Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Luận văn thạc sĩ Luật học: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.58 MB, 84 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

NGUYÊN PHƯƠNG THẢO

CAC TINH TIẾT TANG NANG TRÁCH NHIỆM HINH SU TRONG BO LUAT HINH SU NAM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUAT HOC

<small>(Định hướng ứng dụng)</small>

HÀ NỌI- 2018

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

NGUYEN PHƯƠNG THẢO

CAC TINH TIẾT TANG NANG TRÁCH NHIỆM HINH SU TRONG BO LUAT HINH SU NAM 2015

Chuyên ngành dao tạo: Luật hình sự và tố tung hình sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tÔI.</small>

Các kết quả nêu trong luận văn chưa được cơng bố trong bat kỳ cơng

trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.

Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực trong luận văn <small>này.</small>

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Nguyễn Phương Thảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>CHUONG 1: MOT SO VAN DE CHUNG LIEN QUAN DEN TINH TIET TANGNANG TNHS TRONG LUAT HÌNH SỰ VIỆT NAM..w0....ccccccccsscsscsssessessesssessessessesseees 8</small>

<small>1.1. Một số van dé liên quan đến tình tiết tăng nặng TNHS...-- 2-5252 2ssz£sz52 8</small>

<small>1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của tình tiét tăng nặng TNH... cv. 81.1.2. Đặc điểm của tình tiết tăng nặng T'NHS... 5S cty 121.13. Quy định về tình tiết tăng nặng TNHS trong pháp luật hình sự trướcBLHS nit 2015 nh h... 151.1.4. Phân biệt giữa tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tình tiết định tội vatình tiết định khung tang HẶHg...- - 5S SE E2 E1 1212121211111 treo 17</small>

<small>1.2. Tình tiết tăng nặng TNHS theo BLHS năm 2015 ...-- 22-52 252 18</small>

<small>1.2.1. Tình tiết tăng nặng TNHS ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của//1708/.1/.8/,/00n08080n08....ố.ố.ố... 191.2.2. Những tình tiét phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội... 29KET LUẬN CHƯNG L...---2- 52 SE2EEEEEE2EEE1E1121E112111111111111111 11111 c0 39CHUONG 2: NHỮNG VAN ĐÈ DAT RA DOI VỚI VIỆC ÁP DỤNG TÌNHTIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰNAM 2015 11 ... 402.1. Thực trạng áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS trong BLHS năm 2015 trong thời gianWUT, (files seamen commana samen cet in acwacnwn. av amnion RA RARE 00008645 RATAN EAN AR RAN A 3190640. MORN ANETTA 402.1.1. Thực trạng trong việc áp dung tình tiết tăng nặng TINHS...-. 402.1.2. Những khó khăn trong việc áp dụng BLHS năm 2015 liên quan đến tình tiếtWNH HỮNG TINTS oz caresses. sncansses sasicosn nginnio saan scm sn wanes RAS A RASTA RAE GAS MAREE MOOT 482.2. Những giải pháp nâng cao khả năng áp dụng trên thực tế tình tiết tăng nặng TNHStheo BLHS nam 02050117. ... 2... 50</small>

<small>2.2.1 Những giải pháp mang tính ngun tắc trong áp dụng tình tiết tăng nặng</small>

<small>AT ... 502.2.2. Những giải pháp cụ thể trong áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS... 55KET LUẬN CHƯNG 2...- 2 -© St E9 E9 12E121121121521111111111111111 11.11 y6 64KẾT LUẬN...- - 5-5 S12 1221211211215 211111211211 211111211 1111111111111 re 65Tài liệu tham khảo</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Trong cuốn “ Tir điển giải thích thuật ngữ Luật hoc”, GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa và GS.TS Lê Thị Sơn đã đưa ra định nghĩa về tình tiết tăng nặng TNHS: “Tình tiết tăng nặng TNHS là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể của một loại tội phạm tăng lên so với trường hợp

bình thường và do đó được coi là căn cứ dé tăng nặng TNHS đổi với trường

hợp phạm tội đó ” `. Theo quan điềm này, có thê nhận thấy tình tiết tăng nặng

TNHS là tình tiết có vai trị đánh giá mức độ nguy hiểm tăng lên đáng kể của trường hợp phạm tội cụ thể có tình tiết này so với những vụ việc thơng thường. Có thé nhận thấy rằng, tình tiết tăng nặng TNHS có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với việc quyết định hình phạt. Khoa học luật hình sự Việt Nam

nhận thức được vai trị và ý nghĩa của loại tình tiết này nên đã rất quan tâm nghiên cứu và hoàn thiện các quy định về chúng. Thực tiễn lập pháp hình sự cũng như áp dụng các quy định của luật hình sự về tình tiết tăng nặng TNHS cũng thé hiện được nhận thức đúng về tính chất và vai trị của tình tiết này. Nhìn lại lịch sử lập pháp, tình tiết tăng nặng TNHS đã được quy định rải rác trong một số sắc lệnh và pháp lệnh, sau đó bắt đầu được quy định tương đối

hệ thống trong các BLHS năm 1985 và năm 1999. Hiện nay, trên cơ sở kế

<small>thừa các quy định của BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999, cũng như việc</small> đáp ứng những yêu cầu của cải cách tư pháp, các quy định về tình tiết tăng nặng TNHS được sửa đổi, bổ sung và tiếp tục hoàn thiện trong BLHS năm

2015. Tuy nhiên, khi tiến hành xem xét và nghiên cứu, tác giả nhận thấy, những quy định về tình tiết tăng nặng TNHS hiện vẫn còn ton tại một số van đề gây trở ngại trong thực tiễn áp dụng pháp luật. BLHS 2015 mới được ban <small>hành, bên cạnh những quy định đã được ghi nhận từ những quy định của</small> BLHS hình cũ thì xuất hiện một số tình tiết mới được bổ sung thêm, như:

<small>' Nguyễn Ngọc Hòa & Lê Thị Sơn, (1999), Thudt ngữ Luật hình sự. Trong sách: Từ điển giải thích thuậtngữ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. l 16.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

định mới này vẫn chưa được hướng dẫn cụ thé nên có thé dẫn đến việc không

thống nhất về cách hiểu của những người áp dụng pháp luật. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về lý luận và thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS, dé từ đó có thé đưa ra những đề xuất góp phan nâng cao hiệu qua áp dụng trên thực tế, đảm bảo ngun tắc cá thé hóa hình phạt chính là van đề quan trọng được đặt ra. Việc ban hành BLHS năm 2015 với những sửa đổi, bố sung nhất định những quy định về tình tiết tang nặng TNHS cùng nhu cầu của thực tiễn áp dụng đã làm phát sinh yêu cầu có thêm nghiên cứu về van đề này. Đây cũng chính là ly do tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tinh tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2015” làm

<small>dé tài luận văn thạc sĩ luật học của minh.</small>

<small>2. Tình hình nghiên cứu</small>

Việc nghiên cứu về TNHS nói chung và tình tiết tăng nặng TNHS nói

riêng nhận được rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học pháp

lý ở Việt Nam. Tình tiết tăng nặng TNHS chính là yếu tố quan trọng đối với việc thực hiện ngun tắc cá thé hóa hình phạt trên thực tế. Tình tiết tăng nặng TNHS này cịn có liên quan đến nhiều chế định khác của pháp luật hình sự đặc biệt là trong các chế định về quyết định hình phạt hay xác định TNHS trong một vụ án cụ thể. Từ vai trò quan trọng của mình, tình tiết tăng nặng TNHS đã trở thành đối tượng nghiên cứu, được nhiều tác giả dé cập trong

<small>những cơng trình nghiên cứu khác nhau của mình. Những cơng trình nghiên</small> cứu này, chính là nguồn tài liệu tham khảo quý giá đối với tác giả trong quá trình viết luận văn.

Trong quá trình thực hiện đề tài , tác giả đã tham khảo nhiều cơng trình nghiên cứu về tình tiết tăng nặng TNHS, như :

I. Bùi Kiến Quốc (2003), Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS trong BLHS Việt Nam, Tạp chí Kiểm sát, số 4/2003.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

3. Dương Tuyết Miên, Định tội danh và Quyết định hình phạt, NXB, Lao

<small>động Xã hội, 2007.</small>

4. Dương Tuyết Miên,(2004) Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn tiến sĩ luật hoc , Ti rường Đại học Luật Hà Nội.

5. Đào Thị Nga (1997) Quyết định hình phạt đối với người chưa thành <small>niên phạm tội, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật HàNội.</small>

6. Đào Tri Uc (2000), Luật hình sự Việt Nam (Quyển 1 — Những van dé

<small>chung), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.</small>

7. Dinh Văn Qué (2000), Tìm hiểu hình phat và quyết định hình phạt trong BLHS Việt Nam , NXB Chính trị Quốc gia Ha Nội.

8. Dinh Văn Qué( 2000), Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS trong luật hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

9. Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Tội phạm và cầu thành tội phạm, NXB Công <small>an nhân dán.</small>

10.Nguyễn Ngọc Hoa & Lê Thị Sơn (1999), Thuật ngữ Luật hình sự. Trong sách: Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Trường Đại học

<small>Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.</small>

11. Tran Thị Quang Vinh,(2002), Tình tiết giảm nhẹ TNHS trong luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật hoc, Ti rung tâm khoa học xã hội viện

<small>nghiên cứu Nhà nước và pháp luật</small>

12. Tran Văn Sơn (1996), Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt

<small>Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.</small>

13. Tran Văn Son (1997), Nhân thân người phạm tội một căn cứ dé quyết <small>định hình phạt, Khoa Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.</small>

<small>14.Trường Đại học Luật Ha Nội, (2009), Giáo trình Luật hình sự ViệtNam, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

16.Trịnh Tiến Việt (2006), Tình tiết tăng nặng TNHS : Một số vấn đề ly luận và thực tiễn, Ti ap chí Nghé luật số 04/2006.

Những nghiên cứu của các tác giả được đề cập ở trên chính là cơ sở để tác giả học hỏi, cũng như tiếp thu ý kiến, quan điểm cho việc thực hiện

nghiên cứu của mình. Theo Chủ tịch Hồ Chi Minh, "J ludn là sự tổng kết

những kinh nghiệm của loài người, là sự tong hợp những tri thức vé tự nhiên, xã hội tích lity lại trong q trình lịch sử"?. Lý luận có vai trị rất

lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp phan làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người. Chính vì vậy những cơng trình

nghiên cứu trên đây cùng với việc đưa ra được những quan điểm pháp lý

mang tính lý luận, thì đã có tác dụng rất lớn đối với việc áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS trên thực tiễn. Với vai trò hết sức quan trọng như vậy, đây

là những nguồn tài liệu tham khảo phong phú và hết sức quý giá đối với những người nghiên cứu chuyên sâu về tình tiết tăng nặng TNHS sau này. Tuy nhiên, bên cạnh sự kế thừa đó, tác giả cũng có những cái nhìn mới về tình tiết tăng nặng TNHS trong luận văn nghiên cứu của mình. Có thể nhìn nhận, những bài viết, những cơng trình nghiên cứu tác giả đề cập ở trên được tiến hành nghiên cứu dựa trên sự phát triển của những quy định liên quan đến tình tiết tăng nặng TNHS từ trước đến BLHS năm 1999. Sự thay đổi của BLHS mới về tình tiết tăng nặng TNHS thì hiện nay mới chi dé cập trong một số bài báo hay xuất hiện tại một số bình luận những điểm mới của BLHS 2015. Chính vì vậy, tác giả đã quyết định lựa chọn nghiên cứu và phát triển đề tài với những van dé xoay quanh tình tiết tang nặng TNHS

trong đó nhân mạnh sự thay đổi của pháp luật hiện hành vẻ van đề này, đưa ra những nhận xét về điểm tích cực hay những điểm cịn tơn tại trong quy định của BLHS mới. Từ đó, tác giả đưa ra một số những đề xuất, những

<small>? Chủ tịch Hồ Chí Minh (1987), Tồn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, t.17, tr.789</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>3. Đôi tượng và nhiệm vụ nghiên cứu</small>

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Tình tiết tăng nặng TNHS có thể được ngién cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khn khổ luận văn thạc sĩ luật hoc này, tác giả xác định

đối tượng được tập trung nghiên cứu là những tình tiết tăng nặng TNHS

trong BLHS năm 2015, sửa đổi và bổ sung 2017, đồng thời, tác giả cũng

nghiên cứu các vấn đề phát sinh được đặt ra đối với quá trình áp dụng các quy định liên quan đến những tình tiết tăng nặng TNHS tại Điều 52 của

<small>BLHS năm 2015.</small>

<small>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</small>

Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên

<small>cứu như sau:</small>

_ Tổng hợp, khái quát những định nghĩa vẻ tình tiết tăng nặng TNHS

dé từ đó xác định được đặc điểm, cũng như phân loại những tình tiết này.

_ Phân tích những quy định của BLHS năm 2015 về những tình tiết tăng nặng TNHS đồng thời rút ra những điểm thay đổi, bổ sung trong quy

<small>định của BLHS 2015 so với những quy định của BLHS năm 1999,</small>

_ Đánh giá thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS trong những năm vừa qua, từ đó xác định những vấn đề đặt ra đối với việc áp dụng những tình tiết tăng nặng TNHS được quy định trong BLHS năm 2015 trên

thực tế.

_ Xác định những khó khăn trong việc áp dụng, đồng thời đưa ra những đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của việc áp dụng những quy định của BLHS Việt Nam về tình tiết tăng nặng TNHS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Mac-Lénin, trong đó có sự vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật <small>biện chứng, duy vật lịch sử.</small>

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sử dụng những quan

điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn bản pháp luật Việt Nam, kết hợp cùng các phương pháp đặc thù của khoa

học luật hình sự như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê... để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề tương ứng

được nghiên cứu trong luận văn. Từ đó để lý giải những vấn đề lý luận,

đánh giá được những quy định của pháp luật cũng như các vấn đề thực tiễn

có liên quan, giúp cho những vấn đề nghiên cứu được nhìn nhận dưới góc nhìn đa chiều và hoàn thành được những mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào những văn bản pháp luật của Nhà nước và những giải thích có tính thống nhất theo những chỉ đạo dựa

trên thực tiễn xét xử thuộc lĩnh vực pháp luật hình sự do Tịa án nhân dân

Tối cao hoặc các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương ban hành có liên quan đến vẫn đề những áp dụng những tình tiết tăng nặng TNHS để có thể

<small>hồn thành những nhiệm vụ mà luận văn đã đặt ra.</small>

5. Y nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa về mặt lý luận của dé tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận liên quan đến tình tiết tăng nặng TNHS. Từ những tài liệu nghiên cứu trước đây, tác giả đã có những tìm hiểu và mở rộng thêm

về những góc nhìn cũng như những điểm tiến bộ hay hạn chế trong các quy định của BLHS liên quan đến những tình tiết tăng nặng TNHS. Chính nhờ

<small>vào đó luận văn sẽ giúp cho người đọc có được những góc nhìn tồn diện</small> cũng như đầy đủ hơn về những tình tiết tăng nặng TNHS cũng như trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Ngoài ra, luận văn cũng chính là nguồn tư liệu dé làm tài liệu tham

khảo, giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm và nghiên cứu về các van dé có liên

quan đến tình tiết tăng nặng TNHS. 5.2, Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp một phần nhỏ giúp những nhà làm luật có cách tiếp cận đầy đủ về tình tiết tăng nặng TNHS quy định trong BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Từ đó, những nhà xây dựng pháp luật có thể hoàn thiện pháp luật cũng như đưa ra và thực hiện

những giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS <small>trong các vụ án hình sự. Luận văn này cũng giúp cho người đọc có được sự</small>

hiểu biết và đánh giá nhất định đối với việc áp dụng tình tiết tăng nặng

TNHS trên thực tế của nước ta.

6. Cơ cau của luận văn

Luận văn ngoai phần đặt van dé, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 2 chương như sau:

Chương 1: Một số vấn dé chung liên quan đên tình tiết tăng nặng

<small>TNHS trong luật hình sự Việt Nam</small>

Chương 2 : Những vấn đề đặt ra đối với việc áp dụng tình tiết tăng

<small>nặng TNHS trong BLHS năm 2015.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

NANG TNHS TRONG LUAT HINH SU VIET NAM 1.1. M6t s6 van dé lién quan dén tinh tiét tang nang TNHS 1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của tình tiét tăng nặng TNHS

Theo quy định tại Điều 50, BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017 : khi quyết định hình phạt thì Tịa án sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc đến tính chất cũng như mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, tình tiết giảm nhẹ TNHS và tình tiết tăng nặng TNHS. Chính vi vậy, việc cân nhắc đến tình tiết tăng nặng và

giảm nhẹ TNHS là một căn cứ dé quyết định hình phat, là một trong những

yếu tố dé cá thé hóa hình phạt.

Trong q trình quyết định hình phạt đối với người phạm tội, việc nhận thức thống nhất về vai trị của tình tiết tăng nặng TNHS để xem xét, cân nhắc và áp dụng chính xác tình tiết này trong thực tiễn là nhiệm vụ rất quan

<small>trọng của các Tòa án ở nước ta hiện nay. Do đó, trước khi đi vào phân tích</small>

vai trị của tình tiết này trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm

tội, chúng ta cần phải đưa ra định nghĩa của khái niệm “tinh tiét tăng nặng <small>TNHS” là gì?. Trong pháp luật hình sự thực định nhà làm luật nước ta</small> không ghi nhận định nghĩa pháp lý này, đồng thời trong khoa học luật hình

sự Việt Nam cũng cịn nhiều quan điểm khác nhau xung quanh nó.

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về vấn đề này , mỗi một tác giả, mỗi một cơng trình nghiên cứu khoa học lại có một nhận định riêng về định

nghĩa tình tiết tăng nặng TNHS. Theo quan điểm của tác giả Kiều Đình

Thụ trong cuốn sách “Tim hiểu luật hình sự Việt Nam” ghi nhận: “Tinh tiét tang nặng TNHS có ảnh hưởng tới mức độ nguy hiểm của một tội phạm trong các trường hợp cụ thể khác nhau và có ý nghĩa khi quyết định hình phạt vì chúng... làm tăng lên mức hình phạt cần áp dụng với tội phạm đã

<small>thực hiện trong giới hạn khung hình phạt mà luật quy định với tội phạm</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

lên mức độ nguy hiểm cho xã hội dé từ đó can áp dụng hình phạt nặng hon

trong phạm vi một khung hình phạt đã được xác định aan

Ngồi ra, cịn có rất nhiều những học giả, những nhà nghiên cứu khoa học khác cũng đưa ra những định nghĩa về tình tiết tăng nặng TNHS trong các bài viết, hay cơng trình nghiên cứu của mình. Ví dụ như theo tác gia Tran Văn Sơn “Tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết phan ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên trong phạm vi một khung hình phạt của một tội phạm cụ thể”. Tác giả Lê Cảm và Trịnh Tiến

Việt cũng đã bình luận về khái niệm của tình tiết tăng nặng như sau: “ Tinh

tiết tăng nặng TNHS là tình tiết được quy định trong phan chung BLHS với tính chất là tình tiết tăng nặng chung và là một trong những căn cứ để cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền chủ yếu là Tòa án tùy thuộc vào giai đoạn tơ tụng hình sự tương ứng ( chủ yếu là giai đoạn xét xử ) cá thể hóa TNHS và hình phạt doi với người phạm tội theo hướng nghiêm khắc hon trong phạm vì một khung hình phạt nếu trong vụ án hình sự có tình tiết này”. Theo quan điểm của PGS.TS Dương Tuyết Miên thì : “ Tinh tiét tăng nặng TNHS là những tình tiết được quy định trong BLHS phan ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo giáo đục của người phạm tội. Tình tiết tăng nặng TNHS có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt, làm tăng hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt”.

<small>Những định nghĩa mà tác giả luận văn đã chọn lọc và đưa ở trên,</small>

đều thé hiện được những đặc trưng cơ ban của tình tiết tăng nặng TNHS.

<small>3 Kiều Dinh Thụ (1998), Tim hiểu luật hình sự Việt Nam, NXB TP Hồ Chi Minh, tr.233.</small>

<small>* Đỗ Ngọc Quang, (1995), Chương III — Quyết định hình phat của Phần thứ ba, Trong sách: Giáo trình Luậthình sự Việt Nam, Truong Đại học Cảnh sat, Hà Nội, tr. 305.</small>

<small>° Tran Văn Son, (1996), Ouyét định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Luan văn Thạc sĩ Luật học,Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.36.</small>

<small>° Dương Tuyết Miên, (2003) , Tinh tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS theo BLHS năm 1999, Tạp chí Tịa ánnhân dân, số 1/2003, tr.19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Chính là, tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết được ghi nhận trong

<small>luật hình sự Việt Nam, có ý nghĩa trong việc làm tăng lên mức độ nguy</small>

hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, làm tăng lên TNHS ma bản thân

người phạm tội phải gánh chịu. Tình tiết tăng nặng TNHS cũng là cơ sở để

có thể phân hóa TNHS, phân hóa hình phạt. Cho dù dưới hình thức định <small>nghĩa nào, thì các tác giả trong những cơng trình nghiên cứu của mình cũng</small> mong muốn thé hiện được ban chất của loại tình tiết này.

Đặc biệt, hiện nay có một định nghĩa khác về tình tiết tăng nặng

TNHS được tác giả Dinh Văn Qué đưa ra như sau: “Tình tiét tăng nặng

TNHS là những tình tiết trong một vụ án cụ thể làm tăng mức độ nghiêm <small>trọng của hành vi phạm tội và người phạm tội phải chịu một hình phat</small> nghiêm khắc hơn trong một khung hình phạt””. Với nhận định về tình tiết

tăng nặng TNHS của tác giả Dinh Văn Quế có thé thay có sự khác biệt so

với những định nghĩa được nêu lên trước đó. Tình tiết tăng nặng TNHS theo cách hiểu của tác giả này là tình tiết trong thực tiễn của vụ án cụ thể. Nếu như những định nghĩa trước đều nói rằng tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết được quy định trong BLHS thì nhận định của Tham phán, chánh án Tịa hình sự, Tịa án nhân dân tối cao Đinh Văn Quế cho rằng đây là những tình tiết trong thực tiễn của vụ án. Tại sao lại có sự khác biệt này. Theo tác giả nhận thấy, tình tiết tang nặng TNHS là những tình tiết làm tăng lên mức độ nguy hiểm cho xã hội của trường hợp phạm tội cụ thê khi trong vu án đó có tình tiết tăng nặng TNHS. Việc tăng lên mức độ nguy

hiểm này cũng đồng thời làm tăng lên trách nhiệm pháp lý đối với người phạm tội phải gánh chịu. Chính vì vậy, việc quy định và áp dụng hết sức thận trọng đối với những tình tiết này là điều cần thiết được đặt ra. Nếu theo nhận định của tác giả Đình Văn Quế chỉ cần trong một vụ án cụ thể có tình tiết làm tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và người

<small>” Đinh Van Qué, (2000), Tinh tiét tang nặng, giảm nhẹ TNHS, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.12; DinhVan Quê (2000), Binh luận khoa học BLHS năm 1999, Phan chung, NXB thành phô Hô Chí Minh, tr.236-237.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

phạm tội phải chịu một hình phạt nghiêm khắc hơn trong một khung hình

phạt thì được xác nhận là tình tiết tăng nặng TNHS là chưa phù hợp bởi theo ngun tắc thì Tịa án chỉ được áp dụng những tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại khoản 1, Điều 52, BLHS 2015. Ngồi những tình tiết tăng nặng TNHS này thì khơng được tự ý áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS khác. Nếu chi trong một vụ án có xuất hiện tình tiết khác đáp ứng các điều kiện về tăng mức độ nguy hiểm của hành vi và khiến người phạm

tội chịu hình phạt nghiêm khắc hơn trong một khung hình phạt nhưng tình

tiết đó khơng được quy định tại BLHS 2015 thì cũng khơng được coi là tình tiết tăng nặng TNHS.

Tổng hợp những quan điểm trên cùng với việc xem xét tình tiết tăng nặng TNHS trong BLHS năm 2015, tác giả nhận thay tình tiết được quy định có thể được chia thành 2 loại chính là những tình tiết có ảnh hưởng

đáng kê đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và những tình tiết phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội. Tình tiết này đều có đặc điểm chung là những tình tiết có ý nghĩa làm tăng lên mức

<small>độ TNHS của người phạm tội. Từ đó tác giả luận văn đã khái quát hóa</small>

thành khái niệm liên quan đến tình tiết tang nặng TNHS như sau : Tinh tiét tăng nặng TNHS là những tình tiết được quy định trong BLHS, phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo giáo đục của người phạm tội. Tình tiết tăng nặng TNHS có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt, làm tăng hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt nhất định.

Trên tất cả có thé thay được những ý nghĩa quan trong của tình tiết tăng nặng TNHS trong việc quyết định hình phạt là làm tăng hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt nhất định. Khơng giống như khi áp dụng tình

tiết giảm nhẹ TNHS, cho phép Tịa án có thể coi những tình tiết khơng thuộc các trường hợp được ghi nhận trong BLHS là tình tiết giảm nhẹ trách

<small>nhiệm hình sự, (được áp dụng khi ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án) . Khi</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS hướng áp dụng này khơng được sử dụng. Có nghĩa là Tịa án sẽ khơng được phép tự áp dụng tình tiết tăng nặng giống như với tình tiết giảm nhẹ TNHS. Chỉ có những tình tiết được quy định tại Điều 52, BLHS năm 2015, mới được coi là những tinh tiết tăng

nặng TNHS .Việc quy định chỉ được áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS

được ghi nhận tại Điều 52, BLHS năm 2015, khơng chỉ hướng dẫn cho các

Tịa án đánh giá đúng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội để từ đó tun một hình phạt phù hợp mà cịn

đảm bảo việc áp dụng thống nhất tình tiết tăng nặng này trong phạm vi cả nước. Hơn nữa, điều này cũng lý giải đường lỗi pháp luật của quốc gia, thé hiện thái độ cân trọng cua Nhà nước trong việc gia tăng TNHS, nhưng lại chấp nhận mở rộng kha năng khoan hồng đối với người phạm tội. Đồng thời, việc quy định chỉ áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS có trong BLHS

giúp tránh đi việc những người áp dụng pháp luật có thé lạm dụng những tình tiết tăng nặng TNHS để làm xấu đi tình trạng pháp lý của người phạm tội khi khơng có căn cứ xác đáng. Đó là thái độ có trách nhiệm cao đối với con người cũng như thê hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta.

1.1.2. Đặc điểm của tình tiết tăng nặng TNHS

Tình tiết tăng nặng TNHS là yếu tố làm cho thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo hướng nghiêm trọng hơn trong phạm vi một cấu thành tội phạm. Tình tiết này khơng có ý nghĩa trong việc định tội, mà chỉ có ý nghiia trong việc lượng hình. Như đã biết, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do

người có năng lực TNHS thực hiện một cách vô ý hoặc cô ý nhằm xâm hại đến khách thể được luật hình sự bảo vệ. Mỗi một tội phạm dù nặng hay nhẹ thì đều được cau thành bởi các mặt khách quan, mặt chủ quan. khách thé va

chủ thé. Mỗi một hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội thỏa mãn day

đủ những yếu tố đó thì đồng nghĩa với việc nó đã mang tính nguy hiểm cho

<small>xã hội. Sự khác nhau của các yêu tô trong câu thành tội phạm sẽ tạo nên sự</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Tuy nhiên, chỉ sự khác nhau về các yếu tố cau thành tội phạm của một loại tội phạm thì mới

làm cho tính chất, mức độ nguy hiểm của xã hội của tội phạm đó tăng lên

hay giảm xuống trong một mối quan hệ nhất định. Chính nhờ những khái niệm mà ta tổng hợp, khái quát ở trên chúng ta có thê thấy được những đặc điểm mang tính cơ bản của tình tiết tăng nặng TNHS

Thứ: nhất, tình tiết tăng nặng TNHS là tình tiết có tính luật định. Những tình tiết tăng nặng TNHS nhất thiết phải được nhà làm luật ghi nhận

trong BLHS (mà hiện này được quy định tại Điều 52, BLHS năm 2015). Những tình tiết được quy định trong BLHS, chính là căn cứ để xem xét , cân nhắc khi xác định TNHS đối với người phạm tội. Trường hợp chưa được ghi nhận trong Bộ luật hình sự, các Tịa án nhất thiết khơng được tùy tiện bố sung những tình tiết khác dé tăng nặng TNHS đối với người phạm

tội. Điều này ngược lại đối với việc áp dung tình tiết giảm nhẹ TNHS, vi Tịa án có thé coi những tình tiết khác ngồi những tình tiết đã được quy định trong BLHS là tình tiết giảm nhẹ TNHS. Những tình tiết này được ghi nhận trong những văn bản hướng dẫn một số quy định trong Phần chung BLHS năm 1999 Ÿ, hoặc những tình tiết khác, nhưng phải nói rõ ly do và tat nhiên chúng chỉ có ý nghĩa đối với trường hợp phạm tội cụ thể, với người phạm tội cụ thê trong vụ án cụ thể mà Tịa án đang xem xét.

Thứ hai, tình tiết tang nặng TNHS là tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của trường hợp phạm tội trong phạm vi một cau thành tội phạm cụ thể, do đó làm tăng mức hình phạt phải chịu trong phạm vi một

khung hình phạt. Một vụ án cụ thể khi có tình tiết tăng nặng TNHS sẽ làm tăng lên tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, từ đó cá nhân người phạm tội sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý xau chính là việc tăng lên mức độ của

việc áp dụng các biện pháp nghiêm khắc hơn để cải tạo, giáo dục bản thân người phạm tội. Như vậy, có thể nói tình tiết tăng nặng TNHS xuất hiện

<small>* Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/08/2000 của Hội đồng thắm phán Tòa án nhân dân tối caohướng dân một sô quy định trong Phân chung Bộ luật hình sự năm 1999.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

trong một vụ án cụ thể, đối với người phạm tội cụ thé sẽ làm thay đôi mức

độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong vụ án đó theo hướng

nghiêm khắc hơn. Tuy nhiên, tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại Điều 52, BLHS năm 2015 chỉ làm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành

vi bi tăng lên trong phạm vi một cau thành tội phạm cụ thé, tương ứng

trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự, chứ khơng làm thay đơi tính chất

của tội phạm ấy. Tính nguy hiểm cho xã hội của trường hợp có tình tiết

<small>tăng nặng TNHS dù bị tăng lên nhưng khơng vượt q giới hạn của khung</small>

hình phạt đang xem xét. Trong một vụ án cụ thé , dù có một hay nhiều hơn một tình tiết tang nặng TNHS thì cũng khơng làm cho tội phạm có mức thay đổi tinh chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội hội một cách đáng ké và đặc biệt khơng thể vượt ra khỏi phạm vi khung hình phạt. Trường hợp, tình tiết tăng nặng TNHS được luật quy định với tính chất là yếu tơ định tội đối

với một tội phạm tương ứng cụ thé, có nghĩa tình tiết này đã làm thay đơi tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, khi đó trong quyết định hình phạt đối với người phạm tội, Tịa án nhất thiết khơng thể xem xét nó với tính chất là tình tiết tăng nặng chung.

Thứ ba, một tình tiết tang nặng TNHS chỉ được áp dụng một lần trong vụ án hình sự, chỉ những tình tiết tăng nặng TNHS nào liên quan đến vụ án

<small>hình sự đang xử lý mới được áp dụng trong vụ án đó. Trong một vụ án</small>

đồng phạm, nếu tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về riêng từng đồng phạm, thì chỉ áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS đó đối với cá nhân người phạm

<small>tội đó.</small>

Thứ tư, tình tiết tang nặng TNHS hình sự chỉ được áp dụng sau khi đã <small>định tội danh và khung hình phạt phải được xác định trước sau đó mới cân</small> nhắc đến tình tiết tăng nặng TNHS. Đây chính là thứ tự bắt buộc phải thực hiện khi áp dụng tình tiết tăng nặng trên thực tế. Đặc điểm này gắn liền với

nhiệm vu, vai trị của tình tiết tang nặng trong một vụ án hình sự cũng như mỗi quan hệ của nó với việc định tội danh và quyết định hình phạt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

1.1.3. Quy định về tình tiết tăng nặng TNHS trong pháp luật hình sự

<small>trước BLHS năm 2015</small>

Trong lịch sử luật hình sự Việt Nam, tình tiết tăng nặng TNHS đã được

quy định để làm căn cứ khi quyết định hình phạt từ mức độ rải rác trong các văn bản pháp lý mang tính đơn lẻ và khơng hệ thống như: Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/3/1946 của Chính phủ quy định lại về mặt tội danh và hình phạt; Sắc lệnh số 25/SL ngày 25/02/1946 quy định việc trừng trị đối với các hành vi phá hủy công sản; Sắc lệnh số 27/SL được ban hành ngày 28/02/1946 nhằm trừng

trị các hành vi bắt cóc, tống tiền và ám sát; Sắc lệnh số 71/SL ban hành ngày

02/02/1946 ấn định quy tắc quân đội quốc gia; Sắc lệnh số 113/SL ngày <small>20/01/1953 trừng trị các loại Việt gian, phản động và xét xử những âm mưu</small>

và hành động phản quốc (Điều 1, Sắc lệnh); Pháp lệnh trừng trị các tội phản

<small>cách mạng ngày 30/10/1967; Pháp lệnh trừng tri các tội xâm phạm tài sản xã</small>

<small>hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản</small>

riêng của công dân ngày 21/10/1970; Thông tư số 03- BTP/TT tháng 4/1976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Sắc luật quy định về các tội phạm và hình phạt; Pháp lệnh trừng tri tội đầu cơ, bn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép ngày 10/7/1982; v.v...Sau khi nước ta, tiến hành pháp điển hóa, cùng với sự ra đời của của BLHS năm 1985, những tình tiết tăng nặng TNHS đã được ghi nhận một cách chính thức như là những chế định độc lập. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình tiết tăng nặng TNHS trong BLHS Việt Nam năm 1985 cũng khơng có sự thay đổi nhiều so với các giai đoạn trước. Điểm tích cực

nhất chính là BLHS năm 1985 đã lược bỏ một số tình tiết tăng nặng TNHS khơng cịn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới, giống như : ảnh hưởng trực

tiếp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; dùng tài sản phạm tội dé kinh doanh, bóc lột, dau cơ, có móc ngoặc, phạm tội vì động cơ hưởng lạc; thủ

đoạn phạm tội táo bạo, bỉ Ổi. Đồng thời, bố sung thêm một số tình tiết tăng

nặng TNHS hình sự mới tại Luật số 04/1997/QH9, Luật sửa đổi, bồ sung một

số điều của BLHS năm 1985, bồ sung thêm tình tiết tăng nặng TNHS “Joi

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

dụng chức vụ cao để phạm tội”. Xuất phát từ thực tế vẫn đề lời dụng chức

vu, quyén han trong phạm tội bi gia tang trong xã hội. Có thé nói, tình tiết <small>tăng nặng TNHS được quy định tại BLHS năm 1985 đã được nhận thức đúng</small>

với tính chất và vai trị của nó.

Đến khi pháp điển hóa luật hình sự Việt Nam lần thứ hai, với việc

thơng qua BLHS năm 1999, các quy định về tình tiết tang nặng TNHS cũng đã được bổ sung, sửa đơi và tiếp tục hồn thiện như quy định liên quan đến tình tiết “ Phạm tội có tinh chất chuyên nghiệp”. Tình tiết tang nặng TNHS

theo quy định tại khoản 1, điều 48, BLHS năm 1999, tình tiết tăng nặng TNHS bao gồm 14 tình tiết được sắp xếp theo thứ tự từ a đến o. Sự sắp xếp này được thực hiện theo nội dung giữa tình tiết tăng nặng TNHS này với nahu trong hệ thống danh mục các tình tiết. Tình tiết tăng nặng TNHS này đã được

quy định một cách có hệ thống, căn cứ vào nhiều góc độ khác nhau của tội

phạm. Tình tiết này làm cho tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên

trong giới hạn nhỏ hơn so với tình tiết tăng nặng TNHS định khung và tình tiết tăng nặng TNHS định tội.

So với BLHS 1985 thì BLHS năm 1999 có 8 tình tiết tăng nặng TNHS

mới : Tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiêp, phạm tội có tính chất cơn

đồ; Xâm phạm tài sản của nhà nước; Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng

hoặc đặc biệt nghiêm trọng; Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, dịch bệnh dé phạm

tội; Dùng phương tiện có khả năng gây nguy hiểm cho nhiều người. Việc bổ sung những tình tiết mới này có tác dụng răn đe , phòng ngừa cao. Mặt khác đây cũng là căn cứ dé Tịa án có thé áp dụng hình phạt cao hơn đối với những

người phạm tội, thể hiện mục đích trừng tri của pháp luật hình sự nước ta. Vi dụ liên quan đến trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Nếu tại BLHS năm 1985, tình tiết này được quy định là tình tiết định khung của một

số tội (chủ yêu là xâm phạm sở hữu) như tội cướp tài sản XHCN, tại Điều 129 khoản 2, điểm a... Nhưng qua sự thay đổi của xã hội và thực tế đã chứng

minh ở khá nhiều tội phạm, tội phạm với tính chất chuyên nghiệp xảy ra một

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

cách khá phổ biến. Nhưng việc BLHS năm 1985 khơng quy định “Pham tội có tinh chất chuyên nghiệp ” là tình tiết tăng nặng TNHS, dẫn đến tình trạng người phạm tội thuộc những trường hợp nói trên tuy có tình tiết tăng nặng này nhưng lại được xử lý giống như trường hợp thông thường. Chính vì vậy mà BLHS năm 1999 đã bố sung tình tiết này trở thành một trong những tình tiết

<small>tăng nặng TNHS.</small>

1.1.4. Phân biệt giữa tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tình tiết định tội và tình tiết định khung tăng nặng

Nếu như tình tiết tăng nặng TNHS là tình tiết làm tăng lên mức hình phạt cần áp dụng với tội phạm đã thực hiện trong giới hạn khung hình phạt mà luật quy định với tội phạm đó thì tình tiết là dấu hiệu định tội là những tình tiết mà nếu khơng có nó thì hành vi khơng cấu thành tội phạm.Tình tiết định tội là tình tiết thực tế của vụ án cụ thể được sử dụng để xác định người phạm tội trong vụ án đó đã phạm tội gì. Đó là những tình tiết thoả mãn dấu hiệu định tội đã được quy định trong luật. Nếu như tình tiết tăng nặng TNHS

được BLHS năm 2015 ghi nhận tại Điều 52 thì tình tiết định tội được ghi nhận trong các cau thành tội phạm cơ bản trong các tội phạm cụ thể.

Cũng như vậy, tình tiết tăng nặng TNHS khác với tình tiết định khung tăng nặng. Có thể hiểu, tình tiết định khung hình phạt là những tình tiết của tội phạm phù hợp và thoả mãn dấu hiệu định khung hình phạt (cấu thành tội

phạm giảm nhẹ hoặc tăng nặng) của những tội cụ thé trong BLHS. Do tính đa

dạng của tội phạm, bên cạnh cầu thành tội phạm cơ bản (của một loại tội) nhà làm luật còn quy định thêm các dấu hiệu phản ánh tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội cao hoặc thấp với những khung hình phạt nặng hoặc nhẹ khác nhau

so với khung hình phạt của cấu thành tội phạm cơ bản. Những dấu hiệu đó

được gọi là dau hiệu (yêu tố) định khung hình phạt. Khi các tình tiết của tội

phạm không những thoả mãn dấu hiệu định tội (cấu thành tội phạm cơ bản) mà còn thoả mãn dấu hiệu có thêm trong cầu thành tội phạm giảm nhẹ hoặc tăng nặng sẽ cho phép chuyên khung hình phạt áp dụng đối với người phạm

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

tội từ khung hình phạt của cấu thành tội phạm cơ bản sang khung hình phạt của cầu thành tội phạm giảm nhẹ hoặc cầu thành tội phạm tăng nặng. Có thê hiểu cau thành tăng nặng là cầu thành nếu có một hoặc một số tình tiết khác ngồi những tình tiết đã được quy định trong cấu thành cơ bản và những tình tiết này làm cho tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nguy

hiểm hơn so với trường hợp khơng có tình tiết này, câu thành tăng nặng bao giờ cũng có khung hình phạt nặng hơn so với cấu thành cơ bản. Như vậy, tình tiết tăng nặng định khung hình phạt là tình tiết khi xuất hiện trong vụ án

sẽ khiến hành vi phạm tội chuyên từ cấu thành tội phạm cơ bản sang cấu thành tội phạm tăng nặng. Nói cách khác, đó chính là các tình tiết có ý nghĩa định khung hình phạt đối với tội phạm. Tình tiết định khung tăng nặng thường được ghi nhận trong các cau thành tội phạm tăng nặng của các tội phạm cụ thể.

Ví dụ, các tình tiết trong hành vi phạm tội giết người của A không những thoả mãn dấu hiệu mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thé, chủ thể của tội giết người (khoản 2 Điều 123) mà cịn thoả mãn dấu hiệu (có thêm phản ánh tính nguy hiểm của tội phạm cao hơn) quy định tại điểm a, b... khoản 1 Điều 123. Trường hợp này sẽ cho phép chuyên khung hình phạt áp dụng đối với A từ khoản 2 sang khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015. Các tình tiết đó được gọi là tình tiết định khung hình phạt.

1.2. Tình tiết tăng nặng TNHS theo BLHS năm 2015

Các quy định của BLHS năm 2015 về tình tiết tăng nặng TNHS tiếp tục là sự kế thừa những quy định tương ứng của BLHS năm 1999. Tình tiết

tăng nặng TNHS trong BLHS năm 2015 vẫn phan ánh hai loại một là

những tình tiết có ảnh hưởng đáng kê đến mức độ nguy hiểm cho xã hội

của hành vi phạm tội và hai là những tình tiết phản ánh khả năng cải tạo, <small>giáo dục của người phạm tỘI.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

1.2.1. Tình tiết tăng nặng TNHS ảnh hướng đến mức độ nguy hiểm cho xã

<small>hội của hành vi phạm tội</small>

Tình tiết này bao gom:

+ Phạm tội có t6 chức : Day là hình thức phạm tội có sự cau kết chặt

chẽ giữa những người cùng thực hiện. Theo quy định tại khoản 2, Điều 17

BLHS năm 2015 đã ghi nhận : “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng

phạm có sự cau kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện toi phạm ”.Có thê nói, phạm tội có tổ chức là hình thức phạm tội đặc biệt có

tính nguy hiểm cho xã hội hơn hăn những trường hợp thông thường có cùng tình tiết tương tự. Mức độ TNHS của những người phạm tội phụ

thuộc vào mức độ liên kết của các cá nhân đồng phạm, hậu quả tội phạm <small>cũng như vai trị của từng người trong nhóm phạm tỘI.</small>

Phạm tội có tổ chức khác với người tơ chức trong đồng phạm, vì người tơ chức là người chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm, nói lên vai trị nhiệm vụ của một người trong một vụ án có đồng phạm, cịn

phạm tội có tơ chức lại nói lên quy mơ của tính chất, mức độ nguy hiểm mà tội phạm. Trong phạm tội có tổ chức có người tổ chức, cũng như có sự

phân cong , phối hợp rõ ràng giữa các thành viên. Trong vụ án đồng phạm tùy thuộc vào cơ cấu cũng như quy mơ, tinh chất mà có thé có những người giữ các vai trò khác nhau như : Người tổ chức, người thực hành, người xúi <small>giục, người giúp sức. Mức độ tăng nặng TNHS phụ thuộc vào vai trò của</small>

<small>từng người tham gia vào tội phạm và quy mô của vụ án. Người chủ mưu,</small>

cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm ( người tô chức ) mức độ tăng nặng nhiều hơn người giúp sức. Vì vậy, khi quyết định hình phạt , khi đã xác định có người tổ chức thi mức hình phạt nhất thiết không thé thấp hon

người thực hành, người xúi giục hoặc người giúp sức sức nếu tình tiết khác

của vụ án như nhau. Khi đã xác định vụ án được thực hiện có tơ chức thì tất cả những người trong vụ án đều bị áp dụng tình tiết tăng nặng là “ pham tội

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

có t6 chức ”. Tuy nhiên, mức độ tăng nặng nhiều hay ít đối với từng người <small>cịn phụ thuộc vao vai trò cua họ trong vụ an.</small>

+ Lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội: Đây là trường hợp người phạm tội đã sử dụng chức vụ quyền hạn của mình đang đảm nhiệm dé thực hiện tội phạm dé dàng, thuận lợi hơn cũng như dé che giấu hành vi

phạm tội. Người có chức vụ quyền hạn là người do bồ nhiệm, do bau cử, do

hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định có quyền hạn nhất định

<small>trong khi thực hiện nhiệm vụ.</small>

Tình tiết “ Lợi dung chức vu, quyên han dé phạm toi” chỉ được coi là tình tiết tăng nặng TNHS khi nó khơng phải là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt đã được quy định trong tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt tại các tội giống như tại Điều 356 BLHS 2015 liên quan đến “Tôi loi dung chức vu quyên hạn trong khi thi hành công vụ ”, hoặc tại điểm c, khoản 2, Điều 248 liên quan đến “?ôi sản xuất trái phép chất ma

<small>+ Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng : Đây là trường hợp mà</small>

người phạm tội có thái độ quyết tâm thực hiện ý định phạm tội của mình

<small>mặc dù có những cản trở khách quan hoặc có sự can ngăn của người khác</small>

trong qua trình thực hiện tội phạm. Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng là thể hiện quyết tâm phạm tội của người phạm tội, nên nó khơng hề phụ <small>thuộc vào việc người phạm tội có đạt được mục đích phạm tội hay khơng.</small> Có trường hợp , người phạm tội khơng đạt được mục đích vẫn có thé bị coi

là cố tình thực hiện tội phạm đến cùng.

Mức độ tăng nặng TNHS của tình tiết này phụ thuộc vào mức độ

quyết tâm thực hiện tội phạm và những cản trở mà người phạm tội này mac

phải. Nếu quyết tâm càng cao, can trở càng lớn ma vẫn cơ tình thực hiện tội phạm đến cùng thì mức độ tăng nặng THNS càng nhiều.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>+ Dùng thủ đoạn, phương tiện có kha năng gay nguy hai cho</small>

nhiều người để phạm tội: Đây là trường hợp người phạm tội sử dụng những thủ đoạn hay những phương tiện có khả năng gây nguy hại lớn vì số lượng người bị hại rất lớn. Nếu như BLHS 1999 quy định tình tiết này là

<small>“Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có</small> khả năng gây nguy hại cho nhiều người” tức và việc người phạm tội có những mánh khóc , cach thức thực hiện tội phạm rất nguy hiểm làm cho người bị hại hoặc những người khác khó lường trước để đề phòng. Dùng <small>thủ đoạn tàn ác trong trường hợp này là có những mánh khóe, cách thức</small>

thực hiện tội phạm đặc biệt tàn nhẫn đối với nạn nhân. Dùng thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người là việc người phạm tội đã sử dụng thủ đoạn dé gây nguy hai cho nhiều người. Trường hợp này khơng địi hỏi phải đã gây ra những hậu quả nguy hại cho nhiều người. Như vậy, so với

BLHS 1999 thì BLHS 2015 đã có sự thay đổi khi quy định về tình tiết này.

+ Pham tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên: So với BLHS 1999 sửa đổi bô sung 2009, thì BLHS năm 2015 đã có sự thay đổi trong việc quy định cụ thé những khái niệm khi thay những cụm từ “pham tội đối với trẻ em” thành “phạm tội đối với người đưới 16 tuổi ”; sửa “người già” thành “người đủ 70 tuổi trở lên ”.

Theo Điều 1, Luật trẻ em năm 2016 thì “Tré em quy định trong Luật này là công dan Việt Nam dưới mười sau tuổi”. Việc xác định tuôi của người bị tội phạm tác động được coi là trẻ em là một yêu cầu bắt buộc hết sức quan trọng của các cơ quan tiến hành tố tụng. Quá trình chứng minh

tuổi của người bị tội phạm xâm hại là trẻ em có thể bao gồm: bản sao giấy khai sinh, nếu khơng có giấy khai sinh thì phải có các tài liệu chứng minh là người chưa đến 16 tuổi. Thậm chí có những trường hợp đã có giấy khai sinh rồi nhưng vẫn chưa khang định được tuổi chính xác của người bị tội phạm xâm hại thì cần phải có sự giám định nếu có một trong các bên yêu <small>câu giám định tuôi hoặc khiêu nại về ti của nạn nhân; vì có những trường</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

hợp tuy đã có giấy khai sinh nhưng van chưa chính xác về ti của người bị

<small>tội phạm xâm hại, làm cho việc xét xử vụ án khơng sát thực và khơng đúng</small>

dan’. Chính vì vậy, dé có thé thống nhất giữa các văn bản luật cũng như sự thống nhất khi áp dụng của các Tòa án trên cả nước, nên việc BLHS năm

2015 trong việc xác định tudi của người bị tội phạm tác động là trẻ em đã thay đổi khái niệm từ “phạm tội đối với trẻ em” thành “phạm tội đối với người dưới 16 tuổi ” là hoàn toàn phù hợp.

Đối với trường hop sửa doi “người già” trong BLHS năm 1999 thành “người đủ 70 tuổi trở lên” tại BLHS năm 2015 cũng có ý nghĩa

giống như vậy. Vốn dĩ BLHS năm 1999 quy định là “ người già” và khơng

giải thích cụ thể người già là người từ bao nhiêu tuổi mà chỉ đưa ra giải thích tại khoản 2.4, Điều 2 của Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thâm phán TAND tối cao, ngày 12 tháng 5 năm 2006 liên quan

hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS năm 1999. Theo quy định như vậy thì người già khác với người cao tuổi,bởi người cao tudi theo quy định của Luật người cao tuổi năm 2009 là những người từ đủ 60 tuổi trở lên. Chỉ khi nào người phạm tội tác động đến nạn nhân là “øgười già” tức người từ 70 tuổi trở lên mới được xác định là tình tiết tăng nặng TNHS.

Như vậy, có thé khang định đây là những trường hợp phạm tội mà đối tượng bị tác động là những đối tượng được pháp luật quan tâm chăm

sóc và bảo vệ. Những đối tượng được ghi nhận tại tình tiết này được xác

định là những đối tượng có vị thế yếu trong xã hội như người già , trẻ em, phụ nữ mang thai hay là những đối tượng không thể tự vệ được. Mức độ

tăng nặng TNHS của tình tiết này phụ thuộc vào độ ti của nạn nhân ( như trẻ em càng nhỏ, người già càng nhiều tuổi thì hành vi phạm tội càng nguy hiểm); phụ thuộc vào thời kì thai nghén của nạn nhân, mức độ ảnh hưởng <small>tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi trong bụng; phụ thuộc vào kha năng tựvệ của nạn nhân.</small>

<small>? Nguyễn Văn (2005), Sau giám định: người bị hại ở tuổi trăng trịn, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 1/2005,tr. 38.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

+ Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tỉnh than, công tác hoặc các mặt khác: Phạm tội đơi với người lệ thuộc mình về vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác. Đây là trường hợp giữa nạn nhân và người phạm tội có mối quan hệ lệ thuộc trong đó nạn nhân là

người bị lệ thuộc. Quan hệ lệ thuộc này có thé là quan hệ cơng tác, ni

dưỡng, tín ngưỡng... Mức độ tăng nặng TNHS của tình tiết này phụ thuộc vào mối quan hệ giữa nạn nhân với bị cáo, nghĩa vụ của bị cáo với nạn nhân. Nếu mối quan hệ này càng sâu sắc , nghĩa vụ của bị cáo đối với nạn nhân càng lớn thì mức độ tăng nặng càng nhiều.

Ngồi ra, tại tình tiết này BLHS năm 2015 đã bổ sung thêm đối

tượng bị xâm hại là “zgưởi khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng,

người bị hạn chế khả năng nhận thức" vào tình tiết tăng nặng quy định tại điểm k, khoản 1, Điều 52 BLHS năm 2015. Theo đó, người phạm tội nếu phạm tội đối với người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức sẽ bi coi là tinh tiết tăng nặng TNHS.

Người khuyết tật theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Luật người khuyết tật

năm 2010 đã ghi nhận như sau : “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiễu bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dang tát khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Như vậy, đây là những đối tượng có những khiếm khuyết về bộ phận trên cơ thé hoặc bị suy giảm chức năng. Cũng tại Luật người khuyết tật đã ghi nhận về trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng. Đây là những người “đo khuyết tật dan đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cẩu

sinh hoạt cá nhân hàng ngày”. Luật người khuyết tật năm 2010 chia mức

độ khuyết tật ra thành 3 trường hợp gom người khuyết tật đặc biệt nặng,

người khuyết tật nặng và người khuyết tật nhẹ phụ thuộc vào khả năng <small>phục vụ nhu câu sinh hoạt cá nhân hàng ngày của người đó. Việc cho</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

trường hợp những người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng vào trở thành những đối tượng được bảo vệ trong trường hợp này là một thay đổi tích cực

<small>của BLHS năm 2015.</small>

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bênh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội: Đây là trường hợp người phạm tội có sự lợi dụng hồn cảnh chiến tranh,

tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác

của xã hội dé phạm tội mà khơng địi hỏi lúc phạm tội đang có chiến tranh,

đang có tình trạng khẩn cấp, đang có thiên tai, dịch bệnh hoặc đang có những khó khăn đặc biệt khác. Can lưu ý rằng nếu phạm tội trong những <small>trường hợp được ghi nhận ở trên nhưng không lợi dụng những sự kiện này</small> để phạm tội thì khơng áp dụng tình tiết tăng nặng này.

Lợi dụng tinh trạng khan cấp dé phạm tội là trường hợp người phạm

tội đã lợi dụng tình trạng khan cap trong doi song dé thuc hién hanh vi

phạm td1. Giống như lợi dụng hỏa hoạn để chiếm đoạt tài sản của nguoi

khác, lợi dụng người khác dang bi cấp cứu trên giường bệnh dé chiếm đoạt

tài sản của họ... Mức độ tăng nặng của tình tiết này phụ thuộc vào ý thức lợi dụng và tính chất mức độ của hành vi phạm tội khi lợi dụng tình trạng

khan cap dé phạm tội.

Lợi dụng hoàn cảnh thiên tai dé phạm tội là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng thiên tai dé thực hiện tội phạm. Mức độ tăng nặng TNHS của tình tiết này phụ thuộc vào mức khó khăn nhiều hay ít do thiên tai gây ra và ý thức lợi dụng của người phạm tội đối với khó khăn đó.

Lợi dụng dịch bệnh dé phạm tội la trường hop người phạm tội đã lợi dụng những khó khăn do dịch bệnh gây nên dé thực hiện tội phạm. Dịch

bệnh là một bệnh truyền nhiễm tràn lan, làm cho nhiều nguol , nhiéu gia

súc mắc phải. Trong đó có thé có những bệnh nguy hiểm như HIV, dich hạch, dịch tả nhưng cũng có những bệnh không nguy hiểm như dịch cúm, dịch sốt rét... Mức độ tăng nặng của tình tiết này phụ thuộc vào tính chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

cũng như mức độ của hành vi lợi dụng dich bệnh để thực hiện hành vi

<small>phạm tội của người phạm tội.</small>

Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn đặc biệt khác của xã hội tức là ở bất cứ

đâu, bat cứ lúc nào. Có thé xảy ra ở một bia bàn rộng, nhưng cũng có thê xảy ra ở một làng, một xã hoặc một cơ quan... Khó khăn đặc biệt, thể hiện ở mức độ và phạm vi gây thiệt hại đến người và tài sản. Người phạm tội phải có ý thức lợi dụng nhưng khó khăn này để phạm tội thì mới coi là tình tiết tăng nặng TNHS.

+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyét, tàn ác để phạm tội: Tại điểm m, khoản 1, Điều 51, BLHS năm 2015 so với BLHS 1999 đã thêm một thủ

đoạn tinh vi vào tình tiết tăng nặng “Ding thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tan ác để phạm tội ”. Những thủ đoạn này có thé hiểu như sau:

<small>Dùng thủ đoạn tinh vi là những thủ đoạn có có nội dung hoặc hình</small> thức biểu hiện hết sức phức tạp, kín đáo, khó mà nhận ra. Từ đó, người phạm tội đã lợi dụng dé có thể thực hiện những hành vi vi phạm quy định

của pháp luật hình sự. Ví dụ như tội phạm liên quan đến trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm that nghiệp cho người lao động. Hiện nay, có một số tơ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật và một số quy định chưa chặt chẽ về bảo hiểm dé thực hiện những hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm của nhà nước, đặc biệt là quỹ ốm đau - thai sản. Don cử, về điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội <small>la từ đủ 6 thang trong vòng 12 tháng trước khi sinh con; người lao động</small>

nghỉ hưởng hết chế độ thì ngừng tham gia bảo hiểm xã hội, nhưng có doanh nghiệp tuyên lao động là phụ nữ có thai, thực hiện đăng ky đóng bảo hiểm nhưng thực tế không làm việc tại don vị dé trục lợi bảo hiểm xã hội,

thông qua việc giải quyết hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Đây chính là

biểu hiển của hành vi tinh vi, với độ khó phát hiện rất cao.

<small>Dùng thú đoạn xảo quyệt trong khi phạm tội, là người phạm tội có</small>

những mánh khoé, cách thức gian dối, thâm hiểm làm cho người bị hại

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

hoặc những người khác khó lường thấy được dé đề phịng. Ví dụ: N và H u nhau, nhưng nhà H giàu có, nhiều lần N vay tiền của H để tiêu xài

hoang phí, H đã góp ý cho N, nhưng N khơng tiếp thu mà cịn bàn với Q là

người có nhiều tiền án tiền sự về tội trộm cắp xe máy của H bán lấy tiền tiêu xài. Q đồng ý và bàn với N rủ H đi xe máy của H đến đê sông Hồng tâm sự dé tạo điều kiện cho Q trộm cắp xe máy của H.

<small>Dùng thủ đoạn tàn ác trong khi phạm tội, là người phạm tội có</small> những mánh khoé, cách thức độc ác một cách tàn nhẫn, hoặc gây tác hại cho hàng loạt người không chút thương xót như: tra tấn cho tới chết; giết người bằng cách m6 bụng, moi gan, khoét mắt, cắt cổ hoặc bắn vào chỗ đông người, ném lựu đạn vào nơi mọi người trong gia đình đang quây quần <small>bên mâm cơm. Người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, tan ac phải dung</small> trong khi thực hiện tội phạm, nếu thủ đoạn này xảy ra sau khi tội phạm đã hồn thành thì khơng thuộc trường hợp phạm tội có tình tiết tăng nặng này.

Vi dụ: Trịnh Quang H. đã dùng xéng làm vườn đánh chết Kiều Khắc T. Sau khi T. chết, H. đã kéo xác T. vào chuồng lợn cắt nạn nhân ra 15 phần đem cất giấu mỗi nơi một bộ phận nhằm che dấu tội phạm. Đây là trường hợp, sau khi phạm tội, đã có những hành động xảo quyệt, hung hãn nhăm chốn tránh, che giấu tội phạm. Mức độ tăng nặng TNHS của tình tiết này tuỳ thuộc vào tính chất mức độ xảo quyệt, tàn ác của thủ đoạn mà kẻ phạm tội đã thực hiện. Thủ đoạn cảng nham hiểm tỉnh vi, tàn nhẫn bao nhiêu thì mức tăng nặng càng nhiều và ngược lại.

<small>+ Dùng thủ doan, phương tiện có kha năng gây nguy hai cho</small>

nhiều người: Thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện chỉ cần có khả nặng

gây nguy hại cho nhiều người đã bị coi là tình tiết tăng nặng rồi, khơng cần sự nguy hại đó có thực sự xảy ra hay khơng. Ví dụ: Đề đầu độc một nguoi,

kẻ phạm tội đã bỏ thuốc độc xuống giếng nước uống của gia đình người

<small>này, nhưng gia đình của nạn nhân đã phát hiện nên khơng ai bị ngộ độc.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Mức độ tăng nang trách niệm hình sự của tình tiết này tuỳ thuộc vào

<small>mức độ nguy hại của thủ đoạn mà người phạm tội đã thực hiện và khả năng</small> thực tế cũng như hậu quả xảy ra. Thủ đoạn càng nguy hiểm, hậu quả xảy ra càng lớn thì mức độ tăng năng TNHS càng nhiều và ngược lại.

+ Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội: Xúi giục người chưa thành

niên phạm tội, là hành vi của một người đã kích động, dụ dỗ, thúc đây

người chưa đủ 18 tuôi thực hiện tội phạm.Người xúi giục có thé tham gia trong một vụ án có tơ chức hoặc chỉ phạm tội riêng lẻ. Ví dụ: một người

muốn giết người khác băng thuốc độc. Họ đã dụ dỗ một em 13 tuổi bỏ

thuốc độc vào thức ăn của người mà họ định giết.

Vì người phạm tội chưa đến tuổi chịu TNHS nên người xúi giục

được coi như kẻ thực hành tội phạm và hành vi phạm tội của họ vẫn bị coi

là tăng nặng trong tình tiết này. Nếu người bị xúi giục là người chưa thành niên, nhưng đã đến tuôi chịu TNHS thì tuỳ thuộc vào từng trường hợp có thể là người cầm đầu hoặc chỉ là người xúi giục. Nếu người xúi giục lại

phạm tội có tổ chức thì họ phải chịu cả hai tình tiết tăng nặng là phạm tội

có tơ chức và xúi giục người chưa thành niên phạm tội.

Mức tăng nặng của tình tiết này phụ thuộc vào số người bị xúi giục và độ ti bị xúi giục.

+ Có hành động xảo quyệt, hung han nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm: Hành động xảo quyệt, là những việc làm gian đối một cách thâm

hiểm, khó mà lường thấy được.Hành động hung hãn, là kẻ phạm tội có

hành vi rất dữ ton, phá phách, đánh giết người dé tau thoát.Hành động xảo quyệt hoặc hung han của bị cáo là nhằm mục đích trốn tránh, che giấu tội

phạm. Những hành động này cản trở hoạt động tư pháp của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, làm cho tội phạm mà bị cáo thực hiện khó bị phát hiện

hoặc có nguy cơ khó phát hiện. Như: sau khi giết người can phạm đã băm

vam mat nan nhan lam cho mat nan nhan bi bién dạng không ai nhận ra nữa <small>hoặc chặt đâu nạn nhân đem cât giâu một nơi hoặc sau khi giêt người mang</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

xác nạn nhân dé trên đường tàu cho tàu nghién đứt với ý định dé mọi người tưởng là bị tai nạn. Mức độ tăng nặng TNHS của tình tiết này phụ thuộc

vào tính chất và mức độ xảo quyệt, hung hãn mà bị cáo thực hiện sau khi <small>phạm tội</small>

<small>+ Phạm tội vì động cơ đê hèn: Đây là trường hợp phạm tội bị thúc</small>

day bởi những động cơ rất xấu xa, thấp hèn. Theo GS.TS Lê Thị Son, động cơ đê hèn là : Động cơ phạm tội thé hiện tính hèn hạ, ích kỉ cá nhân cao độ

<small>của người phạm tội. Động cơ đê hèn là động cơ phạm tội làm tăng tính</small> nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trước khi động cơ phạm tội

này được quy định trong luật là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng

cũng như là dấu hiệu tăng nặng TNHS, động cơ đê hèn đã được thực tiễn xét xử thừa nhận là một trong những dấu hiệu cho phép xét xử tăng nặng tội giết người. Trong BLHS, động cơ đê hèn được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của các tội: Tội giết người, tội mua bán,

đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; Tội cững bức lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Đối với các tội phạm khác mà có thể có động

<small>cơ phạm tội là động cơ đê hèn, BLHS quy định động cơ phạm tội này là</small>

dau hiệu tăng nặng TNHS. Những tội phạm đó là những tội liên quan đến con người như tội có ý gây thương tích, tội hiếp dam...Biéu hiện cụ thé động co đê hèn rất khác nhau, trong đó biểu hiện thường thấy có thé là động cơ vì tiền để được thừa kế một mình mà giết những người đồng thừa kế; hoặc do được thuê mà đã phạm tội hiếp dâm; khơng truy cứu TNHS

người có tội;... "

Hay theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hịa thì: “Phạm tội vì động cơ đê hèn

là trường hợp phạm lội bị thúc day bởi động cơ đê hèn, thấp hèn. Hành vi

phạm tội trong những trường hợp này thường là những biếu hiện của sự

<small>J ¬ Bd te Ed Đao wall</small>

<small>bội bạc, phan trac, hèn nhái, ích ky...</small>

<small>'° Nguyễn Ngọc Hịa, Lê Thị Son (2006), Từ điển Pháp luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.79.` Nguyên Ngọc Hòa (2008), Tội phạm và câu thành tội phạm (tái ban) , Nxb Tư pháp, Hà Nội,tr.213.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Như vậy có thé hiểu rang tình tiết “phạm tội vì động cơ đê hèn ” doi

với tội phạm thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cỗ ý ( có thé trực tiếp hoặc

cô ý gián tiếp) và động cơ là dé trả thù, dé trốn tránh trách nhiệm hoặc dé chiếm đoạt tài sản ( ngoại trừ trường hợp cướp tải sản).

Cần xem xét đến yếu tô nhân thân của người phạm tội khi quyết định

hình phạt đối với những người phạm tội vì động cơ đê hèn. Đối với tội

phạm vì động cơ đê hèn nhân thân thường là các nhóm yếu tố về gia đình, về giáo dục , trình độ nhận thức chứ không không phải tiền án, tiền sự. Nên đây là yếu tố quan trọng khi xem xét quyết định ban án, thé hiện kha năng giáo dục, cải tạo tốt của những bị cáo phạm loại tội này. Đối với những

người phạm tội có tình tiết vì động cơ đê hèn, ngồi việc áp dụng một hình <small>phạt tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo, cơ quan áp dụng pháp</small> luật cần phải áp dụng thêm các biện pháp bổ sung phù hợp nhăm tăng

<small>cường hiệu quả áp dụng của hình phạt chính.</small>

1.2.2. Những tình tiết phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm <small>tội</small>

+ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: Đây là trường hợp người

phạm tội liên tiếp phạm tội và coi thu nhập từ việc phạm tội trở thành nguồn thu nhập chính hoặc một trong những nguồn thu nhập của mình.Tại

Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thâm phán TAND tối cao ( Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1999, sửa đổi bố sung năm 2009) đã hướng dẫn về tình tiết "phạm tội có tính chất chun nghiệp" quy định tại điểm b khoản | Điều 48 , như sau :

“ 5.1. Chỉ áp dung tình tiết "phạm tội có tinh chất chuyên nghiệp" khi có day đủ các điều kiện sau đây:

a) Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS, nếu chưa hết

<small>thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xố an tích;</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

b) Người phạm tội đều lấy các lan phạm tội làm nghề sinh sống va lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Vi du: A là một người khơng nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồn thu nhập từ việc phạm tội. Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện năm vu trom cap tai san (tai san chiém doat duoc trong moi vụ có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở lên). Trong trường hợp này, A bị truy cứu TNHS và phải bị áp dụng tình tiết định khung hình phạt "phạm tội có tính chất

<small>chun nghiệp ”.</small>

5.2. Khi áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp", can

<small>phan biệt:</small>

a) Đối với trường hợp phạm tội từ năm lan trở lên mà trong đó có lan phạm lội đã bi kết án, chưa được xoá án tích thì tuy từng trường hop cu thé ma người phạm toi có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là “phạm tội nhiễu lan", "tái phạm” (hoặc "tai phạm nguy hiểm ”) và "phạm tội có tính chất <small>chuyên nghiệp ”.</small>

Vi dụ: B đã bị kết án về tội "trộm cắp tài sản”, nhưng chưa chấp hành hình phạt hoặc sau khi chấp hành xong hình phạt, trong một thời gian, B lại liên tiếp thực hiện bốn vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có gid trị từ năm trăm ngàn dong trở lên). Trong trường hợp này, B phải bị truy cứu TNHS và phải bị áp dụng ba tình tiết tăng nặng là "phạm tội nhiều lan", "tái phạm" (hoặc "tái phạm nguy hiểm") và "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp ".

b) Đối với tội phạm mà trong điều luật có quy định tình tiết "phạm tội có tính chất chun nghiệp" là tình tiết định khung hình phạt thì khơng được áp dụng tình tiết đó là tình tiết tăng nặng tương ứng quy định tại Diéu 48 của BLHS. Trường hợp diéu luật khơng có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt thì phải áp dụng là tình tiết tăng nặng tương ứng quy định tại Điều 48 của BLHS”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>Hiện nay, BLHS 2015 đã ra đời va có hiệu lực pháp luật, mặc du</small>

chưa có những hướng dẫn liên quan đến những quy định có trong BLHS

mới. Tuy nhiên, khi xem xét giữa hai BLHS 1999 và BLHS 2015 có thê

thấy khơng có sự khác biệt trong quy định của cả hai bộ luật trên. Do đó,

hiện tại các Tòa án trên cả nước vẫn đang áp dụng quy định của hướng dẫn

này để giải quyết các vụ án có tình tiết tăng nặng “ có tinh chất chuyên

nghiệp”. Cụ thể, khi một vụ án xảy ra, căn cứ vào những quy định của

Nghị quyết nay với những đặc điểm như phạm tội với lỗi cố ý từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm, không phân biệt đã truy cứu TNHS hay chưa, nếu chưa hết thời hạn truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa an, đồng thời người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lay kết qua của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Van đề động cơ, mục dich của người có hành vi được coi là phạm tội

có tính chất chun nghiệp có nhiều ý kiến khác nhau đó là hiểu như thế

nao là lay việc chiếm đoạt tài sản của người khác làm nghề sống chính và lấy tài sản chiếm đoạt được làm nguồn thu nhập chính ( hay chủ yếu ).

<small>Theo tác giả, thì khi xác định động cơ , mục đích của người bi coi là phạm</small>

tội có tính chất chun nghiệp thì chúng ta cần xác định người đó phạm tội

vì động cơ vụ lợi và lay két qua của việc phạm tội làm nguồn thu nhập

chính hoặc chủ yếu chứ khơng cần yếu tơ người đó lay việc phạm tội là

nghé sống chính. Hoặc chúng ta chi cần xác định được người đó phạm tội vì vụ lợi và lẫy việc phạm tội làm nghề sống chính là đủ không cần chứng

minh thêm yếu tô yêu tố người đó lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn

thu nhập chính hoặc chủ yếu. Giải quyết van dé theo hướng như trên tao

điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và TAND trong

việc xác định tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp, đảm bảo việc dau tranh phòng chống tội phạm này.

Về thời hiệu truy cứu TNHS, thì khơng phân biệt các lần phạm tội đó đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS, chỉ cần chưa hết thời

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích thi sẽ ap dụng tinh tiết

này. Về nhân thân người phạm tội, người bị áp dụng tình tiết phạm tội có

tính chất chun nghiệp có nhân thân xấu, thé hiện tính chống đối xã hội cao. Người có nhân thân xấu theo pháp luật hình sự Việt Nam về nguyên tắc chung là người có tiền án, tiền sự (hoặc cả hai ).

+ Phạm tội có tinh chất côn đỗ: Bên cạnh quy định liên quan đến tình tiết tăng nang “ có tinh chất cơn đơ” là tình tiết định khung cau thành tội phạm tăng nặng đối với tội giết người tại điểm n, khoản 1, Điều 123,

BLHS 2015 và tình tiết định tội, định khung tăng nặng đối với tội Cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại sức khỏe của người khác theo điểm i khoản 1

và các khoản 2, 3 của Điều 134, BLHS 2015. BLHS 2015 cũng quy định

tình tiết phạm tội có tính chat cơn đỗ là một trong những tình tiết tăng nặng tại điểm d, khoản 1, Điều 52.

Tuy nhiên, cần có sự nhận thức đúng về tình tiết tăng nặng TNHS phạm tội có tính chất cơn đồ và tình tiết định tội, định khung cấu thành tội phạm tăng nặng “ có tinh chất cơn đồ”. Thực tiễn áp dụng tình tiết “ có tính chất cơn đồ” và tình tiết “ Phạm tội có tính chất cơn đơ” thống nhất về nội dung tức chúng được hiểu tương tự nhau. Điểm khác biệt ở hai tình tiết này chính là ở giá trị của chúng trong việc định tội, quyết định hình phạt. Sự nhận thức, có áp dụng khác nhau đến từ việc hiểu nội dung của hai tình tiết này. Có nhiều quan điểm khác nhau về hai tình tiết này. Có quan điểm cho rằng “ Phạm tội có tình chất cơn đơ” và “ có tính chất cơn đồ” là

<small>trường hợp khi phạm tội, người phạm tội rõ ràng đã coi thường những quy</small> tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược, càn quấy, bất chấp sự can năng của người khác. Tính chất cơn đồ sẽ phụ thuộc vào những yếu tô <small>như nhân thân ( quá khứ, tính cách, thái độ của họ khi xử xự trong cuộc</small>

sống hàng ngày ); và không gian, địa điểm nơi xảy ra tội phạm. Khi xác định được trường hợp phạm tội có tính chất cơn đị cần phải xem xét tồn

diện, khơng chỉ nhấn mạnh một trong hai yếu tô là nhân thân hoặc địa điểm

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

xảy ra vu án , hành vi cu thé. Theo quan diém nay thì nhân thân của người phạm tội là một trong những căn cứ để xem xét có áp dụng tình tiết tăng

nặng TNHS “phạm tội có tính chất cơn đơ” bên cạnh việc xem xét các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm ( hành vi đã thực hiện, không gian và địa điểm phạm tội). Cũng có quan điểm khác cho răng, cơn đồ là kẻ

chuyên gây sự, hành hung. Phạm tội có tính chất cơn đồ là phạm tội hồn <small>tồn từ nguyên nhân do bản thân người phạm tội gây ra.</small>

Quan điểm này đã có sự phân biệt “ cơn đồ” với “ có tính chất cơn

đơ”. Theo đó, khi xem xét có vận dụng tình tiết “ phạm tội có tính chất cơn

đồ”, “ có tính chất cơn đồ” hay khơng hồn tồn dựa vào hành vi mà

người phạm tội đã thực hiện. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội thực hiện có ý nghĩa quan trọng để đánh giá hành vi phạm tội có tính chất côn đồ hay không. Bản thân tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai xác định khi xem xét có vận dụng tình tiết “phạm lội có tính chất cơn đơ”, “có

tính chat cơn đơ” hay khơng hồn tồn dựa vào hành vi mà người phạm tội đã thực hiện. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội được thực hiện có ý nghĩa quan trọng để đánh giá hành vi phạm tội có tính chất cơn đồ hay không.

Trong thời điểm hiện tại BLHS năm 2015 cũng đã kế thừa những quy định tại BLHS năm 1999, để xử lý những trường hợp phạm tội có cùng

tình tiết nhưng có thêm dấu hiệu có tính chất cơn đồ so với những trường hợp khơng có tình tiết này trong hành vi phạm tội.

+ Phạm tội 2 lần trở lên: Đây là tình tiết tặng nặng TNHS quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015. Trước đây, trong BLHS năm

1999, tình tiết này (phạm tội nhiều lần) được quy định tại điểm g khoản 1

Điều 48. Tuy nhiên, liên quan đến định nghĩa chính thức thé nào là “Pham

tội nhiễu lan" thì hiện tại chưa có giải thích trong BLHS năm 1999. Tuy

nhiên, thơng qua một số văn bản hướng dẫn từ phía các cơ quan áp dụng pháp luật tình tiết này được giải thích khá rõ ràng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Trước hết, Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 02/01/1998 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Sửa đổi, bố sung một số điều của BLHS thì: "Pham tội nhiễu lan" quy định tại khoản 2 Điều 133, khoản 2 Diéu 134a... (đối với một số tội phạm có tính chất tham nhũng và tội phạm liên quan đến tình dục) được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội do trở lên (hai lan phạm tội tham 6

trở lên, hai lan phạm tội lợi dụng chức vu, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt

tài sản XHCN trở lên...) mà mỗi lan phạm tội có đây đủ yếu tô cấu thành quy định tại khoản I điều luật trơng ứng, dong thời trong các lan phạm tội đó chưa có lan nào bị truy cứu TNHS và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu TNHS về tổng giá trị tài sản của các lần phạm lội cộng lại, nếu diéu luật có quy định về giả trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản. ”

Tại Tiểu mục 2.3, Mục 2, Phan I Thông tư liên tịch

<small>17/2007/TTLT/BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP, ngày 24/12/2007 của Bộ</small>

Cơng an — Tịa án nhân dân tôi cao — Viện kiểm sát nhân dân tối cao — Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII các “7ổi phạm về ma tuy” của BLHS năm 1999, thì: “Tinh tiết “phạm toi nhiều lan” quy định tại khoản 2 các diéu 193, 194, 195, 196, 197, 198, 200 va 201 của BLHS được hiểu là đã có từ hai lan phạm tội trở lên (hai lan sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên, hai lan bán trái phép chất ma túy trở lên...) mà mỗi lan phạm tội có đủ yếu tơ cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 diéu luật tương ứng, đồng thời trong số các lan phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu TNHS và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu TNHS về tổng số lượng chất ma túy của các lan cộng lại, néu điều luật có quy định về số lượng chất ma túy để định khung hình phạt.Người nào tổ chức sử dụng trải phép chất ma túy; chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trải

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

phép chất ma túy đối với một người từ hai lan trở lên cũng bị coi là phạm tội nhiều lan.”

Theo quy định tại Mục 4 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thắm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, tình tiết "Pham tội nhiễu lan" quy định tai

điểm c khoản 2 Điều 254 của BLHS được hướng dẫn như sau:

“4.1. Chỉ áp dung tình tiết "Phạm tội nhiễu lan" đối với người chứa

<small>mại dâm khi thuộc một trong các trường hop sau đáy:</small>

a. Chứa mại dâm (không phán biệt tại một địa điểm hay tại các địa điểm khác nhau) một đôi hoặc nhiều đôi mua bán dâm khác nhau từ hai lan <small>trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau (không phán biệt thời gian</small> đài hay ngắn);

<small>b. Chứa mại dám hai đôi mua ban dam trở lên độc lap với nhau trongcùng một khoảng thời gian;</small>

<small>c. Chứa mại dâm một người mua ban dam với hai người trở lên trongcác khoảng thời gian khác nhau.</small>

4.2. Không coi là phạm tội nhiễu lan trong các trường hợp sau đây: <small>a. Chita mại dâm một đôi mua ban dam trong một khoảng thời gian</small>

<small>liên tục;</small>

b. Chica mại dâm nhiều người (một nhóm) cùng đến mua ban dâm, nhưng chỉ mot người trong số họ hoặc một số nguoi trong số họ hoặc tat cả họ cùng nhau thoả thuận đứng ra giao dịch với người chứa mại dâm để trả tiền thuê địa điểm, phương tiện một lan và việc mua bản dâm diễn ra trong

<small>cùng mot khoảng thời gian.”</small>

Tổng hợp các quan điểm trên và từ thực tiễn xét xử, theo quan điểm của tác giả, tình tiết " Phạm tội nhiễu lần - Phạm tội 02 lần trở lên" có thê được

hiểu như sau: Người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng, xâm phạm đến cùng một khách thê trực

</div>

×