Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CHUẨN HÓA THANG ĐO ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA (TTQ) VÀ THỰC TRẠNG ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.3 KB, 8 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>CHUẨN HÓA THANG ĐO ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA (TTQ) VÀ THỰC TRẠNG ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA </b>

<b>Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG </b>

<b>STANDARDIZATION OF TOUGH TURF PEER PRESSURE QUIZ (TTQ) AND PEER PRESSURE STATUS AMONG STUDENTS </b>

<b>AT VAN LANG UNIVERSITY Doan Luong Hung, Dang Thi Hong Nhung </b>

<b>Tóm tắt </b>

Nghiên cứu này nhằm chuyển ngữ, chuẩn hóa thang đo áp lực đồng trang lứa (TTQ) và xem xét thực trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên trường Đại học Văn Lang, một trường đại học tư thục tại Việt Nam. Thang đo TTQ được dùng để đo lường áp lực đồng trang lứa và bốn thành tố của nó: hành vi nhóm, đánh giá nhóm, xu hướng nhóm và thói quen nhóm. Kết quả cho thấy sau khi chuẩn hóa, thang đo TTQ-V được chuyên gia đánh giá là tương đồng về nội dung ở bản dịch ngược. Đồng thời lược bỏ một số câu hỏi sau khi thực hiện quy trình dịch thuật và thích ứng thang đo. Nghiên cứu thử nghiệm Pilot được thực hiện mang lại kết quả khách quan, bản chuyển ngữ sang tiếng Việt của thang đo có tính giá trị nội dung tương đồng so với phiên bản gốc, thang đo đáp ứng độ tin cậy cao (0.88) và có khả năng đưa vào ứng dụng ; có thể thực hiện dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng. Thực trạng cho thấy rằng khi một sinh viên cảm thấy bị nhóm đánh giá tiêu cực, họ cảm thấy áp lực phải thay đổi hành vi hoặc niềm tin của mình để phù hợp với nhóm. Họ mong muốn được chấp nhận bởi bạn bè, nỗi sợ bị cô lập hoặc xa lánh, và mong muốn tuân theo các chuẩn mực của nhóm.

<b>Abstract </b>

This study aims to translate and standardize the Tough Turf peer pressure Quiz (TTQ) and examine the peer pressure situation among students at Van Lang University, a private university in Vietnam. The TTQ is used to measure peer pressure and its four dimensions: group behavior, group evaluation, group trend, and group habit. The results indicate that after standardization, the TTQ-V scale was deemed by experts to be content-equivalent in the back translation. Additionally, some questions were omitted after the translation process and scale adaptation. The pilot study yielded objective results, showing that the translated Vietnamese version of the scale maintains content equivalence with the original version, has high confidence interval (0.88), and is applicable; it can be implemented easily, conveniently, and quickly. The situation demonstrates that when a student feels negatively evaluated by the group, they feel pressure to change their behavior or beliefs to fit in. They desire acceptance from peers, fear of isolation or rejection, and wish to conform to group norms.

<i><b>I. Đặt vấn đề </b></i>

Sức khỏe tâm thần của sinh viên là một vấn đề nghiêm trọng đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam và trên thế giới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sinh viên phải đối mặt với nhiều áp lực và rối loạn tâm lý như stress, lo âu, trầm cm. Nghiờn cu ca Acar v Klnỗ (2017)[1] cho thy áp lực đồng trang lứa có thể dẫn đến nhiều

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

hậu quả xấu như sử dụng ma túy và rượu, thể hiện các hành vi nguy hiểm, sự tự tin thấp, thái độ đối với trường học, lo lắng và trầm cảm xã hội. Một vài nghiên cứu khác cũng chỉ ra áp lực đồng trang lứa là một trong những nguyên nhân dẫn đến stress, trầm cảm hoặc lo âu [10][5]; đặc biệt ở độ tuổi thanh niên sinh viên, điều này ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, sự hài lòng trong cuộc sống cũng như sức khỏe tinh thần của sinh viên [8]. Ngược lại, áp lực đồng trang lứa cũng có thể cải thiện kết quả học tập, xã hội hóa ở trường của học sinh [7], nâng cao thành tích học tập và mức độ gắn bó với trường học [13]. Do đó, việc nghiên cứu và hiểu rõ áp lực đồng trang lứa là rất quan trọng để giúp sinh viên phát triển tâm lý lành mạnh. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu bàn luận về nguyên nhân và các hậu quả liên quan đến áp lực đồng trang lứa. Đồng thời chưa có một cơng cụ đo lường nào về áp lực đồng trang lứa được chuyển ngữ, chuẩn hóa và áp dụng vào thực tế; hầu hết các bộ công cụ đều tự thiết kế không qua điều chỉnh và nghiên cứu kiểm định lại. Vì những lý do trên, người nghiên cứu đã xem xét những ưu điểm, sự phù hợp và độ tin cậy của thang đánh giá ảnh hưởng áp lực đồng trang lứa (TTQ - Tough Turf peer pressure Quiz) của Sanders (1986) [9] để thực hiện chuyển ngữ trên nhóm khách thể là sinh viên Việt Nam. Mục tiêu được người nghiên cứu đưa ra bao gồm:

(1) Chuẩn hóa thang đo đánh giá ảnh hưởng áp lực đồng trang lứa (TTQ).

(2) Xem xét thực trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Trường Đại học Văn Lang.

<i><b>II. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu </b></i>

<b>1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Thang đo Tough Turf peer pressure Quiz (TTQ) được phát triển bởi Sanders (1986) [9] và được Soon-hak Kwon tiến hành chuyển ngữ, chuẩn hóa trên nhóm khách thể người Hàn quốc (2001) [11], công cụ được sử dụng để đo khả năng chịu áp lực đồng trang lứa phù hợp cho nhóm khách thể Châu Á. Tác giả Sanders và Soon-hak Kwon không giữ bản quyền của thang đo phiên bản tiếng Anh lẫn tiếng Hàn. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá tính giá trị nội dung của thang đo khi được chuyển ngữ sang tiếng Việt.

<b>2. Phương pháp nghiên cứu </b>

Người nghiên cứu lựa chọn phiên bản chuyển ngữ cho người Hàn bởi Soon-hak Kwon (2001) [11] nhằm thừa kế và phát triển những yếu tố văn hóa và ngơn ngữ của Châu Á.

Đầu tiên, đánh giá được tính giá trị nội dung và mức độ áp dụng của thang đo TTQ sau khi chuyển ngữ. Quy trình dịch thuật và thích ứng thang đo được thực hiện dịch xi, dịch ngược, sau đó tiến hành lượng giá. Quá trình lượng giá được tiếp cận theo hai hướng từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. Cụ thể, các bản dịch thuật sẽ được xem xét và đánh giá bởi chuyên gia và khách thể ngẫu nhiên thông qua bộ câu hỏi sau khi chuyển ngữ nhằm đảm bảo được các tiêu chí đầu ra như sau: (1) Tính rõ ràng của ngơn ngữ; (2) Tính phù hợp; (3) Độ khó hiểu; (4) Tính liên kết. Các bước được thực hiện như sau: (1) Chọn lựa chuyên gia hướng dẫn; (2) Dịch xuôi và dịch ngược; (3) Phỏng vấn nhận thức; (4) Phân tích, tổng hợp và sửa đổi.Tiếp theo, đánh giá khả năng áp dụng của thang đo phiên bản chuyển ngữ sang tiếng Việt, người nghiên cứu thực hiện thử nghiệm Pilot (Pilot Test) nhằm đảm bảo tất cả những người trong mẫu khảo sát hiểu các câu hỏi theo cùng 1 cách. Thông qua Pilot test, người nghiên cứu nhận ra những câu hỏi có vấn đề để chỉnh sửa và đề xuất thang đo hoàn thiện. Điều này

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

giúp cho dữ liệu nguồn thu được chân thực và không bị sai lệch, tránh ảnh hưởng đến kết quả thống kê, phân tích hoặc chạy mơ hình sau này. Cụ thể, người nghiên cứu đã thực hiện thử nghiệm như sau: (1) Lựa chọn một mẫu ngẫu nhiên; (2) Thực hiện thu thập số liệu; (3) Nghiên cứu kết quả thử nghiệm; (3) Kết luận.

<b>Xử lý và phân tích số liệu: Dữ liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0 </b>

<i><b>III. Kết quả nghiên cứu </b></i>

<b>1. Chuẩn hóa thang đo đánh giá ảnh hưởng áp lực đồng trang lứa (TTQ) </b>

Sau quá trình sửa đổi, các câu hỏi được điều chỉnh nhằm loại bỏ sự trùng lặp và tăng tính phù hợp với văn hóa và đặc điểm của sinh viên Việt Nam. Điều chỉnh này được thực hiện dựa trên phản hồi từ việc dịch và phỏng vấn, trong đó nhận thức về sự hiểu rõ của ngơn ngữ và tính liên kết của câu hỏi được đặt ra. Cụ thể câu 14 được xem xét, đánh giá là trùng lặp ý nghĩa với câu 10, do đó câu 10 đã bị loại bỏ. Đồng thời, câu 20 và 21 đã được loại bỏ hoàn toàn để phản ánh đúng hơn đặc điểm và văn hóa của sinh viên Việt Nam.

Việc rút gọn số lượng câu hỏi nhằm đảm bảo rằng bảng câu hỏi thực sự đo lường được mức độ áp lực đồng trang lứa mà sinh viên đang phải đối mặt. Đồng thời, việc này cũng giúp bảng câu hỏi trở nên rõ ràng và phù hợp hơn với mục tiêu nghiên cứu. Kết quả là một bảng câu hỏi với 17 câu được thiết kế để cung cấp thơng tin chính xác và có ý nghĩa về áp lực đối với sinh viên, trong khi vẫn duy trì tính phù hợp với văn hóa và đặc trưng của sinh viên Việt Nam.

Sau khi chuẩn hóa, tên đầy đủ của thang đo TTQ phiên bản tiếng Việt được gọi là "Thang Đo Ảnh Hưởng Áp Lực Đồng Trang Lứa"; tên tiếng Anh tương ứng là "Tough Turf Peer Pressure Quiz - Vietnamese"; và tên viết tắt là “TTQ-V”.

Bảng 1: Phiên bản hồn chỉnh của thang đo TTQ-V.

1 Khi tơi đi học, tôi chú ý đến ánh mắt và đánh giá của bạn bè về quần áo của mình.

2 Tơi thích mặc những bộ quần áo độc lạ ngược xu hướng nhưng nó có thể thu hút sự chú ý của người khác.

3 Tôi cố gắng tạo kiểu tóc đẹp cho bạn bè của mình nhìn thấy.

4 Nếu thợ làm tóc đề xuất một kiểu tóc mới, tơi sẽ khơng ngại thử mặc dù nó khác xu hướng hiện tại. 5 Tơi cố gắng che giấu những gì tơi xem là khuyết điểm về ngoại hình của mình.

6 Ngay cả khi tơi khơng thích nhưng nếu bạn bè của tơi thích, tơi cũng sẽ xem và nghe các chương trình truyền hình, phim, ca nhạc theo xu hướng.

7 Đơi khi tơi lưỡng lự khơng biết mình đã chuẩn bị kỹ càng chưa và mất tự tin khi xuất hiện trước ánh nhìn của bạn bè.

8 Tơi nói dối vì sự kỳ vọng của bạn bè đối với tôi.

9 Nếu bạn bè của tơi muốn, tơi thậm chí có thể tham dự các cuộc gặp mặt mà tôi không muốn đến. 10 Tôi cùng bạn bè lấy trộm đồ hoặc làm điều gì đó tương tự vì chúng tơi thực hiện chúng “cùng nhau”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

11 Tơi đã từng ở trong một nhóm chế giễu hoặc dè bỉu các bạn khác.

12 Khi tôi muốn học ở nhà, nhưng bạn bè của tôi muốn học cùng nhau ở nơi khác, tôi sẽ làm theo. 13 Khi ở nơi công cộng, tôi và bạn bè làm mất trật tự, ồn ào vì chúng tôi thực hiện chúng "cùng nhau". 14 Tôi nhận thức được những việc làm không tốt nhưng vẫn cùng làm với bạn bè trong các buổi gặp mặt. 15 Tơi nói chuyện trong lớp hoặc cùng với những người bạn làm gián đoạn lớp học.

16 Tôi cảm thấy xấu hổ khi người khác cười về những câu hỏi của tôi trong lớp.

17 Tơi có những ý tưởng hay, nhưng tơi cảm thấy xấu hổ khi để bạn bè biết hoặc chia sẻ nó trong lớp.

<b>Bảng 2: Kết quả thử nghiệm Pilot và thành tố đánh giá của thang đo TTQ </b>

Trong phần câu hỏi của thang đo, khách thể được yêu cầu trả lời các câu hỏi tần suất về những ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa trên thang đo Likert 5 cấp độ từ "Luôn luôn" đến "Khơng bao giờ". Điểm trung bình được dùng để xác định mức độ ảnh hưởng tương ứng của áp lực đồng trang lứa. Điểm trung bình càng gần 1 ("Luôn luôn"), ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa càng cao, và ngược lại, điểm càng gần 5 ("Không bao giờ"), ảnh hưởng càng thấp. Khoảng giá trị của thang đo là: d = (5-l)/5 = 0.8; vậy nên cách mỗi 0.8 đơn vị, mức độ ảnh hưởng của áp lực được giảm một bậc. Do đó, mức độ ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa được phân loại như sau:

<b>Bảng 4: Phân loại mức độ ảnh hưởng bởi áp lực đồng trang lứa. </b>

<b>2. Thực trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Trường Đại học Văn Lang </b>

Người nghiên cứu đã thực hiện thu thập dữ liệu theo phương pháp chiều ngang để nghiên cứu và phân tích về

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Thực trạng Áp lực Đồng trang lứa tại sinh viên Trường Đại học Văn Lang. Dữ liệu thu thập theo phương pháp này nhằm hiểu thông tin về các đặc điểm và mối quan hệ giữa các biến vào một thời điểm cụ thể. Kết quả thu được tổng cộng 522 phiếu hỏi, sau khi sàng lọc, có 501 phiếu hợp lệ. Tiêu chí hợp lệ bao gồm khơng có thơng tin bị bỏ trống, không mất dữ liệu hoặc không trả lời đầy đủ cho các câu hỏi.

Bảng 3: Điểm trung bình, Độ lệch chuẩn, Cronbach’s Alpha, Độ nghiêng và Độ nhọn của Áp lực đồng trang

Kết quả cho thấy giá trị trung bình của áp lực đồng trang lứa là 3.37, với độ lệch chuẩn là 0.5. Đối với các biến phụ, giá trị trung bình dao động từ 3.03 đến 3.73, và độ lệch chuẩn nằm trong khoảng từ 0.35 đến 0.63. Các giá trị độ lệch chuẩn này tương đối nhỏ, cho thấy sự đồng đều của dữ liệu và ít biến đổi.

Theo tiêu chuẩn, khi độ nghiêng vượt quá giá trị tuyệt đối 3 và độ nhọn vượt quá 7 hoặc 10, thì được coi là cực đoan [6]. Trong nghiên cứu này, độ nghiêng của các biến chính và biến phụ đều nằm trong khoảng từ -0.60 đến -0.02. Do đó, có thể kết luận rằng các biến chính trong nghiên cứu này được xác nhận có tính phân phối chuẩn.

Dựa vào các giá trị này, có thể kết luận rằng dữ liệu thu thập có sự phân tán thấp và không ảnh hưởng đáng kể đến các phân tích sau này của nghiên cứu. Điều này làm tăng độ tin cậy và ổn định của dữ liệu thu thập và sử dụng trong nghiên cứu.

Bảng 4: Tương quan giữa các thành tố của Áp lực đồng trang lứa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Áp lực đồng trang lứa có mối tương quan thuận với các thành tố ở mức cao (0.767 < r < 0.847) cho thấy mức độ áp lực đồng trang lứa của khách thể có mối liên kết cao và tương đồng với các thành tố bên trong thang đo. Áp lực đồng trang lứa có chiều hướng tăng khi các thành tố Đánh giá nhóm, Trào lưu nhóm, Hành vi nhóm, Thói quen nhóm tăng. Các thành tố cũng có mức tương quan dương với nhau, với mối tương quan mạnh nhất giữa Đánh giá nhóm và Trào lưu nhóm (r = 0.592). Điều này cho thấy khách thể quan tâm đến các trào lưu và sự đánh giá đồng trang lứa trong các mối quan hệ đồng trang lứa, và do đó áp lực đồng trang lứa tăng. Bảng 5: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính mức độ các thành tố ảnh hưởng đến áp lực đồng trang lứa trên Ghi chú. N = 501. Adj.𝑅<sup>2</sup> = 𝑅<sup>2</sup> hiệu chỉnh

Theo bảng 5, cơng thức hồi quy có ý nghĩa thống kê (F(4, 496) = 944.341, p < 0.001), với R bình phương = 0.88, chỉ ra rằng 88% phương sai của Áp lực đồng trang lứa có thể được giải thích bởi các thành tố. Giá trị Tolerance, VIF, Durbin-Watson đều có ý nghĩa thống kê. Kết luận về phương trình hồi quy là:

Mức độ ảnh hưởng áp lực đồng trang lứa = -0.776 + 0.346*H2 + 0.297*H1 + 0.274*H3 + 0.251*H4.

Trong phương trình hồi quy này, hằng số âm chỉ ra rằng khi tất cả các thành tố đều bằng 0, mức độ áp lực đồng trang lứa có xu hướng giảm. Mức độ ảnh hưởng của thành tố Đánh giá nhóm có tác động mạnh nhất đối với xếp loại mức độ ảnh hưởng Áp lực đồng trang lứa trên khách thể nghiên cứu, tiếp theo là Hành vi nhóm, Trào lưu nhóm và cuối cùng là Thói quen nhóm.

<i><b>IV. Thảo luận </b></i>

Kết quả nghiên cứu cho thấy áp lực đồng trang lứa có mối liên hệ tích cực với tất cả các thành tố của nó, gồm đánh giá nhóm, trào lưu nhóm, hành vi nhóm và thói quen nhóm. Điều này có nghĩa là khi các thành tố này tăng lên, áp lực đồng trang lứa cũng tăng lên. Điều này cho thấy rằng sinh viên cảm thấy được đánh giá nhiều hơn, theo đuổi nhiều xu hướng, tham gia vào nhiều hành vi và hình thành nhiều thói quen dựa trên bạn bè của mình thơng qua ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa. Điều này cũng cho thấy rằng sinh viên muốn giảm áp lực đồng trang lứa có thể cần giảm mức độ của mỗi thành tố. Họ cần tự tin hơn vào khả năng và lựa chọn của mình, trở nên phê phán và lựa chọn kỹ càng những xu hướng và quy tắc mà họ tuân thủ, nhận thức và chịu trách nhiệm hơn về hậu quả của hành vi của mình, và linh hoạt và độc lập hơn đối với thói quen của mình. Kết quả này tương thích với nghiên cứu trước đây đã cho thấy áp lực đồng trang lứa bị ảnh hưởng bởi các khía cạnh khác nhau của động lực nhóm, chẳng hạn như tuân thủ, ảnh hưởng theo chuẩn mực, danh tính xã hội và

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

so sánh xã hội [10][5]. Theo những nghiên cứu này, áp lực đồng trang lứa là kết quả của sự tương tác giữa các thành tố cá nhân và nhóm, như nhân cách, giá trị, mục tiêu, động cơ, thái độ, niềm tin, nhận thức, kỳ vọng, cảm xúc và hành vi. Áp lực đồng trang lứa có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển học tập, xã hội và cá nhân của sinh viên, tùy thuộc vào loại và mức độ áp lực, nguồn và đối tượng của áp lực, phản ứng và kết quả của áp lực.

Kết quả này cũng tương thích với các nghiên cứu khác đã nghiên cứu áp lực đồng trang lứa và các thành tố của nó trong cách ngữ cảnh và văn hóa đa dạng khác nhau của sinh viên đại học [12][4]. Những nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng và quan điểm về cách áp lực đồng trang lứa và các thành tố của nó ảnh hưởng đến hành vi học tập, thành tích học tập, sự phát triển và sự nghiệp của sinh viên theo nhiều cách khác nhau. Xu et al. (2022) [12] đã phát hiện ra rằng áp lực đồng trang lứa tích cực có thể tăng ý định học tập của sinh viên ngành kỹ thuật và từ đó thúc đẩy hành vi học tập. IOSR Journals (2018) [4] phát hiện ra rằng mức độ áp lực đồng trang lứa thay đổi giữa các năm học khác nhau, với sinh viên năm nhất trải qua mức độ áp lực đồng trang lứa cao nhất.

Kết quả từ phương trình hồi quy thể hiện hằng số âm (-0.776) cho thấy rằng khi tất cả các thành tố đều bằng 0, mức độ áp lực đồng trang lứa có xu hướng giảm. Điều này có thể liên quan đến việc áp lực đồng trang lứa thường đẩy cá nhân theo hướng tuân thủ nhóm, dẫn đến sự giảm đa dạng và độc lập. Điều này cho thấy rằng sự đánh giá của nhóm đối với cá nhân có thể là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mức độ áp lực đồng trang lứa mà họ cảm nhận. Khi một cá nhân cảm thấy bị nhóm đánh giá tiêu cực, họ có thể có nhiều khả năng cảm thấy áp lực phải thay đổi hành vi hoặc niềm tin của mình để phù hợp với nhóm. Kết quả này tương thích với nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng áp lực đồng trang lứa có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi và niềm tin của thanh thiếu niên và sinh viên đại học [3]. Theo Ameka Lindo (2011) [2], áp lực đồng trang lứa thường có ảnh hưởng rõ rệt đến những người chưa phát triển ổn định về mặt nhân cách, do đó thanh thiếu niên và sinh viên là những người dễ bị tác động nhất. Nghiên cứu này đã thực hiện cuộc khảo sát, chia người tham gia thành ba nhóm dựa trên độ tuổi và mời họ tham gia một nhiệm vụ nguy hiểm cùng với những người trong cùng nhóm tuổi. Kết quả cho thấy rằng nguy cơ thực hiện các hành vi nguy hiểm tăng gấp đôi đối với thanh thiếu niên, trong khi người lớn hầu như không bị ảnh hưởng nhiều. Vậy nên sinh viên luôn mong muốn được chấp nhận bởi bạn bè, nỗi sợ bị cô lập hoặc xa lánh, và mong muốn tuân theo các chuẩn mực của nhóm.

<i><b>V. Tài liệu tham khảo </b></i>

1. Acar, H., & Klnỗ, M. (2017). Effect of psychoeducation program prepared in terms of coping with peer pressure on high school students’ level of peer pressure. Mehmet Akif Ersoy University Journal of Social Science Institute, 9(19), 287-300.

2. Ameika Lindo (2011). Peer Pressure. What Is Peer Pressure?

3. Brown, B. B., Bakken, J. P., Ameringer, S. W., & Mahon, S. D. (2022). A comprehensive conceptualization and measure of adolescent autonomy in relationships with parents and peers. 4. IOSR Journals. (2018). A study on peer pressure and its impact on academic performance of college

students. IOSR Journal of Humanities and Social Science.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

5. Jones, R., Smith, L., & Brown, K. (2020). The effects of group evaluation on peer pressure and academic performance. Educational Psychology, 239 – 256. 6. Kline, R. B. (2005). Principles and practice of structural equation modeling (2nd ed.). Guilford Press. 7. Korir, D. and Kipkemboi, F. (2014). The impact of school environment and peer influences on students’

academic performance in Vihiga county, Kenya. Journal of Education and Practice,5(11),1.

8. Monahan, K. C., Steinberg, L., & Cauffman, E. (2009). Affiliation with antisocial peers, susceptibility to peer influence, and antisocial behavior during the transition to adulthood. Developmental Psychology, 45(6), 1520–1530.

9. Sanders, Bill. (1986). Tough Turf: a team survival manual. Old Tappan, NJ: Revell

10. Smith, J., Lee, K., & Kim, S. (2019). Peer pressure and conformity: A meta-analysis of experimental studies. Personality and Social Psychology Bulletin, 1614 – 1632.

11. Soon-hak Kwon (2001). A study on middle school students' awareness of peer pressure. Master's thesis, Graduate School of Education, Incheon National University.

12. Xu, Y., Chen, X., & Li, H. (2022). The effect of positive peer pressure on engineering students’ learning intention and behavior: An empirical study based on the theory of planned behavior. Computers & Education, 168, 104212.

13. You, S. (2011). Peer influence and adolescents’ school engagement. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 29, 829-835.

</div>

×