Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Nâng cao năng lực cán bộ công chức xã Xương Giang – thành phố Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.9 KB, 56 trang )


LỜI MỞ ĐẦU
Cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một cấp trong hệ thống hành chính
bốn cấp của Nhà nước Việt Nam, là nền tảng của hệ thống chính trị. Cấp xã
giữ một vai trò, vị trí hết sức quan trọng, là nơi trực tiếp thực hiện đường lối,
chính sách, pháp luật và nhiệm vụ cấp trên giao, là cấp chính quyền trực tiếp
chăm lo đến đời sống của nhân dân, là cầu nối giữa nhà nước với nhân dân.
Qua từng thời kỳ lịch sử, chính quyền cấp xã không ngừng được xây
dựng và củng cố, bảo đảm cho chính quyền nhà nước vững mạnh từ cơ sở.
Cán bộ là một yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố
chính quyền cấp xã vững mạnh. Đồng thời muốn xây dựng và củng cố chính
quyền cấp xã vững mạnh thì phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và
phẩm chất để thực hiện sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đã khởi xướng.
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ
sở xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước đã xác
định từ nay đến năm 2005, cần tập trung giải quyết mấy vấn đề cơ bản và bức
xúc trong đó ghi rõ:
Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động
nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm,
thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không
ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết
hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở [20, tr. 167-168].
Thực tế cho thấy, ở những xã chính quyền vững mạnh là do có đội ngũ
cán bộ mạnh và những xã yếu kém thì thường cũng bắt đầu yếu kém từ khâu
cán bộ. Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trong cả
nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng đã có những mặt tiến bộ rõ nét.
1
Thực hiện Nghị quyết 09 ngày 14 tháng 8 năm 1997 của Hội đồng nhân
dân (HĐND) tỉnh Bắc Giang về xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững
mạnh, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng


kiến thức nhiều mặt, nhất là kiến thức quản lý nhà nước. Theo đó năng lực lãnh
đạo, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cán bộ chính quyền cấp xã không
ngừng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của tình hình và
nhiệm vụ mới, góp phần tạo nên chuyển biến trên tất cả các mặt đời sống kinh
tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ mới của đất nước, của địa phương
thì đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã còn nhiều bất cập. Trong năm 2001, Ủy
ban nhân dân (UBND) tỉnh đã tổ chức thi chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn
giỏi tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất. Qua cuộc thi cho thấy trình độ năng lực của
đội ngũ chủ tịch UBND cấp xã còn nhiều hạn chế bất cập, nhất là sự hiểu biết
về pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước ở cấp xã, phường, thị trấn cũng
còn nhiều hạn chế. Do những hạn chế đó, nên trong quá trình quản lý khi gặp
những tình huống, những vụ việc rắc rối không đề ra được phương án giải
quyết tối ưu. Cũng thông qua cuộc thi cho thấy có sự chênh lệch cả về nhận
thức, năng lực giữa chủ tịch UBND các xã miền núi so với các xã, phường,
thị trấn đồng bằng, thành phố, thị xã. Đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã của
tỉnh hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản, chủ yếu là qua các lớp bồi dưỡng ngắn
ngày. Những lúng túng, va vấp, vi phạm trong công việc là điều khó tránh
khỏi. Đây là một vấn đề rất lớn đặt ra cho Bắc Giang về đào tạo để nâng cao
trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Bên cạnh những
hạn chế do trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, một bộ
phận không nhỏ cán bộ do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, đã có biểu
hiện suy thoái về phẩm chất, đạo đức, sống xa dân, quan liêu, hách dịch, cửa
quyền, mất dân chủ, tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chức quyền làm trái các
2
nguyên tắc quản lý, bán và sang nhượng đất trái phép, thậm chí bớt xét tham ô
tiền của nhà nước, bị truy tố trước pháp luật gây tổn hại không nhỏ đến uy
tín và làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tình
trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người vẫn còn. Bên cạnh đó, hoạt
động của các đại biểu HĐND cấp xã còn nhiều hạn chế. Năng lực, trình độ

của các đại biểu HĐND cấp xã không đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của
nhiệm vụ mà nhân dân giao cho.
Trong bối cảnh trên, cần có một sự nghiên cứu toàn diện về đội ngũ cán
bộ chính quyền cấp xã để có giải pháp nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ
cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Bắc Giang. Từ những phân tích nêu trên em
xin chọn đề tài: "Nâng cao năng lực cán bộ công chức xã Xương Giang –
thành phố Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang" để làm chuyên đề thực tập.
Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực đội ngũ cán bộ công chức xã
Chương 2: Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ công chức xã Xương
Giang – TP. Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp
xã Xương Giang – TP. Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang.
Do thời gian thực tập có hạn và sự hiểu biết còn hạn chế nên chuyên đề
của em không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết về nội dung và hình
thức. Vì vậy em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô
trong Khoa Quản lý Kinh tế để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CÔNG CHỨC XÃ
1.1. Cán bộ công chức cấp xã
1.1.1. Khái niệm cán bộ công chức cấp xã
Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm
vào chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt

Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối
với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật.
Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ
nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
Do tính chất đặc thù của các quốc gia có hệ thống pháp luật, thể chế
chính trị khác nhau, nên khái niệm cán bộ, công chức cũng không hoàn toàn
4
đồng nhất. Có nước chỉ giới hạn công chức trong phạm vi quản lý Nhà nước,
thi hành pháp luật. Cũng có nước quan niệm công chức bao gồm cả những
người làm việc trong các cơ quan sự nghiệp và dịch vụ công. nhìn chung hầu
hết các nước đều giới hạn nghiên cứu cán bộ, công chức trong phạm vi bộ
máy hành chính Nhà nước( chính phủ và các cấp chính quyền địa phương);
Những nhà chính trị hoạt động do bầu cử hay hoạt động trong các cơ quan sự
nghiệp và cơ sở kinh doanh của Nhà nước không gọi là công chức.
Ở nước ta phù hợp với thể chế chính trị và tổ chức bộ máy Nhà nước,
Đảng, đoàn thể, chúng ta dùng khái niệm “ cán bộ, công chức”.Theo quy định
của Luật cán bộ, công chức đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm
2008.
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Là công dân
Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng
đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được

tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân
cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Cán bộ, công chức là những người làm việc trong các cơ quan Nhà
nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sau đây:
1. Văn phòng Quốc hội ;
2. Văn phòng Chủ tịch nước;
3. Các cơ quan Nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã;
4. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án dân
sự các cấp;
5
5. Cơ quan đại diện Nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài;
6. Đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
7. Bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở
Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
1.1.2. Vai trò của cán bộ công chức cấp xã
Cán bộ, công chức và chất là vấn đề cốt lõi của mỗi hệ thống, cơ quan,
tổ chức. Đó vừa là mục tiêu vừa là căn cứ để hệ thống tồn tại và phát triển.
Nếu chất lượng cán bộ, công chức không có hoặc yếu kém có thể dẫn tới suy
thoái, bộ máy hành chính Nhà nước trì trệ, kéo theo sự đổ vỡ của cả hệ thống
chính trịnh đó.
1.1.3. Phân loại cán bộ công chức cấp xã
1.1.3.1.Theo ngạch
Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của công chức. Ngạch là một dấu hiệu đặc thù của cán bộ, công
chức, bất cứ một người cán bộ nào sau khi được tuyển dụng chính thức đều
được xét vào một ngạch nhất định. Người ta căn cứ vào quá trình đào tạo, khả
năng chuyên môn nghiệp vụ để phân loại cán bộ công chức theo ngạch khác
nhau, và có chức danh tiêu chuẩn riêng. Người cán bộ, công chức muốn nhập
ngạch hoặc lên ngạch cao hơn phải được xét chọn và qua thi tuyển. Căn cứ
vào đó để xếp ngạch đối với cán bộ, công chức chủ yếu là do năng lực chuyên

môn thể hiện qua văn bằng phản ánh quá trình đào tạo.
Ví dụ: những người không được đào tạo chính quy được tuyển vào làm
các công việc giản đơn thì xếp vào ngạch nhân viên, những người được đào
tạo bậc trung học thì xếp vào ngạch cán sự, còn chuyên viên đòi hỏi cán bộ
phải đào tạo ở trình độ Đại học…
6
Muốn chuyển lên ngạch cao hơn thì người cán bộ công chức phải có
văn bằng cao hơn hoặc qua kỳ thi tuyển nhập ngạch mới. Hiện nay cán bộ
công chức trong bộ máy nhà nước ta được xếp theo ngạch: Chuyên viên cao
cấp và tương đương; Chuyên viên chính và tương đương; Chuyên viên và
tương đương; Cán sự và tương đương, nhân viên. Vấn đề quan trọng là phải
định rõ tiêu chuẩn cho từng ngạch để có căn cứ thoả đáng xếp cán bộ công
chức vào ngạch nhất định.
1.1.3.2.Theo bậc
Bậc là các thứ hạng trong một ngạch. Nếu chuyển ngạch phải được đào
tạo, thi tuyển thì việc nâng bậc trong phạm vi ngạch chỉ phụ thuộc vào thâm
niên công tác, chất lượng công tác và kỷ luật công chức. Người cán bộ công
chức khi được nâng bậc không phải thi tuyển, cũng không đòi hỏi quá trình
đào tạo thể hiện qua văn bằng. Nếu người cán bộ công chức hoàn thành
nhiệm vụ được giao, mỗi ngạch lại chia thành nhiều bậc nếu không vi phạm
pháp luật và quy chế thì cứ đến thời gian ấn định họ sẽ được nâng lên bậc trên
kế tiếp. Tuy nhiên những cán bộ công chức có cống hiến xuất sắc thì có thể
xét nâng bậc trước thời hạn hoặc vượt bậc. Cán bộ công chức cũng có thể
không được chuyển ngạch, nhưng theo thâm niên họ liên tục được nâng bậc.
Bởi vậy số bậc của mỗi ngạch phải tính đến yếu tố đảm bảo cho một cán bộ
công chức nếu nếu suốt đời chỉ thuộc một ngạch nào đó vẫn luôn được nâng
bậc đúng niên hạn cho đến khi về hưu. Thông thường người ta sắp xếp công
chức ngạch thấp có nhiều bậc vì người ra nhập ngạch thấp thường ít tuổi, nếu
họ không có điều kiện chuyển ngạch mà suốt đời công tác trong ngạch đó thì
rất dài nên phải có nhiều bậc để họ có thể lên lương, không dẫn đến tình trạng

đội khung, vượt khung của ngạch và tình trạng không khuyến khích công
chức phấn đấu và ngược lại khi công chức ra nhập ngạch cao thì tuổi đời đã
lớn, thời gian công tác còn lại ngắn.
7
1.2. Năng lực cán bộ công chức xã
1.2.1. Khái niệm năng lực cán bộ công chức xã
Năng lực cán bộ công chức là tổng hợp các thuộc tính có giá trị và phẩm
chất cá nhân, kiến thức, kỹ năng chuyên môn, hành vi và thái độ nhờ đó mà
người lực cán bộ công chức mang lại hiệu quả trong quá trình thực hiện công
việc của tổ chức.
Như vậy, theo khái niệm trên thì năng lực lực cán bộ công chức không chỉ
có trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp mà nó còn phải là sự tổng hợp
của nhiều yếu tố đó là kỹ năng chuyên môn, phẩm chất đạo đức của người
thực hiện nhiệm vụ tổ chức cán bộ. Hay nói cách khác năng lực cán bộ công
chức là tổng hợp của ba yếu tố đó là: Kiến thức, kỹ năng chuyên môn; kỹ
năng quản lý; và phẩm chất cá nhân.
1.2.2. Các tiêu chí đo lường
Ngày nay, cán bộ công chức xã được coi là những nhân viên quan trọng
trong tổ chức vì họ cùng với những người quản lý ở các bộ phận khác quản lý
một nguồn lực quan trọng trong tổ chức. Với chức năng là những người người
lãnh đạo, những người quản lý , các bộ phận những nhân viên nhân lực này
đóng góp rất lớn trong việc đề ra và tổ chức thực hiện chủ trương chính sách
của nhà nước. Cán bộ, công chức tổ chức phải là những người có kiến thức về
chuyên môn, nghiệp vụ kinh tế, quản lý, tổ chức lao động, tâm lý xã hội học
lao động, kiến thức về luật nói chung và kiến thức về luật lao động cũng như
các kiến thức về kinh doanh, hay kiến thức xã hội khác…
1.2.2.1. Tiêu chí về kiến thức
Năng lực chuyên môn nghề nghiệp là một trong những yếu tố không thể
thiếu được đối với người cán bộ, công chức làm công tác tổ chức cán bộ nói
chung và người lao động làm việc trong một tổ chức nói chung. Vì có những

kỹ năng, kiến thức về chuyên môn giỏi sẽ giúp những cán bộ, công chức tổ
8
chức cán bộ giải quyết các vấn đề về con người trong tổ chức như bố trí, sắp
xếp lao động; khơi dạy động cơ và tinh thần của người lao động; giải quyết các
bất đồng trong lao động và các vấn đề khác phát sinh về quan hệ con người
trong tổ chức.
Các cán bộ, công chức cần phải biết những kiến thức về kinh tế lao động
và tổ chức lao động khoa học để giải quyết các vấn đề về năng suât lao động,
hiệu quả kinh tế, tổ chức tiền lương, tiền thưởng, lập kế hoạch nhân lực, bảo
hiểm, lập quỹ phúc lợi, tổ chức nơi làm việc và điều kiện lao động cho người
lao động
Các kiến thức về nguồn nhân lực và tâm lý học lao động sẽ giúp cho các
nhân viên chuyên môn nguồn nhân lực biết cách đối xử hợp lý đối với người
lao động trong tổ chức, giải quyết những tranh chấp và bất đồng trong lao
động và khác vấn đề khác phát sinh trong quá trình lao động của người lao
động. Ngoài ra, việc am hiểu pháp luật cũng không thể thiếu được đối với cán
bộ, công chức tổ chức cán bộ. Hiểu sâu về pháp luật, về quyền và nghĩa vụ,
trách nhiệm của hai phía tổ chức và người lao động như: ngày, giờ làm việc,
tiền công, tiền lương, bảo hiểm, đình công, thỏa ước lao động để thực hiện
hoạt động quản lý đúng quy định của pháp luật và để giải quyết tốt mối quan
hệ giữa tổ chức và người lao động làm việc trong tổ chức.
Kiến thức xã hội học giúp cho cán bộ công chức xã hiểu biết những quan
hệ xã hội, sự tiến hóa tất yếu của xã hội, các quy luật điều khiển các tổ chức
và chức năng của con người. Thống kê học giúp các cán bộ, công chức tổ
chức biết cách thu thập, tập hợp số liệu, biết cách phân tích, giải thích đưa ra
nhận định xác đáng trong việc xử lý công việc. Kiến thức về kỹ thuật tạo điều
kiện cho họ có thể thiết lập được những tiêu chuẩn để đánh giá sự thực hiện
công việc của những cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Ngoài
ra, việc mở rộng về các kiến thức về các môn khoa học như tâm lý xã hội,
9

triết học, luật học, nhân tướng học, kinh tế học là hết sức quan trọng với
người tổng điều hành (chủ tịch xã) để giúp họ có thể tham gia hiệu quả vào
việc lập kế hoạch nhân sự, thiết lập các mối quan hệ con người trong tổ chức;
khuyến khích người lao động làm việc tự giác có năng suất lao động cao;
kiểm soát và đánh giá mức độ sử dụng nhân lực trong việc thực hiện mục tiêu
của tổ chức; tuyển mộ, tuyển chọn và bố trí sử dụng những người lao động có
trình độ; đưa ra các kế hoạch phát triển nhân sự; điều hòa các cá nhân, tổ chức
trong xã hội.
1.2.2.2. Tiêu chí về kỹ năng tổ chức quản lý
Năng lực tổ chức quản lý là tổng hợp các kỹ năng nhằm thực hiện hoạt
động quản lý nhân sự trong tổ chức. Năng lực quản lý của người cán bộ, công
chức tổ chức cán bộ thể hiện ở năng lực lập kế hoạch và năng lực tổ chức
quản lý nhân sự. Điều này càng trở lên đặc biệt quan trọng đối với những
người điều hành về nguồn nhân lực.
Năng lực lập kế hoạch trong quản lý nhân sự là quá trình vạch ra những
mục tiêu và xác định những biện pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đó.
Người cán bộ, công chức cần xác lập ra những mô hình, chiến lược nhân sự
cho tương lai, từ đó nhận ra những cơ hội, rủi ro để có biện pháp triển khai
tận dụng cơ hội và né tránh những rủi ro có thể đem lại. Năng lực lập kế
hoạch rất cần thiết trong quá trình kế hoạch hóa nguồn nhân lực, xây dựng các
chương trình chiến lược nguồn nhân lực, thiết lập chương trình và chiến thuật
để thực hiện chiến lược đó.
Năng lực tổ chức là quá trình phân công, phối hợp các nhiệm vụ và nguồn
lực để tạo nên một môi trường thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong
tổ chức phát huy được năng lực, công sức của mình đóng góp nhiều nhất vào
việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Năng lực tổ chức bao gồm: tổ chức bộ
máy, tổ chức nhân sự và tổ chức công việc. Phòng tổ chức cán bộ trước hết có
10
chức năng giúp các lãnh đạo trong tổ chức xây dựng cơ cấu bộ máy của tổ
chức thông qua việc phân tích công việc của từng bô phận trong tổ chức, từ

đó xây dựng nên cơ cấu tổ chức hợp lý. Các cán bộ phòng nhân sự là những
người đóng vai trò tư vấn nội bộ, thu thập thông tin, phân tích các vấn đề
nhằm thiết kế ra các giải pháp để giải quyết những vấn đề về nguồn nhân lực
trong tổ chức như đánh giá thực hiện công việc, đào tạo, tuyển dụng Ngoài
ra, năng lực tổ chức còn là những khả năng sắp xếp thời gian, quản lý nhân
sự, công việc theo cách có hiệu quả nhất, được thực hiện bởi những cá nhân
xuất sắc nhất trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Một kỹ năng không thể
thiếu được của người cán bộ tồ chức là kỹ năng giải quyết vấn đề. Bất kỳ một
nhân viên phòng nhân sự nào muốn hoàn thành tốt công việc đều phải có tính
năng động, khả năng thích nghi, nghị lực cao để có thể nhạy cảm, linh hoạt
định hướng, sáng tạo trong việc liên hệ, tiếp xúc với người lao động để giải
quyết đến nơi đến chốn, hợp tình hợp lý các vấn đề có liên quan đến công
việc và quyền lợi của người lao động như bố trí công việc. Đó là những vấn
đề nhạy cảm đòi hỏi người cán bộ, công chức phải linh hoạt sáng, tạo giải
quyết vấn đề một cách nhanh chóng hợp tình, hợp lý.
1.2.2.3.Tiêu chí về thái độ, lập trường tư tưởng, phẩm chất đạo đức
Lập trường tư tưởng của cán bộ, công chức cũng ảnh hưởng rất nhiều
đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức.
Chúng ta không được xem nhẹ vấn đề này, nếu một người cán bộ, công
chức có phẩm chất đạo đức, lập trường tư tưởng vững vàng thì hiệu quả công
việc cũng như tinh thần trách nhiệm của họ trong công việc cũng cao. Ngược
lại thị hiệu quả công việc sẽ thấp, rất dễ dẫn tới sự đổ vỡ của hệ thống.
Phẩm chất đạo đức, lập trường tư tưởng cần được quan tâm đặc biệt,
theo quy định của Luật cán bộ công chức đã quy định cụ thể về vấn sau:
+ Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
11
tư trong hoạt động công vụ.
+ Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự,
tôn trọng đồng nghiệp, ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
Phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, của Nhân dân, công bằng, vô tư, khách

quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội khi thực hiện
công việc.
+ Trong khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu
hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan,
tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp. Phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái
độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc khi giao tiếp.
+ Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn,
phiền hà cho nhân dân khi thi hành công việc. ( Điều 15, 16, 17 Luật cán bộ
công chức)
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ, công chức xã
1.2.3.1.Các yếu tố chủ quan
 Tư chất năng khiếu của mỗi cá nhân
Tư chất năng khiếu của mỗi người là là sự thiên phú mà mỗi người có
được, đó chính là sự thông minh, tư duy nhạy bén, khả năng giao tiếp mà mỗi
người có được. Những người có năng khiếu này nếu được bồi dưỡng thì sẽ
giúp ích nhiều trong công việc, đặc biệt là những công việc cần quan hệ giao
tiếp với nhiều người trong xã hội. Vì vậy, tư chất năng khiếu của mỗi cá nhân
cũng ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện công việc của cán bộ công chức.
 Ý thức cá nhân
Ý thức là năng lực nhận thức của tri thức, đó là chức năng cao cấp mà
chỉ ở con người mới có. Chính nhờ có ngôn ngữ con người biến hình ảnh tâm
lý thành đối tượng khách quan và xác định mục đích cho hành động. Ý thức
12
cá nhân được hợp bởi bốn bộ phận: năng lực nhận thức về xã hội, năng lực
xác định thái độ, năng lực sáng tạo và năng lực nhận thức về bản thân. Từ đó
mỗi cá nhân có ý thức học tập, ý thức rèn luyện và khả năng tiếp nhận những
điều mới để nâng cao trình độ bản thân mình.
1.2.3.2. Các yếu tố khách quan
 Công tác tuyển dụng của tổ chức
Tuyển dụng là quá trình đánh giá các ứng viên ở nhiều khía cạnh khác

nhau theo yêu cầu của công việc. Tuyển dụng những người thực sự có trình
độ chuyên môn, có năng lực, phẩm chất phù hợp là yếu tố quyết định tạo nên
tính hiệu quả trong công việc. Thông thường tuyển dụng có hiệu quả thì phải
trải qua giai đoạn tuyển mộ và tuyển chọn. Có như vậy mới thu hút được
những người lao động thực sự có trình độ làm việc vào tổ chức.
 Công tác quy hoạch cán bộ
Quy hoạch cán bộ là khâu quan trọng nhất trong tổ chức cán bộ. Quy
hoạch cán bộ chính là những hoạt động bố trí người cán bộ, công chức khi họ
mới bắt đầu làm việc (định hướng) và quá trình biên chế nội bộ trong tổ chức
gồm: thuyên chuyển, đề bạt, xuống chức. Một chương trình định hướng có hiệu
quả sẽ giúp người cán bộ, công chức nhanh chóng làm quen với công việc mới
có ảnh hưởng tích cực tới đạo đức và hành vi của họ đối với tổ chức đồng thời
lôi cuốn hộ tích cực góp sức mình vào thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Quá trình biên chế nội bộ là quá trình bố trí lại người cán bộ, công chức,
viên chức trong nội bộ tổ chức để nhằm đưa đúng người vào đúng việc. Quá
trình này bao gồm thuyên chuyển, đề bạt, xuống chức. Thuyên chuyển là việc
chuyển người lao động từ công việc này sang công việc khác. Sự thuyên
chuyển phù hợp giữa trình độ người lao động vào vị trí công việc mới sẽ giúp
nâng cao hiệu quả công việc. Đề bạt (thăng tiến) là việc đưa người lao động
vào một vị trí việc làm có tiền lương cao hơn, có các điều kiện làm việc tốt
13
hơn và có cơ hội phát triển hơn. Một chính sách đề bạt tốt sẽ khuyến khích
người lao động tích cực làm việc và nâng cao trình độ bản thân để đạt được
mục đích đảm nhận một vị trí cao hơn. Xuống chức là việc đưa người lao
động đến một vị trí làm việc có cương vị và tiền lương thấp hơn, có trách
nhiệm và cơ hội ít hơn.
 Đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá hệ thống và chính thức tình
hình thực hiện công việc của người lao động thông qua việc so sánh với các
tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá với người lao động.

 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức
Đào tạo và phát triển các hoạt động nhằm duy trì và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của tổ chức là điều kiện quyết định để tổ chức hoàn thành
mục tiêu của mình. Bất cứ một chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực nào cũng nhằm nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp
cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững chuyên môn nghiệp
vụ của mình, thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình một cách tốt hơn,
đồng thời nâng cao khả năng thích ứng với công việc của họ trong tương lai.
Vì vậy, chất lượng đào tạo của tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực của
cán bộ, công chức trong tổ chức. Một chương trình đào tạo và phát triển tốt sẽ
nâng cao hiệu quả thực hiện công việc của người lao động thông qua việc sử
dụng những kiến thức và kỹ năng mà người lao động lĩnh hội được từ chương
trình đào tạo vào việc hoàn thành công việc của người lao động trong tổ chức.
 Các chính sách thù lao, đãi ngộ
Mục đích hàng đầu của các cá nhân làm việc trong xã hội là làm việc vì
lợi ích bản thân. Vì vậy, các chính sách thù lao, đãi ngộ có ảnh hưởng lớn đến
năng lực làm việc của người lao động trong tổ chức. Thu nhập từ tiền lương
chiếm từ 70% đến 80% tổng thu nhập của người lao động. Vậy tiền lương
14
phải gắn với số lượng, chất lượng công việc, phải phản ánh được cống hiến
của người lao động cho tổ chức, đồng thời nó cũng phản ánh vai trò, vị trí
đích thực của người lao động. Việc trả thù lao công bằng, hợp lý sẽ là cơ sở
để đảm bảo được đời sống của người lao động giúp họ yên tâm, phấn khởi,
gắn bó lâu dài với tổ chức và có mong muốn nâng cao không ngừng năng lực
bản thân để hoàn thành tốt công việc mà tổ chức giao cho.
15
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC XÃ
XƯƠNG GIANG – THÀNH PHỐ BẮC GIANG – TỈNH BẮC GIANG
2.1. Giới thiệu tổng quan về xã Xương Giang – TP. Bắc Giang – tỉnh Bắc

Giang
2.1.1.Về điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Xã Xương Giang nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc Thành phố Bắc Giang
tỉnh Bắc Giang, có vị trí tiếp giáp với 02 xã và 01 phường của thành phố và
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; xã Xương Giang cách trung tâm Thành
phố 02 km;
+ Phía Đông giáp với: Xã Dĩnh Trì;
+ Phía Tây giáp với: Phường Thọ Xương;
+ Phía Nam giáp với: Xã Dĩnh Kế;
+ Phía Bắc giáp với: Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang;
Xã Xương Giang có diện tích đất tự nhiên là 281,95 ha; với số dân là
6.786 nhân khẩu, trong đó có 3.336 nam, 3.450 nữ, độ tuổi từ 16 trở lên là
4.998 người.
Về cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của xã bao gồm 08 thôn dân cư,
toàn xã có 02 dân tộc sinh sống; trong đó dân tộc Kinh chiếm 99% dân số
của cả xã tập trung ở 08 thôn; còn lại dân tộc khác chiếm 0,1% dân số của xã.
Xã Xương Giang là một xã bán Nông nghiệp. Địa bàn xã nằm ở phía
Đông Bắc thành phố Bắc Giang. Trên địa bàn có tuyến đường sắt Hà Nội
16
Lạng Sơn chạy qua và đường Quốc lộ 1A cũ; Mật độ dân số cao nhưng phân
bố không đồng đề, nền kinh tế hộ gia đình chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,
Tiểu thủ Công nghiệp, nghành nghề phụ và dịch vụ Thương mại đang trên đà
phát triển. Cơ sơ hạ tầng Điện, Đường, Trường, Trạm, Chợ đã và đang được
xây dựng đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Đời sống nhân dân
ổn định, Kinh tế từng bước phát triển;
Toàn xã có 90 ha đất canh tác, trong đó có 47 ha là diện tích ruộng cấy
lúa 2 vụ. Còn lại là nuuôi trồng thuỷ sản, cung cấp cá giống, cá thịt cho thị
trường và các phường xã lân cận.
2.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên:

• Tài nguyên đất:
Với diện tích đất tự nhiên là 281,95ha, bao gồm cả đất nông nghiệp,
đất dành cho Công nghiệp, Thương mại Dịch vụ;
• Tài nguyên nước:
Xã Xương Giang là một xã diện tích đất hẹp, sông, suối, ao hồ không
nhiều, người dân chủ yếu dùng nước sạch do công ty Một thành viên cấp
thoát nước Bắc Giang cung cấp nước sinh hoạt;
Diện tích ao hồ chứa đựng lượng nước nhỏ, nên không đảm bảo nước
tưới cho sản xuất nông nghiệp, do vậy bà con nhân dân xã Xương Giang sử
dụng nước Cầu Sơn, nước nhà Máy phân Đạn để lấy nước tưới tiêu phục vụ
cho sản xuất cho sản xuất.
2.1.2.Trình độ phát triển kinh tế – xã hội:
2.1.2.1.Kết cấu cơ sở hạ tầng:
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của xã phát triển. xã
đã cân đối ngân sách, huy động các nguồn vốn đầu tư, tập trung xây dựng kết
17
cấu hạ tầng, kinh tế – xã hội nhằm tạo cơ sở vật chất vững chắc và tiền đề cho
phát triển kinh tế – xã hội của xã. Trong 5 năm từ 2006 – 2011, tổng số vốn
đầu tư xây dựng trên địa bàn xã đạt 50 .658,542 triệu đồng, trong đó vốn đầu
tư từ ngân sách địa phương là 9.652,350 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân
hàng năm đạt 15,3%.
- Về giao thông: Định hướng chính quyền xã xác định giao thông đóng
vai trò chủ chốt, huyết mạch trong việc phát triển kinh tế – Xã hội của địa
phương, do đó từ năm 2004 được sự giúp đỡ của các tổ chức, sự đầu tư của
Nhà nước xã đã đầu tư mở rộng được các tuyến đường đảm bảo Ôtô đến các
thôn, đổ nhiều đoạn đường cấp phối, đường bê tông tạo điều kiện thuận lợi
cho việc giao lưu hàng hoá, đi lại của người dân.
- Về điện năng: Toàn xã hiện có 09 Trạm điện hoà mạng điện lưới
Quốc gia, 100% số Hộ dân xã được sử dụng điện. Tổng số vốn đầu tư về điện
năng giai đoạn 1999 – 2004 đạt 36.592,351 triệu đồng.

- Về thuỷ lợi: Trong năm 2012 được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước
xã đã và đang hoàn thiện hệ thống mương, máng có chiều dài 04 km dẫn nước
tưới tiêu từ kênh phân Đạm, nước Cầu Sơn tới các cánh đồng đảm bảo tưới
tiêu những diện tích đất sản xuất Nông nghiệp thiếu nước hàng năm tạo điều
kiện thuận lợi cho việc canh tác của nhân dân.
- Về thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông: xã có 01 cơ sở bưu điện văn
hoá, 03 trạm phát sóng mạng di động; tỷ lệ dùng điện thoại cố định trên địa bàn
xã là 55 máy/100 người, 95 % người dân có điện thoại di động; Có 01 đài
phát thanh xã có hệ thống thu phát ở 8/8 thôn; báo chí được cập nhật theo
ngày; tuy nhiên tỷ lệ sử dụng iternet còn ít đạt 09%.
18
2.1.2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Xã Xương Giang là một xã Bán Nông nghiệp kinh tế còn gặp nhiều
khó khăn diện tích đất canh tác ngày một thu hẹp phục vụ cho các Dự án, tuy
nhiên đang đà phát triển của thành phố Bắc Giang, Đời sống của nhân dân
từng bước đã được cải thiện có những bước phát triển tương đối mạnh. Tốc
độ tăng trưởng bình quân năm 2012 đạt 19,6% cao hơn so với Nghị quyết Hội
Đồng nhân dân năm 2004 đề ra là 7,8%. Thu nhập bình quân đầu người năm
2012 là 25,9 triệu đồng tăng gấp 6 lần so với năm 2004;
Cơ cấu phát triển kinh tế, tỷ trọng các ngành có bước chuyển biến căn
bản: Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, xây dựng chiếm 56,1%; thương mại
dịch vụ chiếm 30,9%; Nông nghiệp còn 13,7% (Năm 2004 tỷ trọng các ngành
là: Công nghiệp xây dựng 56,6%; Thương mại, dịch vụ 23,6%; Nông nghiệp
thuỷ sản là 18,8%).
Về cơ bản xã Xương Giang đã nắm bắt và tiếp cận được hướng đi mới
theo định hướng của thành phố, bước đầu đã đem lại hiệu quả; Đã khai thác
triệt để được tiềm năng, lợi thế, vị trí địa lý của địa bàn.
+ Về công nghiệp: Sản xuất Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 6
tháng đầu năm 2011 phát triển tương đối mạnh, giá trị sản lượng ước đạt 76,6
tỷ đồng. Giá trị sản xuất Công nghiệp tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Một số cơ sở kinh doanh, hợp tác xã đã mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng
mới và mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, đảm bảo ổn
định sản xuất kinh doanh như ngành cơ khí, điện nước, xây dựng, Mộc dân
dung, ngành nghề Mây tre giang đan, thêu rên xuất khẩu vv
+ Về dịch vụ: Giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ 6 tháng đầu năm
2011 ước đạt 49,2 tỷ đồng, bằng 130% so với cùng kỳ. Trong năm chỉ số giá
tiêu dùng tăng so với cùng kỳ 12,9%, do ảnh hưởng của thị trường thế giới
19
nên giá vàng và ngoại tệ tăng kéo theo sự tăng giá của nhiều mặt hàng khác
như: Lương thực Thực, phẩm, Xi măng, Sắt thép, phân bón, thức ăn chăn
nuôi tăng từ 5 – 10%. Tổng giá trị hàng hoá luân chuyển bán lẻ trong 6 tháng
đầu năm 2011 ước đạt 41,6 tỷ đồng, bằng 132,2% so với cùng kỳ.
Việc cải tạo, nâng cấp Chợ xã, đường giao thông tạo điều kiện cho
việc giao lưu buôn bán hàng hoá thuận lợi, tăng thu nhập của người dân. Đã
đầu tư xây dựng chợ Quán Thành 46 tỷ đồng tạo điều kiện cho bà con nhân
dân và các tư thương các Huyện, tỉnh ban lân cận chao đổi hàng hoá và cũng
là chợ đầu mối của thành phố Bắc Giang.
+ Về sản xuất Nông nghiệp: Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 49,2 tỷ đồng, bằng 119,3% so với cùng kỳ.
Trong đó: trồng trọt 19,24 tỷ đồng, bằng 109,5% so với cùng kỳ; chăn nuôi
19,5 tỷ đồng, bằng 112,3% so với cùng kỳ; nuôi trồng thuỷ sản 9,8 tỷ đồng,
bằng 95,4% so với cùng kỳ.
Giá trị sản lượng trồng trọt và chăn nuôi tăng do áp dụng tốt khoa học kỹ
thuật và đưa giống, cây Con mới có năng suất cao vào sản xuất như Đào thế, hoa
Hồng, Hoa ly, hoa Loa kèn và một số rau có hiệu quả kinh tế cao khác.
2.1.2.3.Kết cấu dân số và lao động
Theo số liệu tổng hợp báo cáo 6 tháng đầu năm 2011 của Uỷ ban nhân
dân xã hiện nay với số dân là 6.786 người, trong đó có 3.336 nam, 3.450 nữ,
số người trong độ tuổi lao động là 4.998 người chiếm khoảng 70,9% tổng dân
số. Mật độ dân số trung bình của xã khoảng 226 người/km

2
phân bố tương đối
đồng đều giữa các thôn.
2.1.2.4. Giáo dục và đào tạo
Trên địa bàn xã hiện có 03 cấp học đều đạt chuẩn Quốc gia đó là:
Trường Mầm non, Tiểu học và Trường Trung học cơ sở Xương Giang các
20
Trường học tập trung ở trung tân xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi
học của học sinh ở xã trung tâm. Thu hút hầu hết các em trong độ tuổi được
đến trường, đến lớp.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn được chính quyền địa phương quan
tâm trú trọng và củng cố.Tổng kết năm học 2009- 2012 chất lượng giáo dục
có sự chuyển biến rõ rệt so với các năm trước 2008 - 2009, tỷ lệ học sinh giỏi:
36,65%; tỷ lệ học sinh khá: 45,2%, tỷ lệ học sinh TB: 20%; tỷ lệ học sinh yếu
còn : 1,55% , đã có nhiều em đạt học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh, tỷ lệ
các em thi đỗ vào các Trường chuyên, cấp 3 năm sau cao hơn năm trước đạt
từ 95% trở lên. Trình độ của đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng cao
phương thức giảng dạy ngày một đổi mới hàng năm có nhiều cô đạt giáo viên
dạy giỏi cấp tỉnh, cấp thành phố, tỷ lệ giáo viên đạt loại tốt và khá trên 85%.
Cơ sở vật chất trường học, thiết bị học tập được Thành phố đầu tư tăng
cường theo hướng kiên cố Trường lớp học đã đầu tư xây dựng cả 03 Trường trong
năm vừa qua trên 15 tỷ đồng, hiện đại hoá; tỷ lệ phòng học kiên cố hoá chiếm trên
95 %. Năm 2012 Trường trung học cơ sở Xương Giang đạt chuẩn Quốc gia.
2.1.2.5. Y tế và chăm sóc sức khoẻ người dân:
Trạm Y tế đã được công nhận chuẩn Quốc gia hệ thống mạng lưới Y tế
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân từ xã tới thôn luôn được quan tâm
đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị Máy móc hiện đại như Máy Siêu âm,
Máy chụp xích quang đã đảm bảo tốt việc chăn sóc sức khoẻ ban đầu cho
nhân dân rong việc khám điều trị bệnh, việc tiêm phòng Vacxin cho các cháu
dưới 06 tuổi và các bà mẹ đang thời thai kỳ đảm bảo định kỳ theo quy định

các biện pháp phồng chống HIV/AIDS. Địa bàn xã hiện có 01 trạm y tế được
xây dựng kiên cố, có trang thiết bị tương đối đầy đủ, hiện đại; với 01 Bác sỹ,
05 Y sỹ và điều dưỡng.
21
Công tác Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được bảo đảm, 6 tháng đầu
năm 2011 Trạm y tế xã đã tổ chức khám, chữa bệnh cho nhân dân được 1.696
lượt cho nhân dân đạt 89,6% kế hoạch của năm . Trong đó khám bảo hiểm:
1052 lượt , trẻ em dưới 6 tuổi là 236 trường hợp, khám cấp thuốc cho người
cao tuổi là 119 lượt.
Trong 6 tháng đầu năm 2011 chương trình Bảo vệ bà mẹ và trẻ em và
công tác kế hoạch hoá gia đình tổ chức khám tại trạm và phối hợp chiến dịch
sức khoẻ sinh sản đã được thực hiện thường xuyên đạt kết quả tốt.
2.1.2.6. An ninh trật tự
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn Xã hội; Tăng cường công tác
đảm bảo phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới. Trên địa bàn xã luân
luân ổn định; những thành tựu phát triển kinh tế - Xã hội của đất nước cũng
như những sự kiện chính trị trọng đại được tổ chức trong năm đã có tác động
tích cực, to lớn tạo nên các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ,
Đảng viên, nhân dân các dân tộc trong xã, tạo khí thế thi đua sâu rộng, mở ra
những điều kiện thuận lợi để xã Xương Giang đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
kinh tế, phát triển Văn hoá xã hội, đảm bảo an ninh trật tự hàng năm Công an
xã đạt Danh hiệu quyết thắng.
22
2.2. Thực trạng cán bộ công chức xã Xương Giang – thành phố Bắc
Giang – tỉnh Bắc Giang
Sơ đồ 2.1.Sơ đồ bộ máy chính quyền của xã:
(HĐND: Hội đồng nhân dân, UBND: Uỷ ban nhân dân)
2.2.1. Số lượng
Hội đồng nhân dân xã Xương Giang là Quyền lực Nhà nước ở địa
phương, do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng

Quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương, chịu sự giám sát của nhân dân.
chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và hội đồng nhân dân cấp trên.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã Xương Giang gồm 26 đại
biểu Hội đồng nhân dân, trong đó có Thường trực Hội đồng nhân dân gồm
02 ông (bà): 01 Chủ tịch và 01 Phó Chủ tịch; và 22 ông(bà) đại biểu Hội
đồng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của 6.786 người dân
xã Xương Giang.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
UỶ BAN NHÂN DÂN
Văn
Phòng
HĐND
-UBND
Ban
Tài
Chính
Ban
T
Ph¸p
Ban
Địa
chính
Ban
văn
hoá xã
hội
Ban
Khuyến
nông
Ban

giao
thông
thuỷ
lợi
Trạm
y tế
Ban
công
an
Ban
Chỉ
huy
quân
sự
23
2.2.2. Giới tính
Tính đến ngày 31/12/2012 tổng số cán bộ, công chức hành chính xã
Xương Giang là 26 người, trong đó:
Nam: 18 người
Nữ : 8 người
* Nhận xét :
Nhìn chung tỷ lệ giữa số lượng cán bộ, công chức Nam và Nữ của xã
Xương Giang là chưa hợp lý : Tỷ lệ Nam nhiều gần gấp hai lần, Nam là
18/26 bằng 69% , tỷ lệ Nữ là 8/26 bằng 31%.
2.2.3. Độ tuổi
Dưới 30
tuổi
Từ 30 đến 50
tuổi
Trên 50

tuổi đến 60 tuổi
Nam Nữ Nam Nữ Nam
( 59 tuổi)
Nữ
(54 tuổi)
2 3 12 6 2 1
5 18 3
( Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ xã Xương Giang)
* Nhận xét:
Nhận thấy ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi thì tỷ lệ giữa số cán bộ Nam và
nữ là chưa thực sự hợp lý số cán bộ Nam nhiều hơn hai lần cán bộ nữ, thể
hiện: ở độ tuổi từ 30 đến 50 thì Nam có 16gười còn Nữ có 18 người.
Tuy nhiên ở độ tuổi dưới 30 thì tỉ lệ giữa cán bộ Nam và Nữ lại tương
đối hợp lý Nam là 2 người còn Nữ là 3 người . Đây có thể coi là đội ngũ cán
24

×