Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn thạc sĩ Luật học: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh dưới góc độ pháp luật quốc tế và vấn đề thực thi tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.76 MB, 94 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

NGUYEN THỊ PHI ĐIỆP

BAO HỘ QUYEN CUA NHÀ SAN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH BĨNG ĐÁ GIẢI NGOẠI HẠNG ANH DƯỚI GÓC ĐỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Quốc tế

Mã số: 8380108

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Phương Lan

HÀ NỘI - NĂM 2018

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng</small>

Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn sốc rõ ràng, được trích

dẫn đúng theo quy định.

<small>Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận van nay.</small>

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Phi Điệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Dé có thé hồn thành được cơng trình nghiên cứu này, trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Vũ Thị Phương Lan — Phó trưởng Bộ mơn Tư pháp quốc tế — Trường đại học Luật Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chi bảo dé tơi có thé hồn thành Luận văn này.

Tôi cũng xin gửi lời cản ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng

nghiệp đã ln quan tâm, động viên và hỗ trợ tơi trong suốt q trình nghiên cứu <small>và hoàn thiện Luận văn này.</small>

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Phi Điệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

SAN XUẤT CHUONG TRINH BONG DA GIẢI NGOẠI HANG ANH... 8

1.1. Khái quát về quyền liên quan...---¿- c6 + keEk+E£EE£EEEeEkekerkerxrkerkd 8 1.1.1 Khải niệm và đặc điểm của quyên liên qMđH...--- + 2 s+cecscecse 8 1.1.2. Một số quy định chung về quyên liÊN Quan visceccccccescssesveseesssvesesseseeseees 11 1.2. Khái niệm truyền hình va chương trình truyền hinh ...--- 14 1.2.1. Khải niệm truyén Ninh ... - 5-55 Ss‡E+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrke 14 1.2.2. Khái niệm chương trình truyễn hìnÌh...- - 2©s+c+eE+Eerterreered 16

1.3. Giới thiệu giải bong đá Ngoại hang Anh va nha sản xuất chương trình <small>bóng đá giải Ngoại hạng Anh ...- - --- c1 1312211113811 k2 181.3.1. Giới thiệu giải bóng đá Ngoại hạng Ảnh ... - 5555 + +2 18</small>

1.3.2. Giới thiệu nhà sản xuất chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh.20 1.4. Bảo hộ quyền của nhà sản xuất chương trình bóng đá giải Ngoại hạng

1.4.1. Khải niệm bảo hộ quyên của nhà sản xuất chương trình bóng đá giải <small>NeOQI NANG AND. 7 8ẼẺẼ88eAAe... ... 22</small> 1.4.2. Vai trò của việc bảo hộ quyên của nhà sản xuất chương trình bóng đá <small>3/2700/2⁄2128/12//1<0.1/1,80nn0nẼẺẼ588... 24</small>

CHƯƠNG2. QUYEN CUA NHÀ SAN XUẤT CHƯƠNG TRINH BONG ĐÁ GIẢI NGOẠI HANG ANH THEO QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT QUOC

<small>2... 26</small>

2.1.Các nguyên tắc bảo hộ...--- 52s St E1 1E11111111111111111111 1111 1t. 27 2.2.Căn cứ xác lập và điều kiện bảo hộ,... -- - 2 + x+E+tE#E+EeE+Eerxererxee 30 2.3.Các quyền cơ bản được bảo hộ... - + - 2 +Sk+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEErkerkerrkd 33

<small>2.4. Thời hạn bảo hộ...-- ¿+ SE E+EE+E£E£EEEEEEEEEEEEEE2EEEE717111211 11T crk. 37</small>

2.5.Quy định về thực thi quyÊn...¿- ¿+52 SEk‡ESEkE SE EEEEEEEEEEEEEErrkererkee 38

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

CHUONG TRINH BONG DA GIAI NGOAI HANG ANH TAI VIET NAM... 43 3.1.Pháp luật Việt Nam liên quan đến việc bao hộ quyền của nha sản xuất

<small>chương trình bóng đá giải Ngoại hang Anh... -- .- 5s ccc*s++ssssxseseeresss 43</small>

3.1.1. Khái quát chung về pháp luật Việt Nam liên quan đến về việc bảo hộ qun của nhà sản xuất chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh ... 43 3.1.2. Quy định pháp luật có Việt Nam liên quan đến việc bảo hộ qun của

nhà sản xuất chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh...--- 45

3.2.Áp dụng pháp luật quốc té và pháp luật Việt Nam trong thực thi bảo hộ quyền của nhà sản xuất chương trình bóng đá giải ngoại hạng Anh tại Việt

<small>8n i8) 17... 4... 57</small>

3.2.1. Tình hình vi phạm qun của nhà sản xuất chương trình bóng đá giải

<small>šN WDdđÍ lang AVN ti. TIẾT GHI si caacssssiasaBio Là hà 4 iŸncg cic 1k4 1g kinh uấNGgiGuÊIgZ wit 57</small>

3.2.2. Thực tiên áp dụng pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong thi hành bảo hộ quyên của nhà sản xuất chương trình bóng đá giải ngoại hạng

<small>Anh tại Viet ÌN(HH...- - E8 E8E8EEEEE1EEE 1111111111111 SE ket 64</small> 3.2.3. Nguyên nhân vi phạm quyên của nhà sản xuất chương trình bóng đá <small>giải ngoại hạng Anh tai Viet ÌNQIH...-- . c5 + E+*EEEEeeeeeeeeeeererrs 68</small> 3.3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền của nhà sản xuất chương <small>trình bóng đá giải ngoại hạng Anh tại Việt Nam ...- --- 55c xs+scss 71</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>Công ước Brussels</small>

: Công ước liên quan đến việc phát các tín hiệu mang

chương trình truyền hình qua vệ tỉnh (Làm tại Brussels <small>ngày 21/05/1974)</small>

: Công ước bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chong việc

<small>sao chép không được phép bản ghi âm của họ(29/10/1971)</small>

: Công ước quốc tế bảo hộ người biểu diễn, nhà sản

xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng ký kết tai Rome <small>năm 1961</small>

: Điều ước quốc tế

: Hiệp định về về các khía cạnh thương mại của quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bóng đá do người Trung Quốc phát minh ra vào thế kỷ thứ II trước Công Nguyên, vốn là một bai tập luyện tên là xúc cúc (###J, đá bóng) của quân đội

nhà Hán thời đó. Các binh sĩ tranh giành nhau trái bóng bằng da, tìm cách sút

vào cầu mơn làm bang vai lụa có khoét 16'. Từ giữa thé kỷ XIX, bóng đá với các luật chơi gần như ngày nay bắt đầu phổ biến tại các trường học trên nước Anh sau đó lan rộng ra các quốc gia khác va trở thành môn thé thao thu hút bậc nhất thé giới. Cho đến ngày nay, bóng đá vẫn là “món ăn tinh thần” không thé thiếu đối với con người. Khi trái bóng lăn, mọi phân biệt chủng tộc, màu da hay vi trí dia lý sẽ chang cịn ý nghĩa.

Trong số các chương trình bóng đá được u thích bậc nhất trên thế giới, khơng thé khơng kê đến chương trình bóng đá giải Ngoại hang Anh (English

Premier League hay Premier League). Hiện nay, Premier League được truyền phát trên khoảng 212 vùng lãnh thổ tới 730 triệu hộ gia đình và hơn 4,7 tỷ khán

giả”. Do sức ảnh hưởng trên tồn cầu nên chỉ riêng gói bản qun truyền hình

Premier League thời hạn 2016-2019 bán năm 2015 cho các đài truyền hình trên đất Anh (Sky Sports và BT Sport) đã được bán với tổng giá trị 5,136 tỷ Bang Anh. Con số hơn 5 tỷ Bảng này tăng tới 71% so với gói bản quyền truyền hình

thời han năm 2013-2015 được bán năm 2012 của giải đấu này”. Tuy nhiên, con số này chưa dừng lại vì NSX chương trình Premier League cịn bán bản quyền truyền hình ra khắp toàn cầu. Ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, hay ở các khu vực Bắc Mỹ, Trung Mỹ... giá trị tiền bản quyên truyền hình giải Premier League thời hạn 2016-2019 cũng tăng gấp 3-4 lần so với trước đây”. Các đài truyền hình sẵn sàng “móc hau bao” để có được bản quyền truyền hình giải dau dù mức giá bản quyền này đã tăng vọt giữa các thời điểm bởi những khoản lợi

<small>' Số liệu lay từ: 143 1431601 html3 Số liệu lay từ: </small>

<small>* Số liệu lay từ: </small>

<small> class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

kèm.... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và các tập đồn kinh tế trên thế giới cũng xem đây là cơ hội để quảng bá thương hiệu tới mọi người dân theo dõi nên đã

chấp nhận bỏ ra những khoản tiền lớn trở thành nhà tài trợ của Premier League, điển hình phải ké đến như: Chevrolet, Adidas, Hyundai,... Những con số trên đã

cho thấy sự hap dan và ảnh hưởng mãnh liệt của Premier League, biến Premier League từ một giải đấu bóng đá thơng thường trở thành một trong những giải dau đắt giá bậc nhất hành tinh, một ngành cơng nghiệp tại Anh nói riêng và trên

thế giới nói chung.

Với những giá trị tinh thần và vật chất to lớn do các chương trình bóng đá đặc biệt là Premier League mang lại, dé hiểu tại sao quyền của NSX chương trình bóng đá này ngày càng bị vi phạm mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Việc vi phạm bản quyền các chương trình bóng đá nói chung và chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh nói riêng đã và đang diễn ra công khai, tràn lan dưới nhiều hình thức như: livestream (phát sóng trực tiếp); dan lng tín hiệu trái phép; cắt ghép video, clip trái phép từ chương trình:...

Các quyền của NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hang Anh chưa bao giờ bị xâm phạm dễ dàng đến thế. Ngay bây giờ, chỉ với một chiếc máy tính hay một

chiếc ti vi thơng minh và những cú nhẫn chuột là ta có thé dé dàng xem các trận

dau trực tiếp Premier League mà không mat một đồng phí nào. Trong khi đó, dé sản xuất được chương trình trận cầu đỉnh cao phục vu khán giả, NSX chương trình phải tốn kém biết bao chi phí từ các khoản trả lương cho cầu thu, các khoản tiền để đầu tư phương tiện kỹ thuật, máy móc phục vụ quay phim, ghi hình, phát sóng chương trình, các khoản cho truyền thơng, quảng cáo,... Thậm chí là đầu tư các khoản tiền lớn nham chống lại những hành vi xâm phạm bản quyền chương trình như thu, phát sóng trái phép, dần luồng tín hiệu trái phép.... Vì vậy, các vi phạm về bản quyền là những địn giáng mạnh đối với NSX chương trình dẫn tới nhiều hậu quả nặng nề như gây sụt giảm doanh thu, giảm

<small>mạnh khả năng cạnh tranh trên thị trường,...Người hâm mộ cũng bị ảnh hưởng</small>

lớn bởi chương trình sẽ bị NSX cắm chiếu, cắt sóng.... trên các phương tiện

<small>thơng tin đại chúng. Hơn nữa, còn ảnh hưởng dén cả uy tín của qc gia nơi xảy</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

bóng đá giải Ngoại hạng Anh khơng chỉ là bài tốn sống cịn đối với NSX đó mà

<small>cịn với cả quôc gia nơi xảy ra vi phạm.</small>

Trên thực tế, dù đã được chú ý va đề cập song van dé bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và quyền của NSX chương trình bóng đá giải

Ngoại hạng Anh nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong hệ thống

pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu dé tài: “Bao hộ quyền của Nhà sản xuất chương trình Bóng đá giải ngoại hạng Anh dưới góc độ pháp luật quốc tế và van dé thực thi tại Việt Nam” có tính cấp thiết cao cả trong lý luận và thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

<small>Quyên tác giả, quyên liên quan đã trở thành đôi tượng nghiên cứu củanhiêu cơng trình khoa học của các nhà nghiên cứu trên thê giới và Việt Nam.</small> Điền hình phải ké đến một số cơng trình như:

- Sach tại Việt Nam: “Các quy định pháp luật Việt Nam và quốc tế về quyền tác giả và quyên liên quan”, Nxb Cục bản quyên tác giả (2010); “Bảo hộ

quyền SHTT ở Việt Nam, những van dé lý luận và thực tiễn”, Viện khoa học

pháp lý — Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia (2004) ; “Bình luận về quyền tác

giả theo pháp luật Việt Nam”, Nxb Tư pháp (2005) ; “Quyên tác giả: Đường hội nhập không trải hoa hồng”, Nguyễn Văn Nam, Nxb Trẻ (2017);....

<small>- Sach nước ngoài: “Understanding Copyright and Related right”, WIPO(2013); “Collective management of Copyright and Related right”, Kluwer LawInternational (2015); “Primer on International Copyright and Related Rights”,Jyrgen Blomqvist, Edward Elgar Publishing (2014); ...</small>

- Luan văn thạc sĩ: “Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số - Một số vẫn đề lý luận và thực tiễn”, Quản Tuấn An (2009); “Pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền của NSX bản ghi âm và sự tương thích của

pháp luật Việt Nam”, Vũ Quang Phúc (2015); “Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số”, Phạm Hồng Hải (2016); “Bảo hộ quyền tác

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Bai viết trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2013: “Một số van dé

về quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số theo Hiệp ước WIPO về quyền tác

<small>gia”, Dương Bao Trung:...</small>

<small>- “Copyright, Football and European Media Rights”, Raymond Boyle,CREATe Working Paper (2015).</small>

<small>- International Journal of Scientific & Engineering Research, Volume 3,Issue 6: “Copyright and trademark in Cyberspace’, Muragendra B. T. (2012).</small>

<small>- “The Pearl of Great Price: Copyright and Authorship from the MiddleAges to the Digital Age”, Saltrick, Susan (1995);...</small>

<small>Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học nào nghiên</small>

cứu cụ thê về vấn đề bảo hộ quyền của NSX chương trình Bóng đá giải ngoại

<small>hạng Anh.</small>

Nhìn một cách tổng thé, có thé thấy các cơng trình nghiên cứu trong nước mới chỉ tập trung vào nghiên cứu tổng quan hoặc chuyên sâu về một lĩnh vực thuộc quyền tác giả, quyền liên quan của Việt Nam, chưa có bất cứ cơng trình khoa học nào nghiên cứu van dé bảo hộ quyền của NSX chương trình bóng đá

<small>giải Ngoại hạng Anh.</small>

3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về vấn đề bảo hộ quyền của NSX chương trình

<small>bóng đá giải Ngoại hạng Anh.</small>

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn về không gian và thời gian.

Về không gian, dé tài nghiên cứu van đề bảo hộ quyền của NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hang Anh ở Việt Nam và một số DUQT có liên quan dưới góc độ các quyền liên quan đến quyên tác giả từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt

Nam. Về mặt thời gian, đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế và

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích của đề tài là hướng đến làm nỗi bật các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề bảo hộ quyền của NSX

<small>chương trình bóng da giải Ngoại hang Anh. Qua đó, nâng cao nhận thức cua</small>

cộng đồng nói chung và bảo vệ các quyên và lợi ích hợp pháp của NSX chương

<small>trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh cùng các bên liên quan nói riêng, bảo đảm</small>

quyền tiếp cận hợp pháp của người tiêu dùng Việt nam với chương trình hấp dẫn

Đề đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ

Thứ nhất, nghiên cứu một số van dé lý luận về bảo hộ quyền của NSX <small>chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh.</small>

<small>Thứ hai, phân tích những nội dung cơ bản của các DUQT và có quy định</small>

liên quan đến việc bảo hộ quyền của NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng

<small>Thứ ba, phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam trong</small>

van dé bảo hộ quyền của NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh. Sau đó đối chiếu, so sánh với những quy định có liên quan tại các DUQT và pháp

<small>luật của một sô quôc gia đã phân tích bên trên.</small>

Thứ tư, tìm hiểu về thực tiễn thi hành các quy định về bảo hộ quyền của

<small>NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh tại trong thời gian qua tại Việt</small>

Nam. Trên cơ sở các quy định của pháp luật và thực tiễn đã tìm hiểu, tác giả đề xuất các phương hướng cũng như giải pháp hoàn thiện pháp luật trong vấn đề bảo hộ quyền của NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam.

<small>5. Phương pháp nghiên cứu</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

nam” để tác giả định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong quá trình

<small>thực hiện luận văn này.</small>

Dé đạt mục đích nghiên cứu đặt ra, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều

<small>phương pháp nghiên cứu khoa học cho như: phương pháp lịch sử, phân tích và</small> bình luận, chứng minh, tổng hợp, so sánh đã giúp làm sáng rõ các ý tưởng của <small>luận văn.</small>

<small>6. Y nghĩa khoa học và thực tiên của đề tài</small>

<small>Dé tài trong luận văn này mang lại ý nghĩa cả vê khoa học cùng thực tiênnhư sau:</small>

Ý nghĩa khoa học: Luận văn này có thể được coi là cơng trình nghiên cứu

khoa học đầu tiên đánh dẫu sự quan tâm, chú trọng của các nhà nghiên cứu tại

Việt Nam đối với vẫn đề bảo hộ bản quyền của NSX chương trình bóng đá giải

Ngoại hạng Anh nói riêng và bảo hộ bản quyền của NSX chương trình bóng đá nói chung. Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ các quy định của pháp luật quốc tế

và pháp luật Việt Nam trong vấn đề bảo hộ bản quyền của NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh. Sau đó đối chiếu với tình hình thực thi các quy

định đó thực tế tai Việt Nam và rút ra các đánh giá, bình luận.

Ý nghĩa thực tiễn: Qua việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề trong việc bảo hộ bản quyền của NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết các tồn tại, vướng mắc xung quanh việc

bảo hộ các quyền này. Đồng thời, các giải pháp trong đề tài cũng sẽ góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật cũng như hoàn thiện thực tiễn công tác thực thi

pháp luật đối với việc bảo hộ bản quyền của NSX chương trình bóng đá giải

Ngoại hạng Anh nói riêng và bảo hộ quyền của NSX chương trình bóng đá nói <small>chung.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>Ngồi phân mở dau, ket luận, danh mục tai liệu tham khảo, luận văn có</small>

kết câu gồm 03 chương như sau:

Chương 1. Các vấn đề lý luận về bảo hộ quyền của NSX chương trình truyền hình

Chương 2. Quyền của NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh theo quy định pháp luật quốc tế

Chương 3. Thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền của <small>NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

SAN XUAT CHUONG TRINH BONG DA GIAI NGOAI

<small>HANG ANH</small>

1.1. Khai quat vé quyén lién quan

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyền liên quan

<small>1.1.1.1. Khải niệm</small>

Một tác phẩm muốn đến được với cơng chúng thì cần những phương thức, hình thức truyền tải nhất định. Có lúc ta thấy tác phẩm do tác giả trực tiếp biểu diễn, trình bày nhưng đa phần các tác phẩm được cơng bó, truyền bá tới cơng

chúng là nhờ những người biểu diễn, t6 chức phát sóng,.... Những người nay tuy không trực tiếp sáng tạo ra các tác phẩm, nhưng thông qua các sản phâm của họ (các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng) cơng chúng tiếp cận được các thành quả sáng tạo của tác giả. Mà các sản phâm họ làm

ra cũng có thể bị sao chép, làm lậu. Vì vậy, khơng chỉ tác giả mà những người có sự đóng góp cơng sức trong việc truyền bá tác phẩm đến với công chúng cũng cần được pháp luật bảo vệ các qun và lợi ích hợp pháp của mình. Quyền của những đối tượng nay được gọi là quyền liên quan đến quyền tác giả (gọi tắt

là quyền liên quan) hay quyền kề cận quyền tác giả (gọi tắt là quyền ké cận).

Các nước theo hệ thống pháp luật Common Law sử dụng thuật ngữ

“neighbouring rights” nghĩa là quyền kề cận và điều chỉnh nó cùng với các quyên tác giả (Copyright) bằng Luật Bản quyền — Copyrights. Trong khi đó, các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law sử dụng thuật ngữ “related rights” nghĩa là quyên liên quan. Hệ thong pháp luật này xác định đây là các quyên rất gần với quyên tác giả nhưng không hướng tới người trực tiếp sáng tạo — tác giả ra tác phẩm mà độc lập với lĩnh vực quyên tác giả. Hiện nay, chưa có một định nghĩa đầy đủ nào về quyên liên quan trong các văn bản pháp luật quốc tế mà các

văn bản này chủ yếu chỉ quy định về quy mô bảo hộ đối với quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và quyền của NSX chương trình truyền hình nói

<small>riêng.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

định nghĩa trực tiếp, cụ thể về quyền liên quan mà chỉ đưa ra khái niệm mang tính liệt kê các chủ thé của quyền liên quan tại Khoản 2 Diéu 1 Luật sửa đổi bồ sung một số diéu của Luật SHTT 2005 như sau: “Quyên liên quan đến quyên tác giả (sau đây gọi là quyển liên quan) là quyên của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tỉnh mang chương trình được mã hóa”. Quyền liên quan được bảo hộ theo hai phương

<small>Phương diện chủ quan: đó là các quyên nhân thân, quyên tài sản của cáccá nhân, tô chức thực hiện việc truyền tải tac phâm tới công chúng thông quaviệc biêu diễn tác phâm, sản xuât bản ghi âm, ghi hình và phát sóng tác phâm.</small>

<small>Phương diện khách quan: đó là tông hợp các quy định của pháp luật đêxác định và bảo vệ các quyên nhân thân và quyên tài sản của cá nhân, tô chứcđôi với cuộc biêu diễn tác phâm, ca nhân, tô chức sản xuât bản ghi âm, ghi hình,</small>

phát sóng cuộc biểu diễn hoặc ghi âm, ghi hình phát sóng tác phẩm.

1.112. Đặc điểm

Xuất phat từ tên gọi quyền liên quan đến quyên tác giả (hay quyên liên quan) đã cho thấy sự gần gũi giữa quyền liên quan với quyền tác giả. Ngoài các đặc điểm chung với quyên tác giả như: đều là các bộ phận thuộc quyền sở hữu trí tuệ, có tính chất sáng tạo, tính tự động của cơ chế xác lập sự bảo hộ... Quyền

<small>liên quan cịn có các diém đặc trưng riêng như sau:</small>

Thứ nhất, hoạt động của các chủ thé quyên liên quan chính là hành vi sử

dung tác phẩm đã có. Tác phẩm đã được tac giả sáng tạo là cơ sở dé chủ thé quyên liên quan tiễn hành các hoạt động nghề nghiệp của minh, từ đó phát sinh các quyên này. Hoạt động sử dụng những tác pham đã có của các chủ thé quyền liên quan là một dạng hoạt động sử dụng đặc thù thể hiện ở mục đích, tính chất,

kết quả,...của hành vi sử dụng. Hoạt động của chủ thể quyền liên quan là hành vi sử dụng tác phẩm đã có, việc sử dụng này mang tính sáng tạo nghệ thuật nhất định. Do đó, pháp luật đã có những quy định riêng biệt nhằm bảo hộ quyền lợi

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

cho các chủ thể này. Trong quá trình thực hiện các hoạt động sử dụng tác phẩm, các chủ thé quyên liên quan vẫn phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ đối với tác giả, chủ sở hữu quyên tác giả của tác phẩm ma họ sử dụng theo quy định pháp

Thứ hai, đối tượng quyền liên quan được bảo hộ khi có tính ngun gốc.

Tinh chất này của quyên liên quan được thể hiện ở hai khía cạnh chính là trên cơ sở lao động sáng tạo mang dấu ấn cá nhân của chủ thé và theo các đôi tượng của quyền liên quan được tạo ra lần đầu tiên. Nếu như đặc trưng thứ nhất của quyền liên quan (tính chất sử dụng các tác phâm đã có) là điểm quan trọng phân biệt nó

với các loại quyền sở hữu trí tuệ khác, thì tính nguyên gốc của quyền liên quan cho phép xác định đâu là quyền liên quan được pháp luật bảo hộ, ai là chủ thé của quyên liên quan, khi nào xảy ra sự xâm phạm quyên liên quan và các hành

<small>vi vi phạm quyên liên quan.</small>

Thứ ba, quyền liên quan chỉ được bảo hộ trong thời hạn nhất định, kế cả các quyền nhân thân. Quyền liên quan trên phạm vi quốc tế cũng như pháp luật sở hữu trí tuệ hầu hết các quốc gia lại đều có giới hạn thời hạn bảo hộ ở mức độ nhất định, thường là 50 năm ké từ khi các đối tượng (cuộc biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng) được định hình hoặc cơng bố. Thời hạn bảo hộ này xác định với cả quyền nhân thân của người biểu dién. Trong khi đó, quyền tác giả gồm quyền tài sản và quyền nhân thân có thé chuyển dịch (quyền công bố tác phẩm) được bảo hộ với thời hạn thông thường là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm

sau khi tác giả chết; các quyền nhân thân gan liền với tác giả không thể chuyên

dịch được bảo hộ vô thời hạn. Sự khác biệt này là do quyền nhân thân của người biểu diễn chỉ có thé được thực hiện và bảo đảm khi bản định hình cuộc biéu diễn

cịn tơn tại. Mà các bản định hình cuộc biểu diễn chỉ có thé được bảo quản trong thời hạn nhất định (do đặc tính kỹ thuật) nên nếu quy định các quyền nhân thân trong quyên liên quan được bảo hộ một cách vô thời hạn là không cần thiết và <small>không kha thi.</small>

Thứ tư, quyền liên quan được bảo hộ trên nguyên tắc không làm phương hại đến quyền tác giả. Quyền liên quan được hình thành sau khi quyền tác giả đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

được bao hộ một cach phổ biến và rộng rãi và có mối quan hệ mật thiết với

quyền tác giả nên việc bảo hộ quyền này phải dựa trên nguyên tắc khơng gây bat kỳ sự phương hại nào có thé đối với quyền tác giả. Nếu các chủ thể quyền liên quan có hành vi sử dụng tác phẩm không đảm bảo tôn trọng quyền tác giả theo

<small>quy định của pháp luật (như khơng có sự cho phép của tác giả ,...) thì đó được</small> coi là hành vi xâm phạm quyên tác giả và hành vi này không làm phát sinh

quyền liên quan được bảo hộ theo quy định pháp luật. 1.1.2. Một số quy định chung về quyên liên quan 1.1.2.1. Chủ thể và chủ sở hữu của quyên liên quan

Theo quy định chung của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền liên quan thì chủ thé của quyền này bao gồm: người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và tổ chức phat sóng. Chủ sở hữu của quyền liên quan chính là tổ chức, cá nhân sử dung thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất — kỹ thuật của mình dé thực hiện cuộc biểu dién, ban ghi âm, ghi hình, chương

<small>trình phát sóng trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.</small>

Thứ nhất về người biểu diễn và cuộc biểu diễn: Cơng ước Rome 1961 có

định nghĩa: “Người biếu diễn là các diễn viên, ca sỹ, nhạc công, vũ công và các người khác nhập vai, hát, đọc, ngâm, trình bày, hoặc biểu diễn khác các tác phẩm văn học, nghệ thuật”. Hiệp ước WPPT của WIPO năm 1996, đưa ra khái niệm người biéu diễn được mở rộng hon: “Người biểu diễn là diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công, và những người khác nhập vai, hát, đọc, ngâm, thể hiện, diễn xuất hoặc biểu diễn khác các tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật hoặc những thể hiện tác phẩm văn học dân gian Gì Pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thé về người biểu diễn nhưng có quy định về người biéu diễn tại Điều

16 Luật SHTT 2005 như sau: “Diễn viên, ca sĩ, nhạc cơng, vũ cơng và những

người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn) ”. Pháp luật quốc tế hay pháp luật Việt Nam hiện nay đều chưa có quy

định thé nào là cuộc biểu diễn. Xuất phát từ thực tẾ cuộc sống, ta thấy cuộc biểu

<small>° Diéu 3 Céng udc Rome 1961° Điều 2 Hiệp ước WPPT</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

diễn có thé là một chương trình ca nhạc, một trận dau bóng đá, một chương trình sự kiện, một chương trình ảo thuật,... Các tơ chức, cá nhân đầu tư tài chính và các điều kiện vật chất khác dé thực hiện cuộc biểu diễn sẽ là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan. Như vậy, người biểu diễn cũng có thể là chủ sở hữu của cuộc biểu diễn nếu đầu tư tài

<small>chính và các điêu kiện vật chat khác đê thực hiện cuộc biêu dién đó.</small>

Thứ hai, về bản ghi âm, ghi hình và NSX bản ghi âm, ghi hình. Pháp luật quốc tế chưa có định nghĩa cụ thể về bản ghi hình hay NSX bản ghi hình mà chỉ nhắc tới bản ghi âm và NSX bản ghi âm trong một số DUQT. Theo đó, có thể hiểu “bản ghi âm là bản định hình các âm thanh biểu diễn hoặc các âm thanh

<small>khác, hoặc việc định hình sự tai hiện lại của các âm thanh, khơng phải dưới</small>

hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác ””.

Pháp luật Việt Nam trước đây cũng chưa có định nghĩa về bản ghi hình. Tuy nhiên, trong Nghị định mới đây nhất của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày <small>10/04/2018 đã có định nghĩa rõ ràng: “Bản ghi âm, ghi hình là bản định hình</small>

các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác

<small>hoặc việc định hình sự tải hiện lại các âm thanh, hình ảnh khơng phải dưới hình</small> thức định hình gan với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm được tạo ra theo

phương pháp tương tw’. Pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa về NSX bản

<small>ghi âm, ghi hình. Theo pháp luật quốc tế “NSX bản ghi âm là cá nhân hoặc phápnhán khởi xướng và có trách nhiệm đối với việc định hình lan đâu tiên những</small>

âm thanh biểu diễn hoặc những âm thanh khác, hoặc sự tải hiện lại của những

âm thanh đó””. Như vậy, NSX bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với ban ghi 4m, ghi hình khi đầu tư tài chính và các điều kiện vật chất khác dé thực hiện

<small>bản ghi âm, ghi hình đó trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.</small>

Thứ ba, về chương trình phát sóng và tổ chức phát sóng. Pháp luật quốc tế hay pháp luật Việt Nam hiện nay đều chưa có định nghĩa về chương trình phát <small>7 Điều 2 Hiệp ước WPPT</small>

<small>* Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP của Chính phú ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và</small>

<small>biện pháp thi hành Luật SHTT năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 về</small>

<small>quyền tác giả, quyền liên quan? Điều 2 Hiệp ước WPPT</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

sóng hay tơ chức phát sóng mà mới chỉ có định nghĩa về phát sóng. Theo Điều 3 Cơng ước Rome 1961: “phá sóng là việc trun bằng phương tiện vơ tuyến

những âm thanh hoặc những hình ảnh và âm thanh để công chúng thu ”. Trong pháp luật Việt Nam, Khoản 11 Điều 4 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của

Luật SHTT năm 2009 đã định nghĩa: “Phat sóng là việc truyền dm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biếu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến cơng chúng bằng phương tiện vô

tuyến hoặc hữu tuyến, bao gôm cả việc truyền qua vệ tinh để cơng ching có thé tiếp nhận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn”. Từ khái niệm

phat sóng ta có thé hiểu chương trình phát sóng là chương trình có chứa âm

thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh được truyền bằng phương

tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến mà cơng chúng có thể tiếp nhận được. Cịn tơ chức phát sóng là người đầu tư tài chính, cơ sở vật chất để thực hiện việc phát sóng.

Như vậy, tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của <small>mình trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.</small>

1.1.2.2. Đối tượng bảo hộ và khách thể của quyên liên quan

Đối tượng bảo hộ của quyền liên quan được dé cập trong các DUQT hiện nay chỉ bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm và chương trình phát sóng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Khoản 1 Điều I Luật sửa đôi bố sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 quy định: “đối đượng quyển liên quan đến quyên tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát

<small>song, tín hiệu vé tinh mang chương trình được mã hố”. Nhu vay, so với quy</small>

định về đối tượng bảo hộ của quyền liên quan trong pháp luật quốc tế, đối tượng

này trong pháp luật Việt Nam có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả quyền của NSX bản ghi hình và quyên của tổ chức phát sóng đối với tín hiệu vệ tinh mang <small>chương trình được mã hóa.</small>

Thơng thường, chỉ những đối tượng được pháp luật bảo hộ của quyền nào thì mới được xem là khách thé của quyền đó. Như vậy, khách thé của quyền liên quan chính là cuộc biéu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín

<small>hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố. Hành vi vi phạm quyên của các</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>chu thê sở hữu quyên liên quan, chủ yêu được hiéu đó là việc sử dụng trái phép,</small>

bat hợp pháp các khách thé nêu trên.

1.1.2.3. _ Căn cứ và diéu kiện bảo hộ của quyên liên quan

Theo quy định của pháp luật quốc tế cũng như tại Việt Nam, quyền liên quan được thừa nhận một cách đương nhiên, phát sinh ngay sau khi tác phẩm được định hình trên một hình thức vật chất nhất định. Luật SHTT Việt Nam có quy định: “Quyển liên quan phát sinh ké từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi

<small>hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố</small>

được định hình hoặc thực hiện mà khơng gây phương hại đến quyên tác giả ”"”. Nhu vậy, quyền liên quan chỉ được thừa nhận phát sinh một cách đương nhiên

khi đã được định hình hoặc khơng gây phương hại đến quyền tác giả.

Điều kiện bảo hộ quyền liên quan có thê hiểu là quy định mà pháp luật đặt

ra có tính bắt buộc chung mà các đối tượng muốn được bảo hộ theo các quy định

về bảo hộ quyên liên quan thì phải đáp ứng được các quy định này. Các điều kiện bảo hộ quyên liên quan thường bao gồm: các điều kiện về định hình hoặc thực hiện lần đầu, điều kiện về quốc tịch của chủ sở hữu quyên liên quan, điều <small>kiện về nơi cơng bơ lân đâu...</small>

1.2. Khai niệm truyền hình và chương trình truyền hình 1.2.1. Khái niệm truyền hình

Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ XX và phát triển nhanh chóng nhờ

những tiến bộ của khoa hoc cơng nghệ. Truyền hình dan trở thành cơng cụ thiết

yếu đối với mỗi gia đình, mỗi quốc gia và góp phần giúp cho hệ thống truyền thông đại chúng phát triển hùng mạnh.

Lịch sử hình thành và phát triển của truyền hình đã đi qua nhiều chặng đường, lam thay đôi cách trải nghiệm của người xem ké từ khi chiếc ti vi điện tử đầu tiên ở Mỹ được chế tạo thành cơng vào ngày 07/09/1927. Truyền hình ban đầu là truyền hình đen trắng. Trong giai đoạn đầu, truyền hình có chất lượng ảnh rất xâu nhưng liên tục được cải thiện do máy quay và hệ thống quét được cải

<small>'0 Khoản 2 Điều 6 Luật SHTT 2005</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

thiện. Truyền hình màu xuất hiện lần đầu tiên được giới thiệu ở Mỹ năm 1954

và tiếp tục được cải thiện về chất lượng. Màn hình ngày càng rộng hơn và nét hơn, máy quay tốt hơn và truyền hình quảng bá đã mạnh hơn với chất lượng

hình ảnh cao hơn. Vào những năm 1970, cơng nghệ truyền hình có sự thay đổi

lớn đến từ khả năng “dịch chuyển về thời gian” (time-shift). Điều này cho phép

người xem truyền hình có thê ghi lại các chương trình và xem lại sau đó vào thời

gian phù hợp. Sau khi phát minh ra “dịch chuyên về thời gian”, truyền hình quảng bá kỹ thuật số được xem là thay đôi lớn nhất đối với truyền hình kê từ khi có truyền hình màu. Vào những năm 1980 và những năm 1990 rất nhiều cuộc chiến về tiêu chuẩn công nghệ cho truyền hình số hóa được diễn ra giữa các

quốc gia trên thế giới. Truyền hình phân giải cao (HDTV) cũng bắt đầu được

giới thiệu với vào cuối những năm 1990 cho phép xem truyền hình với số lượng

điểm ảnh nhiều hơn năm lần, hình ảnh đẹp hơn và cho phép tăng kích thước màn mình mà khơng bị rỗ hình như phát theo chuẩn cũ. Sau 10 năm truyền hình <small>HDTV được phát quảng bá thì chúng ta lại đang đứng trước một giai đoạn bùng</small> no số lượng người xem lựa chọn cách trải nghiệm truyền hình mới cho phép mọi

người có thể xem truyền hình ở nhà nếu có kết nối Internet. Truyền hình ra đời

đã góp phần khơng nhỏ vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Ngày nay, việc xem truyền hình theo cách “xem gì bạn thích, lúc bạn muốn và ở <small>bât cứ đâu” đã trở nên phơ biên.</small>

Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là "ở xa" còn “videre” là "thấy duoc", con tiéng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”, tiếng Nga gọi là “Tenesnxenwe”. Có thé hiểu truyền hình là một loại truyền thông đại chúng chuyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vơ tuyến điện'!. Mặc dù là một

loại hình báo chí nhưng bên cạnh những đặc điểm chung của báo chí, truyền

hình cịn có những điểm đặc trưng riêng như sau: có tinh thời sự, tính phố cập và quảng bá, có khả năng thuyết phục công chúng cao, khả năng trở thành diễn đàn

<small>Học viện Báo chí và Tun truyền, Giáo trình Báo chí truyền hình, Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội (2012), tr8</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

của nhân dân do có tác động mạnh mẽ tới dư luận xã hội và ngôn ngữ truyền hình là ngơn ngữ hình ảnh và âm thanh. Do đó, truyền hình trở thành phương

tiện cung cấp thơng tin chủ yếu trong xã hội, có độ tin cậy cao, khả năng tác <small>động lớn và có thê làm thay đôi nhận thức của con người trước sự kiện.</small>

Dé phan loai trun hình, có nhiều cách như: xét theo góc độ kỹ thuật

truyền tải có truyền hình sóng (wireless TV) và truyền hình cáp (CATV). Xét dưới góc độ thương mại có truyền hình cơng cộng (public TV) và truyền hình

thương mai (commercial TV). Xét theo tiêu chí mục đích nội dung, truyền hình được chia thành truyền hình giáo dục, truyền hình giải trí,... Xét theo góc độ kỹ

thuật có truyền hình tương tự (Analog TV) và truyền hình số (Digital TV) ,... Nếu ở giai đoạn sơ khai cho đến nửa đầu của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là một cơng cụ giải trí sau đó thêm chức năng thơng tin. Đến nay, truyền hình đã dần tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, trở thành một trong những công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như

các lĩnh vực kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

1.2.2. Khái niệm chương trình truyền hình

Có thé nói, hiện nay truyền hình là phương tiện truyền thông phổ biến bậc nhất thế giới. Khi một người khơng có cơ hội trực tiếp gặp mặt các thần tượng

của mình, xem trực tiếp một trận thi dau thé thao,...thì các chương trình truyền

hình có thể giúp người ấy thực hiện những việc đó.

Theo Giáo trình Báo chí truyền hình của Học viện báo chí và tuyên

truyền: “Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài, bang tu liệu, hình anh, âm thanh trong một thời gian nhất định được mở dau bang lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, dap ứng yêu câu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả ”'2. Chương trình truyền hình là kết quả truyền hình trong đó bao gồm các q trình sáng tạo ra nó từ nhiều cơng đoạn và tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau. Trên khía cạnh pháp luật, Khoản 10 Điều 3 Luật Báo chí năm

<small>!? Học viện Báo chí và Tun truyền, Giáo trình Báo chí truyền hình, Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội (2012), tr95</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

2016 có định nghĩa: “Chương trình phát thanh, chương trình truyền hình là tập hop các tin, bài trên báo nói, bdo hình theo một chủ dé trong thời lượng nhất định, có dấu hiệu nhận biết mở dau và kết thúc ”. Trong đó “báo nói là loại hình báo chi sử dụng tiếng nói, âm thanh, được truyén dân, phát sóng trên các hạ

<small>913 x Lá x x . ` rr</small>

<small>cịn “báo hình là loại hình bảo</small>

tang kỹ thuật ứng dụng cơng nghệ khác nhau

chí su dụng hình anh là chu yếu, kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được

truyền dan, phát sóng trên các ha tang kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác ”⁄4. Dé có thé truyền tai được tới cơng chúng, một chương trình truyền hình

cần phải trải qua rất nhiều cơng đoạn (ghi 4m, ghi hình, biên tap,...) ma đáng chú ý và khơng thể thiếu trong đó là phát sóng. Từ các khái niệm về bản ghi âm,

<small>ghi hình, phát sóng và chương trình phát sóng tại Mục 1.2.1 của luận văn này có</small>

thé khang định chương trình truyền hình bao gồm cả các bản ghi âm, ghi hình,

<small>chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóatrong đó.</small>

Bên cạnh các chương trình truyền hình thơng thường, NSX cũng thường

xun đưa đến cho người xem các chương trình truyền hình trực tiếp mà điển

hình là đối với các sự kiện trọng đại hoặc các chương trình bóng đá,... Truyền

hình trực tiếp là cách đưa thông tin đồng thời với thời điểm sự kiện đang diễn ra. Đây là ưu thế của truyền hình trong việc thơng tin hình ảnh nhanh nhất về một sự kiện công chúng đang quan tâm. Tuy nhiên, truyền hình trực tiếp sẽ phụ thuộc vào thiết bị kết nối truyền dẫn tín hiệu từ hiện trường về trung tâm phát sóng. Chi phi cho việc truyền hình trực tiếp khá cao. Khoa hoc kỹ thuật phat triển, các thiết bị ngày càng nhỏ gọn và đơn giản do đó việc thực hiện tin tức,

phóng sự trực tiếp tại hiện trường sẽ khơng cịn xa lạ với truyền hình hiện dai.'°

Trước khi truyền dẫn, phát sóng qua chương trình truyền hình các tác phẩm tin, bài viết đều được lựa chọn, xắp xếp bố trí hợp lý để giúp khán giả tiếp nhận

<small>chương trình một cách đây đủ, hệ thơng và có chiêu sâu.</small>

<small>' Khoản 4 Điều 3 Luật Báo chí 2016'* Khoản 5 Điều 3 Luật Báo chí 2016</small>

<small>'S class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Tóm lại, chương trình truyền hình nói chung và chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh nói riêng bao gồm cả các bản ghi âm, ghi hình, chương trình

<small>phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa. Do đó chủ sở</small>

hữu quyền của chương trình truyền hình nói chung và chương trình bóng đá giải

Ngoại hạng Anh nói riêng có thé được bảo hộ cả dưới góc độ NSX bản ghi âm,

ghi hình lẫn quyền tổ chức phát sóng.

1.3. Giới thiệu giải bóng đá Ngoại hạng Anh và nhà sản xuất chương

<small>trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh</small>

<small>1.3.1. Giới thiệu giải bong da Ngoại hạng Anh</small>

<small>Giải bóng đá Ngoại hang Anh (English Premier League hay Premier</small>

League) là giải đấu cap cao nhất dành cho các câu lạc bộ đá bóng chuyên nghiệp của Anh. Trước Premier League, giải bóng đá hạng nhất nước Anh (Football

League First Division hay Footall League) vốn được xem là giải đấu cấp cao

nhất của bóng đá Anh ké từ năm 1888. Tuy nhiên, bước sang những năm 1980 của thế kỷ XX, bóng đá Anh đã gặp phải những khó khăn to lớn: các sân vận động xuống cấp, cầu thủ phải sử dụng cơ sở vật chất nghèo nàn, tệ nạn cô động viên quá khích và bạo lực (hooligan) day rẫy và nhiều đội bóng của nước Anh bị loại khỏi các cúp châu Âu trong vòng 5 năm sau thảm họa ở sân vận động Heysel ở nước Bi, thảm hoa đã khiến cho 39 cô động viên thiệt mạng trong trận chung kết giải bóng đá vơ địch châu Au (UEFA Champions League hay cúp C1) giữa Liverpool và Juventus năm 1985. Giải bóng đá hạng nhất nước Anh ngày

càng bị xuống cấp trầm trọng. Do đó, việc cần thiết nhất lúc bấy giờ là một cuộc

đại cải cách nếu như các câu lạc bộ cũng như nền bóng đá Anh muốn phát triển

và hưng thịnh. Ngày 17 tháng 07 năm 1991, một bản Hiệp định được ký kết bởi một số câu lạc bộ hạng nhất lúc bấy giờ đã lập ra các nguyên tắc cơ bản về việc sẽ thành lập một giải đấu cấp cao nhất nước Anh mới với tên gọi FA Premier

League. Giải dau mới được thành lập này sẽ độc lập tài chính với Liên đồn bóng đá Anh và Football League, giúp cho các câu lạc bộ tự chủ về việc thỏa thuận các hợp đồng tài trợ và bản quyên truyền hình. Lý lẽ để thành lập một giải đấu mới được đưa ra khi đó là việc tăng thu nhập sẽ giúp các câu lạc bộ Anh

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

tăng khả năng cạnh tranh với các đội bóng khác ở châu Âu. Ngày 20 tháng 02 năm 1992, các câu lạc bộ hạng nhất đồng loạt từ bỏ Football League và tới ngày

<small>27 tháng 05 năm 1992, giải FA Premier League được hình thành với sáu thànhviên sáng lập là Arsenal, Chelsea, Everton, Liverpool, Manchester United,</small>

Tottenham Hotspur. FA Premier League ra đời đã đánh dau sự cham dứt sau 104 năm hoạt động ở mức giải dau cao cấp nhất nước Anh của Football League. Mặc dù đã có nhiều nhà tài trợ khác nhau nhưng Premier League vẫn được duy trì tên

gọi từ khi thành lập là FA Premier League. Cho đến mùa giải 2003-2004 giải

dau đổi tên thành Barclays Premier League do được tài trợ bởi ngân hang Barclays — một trong ba ngân hàng lớn bậc nhất tại Anh. Năm 2016, hợp đồng tài trợ giữa Barclays với Premier League chính thức hết hạn, Hiệp hội bóng đá

giải Ngoại hang Anh đã quyết định không gia han ban hợp dong tài trợ trị giá <small>khoảng 40 triệu Bảng Anh/năm với ngân hàng Barclays nữa. Do đó, tên gọiBarclays Premier League từ mùa giải 2016-2017 khơng cịn nữa mà thay vào đó,</small>

giải dau này được gọi là Premier League hay English Premier League.

Mỗi mùa giải của Premier League bắt đầu từ tháng tám năm trước đến tháng năm năm kế tiếp. Mỗi đội bóng tham gia sẽ trải qua 38 vịng đấu và tổng

cộng tồn giải có 380 trận đấu. Hầu hết các trận đấu diễn ra vào thứ bảy và chủ nhật, đơi khi vẫn có trận đấu diễn ra vào các ngày trong tuần. Ln có hai vòng dau diễn ra vào "ngày tặng quà" - boxing day (26/12), và ngày đầu tiên của năm mới (01/01). Mùa giải 1992-1993 là mùa giải đầu tiên của Giải bóng đá Ngoại hạng Anh và ban đầu có 22 câu lạc bộ tham dự. Tuy nhiên, do yêu cầu của Liên đồn bóng đá thé giới (FIFA) nên từ năm 1995 Premier League chỉ còn 20 câu lạc bộ tham gia mỗi mùa, con số này đang được duy trì đến hiện nay. Ké từ mùa giải đầu tiên năm 1992, Premier League đã có tất cả 49 câu lạc bộ tham dự nhưng trong số đó mới chỉ có 6 đội giành được chức vơ địch là : Manchester United (vô địch 13 lần), Chelsea (vô địch 5 lần), Arsenal và Manchester City (vô địch 3 lần), Blackburn Rovers, Leicester City và Manchester City (vô địch 1

lần). Trong đó, Manchester City chỉ vừa mới nâng cúp vơ địch ở mùa giải 2017-2018 (mùa thứ 26 của Premier League tính từ khi ra đời). Mùa 2017-2018-2019 sắp

tới của giải này dự kiến khởi tranh từ ngày 11/08/2018 đến ngày 12/05/2019.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Hiện nay, Premier League được coi là giải đấu hấp dẫn bậc nhất hành tinh với số lượng người xem nhiều nhất trên thế giới. Trong mùa giải 2017 - 2018,

trung bình một trận đấu tại Premier League thu hút khoảng 38,116 khán giả tới

sân cô vũ trực tiếp “. Premier League được truyền hình phát sóng trên 212 vùng

lãnh thổ tới 730 triệu hộ gia đình và hơn 4,7 tỉ khán giả'”. Dé đạt được thành

công này, Premier League đã mở cửa cho các nhà đầu tư cũng như bãi bỏ giới

hạn cầu thủ cho môn thể thao này. Hàng tỷ đô la Mỹ đã được đồ vào các câu lạc

bộ, trung tâm huấn luyện dé tạo nên các trận dau hấp dẫn, thu hút bản quyền

<small>truyền hình, tiên bán vé, quảng cáo và vô vàn những nguôn thu khác.</small>

1.3.2. Giới thiệu nhà sản xuất chương trình bóng đá giải Ngoại hang

<small>Ngày 27 tháng 05 năm 1992, giải bóng đá Ngoại hạng Anh chính thức rađời. Premier League đã thành lập ra cơng ty trách nhiệm hữu hạn The FootballAssociation Premier League Ltd (FAPL) nghĩa là Hiệp hội bóng đá Giải ngoạihạng Anh. Chủ tịch hiện tai của FAPL là ông Richard Scudamore, tuy nhiên ông</small>

này đã tuyên bố sẽ từ chức vào cuối năm 2018 do vấn đề tuổi tác và sức khỏe.

<small>FAPL hiện nay được sở hữu bởi 20 câu lạc bộ thành viên của Premier League.</small>

Mỗi câu lạc bộ là một cổ đông tương đương với một phiếu mỗi khi biểu quyết về các van dé quan trọng của công ty như thay đổi quy tắc, hợp déng,... Mỗi câu lạc bộ là một cá thé độc lập, họ vẫn phải làm việc theo các quy tắc của Liên đoàn bóng đá Anh (FA), Liên đồn bóng đá châu Âu (UEFA) và Liên đồn bóng

đá thế giới (FIFA) cũng như tuân theo pháp luật của Anh và hệ thống pháp luật

chung. Các câu lạc bộ lựa chọn riêng ra một Chủ tịch, một Giám đốc Điều hành

và các thành viên Ban Giám đốc để giám sát các hoạt động của giải đấu. Liên đồn bóng đá Anh khơng trực tiếp tham gia vào việc điều hành Premier League,

nhưng có quyền phủ quyết với tư cách cổ đông đặc biệt trong việc lựa chọn Chủ

<small>tịch, Giám đôc Điêu hành và khi các luật mới được đưa ra áp dung cho giải dau.</small>

<small>!” Số liệu lay từ: 1431601.html</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>Premier League Productions (PLP) là một đội ngũ được thành lập trên co</small>

sở sự hợp tác giữa FAPL với công ty sản xuất thé thao quốc tế (Trans World

International viết tắc là IMG) nhằm sản xuất ra một loạt các nội dung của

Premier League bao gồm các chương trình studio trực tiếp, các chương trình tin

tức hàng ngày và lập trình tạp chí chất lượng cao được phân phối trên toàn thế

giới. Như vậy, FAPL là chủ sở hữu bản quyền của chương trình bóng đá giải

Ngoại hạng Anh đồng thời cũng có vai trị là NSX chương trình bóng đá giải

Ngoại hạng Anh ( từ đây viết tắt là NSX Premier League). Ở đây, IMG chỉ là nhà cung cấp, đối tác phối hợp sản xuất chương trình cho FAPL chứ không phải

chủ sở hữu quyền như FAPL. Premier League Productions sản xuất và phân

phối tất cả các chương trình quốc tế của Premier League bao gồm việc truyền phát tất cả 380 trận đấu tại Premier League, 7 chương trình tạp chí mỗi tuần và dịch vụ nội dung Premier League 24/7 cho một số đối tác phát sóng của FAPL

phát hành dưới dạng kênh đầy đủ. Ngồi ra Premier League Productions còn liên

lạc với từng câu lạc bộ tại Premier League dé giúp quản lý sản xuất tại chỗ cũng

như sản xuất toàn bộ chuỗi nội dung Premier League được phân phối trên toàn thế giới. Nick Moody, người đứng đầu PLP cho biết: “Công việc của chúng tôi

là cung cấp cho tất cả các đài truyén hình ở nước ngồi là những người được cấp phép với sự bao phủ của tất cả 380 trận đấu của Premier League.... Ngồi ra, chúng tơi cịn sản xuất một chương trình tạp chí hàng ngày và phân phối nội

<small>rosa z A ` A 18</small>

<small>dung có liên quan khác trên toàn cáu `.</small>

Từ lâu, doanh thu từ bản quyên truyền hình đã vượt xa doanh số bán vé và trở thành nguồn thu chính đối với Premier League. Khác với một số giải dau

châu Âu, bao gồm cả La Liga, trong đó từng câu lạc bộ tự bán bản quyền truyền hình với tư cách cá nhân, dẫn đến mức thu nhập cao chỉ tập trung vào những đội bóng lớn. Premier League bán quyền truyền hình của mình trên cơ sở tập thể (do FAPL thực hiện). Bản quyền truyền hình thường được NSX Premier League bán độc quyền theo vùng lãnh thổ trong ba mùa giải liên tiếp. Các đơn vị mua bản quyền này được phép truyền hình, phát sóng giải đấu trên tất cả các hạ

tầng mà minh có (cáp, vệ tinh, internet...) hoặc chia sẻ lại với các nhà cung cấp

<small>8 </small>

<small> ;</small>

<small>'° Giải bóng đá vơ địch quốc gia Tây Ban Nha</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

dịch vụ khác trong nước. Bên cạnh đó, NSX Premier League cũng tổ chức dau

thầu cho các đơn vị muốn phân phối lại các gói khơng độc quyền. Dé đảm bảo công bằng, NSX Premier League sẽ chia giải đấu ra 6 gói, viết tắt từ A đến F, tương ứng thời gian phát sóng khác nhau. Ví dụ, gói A gồm 23 trận thuộc một

<small>mùa giải được phát sóng vào 16h00 ngày Chủ nhật (theo giờ địa phương), gói D</small>

được phát sóng vào 17h30 thứ Bảy... Cùng với đó là các gói bản quyền đối với các video tình huống nơi bật của tất cả các trận đấu. Với tong cộng 380 trận mỗi

năm, Premier League chỉ có 154 trận đấu được truyền phát trực tiếp và 40% các

trận trong SỐ nay được coi là đỉnh cao. Các trận đấu còn lại sẽ được NSX Premier League truyền phát một cách thông thường sau khi trận đấu đã diễn ra. Để có qun truyền hình, phat sóng, các đài truyền hình trong khu vực và thé giới đều phải bỏ ra những khoản "kếch xù". Theo Bangkok Post, Công ty Cable

Thai Holding Ple đã phải bỏ ra hơn 190 triệu Bảng Anh dé sở hữu bản quyền tại <small>3 nước Thái Lan, Lào và Campuchia cho 3 mùa bóng 2013 - 2016. Tại</small>

HongKong (Trung Quốc) và Singapore, hai thị trường được các câu lạc bộ Anh ưa thích, các hãng cung cấp dich vụ cũng phải chi số tiền tăng thêm 150 đến 200

<small>triệu Bảng Anh so với trước cho 3 mùa bóng 2016 - 2019. Tuy nhiên, những nhà</small>

đài này cũng chăng thiệt thịi gì vì hồn tồn có khả năng thu hồi vốn từ các hệ

thống truyền hình trả tiền và các nhà tai trợ, quảng cáo... Xét về doanh thu bóng đá, đây là giải đấu đứng đầu thế giới, xếp thứ 2 về lợi nhuận chỉ sau giải

Bundesliga của Đức. Theo xếp hạng của Deloitte — một trong 4 cơng ty kiếm tốn hàng đầu thế giới, có tới 7 đại diện của Premier League nằm trong danh sách 20 câu lạc bộ giàu nhất thế giới, trong khi hiếm giải dau nao có quá 4 đội góp mặt tại đây. Theo danh sách của Forbes — Tạp chí hàng đầu về kinh doanh và doanh nhân trên thế giới, nhiều năm gần đây, Manchester United thường xuyên là đội bóng giá trị nhất thé giới”.

1.4. Bảo hộ quyền của nhà sản xuất chương trình bóng đá giải Ngoại <small>hạng Anh</small>

1.4.1. Khái niệm bảo hộ quyền của nhà sản xuất chương trình bóng đá

<small>giải Ngoại hạng Anh</small>

<small>NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh chính là những người đã</small>

đầu tư thời gian, tài chính, ... của mình để sản xuất ra được chương trình truyền hình. Do đó, họ có quyền và được hưởng các lợi ích hợp pháp từ chương trình

<small>99 https://kinhdoanh. vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/ngoai-hang-anh-kiem-3-ty-bang-truoc-gio-bong-lan-2865686.html</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

do mình sản xuất, được bảo hộ dé tránh khỏi các hành vi khai thác, sử dụng trải phép chương trình của mình nhằm mục đích thương mai,... Bên cạnh đó, trong q trình sản xuất chương trình, NSX có thé khai thác, sử dụng những tác pham của các tác giả khác để phục vụ cho chương trình của mình nên họ cũng có

nghĩa vụ bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật quốc gia và

pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền liên quan đối với các tác phẩm mà họ sử

Hệ thông pháp luật thé giới cũng như pháp luật Việt Nam chưa có khái

niệm thống nhất về quyền của NSX chương trình truyền hình trong đó có NSX

chương trình bóng đá giải Ngoại hang Anh. Tuy nhiên, theo tác giả có thé đưa ra <small>khái niệm về quyên này theo hai phương diện như sau:</small>

Thứ nhất, về chủ quan, đó là quyền nhân thân (nếu có) và quyền tài sản

của các tô chức, cá nhân thực hiện việc truyền đạt, chun tải tác phẩm là

chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh tới công chúng thông qua người biểu diễn, các tô chức sản xuat bản ghi âm, ghi hình và tổ chức phát sóng.

Thứ hai, về khách quan, đó là tong hợp các quy định pháp luật nhằm xác

định và bảo vệ các quyền nhân thân (nếu có) và quyền tài sản đối với những cá nhân, tô chức là chủ sở hữu quyền đối với chương trình bóng đá giải Ngoại hang Anh hoặc có quyền liên quan đến chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh.

Hiện nay, van đề bảo hộ quyền của NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh cũng chưa có một khái niệm rõ ràng nào. Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt thì bảo hộ nghĩa là “giúp đỡ, che chở”. Còn theo Số tay thuật ngữ pháp lý thơng dụng thì “bảo hộ nhà nước là các giải pháp bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ bằng pháp luật, chính sách mà mỗi quốc gia dành cho cơng dân hoặc các tơ chức, cá nhân nước ngồi đang hoạt động, cư trú tại quốc gia đó”. Như vậy, có thể hiểu bảo hộ quyền của NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh là việc giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền bằng cách đưa ra các

chính sách, quy định pháp luật nhằm công nhận và bảo vệ các quyền và lợi ích

<small>*! Nguyễn Như Ý (2010), Đại từ điển tiếng việt, Nxb Văn hố Thơng tin, Hà Nội</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

hợp pháp của các NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh đối với các thành quả lao động trí tuệ sáng tạo hoặc thành quả đầu tư của họ.

Việc bảo hộ quyền của NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh

chính là việc bảo hộ quyền liên quan nói chung bởi suy cho cùng, NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh cũng là một trong những chủ thể của quyền

liên quan. Tại Việt Nam, để bảo vệ quyền cho các chủ thê này cần có một hệ thống các quy định pháp lý đầy đủ. Trên cơ sở các quy định của văn bản có giá trị pháp lý cao nhất - Hiến pháp, các nhà lập pháp thể chế hóa cụ thé các quy

<small>định trong Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật SHTT, các luật chuyên ngành</small> có liên quan như Luật Báo chí, Luật Điện ảnh, Luật thé dục thé thao,... Tiếp đó là các Nghị định, Thơng tư hướng dẫn thi hành các đạo luật trên trong đó có lĩnh <small>vực quyên tác giả, quyên liên quan.</small>

1.4.2. Vai trò của việc bảo hộ quyên của nhà sản xuất chương trình bóng

<small>da giải Ngoại hạng Anh</small>

Điều 27 Tun ngơn quốc tế về nhân quyền đã ghi nhận: “Mọi người đều có quyền được bảo vệ các lợi ích về vật chất và tinh than là kết quả của bat kỳ

<small>sang tạo khoa học, văn học và nghệ thuật mà người đó là chủ sở hữu”. Đây có</small>

thé được coi là căn cứ giúp các NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh được bảo hộ các quyên và lợi ích hợp pháp của mình nhất là trong thời kỳ bùng nổ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển như vũ bão của công nghệ phát thanh, truyền hình ngày nay.

Bảo hộ quyền của NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh nói riêng và bảo hộ quyên tác giả, quyền liên quan nói chung có vai trị rất quan

<small>trọng đơi với đời sơng vật chat và tinh thân của xã hội:</small>

Thứ nhất, đây là cơ sở để tạo ra hành lang pháp lý ngăn chăn sự xâm

phạm các quyền của NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh. Những

quy phạm pháp luật này là công cụ hữu hiệu để bảo vệ thành quả lao động của NSX chương trình, cho phép NSX — chủ sở hữu gần như độc quyên khai thác, sử

dụng tác phẩm của mình dé bù đắp lại những nỗ lực, chi phí mà họ đã bỏ ra. Mặt

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

khác, do đặc thù của các chương trình truyền hình là NSX phải bỏ ra những chỉ phí lớn thậm chi là rất lớn nên khi có vi phạm đối với tác phẩm của họ thì thiệt hại cũng rất khó lường. Vì vậy, các quy định pháp luật này là cơ sở để ngăn chặn va đưa ra các hình thức xử lý đối với các chủ thé có hành vi xâm phạm quyên và

<small>lợi ích hợp pháp của NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh. Từ đó,</small> tạo nên sự cân bang lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền tác <small>giả, qun liên quan nói chung.</small>

Thứ hai, khuyến khích hoạt động sáng tạo của người sáng tạo, hay nói

cách khác là khuyến khích sự sáng tạo trong cộng đồng. Bảo hộ quyền của NSX

chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh đóng vai trị rất lớn trong việc khiến

cho các NSX phải có ý thức trách nhiệm sáng tạo, sản xuất ra các tác phâm có

chất lượng về nội dung và có tính thâm mỹ về hình thức. Nếu pháp luật không

thê bảo hộ được quyền cho các NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh

dẫn tới tác pham của họ có thé bị sao chép, khai thác trái phép mà tác giả khơng thé làm gi thì lúc đó NSX sẽ khơng cịn động lực để sáng tạo và khơng muốn

đầu tư kinh phí dé cho ra đời những tác phẩm có giá trị.

Thứ ba, tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư và thúc

day sự phát triển kinh tế — xã hội. Dé có thể hội nhập kinh tế thế giới, thu hút chun giao cơng nghệ và vốn đầu tư nước ngồi thì việc tạo dựng một mơi

trường cạnh tranh lành mạnh và yếu t6 vô cùng quan trọng cho bất cứ quốc gia nào. Riêng tại Việt Nam, việc tăng cường bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp

cho NSX chương trình bóng đá giải Ngoại hạng Anh vừa góp phan tạo ra môi

trường cạnh tranh lành mạnh vừa tạo niềm tin cho các NSX trong nước cũng

như nước ngoài sẵn sàng đầu tư cho các dự án, các tác phẩm sáng tạo có giá trị lớn tại Việt Nam. Qua đó cũng góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã

<small>hội, tạo ra thêm việc làm và thu nhập cho các tô chức, cá nhân trong nước.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

CHƯƠNG 2. QUYEN CUA NHÀ SAN XUẤT CHUONG TRÌNH BONG ĐÁ GIẢI NGOẠI HANG ANH THEO QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT QUOC TE

Khơng chi là “món ăn tinh thần” thiết yếu của con người, sự phat triển

như vũ bão của khoa học công nghệ đã đưa các chương trình bóng đá trên thế

<small>giới nói chung và bóng đá Anh nói riêng trở thành một ngành cơng nghiệp mang</small>

lại những giá trị vật chất không lồ cho nhân loại. Vì có quy mơ rộng và tầm ảnh hưởng sâu sắc nên các quyền và lợi ích của các NSX chương trình bóng đá cũng

ln bị trở thành tâm điểm hướng tới của các hành vi vi phạm gây ra nhiều hậu

quả nghiêm trọng đối với chủ thể sở hữu quyền này. Mặc dù vấn đề bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đã được pháp luật quốc tế chú ý từ thế kỷ thứ

XIX. Hệ thống pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền tác giả, quyên liên quan được hình thành từ lâu và có những sự phát triển nhất định. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về quyền và

việc bảo hộ quyền đối với các NSX chương trình truyền hình, trong đó có NSX

<small>Premier League.</small>

Tại các nước phát triển hầu như đều có đạo luật riêng bảo hộ cho các van đề đối với ban ghi hình va NSX bản ghi hình trước khi quan tâm tới bảo hộ ban ghi âm hay NSX bản ghi âm do sự phát triển sớm của ngành cơng nghiệp điện

ảnh. Bản ghi hình thường nằm ngoài phạm vi của đối tượng bảo hộ trong các

ĐUỢQT và pháp luật của nhiều quốc gia. Do đó, các van dé về quyền liên quan trong đó có việc bảo hộ quyền của NSX Premier League trong pháp luật quốc tế chủ yêu dé cập tới bản ghi âm và chương trình phát sóng. Các DUQT tiêu biểu bao gồm: Công ước Rome 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tơ chức phát sóng; Cơng ước Geneva 1971 về bảo hộ các nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép trái phép; Công ước Brussel 1974 liên quan đến việc phân phối các tín hiệu mang chương trình được truyền qua vệ tinh;

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) và Hiệp định WPPT của WIPO năm 1996 về bảo hộ sản phẩm ghi âm <small>và trình diễn.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

2.1. Các nguyên tắc bảo hộ

Thứ nhất, nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment viết tắt là NT).

Đối xử quốc gia là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong các

DUQT về quyền SHTT. Tại Điều 2.1 Công ước Rome 1961, Điều 4 chương I

Hiệp ước WPPT 1996, Điều 3 Hiệp định TRIPs đều đã đề cập trực tiếp tới

nguyên tắc đối xử quốc gia. Theo đó, nguyên tắc đối xử quốc gia nhằm bảo đảm cho quyền lợi của công dân, tổ chức của quốc gia đã ký kết ĐƯQT này được bảo hộ, không bị phân biệt đối xử theo bat cứ hình thức nao tại quốc gia ký kết khác, trong đó bao gồm cả việc bảo hộ quyền của NSX Premier League.

Tuy vậy, việc bảo hộ theo nguyên tắc đối xử quốc gia trong đa số các

DUOQT thường có những ngoại lệ riêng dẫn đến quyền của NSX Premier League

sẽ không được bảo hộ trong mọi trường hợp. Cu thé:

Công ước Rome có quy định tại Điều 2.2: “Đối xử quốc gia phải tuân thủ sự bảo hộ đã được bảo đảm một cách cụ thể, tuân thủ các diéu hạn chế quy định cụ thể trong Công ước này”. Điều 15 Công ước này cho phép nước thành viên được quy định các ngoại lệ đôi với sự bảo hộ theo Công ước đối với việc sử

dụng cá nhân, sử dụng các trích dẫn ngắn nhằm mục đích đưa tin thời sự, ghi âm tạm thời do một tô chức phát sóng thực hiện băng các phương tiện riêng phục

vụ buổi phát sóng của chính họ và sử dụng chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và giảng dạy. Bên cạnh Công ước Rome 1961, Hiệp định TRIPs cũng đề cập tới các ngoại lệ tại Điều 3. Ngoại lệ này được quy định trong “Công ước Paris (1967), Công ước Berne (1971), Công ước Rome hoặc Hiệp ước về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mạch tích hợp `. Các thành viên chỉ có thé sử dụng các ngoại lệ tại Điều 3 Hiệp định này khi cho các vấn đề liên quan đến thủ tục xét xử và hành chính, ké cả việc chỉ định địa chỉ liên lạc hoặc cử đại diện tại lãnh thổ thuộc thâm quyền của một thành viên, khi những ngoại lệ đó là cần thiết dé đảm

bảo thi hành đúng những luật và quy định không mâu thuẫn với các quy định

của Hiệp định và khi việc đó khơng được thực hiện theo cách có thé các hoạt động đó khơng tạo ra một sự hạn chế trá hình trong thương mại. Hiệp ước WPPT năm 1996 đưa ra ngoại lệ tại Điều 4.2 cho phép các nước thành viên có

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

thé miễn trừ nghĩa vụ đối xử quốc gia khi các bên kí kết cố tình lợi dụng những bảo lưu được phép về quyền được hưởng thù lao từ việc phát sóng và truvén đạt tới công chúng theo Điều 15 Hiệp ước này.

Công ước Geneva 1971 hay Công ước Brussels 1974 đều không đề cập trực tiếp tới nguyên tắc đối xử quốc gia. Mặc dù vậy, Điều 2 Cơng ước Geneva có khang định: “M6i quốc gia ký kết sẽ bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm là công dân của các quốc gia ky kết khác chống lại việc làm bản sao mà không được sự đồng ý của nhà sản xuất bản ghi âm do và chống lại việc nhập khẩu các bản sao đó, với điều kiện là việc làm bản sao hoặc nhập khẩu đó là nhằm mục đích phân phối tới công chúng, và chống lại việc phân phối các bản sao đó tới cơng chúng ”. Điều 2.1 Công ước Brussels 1974 cũng dé cập như sau: “Mối Quốc gia ky kết cam kết tiễn hành các biện pháp thích đáng dé ngăn chặn việc phân phối bat kỳ tín hiệu mang chương trình nào trên hoặc từ lãnh thổ nước mình của bat kỳ nhà phân phối nào mà các tin hiệu đã được phát đến hoặc qua vệ tỉnh là không chủ định dành cho họ. Nghĩa vụ này được áp dụng trong trường hop to chức gốc mang quốc tịch của Quốc gia ký kết khác và đối với tín hiệu được phân

phối là tín hiệu đã mã hố”. Như vậy, hai Cơng ước này đã xác định và buộc

các quốc gia quy định sự bảo hộ chống lại các hành vi bất hợp pháp. Không hạn chế việc bảo hộ đối với người nước ngoài theo các DUQT hoặc pháp luật quốc

Thứ hai, nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nations viết tat là <small>MEN)</small>

Tối huệ quốc là một nguyên tắc chung quan trọng của pháp luật quốc tế.

Tuy vậy trong các DUQT có liên quan đến việc bảo hộ quyền của NSX Premier League mà luận văn đề cập tới thì chỉ Hiệp định TRIPs áp dụng nguyên tắc này.

Điều 4 Hiệp định TRIPs quy định: “Bắt kỳ một sự thuận lợi, ưu đãi, đặc quyền

hoặc miễn trừ nào được một Thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác thì lập tức và vơ diéu kiện phải được dành cho công dân của tat cả các Thành viên khác ”. Theo đó, néu một nước thành viên của Hiệp định TRIPs dành

<small>cho một nước thứ ba bât kỳ sự thuận lợi, ưu đãi, đặc quyên hoặc miễn trừ nào</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

liên quan đến việc bảo hộ quyền của NSX Premier League thì nước này cũng sẽ phải dành những thuận lợi, ưu đãi, đặc quyền hoặc miễn trừ đó cho tất cả các nước thành viên khác của Hiệp định, bất ké là nước thứ ba đó có phải là thành

<small>viên của Hiệp định hay khơng.</small>

Bên cạnh những thuận lợi, ưu đãi, nguyên tắc tối huệ quốc trong Hiệp định TRIPs cũng quy định các ngoại lệ cho việc áp dụng tại Điều 4. Theo đó,

một quốc gia khi dành sự ưu đãi, miễn trừ cho quốc gia thành viên này không

buộc phải trao những đặc quyền này cho các thành viên khác khi những đặc

quyền đó thuộc một trong các trường hợp sau :

“a) Phát sinh từ các thoả thuận quốc tế vé trợ giúp tư pháp hoặc thực thi luật có tính chất chung và không giới hạn cụ thể cho bảo hộ sở hữu trí tuệ;

b) Được cấp theo các quy định của Công uéc Berne (1971) hoặc Công ước

Rome, cho phép dành sự đối xử không theo sự đối xử công dân mà theo sự đối

<small>xử do một nước khác dành cho;</small>

c) Liên quan đến các quyên không được quy định theo Thoả thuận này của những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tô chức phát thanh truyền hình;

d) Phát sinh từ những thoả thuận quốc tế liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ đã

có hiệu lực trước khi Thoả thuận WTO có hiệu lực, với điều kiện là các thoả thuận đó được thơng báo cho Hội đồng TRIPs và không tạo nên sự phân biệt doi

<small>xử tuỳ tiện hoặc khơng chính dang doi với công dan cua các Thanh viên khác ”.</small> Việc ghi nhận nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc trong bảo hộ quyền SHTT được đánh giá là một bước phát triển lớn của Hiệp định TRIPs vì trước đó, chưa có bat kì một DUQT đa phương nào về SHTT đề cập đến nguyên tắc này”.

Thứ ba, nguyên tắc bảo hộ tối thiểu

Mặc dù chưa được quy định thành một mục cụ thé về nguyên tắc tại các

DUQT nhưng bảo hộ tối thiêu vẫn là nguyên tắc quan trọng xuyên suốt toàn bộ

<small>?2 class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

các van dé về quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và bảo hộ quyền của NSX Premier League nói riêng. Nguyên tắc này biểu hiện ở việc DUQT đưa ra các quy định ở mức tối thiểu về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan dẫn đến các quốc gia thành viên chỉ có thé thực hiện việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại quốc gia mình ở mức độ bằng hoặc lớn hơn quy định tối thiểu trong

DUOQT đó và đương nhiên việc bảo hộ đó khơng được mâu thuẫn với các DUQT

khác mà quốc gia này đã tham gia. Như vậy, các quốc gia khi trở thành thành viên DUQT có liên quan đến việc bảo hộ quyền của NSX Premier League sẽ buộc phải tuân theo quy định bảo hộ tối thiểu của DUQT đó. Ví dụ, quy định về thời han bảo hộ tối thiểu tại Điều 14 Công ước Rome 1961, Điều 17 Hiệp ước WPPT 1996. Hay quy định quyền tối thiểu của các tổ chức phát sóng tại Điều 13

<small>cua Cơng ước Rome 196].,...</small>

Ngồi ra, da phần các DUQT đều có ghi nhận về các han chế, ngoại lệ

trong việc bảo hộ các quyền liên quan, trong đó có việc bảo hộ quyền của NSX Premier League. Như tại Điều 15 Công ước Rome, Điều 16 Hiệp ước WPPT,

Điều 6 Công ước Geneva 1971. Thông qua việc quy định những hạn chế, ngoại lệ này, các DUQT đã hạn chế phan nào quyền của các NSX Premier League cũng như quyền của các chủ thể có quyền khác nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng

quyền SHTT bởi những chủ thể nắm giữ quyền này, tạo điều kiện phố biến các <small>giá tri nghệ thuật, phục vụ nghiên cứu và giảng dạy và ngăn chặn các hành vi</small>

cản trở hoạt động thương mại bất hợp lý. Từ đó, giữ vững sự cân bằng về lợi ích giữa các chủ thé của quyên tac giả, quyền liên quan nói chung và NSX Premier

<small>League nói riêng với lợi ích xã hội của qc gia.</small>

<small>2.2. Căn cứ xác lập và điêu kiện bao hộThứ nhât, căn cứ xác lập quyên</small>

Thông thường, quyên tác giả, quyền liên quan nói chung và quyền của

<small>NSX Premier League nói riêng được thừa nhận một cách đương nhiên. Theo đó,</small>

các quyền của NSX Premier League phát sinh ngay sau khi tác phẩm được định hình trên một hình thức vật chất nhất định. Việc được hưởng quyên này không yêu cầu NSX Premier League phải thực hiện bất kỳ thủ tục hình thức nào như

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

đăng ky bảo hộ hoặc các thủ tục tương tự như Điều 20 Hiệp ước WPPT đã ghi nhận: “Việc hưởng và thực hiện các quyên được quy định trong Hiệp ước này sẽ không yêu cau bat kỳ thủ tục hình thức nao”. Tuy vậy, Điều 11 Cơng ước Rome 1961 và Điều 5 Cơng ước Geneva 1971 vẫn có một số quy định tương tự nhau liên quan đến thủ tục làm căn cứ xác lập quyền nếu chương trình có bản ghi âm: “Nếu, một quốc gia kỷ kết, theo pháp luật quốc gia của mình, yêu cẩu tuân thủ cácthủ tục hình thức với tư cách là điễu kiện cho việc bảo hộ nhà sản xuất ban

ghỉ âm, các thủ tục hình thức này được coi là đã hoàn tất nếu tất cả các bản

sao được phép của bản ghi âm được phân phối tới công chúng hoặc bao gói của

chúng mang dấu hiệu có biểu tượng (P), cùng với năm cơng bố lan dau, được

trình bày theo cách thức nhằm tạo ra một dấu hiệu hợp lý chỉ rõ về yêu cau bảo

hộ; và nếu các bản sao hoặc bao gói của chúng khơng chỉ rõ nhà sản xuất,

người thừa kế hợp pháp hoặc người được cấp li-xăng độc quyên (bằng việc dua tên, nhãn hiệu hàng hoá hoặc các chỉ dan phù hợp khác), dau hiệu cũng có thé gơm tên của nhà sản xuất, người thừa kế hợp pháp hoặc người được cấp li-xăng

<small>độc quyên ”.</small>

<small>Thông thường, NSX Premier League sẽ bán lại các chương trình của mình</small>

cho các nhà dai trong nước và nước ngồi dé truyền tải tới cơng chúng. Vì vậy, căn cứ tối quan trọng để xác lập quyền của NSX Premier League chính là các hợp đồng chuyển giao quyên tac giả, quyền liên quan. Theo đó, quyền được chuyên giao trong hợp đồng đến đâu thì phạm vi bảo hộ quyền sẽ phat sinh đến

Thứ hai, điều kiện bảo hộ

Đa phan các ĐƯQT khi bảo hộ quyên tác giả, quyền liên quan đều có quy định về điều kiện bảo hộ. Do đó, NSX Premier League muốn được bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp cũng phải đáp ứng các điều kiện về bảo hộ theo các ĐUỢQT. Ví dụ: Theo Điều 5.1 Cơng ước Rome 1961, chế độ đối xử quốc gia quy

<small>định trong Công ước sẽ được áp dụng khi NSX bản ghi âm đáp ứng được mộttrong các điều kiện sau:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small>“a) Nhà sản xuát bản ghi âm là một cơng dân của một nước thành viên khác</small>

Cịn theo Điều 6.1 Công ước Rome 1961, mỗi nước thành viên sẽ dành sự đối xử quốc gia cho tô chức phát sóng nếu một trong hai điều kiện sau đây được

Tuy nhiên, tại Điều 5.3, Điều 6.2 và Điều 17 Công ước Rome 1961 cho

phép bảo lưu điều kiện công bồ và định hình thơng qua việc gửi một thơng báo cho Tổng thư ký Liên Hợp quốc. Điều này đã góp phần mở rộng phạm vi tham gia Cơng ước của các quốc gia. Trong khi đó, Điều 7.4 Cơng ước Geneva lại cho

phép quốc gia ký kết có thé lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn quốc tịch của NSX ban ghi âm hoặc áp dụng tiêu chuẩn nơi ghi âm lần đầu. Có thé thay rằng Cơng ước Rome đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn để NSX bản ghi âm có cơ hội được bảo hộ hơn

so với Cơng ước Geneva. Ngoài ra, Hiệp ước WPPT 1996 cũng đưa ra điều kiện bảo hộ tại Điều 3 đối với công dân của Các Bên ký kết khác như sau: “Công dan của Các Bên kỷ kết khác được hiểu là những người biểu diễn hoặc những nhà sản xuất bản ghi âm của nước đó sẽ đủ tiêu chuẩn bảo hộ được Công ước Rome quy định, nếu tất cả Các Bên kỷ kết trong Hiệp ước này là các Quốc gia Thành viên của Cơng ước đó. Về tiêu chuẩn bảo hộ, Bên kỷ kết sẽ áp dụng các định nghĩa thích hợp tai Diéu 2 của Hiệp ước nay”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

2.3. Các quyền cơ bản được bảo hộ

Các DUQT về đa phần đều có quy định về các quyền co bản được bảo hộ của các chủ thể quyền liên quan trong đó có quyền và nghĩa vụ của NSX Premier League. Trong các ĐƯỢT có liên quan quyền cơ bản của NSX Premier League cũng được xem xét dựa trên đặc thù bao gồm cả đối tượng là bản ghi

<small>âm, ghi hình và chương trình phát sóng như sau:</small>

Thứ nhất, quyền được hưởng thù lao

Theo Điều 12 Công ước Rome 1961 và Điều 15.1 Hiệp ước WPPT 1996, có quy định liên quan đến việc NSX Premier League được quyền tương xứng từ việc sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các bản ghi âm đã được cơng bố nhằm mục đích thương mại dé phat sóng hoặc dé truyền đạt băng bat kỳ hình thức nao tới cơng chúng. Tuy nhiên, Điều 16.1 Công ước Rome cho phép việc thực thi quyền hưởng thù lao của NSX này có thể bị các quốc gia thành viên hạn chế hay loại trừ vào bất kỳ thời điểm nào bằng việc gửi thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, Điều 15.3 Hiệp ước WPPT 1996 cũng cho phép các quốc gia thành viên áp dụng trong một số trường hợp nhất định, hạn chế hoặc không áp dụng quyền được hưởng thù lao: “bat kỳ Bên ký kết nào cũng có thé, trong

thơng bdo gửi Tổng Giảm đốc của WIPO, tuyên bố rằng nước mình sẽ chỉ áp

dung các quy định của Khoản (1) trong một số trường hợp sử dụng nhất định,

hoặc tun bơ rằng nước mình sẽ hạn chế việc áp dung các quy định do theo

một số cách thức khác, hoặc tuyên bố rằng nước mình sẽ không áp dung tat cả

<small>các quy định này ”.</small>

Thứ hai, quyền sao chép

Liên quan đến bản ghi âm, về cơ bản, Điều 14.2 Hiệp định TRIPs và Điều 10 Công ước Rome 1961 có quy định tương tự về quyền sao chép như sau: “Các nhà sản xuất bản ghi âm được hưởng quyên uỷ thác hoặc cấm sao chép trực tiếp

hoặc gián tiếp các bản ghi âm của họ ””. như này được kế thừa tại Điều 11Hiép ước WPPT 1996 nhằm cho phép quyền sao chép của NSX cũng được áp dụng

<small>3 Điều 10 Công ước Rome 1961</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

day đủ trong môi trường kỹ thuật số: “Nhà sản xuất bản ghi âm được hưởng độc quyền cho phép sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm của họ trong bất ki cách thức hoặc hình thức nào”. Điều 2 Cơng ước Geneva 1971 du không quy định riêng nhưng cũng cho thấy quyền sao chép bản ghi âm của NSX: “Mỗi quốc gia ky kết sẽ bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm là công dân của các quốc gia ký kết khác chống lại việc làm bản sao mà không được sự đồng ý của nhà sản xuất bản ghi âm do và chống lại việc nhập khẩu các bản sao đó, với diéu kiện là

việc làm bản sao hoặc nhập khẩu đó là nhằm mục dich phân phối tới cơng

chúng, và chong lại việc phân phối các bản sao đó tới công chúng”. Cả bôn DUOQT nêu trên đều ghi nhận quyền sao chép của NSX bản ghi âm nói chung và

<small>NSX Premier League nói riêng. Tuy nhiên, chỉ ở Cơng ước Geneva 1971 mới có</small>

quy định về quyền cho phép biểu diễn các bản ghi âm và không dứt khoát ngăn cắm việc phân phối hay nhập khẩu những bản sao ghi âm trái phép.

Liên quan đến phát sóng, quyền sao chép của tổ chức phát sóng trong đó có NSX Premier League được ghi nhận tại Điều 13 Cơng ước Rome 1961. Theo

đó, NSX Premier League được bảo hộ quyên sao chép đối với các bản định hình của các budi phát sóng của họ, khơng có sự thoả thuận hoặc các bản định hình các buổi phát sóng của họ thực hiện theo quy định liên quan đến các ngoại lệ được Công ước cho phép như: sử dụng cá nhân, sử dụng các trích dẫn ngắn

nhằm dua tin thời su’’,... nhưng khơng phục vụ mục đích khác với mục đích đã <small>nêu trong các quy định đó. Bên cạnh Cơng ước Rome 1961, Hiệp định TRIPs</small>

cũng có quy định về quyền sao chép có liên quan đến NSX Premier League tại Điều 14.3 như sau: “Các t6 chức phát thanh truyén hình phải được quyền cam các hành vi sau đây nếu thực hiện mà không được họ cho phép: ghi, sao chép bản ghi và phát lại qua phương tiện vơ tuyến các chương trình phát cũng như truyền đạt tới công chúng các chương trình truyền hình của chỉnh các chương

<small>trình phát đó `.</small>

Thứ ba, quyền cho thuê thương mại đối với bản ghi âm

<small>3 Điều 15 Công ước Rome 1961</small>

</div>

×