Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Sáu năm thi hành luật doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 69 trang )


SÁU NĂM THI HÀNH
LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
Hà Nội 2006
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
2
Mục lục 2

Từ viết tắt 3

Lời cảm ơn 5

Giới thiệu Tóm tắt 6
PHẦN I - Những Tác động Tích cực của Luật Doanh nghiệp 8

Về cơ bản, công dân được quyền tự do kinh doanh những ngành,
nghề mà pháp luật không cấm........................................................................ 8

Góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, tăng trưởng kinh tế........... 8

Thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành và hoàn thiện thể chế kinh tế thò trường
đònh hướng xã hội chủ nghóa ở nước ta........................................................... 12

Góp phần đổi mới một bước cơ bản phương thức và công cụ quản lý
nhà nước đối với doanh nghiệp....................................................................... 12
Phần II - Hệ thống Cơ quan Đăng ký Kinh doanh 14

Lòch sử Phát triển của Hệ thống Cơ quan đăng ký Kinh doanh...................... 14


Còn tồn tại nhiều hạn chế về cấu trúc tổ chức và nhân sự............................ 15

Các Phòng Đăng ký Kinh doanh mới chỉ tập trung được vào
nhiệm vụ cấp giấy ĐKKD................................................................................ 17

Hầu như Chưa Phòng ĐKKD nào thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn
về ngành nghề Kinh doanh có điều kiện........................................................ 18

Hệ thống thông tin về doanh nghiệp Hiện đại chưa được hình thành............ 19

Việc thực hiện Nhiệm vụ giám sát Doanh nghiệp và Hộ Kinh doanh
còn nhiều Hạn chế.......................................................................................... 20
M
Mục lục
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
3
Phần III - Cải cách Giấy phép Kinh doanh 22

Các nỗ lực cải cách Giấy phép Kinh doanh Thật đáng ghi nhận................... 22

Song quá trình cải cách đã Không hề dễ dàng............................................... 26

Sự Trỗi dậy của một Làn sóng Giấy phép Kinh doanh Mới............................ 27

Một số Bài học Kinh nghiệm về Cải cách Giấy phép..................................... 28
Phần IV-Tổ Công tác Thi hành Luật Doanh nghiệp. 30

Sự Hình thành của Tổ Công tác Thi hành Luật Doanh nghiệp....................... 30


Phương thức Hoạt động của Tổ Công tác....................................................... 32

Những Kết quả Công việc Đã được Xã hội Đánh giá cao.............................. 35

Ba Giai đoạn Tồn tại và Hoạt động của Tổ Công tác..................................... 36

Một số Nguyên nhân của sự Thành Công và Tính Chưa Bền vững
trong Hoạt động của Tổ Công tác................................................................... 37
Phần V - Những bài học kinh nghiệm 40

Phần Phụ lục................................................................................................... 44

Tài liệu Tham khảo.......................................................................................... 65
Bộ KHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
CIEM Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNNVV Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa
ĐKKD Đăng ký kinh doanh
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GTZ Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức
GDP Tổng sản phẩm quốc dân
PMRC Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTg Thủ tướng Chính phủ
UBND Uỷ ban Nhân nhân
UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
VNCI Dự án Sáng kiến Năng lực Cạnh tranh
Từ viết tắt
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP

Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
4
Phụ lục 1 44
Báo cáo Đăng ký Kinh doanh từ Đầu năm đến hết tháng 12 năm 2000
Phụ lục 2 47
Báo cáo Đăng ký Kinh doanh từ Đầu năm đến hết tháng 12 năm 2001
Phụ lục 3 50
Báo cáo Đăng ký Kinh doanh từ Đầu năm đến hết tháng 12 năm 2002
Phụ lục 4 53
Báo cáo Đăng ký Kinh doanh từ Đầu năm đến hết tháng 12 năm 2003
Phụ lục 5 56
Báo cáo Đăng ký Kinh doanh từ Đầu năm đến hết tháng 12 năm 2004
Phụ lục 6 59
Báo cáo Đăng ký Kinh doanh từ Đầu năm đến hết tháng 12 năm 2005
Phụ lục 7 62
Trong khu vực doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân đã trở thành
một nguồn cung lao động chủ yếu
Phụ lục 8 62
Tổng doanh thu của các doanh nghiệp tư nhân cũng không ngừng tăng trưởng
Phụ lục 9 63
Khu vực doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng trưởng cao nhất về tổng tài sản có
Phụ lục 10 63
Tốc độ tăng trưởng cao nhất về vốn tự có cũng thuộc về khu vực
doanh nghiệp dân doanh
Phụ lục 11 64
Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân về lợi nhuận là hết sức ấn tượng
- thể hiện tính hiệu quả cao của khu vực này trong hoạt động kinh doanh
P
Phụ lục & Biểu đồ
Biểu đồ 1 9

Sự gia tăng vốn và số lượng doanh nghiệp đăng ký thời kỳ 2000-2005
Biểu đồ 2 9
Số vốn đăng ký 1991-1999 so với thời kỳ 2000-2005
Biểu đồ 3 10
Số lượng doanh nghiệp đăng ký 1990-1999 với thời kỳ 2000-2005
Biểu đồ 4 10
Số lượng doanh nghiệp đăng ký và tỷ trọng phân theo đòa phương (2000-2005)
Biểu đồ 5 11
Vốn đăng ký và tỷ trọng phân theo đòa phương (2000-2005)
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
5
Báo cáo này do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổ chức Hợp
tác Kỹ thuật Đức (GTZ) khởi xướng và phối hợp thực hiện trong khuôn khổ hợp tác giữa
hai cơ quan nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Báo cáo được thực hiện
bởi Ông Nguyễn Đình Cung, Ông Phan Đức Hiếu và một số chuyên gia khác của Tổ
Công tác Thi hành Luật Doanh nghiệp và của Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ và đóng góp ý kiến của Ông Vũ Quốc Tuấn,
Ông Lê Đăng Doanh (Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ), Ông Trần Hữu Huỳnh
(Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) và Bà Nguyễn Hồng Liên (Cục Phát triển
DNNVV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đối với nội dung của báo cáo này. Nhóm nghiên cứu
cũng đánh giá cao các ý kiến đóng góp về chuyên môn và sự hỗ trợ kỹ thuật của Tiến
sỹ Đinh Văn Ân (Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương - CIEM), các chuyên gia
GTZ, đặc biệt là Ông Thomas Finkel và Ông Lê Duy Bình trong quá trình thực hiện
nghiên cứu.
Quan điểm và ý kiến trong tài liệu này là của nhóm tác giả và không nhất thiết phản
ánh quan điểm của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương hoặc GTZ.
Hà Nội, tháng 4 năm 2006
Lời cảm ơn
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP

Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
6
Từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, Luật Doanh nghiệp 1999 sẽ được thay thế bằng
Luật Doanh nghiệp 2005. Có thể nói, Luật Doanh nghiệp 2005 là một cải cách
cơ bản trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta, dựa trên sự thành
công đã được thừa nhận rộng rãi của Luật Doanh nghiệp 1999. Về mặt nội dung,
Luật Doanh nghiệp 2005 cũng đã kế thừa và phát triển về cơ bản những nội dung
và tinh thần đổi mới của Luật Doanh nghiệp 1999.
Trong hơn 6 năm qua, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá Luật Doanh nghiệp 1999 trên
nhiều mặt. Chỉ riêng Tổ Công tác Thi hành Luật Doanh nghiệp đã có sáu báo cáo về
Luật Doanh nghiệp
1
. Các báo cáo hàng năm chủ yếu tập trung vào việc đánh giá quá
trình thực hiện luật, phát hiện các tác động tích cực, đặc biệt là những hạn chế, cản
trở đối với quá trình thực hiện. Trên cơ sở đó, các báo cáo kiến nghò các giải pháp đẩy
mạnh triển khai thực hiện luật
2
. Báo cáo “Thời điểm cho sự Thay đổi: Đánh giá Luật
Doanh nghiệp 1999 và Kiến nghò Sửa đổi” đã phân tích, đánh giá những điểm mạnh
và điểm yếu trong nội dung của Luật Doanh nghiệp, góp phần quan trọng làm cơ sở
cho kiến nghò cho những thay đổi trong Luật Doanh nghiệp 2005.
Tóm lại, trong hơn 6 năm qua, chúng ta đã nhiều lần đánh giá tương đối toàn diện
cả quá trình thực hiện cũng như nội dung của Luật Doanh nghiệp 1999. Các đánh
giá này đã nêu bật được những thay đổi và đóng góp tích cực của luật và rút ra
những bài học bổ ích từ quá trình soạn thảo và thực hiện Luật. Đồng thời cũng
đã kòp thời phát hiện được những điểm yếu trong cả nội dung và việc thực hiện
Luật. Thực tế cho thấy những đánh giá đó là rất có ý nghóa đối với việc nâng cao
hiệu quả và hiệu lực thực hiện Luật Doanh nghiệp 1999, cũng như đóng góp một
cách thiết thực cho việc soạn thảo và thực hiện Luật Doanh nghiệp 2005.
G

Giới thiệu Tóm tắt
1. Báo cáo đánh giá 1, 2, 3, 4 và 5 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, và báo cáo “Thời điểm cho sự Thay
đổi: Đánh giá Luật Doanh nghiệp 1999 và Kiến nghò Sửa đổi” (CIEM, GTZ và UNDP “ tháng 11 năm
2004).
2. Các Chỉ thò về đẩy mạnh thi hành Luật Doanh nghiệp của Thủ tướng Chính phủ.
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
7
Báo cáo lần này sẽ tập trung vào ba vấn đề “nổi bật”, thường được bàn luận nhiều
trong quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp. Đó là: (i) Cơ quan đăng ký kinh doanh,
(ii) giấy phép kinh doanh, và (iii) phương thức thực hiện luật và vai trò của Tổ Công tác
Thi hành Luật Doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích các vấn đề nổi bật này, báo cáo
cũng lồng ghép một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình
thực thi Luật Doanh nghiệp 2005 trong thời gian tới. Trước khi xem xét cụ thể ba vấn
đề nói trên, báo cáo sẽ dành một phần thích đáng để điểm lại những tác động tích cực,
những đóng góp của Luật Doanh nghiệp 1999 đối với cải cách và phát triển kinh tế
trong 6 năm qua, cũng như những bài học đã đúc kết và được thừa nhận từ thực tiễn
thi hành luật.
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
8
Thực tế gần sáu năm qua cho thấy cùng với các chính sách đổi mới khác, việc thực
hiện Luật Doanh nghiệp đã có bốn mặt được chủ yếu sau đây:
1. Về cơ bản, công dân được quyền tự do kinh doanh những ngành,
nghề mà pháp luật không cấm
Đây được coi là một tác đôäng tích cực và nổi trội nhất của luật doanh nghiệp.
Thông qua luật này, tư duy sáng tạo về ý tưởng kinh doanh và phương thức tổ chức
kinh doanh được giải phóng. Luật đã tạo ra sự thay đổi tích cực trong quan niệm xã hội
về doanh nghiệp và doanh nhân. Nhờ đó, đòa vò xã hội của doanh nhân đang ngày
càng được nâng cao. Nó bước đầu khơi dậy, tạo không khí phấn chấn đi kinh doanh,

khuyến khích và cổ vũ được tinh thần kinh doanh, ý chí làm giàu cho mình và cho đất
nước, củng cố và tăng thêm được lòng tin của người đầu tư và kinh doanh vào đường
lối đổi mới của Đảng, luật pháp và chính sách của Nhà nước.
2. Góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất và tăng trưởng kinh tế
Thực tế cho thấy, Luật doanh nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải phóng
và phát triển được sức sản xuất, huy động và phát huy được nội lực vào xây dựng và
phát triển kinh tế xã• hội. Qua đóù, góp phần đáng kể vào phục hồi và tăng trưởng kinh
tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo
và giải quyết các vấn đề xã•hội khác.
Theo số liệu thống kê của Cục Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (Bộ KHĐT), từ
đầu năm 2000 đến hết năm 2005, đã có 160.752 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh,
Luật Doanh nghiệp
1999
PHẦN I
Những Tác động Tích cực của Luật Doanh nghiệp
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
9
gấp 3,3 lần so với tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập giai đoạn 1991-1999. Số
doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm hiện nay bằng khoảng gần 6 lần so với số
trung bình hàng năm giai đoạn 1991-1999. Số vốn đăng ký mới đạt khoảng 321,2
nghìn tỷ đồng (khoảng 20 tỷ USD), chưa kể số vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung
trong quá trình hoạt động (khoảng 103,4 nghìn tỷ hay khoảng 6,3 tỷ USD). Con số này
gấp hơn nhiều lần so với vốn đăng ký giai đoạn 1991-1999 và cao hơn số vốn FDI
đăng ký trong cùng thời kỳ. Ngoài ra, còn có hàng chục nghìn chi nhánh, văn phòng
đại diện và khoảng hơn 2 triệu hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động.
Nhờ đó, tỷ trọng đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong tổng đầu tư phát triển toàn
xã hội đã tăng từ 22,6% năm 2000 lên 26,2% năm 2002. Năm 2003, tỷ trọng này đạt
29,7%, năm 2004 là 30,9%, và năm 2005 ước khoảng 32,2%
3

. Tỷ trọng đầu tư của các
doanh nghiệp tư nhân trong nước liên tục tăng và đã vượt lên hơn hẳn tỷ trọng đầu tư
Biểu đồ 2
Số vốn đăng ký 1991-1999 so với thời kỳ 2000-2005
Biểu đồ 1
Sự gia tăng vốn và số lượng doanh nghiệp đăng ký thời kỳ 2000-2005
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
10
của doanh nghiệp
nhà nước
4
, và đạt
gần bằng tổng vốn
đầu tư của doanh
nghiệp nhà nước và
tín dụng nhà nước.
Vốn đầu tư của các
doanh nghiệp dân
doanh đã đóng vai
trò quan trọng, thậm
chí là nguồn vốn đầu
tư chủ yếu đối với
phát triển kinh tế đòa
phương. Ví dụ, đầu
tư của các doanh
nghiệp dân doanh năm 2002 ở Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm 38% tổng số vốn đầu
tư toàn thành phố, cao hơn tỷ trọng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và ngân
sách nhà nước gộp lại (36,5%).
Điều đáng nói thêm là, trong khi FDI thường đến với các đòa phương có đặc thù riêng

hoặc có vò trí đòa lý thuận lợi, thì đầu tư tư nhân trong nước xuất hiện ở tất cả các vùng
với nhiều hoàn
cảnh khác nhau,
kể cả những vùng
nghèo với điều
kiện kinh tế xã hội
còn khó khăn.
Vốn đăng ký mới
ở tất cả các tỉnh,
thành phố trong
thời kỳ 2000- 2005
đều cao hơn số
vốn đăng ký thời
kỳ 1991-1999.
Trong đó, có tỉnh
3. CIEM (2006): Kinh tế Việt Nam 2005
4. Tỷ trọng đầu tư của DNNN và vốn tín dụng nhà nước trong tổng đầu tư phát triển toàn xã hội tng ứng
là: 10,6% và 16,8% vào năm 2001; 7,8% và 17,6% vào năm 2002, 9,3% và 16,9% vào năm 2003; 9,1%
và 16,5% năm 2004 và ước 2005 là 15,3 và 9,2% (nguồn:CIEM (2006) Kinh tế Việt Nam 2005).
Biểu đồ 3
Số lượng doanh nghiệp đăng ký 1990-1999
với thời kỳ 2000-2005
Biểu đồ 4
Số lượng doanh nghiệp đăng ký và tỷ trọng
phân theo đòa phương (2000-2005)
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
11
đạt tốc độ tăng cao hơn hàng chục lần, thậm chí có những tỉnh như Quảng Ninh,Vónh
Phúc, Hưng Yên... đạt tốc độ tăng hơn 20 lần. Ngay cả ở các đòa phương tập trung đại

bộ phận vốn đầu tư nước ngoài, thì trong mấy năm gần đây vốn đầu tư thực hiện của
tư nhân trong nước cũng lớn hơn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực tế nói trên cho
thấy đối với hầu hết đòa phận các tỉnh, thì thu hút đầu tư tư nhân trong nước là việc
dễ làm và khả thi hơn so với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo báo cáo của Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì có
khoảng 80 - 85% số doanh nghiệp đăng ký đang hoạt động. Tỷ lệ này là 83% nếu lấy
số lượng doanh nghiệp nộp thuế năm 2005 so với tổng số doanh nghiệp đăng ký giai
đoạn 1990-2005. Hơn thế nữa, số vốn đầu tư thực tế của các doanh nghiệp là không
thấp hơn so với vốn đăng ký. Đây là tỷ lệ khá cao so với các nước khác, kể cả các
nước thành viên OECD. Ngoài ra, hoạt động của các doanh nghiệp trong khu vực tư
nhân cũng tạo ra những kết quả hết sức đáng khích lệ trong tạo công ăn việc làm, nộp
thuế, huy động vốn... (xem Phụ lục từ 7 đến 11).
Số doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể mới thành lập kết hợp với số doanh nghiệp
mở rộng quy mô và đòa bàn kinh doanh trong gần 6 năm qua đã tạo thêm gần 2 triệu
chỗ làm việc mới, đưa tổng số lao động làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân và hộ kinh
doanh cá thể lên đến khoảng 6 triệu người và chiếm khoảng 17% lực lượng lao động.
Các doanh nghiệp này đã trở thành nguồn cung chủ yếu về chỗ làm việc mới cho
người lao động (tham khảo thêm tại phần Phụ lục 7).
Biểu đồ 5
Vốn đăng ký và tỷ trọng phân theo đòa phương (2000-2005)
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
12
3. Thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành và hoàn thiện thể chế kinh tế thò
trường đònh hướng xã hội chủ nghóa ở nước ta
Bằng việc đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp, bãi bỏ hàng trăm giấy phép
và qui đònh pháp luật không còn phù hợp về điều kiện kinh doanh và thiết lập một hệ
thống văn bản mới hướng dẫn thi hành, Luật Doanh nghiệp và việc thực hiện luật đã
thực sự tạo ra bước đột phá trong cải cách hành chính, góp phần hạn chế tham nhũng,
nâng cao đáng kể tính nhất quán, tính thống nhất, minh bạch và bình đẳng của khuôn

khổ pháp luật về kinh doanh ở nước ta.
Luật Doanh nghiệp và việc thực hiện luật đã tạo ra bước tiến vượt bậc trong việc tạo
ra "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với các loại hình doanh nghiệp.
Từ đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp với các loại hình sở hữu khác nhau chuyển
sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp và việc thực hiện Luật đã và đang làm tăng đáng kể mức độ cạnh
tranh, một nhân tố cơ bản không thể thiếu của nền kinh tế thò trường. Đồng thời, nó
đang đặt ra yêu cầu thúc đẩy phát triển không chỉ thò trường sản phẩm, dòch vụ mà cả
các loại thò trường khác, nhất là thò trường vốn, thò trường lao động và thò trường bất
động sản.
Quyền tự do kinh doanh được thừa nhận và bảo đảm kết hợp với những thay đổi tích
cực nói trên của hệ thống pháp luật về kinh doanh đã tạo điều kiện tích cực để Việt
Nam chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, khu vực.
4. Góùp phần đổi mới một bước cơ bản phương thức và công cụ quản lý
nhà nước đối với doanh nghiệp
Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, phương thức quản lý theo lối “năng lực quản
lý đến đâu thì mở đến đó” đã• từng bước được thay thế bằng “năng lực quản lý phải
được xây dựng, tăng cường đủ mức thúc đẩy và quản lý được quá trình phát triển”.
Phương thức quản lý nhà nước theo hướng kiểm tra, kiểm soát là chủ yếu đang từng
bước được thay thế bằng phương thức hợp tác và tạo điều kiện là chủ yếu. “Chế độ
tiền kiểm” đang được chuyển sang “hậu kiểm”. Hiệu lực quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp đang ngày càng được nâng cao. Với những nỗ lực và phối hợp có hiệu
quả giữa các cơ quan có liên quan, hiện tượng thành lập doanh nghiệp không nhằm
mục đích kinh doanh, nhất là để mua bán hoá đơn, đã được đẩy lùi về căn bản. Những
thay đổi nói trên thúc đẩy thêm công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực
bộ máy hành chính nhà nước phù hợp hơn với yêu cầu của thể chế kinh tế thò trường.
Nói tóm lại, những cái được của Luật Doanh nghiệp có thể tóm tắt lại thông qua một
số nhìn nhận sau.
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm

13
“... Nếu Khoán 10 trước đây đã giải phóng lực lượng sản xuất trong nông thôn,
nông nghiệp và khẳng đònh vai trò của hộ gia đình gắn với các hình thức hợp tác
có tác dụng to lớn biến nước ta từ một nước nhập khẩu lương thực trở thành một
nước thừa lương thực và xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới thì Luật Doanh
nghiệp đã thực sự là một bước đột phá trong thể chế kinh tế, giải phóng lực
lượng sản xuất ở vùng đô thò, phát triển các loại hình doanh nghiệp dân doanh”
(Trích phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải kết thúc Hội nghò gặp
Doanh nghiệp ngày 13-14 tháng 9 năm 2001 tại Hà Nội).
“... Tiếp theo khoán 10, Luật Doanh nghiệp là một bước đột phá ngoạn mục thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng, đem lại sinh khí mới cho nền kinh tế”. [...]. Luật
Doanh nghiệp thực sự là một mốc son trong tiến trình Đổi mới, phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân ta và quy luật phát triển của thời đại, đã có những
tác động to lớn đối với nền kinh tế...”. (Trích bài viết của Ông Vũ Quốc Tuấn, Ban
Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn
5
.
“... Sự phát triển nhanh của khu vực kinh tế tư nhân góp phần lớn vào sự thành
công trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Sự phát triển nhanh về quy mô của
khu vực tư nhân này là do tác động của một loại cải cách trong nước, nhưng
đáng chú ý nhất là sự đột phá thể hiện qua việc Luật Doanh nghiệp có hiệu lực
từ năm 2000. Cải cách này đã loại bỏ được những cản trở rất lớn đối với sự phát
triển của khu vực kinh tế tư nhân trong suốt thập kỷ 1990s
6
...” (Trích bài Viết
của Ông Jonathan Stromseth, đăng trên báo Asian Wall Street Journal ngày 21
tháng 6 năm 2005).
“... Điểm sáng đáng ghi nhận nhất trong tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam
hơn 30 năm qua là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp. Người dân đã được quyền
kinh doanh những gì luật pháp không cấm”

(Trích “Đời Ông chủ” đăng trên www.vnmedia.vn ngày 13-4-2005).
“... Luật Doanh nghiệp 2000 là nền tảng quan trọng nhất cho sự phát triển của
khu vực kinh tế tư nhân. Về mặt hình thức, thì đó là hợp nhất hai luật, gồm Luật
Công ty và Luật Doanh nghiệp Tư nhân trước đây. Thực tế, đó lại là một thay
đổi lớn về tư duy”. (Báo cáo Phát triển Việt Nam 2006. (Báo cáo của các Nhà
Tài trợ tại Hội nghò Nhóm Tư vấn các Nhà Tài trợ tại Hà Nội, ngày 6-7 tháng 12
năm 2005, trang 6)
7
.
Một số Đánh giá Điển hình về Luật Doanh nghiệp 1999
5. Tham khảo www.netcenter-vn.net/doanhnghiep/news/detail.cfm (truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2006)
6. Nguyên văn trong tiếng Anh: “Vietnam's economic success has been powered by the dramatic rise of a
domestic private sector. The explosive growth in the size of this private sector is largely due to a series of
domestic reforms, mostly notably a landmark Enterprise Law that came into effect in 2000 and replaced
a protracted system of licensing new enterprises with a streamlined registration system. This reform
removed a key barrier that had been hindering private sector development throughout the 1990s”.
7. Nguyên văn trong Tiếng Anh: “the most important milestone for private sector development was, undoubt-
edly, the Enterprise Law of 2000. On the surface, this piece of legislation combined the previous Company
Law and Private Enterprise Law. In practice, it represented a radical change in approach””.
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
14
Luật Doanh nghiệp
1999
PHẦN II
Hệ thống Cơ quan Đăng ký Kinh doanh
1. Lòch sử Phát triển của Hệ thống Cơ quan Đăng ký Kinh doanh.
Năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã thành lập Vụ Quản lý Đăng ký
Kinh doanh thuộc Trọng tài Kinh tế Nhà nước. Chức năng của Vụ Quản lý Đăng ký
Kinh doanh là giúp Chủ tòch Trọng tài Kinh tế Nhà nước dự thảo các văn bản hướng

dẫn và theo dõi việc thực hiện luật lệ nhà nước và các văn bản hướng dẫn việc đăng
ký kinh doanh (ĐKKD). Ở các đòa phương, phòng ĐKKD thuộc Trọng tài Kinh tế cấp
tỉnh cũng đã được thành lập
8
. Chức năng của phòng ĐKKD cấp tỉnh là tiến hành ĐKKD
cho các doanh nghiệp trên toàn quốc
9
.
Sau đó vào năm 1994, nhiệm vụ ĐKKD được chuyển sang hệ thống cơ quan kế hoạch
và đầu tư vì Trọng tài Kinh tế Nhà nước bò giải thể
10
. Ở Trung ương, Vụ Kế hoạch thuộc
Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận chức năng của Vụ Quản lý Đăng ký Kinh doanh.
Ở đòa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện công tác
ĐKKD.
Luật Doanh nghiệp 1999 không quy đònh rõ cơ cấu tổ chức hệ thống cơ quan đăng ký
kinh doanh mà chỉ quy đònh quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan này
11
. Sau đó, việc
tổ chức hệ thống cơ quan ĐKKD được thực hiện theo Nghò đònh 02/2000/NĐ-CP của
8. Thông báo số 3057-TH ngày 16 tháng 9 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng.
9. Cũng ngay trong thời gian này, vấn đề tin học hoá công tác ĐKKD được đặt ra bằng việc quy đònh
“Trọng tài Kinh tế Nhà nước thực hiện việc quản lý ĐKKD bằng máy tính” (Thông tư 07/TT-ĐKKD ngày
29-7-1991 của Trọng tài kinh tế Nhà nước.
10. Quyết đònh 355/TTg ngày 11 tháng 7 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
11. Điều 116, Luật Doanh nghiệp 1999.
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
15
Chính phủ ngày 3 tháng 2 năm 2000 (sau đó thay thế bằng Nghò đònh 109/2004/NĐ-

CP) và Thông tư 05/2000/TTLT-BKH-BTCCBCP ngày 7 tháng 6 năm 2000. Theo
những quy đònh này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao 4 nhiệm vụ liên quan đến quản
lý nhà nước về ĐKKD
12
. Đồng thời, sẽ thành lập phòng đăng ký kinh doanh ở các cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các huyện, quận, thò xã, thành phố thuộc tỉnh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư không trực tiếp thực hiện việc ĐKKD cho doanh nghiệp, mà
chức năng này được giao cho các phòng ĐKKD cấp tỉnh và huyện. Các phòng ĐKKD
có tài khoản và con dấu riêng. Như vậy, có thể nói hệ thống cơ quan ĐKKD bao gồm
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các phòng ĐKKD cấp tỉnh và huyện.
Thực tế cho thấy, về chức năng quản lý nhà nước về ĐKKD, thời gian đầu Bộ Kế hoạch
và Đầu tư giao nhiệm vụ này Vụ Doanh nghiệp, trong đó thành lập Trung tâm Thông tin
Doanh nghiệp
13
. Trung tâm Thông tin này có 3 nhóm công việc chính là (i) chuẩn bò văn
bản quy phạm về ĐKKD, (ii) xử lý vướng mắc về ĐKKD, và (iii) tin học hoá công tác
ĐKKD. Sau đó từ cuối năm 2003, Vụ Doanh nghiệp được nâng cấp thành Cục Phát triển
Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, đồng thời Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp được chuyển
thành một đơn vò cấp phòng trong Cục, với 3 biên chế và 4 hợp đồng.
2. Còn tồn tại nhiều hạn chế về cấu trúc tổ chức và nhân sự
Ở các tỉnh đều thành lập Phòng ĐKKD “nằm trong” Sở Kế hoạch và Đầu tư. Theo cách
tổ chức này thì đòa vò pháp lý của Phòng ĐKKD cấp tỉnh là không rõ ràng và thực tế
Phòng ĐKKD giống như một phòng ban chuyên môn thuộc Sở KH&ĐT.
Riêng ở cấp huyện, UBND có thể lựa chọn thành lập riêng phòng ĐKKD hoặc lồng
ghép chức năng nhiệm vụ của phòng ĐKKD cho một phòng ban chuyên môn sẵn có
14
ù.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn, việc thành lập Phòng ĐKKD cấp huyện chỉ được thực hiện
đối với những nơi có “số lượng lớn hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã”. Các huyện
khác không được thành lập riêng phòng ĐKKD mà nhiệm vụ ĐKKD sẽ được giao cho

một phòng chuyên môn đã tồn tại trong cơ cấu bộ máy của UBND cấp huyện. Nhưng
trong thực tế, không có quận, huyện nào thành lập phòng ĐKKD
15
, kể cả ở những nơi
có số lượng hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã lên tới hàng vạn đơn vò. Nhiệm vụ
ĐKKD ở cấp huyện thường được giao cho 1 hoặc thậm chí “một nửa” cán bộ trong một
12. Điều 6 Nghò đònh số 109/2004/NĐ-CP ngày 2-4-2004 của Chính phủ về ĐKKD quy đònh nhiệm vụ và
trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác ĐKKD là (i) ban hành văn bản, biểu mẫu và
hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ĐKKD cho cán bộ làm công tác ĐKKD; (ii) xây dựng và quản lý hệ thống
thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc; (iii) giám sát và kiểm tra công tác ĐKKD; và (iv) hợp
tác quốc tế trong lónh vực ĐKKD.
13. Quyết đònh 75/2001/QĐ-BKH ngày 28-2-2001 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về việc thành lập Trung tâm
thông tin doanh nghiệp thuộc Vụ doanh nghiệp.
14. Điều 3 Nghò đònh 109/2004/NĐ-CP ngày 2-4-2004 của Chính phủ về ĐKKD.
15. Đã có đòa phương thành lập phòng ĐKKD ở một số huyện, ví dụ Đồng Nai đã từng thành lập 3 phòng
ĐKKD ở 3 huyện. Tuy nhiên, những phòng ĐKKD này chỉ tồn tại được khoảng 1 năm và sau đó bò xoá
bỏ bởi Nghò đònh 171/2004/NĐ-CP và 172/2004/NĐ-CP. Kinh nghiệm cho thấy, mặc dù chỉ tồn tại một
thời gian ngắn, nhưng tầm quan trọng của cơ quan ĐKKD cấp huyện đã được khẳng đònh..
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
16
phòng ban chuyên môn, như phòng kinh tế, thương mại hoặc phòng nào đó. Đáng
quan tâm hơn nữa là tại một số đòa phương, nhiệm vụ ĐKKD được giao cho nhiều
phòng khác nhau, tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà hộ kinh doanh đăng ký.
Ví dụ, Phòng Công nghiệp thì thực hiện chức năng ĐKKD cho hộ kinh doanh hoạt động
trong lónh vực sản xuất, và Phòng Thương mại - Dòch vụ thì đăng ký kinh doanh cho hộ
kinh doanh hoạt động trong lónh vực thương mại, dòch vụ.
Từ các quy đònh và thực tế cho thấy hệ thống cơ quan ĐKKD chưa được quy đònh và
hình thành một cách rõ ràng về tổ chức, chưa thành một hệ thống cơ quan độc lập.
Mối quan hệ giữa các cơ quan trong “hệ thống” chưa rõ ràng. Phòng ĐKKD cấp tỉnh

mới chỉ là một bộ phận trong Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ở cấp huyện chưa có Phòng
ĐKKD. Cách thức tổ chức như trên đã làm phát sinh một thực tế là sự phối hợp trong
việc thực hiện nhiệm vụ giữa các phòng ĐKKD cấp tỉnh và giữa cấp tỉnh và huyện là
rất yếu và kém hiệu quả. Quan hệ giữa phòng ĐKKD cấp tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu
tư vẫn chủ yếu thông qua quan hệ ngành dọc giữa Bộ KH&ĐT và Sở KH&ĐT. Các
quan hệ giữa các cơ quan trong cái gọi là “hệ thống cơ quan ĐKKD” vẫn chỉ là gián
tiếp, phân tán, ít hiệu quả và không thường xuyên. Tóm lại, chưa có “hệ thống cơ quan
ĐKKD”. Các cơ quan ĐKKD còn phân tán, manh mún, cắt khúc và thiếu tính chuyên
nghiệp. Do vậy, điều này gây cản trở lớn đến việc tra cứu, thống kê, cung cấp thông
tin cho công chúng, cộng đồng doanh nghiệp và Nhà nước.
Về mặt nhân sự, hiện cả nước mới có khoảng hơn 1.000 cán bộ làm công tác đăng ký
kinh doanh, trong đó có trên 300 cán bộ chuyên trách phòng ĐKKD cấp tỉnh và khoảng
700 cán bộ (kể cả chuyên trách và kiêm nhiệm) ở cấp huyện. Về phương tiện làm việc,
về cơ bản là còn thiếu và lạc hậu, đặc biệt là ở cấp huyện. Do chỉ là một bộ phận của
Sở KH&ĐT, cho nên biên chế của Phòng ĐKKD cấp tỉnh là biên chế của Sở KH&ĐT.
Ngân sách được phân bổ cũng chủ yếu dựa vào số lượng biên chế. Còn ở cấp huyện,
người thực hiện nhiệm vụ ĐKKD sẽ là một hoặc không đến một cán bộ thuộc biên chế
của một hoặc vài phòng chức năng. Hơn nữa, cơ sở vật chất, trụ sở và trang thiết bò ở
hầu hết các phòng ĐKKD đều thiếu.
Công việc ĐKKD ở một số Phòng ĐKKD gần như là quá tải do sự hạn chế về biên
chế, đặc biệt ở các thành phố lớn là Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh. Ví dụ ở Hà Nội, phòng ĐKKD hiện có 11 người tăng thêm 5 người so với
năm 1999. Tuy nhiên, năm 1999 Hà Nội có khoảng 4.500 doanh nghiệp và nhiệm
vụ của phòng ĐKKD chỉ là ghi chép nội dung giấy phép đã được UBND thành phố
cấp. Thẩm quyền ký giấy chứng nhận ĐKKD là Giám đốc Sở KH&ĐT. Đến năm
2005 thì số lượng doanh nghiệp ở Hà Nội đã đạt khoảng 38.000 doanh nghiệp (tăng
16. Phòng ĐKKD Hà Nội (2006): “Góp ý cho Dự thảo Nghò đònh Hướng dẫn Đăng ký Kinh doanh” tại hội thảo
về vấn đề này tổ chức tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm

17
gấp 9 lần) và nhiệm vụ của Phòng ĐKKD thì tăng hơn rất nhiều
16
. Tính trung bình
hiện nay, mỗi ngày phòng ĐKKD ở Hà Nội phải xử lý khoảng 100 hồ sơ về ĐKKD
và thay đổi nội dung ĐKKD.
3. Các Phòng Đăng ký Kinh doanh mới Chỉ Tập trung được vào thực hiện
Nhiệm vụ Cấp giấy ĐKKD
Về cơ bản, các phòng ĐKKD được trao 4 nhiệm vụ sau đây
17
.

Giải quyết việc ĐKKD
18
, bao gồm tiếp nhận hồ sơ ĐKKD và cấp, thu hồi giấy
chứng nhận ĐKKD.

Hướng dẫn người ĐKKD về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện
kinh doanh các ngành nghề đó.

Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể
trong phạm vi đòa phương.

Thực hiện việc kiểm tra và giám sát doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể hoạt
động trên phạm vi đòa phương theo nội dung đã ĐKKD.
Đến nay, thực tế cơ quan ĐKKD mới chỉ hoàn thành được 1 nhiệm vụ là cấp giấy
chứng nhận ĐKKD và một phần nhỏ trong số các nhiệm vụ còn lại.
Về cấp giấy chứng nhận ĐKKD: Hiện nay, hầu hết tại các Phòng ĐKKD, việc nộp hồ
sơ đăng ký kinh doanh hay thay đổi nội dung ĐKKD vẫn thực hiện theo lối “thủ công”,
nghóa là người ĐKKD vẫn phải trực tiếp giao dòch với cơ quan ĐKKD với bộ hồ sơ bằng

giấy. Điều này không chỉ làm cho quá trình ĐKKD thường bò kéo dài, mà còn gây tốn
kém cho người ĐKKD bởi một lượng lớn thời gian phải dành cho việc giao dòch và đi
lại tới cơ quan ĐKKD.
Kết quả một cuộc khảo sát và tìm hiểu quy trình ĐKKD gần đây cho thấy, để được cấp
ĐKKD, nếu hồ sơ đầy đủ, người đi đăng ký phải đi lại phòng ĐKKD ít nhất 5 lần, trong
khoảng thời gian là 15 ngày làm việc. Theo quy trình trên, thì số lần tối đa mà người đi
đăng ký phải đến cơ quan ĐKKD là không có giới hạn
19
. Cuộc khảo sát khác cho thấy
đa số doanh nghiệp (chiếm 43%) cho rằng việc đi lại nhiều lần đến cơ quan ĐKKD là
một trong những khó khăn, cản trở trong quá trình ĐKKD
20
.
17. Điều 4 và 5 Nghò đònh 109/2004/NĐ-CP.
18. Sự khác nhau cơ bản nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận ĐKKD giữa Phòng ĐKKD
cấp tỉnh là cấp huyện là đối tượng phục vụ. Các doanh nghiệp làm thủ tục ĐKKD tại phòng ĐKKD cấp
tỉnh. Trong khi đó, hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh tại các huyện.
19. “Hệ thống Cấp phép Kinh doanh “Một cửa” tại Việt Nam. tr. 35. Báo cáo Dự Thảo. VNCI.
20. Tham khảo CIEM-GTZ (2005): “Từ Ý tưởng Kinh doanh đến Hiện thực: Chặng đường Gian nan”. tr. 12.
Và theo “Báo cáo Góp ý cho Dự thảo Nghò đònh ĐKKD của Phòng ĐKKD Hà Nội (2006), thì việc nhà
đầu tư phải đi lại nhiều lần đến cơ quan ĐKKD mới nghe thì tưởng do lỗi của cơ quan này nhưng thực
tế không phải. Theo họ, mặc dù hồ sơ ĐKKD được quy đònh rất đơn giản nhưng cũng vẫn là thách thức lớn
với bất cứ ai muốn tự mình lập một bộ hồ sơ cho doanh nghiệp của mình, ngoại trừ các công ty tư vấn.
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
18
Một thực tế nữa là hoạt động của 64 Phòng ĐKKD là không đồng nhất. Có Phòng
ĐKKD được đánh giá ở nơi này tốt hơn nơi kia. Ngay cả quy trình cấp ĐKKD cũng được
thực hiện thiếu thống nhất ở các phòng ĐKKD. Ở nhiều nơi, quy trình cấp ĐKKD bò ảnh
hưởng tiêu cực bởi sự áp dụng cơ chế “một cửa”. Cũng đã có nghiên cứu chỉ ra rằng,

việc thực hiện cơ chế một cửa ở các sở, ngành mà cụ thể là ở một số Sở KH&ĐT đã
làm hình thành thêm “một cửa nữa trong quy trình thủ tục ĐKKD”
21
. Những báo cáo
này cho rằng nguyên nhân là chưa có cách hiểu đúng và chính xác cơ chế một cửa
như đang áp dụng. Do đó, cơ chế một cửa đang được áp dụng một cách khá cứng
nhắc và máy móc
22
. Hơn thế nữa, quy trình nghiệp vụ mà các cơ quan ĐKKD đang áp
dụng dường như cũng chưa thống nhất; cùng một vấn đề, ở mỗi phòng ĐKKD có thể
giải quyết một cách khác nhau.
4. Hầu như chưa phòng ĐKKD nào Thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn về
ngành nghề Kinh doanh có điều kiện
Một nhiệm vụ quan trọng nữa của phòng ĐKKD là hướng dẫn người ĐKKD về ngành
nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó. Trên thực
tế, hầu như không có phòng ĐKKD nào thực hiện được một cách đầy đủ nhiệm vụ này.
Nguyên nhân cơ bản khiến cho phòng ĐKKD không thực hiện được nhiệm vụ này là
thực tế hiện nay ở nước ta không ai có thể thống kê chính xác được có bao nhiêu
ngành nghề kinh doanh phải có điều kiện và nếu có thì điều kiện đó là gì. Để hoàn
thành nhiệm vụ này, nhiều phòng ĐKKD đã có sáng kiến thay vì hướng dẫn cho doanh
nghiệp, họ ghi vào Giấy chứng nhận ĐKKD một câu “doanh nghiệp chỉ hoạt động kinh
doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện quy đònh của pháp luật”
24
. Vấn đề đặt ra là ngay
cả đến cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về doanh nghiệp mà cũng
không biết được thì làm sao doanh nghiệp biết được! Cũng rất nhiều cơ quan ĐKKD lo
lắng rằng việc không thực hiện tốt nhiệm vụ này có thể dẫn đến “hình sự hóa” trách
nhiệm của cơ quan ĐKKD với tội danh “thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng” hoặc sẽ bò doanh nghiệp kiện vì đã không hướng dẫn họ về điều kiện
kinh doanh, để việc kinh doanh bò đứt đoạn dẫn đến thiệt hại vật chất và tinh thần

25
.
21. Xem hai báo cáo trên.
22. Đây cũng là một lý do cần thiết để xây dựng hệ thống cơ quan ĐKKD tập trung và thống nhất.
23. CIEM-GTZ (2005): “Từ Ý tưởng Kinh doanh đến Hiện thực: Chặng đường Gian nan”. Theo báo cáo này,
gần đây Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có công bố một danh mục khoảng 300 giấy phép
các loại. Tuy nhiên danh mục này cũng là chưa đủ. Về vấn đề này chúng tôi sẽ phân tích cụ thể hơn
trong phần tiếp theo của báo cáo này.
24. VNCI (2005): “Hệ thống Cấp phép Kinh doanh “Một cửa” tại Việt Nam”. Báo cáo này đã chỉ ra rằng
“.thiếu hướng dẫn về giấy phép con ở phòng ĐKKD. Không có tài liệu hướng dẫn cụ thể về thủ tục và
tài liệu cần thiết để xin giấy phép con mà doanh nghiệp có thể tìm hiểu hoặc tra cứu tại phòng ĐKKD.
Vì thủ tục hành chính cho mỗi loại giấy phép con thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước
khác nhau, doanh nghiệp khó có thể biết được lónh vực kinh doanh của mình có thuộc lónh vực kinh doanh
có điều kiện hay không, và họ có phải xin các giấy phép đó không để tiến hành hoạt động kinh doanh
có điều kiện đó...”.
25. Phòng ĐKKD Hà Nội (2006): “Góp Ý kiến Xây dựng Dự thảo Nghò đònh của Chính phủ về ĐKKD”.
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
19
5. Hệ thống Thông tin về Doanh nghiệp Hiện đại Chưa được Hình thành
Về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc thiết lập hệ thống thông tin về doanh
nghiệp hiện đại, cập nhật và truy cập dễ dàng cũng đã được thừa nhận từ khá lâu ở
nước ta, có thể nói từ những năm 1990
26
. Đến cuối năm 1999, chuẩn bò cho việc triển
khai thi hành Luật Doanh nghiệp, Chính phủ đã một lần thể hiện rõ tư tưởng chỉ đạo
là “hình thành hệ thống cơ quan ĐKKD thống nhất trong cả nước có chức năng, nhiệm
vụ và cán bộ đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ ĐKKD và quản lý sau ĐKKD”
27
.

Nhiệm vụ này đã được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối phối hợp cùng
với các Phòng ĐKKD cấp tỉnh và cấp huyện thực hiện
28
. Thế nhưng sau hơn 6 năm
thi hành Luật Doanh nghiệp, một cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp đầy đủ, cập
nhật, có thể truy cập qua Internet vẫn gần như chưa được thiết lập. Doanh nghiệp thực
hiện thủ tục ĐKKD tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính nên hồ sơ
đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được lưu giữ riêng rẽ tại 64 tỉnh và thành phố.
Việc lưu giữ hồ sơ vẫn chủ yếu là lưu giữ thủ công và cơ bản là lưu giữ hồ sơ bằng
giấy. Cũng có nơi sau đó dữ liệu trong hồ sơ ĐKKD được nhập vào lưu giữ trong máy
tính. Tuy nhiên, các phần mềm lưu dữ liệu được sử dụng ở các phòng ĐKKD là khác
nhau
29
. Hơn thế nữa, dữ liệu đó dường như còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở lưu giữ
được các thông tin chung nhất như tên doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, đòa
điểm trụ sở chính, thành viên, cổ đông” của riêng từng doanh nghiệp.
Việc sử dụng hệ thống dữ liệu đó để tra cứu vẫn còn nhiều hạn chế. Đònh kỳ hàng tháng
các Phòng ĐKKD cấp tỉnh lập báo cáo ĐKKD và gửi kèm theo bản sao GCN ĐKKD về
Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp thuộc Cục Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (Bộ
KHĐT)
30
. Việc gửi báo cáo này thực hiện thông qua đường công văn, ngoại trừ 10 tỉnh
có kết nối mạng máy tính với Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp
31
. Ở Trung tâm này,
việc lưu giữ thực hiện bằng cả hình thức lưu giữ thông thường và lưu trong máy tính
32
.
Thông tin báo cáo ĐKKD lưu giữ trong hệ thống dữ liệu “quốc gia” về doanh nghiệp chủ
yếu bao gồm: tổng số lượng doanh nghiệp đã đăng ký phân theo loại hình doanh nghiệp,

tổng số vốn đã đăng ký và bổ sung, tổng số lượng doanh nghiệp đã đăng ký thay đổi
trong nội dung ĐKKD, số lượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể.
26. Như trên đã trình bày, ngay từ khi thành lập, Trọng Tài Kinh tế Nhà nước đã được giao nhiệm vụ thực
hiện việc quản lý ĐKKD bằng máy tính.
27. Thông báo 188/TB-VPCP ngày 29 tháng 9 năm 1999 của Văn phòng Chính phủ về một số việc cấp bách
trong hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp 1999. Hơn thế nữa, trong suốt quá trình triển khai thi hành
Luật Doanh nghiệp, vấn đề này luôn được coi là cấp bách và được đề cập đến trong hầu hết các Chỉ thò
của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Luật Doanh nghiệp.
28. Xem Luật Doanh nghiệp và Nghò đònh 109/2004/NĐ-CP.
29. Vấn đề đặt ra là liệu các phần mềm này có tương thích với nhau không nếu như được kết nối với nhau.
30. Về bản sao GCN ĐKKD, do tình trạng thiếu nhân sự, nên Trung tâm thông tin doanh nghiệp không thể
cập nhật hết tất cả các GCN ĐKKD của các doanh nghiệp ĐKKD mới trên đòa bàn toàn quốc, chưa nói
đến cập nhật các trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung ĐKKD.
31. Gọi là “mạng thông tin doanh nghiệp toàn quốc”.
32. Ngay cả việc nhập dữ liệu vào máy tính từ các Báo cáo ĐKKD cũng rất mất thời gian.
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
20
Luật Doanh nghiệp 1999 quy đònh rằng tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan
ĐKKD cung cấp thông tin về nội dung ĐKKD. Đồng thời, cơ quan ĐKKD có nghóa vụ
cung cấp đầy đủ và kòp thời các thông tin về nội dung ĐKKD theo yêu cầu. Để được
cung cấp thông tin, người có yêu cầu thông thường sẽ phải trực tiếp đi đến các Phòng
ĐKKD cấp tỉnh, thành phố hoặc Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp thuộc Cục Phát
triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa. Tuy nhiên, để có được thông tin về doanh nghiệp
cũng không đơn giản, ngay cả đối với cơ quan nhà nước khi họ tìm kiếm thông tin để
phục vụ cho công tác quản lý của mình. Điều này một phần, có thể là do thông tin
được yêu cầu cung cấp không có trong cơ sở dữ liệu được lưu trữ ở đó. Điều quan trọng
hơn là hiện nay chưa có quy chế thống nhất về cung cấp thông tin như về thông tin
nào thì được cung cấp, đối tượng nào thì được cung cấp thông tin nào, trình tự và hình
thức cung cấp thông tin như ra sao

33
. Do đó, nhiều trường hợp cơ quan ĐKKD cũng
lúng túng trong việc cung cấp thông tin.
Nói tóm lại, cho tới nay chưa xây dựng được một hệ thống thông tin về doanh nghiệp
đầy đủ, cập nhật và có thể truy cập, kể cả ở cấp quốc gia và đòa phương
34
. Do vậy,
việc cung cấp một cách đầy đủ, toàn diện các thông tin về doanh nghiệp gần như chưa
thực hiện được. Đây là một hạn chế rất lớn, gây khó khăn cho việc kinh doanh, hạn
chế sự minh bạch, công khai, gây rủi ro cho thò trường, chưa tạo điều kiện thuận lợi
thực hiện cơ chế “tiền đăng, hậu kiểm”.
6. Thực hiện nhiệm vụ giám sát doanh nghiệp và hộ kinh doanh còn
hạn chế
Việc kiểm tra giám sát doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên phạm vi đòa phương
cũng là một trong những nhiệm vụ cơ bản của cơ quan ĐKKD. Lâu nay, khi đề cập đến
vấn đề này, người ta thường nghó đến “hậu kiểm” và thường cho rằng đó là việc thanh
tra, kiểm tra doanh nghiệp của cơ quan nhà nước là trách nhiệm của cơ quan ĐKKD.
Thực chất, khác với cách hiểu này, “hậu kiểm” là việc tất cả các bên liên quan có
quyền, trách nhiệm và nghóa vụ giám sát hoạt động của doanh nghiệp đó nhằm
trước hết bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình
35
. Nhà nước chỉ là một thành tố cấu
thành “hậu kiểm” doanh nghiệp
36
. Mục tiêu của việc kiểm tra giám sát doanh nghiệp
của cơ quan nhà nước là nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích của
33. Quyết đònh 83/2000/QĐ-BTC ngày 29-5-2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có quy đònh về lệ phí cấp
thông tin về doanh nghiệp. Theo đó, lệ phí là 2000 đồng cho cấp bản sao GCN ĐKKD; 10.000 đồng cho
1 lần cấp thông tin về nội dung ĐKKD.
34. Ngay cả các số liệu thống kê về doanh nghiệp hiện ở Việt Nam chưa thống nhất; các nguồn số liệu khác

nhau cho những kết quả thống kê khác nhau.
35. Nguyễn Đình Cung (2003): “Thử đònh Hình cho Khung Cơ chế Hậu kiểm đối với Doanh nghiệp”.
36. Nguyễn Đình Cung (2003): “Thử đònh Hình cho Khung Cơ chế Hậu kiểm đối với Doanh nghiệp”.Theo báo
cáo này, thì có 7 yếu tố cấu thành khung hậu kiểm doanh nghiệp, bao gồm: (i) nội bộ doanh nghiệp, (ii)
chủ nợ, (iii) người tiêu dùng và hiệp hội người tiêu dùng, (iv) đối thủ cạnh tranh, (v) hội nghề nghiệp, (vi)
xã hội và công luận, và (vii) cơ quan quản lý nhà nước.
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
21
nhà nước như một bên và giữ vai trò “trọng tài” cho các bên. Về chức năng hỗ trợ và
giúp đỡ doanh nghiệp thì việc hướng dẫn và giúp đỡ doanh nghiệp hoạt động đúng
pháp luật là rất quan trọng. Thực tế cho thấy cơ quan ĐKKD còn hạn chế trong việc
thực hiện chức năng này, cụ thể:

Việc tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn pháp luật cho doanh nghiệp còn yếu;

Mới chỉ cập nhật được thông tin doanh nghiệp đã đăng ký, thông tin này chưa
được công bố rộng rãi cho các bên có liên quan;

Sự phối hợp giữa cơ quan ĐKKD và các cơ quan có liên quan trong việc giám sát
doanh nghiệp hầu như chưa hình thành một cách thường xuyên và có hệ thống.
Tóm lại, cơ quan ĐKKD được giao 4 nhiệm vụ cơ bản như đã trình bày trên, nhưng trên
thực tế cơ quan ĐKKD mới chỉ thực hiện được 1 nhiệm vụ đó là cấp giấy chứng nhận
ĐKKD và đăng ký thay đổi trong nội dung ĐKKD cho doanh nghiệp và thực hiện được
một phần trong các nhiệm vụ còn lại. Sau 6 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, “hệ
thống” cơ quan ĐKKD gần như chưa có sự cải thiện nào đáng kể ngoại trừ việc họ hiểu
hơn, thông thạo hơn và thực hiện hiệu quả hơn việc cấp ĐKKD.
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
22

1. Các nỗ lực cải cách Giấy phép Kinh doanh thật đáng ghi nhận
Giấy phép kinh doanh được sử dụng khá phổ biến ở hầu khắp các quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, quy mô sử dụng giấy phép ở các nước khác nhau là
không giống nhau. Thông thường, quy mô sử dụng giấy phép kinh doanh ở các nước
kém phát triển lại rộng hơn, phức tạp hơn nhiều so với các nước kinh tế phát triển. Đây
là một trong những yếu tố đã làm cho môi trường kinh doanh ở các nước đó vốn đã
kém cạnh tranh, càng trở nên kém cạnh tranh hơn. Ở Việt Nam, giấy phép kinh doanh
được coi là một công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Trong gần 10 năm vừa qua, giấy phép kinh doanh luôn là vấn đề được trao
đổi, thảo luận sôi nổi của cải cách kinh tế trong giới nghiên cứu, hoạch đònh chính sách
và trong cộng đồng doanh nghiệp
37
.
Ngay trong quá trình soạn thảo Luật Doanh nghiệp 1999, Ban Soạn thảo đã phát hiện
và nhận thấy rằng giấy phép kinh doanh đang là một cản trở nghiêm trọng đối với
quyền tự do kinh doanh của người dân. Vào thời điểm đó, chính giấy phép các loại dưới
nhiều hình thức khác nhau là công cụ thực hiện phương thức quản lý theo phương
châm “doanh nghiệp chỉ được làm những gì mà cơ quan nhà nước cho phép”. Nhận
thức rõ những tác động tiêu cực, cản trở cải cách và phát triển kinh tế của phương thức
quản lý nói trên, trong hai năm 1998-1999, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục chỉ đạo
yêu cầu các bộ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương rà soát lại
các giấy phép thuộc thẩm quyền, tự mình bãi bỏ các loại giấy phép không cần thiết.
Luật Doanh nghiệp
1999
PHẦN III
Cải cách Giấy phép Kinh doanh
37. Về vấn đề giấy phép và điều kiện kinh doanh, có thể tham khảo thêm báo cáo “Giấy phép Kinh doanh:
Thực trạng và Con đường Phía trước” thực hiện bởi Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ (PMRC),
Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). [2006].
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP

Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
23
Tuy vậy, kết quả thu được trong thời kỳ này là không đáng kể. Các bộ, Ủy ban Nhân
dân các tỉnh, thành phố đều không tập hợp, rà soát các loại giấy phép trong thẩm
quyền, không tự bãi bỏ bất kỳ giấy phép nào. Trên thực tế, hầu hết các bộ, Ủy ban
Nhân dân đều không biết một cách đầy đủ về các giấy phép mà họ đang sử dụng để
thực hiện quản lý nhà nước theo thẩm quyền.
Cũng trong thời gian này, với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNDP (Dự án VIE 97/016), Ban
Soạn thảo Luật Doanh nghiệp 1999 đã chủ động phối hợp với Văn phòng Chính phủ
tiến hành điều tra, khảo sát và tập hợp các loại giấy phép mà người kinh doanh đang
phải thường xuyên xin cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhóm Điều tra
38
đã dành
nhiều tháng đến thăm hàng trăm doanh nghiệp trên cả nước từ Quảng Ninh đến Cà
Mau. Trong khi thực hiện điều tra, Nhóm Điều tra đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình
của doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và sự hợp tác có hiệu quả của nhiều sở,
ngành có liên quan của các tỉnh, thành phố. Thực tế cho thấy đây là một cách làm mới
đạt kết quả rất tốt. Thông qua khảo sát từ doanh nghiệp, Ban Soạn thảo Luật Doanh
nghiệp 1999 đã tập hợp được khoảng 300 giấy phép các loại. Đó là những kết quả có
ý nghóa đầu tiên của các nỗ lực hợp lý hóa và bãi bỏ các loại giấy phép không còn cần
thiết. Phân tích sơ bộ số giấy phép tập hợp được cho thấy
39
:

Tất cả các giấy phép đều có một cái tên nhất đònh;

Chúng tồn tại dưới nhiều dạng và hình thức khác nhau như giấy phép kinh
doanh, giấy chứng nhận, giấy phép hành nghề...

Giấy phép có ở tất cả các ngành và lónh vực, gồm cả các hoạt động kinh doanh

rất bình thường của hộ kinh doanh cá thể như thu gom sắt vụn, ve chai, bán
báo lẻ, đánh máy chữ, sửa chữa dụng cụ âm nhạc;

Một phần không nhỏ các giấy phép không có nguồn gốc pháp lý, một phần
khác chủ yếu do chính quyền đòa phương các cấp và các bộ quy đònh;

Thời hạn hiệu lực của giấy phép là rất ngắn, chủ yếu vài tháng đến một năm;

Mục đích quản lý của giấy phép là không rõ ràng.
Có thể nói, hệ thống giấy phép với phạm vi, quy mô, hình thức và nội dung như vừa
kể trên là biểu hiện của một giai đoạn đổi mới và phát triển kinh doanh ở nước ta. Đó
là giai đoạn chuyển từ “cấm kinh doanh” sang giai đoạn “chỉ được làm khi cơ quan nhà
nước cho phép”.
Những phân tích, đánh giá về số giấy phép thu thập được đã là cơ sở thiết kế nội dung
Điều 6 Luật Doanh nghiệp 1999. Về nội dung, Điều 6 Luật Doanh nghiệp 1999 có một
số ý nghóa quan trọng như sau:
38. Nhóm Điều tra gồm TS. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Đình Cung (CIEM), Cao Bá Khoát và Nguyễn
Trung Nam (Vụ Doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT) và Nguyễn Thái Sơn (Vụ Kiểm tra Quyết đònh, Văn phòng
Chính phủ).
39. Xin xem thêm Báo cáo về Giấy phép, CIEM - UNDP (1998).
SÁU NĂM THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP
Những Vấn đề Nổi bật & Bài học Kinh nghiệm
24

Lần đầu tiên đã xác đònh về pháp lý danh mục loại trừ về các ngành, nghề kinh
doanh; căn cứ vào mức độ quyền tự do kinh doanh, đã phân chia ngành, nghề
kinh doanh thành 3 loại:(i) ngành, nghề cấm kinh doanh,(ii) ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện và (iii) ngành, nghề tự do kinh doanh.

Phân biệt rõ hai loại điều kiện, gồm điều kiện có trước và điều kiện có sau khi

đăng ký kinh doanh. Điều kiện có trước gồm chứng chỉ hành nghề và yêu cầu
về vốn pháp đònh. Căn cứ vào hình thức thể hiện, điều kiện được chia thành
điều kiện là giấy phép và điều kiện không thể hiện bằng giấy phép.

Xác đònh rõ chỉ có ba cơ quan: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính
phủ mới có thẩm quyền quy đònh ngành, nghề cấm kinh doanh, ngành nghề
kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề đó.

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2000, tất cả các quy đònh hiện có về ngành, nghề
cấm kinh doanh, các quy đònh về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều
kiện kinh doanh do Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ và hội đồng nhân dân, UBND các cấp ban hành đều đương
nhiên hết hiệu lực thi hành.
Có thể nói, Điều 6 Luật Doanh nghiệp 1999 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc cắt bỏ nhanh
và đồng loạt hầu hết các loại giấy phép không cần thiết tại thời điểm đó. Nó cũng là
công cụ rất quan trọng bảo đảm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
Không lâu, ngay sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết đònh số 19/2000/QĐ-TTg bãi bỏ 84 loại giấy phép không cần thiết và trái với quy
đònh của Luật Doanh nghiệp. Điều đáng nói thêm là phần lớn trong số đó là trái với
Điều 6 Luật doanh nghiệp và đã đương nhiên bò bãi bỏ. Tuy vậy, việc bãi bỏ trên thực
tế chỉ có hiệu lực khi có quyết đònh nói trên của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết đònh của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ 84 loại giấy phép đã được cộng đồng
doanh nghiệp và dư luận xã hội hết sức hoan nghênh. Tác động rộng lớn của nó cũng
đã bắt đầu thúc đẩy và thu hút sự quan tâm của các bộ, ngành, các cơ quan nhà nước
có liên quan đến quá trình bãi bỏ giấy phép trong thời gian sau đó.
Trong hai năm tiếp theo, Tổ Công tác Thi hành Luật Doanh nghiệp đã tiếp tục rà soát,
phân loại và kiến nghò bãi bỏ thêm hàng chục loại giấy phép khác. Cụ thể là Nghò đònh
số 30/2000/NĐ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ đã bãi bỏ thêm 27 loại
giấy phép và chuyển 34 loại giấy phép khác thành điều kiện kinh doanh. Đồng thời,
Nghò đònh này còn tiếp tục yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính

phủ phải hoàn thành các công việc sau đây trước ngày 1 tháng 10 năm 2000:

Tập hợp và công bố danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện do luật,
pháp lệnh hoặc nghò đònh quy đònh trong các lónh vực thuộc thẩm quyền quản
lý nhà nước, đồng thời công bố các điều kiện kinh doanh tương ứng với ngành
nghề đó.

×