Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Tổng hợp thi pháp luật doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.41 KB, 34 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÀI TẬP LUYỆN TẬP TÌNH HUỐNG GIỮA KỲ<small>TRƯỜNG HỢP 1:</small></b>

<small>Trước nhu cầu sử dụng máy vi tính ngày càng tăng ở tỉnh X, những người sau đây đều đang muốn đầu tư vào việc kinh doanh bn bán máy vi tính: </small>

<small>- Ơng A - giáo viên trường Đại học Ngoại thương có 100 triệu đồng tiết kiệm nhàn rỗi.- Ơng B khơng có tiền song lại có một gian nhà ở mặt phố trị giá 500 triệu đồng.</small>

<small>- Bà C tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương, đã làm quản lý 5 năm trong lĩnh vực phần mềm, cơng nghệ thơng tin và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. </small>

<small>- Ơng D khơng có tiền mặt nhưng có một giấy nhận nợ của Công ty Mỹ Hoa ghi 200 triệu đồng. - Công ty TNHH X chuyên nhập khẩu các thiết bị tin học, viễn thơng, trong đó có máy vi tính. Cơng ty sẵn sàng góp vốn bằng một lơ các bộ máy vi tính đủ loại mới nhập về trị giá 100 triệu đồng. </small>

<small>- Công ty TNHH Y cam kết góp 350 triệu đồng, mới góp được 100 triệu đồng. </small>

<b><small>CHUẨN BỊ THÀNH LẬP CÔNG TY:</small></b>

<b><small>1. Xem xét tư cách của những người muốn tham gia thành lập Công ty?- Ông A: </small></b>

<small>Căn cứ theo điểm B, khoản 2, điều 17, luật doanh nghiệp (2020) “2. Tổ chức, cá nhân sau đây khơng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:</small>

<small>b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;”</small>

<small>Căn cứ theo điểm B, khoản 2, điều 20, luật Phòng chống tham nhũng (2018) quy định: “Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác”.</small>

<small>Căn cứ theo khoản 3, điều 14, luật Viên chức (2010) quy định: Viên chức “được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định.” </small>

<small> -> Ơng A khơng có tư cách để tham gia thành lập Cơng ty và chỉ được góp vốn thành lập cơng ty. </small>

<b><small>- Ơng B: </small></b>

<small>Giả định ơng B khơng thuộc đối tượng được Pháp luật quy định theo khoản 2, điều 17, Luật Doanh nghiệp (2020) “Tổ chức, cá nhân khơng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam” thì ơng B hồn tồn có tư cách để tham gia thành lập Công ty. </small>

<b><small>- Bà C:</small></b>

<small>Bà C hiện tại đã làm quản lý 5 năm trong lĩnh vực phần mềm, công nghệ thông tin. </small>

<small>Giả định bà C là người quản lý doanh nghiệp, không là người quản lý trong các cơ quan nhà nước thuộc lĩnh vực phần mềm, công nghệ thông tin như Bộ An tồn và cơng nghệ thơng tin,..Căn cứ theo khoản 24, điều 4, luật Doanh nghiệp (2020): “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.” </small>

<small>Đối chiếu với khoản 2, điều 17, luật Doanh nghiệp (2020), bà C khơng thuộc đối tượng khơng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.</small>

<small>-> Bà C hồn tồn có tư cách để tham gia thành lập Cơng ty. </small>

<b><small>- Ơng D: </small></b>

<small>Giả định ơng D không thuộc đối tượng được Pháp luật quy định theo khoản 2, điều 17, Luật Doanh nghiệp (2020) “Tổ chức, cá nhân khơng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam” thì ơng D hồn tồn có tư cách để tham gia thành lập Cơng ty. </small>

<b><small>- Công ty TNHH X: </small></b>

<small>Công ty TNHH X không thuộc đối tượng được Pháp luật quy định theo khoản 2, điều 17, Luật Doanh nghiệp (2020) “Tổ chức, cá nhân khơng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam” nên cơng ty TNHH X hồn tồn có tư cách để tham gia thành lập Cơng ty. </small>

<b><small>- Công ty TNHH Y: </small></b>

<small>Giả định Công ty TNHH Y là một tổ chức pháp nhân thương mại không bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự, khi đó Cơng ty TNHH Y khơng thuộc đối tượng được Pháp luật quy định theo khoản 2, điều 17, Luật Doanh nghiệp (2020) “Tổ chức, cá nhân khơng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam” -> Y hồn tồn có tư cách để tham gia thành lập Công ty. </small>

<b><small>2. Hãy xác định phần góp vốn của từng thành viên. Pháp luật Việt Nam có quy định gì về vốn pháp định cho ngành này không? </small></b>

<small>Theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:“Điều 34. Tài sản góp vốn</small>

<small>1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.</small>

<small>2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật."</small>

<small>Vậy theo quy định trên:</small>

<small>- Ơng A: Có thể góp vốn bằng 100 triệu đồng tiết kiệm nhàn rỗi vì đây là Đồng Việt Nam. - Ông B: Xem xét quyền sử dụng đất đứng tên mỗi ơng B hay cịn nhiều người khác. Giả sử ông B là người duy nhất sở hữu quyền sử dụng đất, ơng có thể góp vốn bằng gian nhà ở mặt phố trị giá 500 triệu đồng vì đây là quyền sử dụng đất. </small>

<small>- Bà C: Có 5 năm kinh nghiệm làm quản lý trong lĩnh vực phần mềm, công nghệ thông tin và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.</small>

<small>Luật Chuyển giao cơng nghệ 2006: “ Bí quyết kỹ thuật là thơng tin được tích luỹ, khám phá trong q trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu cơng nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ.” </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>* Giả sử: bà C trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh đã tích luỹ được các thơng tin có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh công nghệ, sản phẩm cơng nghệ. Bà hồn tồn có thể tham gia góp vốn vì căn cứ theo điều 3, luật Chuyển giao cơng nghệ 2006, đây là bí quyết kỹ thuật. Đối chiếu với điều 34, luật DN 2020, đây được xem là tài sản góp vốn.- Ơng D: Khơng đóng góp tiền mặt nhưng đóng góp giấy nợ trị giá 200 triệu đồng.</small>

<small>* Giả sử: Giấy nhận nợ hợp pháp, ơng D có quyền địi nợ đối với cơng ty Mỹ Hoa. Qua đó, ơng D có thể góp vốn vào công ty do đây là quyền tài sản của ông. Tuy vậy chưa thể khẳng định 200 triệu này do ơng góp vốn, cần phải có giám định. </small>

<small>- Cơng ty TNHH X: Có thể đóng góp lơ máy vi tính trị giá 100 triệu đồng vì đây là tài sản có thể được định giá bằng Đồng Việt Nam. Theo Đ34 và Đ36 LDN 2020 thì lơ máy vi tính trị giá 100tr đồng sẽ do các thành viên, cổ đông sáng lập thẩm định giá. </small>

<small>Giả sử được trên 50% thành viên, cổ đông chấp thuận => tài sản X góp vốn là 100tr </small>

<small>- Cơng ty TNHH Y: Có thể đóng góp 350 triệu đồng vì đây là Đồng Việt Nam, nhưng mới đóng góp được 100 triệu đồng.</small>

<small>Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản, công ty TNHH Y phải hồn thành đóng góp hết 250 triệu cịn lại (Căn cứ theo khoản 2 điều 47, Luật Doanh nghiệp 2020).</small>

<small>Căn cứ theo điểm b, điểm c, khoản 3 của điều này, sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp; Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.</small>

<small>Hiện nay Luật Doanh nghiệp 2020 khơng có quy định về vốn pháp định. Vốn pháp định không áp dụng được với các loại hình doanh nghiệp mà chỉ quy định cho một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định được nêu rõ trong Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành Kinh tế Việt Nam. Theo quy định trên, kinh doanh bn bán máy tính khơng nằm trong lĩnh vực cần có vốn pháp định. </small>

<small>Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Chuyển giao cơng nghệ 2006</small>

<small>Bí quyết kỹ thuật là thơng tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu cơng nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ.</small>

<b><small>3. Hãy gợi ý cho họ 1 cái tên công ty? Điều lệ công ty do ai soạn thảo? </small></b>

<small>Gợi ý cho nhóm một cái tên cơng ty có thể là "Cơng ty TNHH TechMart" để phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin.</small>

<small>Điều lệ công ty sẽ do toàn bộ các thành viên hoặc những người đứng đầu công ty tham gia soạn thảo và thống nhất, với sự hỗ trợ và tư vấn của luật sư hoặc chun gia pháp lý. Ngồi ra, Điều lệ cơng ty có thể được soạn thảo thơng qua dịch vụ soạn thảo của các công ty tư vấn pháp lý. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>Theo Khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều lệ công ty bao gồm: Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.</small>

<b><small>4. Để chuẩn bị cho việc mở công ty, họ phải ký một số hợp đồng mua các thiết bị văn phòng… Vậy, các thành viên có được ký hợp đồng nhân danh cơng ty khơng? Nếu khơng thì làm cách nào để tư vấn cho họ? (Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp)</small></b>

<small>Căn cứ theo khoản 1, điều 18, luật Doanh nghiệp 2020, người thành lập doanh nghiệp được ký hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp. Như vậy, chỉ người thành lập doanh nghiệp mới được ký hợp đồng, các </small>

<i><small>thành viên không thể nhân danh công ty để ký kết hợp đồng. </small></i>

<small>Theo Khoản 1, Điều 12, LDN 2020 ngoài người thành lập doanh nghiệp thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cũng có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. => Các thành viên ko được ký kết hợp đồng nhân danh công ty chỉ được người thành lập doanh nghiệp. người đại diện pháp luật của doanh nghiệp</small>

<b><small>5. Trong đơn ĐKKD, phần “ngành nghề kinh doanh" nên ghi như thế nào? </small></b>

<small>*Ngành nghề kinh doanh không điều kiện </small>

<small>Mã ngành 4741: Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chun doanh</small>

<small>Chi tiết: Bán lẻ máy vi tính</small>

<b><small>TÌNH TIẾT BỔ SUNG:</small></b>

<b><small>Công ty đã được cấp GCNĐKKD, các thành viên thoả thuận nhất trí bầu ơng B - Chủ tịch HĐTV, bà C - Giám đốc Công ty. Sau một thời gian hoạt động, cơng ty có lãi sau thuế là 800 triệu đồng. </small></b>

<b><small>1. Sau khi cấp GCN ĐKDN, cơng ty sẽ phải làm gì tiếp theo?</small></b>

<small>Căn cứ pháp lý: Luật Doanh nghiệp 2020; Nghị định 139/2016/NĐ-CP; Thông tư 302/2016/TT-BTC.</small>

<small>Sau khi có GPKD, doanh nghiệp cần làm ngay các việc sau:Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp lệ phí mơn bài; Treo bảng hiệu cơng ty; </small>

<small>Mở tài khoản công ty và thông báo số tài khoản ngân hàng; Mua chữ ký số điện tử; </small>

<small>Mua và thơng báo phát hành hóa đơn điện tử; </small>

<small>Một số thủ tục khác như: hoàn thiện điều kiện về giấy phép, vốn, chứng chỉ, BHXH cho nhân viên, các thủ tục kê khai, báo cáo thuế… </small>

<small>—---Đăng ký mẫu dấu và Thông báo mẫu dấu lên Cổng Thông tin Quốc gia. Công bố doanh nghiệp mới thành lập trên Cổng Thông tin Quốc gia Treo biển tại trụ sở công ty. </small>

<small>Thơng báo áp dụng phương pháp tính Thuế. </small>

<small>Tiến hành mở TKNN của Doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 TKNN với Cơ quan Thuế, đăng ký nộp Thuế điện tử . </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>Đăng ký Chữ ký số điện tử thực hiện nộp Thuế điện tử. In và đặt in Hóa đơn. </small>

<small>Kê khai và nộp Thuế mơn bài của Doanh nghiệp. </small>

<small>Góp vốn đầy đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp ĐKKD. </small>

<small>Xin cấp/ chuẩn bị chứng chỉ hành nghề trước khi ký hợp đồng và xuất Hóa đơn với các mã ngành có điều kiện kinh doanh. </small>

<b><small>2. Ai là người đại diện theo pháp luật của công ty? </small></b>

<small>Theo khoản 1, điều 12, Luật Doanh nghiệp 2020: </small>

<small>“Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”Trong Luật doanh nghiệp (2020), khơng có quy định cụ thể về các điều kiện để trở thành người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, vì vậy những người thuộc đối tượng “Từ đủ 18 tuổi trở lên; Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;” và là thành viên của công ty đều có thể trở thành người đại diện theo Pháp luật của công ty</small>

<b><small>3. Với số lãi 800 triệu đồng, hãy chia lợi nhuận cho các thành viên? </small></b>

<small>Theo điều 69, Luật doanh nghiệp 2020: “Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận.” Vì vậy số tiền lãi 800 triệu đồng sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả thì mới bắt đầu chia lợi nhuận cho các thành viên. </small>

<small>Lợi nhuận kinh doanh sẽ được chia theo thỏa thuận nếu khi góp vốn có thỏa thuận về lợi nhuận. Trong trường hợp khơng có thỏa thuận thì phần lợi nhuận sẽ được phân chia theo quy định của luật doanh nghiệp cụ thể là chia theo tỉ lệ phần vốn góp. (Căn cứ vào điểm c, khoản 1, điều 49, luật Doanh nghiệp 2020)</small>

<b><small>Kết nạp thành viên mới.</small></b>

<small>Sau khi đi vào hoạt động được 7 tháng, các thành viên thoả thuận kết nạp Dương làm thành viên của cơng ty. Tài sản góp vốn của Dương là chiếc ô tô tải được định giá là 300 triệu đồng. Nhưng do khó khăn trong việc làm thủ tục chuyển sở hữu chiếc ô tô sang cho công ty, giấy tờ xe ô tô lại đang đứng tên vợ chồng Dương nên tất cả thành viên thoả thuận khi nào thuận lợi thì sẽ chuyển sở hữu và làm thủ tục đăng ký theo quy định. Công ty đã quyết định chi 100 triệu đồng để sửa chữa và nâng cấp xe ô tô. Mọi giấy tờ biên bản giao nhận sửa chữa đều mang tên công ty TNHH Vinh Phúc. </small>

<small>Sau một thời gian công ty làm ăn thua lỗ, các thành viên tranh cãi nhau và trong một lần đi giao hàng Dương đã giữ lại 100 triệu đồng tiền hàng và tuyên bố rằng đây là lợi nhuận mà Dương đáng được hưởng và đơn phương rút lại xe ô tô. </small>

<b><small>-> Xem xét tư cách thành viên của Dương?</small></b>

<small>Căn cứ vào Khoản 1, điều 35 - Luật Doanh nghiệp 2020 về Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn quy định “1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho cơng ty theo quy định sau đây:</small>

<small>a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn khơng phải chịu lệ phí trước bạ;</small>

<small>b) Đối với tài sản khơng đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.”</small>

<small>Trong trường hợp này, ơ tơ là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, vì vậy Dương - người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty theo quy định pháp luật. Tuy vậy, Dương vẫn chưa chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty nên Dương vẫn chưa được xem là có tư cách thành viên tại cơng ty này do chưa hồn thành khoản góp vốn cho cơng ty. </small>

<b><small>Bổ sung thêm ngành nghề, tăng thêm vốn điều lệ</small></b>

<small>Sau một thời gian đi vào hoạt động, công ty muốn bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh: tư vấn thiết kế, xây dựng cơng trình. Ngồi ra, cơng ty cịn muốn tăng thêm vốn điểu lệ để đáp ứng cho việc mở rộng ngành nghề kinh doanh. </small>

<small>1. Công ty sẽ phải làm những thủ tục gì? Có phải xin giấy phép khơng? </small>

<small>2. Sau khi hồn tất hồ sơ, cơng ty đưa đến Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh X nhưng phòng ĐKKD yêu cầu Công ty phải xin phép UBND tỉnh. Công ty đã khiếu nại lên UBND tỉnh nhưng UBND tỉnh trả lời rằng việc làm của phòng ĐKKD thế là đúng vì ngành tư vấn thiết kế, xây dựng cơng trình tỉnh phải quản lý chặt chẽ. Việc làm của phịng ĐKKD, UBND có đúng khơng?</small>

<small>3. Hãy tư vấn cho công ty để tăng vốn điều lệ?</small>

<b><small>1. Hồ sơ thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh:</small></b>

<small>Khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.</small>

<b><small>Bước 1: Nộp hồ sơ</small></b>

<small>Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.</small>

<b><small>Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ</small></b>

<small>- Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ.</small>

<small>- Trong trường hợp hồ sơ đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiến thành thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.</small>

<small>- Trong trường hợp chưa đủ giấy tờ, cán bộ giải thích lý do trả hồ sơ và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ theo quy định.</small>

<b><small>Bước 3: Nhận kết quả</small></b>

<small>- Sau khi tiến hành thay đổi, bổ sung ngành, nghề đăng ký kinh doanh, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.</small>

<small>- Doanh nghiệp nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp hoặc thơng qua dịch vụ bưu chính.</small>

<small>-> Cơng ty cần phải nộp hồ sơ và nhận lại Giấy xác nhận từ Doanh nghiệp.</small>

<b><small>2. Việc làm của phịng ĐKKD, UBND có đúng không?</small></b>

<small>Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 - Luật Đầu tư 2020: “2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.” Trong đó, ngành nghề Kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc STT 104 của Phụ lục IV - Luật Đầu tư 2020, do đó ngành Kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>Căn cứ vào điểm đ, khoản 5, Điều 7 - Luật Đầu tư 2020: “Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;” Vì vậy việc u cầu Cơng ty phải xin phép UBND tỉnh của phòng ĐKKD là hồn tồn đúng. </small>

<b><small>3. Tư vấn cho cơng ty để tăng vốn điều lệ?</small></b>

<small>Căn cứ vào khoản 1 - Điều 68, Luật Doanh nghiệp 2020: “1. Cơng ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:</small>

<small>a) Tăng vốn góp của thành viên;</small>

<small>b) Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.” - Đi vay ngân hàng</small>

<small>- Thu hút thêm thành viên mới góp vốn - Phát hành trái phiếu </small>

<small>- Hợp tác đầu tư với công ty khác</small>

<small>Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 của Luật này. Trường hợp có thành viên khơng góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn cịn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ cơng ty nếu các thành viên khơng có thỏa thuận khác. (Khoản 2 - Điều 68, Luật Doanh nghiệp 2020).</small>

<small>Theo khoản 4 - Điều 68, Luật Doanh nghiệp 2020: “Trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:</small>

<small>a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;b) Vốn điều lệ, số vốn đã tăng hoặc giảm;</small>

<small>c) Thời điểm và hình thức tăng hoặc giảm vốn;</small>

<small>d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.” </small>

<small>Kèm theo thông báo quy định tại khoản 4 Điều này phải gồm nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên; trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, phải có thêm báo cáo tài chính gần nhất. (Khoản 5 - Điều 68, Luật Doanh nghiệp 2020). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>BÀI TẬP VỀ NHÀ BUỔI 021. Tìm căn cứ pháp lý quy định giấy tờ có giá?</b>

<i>“Giấy tờ có giá”: theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì “Giấy tờ có giá bao gồm </i>

<i>cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”.</i>

Như vậy, ngoài các giấy tờ được liệt kê tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP nêu trên thì các giấy tờ khác chỉ được coi là “giấy tờ có giá” nếu có đủ các điều kiện sau: (1) Trị giá được thành tiền; (2) Được phép giao dịch; (3) Được pháp luật quy định rõ nó là “giấy tờ có giá”. Vì vậy, tờ vé số, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là “giấy tờ có giá”.

<b>2. Hoạt động thương mại là gì? Phân biệt 2 khái niệm kinh doanh và thương mại? (Luật thương mại 2005)</b>

- Thương mại: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. (Luật thương mại, 2005)

- Kinh doanh: Việc thực hiện liên tục một, hoặc một số, hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận (Luật doanh nghiệp, 2020)

- Phân biệt kinh doanh và thương mại: + Mục đích:

<small></small> Kinh doanh: Hướng đến mục đích lợi nhuận, tức chỉ quan tâm đến lượng tiền thu về sau mỗi chu kỳ kinh doanh, buôn bán sản phẩm.

<small></small> Thương mại: Hướng đến mục đích sinh lợi, mục đích sinh lợi ở đâu rộng hơn mục đích tìm kiếm lợi nhuận, có thể là làm tăng danh tiếng, uy tín hay nâng cao độ nhận diện thương hiệu cho công ty, nhãn hàng,...

+ Vì có những mục đích khác nhau nên các quy trình của thương mại và kinh doanh cũng có một số khác biệt khi thương mại có thêm các quy trình mua bán hàng hố và xúc tiến thương mại, ngồi ra cịn có các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.

<b>3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu xe có phải là giấy tờ có giá khơng?</b>

<i>Như đã đề cập ở trên, “Giấy tờ có giá”: theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì “Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, </i>

<i>séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”. vả phải đảm bảo có đủ các điều kiện: 1) Trị giá được thành tiền; (2) Được </i>

phép giao dịch; (3) Được pháp luật quy định rõ nó là “giấy tờ có giá”.

Có thể thấy rằng, giấy chứng nhận quyền sở hữu xe không đủ điều kiện để đáp ứng 3 điều kiện trên -> khơng phải là giấy tờ có giá.

<b>4. Phân biệt một số khái niệm khác về doanh nghiệp: </b>

<small> </small> <b>Xét theo quan điểm Pháp luật: </b>

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020.

Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small> </small> <b>Xét theo quan điểm chức năng: </b>

Dựa theo quan điểm chức năng, doanh nghiệp là đơn vị tổ chức sản xuất mà ở đó, con người kết hợp các yếu tố sản xuất khác nhau do toàn bộ nhân viên công ty thực hiện để bán sản phẩm, hàng hóa, dịch ra thị trường. Hoạt động bán hàng hóa đó nhận được 1 khoản tiền chênh lệch giữa giá thành của sản phẩm với giá bán của sản phẩm để thu lãi.

Nếu chúng ta định nghĩa doanh nghiệp theo quan điểm phát triển, thì doanh nghiệp là 1 cộng đồng người sản xuất ra của cải. Cộng đồng người này có sinh ra, phát triển, có thể gặp thành cơng và cả những thất bại, có lúc gặp phải thời kỳ nguy kịch, có lúc thậm chí bị tiêu vong hoặc phải ngừng sản xuất khi gặp phải các khó khăn khó vượt qua.

Ở quan điểm hệ thống, doanh nghiệp là 1 tập hợp những bộ phận khác nhau được cấu thành, tổ chức, có tác động qua lại với nhau và đều hướng tới 1 mục tiêu là thu lợi nhuận. Trong đó, những bộ phận của 1 doanh nghiệp bao gồm 4 phân hệ là bộ phận sản xuất, bộ phận thương mại, bộ phận tổ chức và bộ phận nhân sự. Tất cả các bộ phận đều có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp.

<b>5. Bốn loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam: (Theo điều 37 - Luật Doanh nghiệp)</b>

<b>- Công ty trách nhiệm hữu hạn: </b>

<b>Điều 46. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Luật doanh nghiệp - 2020)</b>

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

<b>Điều 74. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Luật doanh nghiệp - 2020)</b>

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

<b>- Công ty cổ phần:</b>

<b>Điều 111. Công ty cổ phần (Luật doanh nghiệp - 2020)</b>

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

b) Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Cơng ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty<small>.</small>

<b>- Công ty hợp danh:</b>

<b>Điều 177. Công ty hợp danh (Luật doanh nghiệp - 2020)</b>

1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, cơng ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của cơng ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào cơng ty.

2. Cơng ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty hợp danh khơng được phát hành bất kỳ loại chứng khốn nào.

<b>- Doanh nghiệp tư nhân: </b>

<b>Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân (Luật doanh nghiệp - 2020)</b>

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân khơng được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cơng ty cổ phần.

<b>6. Vai trị, ưu điểm và những hạn chế mà Doanh nghiệp chưa làm được đối với xã hội nói chung?</b>

<b>- Vai trị/Ưu điểm DN đối với xã hội:</b>

<small></small> Tạo việc làm: Doanh nghiệp là nguồn cung cấp việc làm cho người lao động, đóng góp vào giảm tỷ lệ thất nghiệp và cải thiện mức sống của cộng đồng. Ngồi ra, doanh nghiệp cịn tạo điều kiện cho người lao động có thể rèn luyện kỹ năng và nâng cao trình độ chuyên mơn.

<small></small> Đóng góp vào ngân sách nhà nước: Doanh nghiệp phải đóng thuế và các khoản phí khác, đóng góp vào ngân sách nhà nước và hỗ trợ các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Điều này giúp cho nhà nước có thêm nguồn lực để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng khác. <small></small> Phát triển kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu -> Tạo nên một xã hội vững mạnh, giàu có: Doanh

nghiệp đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, giúp tăng trưởng GDP và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đa dạng để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Điều này giúp tăng thu nhập quốc gia, cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường vị thế của Việt Nam trong khu vực và thế giới.

<small></small> Đóng góp vào phát triển cộng đồng: Ngoài việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp cịn đóng góp vào các hoạt động xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hố, mơi trường, tài trợ các hoạt động từ thiện và hỗ trợ cộng đồng địa phương. Những hoạt động này giúp tạo dựng hình ảnh tốt của doanh nghiệp trong cộng đồng và nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của doanh nghiệp trong phát triển xã hội.

<b>- Hạn chế mà Doanh nghiệp chưa làm được đối với xã hội:</b>

<small></small> Ô nhiễm mơi trường: Một số doanh nghiệp có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường thông qua việc sản xuất và xử lý chất thải. Các hoạt động này có thể gây ơ nhiễm mơi trường, làm giảm chất lượng khơng khí, nước và đất, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các lồi động thực vật. (Lấy VD về cơng ty FOMOSA)

<small></small> Tham nhũng: Một số doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp tham nhũng để đạt được mục tiêu kinh doanh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và hiệu quả của các dự án và hoạt động kinh doanh. Hành vi này cũng gây mất lòng tin của người tiêu dùng và giảm uy tín của doanh nghiệp trong cộng đồng.

<small></small> Cạnh tranh khơng lành mạnh: Các doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược cạnh tranh không lành mạnh, chẳng hạn như giá cả quá thấp hoặc tấn công trực tiếp vào đối thủ để đạt được lợi thế cạnh tranh. Hành vi này gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng cạnh tranh và gây thất thoát cho các doanh nghiệp nhỏ hơn hoặc mới vào thị trường.

<small></small> Tác động xã hội và văn hóa: Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể gây ra tác động tiêu cực đến các giá trị văn hóa và xã hội của cộng đồng, chẳng hạn như sự phá hủy các di tích lịch sử, tơn giáo và văn hố. Điều này gây mất mát không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>BÀI TẬP VỀ NHÀ BUỔI 04</b>

<b>1. Cô Hạnh là giảng viên trường Đại học Ngoại thương (viên chức), cơ có 100 triệu đồng và muốn thành lập một doanh nghiệp. Hỏi cơ Hạnh có được làm như vậy hay khơng? Vì sao? </b>

Theo điểm B, khoản 2, điều 17, luật Doanh nghiệp (2020), cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức khơng có quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp.

Theo điểm B, khoản 2, điều 20, luật Phòng chống tham nhũng (2018) quy định: Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác.

-> Viên chức không thể thành lập doanh nghiệp.

Lý do: Viên chức là đối tượng không được thành lập doanh nghiệp vì <small></small> Ngăn chặn tình trạng tham nhũng có thể xảy ra.

<small></small> Nếu viên chức vừa làm người quản lý, làm việc trực tiếp vừa là người kinh doanh sẽ dễ có tiêu cực, thậm chí có thể biến doanh nghiệp đó thành “sân sau” của viên chức để thu lợi bất chính.

Tuy vậy, theo điều 14, Luật Viên chức 2010 có quy định Viên chức có thể:

1. Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật khơng cấm nhưng phải hồn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Được góp vốn nhưng khơng tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

-> Viên chức khơng thể thành lập doanh nghiệp nhưng có thể tham gia góp vốn vào các công ty TNHH, công ty cổ phần, cơng ty hợp danh,...

<b>2. Ơng A góp vốn bằng một ơ tô (mua mới 02/02/2020) là 1 tỷ đồng; thời điểm góp vốn 2/2/2022, hỏi giá trị phần góp vốn của ông A là bao nhiêu? Tại sao? </b>

Giả định ông A không thuộc các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, cơng chức; Luật phịng chống tham nhũng.

Theo khoản 1, điều 34, luật Doanh nghiệp 2020, “1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.”

Xe ô tô là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu và có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam, vì vậy ông A có thể góp vốn vào công ty bằng xe ô tô.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>* Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn: </b>

Khi góp vốn bằng xe ơ tơ thì bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu từ cá nhân sang cho công ty. Vì tài sản cá nhân và tài sản của cơng ty là hồn tồn tách biệt nhau. Theo điểm A, khoản 1, điều 35, Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định “Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn khơng phải chịu lệ phí trước bạ;”

<b>* Định giá tài sản góp vốn: - TH1: Góp vốn khi thành lập </b>

1. Tài sản góp vốn sẽ được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận.

-> Ở trường hợp này, tài sản góp vốn sẽ được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận, tuỳ thuộc vào mức khấu hao tài sản này bao nhiêu để các thành viên tự quyết định.

2. Tài sản sẽ được một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận thì tài sản được định giá này mới được góp vốn vào cơng ty.

-> Ở trường hợp này, bên thứ 3 chuyên nghiệp định giá sẽ thẩm định gía dựa vào mức giá của thị trường cũng như mức độ khấu hao của tài sản cố định này. Ngoài ra, cần xem xét xem liệu có trên 50% số thành viên, cổ đơng sáng lập chấp thuận mức định giá này hay không?

<b>Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 36. Định giá tài sản góp vốn, Luật Doanh nghiệp 2020: “2. Tài </b>

sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đơng sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”

<b>- TH2: Góp vốn trong q trình hoạt động: </b>

1. Tài sản góp vốn sẽ được chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá.

2. Tài sản sẽ được một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i><b>Căn cứ pháp lý: Khoản 3, Điều 36. Định giá tài sản góp vốn, Luật Doanh nghiệp 2020: </b></i>“3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với cơng ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

<b>Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp </b>

vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm

<b>hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với cơng ty cổ phần cùng liên đới </b>

<b>góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại </b>

<b>thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý </b>

định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”

<b>* Hậu quả của việc định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn: </b>

<b>Việc này gây ảnh hưởng tới lợi ích của các đối tác của doanh nghiệp. Khi mà tài sản được </b>

định giá cao hơn với giá trị thực tế mà nó có, thì vốn điều lệ của doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn so với vốn thực chất của doanh nghiệp. Điều này làm các đối tác của doanh nghiệp nhận định sai về vị thế của doanh nghiệp vì thơng thường vốn tỷ lệ thuận với quy mơ của doanh nghiệp. Do đó, tại Khoản 5 Điều 17 Luật Doanh nghiệp đã đưa ra quy định nghiêm cấm “cố ý định giá tài sản góp vốn khơng đúng giá trị” và những hâu quả pháp lý như đã nêu trên nếu định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế của nó.

<b>3. Tìm hiểu về 4 điều kiện cịn lại: </b>

<b>3.1. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh </b>

- Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh (Điều 6 - Luật Đầu tư 2020)

<b>Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh </b>

1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khống vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về bn bán quốc tế các lồi thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vơ tính trên người; g) Kinh doanh pháo nổ;

h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Điều 7 - Luật đầu tư 2020)

<b>Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu

<b>tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phịng, an </b>

ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.

3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.

5. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây: a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh; c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;

d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tn thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);

đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;

e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp

đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư

<b>kinh doanh mà khơng cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. </b>

7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành,

<b>nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. </b>

8. Chính phủ quy định chi tiết việc cơng bố và kiểm sốt điều kiện đầu tư kinh doanh. - Ngành, nghề ưu đãi đầu tư: (Khoản 1, điều 16, Luật đầu tư 2020)

<b>Điều 16. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư </b>

1. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư bao gồm:

a) Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;

b) Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản

<b>phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng; </b>

c) Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;

d) Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; đ) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

e) Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;

g) Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;

h) Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý cơng trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị;

i) Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học;

k) Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bảo quản thuốc; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới; sản xuất trang thiết bị y tế;

l) Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

m) Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa;

n) Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ;

o) Sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành.

<b>3.2. Điều kiện về tên, địa chỉ doanh nghiệp: </b>

Điều 37, 38, 39, 40, 41 Luật Doanh nghiệp 2020.

<b>3.3. Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý Doanh nghiệp: </b>

Trừ khoản 2, điều 17, luật Doanh nghiệp năm 2020.

<b>3.4. Điều kiện về thành viên, người đại diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức, về người đại diện theo pháp luật và về tổ chức quản lý: </b>

Điều 12,14 Luật doanh nghiệp 2020. Có thể tham khảo các trách nhiệm của họ ở điều 13 và điều 15.

<b><small>—---BÀI TẬP VỀ NHÀ BUỔI 06</small></b>

<small>Ngày 02/03/2021, A và B thành lập cơng ty TNHH AB. Trong đó, A góp vốn 50 tỷ, B góp vốn 50 tỷ. Cả A và B đều được cung cấp giấy chứng nhận phần góp vốn. Vậy A có thể sử dụng giấy chứng nhận phần góp vốn của mình như tài sản để góp vốn vào một công ty mới là công ty X khơng? Tại sao?</small>

<small>Hiện nay, pháp luật Việt Nam khơng có quy định về khái niệm giấy chứng nhận góp vốn. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rằng, giấy chứng nhận góp vốn sẽ là giấy tờ xác nhận các thành viên hoặc cổ đông của công ty đã thực hiện việc góp vốn vào cơng ty theo quy định để đảm bảo góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết và thực hiện góp vốn đúng thời hạn mà pháp luật quy định.</small>

<small>Căn cứ vào điều 34, luật Doanh nghiệp 2020, Tài sản góp vốn bao gồm:</small>

<small>– Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.</small>

<small>Trong trường hợp này, giấy chứng nhận góp vốn là giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của A đối với cơng ty TNHH AB -> Vì vậy, có thể sử dụng giấy chứng nhận góp vốn để góp vốn vào công ty X. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b><small>—---BÀI TẬP VỀ NHÀ BUỔI 10</small></b>

<b><small>1. Nghiên cứu vấn đề về phân chia Lợi nhuận của CTCP trong trường hợp CTCP có ưu đãi cổ tức: </small></b>

<small>Theo khoản 1 điều 135 Luật doanh nghiệp 2020, cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi. Việc quy định đối với cổ phần ưu đãi được quy định tại Điều lệ công ty. </small>

</div>

×