Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Qltv quản lý thư viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 33 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>1.</b><small> </small><b> Mô tả bài toán</b>

Hệ thống quản lý dữ liệu thư viện của một trường đại học là một tài sản quý báu đối với nhà trường cũng như sinh viên. Chương trình quản lý này được xây dựng cho hai đối tượng người dùng là nhân viên thư viện và người quản lý với các quyền khác nhau. Với quyền truy cập và chức năng khác nhau, người dùng có thể tận dụng các tính năng cơ bản và mở rộng của hệ thống này để tối ưu hóa trải nghiệm thư viện. Đối với người quản lý, họ có quyền truy cập vào các chức năng quản lý doanh thu, quản lý nhân viên thư viện. Còn đối với nhân viên thư viện, họ sẽ có quyền truy cập vào các chức năng như quản lý mượn sách,…

Những cá nhân làm việc tại thư viện được ghi nhận và quản lý thông tin cá nhân của họ trong hệ thống. Mỗi nhân viên sẽ được phân biệt thông qua một mã nhân viên duy nhất, giúp dễ dàng xác định và theo dõi các thông tin liên quan đến họ. Thông tin chi tiết về nhân viên thư viện bao gồm mã nhân viên, họ và tên, ngày sinh, giới tính, cơng việc, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên lạc, email, mã tổ và ngày bắt đầu làm việc tại thư viện. Việc lưu trữ và quản lý thông tin này giúp hệ thống thư viện duyệt đơn mượn sách, theo dõi hoạt động của nhân viên, và cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn cho độc giả. Nhân viên thư viện sẽ được phân các công việc khác nhau với các thông tin như mã công việc, tên cơng việc và lương được nhận của mình.

Ngồi ra, mỗi nhân viên trong thư viện được phân vào một tổ công việc cụ thể, và các tổ này được phân biệt bằng một mã tổ riêng. Đứng đầu mỗi tổ là một tổ trưởng, tổ trưởng có trách nhiệm quản lý và giám sát các nhân viên trong tổ. Mã tổ trưởng cũng chính là mã nhân viên của tổ trưởng đó. Thơng tin chi tiết bao gồm mã tổ, tên tổ và mã tổ trưởng.

Người quản lý cung cấp cho mỗi nhân viên một tài khoản quản lý riêng bao gồm username và password độc lập , được định danh bằng mã nhân viên để đảm bảo tính duy nhất.

Thơng tin về mỗi cuốn sách tài liệu bao gồm mã tài liệu, tên của tài liệu, mã tác giả, mã nhà xuất bản, mã thể loại hoặc danh mục sách, năm xuất bản, mã loại ngôn

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ngữ, giá bìa, số lượng tổng, số lượng sách tồn kho hiện có, mã nhà cung cấp và vị trí cụ thể của cuốn sách trong thư viện để dễ dàng nhận biết và tra cứu.

Sau khi có mã cho từng loại tài liệu, tiến hành sắp xếp tài liệu vào các tủ tài liệu tương ứng. Ví dụ, sách được đặt trong tủ sách, báo và tạp chí trong tủ báo, tài liệu tham khảo trong tủ tài liệu tham khảo, và còn nhiều tủ khác dành cho các loại tài liệu khác. Các tủ tài liệu lại được phân chia thành các tủ để sắp xếp tài liệu theo từng ngành/khoa cụ thể để dễ dàng tiếp cận và sử dụng cho người đọc và nghiên cứu.

Để tạo tính tổ chức và khả năng tra cứu dễ dàng cho người đọc, thông tin về tác giả, nhà xuất bản và ngôn ngữ cụ thể của mỗi tài liệu nên được phân biệt và quản lý thông qua mã số riêng biệt cho từng phần: mã tác giả, mã nhà xuất bản và mã ngôn ngữ. Hơn nữa, cần cung cấp thông tin chi tiết về tên và các ghi chú liên quan đến mỗi tác giả, nhà xuất bản và ngôn ngữ để giúp người đọc tìm kiếm dễ dàng hơn.

Để hiệu quả trong việc quản lý tài liệu trong thư viện, cần có thơng tin chi tiết về các nhà cung cấp cùng với các phiếu nhập tài liệu để đảm bảo theo dõi chính xác số lượng tài liệu có sẵn. Mỗi nhà cung cấp có thể cung cấp nhiều loại tài liệu, và một loại tài liệu cũng có thể được cung cấp từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Để phân biệt giữa các nhà cung cấp, mỗi nhà cung cấp được gắn với một mã nhà cung cấp riêng. Thông tin khác bao gồm tên nhà cung cấp, địa chỉ và số điện thoại của họ để có thể liên hệ và theo dõi tình trạng cung cấp.

Các phiếu nhập tài liệu cũng cần được quản lý một cách cẩn thận, với mỗi phiếu nhập được gắn với một mã phiếu nhập duy nhất. Trong mỗi phiếu nhập, cần chứa thông tin về mã tài liệu, mã nhà cung cấp, mã nhân viên thực hiện việc nhập, ngày nhập, và số lượng tài liệu nhập vào. Điều này giúp trong việc kiểm tra và theo dõi tình trạng tài liệu có trong thư viện một cách hiệu quả.

Độc giả đến mượn sách có thể chia làm 2 nhóm: sinh viên và giảng viên. Các nhóm độc giả phân biệt với nhau bằng mã nhóm độc giả. Mỗi độc giả có các thông tin như mã độc giả, họ tên, số điện thoại, mã loại độc giả.

Mỗi khi độc giả muốn mang sách về thì thư viện sẽ tạo phiếu mượn để độc giả có thể mượn. Các phiếu mượn được phân biệt với nhau qua mã phiếu mượn trả, mỗi

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

phiếu mượn gồm các thông tin như mã phiếu mượn trả, mã độc giả, mã tài liệu, ngày mượn, ngày trả, mã nhân viên cho mượn và ghi chú của phiếu mượn để xác định xem tài liệu đã được mượn hay đã được trả hoặc có bất kỳ các sự cố nào không.

Trường hợp độc giả trả muộn, làm hư hại hoặc làm mất tài liệu thì thư viện sẽ tạo một phiếu phạt để phạt độc giả. Các phiếu phạt được phân biệt với nhau bằng mã phiếu phạt, các thơng tin cịn lại bao gồm mã phiếu mượn trả, mức phạt, ngày lập phiếu và các ghi chú cho phiếu phạt.

<b>1.2 Nghiệp vụ của bài toán</b>

Thư viện là nơi để sinh viên và giảng viên của trường lui tới để tìm kiếm tài liệu và sách để hỗ trợ cho việc học và nghiên cứu. Nó liên quan tới việc quản lý nhân viên thư viện, quản lý sách, quản lý doanh thu và điều hành thư viện. Nhân viên thư viện là người tiếp xúc và hỗ trợ độc giả trong suốt thời gian họ ở thư viện. Vì vậy chúng ta cần xây dựng tài liệu đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên thư viện về quá trình tác nghiệp, cách ứng xử và xử lý tình huống,…

- Quản lý nhân viên thư viện:

Khi tuyển dụng nhân sự, thư viện cần đưa ra các yêu cầu cũng như các điều kiện (ví dụ: không đi trễ quá số buổi quy định, xin nghỉ trước số ngày quy định, …) mà nhân sự đồng ý trong suốt quá trình làm việc. Thư viện cần chi trả cho nhân sự mức lương hợp lý. Nhân viên thư viện đã được tuyển dụng sẽ trải qua đợt đào tạo về nghiệp vụ, quy trình ở vị trí của bản thân. Người quản lý cần theo dõi và quan sát các nhân sự của mình, chỉ ra những điểm cịn thiếu sót để nhân sự khắc phục và lời khen cho những điểm tốt của nhân sự để nhân sự lấy đó làm động lực

- Quy trình thực hiện khi có người mượn sách:

Đầu tiên, khi có độc giả muốn mượn sách thì nhân viên thư viện bấm tạo thẻ mượn trên chương trình. Tiếp theo nhân viên thư viện sẽ tìm kiếm xem sách mà bạn đọc muốn có thể cho mượn được hay khơng. Sau đó, nhân viên thư viện sẽ mượn thẻ sinh viên hoặc thẻ giảng viên có thể nhập mã độc giả vào hệ thống. Cuối cùng, nhân viên thư viện lưu lại thẻ mượn để sau này có thể đối chiếu lại khi độc giả trả sách hoặc xảy ra sự cố. Sau đó, bạn đọc có thể mang sách về nhà.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Quản lý tài liệu thư viện:

Quản lý tài liệu bắt đầu bằng việc xác định nhu cầu thư viện dựa trên đánh giá của giảng viên và sinh viên. Sau đó, kế hoạch mua sắm tài liệu và tài sản khác được lập ra, cùng với việc thực hiện quá trình mua sắm từ các nhà cung cấp uy tín. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu và tìm kiếm tài liệu. Cuối cùng, quá trình kiểm tra hàng thường xuyên đảm bảo rằng tất cả tài liệu và tài sản trong thư viện được quản lý một cách chặt chẽ.

Điều hành thư viện:

Giai đoạn cuối cùng và quan trọng nhất. Tại đây, dịch vụ khách hàng là ưu tiên hàng đầu, với việc cung cấp hỗ trợ cho giảng viên và sinh viên. Quản lý mượn trả sách, bảo trì hệ thống thơng tin thư viện, tích hợp cơng nghệ mới, liên kết với giảng viên và sinh viên, và thực hiện các chương trình và hoạt động thư viện là những hoạt động thường xuyên trong giai đoạn này. Cuối cùng, theo dõi và đánh giá sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng học đường.

<b>1.3 Mô tả chức năng thuật toán1.3.1 Quản lý hệ thống</b>

- Quản lý Người Dùng:

<small>· </small>Thêm, sửa, và xóa người dùng.

<small>· </small>Phân quyền truy cập cho người dùng.

<small>· </small>Thay Đổi Mật Khẩu: Cho phép người dùng thay đổi mật khẩu của họ.

<small>· </small>Đăng Nhập: Cung cấp giao diện đăng nhập an toàn.

- Sao Lưu Và Phục Hồi Dữ Liệu: Hỗ trợ sao lưu và phục hồi dữ liệu quan trọng.

<b>1.3.2 Quản lý độc giả</b>

- Thêm độc giả: Cho phép thêm thông tin của người đọc mới vào hệ thống. Thông tin bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, email, và thông tin cá nhân khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>· </small>Sửa thông tin độc giả: Cho phép cập nhật thông tin cá nhân của độc giả,

chẳng hạn như địa chỉ, số điện thoại, hoặc thay đổi thông tin liên hệ.

- Xóa độc giả: Cho phép xóa tài khoản của độc giả khỏi hệ thống. Trước khi xóa, hệ thống thường cung cấp một quy trình xác nhận để đảm bảo tính chính xác và tránh việc xóa nhầm.

- Tìm kiếm và xem thơng tin độc giả: Cho phép tìm kiếm độc giả dựa trên tiêu chí như tên, số điện thoại, email hoặc các thông tin cá nhân khác. Người quản lý có thể xem chi tiết thông tin của mỗi độc giả.

- Ghi chú và lịch sử mượn/trả sách: Ghi chú các ghi chú liên quan đến hoạt động mượn/trả sách của độc giả. Lịch sử mượn/trả sách cũng được lưu trữ để theo dõi hoạt động của độc giả trong quá khứ.

<b>1.3.3 Quản lý mượn trả tài liệuQuản lý mượn tài liệu: </b>

Xử lý yêu cầu mượn: Chức năng này cho phép thư viện xử lý yêu cầu mượn sách từ độc giả. Người quản lý thường phải kiểm tra tính khả dụng của tài liệu và xác nhận yêu cầu mượn.

Lập phiếu mượn: Cho phép tạo phiếu mượn để ghi nhận thông tin về việc mượn tài liệu, bao gồm thông tin độc giả, danh sách tài liệu mượn, ngày mượn và ngày hạn trả.

Sửa phiếu mượn: Cung cấp khả năng chỉnh sửa thông tin trong phiếu mượn, chẳng hạn như thêm hoặc xóa tài liệu từ phiếu mượn hoặc điều chỉnh ngày hạn trả. Xóa phiếu mượn: Cho phép xóa phiếu mượn nếu cần thiết, ví dụ như khi có sự cố hoặc khi độc giả hủy yêu cầu mượn.

<b>Quản lý trả tài liệu:</b>

Xử lý yêu cầu trả: Cho phép thư viện xử lý yêu cầu trả tài liệu từ độc giả. Người quản lý thường kiểm tra tài liệu được trả và xác nhận thông tin.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Cập nhật phiếu mượn trả: Cập nhật thông tin phiếu mượn trả sau khi độc giả đã trả tài liệu, bao gồm ngày trả, kiểm tra tình trạng tài liệu và tính tốn phí trễ hạn nếu có.

<b>Xử lý độc giả vi phạm:</b>

Xử lý độc giả trả muộn: Quản lý các thông tin liên quan đến việc độc giả trả tài liệu q hạn, tính tốn phí trễ hạn là 1000 đồng/ngày/cuốn và thơng báo cho độc giả về nợ phí.

Xử lý độc giả làm mất, hư hỏng tài liệu: Ghi nhận và xử lý thông tin về tài liệu bị độc giả làm mất hoặc hỏng và thanh tốn chi phí.

Gửi thông báo độc giả mượn quá hạn: Chức năng này cho phép gửi thông báo đến độc giả khi họ mượn tài liệu quá hạn để nhắc nhở họ trả tài liệu kịp thời và tránh phí trễ hạn.

<b>1.3.4 Tìm kiếm thơng tinTìm kiếm tài liệu:</b>

Tìm kiếm đơn giản (theo mã tài liệu, tên tài liệu): Cho phép người dùng tìm kiếm tài liệu bằng cách nhập mã tài liệu hoặc tên tài liệu. Kết quả trả về bao gồm các tài liệu có mã hoặc tên tương ứng.

Tìm kiếm kết hợp (theo mã, tên tài liệu, ngành, nhà xuất bản, tác giả, số phát hành...): Cho phép người dùng tìm kiếm tài liệu dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như mã tài liệu, tên tài liệu, ngành, nhà xuất bản, tác giả, số phát hành, và các tiêu chí khác. Kết quả tìm kiếm có thể được lọc theo các tiêu chí này.

<b>Tìm kiếm độc giả:</b>

Tìm kiếm đơn giản (theo số thẻ, họ tên độc giả):Cho phép người dùng tìm kiếm độc giả bằng cách nhập số thẻ độc giả hoặc họ tên độc giả. Kết quả trả về là danh sách độc giả tương ứng.

Tìm kiếm kết hợp (theo số thẻ, họ tên, khoa, lớp, năm sinh, giới tính...):Cho phép người dùng tìm kiếm độc giả dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như số

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

thẻ, họ tên, khoa, lớp, năm sinh, giới tính, và các tiêu chí khác. Kết quả tìm kiếm có thể được lọc theo các tiêu chí này.

<b>Tìm kiếm thơng tin mượn trả:</b>

Tìm kiếm tài liệu đang được mượn : Cho phép người dùng tìm kiếm các tài liệu đang được mượn bởi độc giả cụ thể. Kết quả trả về là danh sách tài liệu mà độc giả đó đang mượn, bao gồm thơng tin về ngày mượn và ngày hạn trả.

Tìm kiếm độc giả đang mượn tài liệu: Cho phép người dùng tìm kiếm độc giả cụ thể và xem danh sách các tài liệu đang được họ mượn. Kết quả trả về bao gồm thông tin về tài liệu và ngày hạn trả.

<b>1.3.4 Báo cáo và thống kê</b>

Thống kê, báo cáo tài liệu nhập mới: Chức năng này cho phép tạo danh sách tài liệu mới được nhập vào thư viện trong một khoảng thời gian cụ thể. Báo cáo này thường bao gồm thông tin về tên tài liệu, tác giả, nhà xuất bản, ngày nhập, và số lượng.

Thống kê, báo cáo tài liệu còn trong thư viện: Cho phép tạo danh sách tài liệu còn tồn tại trong thư viện. Báo cáo này cung cấp thông tin về tên tài liệu, số lượng cịn lại, và vị trí lưu trữ.

Thống kê, báo cáo tình trạng mượn trả: Chức năng này cung cấp thơng tin về tình trạng mượn trả tài liệu trong thư viện. Bạn có thể tạo báo cáo về số lượng tài liệu đã mượn, số lượng tài liệu trả muộn, số lượng độc giả mượn, và các thống kê khác liên quan đến mượn trả.

Thống kê, báo cáo tài liệu thư viện cho mượn: Chức năng này cung cấp thông tin về các tài liệu được mượn bởi thư viện hoặc nhân viên thư viện. Bạn có thể tạo báo cáo về số lượng tài liệu mượn theo từng thư viện hoặc nhân viên.

Thống kê, báo cáo độc giả vi phạm: Cho phép tạo danh sách độc giả vi phạm quy định thư viện, chẳng hạn như trả tài liệu quá hạn hoặc gây hỏng tài liệu. Báo cáo này thường bao gồm thông tin về độc giả, loại vi phạm, và hình phạt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Thống kê, báo cáo độc giả đang mượn tài liệu: Cung cấp danh sách độc giả đang mượn tài liệu tại thời điểm xác định. Báo cáo này bao gồm thông tin về tên độc giả, số thẻ, và danh sách tài liệu đang mượn.

<b>1.4 Tính lương nhân viên thư viện</b>

Tính lương nhân viên thư viện trong thư viện có thể bao gồm các yếu tố sau:

<b>1. Lương cơ sở: đây là số tiền được dùng để căn cứ tính mức lương cho nhân viên</b>

dựa theo quy định của pháp luật (Mức lương cơ sở hiện tại 1.800.000 đồng)

<b>2. Hệ số lương: đây là cơ sở để tính tiền lương cho nhân viên với từng cá nhân</b>

khác nhau thì hệ số lương cũng khác nhau

<b>3. Lương chính: được tính theo cơng thức: Lương cơ sở x hệ số lương</b>

<b>4.Phụ cấp: bên cạnh lương chính thì nhân viên cũng được nhận thêm 1 khoản phụ</b>

cấp. Đây là khoản tiền để hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt,… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương. Cơng thức tính phụ cấp : tiền phụ cấp = lương cơ sở x hệ số phụ cấp.

<b>5.Bảo hiểm xã hội: là số tiền người lao động phải đóng BHXH hằng tháng. Cơng</b>

thức tính: Bảo hiểm xã hội= Lương chính x10.5%

<b>Tổng lương = Lương chính + Phụ cấp - Bảo hiểm xã hộiVD:</b>

Giả sử thư viện có nhân viên thư viện được trả lương theo lương nhà nước . Lương cơ sở hiện tại : 1.800.000 đồng/tháng

Hệ số lương của nhân viên thư viện là 2.67, hệ số phụ cấp là 0.1

<b>Do đó, lương của nhân viên thư viện sẽ là:</b>

Lương chính = Lương cơ sở x hệ số lương

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Bảo hiểm xã hội = Lương chính x10.5% = 504.630 đồng

Tổng lương = Lương chính + Phụ cấp Bảo hiểm xã hội = 4.806.000 + 180.000 -504.630 = 4.481.370 đồng

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b> CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG</b>

1. Thiết kế cơ sở dữ liệu mức quan niệm:

Từ mô tả về dữ liệu cần có ở phần mơ tả của bài tốn ta hình thành được sơ đồ thực thể kết hợp (ERD).

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

p,Công việc

2. Thiết kế cơ sở dữ liệu mức logic

·<small> </small> <b>LoaiDG(MaLoaiDG, TenLoaiDG, GhiChu)</b>

· <b>DocGia</b>(MaDG, HoTen, SDT, NgaySinh, GioiTinh, MaLoaiDG, SDT)

<b>· MuonTraTL(MaPhieuMuonTra, MaDG, MaNV, MaTL, NgayMuon,</b>

NgayTra, GhiChu)

· <b>PhieuPhat</b>(MaPP, MaPhieuMuonTra, NgayLapPhieu, MucPhat, MoTa)

<b>· TaiLieu(MaTL, TenTL, NamXB, MaNgonNgu, MaNXB, MaViTri,</b>

MaTheLoai, MaTacGia, GiaBia, SoLuongCon, SoLuongTong)

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

· <b>PhieuNhapTL</b>(MaPhieuNhap, MaTL, SLNhap, NguoiNhap, MaNCC) · <b>NhaCungCap</b>(MaNCC, TenNCC, SDT, DiaChi)

<b>· TacGia(MaTG, TenTG, GhiChu)</b>

· <b>TheLoai</b>(MaTheLoai, TenTheLoai, GhiChu) · <b>NgonNgu</b>(MaNgonNgu, TenNgonNgu, GhiChu) · <b>NXB</b> (MaNXB, TenNXB, GhiChu)

<b>· ViTri(MaVT, TenVT, GhiChu)</b>

<b>· NhanVien(MaNV, HoTen, Email, DienThoai, NgayBDLam, GioiTinh,</b>

Ngaysinh, MaCV,

HesoLuong, HesoPhuCap, MaTo)

<b>· TaiKhoan(Username, MaNV, Password)· To(MaTo, TenTo, MaTT)</b>

<b>· CongViec(MaCV, TenCV, Mota)</b>

<b>. ChiTietPhieuNhap(MaPN, MaTL, ThoiGian). PhanLoai(MaTL, MaTheLoai)</b>

<b>. SangTac(MaTL, MaTG)</b>

<small>3. Các ràng buộc cần có</small>

<small>1NhanVienKhóa chính MaNV,</small>

<small>Khóa ngoại MaCV đến bảng CongViec,Khoá ngoại MaTo đến bảng To,Khoá ngoại MaNV đến bảng TaiKhoan,NOT NULL HoTenNV,</small>

<small>NOT NULL GioiTinh,</small>

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×