực hiện hình vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm tra hành vi. Thuyết hành vi dự định ( TPB ) được phát triển từ hành vi hợp lí ( Ajzen và cộng sự là Fishbein, 1975), lí thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lí thuyêt trước về việc cho rằng hành vi của con người là hồn tồn do kiểm lí trí.

Ba yếu tố quyết định cơ bản trong lí thuyết này:

Yếu tố cá nhân là thái độ cá nhân đối với hành vi về việc tích cực hay tiêu cực của sự việc thực hiện hành vi.

Về ý định nhận thức áp lực xã hội của người đó, nó đối phó với nhận thức của áp lực hay sự bắt buộc có tính qui tắc nên được gọi là chuẩn chủ quan.

Cuối cùng là yếu tố quyết định về sự tự nhận thức hoặc khả năng thực hiện hành vi, được gọi là kiểm soát nhận thức hành vi. Lí thuyết cho thấy tầm quan trọng của thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm soát nhận thức hành vi dẫn đến sự hình thành của một ý định hành vi.

10

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>1.2.3.Thuyết hành động hợp lí ( Theory of reasoned Action TRA):</b>

Cho thấy rằng sự dự định của hành vi dẫn đến kết quả là hành vi và ý định được quyết đợi bởi những thái độ của cá nhân đối với hành vi đó, cùng sự ảnh hưởng tác động của chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó.Thái độ ba thành phần được phối hợp :nhận thức, cảm xúc và thành phần xu hướng ,và chuẩn chủ có tầm quan trọng trong ý định hành vi, là đo lường cảm xúc của con người đối mặt với các thành phần tác động đến xu hướng hành vi của họ như là gia đình, anh em, con cái, bạn bè, đồng nghiệp.

<b>1.2.4. Thị trường lao động</b>

Là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở hữu lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó. Thị trường lao động là một bộ phận không thể tác rời ra khỏi nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường. Thị trường lao động tốt là thị trường mà lượng cầu về lao động tương ứng với lượng cung về lao động.

o Cầu lao động là lượng lao động mà người sử dụng lao động ở mức giá có thể chấp nhận được. Sự mơ tả tồn hành vi người mua có thể mua được hàng hóa sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra. Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ tới mức giá cả sức lao động ( tiền lương), khi giá cả tăng ( hoặc giảm) sẽ làm cho cầu về lao động giảm ( hoặc tăng).

o Cung về sức lao động là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mức giá nhất định. Giống như cầu và lượng cầu, đường cung lao động mơ tả tồn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thỏa thuận ở mức giá đặt ra. Cung lao động có quan hệ tye lệ thuận với giá cả. Khi giá cả tăng, lượng cung lao động sẽ tăng và ngược lại.

11

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

o Điểm cân bằng giữa cung và cầu là điểm gặp nhau của đường cung và cầu tại điểm

o Điểm cân bằng giữa cung và cầu là điểm gặp nhau của đường cung và cầu

tại điểm E. Tại đó lượng cầu bằng đường cung. Tổng cung - Tổng cầu của nên kinh tế

<b>1.3. Các hình thức lao động </b>

<b>1.3.1. Chia theo hàng hóa sức lao động </b>

• Xuất khẩu lao động có tay nghề: Là loại lao động trước khi ra nước ngồi tìm việc Xuất khẩu lao động có tay nghề: Là loại lao động trước khi ra nước ngồi tìm việc và làm việc đã được đào tạo đầy đủ, thành thạo một loại nghề nghiệp nào odds và khi số lao động này ra nước ngồi làm việc có thể bắt tay ngay vào công việc mà không cần phải bỏ thêm thơi gian và tốn thêm chi phí để đào tạo.

12

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Xuất khẩu lao động khơng có tay nghề: Là loại lao động mà khi ra nước ngoài làm việc mà chưa qua một lớp đào tạo loại nghề nghiệp nào cả, thì loại lao động này thích hợp với những cơng việc đơn giản, khơng cần quá nhiều về trinh độ chuyên môn hoặc là nước cần người lao động sẽ phải tiến hành đào tạo cho mục đích của mình trước khi đưa vào công việc.

<b>1.3.2. Chia theo cách thức thực hiện</b>

Xuất khẩu lao động trực tiếp là hình thức các cơng ty cung ứng lao động trực tiếp cho các chủ doanh nghiệp sử dụng lao động ở nước ngồi thơng qua hợp đồng cung ứng đi làm việc ở nước ngoài

Người được sử dụng lao động trực tiếp ký với cá, tổ chức nước ngoài nhưnng khi làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước.

XKLĐ tại chỗ là hình thức người được sử dụng lao động làm việc tại cho các nhà máy có vốn đầu tư nước ngồi, các khu chế xuất, khu công nghiệp, các tổ chức, cơ quan của nước ngồi đóng tại nước của người lao động

<b>1.3.3. Các hình thức XKLĐ mà Việt Nam đã sử dụng.</b>

Trong lĩnh vực phát triển XKLĐ, với chỉ hơn 20 năm kinh nghiệm nước ta bắt đầu áp dụng được một số hình thức khác nhau trong hoạt động XKLĐ như:

<b>Hợp tác lao động và chuyên gia: Đây là hình thức được áp dụng đối với các </b>

nước Trung Động và Châu Phi trong việc cung ứng lao động và chuyên gia làm việc tại một số nước. Só lao động này có thể đi theo các đồn, đội hay các nhóm nhỏ, hoặc cá nhân.

<b>Đưa lao động đi làm việc tại các cơng trình doanh nghiệp Việt Nam, liên </b>

doanh hay liên kết, hay đầu tư ra nước ngồi. Hình thức này được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Đây là hình thức người lao động thuộc quyền quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam được nước ngoài làm việc đồng bộ tại nơi có cơng trình cho doanh nghiệp Việt Nam.

<b>Cung ứng nguồn lao động theo yêu cầu của các cơng ty nước ngồi thơng qua </b>

hợp đồng lao động được ký bởi doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao 13

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

động. Được hình thành từ sau khi có nghị định 370/ HĐBT ngày 09/11/1991 của Chính phủ, thì hình thức lao động này đã trở nên phổ biến nhất nước ta. Việc cung ứng lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài chủ yếu được giao cho các tổ chức kinh tế có chức năng lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài. Đây là các doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ, được Nhà nước cấp giấy phép hành nghề, thực hiện việc ký kết, đưa lao động đi nước ngoài làm việc và được đảm bảo sự bảo hộ, an toàn và chịu sự quản lý số lao động theo duy định của Nhà nước Việt Nam. Hình thức này địi hỏi đối tượng người lao động tương đối đa dạng, tùy vào yêu cầu và mức độ phức tạp của công việc, yêu cầu đơn giản hay yêu cầu có tay nghề.

<b>Người lao động trực tiếp ký kết với các nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi </b>

làm thủ tực phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ để thực hiện các trác nghiệm, nghĩa vụ đối với nhà nước, tổ chức đưa đi và cũng là đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong suốt q trình làm việc ở nước ngồi. Hình thức này chưa được phổ biến ở nước ta. Do người lao động chưa có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu về các cơng ty nước ngoài cần thuê người lao động một cách phổ biến và trực tiếp.

<b>1.4. Đối tượng tuyển chọn</b>

Đối tượng tuyển chọn gồm các Công dân Việt Nam đủ 16 tuổi trở lên có đủ các điều kiện

Có năng lực pháp lý và năng lực hành vi, chấp nhận pháp luật một các đầy đủ, hoàn toàn tự nguyện đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi.

Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về sức khỏe, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, ngoại ngữ của bên nước ngồi.

Khơng thuộc các đối tượng khơng được phép đi lao động tại nước ngoài theo quy định của pháp luật.

<b>1.5. Đặc điểm của xuất khẩu lao động </b>

<b>Xuất khẩu lao động mang tính tất yếu khách quan</b>

14

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Xuất khẩu lao động diễn ra chủ yếu là do giữa các nước trên thới giới có sự chênh lệch về kinh tế- xã hội. Những nước giàu có nền kinh tế phát triển mạnh thường có nhiều lao động tay nghề cao, lại thiếu những lao động phổ thơng, những cơng việc có thu nhập tương đối thấp so với thu nhập chung của xã hội. Ngược lại, đối với các nước nghèo hoặc đang phát triển lại thừa lao động phổ thông, nhưng thiếu nhiều lao động tay nghề cao. Đó chính là nguyên lý chính của quy luật cung – cầu trong nền kinh tế thị trường.

<b>Xuất khẩu lao động là một hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt</b>

Xuất khẩu lao động là hoạt động không thể tách rời giữa các quốc gia trên thế giới. Khơng thể có một quốc gia nào tồn tại và phát triển nếu nền kinh tế, nếu họ đóng của hồn tồn với thế giới bên ngoài, bởi vậy xuất là một hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt. Điểm đặt biệt ở chỗ là thay vì xuất nhập khẩu các loại hàng hóa tiêu dùng thì “ hàng hóa” được xuất nhập khẩu ở đây là sức lao động của người lao động.

Trong hoạt động xuất nhập khẩu lao động, người lao động sẽ đem sức lao động của mình để “ bán” cho người sử dụng lao động ở nước muốn “ mua” và nhận lại khoản tiền cơng xứng đáng, và hợp pháp. Chính vì sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt nên tính chất của xuất khẩu lao động khơng chỉ đơn thuần là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thơng thường, tranh chấp về hàng hóa giữa các nước đã là một việc khó giải quyết bao nhiêu thì tranh chấp và những vi phạm trong việc xuất khẩu lao động giữa các nước lại càng khó giải quyết và xử lý hơn nhiều.

<b>Xuất khẩu lao động có tính cạnh tranh.</b>

Như mọi hoạt động kinh tế khác, hoạt động xuất khẩu lao động cũng đặt trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Sự cạnh tranh đến trước hết là phía những người được sử dụng lao động với nhau. Bởi số lượng chọn đi xuất khẩu lao động sang các nước muốn sử dụng lao động thì có hạn mà dân số đơng, nguồn lao động dư thừa nên họ phải cạnh tranh với nhau trên môi trường xuất khẩu lao động đi nước ngoài.

15

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa những người lao động mà còn giữa các tổ chức doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Họ phải cạnh tranh khi cùng xuất khẩu “ sức lao động” vào một thị trường lao động, cùng hoạt động trong một nước,....

<b>Xuất khẩu lao động phụ thuộc nhiều vào chính sách của các quốc gia</b>

Xuất khẩu lao động là một hoạt động liên quan đến các mối quan hệ giữa các quốc gia hợp tác với nhau bởi chính vì thế chính sách của mỗi quốc gia có liên quan mật thiết đến sự hoạt động xuất khẩu lao động. Chính sách, pháp luật của một quốc gia đưa lao động đi xuất khẩu có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động của nước sở tại đó là điều tất nhiên, vì nó quyết đinh đến sự khích lệ hay hạn chế xuất khẩu lao động của hoạt động xuất khẩu lao đọng nhưng chính sách, pháp luật của quốc gia tiếp nhận lao động cũng như ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu lao động.

<b>1.6. Thị trường xuất khẩu lao động Viet Nam</b>

Biểu đồ thị trường XKLĐ của Việt Nam ở các nước năm 2001 Việt Nam bắt đầu đưa chuyên gia và lao động ra nước ngoài làm việc có thời hạn (sau đây gọi tắt là xuất khẩu lao động) từ năm 1980. Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam có thể được chia thành 2 thời kỳ:

16

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Thời kỳ 1980 đến 1990: lao động Việt Nam chủ yếu được đưa sang các nước thông qua việc Nhà nước ký kết các Hiệp định lao động và trực tiếp thực hiện, chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa Đơng Âu, gồm Liên Xơ (cũ), Cộng hịa dân chủ Đức (cũ), Tiệp Khắc (cũ) và Bungari. Một bộ phận lao động với số lượng không nhỏ được đưa đi làm việc ở Iraq, Libya và đưa chuyên gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và nông nghiệp sang làm việc ở một số nước châu Phi. Trong 10 năm (1980-1990), Việt Nam đã đưa được 244.186 lao động, 7.200 lượt chuyên gia đi làm việc và 23.713 thực tập sinh vừa học vừa làm ở nước ngoài. Ngân sách Nhà nước thu được khoảng 800 tỷ đồng (theo tỷ giá rúp/đồng Việt Nam năm 1990), hơn 300 triệu USD; Đồng thời, người lao động và chuyên gia đã đưa về nước một lượng hàng hóa thiết yếu với trị giá hàng nghìn tỷ đồng.

Thời kỳ từ 1991 đến nay: Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Châu Phi, Iraq có tiếp nhận lao động Việt Nam đều xảy ra những biến động chính trị và kinh tế. Vì vậy, phần lớn các nước này khơng cịn nhu cầu nhận tiếp lao động và chun gia Việt Nam. Trước tình hình đó đặt ra yêu cầu bức xúc là phải đổi mới cơ chế xuất khẩu lao động và chuyên gia cho phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. Ngày 9 tháng 11 năm 1991, Chính phủ đã ban hành Nghị định 370/HĐBT về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Theo Nghị định này, Các tổ chức kinh tế được thành lập và được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động cung ứng lao động và chuyên gia cho nước ngoài. Việc xuất khẩu lao động và chuyên gia được thực hiện thông qua các hợp đồng do các tổ chức kinh tế đó ký với bên nước ngồi. Cho đến tháng 8 năm 1998, nước ta đã có 55 tổ chức kinh tế là doanh nghiệp nhà nước có giấy phép đang hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia. Trong giai đoạn từ 1996 đến 1999, số lượng các doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động theo nghị định 07/CP là 77 doanh nghiệp trong đó có 53 doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành và 24 doanh nghiệp địa phương.

Tính đến tháng 9/2004, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động là 144 doanh nghiệp, trong đó có 118 doanh nghiệp Nhà nước, 11 doanh nghiệp thuộc các tổ chức đồn thể, 12 cơng ty cổ phần và 3 công ty trách nhiệm hữu hạn.

Nhờ đổi mới cơ chế hoạt động xuất khẩu lao động và sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ xuất khẩu lao động làm cho số lượng lao động và chuyên gia của Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi gia tăng nhanh chóng. Năm 1991 là 1.022 người, đến năm 2000 tăng lên 31.500 người, năm 2003 là 75.000 người.

Trong giai đoạn này, nước ta đã đưa 320.699 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Với mức lương bình quân (kể cả làm thêm giờ) của người lao động ở nước ngoài khoảng 400 USD/tháng, ước tính từ năm 1996 đến nay, số lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế mới đã chuyển về nước khoảng 500 triệu USD/năm. Ngồi ra, cịn có khoảng 20 vạn lao động đang làm việc ở nước ngoài gồm những người đi lao động theo Hiệp định cũ (1980- 1990), những người sang

17

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Liên Xô cũ và Đơng Âu làm việc theo nhiều hình thức khác nhau đã chuyển về nước khoảng trên 1 tỷ USD/năm.

<b>2. Vai trò của Xuất khẩu lao động</b>

Với tư cách là một lĩnh vực hoạt động kinh tế, cần phải được xem xét, đánh gá các mặt hiệu quả tích cực mà xuất khẩu lao động đã mang lại. Một khi nhận thức đúng đắn về hiệu quả của XKLĐ cùng với việc vạch ra các chỉ tiêu, xác định nó là cơ sở quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng và chỉ ra các phương hướng cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi. Thơng thường, hiệu quả nói chung, thường được biểu hiện qua hiệu số giữa kết quả đạt được và chi phí. Tuy nhiên, trong nền kinh tế xã hội, mỗi kết quả thường có đồng thời cả hai mặt đó là mặt kinh tế và mặt xã hội. Hiệu quả kinh tế được tính theo cơng thức trên, cịn hiệu quả xã hội lại được hiểu như những kết quả tích cực so với mục tiêu. Khi đánh giá về vai trò của XKLĐ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong những năm trước đây và hiện tại, khơng một ai có thể phủ nhận những gì mà XKLĐ Việt Nam đã đóng góp. XKLĐ khơng những đạt về mục tiêu của kinh tế, mà còn đạt cả mục tiêu về xã hội.

<b>2.1. Về mục tiêu kinh tế: </b>

Trên góc độ lợi ích kinh tế, hoạt động xuất khẩu lao động được xem xét theo 3 chủ thể tham gia đó là người lao động, doanh nghiệp là XKLĐ và Nhà nước.

<b>2.2. Về mục tiêu xã hội:</b>

XKLĐ giúp đạt được mục tiêu của xã hội đó là đã tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động, đã đóng góp giải quyết việc làm cho tồn xã hội đặc biệt là những lực lượng thanh niên, giải quyết ứ đọng lao động, đã giải quyết được sức ép về tệ nạn xã hội cho người lao động bị thất nghiệp. Thông qua XKLĐ người lao động ở các nước tiên tiến được nâng cao kiến thức chun mơn, cải thiện trình độ kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, tác phong làm việc ở các nước có nề nếp như Nhật Bản,... hình thành đội ngũ lao động có trình độ tay nghề chun cao hơn. Với tính chất cần cù khéo léo, thơng minh, ham học hỏi của lao động Việt Nam, có thể nhanh chóng lĩnh hội được các kiến thức về khoa học kỹ thuật nhanh chóng thích nghi với cơng nghệ

18

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

hiện đại. Đa số người lao động Việt Nam trước khi quyết định XKLĐ thì họ khơng có tay nghề nhưng chỉ sau 2 năm làm việc đã có thể đạt được tối thiểu bậc thợ trung bình. Sau khi trở về nước phần lớn trong số họ có tay nghề vững vàng hơn, đây là điều kiện đáp ứng như yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH của đất nước.

<b>3. Các nghiên cứu trước: </b>

<b>3.1. Mơ hình nghiên cứu trong nước:</b>

<b>Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu lao động - Phương Thanh</b>

Việt Nam có hơn 84 triệu dân và có khoảng 40 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Hàng năm lực lượng này được bổ sung thêm 1,1 triệu người và hiện nay là 1,2 triệu người lao động/ năm. Với tốc độ tăng trưởng nguồn lao động, mâu thuẫn giữa lao động và việc làm ngày càng trở nên gay gắt đối với nền kinh tế. Năm 2016 ghi nhận có đến hơn 1,08 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp. Tuy nhiên để tìm một cơng việc ở quê nhà vừa ổn định lại có thu nhập tương xứng với công sức lao động bỏ ra không phải dễ dàng. Để giải quyết vấn đề này, xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực giải quyết việc làm của người Việt Nam.

Mô hình nghiên cứu trước này đã nếu ra được sự dự định đến việc đi xuất khẩu lao động của người Việt Nam có những cơ hội, những yếu tố cải thiện của mơ hình nghiên cứu

<b>Cơ cấu ngành nghề xuất khẩu lao động chưa đa dạng, lao động phổ thông vẫnchiếm tỷ trọng lớn trong tổng số xuất khẩu lao động.- xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á- Luận Thạc Sĩ</b>

Việc thiếu chiến lược xuất khẩu lao động và nguồn lao động có chất lượng là một trong những nguyên nhân tạo ra sự đơn điệu về cơ cấu ngành nghề trong xuất khẩu lao động của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc Á. Chủ yếu là tham gia vào một số lĩnh vực cơ khí, điện tử, may mặc, xây dựng, chế biến hải sản, thuyền viên, dịch vụ giúp việc gia đình, chăm sóc bệnh nhân.

Vì sự hạn chế của cơ cấu ngành nghề, mà sự dự định xuất khẩu lao động của người Việt Nam bị do dư hơn, nên đi hay ở lại, một phần là do cơ cấu ngành nghề

<b>3.2. Mơ hình nghiên cứu ngồi nước:</b>

<b>Maruja M.B Asis “ The Philippines: Beyond Labor Migration, Toward Development and ( Possibly) Return</b>

Trở thành Quốc gia Nguồn của Người lao động. Một số yếu tố dẫn đến sự xuất khẩu lao động của Philippines như một nước xuất khẩu lao động lớn ở châu Á và trên toàn thế giới. Khi cuộc di cư lao động quy mô lớn bắt đầu vào những năm 1970, các yếu tố thúc đẩy — vốn đã khá mạnh — trở nên tồi tệ hơn bởi cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Tăng trưởng kinh tế không thể theo kịp tốc độ tăng dân số và đất nước khó có thể cung

19

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

cấp việc làm và mức lương tương xứng trong khi phải vật lộn với vấn đề cán cân thanh toán nghiêm trọng.

Đồng thời, các nước GCC cần cơng nhân để hiện thực hóa các dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của họ. Với cung và cầu hội tụ, Philippines đã chín muồi cho việc di cư lao động quy mô lớn, một cơ hội mà chính phủ Ferdinand Marcos đã nhận ra.

Nhu cầu liên tục về người lao động ở các nước GCC và việc mở cửa thị trường lao động mới ở các khu vực khác, đặc biệt là ở Đông và Đông Nam Á, đã thúc đẩy di cư tiếp tục. Về phía cung, các yếu tố thúc đẩy không giảm bớt. Kinh tế kém phát triển bền vững, bất ổn chính trị, dân số không suy giảm, thất nghiệp dai dẳng và lương thấp tiếp tục buộc mọi người phải ra nước ngoài.

Lưu lượng OFWs, khoảng vài nghìn người mỗi năm vào đầu những năm 1970, đã tăng lên hơn 1 triệu người vào đầu năm 2006 . Riêng năm 2015, hơn 1.844.000 người Philippines đã làm việc ở nước ngoài. Dữ liệu về những người lao động được triển khai bao gồm cả những người đi biển, những người chiếm 20 đến 22% tổng số OFW hàng năm. Người Philippines thống trị ngành công nghiệp đi biển toàn cầu, chiếm từ 25 đến 30% số thuyền viên trên thế giới.

Mơ hình nghiên cứu trước này đã nếu ra được sự dự định đến việc đi xuất khẩu lao động của người lao động có những cơ hội, những yếu tố cải thiện của mơ hình nghiên cứu.

<b>4.Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu: 4.1. Giả thuyết:</b>

Thông qua các bài quảng cáo hoặc các cơng ty mơi giới thì đa phân mọi người đã biết đến XKLĐ. Nhưng có một số người khác thì biết đến thơng qua người nhà hoặc là bạn bè. Gia đình và những người xung quanh là những người có những ảnh hưởng lớn nhất đến bản thân khi bạn có dự định đi XKLĐ. Cịn đối với các quảng cáo hoặc các cơng ty mơi giới thì chúng ta sẽ có một phần đáng ngờ vì khơng có điều gì thật sự khiến cho bản thân tin tưởng khi quảng cáo thật và giả xen kẽ lẫn nhau.

<b>H1: Người thân, bạn bè, … xung quanh tác động đến dự định đi XKLĐ. </b>

XKLĐ đối với người Việt Nam chúng ta hiện nay đã khơng cịn q xa lạ. Đối với đa phần các lao động phổ thơng thì sẽ muốn đi XKLĐ vì họ cảm thấy được có nhiều cơ hội

20

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

dành cho bản thân hơn so với khi làm việc ở trong nước. Ở nước khác mình sẽ được tiếp xúc với mơi trường làm việc tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Học tập được về văn hóa của nước bạn. Sẽ có được nhiều mối quan hệ mới hơn nửa. Ngoài ra bạn cịn có thể hỗ trợ gia đình của mình về mặt kinh tế.

<b>H2: Những cơ hội dành cho bản thân khi đi XKLĐ. </b>

Nhưng đôi khi vẫn có những trở ngại và ngăn cản làm cho bản thân còn ngại khi XKLĐ. Khi người lao động đi qua một đất nước khác để làm việc thì ngơn ngữ giao tiếp vẫn ln là trở ngại đầu tiên và khó nhất đối với mọi người. Ngồi ra thì các cơng ty mơi giới cũng là một phần đáng lo ngại vì khơng biết cơng ty mình đang ký hợp đồng có phải là lừa đảo hay không. Thời gian làm việc dày đặt khiến cho bản thân không chịu nổi áp lực của công việc và sẽ có thể bỏ cuộc giữa chừng hoặc tệ hơn là có những suy tồi tệ làm cho bản thân bị trầm cảm hoặc muốn tự tử

<b>H3: Các thách thức mà bản thân phải đối mặt khi đi XKLĐ.</b>

Các chính sách hỗ trợ mà nhà nước và cơng ty đứa ra mà chúng ta có thể được hưởng trước và trong khi đi XKLĐ: hỗ trợ đào tạo kỹ năng sống, hỗ trợ đào tạo nghề,… Ngoài người lao động cịn được cơng ty dạy các cách giao tiếp cơ bản trước khi người lao động qua nước khác làm việc.

<b>H4: Các chính sách hỗ trợ mà bản thân chúng ta được hưởng khi đi XKLĐ. </b>

Chúng ta sẽ cải thiện bản thân tốt hơn khi XKLĐ vì ở nơi đó chúng ta phải tự lập và không thể dừa hay trong chờ vào ai được hết. Sau khi được tiếp xúc với nền cơng nghệp tiên tiến thì tay nghề của bản thân cũng được cải thiện phần nhiều và kiến thức của bản thân cũng được cải thiện. Người lao động cũng có thể học được thêm một ngơn ngữ khác ngồi tiếng mẹ để của mình.

<b>4.2. Mơ hình nghiên cứu:</b>

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan tài liệu và dự trên các cơ sở lý thuyết của các mơ hình nghiên cứu trước đây được chúng tơi tìm hiểu, từng giả thuyết đều có một danh sách các biến riêng, các biến này thay đổi tương ứng với phạm vi, lĩnh vực, mục tiêu nghiên cứu, điều kiện thực tế.

21

</div>

×