Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Luận văn thạc sĩ Luật học: Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.4 MB, 98 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ MỸ LANH

DIEU KIEN CÓ HIỆU LUC CUA DI CHÚC

THEO QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT DAN SỰ NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

<small>(Định hướng ứng dụng)</small>

HÀ NỘI - 2018

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

LÊ THỊ MỸ LANH

DIEU KIEN CÓ HIEU LUC CUA DI CHÚC

THEO QUY DINH CUA BO LUAT DAN SU NAM 2015

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 8380103

LUAN VAN THAC SY LUAT HOC

<small>(Dinh hướng ứng dung)</small>

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phùng Trung Tập

HÀ NOI - 2018

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

học Luật Hà Nội, những người đã nhiệt tình giảng dạy, giúp tơi có những kiến thức quý báu và bồ ích về chuyên ngành Luật Dân sự và Tó tụng dân sự. Tơi

<small>xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật Ha Nội, Khoa</small>

Đào tạo Sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành

<small>chương trình học và đê tài nghiên cứu.</small>

Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phùng Trung Tập — Người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tơi hồn thành

<small>Luận văn này.</small>

Bên cạnh đó, tơi xin gửi lời cảm ơn tới Toà án nhân dân các cấp đã cung cấp cho tôi những Bản án liên quan tới đề tài Luận văn, các cán bộ thư viện đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành Luận văn này. Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, và những người đã động viên, giúp đỡ tơi trong q

<small>trình làm Luận văn.</small>

<small>Tơi xin chân thành cam on!</small>

<small>Hà Nội, tháng 09/2018Tác giả</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>riêng tÔI.</small>

<small>Các kêt quả nêu trong luận văn chưa được công bô trong bât kỳ cơngtrình nào khác. Các sơ liệu trong luận văn là trung thực, có ngn gơc rõ ràng,</small>

được trích dẫn đúng theo quy định.

Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn

<small>TÁC GIÁ LUẬN VĂN</small>

<small>Lê Thị Mỹ Lanh</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>BLDS : Bộ luật Dan sự</small>

DLB : Dân Luật Bắc Kỳ

<small>DLT : Dan Luật Trung KỳTAND : Tòa án nhân dânUBND : Uỷ ban nhân dân</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>)ẾU ấu:ì››\› Ế AiiiaadđiiđiidddđiiẳaẳáẳiáẳẢẢ..¡8-38 (0101001008 7a HS ha 00 BH Ba 2S ad VATA A</small>

Danh mục từ viết tắt...c c2 2n nen

<small>Mục lục...-.--cnnnnnnnnnnn</small>

<small>PHẢN MỞ ĐẦU</small>

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài ...-- 2-5-5552 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tai wees eseesessesesesseseseesesees 2

<small>3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn ...- -- -- 5555 +S<<*ss+++s 34. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ...--- «+55 S<<ss+<<+2 35. Phương pháp nghién CỨU ...ccceccesceceeesteeeeesseeeesseteeeeseneeeeesees 4</small>

6. Kết quả đạt được va những điểm mới của luận văn ... 4 7. Kết cau của luận Van .o.ececcceccscscsesesesesesesesesescscscsvscsvevecscscscsesvecevees 4

<small>Chuong 1</small>

<small>MOT SO VAN DE CHUNG VE DI CHUC</small>

<small>1.1. Khái niệm di chúc ... ---- 22222211111 eeeeeeeeees</small>

1.2. Đặc điểm của di chúÚC...--- c5: +e+t+x+E+ESEEEEESESESEerrerereerred 7 1.3. Thừa ké theo di chúc và vai trò của di chúc trong việc thực hiện

pháp luật về thừa kế...-- ¿+ + 2+EeEEeEE2EEEEeEEEEkrErkersered 10 1.3.1. Thira ké theo di CHUC AE... ... 10 1.3.2. Vai trò cua di chúc trong việc thực hiện pháp luật về thừa kế ... 13 1.4. Khái niệm về điều kiện có hiệu lực của di chúc ... 13 Kết luận Chương ...--¿-5- 252 S£E£EESEE2EEEeEEerrrerkered 18

<small>Chương 2</small>

<small>CAC DIEU KIEN CO HIEU LUC CUA DI CHUC THEO QUYĐỊNH CUA BO LUAT DAN SỰ 2015</small>

2.1. Điều kiện dé di chúc được xác định là di chúc hợp pháp ... 20

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Yêu cầu về độ tuổi của người lập di chúc ...---5¿ Yêu cầu về nhận thức của người lập di chúc ...Điều kiện về ý chí của người lập di chúc ... -Điều kiện về nội dung của di chúc ...--- «<< s+++<essss+

<small>Ngày tháng năm lập di chúc ... -- .-- 5 53+ *£+++se+sseeressHọ, tên, nơi cư trú của người lập di chúc </small>

...--‹---«-Họ, tên người, cơ quan, tơ chức được hưởng di sản ... Di sản dé lại và nơi có di sản .eeeeesecesesesecesesesesesesesesesestseseseseeeeseees Điều kiện về hình thức của di chúc ...---- 2-5 e5: Di chúc bằng văn bản ...- 2-5-5 St EEE2EEE12111 2111 xeeU Di chúc bang văn bản khơng có người làm chứng ... Di chúc bằng văn bản có người làm chứng ...---2-5¿

<small>Di chúc có cơng chứng hoặc chứng thực ...- ‹ </small>

-Di chúc bằng văn bản có giá trị như cơng chứng, chứng thực ....

<small>Hình thức di chúc miệng ...- - ¿5-5 2255 ** 3+ ++eeeeeses2</small>

Điều kiện thi hành ... - 2 -SSs EcEEEEeEEEkerrkerkekerkd Người thừa kế có tên trong di chúc phải cịn sống vào thời điểm mở thừa kế ...---:¿-©2+¿22+++2+E+2EEEt2EEttEEkrtrrkrsrrrrrrrree Di sản phải còn vào thời điểm mở thừa kế ...-- 5: 5-5¿ Người thừa kế có tên trong di chúc khơng bị tước quyền hưởng

<small>Chương 3</small>

<small>THUC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHAP VE DIEU KIEN CÓ HIỆULUC CUA DI CHÚC, NHỮNG BAT CẬP VÀ KIÊN NGHỊ HỒN THIỆN</small>

<small>PHAP LUẬT VE DIEU KIỆN CĨ HIEU LỰC CUA DI CHÚC</small>

Thực trạng giải quyết những tranh chấp về thừa kế theo di

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Tranh chấp về hiệu lực của di chúc liên quan đến nội dung của di chúc, người lập di chúc định đoạt cả đối với tài sản không

<small>thuộc sở hữu của mình ...--- - << 5 5+ 23+ +++22#eevxeeeessessss</small>

Di chúc do người khác viết hộ, có người làm chứng, chứng thực, một phần di chúc bi vô hiệu do định đoạt tài sản khơng

<small>thuộc sở hữu của mình: ...- - --- - - -ccccc£ceeeeeeeeeeeeees</small>

Người dé lại di sản lập hai ban di chúc ...--- 25+: Một số bat cập trong quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc và kiến nghị hoàn thiện ... Về chủ thé lập di chúc ...--- 2-5-6 Sk+EEE£EE+E£EE+EeErEerersees Về di chúc miệng ...--- 2 + + SE £EE+E£EE£EEEESEErEEEErkerervee Về di chúc chung vợ chồng ...-- c2 5 s+E+EE+Ev£EeErxerezed Về di sản dùng làm nơi thờ cúng ...-- <2 2 5 +s+zszse¿ Kết luận Chương 3 ...-- 2-5222 EEE 2 EEEEEEEErrrrkrrkd

<small>IBS niin LRA WS crassa scons nara ga novos tHH0Hg01100L4 nA LAA VÀ hấ kã 04</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Đối với mỗi cá nhân, quyền sở hữu tài sản là một quyền đặc biệt quan trọng. Việc lao động tạo dựng tài sản của mỗi cá nhân khi còn sống và mong muốn tài sản của mình sau khi chết được định đoạt cho đúng người mà mình đã xác định cho tài sản có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với cá nhân đó. Cá nhân định đoạt di sản của mình sau khi chết thơng qua việc lập di chúc. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyền tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, khi cá nhân lập di chúc thì ln hướng tới mục đích là di chúc của họ được pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện. Đề thực hiện được điều này, thì di chúc lập ra phải thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực

<small>của di chúc do pháp luật quy định.</small>

<small>BLDS năm 2015 được ban hành, có hiệu lực pháp luật từ ngày</small>

01/01/2017, trên cơ sở kế thừa, có bổ sung quy định của BLDS 1995, 2005 về các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Việc hiểu, áp dụng những quy định này có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân có mong muốn lập di chúc, và đối với các cơ quan thi hành pháp luật, cơ quan bảo vệ pháp luật. Thực tế áp dụng pháp luật, và giải quyết các tranh chấp liên quan đến các quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc chưa hiệu quả, còn nhiều vấn đề phát sinh, nhiều điểm chưa thống nhất. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ý thức pháp luật chưa cao của người lập di chúc và cơ quan, tổ chức có liên quan, khơng triệt dé tuân thủ quy định của pháp luật; ở khía cạnh khác, thì một số quy định của pháp luật chưa rõ ràng, còn nhiều điểm bat hợp lý dẫn đến cách hiểu, áp dụng khác nhau về điều kiện có hiệu lực của di chúc, di chúc hợp pháp, di chúc có hiệu lực pháp luật, điều kiện về chủ thé, nội dung,

<small>hình thức của di chúc và các vân đê có liên quan khác.</small>

Nhận thức rõ tầm quan trọng, và sự phức tạp trong quan hệ thừa kế, nhất

<small>là tranh châp vê điêu kiện có hiệu lực của di chúc, học viên lựa chọn đê tải</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>và có giá tri thực tiên sâu sac.</small>

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

<small>Thừa kê theo di chúc nói chung và điêu kiện có hiệu lực của di chúc nói</small>

riêng ln ln là những vấn đề phức tạp.

Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, có những quy định khác nhau về điều kiện có hiệu lực của di chúc: Thông tư số 81-TANDTC ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế; Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990; BLDS 1995, BLDS 2005, BLDS 2015. Tương ứng với mỗi thời kỳ pháp luật, có các cơng trình khoa học nghiên cứu liên quan về điều

<small>kiện có hiệu lực của di chúc có nội dung phù hợp với quy định của pháp luật</small>

hiện hành tại thời điểm nghiên cứu.

Trước khi Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành, có một số khóa luận của sinh viên và luận văn thạc sỹ viết về thừa kế theo di chúc như: Nguyễn Hồng Nam, luận văn thạc sỹ 2005 với đề tài “Điều kiện có hiệu lực của di chúc”; Nguyễn Thị Phương Thanh, luận văn thạc sỹ với đề tài “Áp dụng pháp luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của Tịa án”; đặc

biệt là cơng trình nghiên cứu khoa học của Thầy Phạm Văn Tuyết, Luận án

tiễn sỹ (2003) với đề tài “Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật Dân

<small>sự Việt Nam”.</small>

<small>Bộ luật Dân sự 2015 được ban hành (hiệu lực pháp luật ngày</small>

01/01/2017), có các cơng trình nghiên cứu của các Thầy, Cô như: Phùng Trung Tập, Luật Dân sự Việt Nam bình giải và áp dụng Luật thừa kế; Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015; Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015... Những cơng trình này nghiên cứu tổng thể các quy định của BLDS 2015 trong đó có các quy định về thừa kế, hoặc nghiên cứu vẻ thừa kế ở phạm

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Vì vậy, học viên lựa chon đề tài “Diéu kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định cua Bộ luật dan sự năm 2015” đề thực hiện luận văn thạc sĩ luật học

<small>là hoàn toàn độc lập.</small>

<small>3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn</small>

<small>Nội dung của luận văn khơng nghiên cứu tồn diện những quy định của</small>

pháp luật về thừa kế theo di chúc, mà chỉ nghiên cứu về điều kiện có hiệu lực

<small>của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Qua đó, học viên</small>

phân tích những quy định của pháp luật về chủ thé lập di chúc, ý chí của người lập di chúc, hạn chế quyền của người lập di chúc, nội dung và hình

<small>thức của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Qua nghiên cứu</small>

viết luận văn, học viên cũng nêu rõ những bất cập, những vấn đề cần phải sửa

<small>đôi, bô sung Bộ luật Dan sự quy định về điêu kiện có hiệu lực của di chúc.</small>

<small>4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn</small>

<small>- Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thơng vê điêu kiện có hiệu lực củadi chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.</small>

- Luận văn tập trung nghiên cứu về điều kiện có hiệu lực của đi chúc, tìm ra những điểm phù hợp với đời sông xã hội và những điểm cần phải sửa đổi, bồ sung các quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của

<small>Bộ luật Dân sự năm 2015.</small>

- Qua nghiên cứu, học viên có những kiến nghị nhằm hồn thiện một bước những quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc, giúp các nhà lập pháp b6 sung những quy định còn thiếu về điều kiện có hiệu lực của di chúc nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của xã hội trong quan hệ

<small>thừa kê theo di chúc nói chung và điêu kiện có hiệu lực của di chúc.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, những phương pháp khoa học khác</small>

như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê cũng được sử dụng để giải quyết những van dé mà dé tài đã đặt ra.

Một số vụ án giải quyết tranh chấp về điều kiện có hiệu lực của di chúc được sử dụng có chọn lọc dé bình luận làm rõ van dé về điều kiện có hiệu lực

<small>của đi chúc.</small>

6. Kết quả đạt được và những điểm mới của luận văn

- Luận văn phân tích có hệ thống những quy định pháp luật về điều kiện

<small>có hiệu lực của di chúc. Qua nghiên cứu, luận văn chỉ ra những quy định phù</small>

hợp về điều kiện có hiệu lực của di chúc và những điểm cịn bất cập về điều

<small>kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.</small>

- Kết quả nghiên cứu đề tài, tác giả đã có những điểm mới sau đây:

+ Luận văn hệ thống hoá được những quy định pháp luật về điều kiện có

<small>hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.</small>

+ Luận văn phân tích những quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc, chỉ ra những hạn chế, những vấn đề còn thiếu của quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc trong Bộ luật Dân sự năm 2015.

<small>+ Luận văn chỉ ra được những bat cập trong quy định vê điêu kiện cóhiệu lực của di chúc, đơng thời có những kiên nghị đê các cơ quan Nhà nước</small>

có thâm quyền ban hành những văn bản hướng dẫn cần thiết.

<small>7. Bo cục của luận van</small>

<small>Luận văn gơm 3 chương, ngồi ra có phân mở đâu, kêt luận, danh mụctài liệu tham khảo và mục lục.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>1.1. Khái niệm di chúc</small>

Di chúc xuất hiện từ rất sớm trong xã hội loài người, với nhiều hình thức khác nhau. Trong Kinh Cựu ước, người xưa đã chép lại răng bản di chúc của Noe đã được viết bang tay, rồi được đóng con dau của minh lên để chứng thực; hay như việc Jacob, bằng lời nói, đã để lại cho J osheph phần tài sản gấp đôi so với những người con khác của mình. Từ những mau chuyện như thé, ta cũng có thể nhận thấy vị trí, vai trị quan trọng của di chúc trong xã hội thời bấy giờ.

Theo luật gia Ulpian (một luật sư La Mã nổi tiếng), thì di chúc là sự thé hiện ý chí của chúng ta và ý chí đó dược thực hiện sau khi chúng ta chết.

Pháp luật La Mã cô đại (thé kỷ thứ VIII Tr.CN đến thế ky thứ VI-VII sau CN), quy định về di chúc (chúc thư), nam từ 14 tuổi, nữ từ 12 tuổi có quyên lập di chúc. Di chúc hợp pháp phải có 7 người làm chứng. Người lập di chúc là cá nhân, có quyền chỉ định người thừa kế theo ý chí của mình. Nếu truất quyền thừa kế của những người con trai, phải ghi rõ tên của từng người trong di chúc. Nếu truất quyền thừa kế của những người con gái, thì chỉ cần ghi một câu khái quát, thể hiện ý chí là truất quyền của các con gái. Gia đình La Mã là gia đình phụ quyên, tat cả các quyền lực tập trung vào người cha trong gia đình. Quyền gia trưởng được coi trọng và khơng chuyền giao. Vào thời La Mã, các con đưới quyền là các con phụ thuộc vào quyên gia trưởng, người cha trong gia đình có qun tối cao đối với vợ và con của mình. Những người con dưới quyền gia trưởng không thé bị mat quyền hưởng di sản. Nếu gia trưởng lập di chúc truất quyền của một hoặc nhiều hoặc tồn bộ các con dưới quyền, thì mỗi người con dưới quyền vẫn được hưởng một kỷ phần cần thiết theo quy định của pháp luật.

<small>' Giáo trình Luật La Mã, 2009, Nxb. Công an nhân dân</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

trong chương Điền sản từ Điều 374 đến Điều 399. Trong đó Điều 390 có nội dung, cha mẹ nhiều tuổi về già nên có trách nhiệm lo làm chúc thư để lại tài sản cho con cái nhăm tránh sự tranh chấp tài sản về sau; nếu ơng bà, cha mẹ có lập chúc thư thì phải tuân theo quy định của pháp luật về hình thức dé đảm

<small>bảo tính khách quan và giả mạo chúc thư.</small>

<small>Theo quy định của Bộ luật dân sự Pháp: Di chúc là một chứng thư theo</small>

đó người để lại đi chúc định đoạt sau khi chết, một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình, người đó có thê hủy bỏ di chúc. Mọi người đều có thé định đoạt bang di chúc dé lập thừa kế hoặc dé di tặng hoặc gọi bằng bat cứ tên nào khác dé thể hiện ý chí của mình (Điều 967).

Pháp luật dân sự Việt Nam, qua các thời kỳ, đều có quy định về di chúc. Theo quy định tại Điều 649 BLDS 1995, Điều 646 BLDS 2005, Điều 624 BLDS 2015 thì: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Di chúc là sự bày tỏ ý chí của một người khi còn sống định đoạt tài sản của mình, dé chun tồn bộ hoặc một phan tài sản của người đó cho một hay nhiều người thừa kế sở hữu tài sản sau khi người đó chết. Sự bày tỏ ý chí này được thể hiện hoặc băng văn bản hoặc băng lời nói. Trong thực té cịn tơn tại nhiều thuật ngữ khác nhau như “di chúc”, “chúc thư”, “chúc ngơn”. Trong đó, “di chúc” là thuật ngữ chung dé chi di chúc nói chung, “chúc thư” là thuật ngữ dé chỉ các loại di chúc bằng văn ban, “chúc ngôn” là thuật ngữ để chỉ di chúc được lập bằng lời nói. BLDS sử dụng thuật ngữ di chúc bằng văn bản và di chúc miệng dé chỉ các hình thức di chúc.

<small>Di chúc là một dang của giao dịch dân sự, là hành vi pháp lý đơn</small>

phương của người lập di chúc. Để đảm bảo di chúc được coi là hợp pháp và có hiệu lực, thì di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của di chúc do BLDS quy định. Một người có thể có nhiều bản di chúc định đoạt một tài sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

hiệu lực, mà di chúc có hiệu lực là di chúc thể hiện ý chí sau cùng của người lập di chúc, nếu các bản di chúc trước đó có nội dung về tài sản khơng có gì

<small>khác so với bản di chúc sau cùng.</small>

1.2. Đặc điểm của di chúc

<small>Di chúc là một dạng của giao dịch dân sự, nhưng di chúc có những đặc</small>

điểm riêng biệt so với các giao dich dân sự khác ở những điểm như sau:

Một là, di chúc là sự thể hiện ÿ chí đơn phương của cá nhân người lập di chúc, mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác.

Di chúc chỉ thể hiện ý chí của người để lại di sản, vốn là một bên (người dé lại thừa kế) trong quan hệ thừa kế giữa họ với những người có tên

<small>trong di chúc.</small>

Ý chí đơn phương này được thể hiện qua việc người lập di chúc toàn

quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác sau khi chết.

Người lập di chúc không phải trao đổi, bàn bạc với bất kỳ ai (bao gồm cả người thừa kế) trong việc định đoạt tải sản thuộc quyền sở hữu của mình, về nội dung di chúc. Bằng việc lập di chúc, người dé lại di sản đã xác lập một giao dịch dân sự về thừa kế hoàn toàn theo ý chí định đoạt của chính bản thân

Ý chí đơn phương của người lập di chúc còn được thé hiện ở việc người lập di chúc toàn quyền quyết định người hưởng di sản là ai, phan tài sản họ được hưởng, mà không bị ràng buộc bởi việc người được hưởng thừa kế có quan hệ huyết thống, ni dưỡng hay thân thích với người lập di chúc, hoặc

<small>mức độ tình cảm giữa người lập di chúc với người hưởng di sản. Người lập di</small>

chúc có thé cho người này nhiều, người kia ít, hoặc khơng cho người nào trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Ngay cả trong trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

hành vi của những người đó, mà vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc, thì họ

<small>vân được hưởng di sản.</small>

Hai là, di chúc thể hiện sự định đoạt tài sản của người lập di chúc cho

<small>người khác.</small>

Sự định đoạt tài sản là nội dung quan trọng không thé thiếu được của một bản di chúc. Một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản là được thừa kế tài sản, cá nhân có quyền lập di chúc dé định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Thực hiện quyền định đoạt này chính là việc dịch chuyên quyền sở hữu một phan hay toàn bộ tài sản của người lập di chúc cho một hoặc nhiều người hưởng di sản.

Chuyên tài sản trong khái niệm về di chúc được hiểu là chuyển quyền sở hữu tài sản cho người khác. Nếu di chúc không nhằm chuyển quyên sở hữu tài sản của người lập di chúc cho những người thừa kế (di chúc giao di sản nhưng hạn chế quyền định đoạt tài sản, hoặc di chúc thé hiện ý nguyện tình cảm của người lập di chúc căn dặn con cháu phải thờ cúng tơ tiên, giữ gìn gia phong... ), thì khơng thuộc loại di chúc do BLDS điều chỉnh.

Ba là, di chúc phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định.

Ý nguyện cuối cùng về việc dịch chuyên tai sản cho những người khác sau khi chết phải được thé hiện dưới một hình thức nhất định. Hình thức của

<small>di chúc chứa đựng nội dung mà người lập di chúc đã xác định, có tính xác</small>

thực mong muốn bên trong của người lập di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của những người hưởng di sản được chỉ định trong di chúc. BLDS 2015 quy định hai hình thức di chúc là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Do tầm quan trọng của hình thức di chúc, nên di chúc miệng được lập

<small>? Khoản 5 Điều 170 BLDS 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

không thé lập di chúc bằng văn bản thì có thé lập di chúc miệng. Và việc lập

<small>di chúc miệng cũng phải tuân thủ đúng các quy định có liên quan của pháp</small>

luật về người làm chứng, cơng chứng, chứng thực chữ ký người làm chứng. Nếu sau ba tháng mà người di chúc miệng van cịn sơng và minh man, sáng suốt thì di chúc miệng đương nhiên bị hủy bỏ.

Bon là, di chúc là một giao dịch dân sự đặc biệt, chỉ có hiệu lực pháp luật khi người lập di chúc chết.

Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định theo quy định của pháp luật.

Đây là một đặc điểm thể hiện rõ sự khác biệt giữa di chúc với các loại giao dịch dân sự khác. Đối với hợp đồng dân sự thì hiệu lực của hợp đồng được xác định là thời điểm giao kết hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”. Đối với di chúc, thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người lập di chúc chết, mà không phải là thời điểm di chúc được xác lập. Do đó, khi người lập di chúc còn sống thi di chúc dù có tuân thủ đúng quy định của pháp luật về các điều kiện để di chúc hợp pháp, thì di chúc cũng chưa phát sinh hiệu lực, quyền đối với tài sản vẫn thuộc về người lập đi chúc cho đến khi người đó chết.

Năm là, bởi đi chúc chỉ có hiệu lực khi chính người lập đi chúc chết nên khi cịn sống, người lập di chúc hồn tồn có qun sửa đổi, bồ sung hoặc hủy

<small>bỏ đi chúc vào bát kỳ lúc nào.</small>

<small>3 Điều 71, Điều 611, Điều 643 BLDS 2015“ Điều 401 BLDS 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Di chúc thé hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc, ý chí này khơng bị ràng buộc hay phụ thuộc vào ý chí của người hưởng di sản. Vì thế, người lập di chúc có quyền băng ý chí cá nhân thay đổi nội dung hoặc hủy bỏ di chúc đã lập. Việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc đã lập có thé do diễn biến tình cảm, có thể do điều kiện thực tế và tình trạng tài sản của người thừa kế,

<small>hoặc là sự xuât hiện một sô yêu tô mới trong quan hệ thừa kê.</small>

1.3. Thừa kế theo di chúc và vai trò của di chúc trong việc thực hiện pháp luật về thừa kế

1.3.1. Thừa kế theo di chúc

Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người. Thừa kế va dé lại thừa kế mặc dù chưa được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật, nhưng thừa kế vẫn tồn tại một cách khách quan trong xã hội. Ở thời kỳ này, quan hệ thừa kế dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng

bộ lạc, thị tộc quyết định.

Trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thuỷ, những điều kiện về kinh tế, xã hội và hôn nhân phụ thuộc vào chế độ mẫu hệ với địa vị chủ đạo của người phụ nữ trong gia đình cho nên việc thừa kế tài sản của các con và những người có quan hệ huyết thống về phía những người thân thích của người mẹ được coi trọng. Về vấn đề này, F. Angghen thé hiện rõ trong tác phẩm: “Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước”: “Theo chế độ mẫu

quyên, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kế về bên mẹ và trật tự thừa kế lúc

ban đầu trong thị tộc, thì chỉ những người cùng họ hàng trong thị tộc đã chết. Tài sản phải để lại trong nội bộ thị tộc. Vì tài sản dé lại khơng có giá tri gi cho lắm nên trong thực tiễn có lẽ là từ xưa người ta vẫn trao tài sản cho những người ba con thân thuộc nhất về phía người mẹ... Lúc đầu chúng thừa kế người mẹ cùng

<small>với những người cùng huyết tộc với mẹ chúng, vê sau có thê chúng là người dau</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

tiên kê thừa mẹ chúng”. Việc thừa kế lẫn nhau giữa các thành viên của thị tộc,

<small>tài sản thuộc về thị tộc, cho nên con cháu thuộc nữ hệ được thừa kê.</small>

Khi nhà nước xuất hiện, có chế độ tư hữu, có pháp luật, thì ngay từ thời kỳ đầu chế độ thị tộc ở La Mã và Hy Lạp tan rã. Khi chế độ phụ quyền đã

thịnh hành ở La Mã và Hy Lạp, thì con, cháu thuộc nữ hệ đã mất quyền thừa

kế. Theo Luật La mã về thừa kế, Luật XII Bảng quy định con cháu dưới quyền của gia trưởng là những người được thừa kế trước tiên tài sản của gia trưởng, khi gia trưởng qua đời. Người vợ của gia trưởng không thuộc bất kỳ bậc thừa kế nào của chồng. Vợ chỉ được nhận một phần di sản với điều kiện người vợ khơng có tài sản riêng, khơng có người bảo trợ, nhưng tối da được hưởng 1/4 phan tài sản của chồng”. Có sự thay đổi dia vị của người chồng trong gia đình, là do sự phát triển không ngừng của nên sản suất xã hội, và chính tự thân của sự phát triển này đã là nguyên nhân làm thay đổi địa vị của người phụ nữ trong thị tộc, trong mỗi gia đình thành viên thị tộc. Sự ra đời của nhiều ngành nghề mới như nơng nghiệp, chăn ni, trồng trọt địi hỏi sức khoẻ và trí tuệ của người đàn ơng, sản phẩm lao động mà người đàn ông làm ra không những đủ ni sống gia đình mà cịn tạo ra nhiều của cải dư thừa. Trong quan hệ gia đình xác lập huyết thống theo họ cha và chế độ gia đình phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ. Chế độ mẫu hệ đã dần mờ nhạt thay bằng chế độ phụ hệ với vai trò gia trưởng đặc trưng của người đàn ơng. Các con trong gia đình có huyết thống với người cha sẽ mang họ cha và được thừa kế

<small>tài sản của cha.</small>

Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội lồi người. Khi có tư hữu, nhà nước ra đời, quyền thừa kế được pháp luật quy định, bảo vệ. Mỗi nhà nước khác nhau có hệ thống những quy phạm pháp luật về thừa kế khác

<small>> F.Angghen, 1999, Nguồn gốc cua gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước,</small>

<small>Nxb. Hà Nội, tr.70.</small>

<small>°F, Angghen, 1999, Nguồn góc của gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước,</small>

<small>NXb. Hà Nội, tr180.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>nhau, thê hiện rõ ban chat giai cap của nhà nước.</small>

Thừa ké là một chế định của pháp luật dân sự. Pháp luật dân sự Việt Nam quy định hai hình thức thừa kế là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Cá nhân có quyên lập di chúc dé định đoạt tài sản của mình; dé lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự chưa đưa ra một khái niệm cụ thé về thừa kế cũng như thừa kế theo di chúc. Theo Từ điển tiếng Việt “Thừa kế là hưởng của người khác để lại cho”. Theo quan điểm của Ph.Ăngghen thừa kế “Là sự chuyền dịch tài sản của người chết cho người cịn sống”. Theo giáo trình Luật dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội, thừa kế được hiểu là “Việc dịch chuyên tài sản của người đã chết cho những người còn sống”. Khái niệm này đã phản ánh chính xác bản chất cũng như nội dung thừa kế.

Hiện nay, trong khoa học pháp lý có nhiều khái niệm thừa kế theo di chúc. Quan điểm thứ nhất cho rằng, thừa kế theo di chúc là việc chuyên dịch tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thê hiện trong di chúc. Quan điểm thứ hai lại cho răng, thừa kế theo di chúc là việc phân chia di sản của người lập di chúc cho những người được chỉ định hưởng di sản sau khi người để lại di sản theo di chúc chết. Quan điểm thứ ba cho rằng, việc chuyển tài sản của người quá cố cho người khác sau khi người đó chết căn cứ theo di chúc của người đó lập ra khi cịn sơng gọi là thừa kế theo di chúc. Nhìn chung, các quan điểm trên đều đã phản ánh chính xác bản chất và nội dung của thừa kế theo di chúc. Tóm lại, thừa kế theo di chúc là việc dé lại di sản và hưởng di sản theo ý chí của người để lại di sản được thể hiện bằng văn bản hoặc băng lời nói của người đó trước khi chết. Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình thức thừa kế nhăm bảo đảm cho cá nhân trước khi chết định đoạt tài sản của mình theo ý muốn của người đó khi đảm bảo các điều kiện luật định.

<small>7 Điều 609 BLDS 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

1.3.2. Vai trò của di chúc trong việc thực hiện pháp luật về thừa kế Thứ nhất, di chúc hợp pháp là căn cứ pháp lý để phân chia di sản của người chết dé lại theo di chúc. Thừa kế theo di chúc chỉ được thực hiện khi có di chúc được lập ra và di chúc thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Nếu khơng có di chúc hoặc di chúc lập ra khơng hợp pháp; những người hưởng di sản thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà khơng có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản thì sẽ phát sinh quan hệ thừa kế theo pháp luật.

Thứ hai, di chúc hợp pháp là căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ tài sản của người được hưởng di sản do người chết dé lại. Cùng với việc thé hiện ý chí chun dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết, người lập di chúc còn xác định quyên cũng như trách nhiệm của người hưởng di sản. Phần di sản của người hưởng di sản có thé khơng bằng nhau tùy vào ý chi của người lập di chúc, điều này khác han so với thừa kế theo pháp luật là những người cùng hàng thừa kế được hưởng phan di sản bằng nhau. Đồng thời với việc hưởng quyên tài sản, những người hưởng di sản có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được thể hiện trong di chúc và trong phạm vi di sản. Nghĩa vụ của người hưởng di sản phải thực hiện tùy theo phần mà người đó được hưởng”.

1.4. Khái niệm về điều kiện có hiệu lực của di chúc

Pháp luật về thừa kế ở từng nước, trong từng thời kỳ khác nhau đều có những quy định mà người lập di chúc phải tuân thủ dé di chúc được pháp luật

<small>dam bao thi hành.</small>

<small>Š Điều 615, Điều 626 BLDS 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Thời kỳ phong kiến ở Việt Nam, Bộ Quốc Triều hình luật quy định, khi lập chúc thư mà không biết chữ phải nhờ quan trưởng trong làng viết và phải

<small>nhờ người làm chứng xác nhận nội dung di chúc đó đúng với ý chí của người</small>

lập chúc thư. Nếu vi phạm điều này thì chúc thư khơng có giá trị. Trong trường hợp người biết chữ mà tự viết chúc thư thì chúc thư có giá trị. Ngồi hình thức viết, luật cịn cho phép lập di chúc miệng đó là “lệnh” của ơng bà, cha mẹ. Nếu có lệnh của ơng bà và chúc thư thi phải theo đúng, trái thì mất phan minh’,

Thời kỳ Pháp thuộc, Bộ Dân luật Bắc Kỳ va Dân luật Trung Ky đều quy định về di chúc. Người lập di chúc tự viết hay do một người thư ký (tá tả) viết giúp trước mặt vị lý trưởng và hai người làm chứng, sau đó người lập di chúc ký tên hay điểm chỉ vào bản di chúc và người tá tả, những người làm chứng việc lập di chúc cùng ký tên hay điểm chỉ vào bản di chúc, cuối cùng là

<small>vị lý trưởng thị thực vào bản di chúc. Di chúc phải ghi rõ ngày, tháng, năm và</small>

di chúc phải được thé hiện bằng nhiều bản. Khi di chúc được lập, khơng cần sự có mặt của những người thừa kế. Di chúc khơng có hương chức thị thực là di chúc phải do chính người lập di chúc thực hiện dưới hình thức viết tay và ký tên vào bản di chúc, nét chữ của chính người này không bị phủ nhận. Đối với người không biết chữ và khơng thê viết di chúc thì có thể nhờ người tá tả (thư ký) viết trước mặt hai người làm chứng biết chữ, sau đó thư ký và những người làm chứng cùng ký vào bản di chúc, di chúc được nhân ra nhiều ban để mỗi người giữ một ban làm bằng. Về độ tuổi của cá nhân lập di chúc, phải là người thành niên hoặc đã thốt quyền, nếu có đủ trí khơn đều có thé làm di chúc dé xử trí tai sản của mình. Người cha có thé lập chúc thư dé định đoạt tài sản của mình, nhưng phải giữ quyền lợi cho vợ chính. Vợ chính, vợ thứ trong khi đương giá thú có thể định đoạt tài sản riêng của mình nếu chồng ưng thuận ”. Người lập di chúc có thé truất quyền thừa kế của một hay nhiều người trong những người được thừa kế. Việc truất quyền thừa kế phải được

<small>? Điều 366, Điều 388 Quốc Triều hình luật</small>

<small>!° Điều 320, 321, 324, 326, 1300 DLBK (1931); Điều 312, 313, 316, Điều 319 DLTK (1936)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

lập thành văn bản do Viên quản lý văn khế lập hoặc do Lý trưởng nơi cư trú của người lập chúc thư. Người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc nếu không phải là con, cháu trực hệ của người dé lại di chúc thì có quyền từ chối nhận di sản theo di chúc. Theo Dân luật Trung Kỳ, thì người con gái đã kết hôn cũng không bắt buộc nhận di sản thừa kế của cha, mẹ ruột. Theo Án

lệ tại Nam Bộ, trừ vợ, chồng, cịn những người khác khơng bắt buộc phải

nhận di sản, có quyền từ chối nhận di sản. Về thực hiện nghĩa vụ, nếu trong di chúc có ghi rõ nghĩa vu, thì người nhận di sản phải thực hiện. Nếu không muốn thực hiện nghĩa vụ mà người lập di chúc đã xác định trong di chúc, thì có quyền từ chối nhận di sản. Trong trường hợp di chúc không xác định rõ

phần nghĩa vụ, trừ con, cháu, vợ, chồng của người quá cố. Những người nhận

di sản đều là người kế nghiệp, mà không phải là sự “tiếp thân”, vì vậy người nhận di sản chỉ có nghĩa vụ về tài sản trong phạm vi giá trị được hưởng.

Pháp luật Việt Nam, quyền thừa kế được ghi nhận tại Pháp lệnh thừa kế năm 1990. Trước đó, Thơng tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 của Tịa án nhân dan tối cao có quy định về di chúc. Hình thức của di chúc có thé là chúc thư viết hoặc di chúc miệng. Di chúc viết phải do người có năng lực hành vi dân sự tự nguyện lập ra, được chính quyền địa phương xác nhận. Trong trường hợp đặc biệt, di chúc có thé do cơ quan, don vi noi duong su lam viéc xác nhận. Nếu người có tài sản đang đi trên phương tiện giao thông hay dang ở trong một cơ sở chữa bệnh mà gặp tình huống phải cấp bách lập di chúc thì

<small>sự chứng nhận của người phụ trách của phương tiện giao thông hay cơ Sở</small>

chữa bệnh cũng được coi là hợp lệ. Nếu di chúc khơng có sự chứng nhận hợp

<small>lệ, nhưng có người làm chứng bảo đảm, hoặc xác định được di chúc đó đúng</small>

là do người có di sản tự nguyện lập ra (như đúng là chữ viết và chữ ký của người có di sản, thời gian và địa điểm ghi trong di chúc cũng phù hợp...) thì cũng có giá trị. Nếu là đi chúc miệng thì phải có người làm chứng bảo đảm.

<small>Di chúc của người khơng có năng lực hành vi dân sự hoặc di chúc làm ra bịđe dọa, áp buộc hoặc di chúc miệng khơng có người làm chứng, đêu khơng có</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

giá trị. Trường hợp khó xác định di chúc nào có giá trị thi hành, thì cần đi sâu điều tra để xác định ý chí cuối cùng của người lập di chúc, không kế là di

<small>chúc được lập dưới hình thức nào.</small>

BLDS 1995, BLDS 2005, BLDS 2015 đều có quy định về điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp'", hiệu lực của di chúc”, và những trường hợp thừa kế theo pháp luật”. Những quy định này đều liên quan đến tính hiệu lực

<small>của di chúc.</small>

BLDS 2015 trên cơ sở kế thừa, có bổ sung các quy định của BLDS trước đó về các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Theo đó dé di chúc có hiệu lực thực thi thì di chúc phải thỏa mãn các điều kiện để di chúc hợp pháp và

không thuộc trường hợp di chúc khơng có hiệu lực tồn bộ hoặc một phan.

Để được coi là di chúc hop pháp thi di chúc phải có đủ các điều kiện sau đây: Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc, không bị lừa dối, de doa, cưỡng ép; nội dung của di chúc không vi phạm điều cắm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình

<small>thức di chúc khơng trái quy định của luật.</small>

<small>Di chúc được thực thi là di chúc hợp pháp và khơng thuộc trường hợp</small>

khơng có hiệu lực toàn bộ hoặc một phân tại thời điểm mở thừa kế. Theo quy định của BLDS 2015 thì di chúc khơng có hiệu tồn bộ hoặc một phần trong trường hợp người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tô chức được chỉ định là người thừa kế khơng cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; di sản dé lại cho người thừa kế khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế, nếu di sản dé lại chỉ cịn một phan thì phan di chúc về phần di sản cịn lại vẫn có hiệu lực; hoặc trường hợp những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà khơng có quyền hưởng di

<small>sản hoặc từ chôi nhận di san.</small>

<small>MN Điều 655 BLDS 1995, Điều 652 BLDS 2005, Điều 630 BLDS 2015I2 Điều 670 BLDS 1995, Điều 667 BLDS 2005, Điều 643 BLDS 20153 Điều 678 BLDS 1995, Điều 675 BLDS 2005, Điều 650 BLDS 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Di chúc là giao dịch dân sự một bên thê hiện ý chí đơn phương, hồn

<small>tồn độc lập, tự định đoạt ý chí của cá nhân người lập di chúc phù hợp vớiquy định của pháp luật. Giao dich dân sự nay là loại giao dịch đặc biệt có hiệu</small>

lực pháp luật vào thời điểm người để lại di chúc chết. Nên điều kiện có hiệu lực của di chúc bao gồm điều kiện dé di chúc được xác định là hợp pháp và điều kiện di chúc được thực thi. Vào thời điểm di chúc được lập ra thoả mãn các điều kiện của di chúc hợp pháp về chủ thé lập di chúc, ý chí của chủ thé, nội dung và hình thức của di chúc nhưng quyền và nghĩa vụ của người thừa kế chỉ phát sinh vào thời điểm người lập di chúc chết. Ý chí chủ quan của chủ sở hữu tài sản thể hiện trong nội dung di chúc có được thực thi trên thực tế khơng phụ thuộc vào các yếu tô liên quan đến sự tồn tại của di sản thừa kế, người thừa kế vào thời điểm mở thừa kế và những người này có thuộc trường

<small>hợp không được hưởng di sản theo quy định của pháp luật hay khơng, ý chí</small>

của những người này về việc nhận di sản thừa kế... Đây là những căn cứ để xem xét có hay khơng thực hiện chia thừa kế theo di chúc. BLDS 2015 quy định những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật đó là: Khơng có di chúc; di chúc khơng hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà khơng có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản Ý.

Như vậy, diéu kiện có hiệu lực của di chúc là các quy định của pháp luật về điều kiện mà di chúc phải tuân theo nếu muốn được thừa nhận là hợp pháp và các diéu kiện thực tế dé di chúc có khả năng thi hành.

<small>'4 Điều 625, 630, 643, 650 BLDS 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

KET LUẬN CHUONG I

Di chúc là sự thé hiện ý chi của cá nhân nhằm chuyền tai sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc là một giao dịch dân sự, là hành vi pháp lý đơn phương, có những đặc điểm riêng biệt, khác với giao dịch dân sự khác đó là: Di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của cá nhân trong việc định đoạt tài sản của mình; mục đích nhăm chuyên dịch tài sản của người lập di chúc cho người khác sau khi chết; và chỉ phát sinh hiệu lực pháp luật kê từ thời điểm người lập di chúc chết.

Ở Việt Nam trước những 1990 (trước khi Pháp lệnh Thừa kế ra đời) thì đi chúc cịn chưa có quy định cụ thé, rõ ràng, chưa được luật hóa mà chỉ được quy định chừng mực nhất định, nên việc hiểu và áp dụng rất khó khăn. Từ khi Pháp lệnh thừa kế có hiệu lực (10/9/1990) và sau này là BLDS 1995, BLDS 2005 và BLDS 2015 có hiệu lực thì thừa kế theo di chúc, các điều kiện có

<small>hiệu lực của di chúc được quy định ngày một hoàn thiện hơn, phù hợp với</small>

điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn mới. Tuy nhiên trong thực tiễn nghiên cứu, áp dụng và trong việc giải quyết tranh chấp về hiệu lực của di chúc thì cịn nhiều van dé cần phải được làm rõ và hoàn thiện hơn về điều kiện có hiệu lực của di chúc mà cụ thê là vấn đề chủ thể lập di chúc, hạn chế quyền tự định đoạt y chí của người lập di chúc, hình thức di

<small>chúc.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>Chương 2</small>

CAC DIEU KIEN CÓ HIỆU LUC CUA DI CHÚC THEO QUY DINH CUA BO LUAT DAN SU NAM 2015

Di chúc là sự thé hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyên dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương thể

<small>hiện ý chí của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của họ cho người</small>

thừa kế, làm phát sinh, thay đôi, chấm dứt quyên, nghĩa vụ dân sự của các chủ

thể có liên quan. Thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm mở thừa kế, thời điểm người dé lại di chúc chết. Như vậy, từ thời điểm di chúc được lập ra cho đến thời điểm di chúc có hiệu lực có một khoảng thời gian và điểm kết thúc là thời điểm người lập di chúc chết. Trong khoảng thời gian này có thể có hoặc khơng có những biến chuyên liên quan đến những vấn đề được định đoạt trong di chúc, ý chí chủ quan của người lập di chúc có thể biết hoặc khơng biết đến những sự thay đổi, biến chuyển nay. BLDS 2015 trên cơ sở kế thừa các BLDS trước đó, có quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc, bao gồm điều kiện để di chúc hợp pháp và điều kiện thi hành di chúc. Điều kiện để di chúc được coi là di chúc hợp pháp, được xác định trên cơ sở và phù hợp với điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung bao gồm những điều kiện về chủ thé, ý chí của chủ thể, nội dung, hình thức của di chúc. Những điều kiện này được áp dụng tại thời điểm lập di chúc, người lập di chúc phải tuân thủ để đảm bảo di chúc được pháp luật công nhận. Di chúc hợp pháp có hiệu lực thi hành hay khơng phụ thuộc vào các yếu tố có liên quan vào thời điểm mở thừa kế những nội dung đã được định đoạt trong di chúc có cịn phù hợp với thực tế di sản, người được chỉ định hưởng di sản theo di chúc có cịn tơn tại vào thời điểm mở thừa kế khơng, có thuộc trường

<small>hợp người không được hưởng di sản theo quy định của pháp luật khơng, hoặc</small>

ý chí của họ có nhận di sản hay từ chối nhận di sản... Đây được xác định là những điều kiện thi hành di chúc. Do vậy, điều kiện có hiệu lực của di chúc bao gồm điều kiện dé di chúc được coi là di chúc hợp pháp và điều kiện dé thi

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

hành di chúc. Những van đề liên quan đến tính hiệu lực của di chúc theo quy

<small>định của BLDS 2015 sẽ được tác giả làm rõ trong nội dung của Chương này.</small>

2.1. Điều kiện để di chúc được xác định là di chúc hợp pháp 2.1.1. Điều kiện về chủ thể

2.1.1.1. Chủ thể lập di chúc là cá nhân

Theo quy định của BLDS 2015, cá nhân có quyên lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Di chúc là sự thê hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyên tài sản của mình cho người khác sau khi chết ”.

Với tư cách là chủ sở hữu tài sản, khi cịn sống, cá nhân có quyền định

<small>đoạt tài sản của mình thơng qua các giao dịch dân sự. Một trong nhữngphương thức định đoạt tài sản của cá nhân đó là việc lập di chúc, đây là</small>

phương thức định đoạt phố biến trong xã hội. Người lập di chúc hoàn toàn tự do, chủ động, độc lập trong việc lập di chúc nhằm mục đích chuyên tài sản của minh cho bat kỳ ai là cá nhân, tổ chức hoặc nhà nước sau khi người lập di chúc chết. Quyền lập di chúc của cá nhân là quyền của chủ sở hữu tài sản được hiến pháp và pháp luật bảo đảm thực hiện.

Về di chúc chung của vợ, chông: Vợ và chồng là hai chủ thê độc lập nhưng xuất phát từ đặc thù riêng của khối tài sản chung vợ chồng nên pháp luật dân sự trước đây (Pháp lệnh thừa kế, BLDS 1995 và BLDS 2005) có quy định về di chúc chung vợ chồng. Di chúc chung của vợ chồng là sự thé hiện ý chí thống nhất của cả hai người, vợ chồng là chủ thể của di chúc chung vợ chồng. Pháp luật dân sự qua các thời kỳ có quy định khác nhau về thời điểm có hiệu lực của đi chúc chung vợ chồng. Theo quy định của BLDS 1995 tại Điều 671 thi trong trường hợp vợ chong lập di chúc chung mà có một người chết trước thì chỉ phần di chúc liên quan đến phân di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc

<small>'S Điều 609, Điều 624 BLDS 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó. Theo quy định của BLDS 2005 tại Điều 668 thì di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. Xuất phát từ quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung theo quy định của BLDS 2005 dẫn đến có những bat cập về quyền lợi của người vợ, chồng còn sống và của những người thừa kế khác. BLDS 2015 đã bãi bỏ các quy định về di chúc về di chúc chung vợ chồng. Trên thực tế có thé có trường hợp vợ chồng cùng lập di chúc chung, khi vợ hoặc chồng chết trước thì chỉ phần di chúc liên quan đến phan di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật. Pháp luật cần có quy định cụ thê về trường hợp này dé điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh khách quan, dé người dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, và khi có tranh chấp xảy ra thì các co quan xét xử có căn cứ để xem xét, giải quyết, đảm bảo việc áp dụng pháp luật thống nhất.

2.1.1.2. Yêu cau về độ tuổi của người lập di chúc

Theo quy định tại Điều 625 BLDS 2015, người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của BLDS có quyền lập di chúc dé định đoạt tài sản của mình. Người từ đủ mười lăm tudi đến chưa đủ mười tám tuôi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Pháp luật quy định người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thé nhận

<small>thức và làm chủ được hành vi cua mình. Theo đó, cá nhân từ đủ mười tam</small>

tuổi trở lên, không mắc bệnh tâm thần hoặc mac các bệnh khác không thể nhận thức làm chủ hành vi của mình thì có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế. Người trưởng thành và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, đồng thời có qun thực hiện các hành vi dân sự hợp pháp, một trong các hành vi đó là hành

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

vi lập di chúc. Khác với người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuôi, người từ đủ mười tám ti trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có quyền

lập di chúc, khơng cần sự đồng ý của cha, mẹ hoặc bắt kỳ một ai khác.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuôi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Quy định này căn cứ vào Điều 21 BLDS 2015, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám ti tự mình xác lap, thực hiện giao dich, trừ giao dich dân sự liên quan đến bat động sản, động sản phải đăng ký và giao dich dân sự khác theo quy định của pháp luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Những người ở độ tuôi này thường chưa nhận thức đầy đủ của việc thực hiện

<small>hành vi cũng như hậu quả của hành vi lập di chúc, vì vậy pháp luật quy định</small>

cần phải có sự kiểm sốt của cha, mẹ, hoặc người giám hộ. Nếu người ở độ tuổi này lập di chúc nhưng không được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp thì di chúc được lập ra khơng có giá trị pháp lý. Trên thực tế của đời sống xã hội, cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi

<small>thường khơng có tài sản riêng và đang được cha, mẹ hoặc người khác ni</small>

dưỡng. Nhưng cũng có cá nhân trong độ tuổi này lại có tài sản riêng do được thừa kế, được tặng cho hoặc cá nhân tạo lập tài sản do lao động, sản xuất kinh

<small>doanh hoặc hoạt động dịch vụ mà có thu nhập... Pháp luật quy định cho người</small>

ở độ tuôi này lập di chúc là đã xem xét đến khả năng thực tế có thé có trường hợp bị mắc bệnh hiểm nghèo hoặc các hồn cảnh rủi ro khác đang đe dọa tính mạng của cá nhân ở độ tuổi từ đủ mười lăm tuôi đến chưa đủ mười tám tuôi không thể kéo dài sự song được nữa.

<small>So với quy định của các BLDS trước đây, thì BLDS 2015 đã có quy định</small>

cụ thê về việc đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ là đồng ý về việc lập di chúc. Day là sự bổ sung phù hợp, khắc phục được việc có nhiều cách hiểu khác nhau về việc đồng ý của những người này. BLDS 1995, BLDS 2005 chỉ quy định chung chung là có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, dẫn

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

đến có ý kiến cho rằng khơng chỉ là đồng ý về việc lập di chúc mà còn bao gồm cả đồng ý về nội dung di chúc.

Tuy nhiên, BLDS 2015 vẫn khơng có quy định cụ thê về thời điểm, cũng như hình thức về sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ đối với việc lập di chúc của người từ đủ mười lim tuổi đến dưới mười tám tuổi. Thời điểm đồng ý xảy ra trước hoặc trong hoặc sau khi di chúc được lập thì có giá trị. Hình thức đồng ý được thể hiện bằng văn bản riêng hay chỉ cần bút tích của

cha, mẹ hoặc người giám hộ vào bản di chúc. Có quan điểm cho rằng, do thời

điểm phát sinh hiệu lực của di chúc cho nên thời điểm đồng ý của cha, mẹ

<small>hoặc người giám hộ trong trường hợp này dù xảy ra trước khi hoặc sau khi</small>

hoặc trong khi lập di chúc đều có giá trị”. Tuy nhiên, để đảm bảo việc áp dụng pháp luật thống nhất, cần có quy định hướng dẫn cụ thê về van dé này.

Trường hợp cá nhân dưới mười lim tuổi, thông minh, có tài sản riêng,

<small>làm chủ hành vi của mình trong việc lập di chúc và được cha, mẹ hoặc người</small>

giám hộ đồng ý thì di chúc do người này lập ra có hiệu lực pháp luật khơng? Do pháp luật về thừa kế quy định về chủ thé lập di chúc là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và cá nhân từ đủ mười lăm tuổi được lập di chúc với điều kiện được cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đồng ý về việc lập di chúc thì di chúc do người ở độ ti này lập ra mới có giá trị pháp ly. Vì vậy, pháp luật khơng thừa nhận cá nhân dưới mười lăm tuổi lập di chúc, cho dù người ở độ tuôi dưới mười lăm thông minh, sáng suốt và cũng được cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đồng ý, di chúc này vẫn vô hiệu, khơng có giá

<small>trị thi hành.</small>

2.1.1.3. u cau về nhận thức của người lập di chúc

Kết quả nghiên cứu về y học cho thấy độ tuổi và nhận thức có quan hệ mật thiết với nhau. Con người chỉ khi đạt đến một độ tuổi nhất định thì mới

<small>có đủ nhận thức đê điêu chỉnh được hành vi dân sự của mình, trong đó có</small>

<small>' Luật Thừa kế Việt Nam, 2010, Nxb. Hà Nội.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>hành vi lập di chúc. Pháp luật dân sự Việt Nam quy định người từ đủ mười</small>

tám tuổi trở lên là người thành niên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự day đủ, trừ trường hợp là người mat năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người han chế năng lực hành vi dân sự. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động

<small>sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật</small>

phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý'”. Vì vậy, độ tuổi và khả năng

<small>nhận thức là hai tiêu chí đê xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân.</small>

Theo điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS, thì một trong những điều kiện để xác định di chúc hợp pháp đó là “Người lập di chúc minh man, sáng suốt

<small>trong khi lập di chúc”.</small>

Theo nghĩa Tiếng Việt, minh man là có khả năng nhận thức nhanh và rõ rang; sáng suốt là có kha năng nhận thức đúng dan, giúp giải quyết van dé một cách tỉnh táo, không sai lầm. Người minh man, sáng suốt là người có khả năng nhận thức đúng đắn, nhận thức rõ ràng tính đúng sai của hành vi do

<small>mình thực hiện.</small>

Pháp luật khơng có quy định cụ thể tiêu chí để xác định tính minh man, sáng suốt của người lập di chúc tại thời điểm lập di chúc. Thực tiễn áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp trên thực tế cho thấy, tính minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc được xác định theo ngun tắc suy đốn. Một người (khơng thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người hạn chế năng lực hành vi dân sự) lập di chúc, thì các di chúc đều được coi là người để lại đi sản lập trong tinh trạng minh man, sáng suốt. Khi có tranh chấp, người nào cho rằng khi lập di chúc, người lập di chúc không minh man, sáng suốt thì phải có nghĩa vụ chứng minh. Một số căn cứ khăng định người lập di chúc không

<small>!” Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 BLDS 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

minh mẫn, sáng suốt đó là kết luận của cơ quan y tế, bản án có hiệu lực của Tịa án về người mắt năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hay người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Thong

<small>thường, những di chúc được công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước</small>

có thâm quyền rất hiếm khi xảy ra tranh chấp về việc người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt. Bởi lẽ thủ tục công chứng, sau khi xác định chính xác ngời u cầu cơng chứng, công chứng viên phải kiểm tra trạng thái tâm lý cũng như khả năng nhận thức của người yêu câu công chứng trước khi cho họ ký kết giao dịch dân sự nào đó. Nói cụ thể hơn là cơng chứng viên phải đọc lại (hoặc đề nghị người yêu cầu cơng chứng tự đọc lại) tồn bộ nội dung di chúc cho người lập di chúc nghe, giải thích các quyên và nghĩa vụ của họ phát sinh liên quan đến di chúc của họ, giải đáp các thắc mắc cho họ (nếu có).

<small>Thậm chí, cơng chứng viên có nghĩa vụ thông báo trước những hậu quả pháp</small>

lý mà đương sự có thể phải gánh chịu nếu vi phạm các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan. Chỉ khi nào chắc chắn rằng người yêu cầu công chứng di chúc trong trạng thái tinh thần thoải mái, không chịu bất kỳ một sức ép nào từ phía bên ngồi và rằng, họ hồn tồn ý thức được hậu quả việc làm

<small>của mình ... thì cơng chứng viên mới cho họ ký di chúc. Còn chứng thực</small>

thường sẽ do Ủy ban nhân dân địa phương nơi người lập di chúc cư trú chứng thực, thì địa phương nắm khá rõ về người lập di chúc, do đó dé dàng nhận biết được thời điểm người lập di chúc u cầu chứng thực có trong tình trạng minh man, sáng suốt hay khơng.

Với quy định về tính minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc tại thời điểm lập di chúc, thì những người đã thành niên bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thé nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì khơng có qun lập di chúc. Và đối với người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, bị Tịa án tun bồ là người hạn chế năng lực hành vi dân sự Š; người trong tình trạng thé chất hoặc tinh

<small>! Điều 24 BLDS 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức

mất năng lực hành vi dân sự, bi Tòa án tuyên là người có khó khăn trong nhận

thức, làm chủ hành vi” thì cũng khơng được coi là người trong tình trạng

<small>minh man, sáng st.</small>

Như vậy, điều kiện có hiệu lực của di chúc liên quan đến chủ thê lập di chúc bao gồm, người lập di chúc là cá nhân đã thành niên, hoặc người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ về việc lập di chúc, trong tình trạng minh man, sáng suốt có quyền lập di chúc dé

<small>dinh doat tai san cua minh.</small>

2.1.2. Điều kiện về ý chí của người lập di chúc

<small>Di chúc là một giao dịch dan sự, vì vậy di chúc cũng phải thỏa mãn cácđiêu kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Một trong các điêu kiện có hiệulực của giao dịch dân sự là chủ thê của giao dịch phải hoàn tồn tự nguyện,</small>

khơng bị lừa dối, đe doa, cưỡng ép””.

Pháp luật dân sự không đưa ra khái niệm về tự nguyện. Theo từ điển Tiếng Việt thì tự nguyện là tự mình muốn làm, tự mình muốn như thế, khơng ai bắt buộc. Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ, là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan, mong muốn bên trong và thể hiện ra bên ngồi. Ý chí là cái bên trong, là cái mà người khác khó có thé nhận biết được, nếu ý chí đó chưa được thể hiện ra ngồi băng hành động thực tiễn. Đề người khác nhận biết được mong muốn của mình, con người phải thê hiện ý chí bằng những hành vi cụ thê. Ý chí và sự bảy tỏ ý chí

là hai mặt của một vấn đề, có quan hệ mật thiết, gắn bó khăng khít với nhau.

Lừa dối là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thé, tính chất của đối tượng hoặc nội dung

<small>của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. De dọa, cưỡng ép trong giao</small>

<small>19 Điều 23 BLDS 2015</small>

<small>” Điều 117, Điều 630 BLDS 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mang, suc

khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích

của mình”.

Cũng như các loại giao dịch dân sự khác, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

trong việc lập di chúc trước hết phải được thực hiện từ hành vi cơ ý. Hành vi

có ý này phải có sự toan tinh từ phía người thực hiện hành vi đối với người lập di chúc. Người lừa dối trong việc lập di chúc, làm cho người lập di chúc hiểu sai lệch về những người thừa kế, dẫn đến quyết định phân chia di sản theo ý muốn của người lừa dối. Người đe doạ, cưỡng ép, làm cho người lập di chúc phải lập di chúc theo ý muốn của những người này nhằm tránh thiệt hại

về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc

của người thân thích của mình. Khi đó khơng có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của người lập di chúc, khơng có sự thống nhất giữa ý chí chủ quan, mong muốn bên trong và thể hiện ra bên ngoài. Do vậy, di chúc được lập trong trường hợp người lập di chúc bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép thì di

<small>chúc bị vơ hiệu, khơng phát sinh hiệu lực.</small>

Thực tế giải quyết các tranh chấp về thừa kế tài sản cho thấy, có nhiều trường hợp đương sự đề nghị xem xét vấn đề liên quan đến ý chí của người lập di chúc, cho rằng người lập di chúc khơng tự nguyện, bi de doa, cưỡng ép.

<small>Tồ án đánh giá ý chí của người lập di chúc trên cơ sở tài liệu, chứng cứ cácbên đương sự giao nộp, xác minh lời khai người làm chứng, vật chứng liên</small>

quan, xác minh địa phương cư trú, mối liên hệ liên quan giữa những người cho rằng có hành vi lừa đối, đe doạ, cưỡng ép với người lập di chúc, quyền lợi của những người này đối với di sản định đoạt trong di chúc của người lập di chúc, thực tế quản lý, sử dụng tài sản là di sản... Việc xác định người khác đã can thiệp vào việc lập di chúc đến mức độ nào có ý nghĩa quan trọng trong

<small>việc xem xét hiệu lực pháp luật của di chúc. Sự can thiệp đó đã đên mức làm</small>

<small>?! Điều 127 BLDS 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

cho làm cho người lập di chúc lo sợ và phải lập di chúc theo ý muốn của người can thiệp hay chưa. Đây là một vấn đề rất khó, địi hỏi phải cân nhắc kỹ

<small>lưỡng tồn bộ các chứng cứ của vụ án. Trong trường hợp người can thiệp đã</small>

bị Toà án xử lý về hành vi lừa dối, đe doạ, cưỡng ép rồi thì sẽ thuận lợi hơn cho việc xem xét. Ví dụ, Tồ án đã xét xử hành vi cố ý gây thương tích de doa

người lập di chúc trong việc dé lại di chúc. Sau đó, người lập di chúc chết,

những người thừa kế tranh chấp di sản theo nội dung di chúc đã lập. Trong trường hợp này, Toà án dễ dàng xác định ý chí của người lập di chúc bị đe

<small>doạ, cưỡng ép khi lập di chúc nên di chúc được lập ra khơng hợp pháp vàkhơng có hiệu lực pháp luật.</small>

<small>2.1.3. Điêu kiện về nội dung của di chúc</small>

Theo quy định tại điểm b khoản I Điều 630 BLDS 2015, một trong những điều kiện để di chúc hợp pháp là nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái dao đức xã hội. Điều cắm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thê thực hiện những hành vi nhất định; đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trong”. Như vậy, nếu di chúc được lập có nội dung vi phạm điều cắm của luật, hoặc trái đạo đức xã hội, thì bị coi là di chúc khơng hợp pháp và khơng có hiệu lực. Khi đó, di sản của người dé lại di chúc

<small>này sẽ được chia theo quy định của pháp luật.</small>

Nội dung của di chúc thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế. Pháp luật tơn trọng ý chí tự định

<small>đoạt của người lập di chúc.</small>

Người lập di chúc, với tư cách là chủ sở hữu tài sản có quyền quyết định các vấn đề có liên quan về định đoạt tài sản. Điều 626 BLDS 2015 quy định, người lập di chúc có quyên: Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản

<small>2 Điều 123 BLDS 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phan tài sản trong khối di sản dé di tặng, thờ cúng: giao nghĩa vu cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di

<small>Pháp luật tơn trọng ý chí tự định đoạt tài sản của người lập di chúc. Tuy</small>

nhiên, điều đó khơng có nghĩa là quyền định đoạt ấy khơng chịu sự ràng buộc nao của pháp luật. Dé bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người

<small>thân thích và người khác có liên quan, BLDS 2015 có những quy định hạn</small>

chế quyền tự định đoạt của đương sự, thể hiện ở việc quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644), hạn chế trong việc dé lại di sản dùng vào việc thờ cúng (Điều 645), hạn chế trong việc dé lại di sản dùng vào việc di tặng (Điều 646); nội dung của di chúc phải phù hợp với các quy định này của BLDS, nếu khơng thì phần di chúc liên quan bị vô hiệu. Bên cạnh đó, pháp luật dân sự cũng khơng chấp nhận việc một người lập di chúc cho g1a súc, gia cầm, thực vật, các vật thê khác được hưởng di san. Do những đối tượng nay chi tổn tai với vai trò là đối tượng của quan hệ xã hội, chúng không phải là chủ thể của quan hệ xã hội nói chung và quan hệ thừa kế nói riêng, nên không thé là người thừa kế. Người lập di chúc cần hiểu

là nếu họ để lại di sản cho những đối tượng trên với tư cách là người thừa kế,

thì di chúc này sẽ bị vô hiệu.”

Điều 644 BLDS 2015 quy định những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Những người này bao gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; hoặc con thành niên mà khơng có khả năng lao động của người lập di chúc. Quy định này xuất phát trên cơ sở nghĩa vụ và quyền chăm sóc, ni dưỡng của cha mẹ đối với con, và của con đối với cha mẹ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Để đảm bảo quyền lợi cho những người

<small>này, BLDS quy định trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho</small>

<small>® Luật thừa kế Việt Nam, 2010, Nxb. Hà Nội.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phan di sản ít hon hai phan ba suất của một người thừa kế theo pháp luật (nếu di sản được chia theo pháp luật), thì họ được hưởng phan di sản bằng hai phan ba của một suất theo luật. Trừ trường hợp những người này từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 BLDS 2015 hoặc họ là những người khơng có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản | Điều 621 BLDS 2015. Quy định này hạn chế quyền của người lập di chúc trong việc chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Nếu di chúc được lập ra không thoả mãn quy định của BLDS về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, thì trước khi chia di sản cho những người được hưởng thừa kế theo di chúc, phải chia cho những người này kỷ phan di sản mà họ được hưởng là hai phần ba của một người thừa kế theo luật. Như vậy, trong trường hợp này, di chúc đã bị vô hiệu một phần do không tuân thủ quy định của pháp luật.

Điều 644, Điều 645 BLDS 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng. Theo đó, trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó khơng được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng: trường hợp toàn bộ di sản của người chết khơng đủ dé thanh tốn nghĩa vụ tài sản của người đó thì khơng được dành một phần di sản vào việc thờ cúng. Người lập di chúc cũng có quyền dành một phan di sản dé tặng cho người khác; người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp tồn bộ di sản khơng đủ dé thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng dé thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này. Như vậy, BLDS tôn trọng quyền tự định đoạt của người lập di chúc trong trường hợp họ dành một phan di sản dé dùng vào việc thờ cúng, di tặng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyên lợi cho những người

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

thân thích, người có quyền tài sản liên quan với người dé lại di chúc, BLDS quy định người lập di chúc chỉ được dành một phần di sản để thờ cúng, di tặng. Tuy nhiên, BLDS không có quy định một phần cụ thể là bao nhiêu phần của di sản. Với quy định thiếu cụ thé này, nếu di chúc dành toàn bộ di sản

<small>dùng vào việc thờ cúng hoặc di tặng thì di chúc có được coi là hợp pháp</small>

không (giả định đã thỏa mãn day đủ các điều kiện khác về di chúc hợp pháp). Người để lại đi sản thực hiện việc định đoạt di sản thông qua nội dung di chúc. Theo quy định tại khoản 1 Điều 631 BLDS 2015, di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: “Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tô chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có đi sản”. Đây được xác định là các nội dung chủ yếu của di chúc, mỗi nội dung đều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, xác định tính

<small>hiệu lực của di chúc.</small>

<small>2.1.3.1. Ngày, tháng, năm lập đi chúc:</small>

Yêu cầu về ngày tháng năm lập văn bản là yêu cầu đối với hầu hết các loại văn bản, nó thé hiện ngày tháng văn bản được lập ra. Xác định thời điểm người để lại di sản lập di chúc có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để xem xét

<small>hiệu lực pháp luật của di chúc. Thông qua ngày, tháng, năm lập di chúc sẽ xác</small>

định được tại thời điểm đó người lập di chúc đã đủ năng lực hành vi dân sự, có minh mẫn, sáng suốt hay không? Nếu người lập di chúc chưa đủ 18 tuổi thì hình thức lập di chúc dưới hình thức nào? Nếu người dé lại di sản lập nhiều bản di chúc đối với một loại tài sản thì theo quy định tại Điều 643 BLDS

<small>2015 bản di chúc sau cùng có hiệu lực. Ngồi ra, ngày tháng lập di chúc còn</small>

là mốc thời gian để xác định tính hợp pháp về hình thức của di chúc được lập, có hay khơng phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm lập di chúc.

<small>2.1.3.2. Họ, tên và nơi cu trú của người lập di chúc</small>

<small>Trong bât cứ giao dịch dân sự nào, việc ghi rõ họ, tên, nơi cư trú của chủ</small>

thé tham gia quan hệ pháp luật dân sự là việc làm không thé thiếu. Việc ghi rõ

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

đặc điểm về tên, họ, nơi cư trú giúp xác định được chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống và có hộ khâu thường trú. Trường hợp cá nhân khơng có hộ khẩu thường trú và khơng có nơi thường xun sinh sống, thì nơi cư trú của người đó là nơi

<small>tạm trú và có đăng ký tạm trú. Khi không xác định được nơi cư trú của cá</small>

nhân, thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống, làm việc hoặc nơi có tài

sản hoặc nơi có phần lớn tài sản, nếu tài sản của người đó có ở nhiều nơi. Người chưa thành niên từ đủ mười lăm tudi trở lên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ, nếu được cha, mẹ đồng ý. Người được giám hộ từ đủ mười lim tuổi trở lên có thé có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ, nếu được người giám hộ đồng ý“'.

Đề xác định về mặt chủ thể trong việc lập di chúc, nội dung của di chúc

<small>phải ghi rõ họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc. Việc ghi rõ như vậy sẽ</small>

là căn cứ để xác định người lập di chúc có đúng là người để lại di sản hay không. Chỉ khi nào người lập di chúc cũng chính là người để lại di sản thì di

<small>chúc mới phát sinh hiệu lực.</small>

2.1.3.3. Họ, tên người, cơ quan, tô chức được hưởng di sản

Việc quy định di chúc phải ghi rõ họ, tên người, cơ quan, tô chức được hưởng di sản là căn cứ dé xác định người hưởng di sản theo di chúc.

Việc xác định ai là người thừa kế theo di chúc có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến tính hiệu lực của di chúc. Theo quy định tại Điều 613, khoản 2 Điều 643 BLDS 2015, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết; di chúc khơng có hiệu lực toàn bộ hoặc một phan trong trường hợp người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tô chức được chỉ định là người thừa kế khơng cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

<small>Khoản 1 Điều 631 BLDS 2015</small>

</div>

×