Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn thạc sĩ Luật học: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư 2014 - Thực tiễn tại tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.69 MB, 108 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

THỦ TỤC CAP GIẦY CHUNG NHẬN ĐĂNG KÝĐẦU TU THEO LUẬT ĐẦU TƯ 2014— THỰC TIEN

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tơi.</small>

Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ

cơng trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có

nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo quy định.

Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận

<small>văn này.</small>

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

NGUYEN THI KIM NGAN

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Chữ viết tắt Tiếng Việt

Nghị định số 63/2010/NĐ-CP Nghị định sô 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm sốt <small>thủ tục hành chính thì thủ tục hành chính</small> FDI Doanh nghiệp có von dau tư nước ngồi WTO Tổ chức thương mại thé giới

<small>UBND Uỷ ban nhân dânKCN Khu Công nghiệpCCN Cụm công nghiệp</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1. Tinh cấp thiết của đề tài...--¿-¿- + k3 12151511 11111111111111 1111111101112 x10 | 2. Tình hình nghiên cứu dé tài...¿-¿- + + SE SE 3 E£EEEEEE E221 E111 111111111 1 cxe. 3 <small>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU...-- << 1 1312233211111 11113 51211111 kg. 43.1. Mục đích nghiÊn CỨU...---- 111111811152111 11111111101 111k ng ket 43.2. Nhiệm vụ nghiÊn CỨU...-- - - -- - 52 1138321111332 1 E9 111 9 1 1 ng vn nếp 4</small> 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...- 2-2 - 2+s+s£s+s+£+ze£szxszsex 5 4.1. Đối tượng nghiên CỨU...--¿- ¿2+ SE SEEEE1E1EE1E E1 1212121111111 11111 xe. 5 <small>4.2. Phạm vi nghién CỨU...- - - -- c3 3221111111833339911 11111 111 11111 ng 1 ket 55. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cỨu...- -- 6522 S2 x+sseses 5</small> 6. Y nghĩa khoa học và thực tiễn luận văn ...-- ¿2 5 +2 +2 2£+E+E+E£E£z£zEzxzerczes 5 7. Bố cục của luận VAI... ccceccccecescecescecescscescsesesescescseescseeccsesseseseescseacstecstseescseescaeees 6 Chương 1: NHỮNG VAN DE LÍ LUẬN VE THỦ TỤC CAP GIAY CHUNG NHAN DANG KÝ DAU TƯ VÀ PHÁP LUAT VE THU TỤC CAP GIẦY CHUNG NHAN ĐĂNG KY DAU TƯ...- 2 2s ss£ se se £s£sesesesseessscse Vị 1.1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu

1.1.1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và bản chất pháp lý...---: 7 1.1.2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký dau tư...---- ¿c2 scs+xscsxccez & 1.2. Nguyên tắc thực hiện thu tục cap Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư... 15 1.3. Ý nghĩa của thủ tục cap GCNĐKĐT...-- 5c 2212 SE 2E2EE21211E12E 1E cee. 19 1.4. Pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư...--- 21

1.4.1. Khái niệm pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ky dau tư.... 27 1.4.2. Những nội dung chủ yếu của pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư... -- +. St 1 1111151211111111110 E12 111111110 Ẹ1 1111111111111 ri 23 Chương 2: QUY ĐỊNH CUA LUẬT DAU TƯ 2014 VE THỦ TỤC CAP GIẦY CHUNG NHAN DANG KÝ ĐẦU TƯ VÀ THUC TIEN THỰC HIỆN THU TỤC CAP GIAY CHUNG NHAN ĐĂNG KY DAU TU TẠI TỈNH BAC

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.2. Thực tiễn áp dụng thủ tục cap Giấy chứng nhận đăng ký dau tư tai tinh Bac 2.2.3. Những kết quả đạt được từ thực tiễn áp dụng pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký dau tư tại tinh Bắc Giang...---5-ccsxzcccszszxsrez 47 2.2.4. Một số hạn chế, bất cập từ thực tiễn áp dụng pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ky dau tư tại tinh Bắc Giang và nguyên nhân... 31 2.2.4.1. Hạn chế, bất CẬND...--- ¿5:5 +EE‡E‡EEEEE1E1E515151115111111111111111111101 11 110 51 2.3.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất CGD veecccceescecesesvesesesseseseeeseseesesesees 53 Chương 3: MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHAP NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC HIỆN PHAP LUAT VE THỦ TỤC CAP GIAY CHUNG NHAN DANG KÝ DAU TU TAI TINH BAC GIANG <small>3.1. Sự cân thiét và yêu cau của việc hoàn thiện pháp luật va nâng cao hiệu qua</small> thực hiện pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư... 55

3.1.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký <small>01101157 ...aaaa.aaố... 332</small> 3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư...-- -cc 212 E112121011212121111212111111112121121211112111121 1 ra 3 3.2. Một số kiến nghị nham hoàn thiện pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƯ...- ¿+ s11 E1 1211111115111 11 11111111111 111101110101 2111101110111 1 tre 58

3.2.1. Khắc phục những điểm han chế của quy định pháp luật về thủ tục cấp GCNĐKĐT và sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa một số quy định pháp luật trong Luật Đầu tư và các luật chuyên ngành khác có liên quan...--- - +s+szcscs¿ 59 3.2.2. Hồn thiện cơng tac cơng khai, minh bach hóa thơng tin về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư...---- 2S 2E EEEEEE2E2E 1E E211 rree 60

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3.3.1. Hoàn thiện về cơ chế nhõn sự...-.--: 2+2 S2 SE 232EE3E2E5E2E555555E2E25555E2x. 62 3.3.2. Thực hiện tốt cụng tỏc xõy dựng và quản lý quy hoạch - tiền đề giỳp nhà đầu tư nắm bắt chớnh xỏc thụng tin về địa điểm đầu tư khi lập hồ sơ xin cấp <small>€.9)/9).6211255 5... .-1ọẰÄ... 64</small> 3.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan đăng ký đầu tư với cỏc cơ quan <small>hi OG TIẾN (Ti sài phun aah Gà 12110 12A GA BS SR A A cB SK Sn 65</small> 3.3.4. Tuyờn truyền, phổ biến phỏp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cộng đồng doanh nghiệp và người đõn...-- ¿25s s+x+xscs+: 65 KET LUAN N NH---3DỒỖAAỔỒđíí...ễ 68

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Trong xu thế tồn cầu hóa về kinh tế đã trở thành tất yếu, sự cạnh tranh thu hút vốn đầu tư giữa các nền kinh tế trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Trong cuộc cạnh tranh đó, mỗi quốc gia đều phải quan tâm đến việc tạo dựng một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn, đặc biệt là môi trường pháp lý cho dau tư phải luôn được quan tâm và nhắn mạnh như một yếu tố quyết định. Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (11/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trọng tâm đổi mới là kinh tế nhằm tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với chủ trương đó, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển mình từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với sự đa dạng về các thành phần kinh tế cùng các hoạt động đầu tư kinh doanh, góp phần mạnh mẽ vào việc giải phóng thị trường, tăng quyền tự chủ đầu tư kinh doanh của công dân.

Đề đạt được những thành tựu trên, Đảng và Nhà nước ln có những chính sách, chủ trương dé tạo mọi điều kiện, thu hút các chủ thé tham gia vào hoạt động đầu tư kinh doanh. Chủ thé kinh doanh khi gia nhập thị trường, bên cạnh việc phải <small>thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì trong một</small> số trường hợp nhất định còn phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật đầu tư và pháp luật chuyên ngành về ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do vậy, bất cứ chủ thé kinh doanh nào khi đã thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật và muốn tiễn hành sản xuất kinh doanh đều có thé đăng ký kinh doanh hoặc thực hiện thủ tục đăng ky đầu tư (hay thủ tục cấp GCNDKDT) với co quan Nha nước có thầm quyên.

Năm 2014 là năm của cải cách thê chế với hàng loạt thay đôi tạo nên sự khác biệt về chất của thé chế kinh tế, dự kiến mang lại những tác động to lớn, tích cực đối với mơi trường đầu tư kinh doanh và sự phát triển cộng đồng doanh nghiệp trong các năm tiếp theo đó. Trong đó phải kế đến, Luật Dau tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám (Luật Đầu tư 2014) đã chuyên từ tư duy quản lý hành chính sang tư duy phục vụ doanh nghiệp, đánh dấu những sửa đơi

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Luật Đầu tư 2014 đã có những cải cách mới, đáng ghi nhận về thủ tục hành chính trong thực hiện hoạt động dau tư, đề cao quyén tự do kinh doanh và trao quyền tự chủ nhiều hơn cho doanh nghiệp, sửa đôi bố sung những quy định cũ nhằm tháo gỡ những bắt cập, hạn chế luật cũ, phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Trong các quy định về đầu tư, thủ tục đầu tư nói chung và thủ tục cấp GCNDKDT nói riêng giữ một vai trị quan trọng đối với nhà đầu tư và công tác quản lý của Nhà nước. Quy định về thủ tục cấp GCNĐKĐT xác định các bước đi, trình tự cho các chủ thể kinh doanh (nhà đầu tư) thực hiện quyền năng pháp lý; đồng thời là sự thê hiện ý chí của Nhà nước trong việc thống nhất quan lý hoạt động đầu tư, giám sát các chủ thể kinh doanh ngay từ khi xác lập hoạt động đầu tư, kinh doanh; công nhận và bảo hộ những cá nhân, tô chức tiễn hành kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định, loại bỏ khỏi thị trường những chủ thể không đủ điều kiện <small>kinh doanh.</small>

Ngoài ra, thực hiện thủ tục cấp GCNDKDT là một trong những cách thức dé nhà đầu tư thực hiện quyền tự do kinh doanh của minh thúc day các chủ thé kinh <small>doanh tham gia vào “mot sân chơi chung”. Tuy nhiên, từ quy định của pháp luật</small> đến thực tiễn triển khai áp dụng vẫn cịn nhiều hạn chế, mâu thuẫn, chưa có sự

thống nhất, gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong q trình thực hiện; địi hỏi cần

có những quy định hợp lý và hiệu quả thực thi cao hơn dé phù hợp với thực tế. Điều này cần có sự nghiên cứu, lý giải cả về lý luận và thực tiễn.

Trong vài năm trở lại đây, tỉnh Bắc Giang đã có nhiều nỗ lực trong cơng tác xúc tiền đầu tư nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư. Với xu thế phát triển đó, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đã chú trọng đến cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính; đặc biệt là thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Xuất phát từ các yêu cầu trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Thi tục cấp GCNĐKPĐT theo Luật Dau tw 2014 — Thực tiễn tại tỉnh Bac Giang” đề nghiên <small>cứu và làm luận văn của mình. Đơng thời qua đó, luận văn cũng hướng đên việc tìm</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

kiến nghị, phương hướng, giải pháp hoàn thiện cho phù hợp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Dé xây dựng một quốc gia phén thịnh thì phát triển kinh tế luôn được coi là van đề trọng tâm; tất yếu là tạo môi trường đầu tư kinh doanh cởi mở cho các nhà đầu tư nhăm thúc đây sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước; thu hút nguồn vốn đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài và các tơ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Chính vì lẽ đó, những vấn đề liên quan đến thủ tục đầu tư đã được Nhà nước quan tâm cải cách cũng như được rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu đề cap, lựa

chọn phân tích trong các bài biết, tạp chí, cơng trình nghiên cứu, hội thảo, luận văn,

luận án... điển hình như: Vũ Thị Hoài Hương (2010), “Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hành chính trong dau tư”, 76 chức nhà nước, (02); Từ Thanh Thảo (2012), “Một số vấn đề pháp lý về thủ tục gia nhập thị trường của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Nhà nước và pháp luật, (04); Hội thảo về “Giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện dự án đâu tư tại Việt Nam” tô chức tháng 9 năm 2016 tại Đà Nẵng do Hội đồng tư van cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tổ chức; Hội thao “Lấy ý kiến về các giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện dự án dau tư” tô chức tháng 8 năm 2013 tại Thành phơ Hồ Chí Minh do Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam tơ chức; Nguyễn Khắc Định (2003), Hồn thiện pháp luật về dau tư trực tiếp nước ngoài trong xu hướng nhất thể hóa pháp luật về dau tu ở Việt Nam, Luận án tiễn sĩ luật học, Trường Dai học Luật Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn Thị Lan Phương (2005), Hồn thiện pháp luật về khuyến khích dau tư ở Việt <small>Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; Vũ Lê Quỳnh</small> Ngân (2009), Pháp luật bảo đảm dau tư ở Việt Nam — một số van dé lý luận và thực tiễn, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

Mặc dù, trước đó đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về thủ tục cấp GCNDKDT nhưng những cơng trình đó đã được nghiên cứu trên cơ sở Luật đầu tư 2005 — van ban đã hết hiệu lực và đến thời điểm này, Luật Dau tu 2014 đã có hiệu lực được một khoảng thời gian nhất định (3 năm) nhưng những cơng trình nghiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

hành chính ở Việt Nam đồng thời dựa trên thực tiễn thực hiện pháp luật cả nước nói chung và tại Bắc Giang nói riêng để đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thiện, xây dựng thủ tục cấp GCNĐKĐT đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với xu hướng

của thế giới thì chưa được lựa chọn và nghiên cứu sâu rộng. Như vậy, có thể khang

định: đây là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tiên ở tinh Bắc Giang và chưa từng được cơng bé trong bat kỳ cơng trình khoa học nao.

<small>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1. Mục đích nghiên cứu</small>

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nhằm làm rõ các vẫn đề ly luận va thực tiễn của pháp luật hiện hành về thủ tục cấp GCNDKDT, sự điều chỉnh của pháp luật trong hoạt động cap GCNDKDT trên cơ nghiên cứu một cách có hệ thống Luật Đầu tư 2014; thực tiễn áp dụng pháp luật về thủ tục cấp GCNĐKĐT tại tỉnh Bắc Giang dé từ đó đưa ra phương hướng, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục cấp GCNDKDT của Việt Nam nói chung và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thủ tục cấp GCNDKDT tại tỉnh Bắc Giang nói riêng.

<small>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</small>

<small>Với mục đích nghiên cứu ở trên, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn đượcxác định như sau:</small>

Thứ nhất: Làm rõ những vấn đề lý luận về thủ tục cấp GCNĐKĐT theo hướng đăng ký đầu tư là quyền của nhà đầu tư, kinh doanh và được Nhà nước đảm bảo bằng các quy định của pháp luật;

Thứ hai: Phân tích thực trạng pháp luật về thủ tục cap GCNDKDT, tính phù hợp của quy định pháp luật trong quá trình thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT tại tỉnh Bắc Giang, từ đó đánh giá được những ưu điểm, hạn chế qua việc phân tích nguyên nhân của các bất cập trong quá trình thực thi Luật Đầu tư 2014.

Thứ ba: Trên cơ sở những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về thủ tục cấp GCNĐKĐT tại Bắc Giang, luận văn tập trung đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục cấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn được xác định là các vấn đề ly luận, hệ

thống quy định pháp luật về thủ tục cấp GCNĐKĐT (trường hợp thực hiện thủ tục cấp GCNDKDT, thâm quyền cấp GCNDKDT, thủ tục cấp GCNĐKĐT, hồ sơ dự án đầu tư,...). Thực tiễn áp dụng pháp luật về thủ tục cấp GCNĐKĐT tại tỉnh Bắc Giang nhằm đúc rút hạn chế, bất cập và nguyên nhân của sự bat cập, hạn chế các quy định về thủ tục GCNDKDT

<small>4.2. Pham vi nghiên cứu</small>

Về nội dung, phạm vi nghiên cứu là hệ thống các quy định pháp luật của Việt Nam hiện hành về thủ tục cap GCNDKDT và các van đề có liên quan đến q trình thực hiện pháp luật về thủ tục cấp GCNDKDT.

Về không gian và thời gian, phạm vi nghiên cứu của Luận văn là quy định của Luật Đầu tư 2014 và các văn bản có liên quan về thủ tục cấp GCNDKDT, thực tiễn thực hiện tại tỉnh Bắc Giang từ đó tìm hiểu, phân tích, đánh giá việc thực hiện va áp dụng pháp luật về thủ tục cấp GCNDKDT nhằm đưa ra một số giải pháp hoàn thiện thủ tục cap GCNDKDT.

<small>5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu</small>

<small>Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật</small> lịch sử của Chủ nghĩa Mác — Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước qua các giai đoạn lịch <small>SỬ.</small>

Trên nền tảng của phương pháp luận, tác giả vận dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, hệ thống liên ngành, thống kê gián tiếp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp logic, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch ... để làm sáng tỏ các vấn đề <small>trong phạm vi nghiên cứu của luận van.</small>

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận văn

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

về thủ tục cap GCNĐKĐT. Luận văn cũng làm rõ vai trò, chức năng của pháp luật về thủ tục cap GCNDKDT; đồng thời phân tích sự tác động của pháp luật về thủ tục cấp GCNDKDT tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Vẻ mặt thực tiễn, tác giả đưa ra cái nhìn thực tế về mơi trường đầu tư, những cải cách tích cực và sự thơng thống của quy định pháp luật, những bắt cập còn tồn tại trong quá trình thực hiện thủ tục cấp GCNDKDT, từ đó có những giải pháp hồn thiện pháp luật về thủ tục cap GCNDKDT; góp phan quan trọng vào công cuộc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là các dịng von đầu tư nước ngồi.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ là cơng trình khoa học có <small>giá trị tham khảo cho người đọc trong việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy và áp</small> dụng pháp luật về thủ tục cấp GCNDKDT ở Việt Nam.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài các phần: Mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu,

danh mục tài liệu tham khảo, mở đầu thì nội dung chính của Luận văn gồm 3 <small>chương:</small>

Chương 1: Những van dé lý luận về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Chương 2: Quy định của Luật đầu tư 2014 về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thực tiễn thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại tỉnh Bắc Giang

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại tỉnh Bắc Giang

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

CAP GIẦY CHUNG NHẬN ĐĂNG KÝ DAU TU VÀ PHÁP LUẬT VE THỦ TỤC CAP GIẦY CHUNG NHẬN ĐĂNG KY DAU TƯ

1.1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thủ tục cấp Giấy chứng

nhận đăng ký đầu tư

1.1.1. Giấy chứng nhận đăng ký dau tư và bản chất pháp lý

Trước Luật Đầu tư 2014. việc nhà đầu tư đăng ký dự án đầu tư của mình với cơ quan nhà nước có thâm quyền được ghi nhận thơng qua Giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan khơng quy định cụ thé Giấy chứng nhận đầu tư là gi cũng như vai trò pháp lý của Giấy chứng nhận đầu tư. Điều đó, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về bản chất và ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tư; thậm chí có nhiều trường hợp sử dụng Giấy chứng nhận đầu tư sai mục đích, trái với tinh thần của Luật.

Xuất phát từ tình hình thực tế, pháp luật đầu tư hiện hành, đã có quy định cụ thé về GCNDKDT, có sự phân định rõ ràng giữa GCNĐKĐT và GCNDKDN với mục đích xác định rõ bản chất pháp lý của hai loại giấy tờ này. Cu thé:

Luật Đầu tư 2014 đã ghi nhận và giải thích rõ về thuật ngữ GCNĐKĐT như sau: “Giấy chứng nhận đăng ký dau tu là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin dang ký của nhà dau tư về dự án đâu tư.

Như vậy, qua định nghĩa này ta có thé thay, hình thức của GCNDKDT được

thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bản điện tử; trong đó “Bản điện tử hay văn bản điện tu là dit liệu điện tu duoc tạo trực tuyến hoặc được quét (scan) từ văn bản giấy theo định dạng “.doc” hoặc “pdf” và thể hiện chính xác, toàn vẹn nội dung của văn bản giấy ”” và nội dung của GCNĐKĐT là việc ghi nhận lại thông tin đăng ký đầu tư của nhà đầu tư về dự án đầu tư; tức là ghi nhận lại việc đăng ký đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn dé tiễn hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thê, trong khoảng thời gian nhất định.

`. Khoản 6, Điều 3 Luật Dau tư 2014

?_ Khoản 7 Điều 3 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

nhà đầu tư trong nước và đặc biệt hơn là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với mong muốn thành lập doanh nghiệp và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Hơn nữa, khi nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thâm quyền cap GCNĐKĐT điều đó đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã đáp ứng đủ các điều kiện nhất định theo quy định pháp luật dé thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời sẽ được nhà nước bảo hộ băng những hành làng pháp lý vững chắc.

Trong khi đó, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi nhận là: văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Như vậy, pháp luật hiện hành đã GCNDKDN là một loại văn bản mang tính chất pháp lý do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp, cho phép hoặc đồng ý để một chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh nhất định. Mục đích thông qua việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp giúp nhà nước quản lý, nắm bat và tong hợp được tat cả các chủ thể kinh doanh đang hoạt động trên thương trường dé thực hiện chức năng thu thế, đồng thời đặt cơ sở ban đầu cho công tác quan lý trong khâu hậu kiêm, thực hiện việc điều tiết kinh tế vĩ mô và tạo điều kiện đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thê kinh doanh ngay từ khâu gia nhập thị trường.

Do ban chất phát lý của hai loại GCNDKDN và GCNĐKĐT là khác nhau <small>nên các quy định riêng biệt về thủ tục câp đôi với hai loại giây này luôn cân thiệt.</small>

1.1.2. Thủ tục cắp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thủ tục hành chính <small>1.1.2.1.1. Khải niệm thủ tục hành chính</small>

Theo cách hiểu thơng thường thì thủ tục là cách thức tiễn hành cơng việc, nội dung, trình tự nhất định theo quy định của Nhà nước. Dé đạt được hiệu quả cao trong q trình giải quyết cơng việc nhất định đó chúng ta cần thiết lập các bước theo một trật tự logic, hợp lý; đồng thời đưa ra cách thức thực hiện đối với từng bước trên cơ sở quy định chặt chẽ và thống nhất. Qua đó có thé hiểu một cách

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

được kết quả mong muốn.

Hoạt động của các cơ quan Nhà nước cần phải tuân thủ quy định pháp luật về cơ cau tô chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc biệt là tuân thủ nghiêm chỉnh các quy tắc, chế độ được pháp luật quy định để giải quyết công việc trong chức năng, nhiệm vụ được giao. Những quy tắc, chế độ, phép tắc đó chính là những quy định về trình tự, cách thức sử dụng thâm quyén của cơ quan hành chính Nhà <small>nước khi thực hiện chức năng quản lý hành chính cơng hay cịn được gọi là thu tuchành chính.</small>

Thủ tục hành chính có thể được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, nếu tiếp cận từ bản chất thì thủ tục hành chính là thuộc tính của hoạt động quản lý hành chính của co Nhà nước và là phương thức phục vụ công quyên.

Bên cạnh đó, ở góc độ khoa học pháp lý, theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm sốt thủ tục hành chính thì thủ tục hành chính được hiểu như sau: “Thi tuc hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hô sơ và yêu câu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyên quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”.

Từ cách hiểu thông dụng nhất đến định nghĩa về thủ tục hành chính được đưa <small>ra tại văn bản pháp luật thì nội dung khái niệm thủ tục hành chính được nêu trong</small> khoa học pháp lý là cách hiểu day đủ nhất. Từ đó, ta có thé đánh giá đúng ý nghĩa vai trị của thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho việc tìm hiểu nhu cau, định ra phương hướng, biện pháp thích hop dé cải cách thủ tục hành chính nhằm xây dựng nền hành chính hiện đại đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện hiện nay theo đúng mục tiêu và nhiệm vụ của Nghị quyết sỐ 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về ban hành chương trình tổng thé cải cách hành <small>chính nhà nước giai đoạn 2011 — 2020.</small>

Tóm lại, hiểu theo một cách khái qt nhất thì thủ tục hành chính là cách thức tô chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính bao gồm trình tự, nội dung, mục đích, cách thức

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

tiễn hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các cơng việc của cơ quan <small>quản lý hành chính nhà nước.</small>

1.1.2.1.2. Đặc điểm thủ tục hành chính

Mặc dù có nhiều thủ tục hành chính khác nhau nhưng do tính thống nhất của quản lý hành chính nhà nước nên các thủ tục hành chính có một số đặc điểm chung <small>sau đây:</small>

Thứ nhất, thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước hay thủ tục hành chính được thực hiện bởi các chủ thé quan ly hanh chinh nha <small>nước.</small>

Hoạt động quản lý chủ yếu là hoạt động áp dụng pháp luật mà ở đó hành vi áp dụng pháp luật liên quan chủ yếu đến việc xác định tình trạng thực tế của vụ việc, lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng và ra quyết định về vụ việc đó. Hoạt động quản lý nhà nước sẽ phát huy hiệu quả tốt khi các chủ thể quản lý hành chính <small>nhà nước thực hiện nghiêm túc các thủ tục hành chính theo đúng quy định pháp</small> luật. Thực tế cho thấy, mỗi lĩnh vực đều có những cách thức quản lý khác nhau <small>thông qua việc quy định thủ tục hành chính riêng biệt.</small>

Quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan, tô chức, cá nhân được nhà nước trao quyền và quan trọng nhất phải ké đến là co quan hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thông cơ quan này. Bên cạnh đó, cơ quan <small>hành chính lại có chức năng quản lý hành chính nhà nước và cán bộ, cơng chức</small> trong hệ thống cơ quan đó là người trực tiếp tham gia vào q trình giải quyết cơng việc theo thủ tục hành chính nhất định liên quan đến các hoạt động quản lý nhà <small>nước đã được pháp luật quy định.</small>

Thứ hai, thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục — là cơ <small>sở cho các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng của mình.</small>

Quy phạm thủ tục là một bộ phận cầu thành quy phạm pháp luật hành chính bao gồm tồn bộ các quy tắc pháp lý quy định về trình tự thực hiện thâm quyền của các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết công việc và thực hiện nghĩa vụ với cơ <small>quan Nhà nước, tô chức và cơng dân.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Với vai trị là một quy phạm thủ tục, thủ tục hành chính góp phần quan trọng giúp các quy phạm nội dung của luật pháp được triển khai một cách thuận lợi, theo tuần tu; đồng thời làm cho việc thực thi, áp dụng pháp luật trên thực tế khơng gặp phải những khó khăn nhất định và dễ đi vào đời sống.

Như phân tích tại đặc điểm thứ nhất của thủ tục hành chính thì hoạt động quản lý nhà nước sẽ phát huy hiệu quả tốt khi các chủ thể quản lý hành chính nhà <small>nước thực hiện nghiêm túc các thủ tục hành chính theo đúng quy định pháp luật. Do</small> đó, thủ tục hành chính như một nhân tố đảm bảo quan trọng cho sự hoạt động chặt chẽ trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, chức năng quản lý; đồng thời là chuẩn mực hành vi, là kim chỉ nam cho công dân và công chức nhà nước <small>thực hiện nghĩa vụ của mình với Nhà nước. Từ đó, các cơng việc hành chính đượcxử lý nhanh chóng, đạt được những hiệu quả pháp luật theo đúng dự tính và tạo sự</small> thống nhất trong hoạt động quản lý Nhà nước.

Thứ ba, thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt

Mỗi hoạt động quản lý hành chính nhà nước ln chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau như thấm quyền, năng lực của chủ thé quản lý, đặc điểm của đối tượng quản lý, điều kiện, hoàn cảnh diễn ra hoạt động quản lý...

Do đó, dé quyền và nghĩa vụ của các chủ thê được thực hiện và đảm bảo thoe đúng tinh thần pháp luật quy định thì thủ tục hành chính với tính chất là cách thức thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước luôn phải đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo. Đặc biệt là trong bối cảnh của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, các thủ tục hành chính liên quan đến người nước ngồi cần phải phù hợp với thơng lệ quốc tế. Đặc biệt là khi nền hành chính nhà nước hiện nay đang chuyền từ hành chính cai quản sang hành chính phục vụ thì tính mềm dẻo, linh hoạt của thủ tục hành chính càng phải chú trọng hơn nhằm tạo nên những quy trình hợp lý trong hoạt động quản <small>lý Nhà nước.</small>

Vì vậy, khi xây dựng thủ tục hành chính, cơ quan Nhà nước có thâm quyền xây dựng và ban hành phải có nhận thức đúng đắn về đặc trưng này của thủ tục hành chính nhằm tạo ra sự thơng thống cho hoạt động quản lý; ngược lại sẽ làm xơ cứng hoạt động quản lý, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cũng

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

không nên cường điệu hóa tính linh hoạt của thủ tục hành chính dẫn đến việc hiểu sai và vận dụng không phù hợp theo hướng đặt ra quá nhiều thủ tục hoặc thay đổi tùy tiện làm cho hoạt động quan lý thiếu tính ơn định.

1.1.2.2. Nhận diện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký dau tw 1.1.2.2.1. Khái niệm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký dau tư

Trong bối cảnh, xu thế kinh tế tăng trưởng khắp tồn cầu, mỗi quốc gia khơng chỉ phát huy, tăng cường tiềm lực kinh tế của mình mà cịn khơng ngừng mở rộng giao lưu thương mại với các nước khác. Do đó, dé gia nhập thị trường và tiến hành những hoạt động sản xuất, kinh doanh thì mỗi chủ thể kinh doanh hay nhà đầu tư pháp đáp ứng rất nhiều điều kiện như: chủ thể, vốn, ngành nghé kinh doanh, trụ sở và đặt biệt là tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp, chủ thể kinh doanh có thê tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ngay từ đầu (chỉ áp dụng với nhà đầu tư trong nước) mà trước khi <small>đăng ký thành lập doanh nghiệp họ còn phải thực hiện một thủ tục có vai trị quan</small> trọng song song đó là thủ tục cấp GCNĐKĐT để tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi”).

Thủ tục là phương thức giải quyết một công việc theo một trình tự nhất định bao gồm các nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn Ý. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy: Thủ tục cấp GCNĐKĐT là phương thức giải quyết thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư theo một trình tự nhất định dé cấp GCNDKDT cho nhà dau tư khi hồ sơ dự án tư đã được thâm tra và đáp ứng đủ điều kiện.

Bên cạnh đó, thủ tục cấp GCNĐKĐT là một thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư mà theo đó nhà đầu tư phải thực hiện với cơ quan Nhà nước có thâm quyền để từng bước gia nhập vào thị trường đầu tư kinh doanh. Khi đó, cơ quan Nhà nước có thâm quyền sẽ xem xét và cap GCNĐKĐT cho nhà dau tư theo đúng quy định. GCNDKDT là căn cứ dé nhà đầu tư thực hiện các quyền tiếp theo của mình trong khn khổ pháp luật.

> Điều 22 Luật Dau tư 2014

*, Phân tích tại Mục 1.1.1.1 Chương 1 Luận văn

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Vì vậy, dưới góc độ khoa học pháp lý khi đưa ra định nghĩa về thủ tục hành chính (Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP) thì thủ tục cap GCNĐKĐT là: “toàn bộ các quy tắc, chế độ pháp lý quy định về trình tự, trật tự, thực hiện thẩm quyên của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết nhiệm vụ nhà nước và cấp Giấy chứng nhận đăng ký dau tư liên quan đến nha dau tư tạo thành hệ thong quy phạm thủ tục, có tính bắt buộc các cơ quan nhà nước cũng như các công chức nhà nước phải tuân theo trong q trình giải quyết cơng việc thuộc chức năng và thẩm qun của mình ” và cũng có thê hiểu là tồn bộ những cơng việc cần thiết mà các chủ thé có liên quan phải thực hiện khi cap GCNDKDT.

Từ đây có thê hiểu: Thủ tục cap GCNDKDT là một trong những thủ tục pháp lý bắt buộc bao gồm thứ tự các bước nhất định mà theo đó nhà đầu tư phải tuân theo nhằm khai báo với co quan nhà nước có thâm quyền về vốn đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm dự kiến đầu tư... theo đúng quy định pháp luật với nội dung cụ thể và <small>được Nhà nước ghi nhận thông qua GCNDKDT.</small>

1.1.2.2.2. Đặc điểm của thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký dau tr

GCNDKDT là một văn bản mang tính pháp ly do co quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà dau tư theo thủ tục pháp luật quy định nhằm tạo tiền đề dé ghi nhận về mặt pháp ly cho hoạt động đầu tư kinh doanh của chủ thé đó. Vì vậy, thủ tục cấp GCNĐKĐT mang những đặc điểm của một thủ tục hành chính như: là thủ <small>tục thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước hay thủ tục hành chính được thực hiện</small> bởi các chủ thé quản lý hành chính nhà nước; được điều chỉnh bằng quy phạm pháp luật; có tính mềm dẻo, linh hoạt và nó cũng phải đảm tối thiểu những bước, tài liệu trong hồ sơ và thời gian giải quyết nhất định.

Tuy nhiên, do hoạt động quản lý trong lĩnh vực khác nhau và được điều chỉnh bởi quy phạm nội dung khác nhau nên bên cạnh những đặc điểm chung vốn có của một thủ tục hành chính thì thủ tục cấp GCNDKDT cịn mang một số điểm <small>riêng biệt có tính đặc thù sau:</small>

Thit nhất, thủ tục cap GCNĐKĐT được xác định bởi các quy phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư và hoạt động cấp GCNĐKĐT. Các quy phạm đó trực tiếp quy định trường hợp thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT, thâm quyền cấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

GCNĐKĐT, các quyền và nghĩa vụ co bản của cơ quan có thâm quyền cấp GCNDKDT, cơ quan có liên quan trong q trình cap GCNDKDT; quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của nhà đầu tư khi thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT và các quy định về cách thức, trình tự thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT, thời hạn giải quyết các bước của thủ tục cấp GCNDKDT.

Thứ hai, thủ tục cấp GCNDKDT được thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thâm quyền trong lĩnh vực đầu tư và lĩnh vực khác có liên quan. Theo quy định pháp luật đầu tư hiện hành thì cơ quan Nhà nước có thâm quyên thực hiện cấp GCNDKDT bao gồm: Sở kế hoạch đầu tu; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế”. Những cơ quan này sẽ thực hiện việc cấp GCNĐKĐT theo thẩm quyền tùy thuộc vào địa điểm thực hiện của mỗi dự án đầu tư. Khi đó, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, cap GCNDKDT đối với các dự án dau tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao, khu kinh tế; cịn Sở kế hoạch đầu tư tiếp nhận, cấp GCNDKDT đối với các dự án ngồi khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao, khu kinh tế. Ngồi ra, trong quá trình cơ quan đăng ký đầu tư cấp GCNDKDT cịn có sự phối hợp của một số cơ quan quản lý Nhà nước khác như: Sở <small>Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Công thương.... Các cơ quan này sẽ</small> phối hợp với cơ quan đăng ký đầu tư dé thâm định một số nội dung của dự án liên quan đến phạm vi chuyên môn mà mình phụ trách; từ đó giúp cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thứ ba, thủ tục cấp GCNĐKĐT có tính ngun tắc. Nhà nước ban hành các quy định cụ thể nhằm điều chỉnh và quản lý một cách chặt chẽ, có hệ thống việc cấp GCNDKDT của cơ quan quan lý dau tư và hoạt đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư khi thực hiện dự án. Khi thực hiện thủ tục cấp GCNDKDT, nha đầu tư phải tuân thủ các quy định về thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện được cấp GCNDKDT do Nhà nước quy định. Bên cạnh đó, các co quan Nhà nước có thấm quyền nhân danh quyền lực Nhà nước thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình xem xét, đánh <small>giá các tiêu chí, mức độ phù hợp của dự án dự kiên đâu tư của nhà đâu tư nêu trong</small>

> Điều 38 Luật Đầu tư 2014

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

hồ sơ dự án với các quy định pháp luật có liên quan dé giải quyết theo đúng thời hạn, thủ tục hiện hành và cấp GCNĐKĐT cho nhà đầu tư khi họ đáp ứng đủ các điều kiện.

1.2. Nguyên tắc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Thủ tục cấp GCNDKDT là một trong những thủ tục đầu tư được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật đầu tư. Tất yếu, muốn hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư được thực hiện một cách hiệu quả thì quy phạm điều chỉnh các thủ tục đầu tư nói chung và quy phạm điều chỉnh thủ tục cấp GCNDKDT nói riêng khi triển khai thực hiện cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu mang tính nguyên tắc như

Thứ nhát, về nguyên tắc thâm quyền; theo đó chỉ có co quan Nhà nước có thâm quyền do pháp luật quy định mới có quyền quy định, thực hiện thủ tục cấp <small>GCNDKDT và phải thực hiện đúng trình tự với những phương tiện, biện pháp va</small> hình thức được pháp luật cho phép; tức là chính các cơ quan này là chủ thé dé ra các thủ tục để giải quyết vụ việc cụ thể trong quá trình cấp GCNDKDT phù hợp với chức năng quản ly được giao. Do đó, họ có nghĩa vụ thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT đã được ban hành. Nguyên tắc này đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước; đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư

Bên cạnh đó, cần có những quy định rõ rang về quy chế làm việc của cán bộ, cơng chức phụ trách dé tránh tình trạng vơ trách nhiệm trong cơng tác; từ đó giảm phiền hà cho người dân trong q trình giải quyết cơng việc có liên quan. Khi đó:

Những cơng việc đã có di hồ sơ, thủ tục, thì cơ quan có thẩm quyên phải giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật, khơng được trì hỗn dưới bất kỳ hình thức nào, ké cả trường hợp không giải quyết được cũng phải nói rõ lý do dé dân biết. Nếu hồ sơ thủ tục chưa day đủ, thì phải hướng dan cụ thé dé đương sự không phải di lại nhiều lan. Những công việc liên quan đến nhiều bộ phận trong cơ quan thì thủ trưởng cơ quan phải dé ra quy

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

chế phối hợp giải quyết trong nội bộ cơ quan dé công dân, tô chức có yêu câu làm đâu mối tiếp xúc, nhận hồ sơ và giải quyết công việc."

Thứ hai, khi thực hiện thủ tục cấp GCNDKDT phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng

Nguyên tắc này phản ánh mối quan hệ tương quan giữa cơ quan Nhà nước có thâm quyền ban hành, thực hiện thủ tục cấp GCNDKDT với cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình cap GCNĐKĐT theo quy định pháp luật. Khi đó, các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ cần thiết một cách trung thực theo quy định pháp luật và theo yêu cầu có căn cứ của cơ quan Nhà nước có thâm quyên; qua đó cơ quan Nhà nước có thâm quyền tiếp nhận thông tin, tài liệu của chủ thể kinh doanh, xem xét, tính hợp lệ của hồ sơ dựa trên cơ sở pháp luật và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ, tài liệu cần thiết (nếu cịn thiếu) nhằm giải quyết cơng việc một cách thuận lợi, khách quan nhất và không gây phiền hà cho nhà đầu tư.

Thứ ba, thủ tục cấp GCNĐKĐT phải rõ ràng, công khai và minh bạch. Điều này xuất phát từ ngun tắc cơng khai hóa thủ tục hành chính và được thực hiện dựa trên tinh thần Thông tư số 96-BT ngày 31/5/1994 của Văn phịng chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 38 của Chính Phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tô chức đó là:

Tại địa điểm tiếp dân, phải có bảng niêm yết công khai các thủ tục giải quyết từng việc, những giấy tờ cân thiết phải có di và thời hạn giải quyết nếu việc nào can có phí hoặc lệ phí thì phải niêm yết cơng khai. Những công việc liên quan đến nhiêu bộ phận trong cơ quan thì phải tổ chức lại dây truyền giải quyết công việc cho hợp lý, tránh để dân phải di lại nhiễu cửa, nhiều bộ phận trong một cơ quan mới giải quyết được một việc. Những nơi có đơng người đến u cẩu giải quyết cơng việc thì cơ quan phải tăng số người dé giải quyết, không dé dân phải chờ đợi lâu.

6 a. gov.vn/uploads/resources/admin/chuyenvien/ChuyenDeS.pdf

<small>Chuyên đê 5 Thủ tục hành chính Nhà nước — Bộ Nội vu</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Như vậy, tính rõ ràng và cơng khai trong hoạt động cap GCNDKDT sẽ được thể hiện ở chỗ: Tại điểm tiếp nhận hồ sơ xin cấp GCNDKDT (hay còn gọi là bộ phận một cửa), cơ quan phụ trách phải tiễn hành niêm yết đầy đủ tên thủ tục, trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, hồ sơ cần thiết, thời gian giải quyết hồ sơ, đối tượng thực hiện thủ tục, cơ quan thực hiện thủ tục, kết quả thực hiện thủ tục GCNDKDT kèm theo mau tờ khai (nếu có) theo quy định pháp luật dé nhà đầu tư biết được quy trình, thủ tục, các điều kiện cần và đủ khi thực hiện thủ tục cấp <small>GCNDKDT.</small>

Có thé nói đây là một nguyên tắc quan trong, góp phan han chế tơi da những tiêu cực có thé nảy sinh trong q trình thực hiện thủ tục cấp GCNDKDT giữa cơ quan đăng ký đầu tư với nhà đầu tư; làm trong sạch bộ máy quản lý, tránh việc nhũng nhiễu, cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn từ chính cán bộ làm cơng tác đăng ký đầu tư, từ đó tháo gỡ những rào cản khơng đáng có cho nhà đầu tư, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc.

Thứ tw, các bên tham gia thủ tục GCNDKDT bình dang trước pháp luật. Bình dang trước pháp luật là một trong những nguyên tắc được thé chế hóa trong nhiều văn kiện quốc tế và quốc gia; điển hình là Tun ngơn Quốc tế Nhân Quyền và đạo luật cơ bản của Việt Nam (Hiến pháp); trong đó Điều 16 Hiến pháp 2013 đã khang định: “Moi người déu bình dang trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội ”

Sự bình đăng trước pháp luật giữa các chủ thể tham gia thủ tục cấp GCNDKDT có một vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ, thủ tục cấp GCNDKDT ln có sự tham gia của chủ thé sử dụng quyền lực Nha nước — chủ thé bắt buộc (Cơ quan Nhà nước có thâm quyên thực hiện thủ tục cap GCNDKDT) và chủ thé phục tùng quyền lực Nhà nước — chủ thé thường (nhà đầu tư); trong đó chủ thé bắt buộc có quyền nhân danh quyền lực Nhà nước để áp đặt ý chí đối với chủ thể thường. Tuy nhiên, yếu tố bình đăng trước pháp luật được thể hiện dưới góc độ, các bên đều có quyền đưa ra những yêu cầu hợp pháp phù hợp với quyền và nghĩa vụ của mình; đồng thời đáp lại yêu cầu hợp pháp với bên kia theo quy định pháp luật mà không bị bat kỳ phân biệt đối xử nào. Pháp luật đầu tư nói chung và những quy định về thủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

tục cap GCNDKDT nói riêng ln tạo điều kiện và đưa ra những bảo đảm pháp lý như nhau cho các bên tham gia thủ tục cấp GCNĐKĐT thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Bên cạnh đó, nếu có sự sai phạm thi bất kế chủ thé nào cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình <small>trước pháp luật.</small>

Thứ năm, thủ tục cấp GCNDKDT được thực hiện đơn giản tiết kiệm

Đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả là mục tiêu khi xây dựng, thực hiện các thủ tục hành chính nói chung và thủ tục cấp GCNDKDT nói riêng.

Luật Đầu tư 2014 ra đời với tinh thần thơng thống, cởi mở, khắc phục những tồn tại của văn bản luật trước đó theo hướng: “cởi trói cho dau tư trong mước ”, thu hẹp phạm vi áp dụng GCNDKDT đối với doanh nghiệp FDI đồng rút ngắn thời gian cap GCNDKDT.

Bên cạnh đó, quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh thủ tục cấp GCNĐKĐT quy định ở mức tối thiêu nhất các khâu, các công việc với sự tham gia của các chủ thé có thầm quyền ln cần thiết đảm bảo việc thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT khơng bị lãng phí thời gian, trí tuệ vào những hoạt động khơng cần thiết. Điều này giúp cho các chủ thé tham gia thủ tục cấp GCNDKDT thực hiện một cách dé dang, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư.

Ngày 27 tháng 12 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ cơng dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo đó, để phù hợp với thời điểm hoàn thành, vận hành của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Kế hoạch và Dau tư có trách nhiệm sửa đơi, bố sung, thay thế hoặc hủy bỏ, bãi bỏ thủ tục hành chính, giấy tờ công dân trong năm lĩnh vực: <small>1-Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp; 2- 1-Thành lập và hoạt động của hợp tác</small> xã; 3- Đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; 4- Đầu tư tại Việt Nam; 5- Đấu thầu. Trong đó, điển hình là lĩnh vực đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký dau tư ra nước ngoài đối với du án thuộc diện Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, bãi bỏ yêu cầu về thành phần hồ sơ là “bản <small>sao chứng mình nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu” đôi với nhà dau tư là cá</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

nhân; đồng thời thay thế các thông tin về công dân nêu tại Khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân. Sự đơn giản, tiết kiệm trong thủ tục cap GCNDKDT khơng chi góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện mà còn là là đòn bây quan trọng trong việc thu hút đầu tư; đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

1.3. Ý nghĩa của thủ tục cấp GCNĐKĐT

Thủ tục cấp GCNĐKĐT là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước; đồng thời là một biện pháp dé thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân. Do đó, thủ tục cap GCNDKDT mang những ý nghĩa nhất định trong hoạt động quản lý của Nhà nước, đối với nhà đầu tư và đối với xã hội.

Thứ nhất, đối với Nhà nước, thủ tục cấp GCNDKDT tạo được hành lang pháp lý quan trọng đề từ đó Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình đối với các thành phần kinh tế - xã hội, kiểm soát các hoạt động kinh tế đã đặt ra (nói cách khác thủ tục cap GCNDKDT là cơng cụ quản ly của Nhà nước đối với các chủ thé kinh doanh). Đứng trên phương diện quan ly Nhà nước việc quy định các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT” nhằm hiện thực hóa quyền lực hành chính của Nhà nước và Nghị định 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 về giám sát và đánh giá đầu tưu coi GCNDKDT là căn cứ duy nhất để Nhà nước thực hiện chế độ hậu kiểm đối với dự án đầu tư.

Hoạt động đầu tư của các chủ thể kinh doanh luôn luôn thay đổi và phát triển theo hướng hội nhập sâu rộng. Việc đầu tư kinh doanh có thé được thực hiện dưới

nhiều hình thức như: thành lập tơ chức kinh tế, đầu tư góp von, mua cổ phần, phần

vốn góp của tơ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự an đầu tư. Xuất phát từ tính đa dạng của hoạt động đầu tư kinh doanh nên Nhà nước luôn hướng đến cách quản lý thống nhất, mang lại hiệu quả cao và các quy phạm về thủ tục cấp GCNĐKĐT trong Luật đầu tư 2014 cũng khơng nằm ngồi định hướng <small>quản lý đó.</small>

Hoạt động cap GCNDKDT là một trong những yếu tô giúp Nha nước thực <small>hiện hiệu quả công tác quản lý, như:</small>

7 Khoản 1 Điều 36 Luật Đầu tư 2014

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

- Tập hợp thông tin nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của các loại hình kinh doanh và các thành phần kinh tế như: tên, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật, địa điểm đầu tư, mục tiêu, quy mơ thực hiện đầu tư, tình hình thực hiện dự án, tình hình khai thác, vận hành dự án, tình hình thực hiện u cầu về bảo vệ mơi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản của dự án hay tiến độ thực hiện dự án và việc thực hiện các nội dung khác được quy định tại GCNĐKĐT .... Đây là những thông tin ma chủ thé kinh doanh cam kết, đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư, là cơ sở dé nhà nước tiến hành theo dõi, kiểm tra, đánh giá, hoạt động của các tô chức kinh tế khi thực hiện dự án đầu tư. Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện đúng cam kết trong đề xuất đầu tư và được ghi nhận tai GCNDKDT; ngược lại nếu thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện chậm so với thời gian <small>quy định trong GCNDKDT sẽ bi coi là hành vi vi phạm pháp luật.</small>

- Định hướng, điều tiết, xây dựng chính sách phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước. Căn cứ vào tình hình lập hồ sơ dự án đầu tư và xin cấp GCNĐKĐT của nhà đầu tư, cơ quan chức năng có được những số liệu chính xác nhất về tình hình, xu hướng phát triển thị trường, quy mô, lĩnh vực địa bàn đầu tư... Đây là những dữ liệu đầu vào quan trọng trong việc nắm bắt các yếu tố kinh doanh, tình hình phát triển kinh tế trong các ngành, lĩnh vực nhằm đánh giá việc áp dụng các quy định pháp luật về thủ tục cấp GCNĐKĐT trong thực tiễn; từ đó đưa ra các chủ trương khuyến khích hay hạn chế đầu tư phù hợp và kịp thời.

Thứ hai, đối với nhà đầu tư, thực hiện thủ tục cấp GCNDKDT nham bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư (đối với trường hợp phải xin xấp GCNĐKĐT trước khi triển khai hoạt động kinh doanh), tạo nên tảng cho họ khi trở thành một thực thể kinh tế đủ điều kiện tham gia thị trường. Tức là, sau khi được cấp GCNĐKĐT nhà đầu tư có quyên tiến hành các hoạt động dau tư đã đăng ký với co quan Nhà nước có thẩm quyền và GCNDKDT là bằng chứng pháp lý chứng minh nha dau tư hoạt <small>động kinh doanh một cách hợp pháp.</small>

Cấp GCNDKDT là một thủ tục pháp lý nhằm hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh và hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư với nguồn vốn nhất

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

định tại địa điểm đầu tư cụ thé của nhà đầu tư. Do đó, ké từ khi được cấp GCNĐKĐT, nhà đầu tư đã bước đầu tham gia vào thị trường và họ sẽ được Nhà nước đảm bảo việc thực hiện những quyền năng nhất định trong hoạt động kinh <small>doanh.</small>

Quy định các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT góp phần <small>bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam không bị các doanh nghiệp nước</small> ngồi thâu tóm; đồng thời nhằm quản lý chặt chẽ hơn việc bảo vệ môi trường kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh đó, thủ tục cấp GCNDKDT chính là sự bảo hộ vững chắc đối với nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngồi trong q trình triển khai dự án đầu tư <small>tại Việt Nam theo quy định pháp luật.</small>

Thứ tư, đối với xã hội

Bat kỳ hoạt động đầu tư kinh doanh nào khi ra đời đều mang một trọng trách riêng, một mặt giúp Nhà nước tăng trưởng kinh tế nhưng cũng giữ vai trò quan trọng trong vấn đề tạo việc làm và thu nhập cho người dân, thúc đây kinh tế - xã hội phát triển.

Thông qua thủ tục cấp GCNĐKĐT, cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dau tư, các chủ thé kinh doanh ... có thé xác định được mức độ hap dẫn của thị trường dau tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế; đồng thời phát huy mọi nguồn lực của xã hội, của nhân dân, khắc phục khuynh hướng đầu tư chỉ dựa vào ngân sách nhà nước; từ đó thúc đây, kêu gọi đầu tư với những ngành nghé đa dạng hơn. Ngược lại, xã hội có thể có những đánh giá tác động ngược trở lại đối với hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, sự phát triển kinh tế của từng địa phương, trong phạm vi cả <small>nước, khả năng đảm bảo trật tự kinh doanh của nhà nước và bảo vệ lợi ích của các</small> chủ thể kinh doanh trong xã hội thông qua những thông tin trong GCNĐKĐT đã <small>được cơng khai hóa.</small>

1.4. Pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1.4.1. Khái niệm pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký dau tw Đối với mỗi một doanh nghiệp, dé gia nhập thị trường va tiến hành hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

động sản xuất, kinh doanh đòi hỏi phải có rất nhiều điều kiện như: vốn, địa điểm, phương án kinh doanh, yêu cầu về tổ chức, thành lập, quản lý một doanh nghiệp... Trong đó, bên cạnh việc phải tiến hành đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thâm quyền thi trong một số trường hợp chủ thé kinh doanh còn phải thực hiện thủ tục cấp GCNDKDT với mục đích ghi nhận sự ra đời của doanh nghiệp như một thực thé pháp lý độc lập. Đồng thời, đây là quy định mang tinh chất bắt buộc và đóng vai trị quan trọng trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của <small>doanh nghiệp.</small>

Trong quá trình thực thi thủ tục cấp GCNĐKĐT cả doanh nghiệp và cơ quan đăng ký đầu tư cũng như các cơ quan khác có liên quan đều phải chịu sự tác động và điều chỉnh của pháp luật, vì vậy, có thé đưa ra khái niệm: “Pháp luật diéu chỉnh hoạt động thủ tục cấp GCNDKPT là tổng thé các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để nhằm điều chỉnh những van dé trình tự, thủ tục cấp GCNPKPT của các chủ thể kinh doanh tại cơ quan đăng ký dau tư cũng như trong quá trình thực hiện hoạt động dau tu kinh doanh ”.

Theo khái niệm trên, pháp luật điều chỉnh hoạt động thủ tục cấp GCNĐKĐT được hiểu là những quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ xã hội giữa chủ thê đăng ký đầu tư và cơ quan đăng ký đầu tư trong việc thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, các biện pháp chế tài dé đảm bảo việc đăng ký đầu tư được thực hiện đúng pháp luật và những vấn đề khác liên quan đến hoạt động đăng ký đầu tư.

Quy định pháp luật về thủ tục cấp GCNDKDT là một tat yếu khách quan, tạo ra những đảm bảo pháp lý về điều kiện, trình tự, thủ tục, để chủ thể kinh doanh vận <small>dụng khởi sự doanh nghiệp, n tâm khi lựa chọn một mơ hình kinh doanh. Thông</small> qua việc ban hành những QPPL về thủ tục cấp GCNĐKĐT đề nhà nước ghi nhận sự ra đời của một thực thé kinh doanh, đồng thời kiểm sốt q trình hình thành, phát triển của một loại hình kinh doanh theo hướng tích cực, loại bỏ những doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật ngay từ đầu, nhằm tạo nên một mơi trường kinh doanh lành mạnh, bình đăng, đảm bảo những lợi ích của nền kinh tế thị trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

1.4.2. Những nội dung chủ yếu của pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận dang ký dau tw

Trong một số trường hợp, dé đảm bao cho hoạt động dau tư kinh doanh của mình hợp pháp chủ thể kinh doanh sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư với tồn bộ những thơng tin về dự án đầu tư và doanh nghiệp mà mình dự kiến thành lập. Khi tiến hành thủ tục cấp GCNĐKĐT tại cơ quan nha nước có thấm quyền chủ thé kinh doanh mới được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh như: sản xuất, trao đôi, mua bán, thực hiện các dịch vụ... Như vậy, thủ tục cấp GCNĐKĐT là một thủ tục hành chính, ở đó cơ quan đăng ký đầu tư sẽ xem xét và phối hợp với các cơ quan có liên quan nhằm đưa ra quyết định hành chính cho phép cá nhân hoặc tơ chức được thực hiện dự án đầu tư trong một phạm vi nhất định. Quyết định của cơ quan đăng ký đầu tư được thể hiện dưới hình thức “giấy chứng nhận đăng ký dau tr”

Thông qua việc cấp “giấy chứng nhận đăng ký đấu tr” là một biện pháp quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh, hạn chế hoạt động kinh doanh trái pháp luật, đồng thời qua đó Nhà nước nắm bắt được tình hình phát triển kinh tế trong các ngành, các lĩnh vực và có các chính sách thích hợp dé điều tiết nền kinh tế. Ngoài ra, việc cấp GCNDKDT cịn góp phan đảm bảo quyền lợi chính đáng <small>cho người kinh doanh và người tiêu dùng.</small>

Tùy thuộc vào đặc trưng của chính sách phát triển kinh tế và sự điều chỉnh pháp luật nội dung ở mỗi quốc gia mà pháp luật các quốc gia quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có những điểm riêng biệt nhất định.

Mặc dù vậy, pháp luật về thủ tục cấp GCNĐKĐT vẫn có những nội dung nhất định quy định về: chủ thể tham gia thực hiện thủ tục, thâm quyền cấp GCNĐKĐT; hồ sơ chuẩn bị những gì, các bước tiến hành, đăng ký ở đâu, đăng ký băng hình thức nao, thời gian dé được cấp GCNĐKĐT... Trong đó:

- Về thấm quyền cấp GCNDKDT: Có thể thấy rang thấm quyền cấp GCNDKDT ở mỗi quốc gia đều là những co quan quản lý trực tiếp hoạt động đầu tư. Nếu như, ở Việt Nam cơ quan quản lý hoạt động đầu tư là Bộ Kế hoạch và Đầu <small>tư, Sở kê hoạch và đâu tư các tỉnh, cịn ở Trung Qc hiện nay có ba hệ thơng cơ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

quan quản lý hoạt động đầu tư là: Bộ Thương mại (The PRC Ministry of Commece “MOFCOM”) và các Sở thương mại tại địa phương; Uy ban cải cách và phát triển quốc gia và cơ quan cấp dưới của cơ quan này tại địa phương (NDRC) và Tổng cục quản lý hành chính về cơng nghiệp và thương mại (SAIC) hay cơ quan trực tiếp quan lý hoạt động đầu tư của Philipines là Ban Dau tư — Board of Investment (BOI...

- Về trình tự thực hiện: Pháp luật đầu tư tại Việt Nam và một số nước trên thé giới có sự phân định rõ ràng về các dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư và dự án thuộc điện quyết định chủ trương đầu tư trước khi thực hiện thủ tục cấp GCNDKDT. Khi đó, các dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư được xác định dựa trên quốc tịch của nhà đầu tư, sự tác động của dự án đến chính trị - kinh tế - xã hội... Tuy nhiên, một dự án đầu tư dù thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư hay khơng thì trước khi thực hiện sẽ được tiến hành qua những bước cơ bản đó là: Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ và cấp GCDKDT.

Nhu vậy, pháp luật quy định về thủ tục cap GCNDKDT hướng đến mục đích quản lý doanh nghiệp ngay từ khâu chuẩn bị cho đến khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhằm tránh việc doanh nghiệp khi được thành lập nhưng trên thực tế không hoạt động, hoặc hoạt động không hiệu quả.

°Bộ kế hoạch và đầu tu (2014), Báo cáo nghiên cứu về pháp luật đầu tư của một số nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Kết luận chương 1

Thủ tục cấp GCNDKDT là một dạng của thủ tục hành chính; chính vì lẽ đó nó mang những đặc điểm cơ bản của thủ tục hành chính nói chung và được quy định chặt chẽ trong văn bản pháp luật về đầu tư. Tuy nhiên, do điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật nội dung khác nhau thủ tục cấp GCNDKDT có những đặc điểm riêng biệt và khi các chủ thé (chủ thé quản lý Nhà nước về dau tư và chủ thể kinh doanh) tham gia vào thủ tục cap GCNĐKĐT đều phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định nhằm đem lại hiệu quả trong quá tình thực hiện, đạt kết quả như mong muốn và góp phần nâng cao hoạt động quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư. Do đó, thủ tục cấp GCNĐKĐT theo hướng gợi mở, thơng thống phù hợp hơn với thơng lệ quốc tế ln được coi trong; từ đó cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư hướng đến hoàn thiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra và hội nhập sâu rộng hơn trong tương lại. Dé thực hiện được bước nhảy này thì việc hoc hỏi, tìm hiểu pháp luật của một số nước trên thế giới; đặc biệt là các quốc gia phát triển khi quy định về thủ tục cấp GCNDKDT giữ một vai trò hết sức quan trọng và Việt Nam có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm đáng giá từ việc tiếp cận đúng đắn và <small>vận dụng phù hợp với điêu kiện chính trị, kinh tê - xã hội của nước nhà.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>Chương 2</small>

QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẦU TƯ 2014 VẺ THỦ TỤC

CAP GIẦY CHUNG NHAN DANG KÝ DAU TU VÀ THỰC TIEN THUC HIEN THU TUC CAP GIAY CHUNG NHAN DANG KY

DAU TU TAI TINH BAC GIANG

2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục cấp Giấy chứng nhận <small>đăng ký đâu tư</small>

2.1.1. Chủ thể thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký dau tư 2.1.1.1. Cơ quan có thâm quyên cấp Giấy chứng nhận đăng ký dau tư

Theo Điều 38 Luật Dau tư 2014 thì thâm quyền cấp GCNDKDT được giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Trong đó:

Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cap GCNDKDT đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Riêng trường hợp đối với dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, dự án đầu tư thực hiện cả trong và ngồi khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao và khu kinh tế thì Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành dé thực hiện dự án sẽ thực hiện việc cấp GCNDKDT đối với những dự án đó.

Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận hồ sơ và cấp GCNDKDT đối với các dự án dau tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

2.1.1.2. Chủ thể đăng ký

Luật Đầu tư 2014 quy định cụ thể các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT, theo đó nhà đầu tư nước ngồi khi có dự án đầu tư tại Việt Nam bắt buộc thực hiện thủ tục cấp GCNDKDT.

Khoản 23 Điều 3 Luật Dau tư 2014 quy định: “Nhà dau tu mước ngồi là cá nhân có quốc tịch nước ngồi, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đâu tư kinh doanh tại Việt Nam”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Ngoài ra các tổ chức kinh tế trong nước có dự án đầu tư tại Việt Nam nhưng có nhà đầu tư nước ngồi nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; Đối với công ty hợp danh có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngồi thì khi có dự án đầu tư bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp GCNDKDT.

Đối với nhà đầu tư nước ngồi, tơ chức kinh tế có đặc điểm như trên và nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên tại tổ chức kinh tế thì cũng phải thực hiện thủ tục cấp <small>GCNDKDT.</small>

Ngoài những chủ thé bắt buộc nêu trên thì đối với các nhà đầu tư khác, nếu có nhu cầu xin cấp GCNDKDT vẫn có thể thực hiện thủ tục cap GCNĐKĐT như đối với các nhà đầu tư đó.

2.1.1.3. Các chủ thể có liên quan khác

Chủ thê có liên quan khác là các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến quá trình xem xét, thâm định cấp GCNĐKĐT. Ở Trung ương là các bộ, cơ quan ngang bộ; ở địa phương là các sở, ngành, UBND cấp huyện và các cơ quan khác phối hợp thâm định các dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi có ý kiến đề nghị của Sở kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

2.1.2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký dau tw

2.1.2.1. Thủ tục cấp GCNĐKĐT doi với dự án dau tư không thuộc diện quyết định chủ trương đâu tư

- Chuẩn bị và nộp hồ sơ:

Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ky đầu tu, gồm”: (1) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

(2) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tô chức;

(3) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, <small>mục tiêu đâu tư, quy mô đâu tư, vôn đâu tư và phương án huy động vôn, địa điêm,</small>

? Khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính Phủ ngày

<small>12/11/2015 quy định chi tiệt và hướng dan thi hành một sô điêu của Luật Dau tư</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

(4) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của cơng ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tơ

chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh

năng lực tài chính của nhà đầu tư;

(5) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyên mục đích sử dung dat thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

(6) Giải trình về sử dụng cơng nghệ đối với dự án có sử dụng cơng nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyền giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình cơng nghệ; thơng số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền cơng nghệ chính;

(7) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC. Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định trên trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án dau tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cap GCNDKDT.

- Kết quả thực hiện:

Co quan đăng ky đầu tư thẩm định cấp GCNDKDT cho nhà dau tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

2.1.2.2. Thủ tục cáp GCNĐKĐT đổi với dự án dau tư thuộc thẩm quyên quyết định chủ trương dau tư của UBND cap tinh

- Chuẩn bị và nộp hồ sơ:

Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định như trường hợp cấp GCNĐKĐT đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu <small>tư đã nêu tại Mục 2.1.2.1</small>

- Kết quả thực hiện:

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Cơ quan đăng ký đầu tư lẫy ý kiến thâm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyên về nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đó, gồm:

a) Sự phù hop của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất;

b) Nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyên mục đích sử dụng đất (đối với dự án được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyên

mục đích sử dụng đất);

c) Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (đối với dự án có mục tiêu thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài);

d) Ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (đối với dự án thuộc đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư);

đ) Công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư (đối với dự án sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư)

Trong thời hạn 25 ngày ké từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thấm định trình UBND cấp tỉnh. Trong thời hạn 07 ngày làm việc ké từ ngày nhận được báo cáo thầm định, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp GCNDKDT cho nhà đầu tư.

Đối với dự án đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua dau giá, đấu thầu, nhận chuyển nhượng quyên sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, dự án đầu tư có yêu cầu chuyên mục đích sử dụng đất thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thâm quyền phê duyệt, Cơ quan đăng ký dau tư lấy ý kiến thâm định của cơ quan nha nước có thâm quyền dé cap GCNDKDT trong thời hạn 25 ngày kê

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ mà khơng phải trình UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư '°.

2.1.2.3. Thủ tục cấp GCNĐKĐT đối với dự án thuộc thẩm quyên quyết định chủ trương dau tư của Thủ tướng Chính phủ

- Chuẩn bị và nộp hồ sơ:

Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ so đăng ký đầu tư'', gồm:

a) Thành phần hồ sơ như trường hợp đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư đã nêu tại Mục 2.1.2.1

b) Phương án giải phóng mặt bang, di dân, tái định cư (nếu có);

<small>c) Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;</small> d) Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án dau tư.

- Kết quả thực hiện:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc ké từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư

hợp lệ, co quan đăng ky đầu tư gửi hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Dau tư (02 bộ) và gửi hồ sơ lay ý kiến của cơ quan nhà nước có thâm quyền liên quan đến dự án đầu tư về các nội dung tương tự như đối với dự án thuộc thấm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND tinh đã nêu tại Mục 2.1.2.2

+ Trong thời hạn 15 ngày ké từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, co quan

được lấy ý kiến có ý kiến về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước, gửi cơ quan đăng ký đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Trong thời han 25 ngày ké từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư trình UBND cấp tỉnh xem xét, có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các nội dung: Nhu cẩu sử dung dat, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục dich sử dụng dat theo quy định của pháp luật về dat dai (doi với dự an được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất); Phương án

'° Điều 30 Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 12/11/2015 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

TM Điều 31 Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 12/11/2015 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

giải phóng mặt bằng, di dân, tai định cư (nếu có) đối với dự án đầu tư dé nghị giao đất, cho thuê dat, cho phép chuyển muc dich sử dụng đất và các nội dung khác thuộc thẩm quyên của Uy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của UBND cấp tỉnh,

Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thâm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc ké từ ngày nhận được báo cáo thấm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Văn bản quyết định chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp tỉnh và Cơ quan đăng ký đầu tư.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc ké từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp GCNĐT cho nhà đầu tư.

* Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thầm quyền phê duyệt, Cơ quan đăng ky đầu tư lay ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan có liên quan như sau:

+ Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong thời hạn 05 ngày làm việc ké từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan có liên quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thâm định trình UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kê từ ngày nhận được báo cáo thâm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Trong thời hạn 05 ngày làm việc ké từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp GCNĐKĐT cho nhà đầu tư.

+ Đối với dự án đầu tư thuộc thâm quyền cấp của Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong thời hạn 05 ngày làm việc kế từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan có liên quan, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp GCNDKDT cho nhà dau tư.

2.1.2.4. Thủ tục cấp GCNĐKĐT doi với dự án thuộc thẩm quyên quyết định <small>chủ trương dau tư cua Quốc Hội</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

- Chuẩn bị hồ sơ:

Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký đầu tư gồm:

a) Thành phần hồ sơ như trường hợp đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương dau tư nêu tại Mục 2.1.2.1

b) Phương án giải phóng mặt băng, di dân, tái định cư (nếu có);

<small>c) Đánh giá sơ bộ tác động mơi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;</small> d) Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án dau tư.

đ) Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có). - Kết quả thực hiện:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc ké từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ky đầu tư gửi hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Dau tư dé báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thâm định nhà nước.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thâm định nhà nước tô chức thâm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thầm định gồm các nội dung quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này và lập báo cáo thâm định trình Chính <small>phủ.</small>

Cham nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp GCNĐT cho nhà đầu tư.

<small>2.1.3. Đánh giá chung</small> 2.1.3.1. Điểm tích cực

Thứ nhất, Luật đầu tư 2014 đã tạo lập cơ sở pháp lý minh bạch dé bảo đảm thực hiện nguyên tắc về quyền tự do đầu tư kinh doanh của công dân trong các ngành nghề mà Luật không cấm, không hạn chế

Khác với những quy định chung chung về ngành nghề bị cắm đầu tư của Luật Đầu tư 2005, Luật Đầu tư 2014 (Điều 06) quy định rõ ràng hơn về những ngành nghề và lĩnh vực bị cắm đầu tư kinh doanh như: kinh doanh ma túy; kinh

doanh hóa chất, khoáng vật cấm; kinh doanh động, thực vật hoang dã, nguy cấp,

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

quy hiém có nguồn gốc từ tự nhiên; kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thê người va các hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vơ tính trên <small>nguoi.</small>

Đây là một bước tiễn mới góp phan thay đổi nguyên tắc áp dụng luật, phù hợp với nội dung Hiến pháp 2013 đó là: “Moi người có quyển tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cam”.

Luật sửa đồi, bố sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư vào ngày 22/11/2016 cũng dành riêng một phụ lục liệt kê 243 ngành nghề đầu tư có điều kiện. Quy định này giúp nhà đầu tư dễ dàng tìm hiểu các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam thay vì phải tham khảo nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhau như trước. Ngồi ra, thay đổi này cịn góp phần khắc phục được các cách hiểu khác nhau giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư. Không những thế, nhà đầu tư có thể nắm bắt thơng tin về ngành nghề kinh doanh mà minh dự kiến đầu tư chính xác hơn khi chuẩn bị hồ sơ để nộp tại cơ quan đăng ký đầu tư, tránh trường hợp hồ sơ đăng ký đầu tư có thơng tin không hợp lệ khi kiểm tra, thâm định làm kéo dai thời gian thực hiện thủ tục cấp <small>GCNDKDT.</small>

Khi Luật Doanh nghiệp 2014 va Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, những văn bản quy định về điều kiện kinh doanh và ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khơng phù hợp sẽ khơng cịn hiệu lực kế từ ngày 01/7/2016 (theo Khoản 3 Điều 74 Luật đầu tư 2014).

Tim hai, Luật đầu tư 2014 đã tách nội dung đăng ký kinh doanh ra khỏi <small>GCNDKDT</small>

Điều này, xuất phat từ phạm vi điều chỉnh của từng Luật chuyên ngành, khi đó Luật Đầu tư 2014 điều chỉnh các dự án đầu tư, còn việc thành lập doanh nghiệp <small>là do Luật Doanh nghiệp 2014 quy định.</small>

Thay đổi này sẽ khắc phục tình trạng chồng chéo giữa Luật Doanh nghiệp va Luật Đầu tư như trước đây, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư khi tiếp cần thủ tục hành chính mỗi khi có thay đổi, bố sung liên quan đến thông tin doanh ngiệp hoặc thông tin dự án đầu tư. Bởi, theo Luật Đầu tư năm 2005, đối với nhà đầu tư nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam thì giấy chứng nhận dau tư đồng thời là giấy <small>chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.</small>

Thứ ba, Luật đầu tư 2014 đã cải thiện hơn thủ tục cấp GCNDKDT tạo thuận lợi cho nhà đầu tư; đặc biệt là nhà đầu tư nước ngồi

Như đã phân tích tại Mục 2.1 Luật đầu tư 2014 đã bãi bỏ thủ tục cấp GCNDKDT đối với nhà đầu tư trong nước; còn đối với nhà đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tu 2014 chỉ yêu cầu nhà đầu tư xin cap GCNĐKĐT đối với dự án mà trong đó nhà đầu tư nước ngồi nắm giữ từ 51% trở lên hoặc có nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp FDI nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên. Các dự án có vốn FDI cịn lại (có nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp FDI nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ) thì sẽ được đối xử như dự án đầu tư trong nước và không cần phải xin cấp <small>GCNDKDT.</small>

Thời gian thực hiện thủ tục GCNDKDT đối với nha đầu tư nước ngoài được rút ngắn hơn (Thời hạn tối đa 15 ngày thay cho 45 ngày như trước đây) (Điều 37 Luật Đầu tư 2014).

2.1.3.2. Điểm hạn chế

Tư nhất, Luật Đầu tư 2014 được đánh giá là đột phá khi rút ngắn thời gian cấp GCNĐKĐT. Cụ thẻ, thời hạn cấp GCNĐKĐT cho các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn ban quyết định chủ trương đầu tư; còn đối với các dự án khác là 15 ngày làm việc kề từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất it trường hợp nhà đầu tư được cap GCNDKDT đúng trong thời hạn rút ngắn như trên.

Hơn nữa, đối với những dự án đầu tư trong lĩnh vực có điều kiện thì ngồi

GCNDKDT được cấp, nhà đầu tư cần đáp ứng được các điều kiện kinh doanh trước

khi đi vào hoạt động. Do đó, việc rút ngắn thời gian cấp GCNDKDT theo Luật Đầu tư 2014 sẽ không mang tính “đơ phá” trên thực tế nếu các văn bản pháp luật chuyên ngành không được sửa đổi tương ứng và được áp dụng đồng bộ.

Thit hai, Trong quá trình thực hiện quy định của Luật Dau tư 2014 về thủ tục cấp GCNDKDT cịn có sự chồng chéo, không thống nhất với quy định của các Luật <small>chuyên ngành khác có liên quan. Ví dụ như:</small>

</div>

×