Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Trong chuyến tham quan bảo tàng, bạn bắt gặp một sự kiện lịch sử hoặc một kỷ vật liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch hồ chí minh mà bạn tâm đắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 18 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

1

<b>ĐẠI HỌC UEH </b>

<b>TRƯỜNG KINH DOANH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ </b>

<b>BÀI THU HOẠCH </b>

Mơn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Thảo Nguyên Mã lớp học phần: 24D1HCM51000404 Khóa – Lớp: K48 - AUC03

Sinh viên nhóm 1: Hồ Hoàng Phúc - 31221025845 Thái Quang Nghị - 31221023584 Lê Thị Diệu Linh - 31221025135

Nguyễn Thị Kiều Trang - 31221025143

TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 3 năm 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

1

<b>Đề bài : Trong chuyến Tham quan Bảo tàng, bạn bắt gặp một sự kiện lịch sử hoặc một kỷ </b>

vật liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh mà bạn tâm đắc, hãy nêu và rút bài học mang ý nghĩa bản thân (giá trị lý luận thực tiễn cách mạng Việt Nam).

<b>Phần 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO TÀNG </b>

Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm tại địa chỉ số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh, trên một khn viên rộng lớn hơn 12.000 mét vuông, được bao quanh bởi sơng Sài Gịn, tạo ra một khơng gian thống đãng và mát mẻ. Bảo tàng này được xây dựng trên cơ sở của một ngôi nhà lịch sử từng là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hồng đế (Messageries Impériales), một trong những cơng trình đầu tiên được xây dựng bởi thực dân Pháp sau khi chiếm được Sài Gịn. Ngơi nhà này được khởi công xây dựng vào giữa năm 1862 và hoàn thành vào năm 1863, với một phong cách kiến trúc phương Tây đặc trưng. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của ngôi nhà là hai con rồng châu đầu được gắn trên nóc nhà theo mơ típ "Lưỡng long chầu nguyệt", một trang trí phổ biến trong kiến trúc đình chùa Việt Nam, vì thế mà có tên Nhà Rồng.

Với kiểu kiến trúc độc đáo đó, trụ sở của Tổng Cơng ty Vận tải Hồng đế, hay còn được gọi là Nhà Rồng, cũng như bến cảng gần đó, được biết đến với tên gọi là Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1870, công ty này chuyển đổi từ Hotel des Messageries Impériales thành Messageries Maritimes, và biểu tượng trên nóc nhà cũng được thay thế bằng vương miện, mỏ neo và đầu ngựa, khiến cho cơng ty cịn được gọi là "hãng Đầu Ngựa".

Cuốn sách "Địa lý Gia Định - Sài Gịn - Thành phố Hồ Chí Minh" tiết lộ rằng, thủ đô cũ của Gia Định bao gồm toàn bộ vùng Nam Bộ của đất nước chúng ta, đặt tại Bến Nghé với điều kiện địa lý vô cùng thuận lợi không thể so sánh. Đây là một khu vực rộng lớn mà hàng năm khơng bị lũ lụt, khác biệt hồn tồn so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi này cũng có nhiều giếng nước ngọt và khí hậu dễ chịu, nên trở thành nơi mà chim đến quy tập và dân chúng thuộc địa lập nghiệp sinh sống. Đồng thời, đây cũng là nơi tập kết chiến lược cho lực lượng thủy quân bảo vệ an ninh trật tự cho miền Nam của Tổ quốc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2

Bến Nghé trong quá khứ đã là một cảng thương mại nổi tiếng của vùng Nam Bộ, với hàng nghìn thuyền đến đậu tấp nập. Từ Bến Nghé, các đường thủy kéo dài khắp vùng Nam Bộ, mang lại sự thuận tiện lớn. "Địa lý Gia Định" cịn cho biết thêm: "Các tàu bn của nước ta cũng như các nước khác, thuyền bè trên sông và tàu thuyền lớn nhỏ, tất cả liên tiếp đậu dọc theo bến, cột buồm nối nhau, tạo thành một nơi sôi động. Nơi đây đã từng là một trong những cảng lớn và quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á."

<i> </i>

<i>Be ̂́n Nhà Ro ̀ng đa ̀u the ̂́ kỉ XX. Ảnh: Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) </i>

Năm 1859, giặc Pháp từ Đà Nẵng kéo quân vào Nam, tiến vào sông Bến Nghé rồi đánh thành Gia Định. Sau khi thực dân Pháp rời Việt Nam vào năm 1955, thương cảng Sài Gòn, bao gồm cả Nhà Rồng, được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Mái của Nhà Rồng đã được tu bổ và hai con rồng trên nóc nhà đã được thay thế bằng hai con rồng khác, quay đầu ra. Từ năm 1965, Nhà Rồng được sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ và sau này, vào năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, Nhà Rồng trở thành tài sản của Cục Đường biển Việt Nam. Ngày 5.6.1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên tràn đầy hoài bão cách mạng Nguyễn Tất Thành dưới tên gọi Văn

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

3

Ba đã quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc trên con tàu Đô đốc Amiral Latouche Tréville thuộc hãng Năm Sao (Chargeurs Reunis). Sau hơn 30 năm đi qua nhiều châu lục, Bác Hồ trở về đất nước để lãnh đạo cuộc chiến giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Tưởng nhớ sự kiện này, Nhà Rồng được giữ lại và trở thành Di tích lịch sử, với tên gọi mới là Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.

Bến Nhà Rồng đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng đối với dân tộc và đất nước. Ngày 30.4.1975, tại đây, lá cờ đỏ sao vàng đã được kéo lên, đánh dấu chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc chiến giành độc lập và thống nhất đất nước. Ngay sau khi đất nước thống nhất, ngôi Nhà Rồng được giữ lại với tư cách là Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo Quyết định số 1315/QĐ-UB ngày 9.7.1979 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh giá trị lịch sử, Bến Nhà Rồng còn có một kiến trúc độc đáo và đẹp mắt, kết hợp giữa nghệ thuật châu Âu và kiến trúc đặc trưng của Đông Nam Á, tạo ra một di sản văn hóa đặc biệt cho thành phố. Bến Nhà Rồng đã được khôi phục và trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố.

<i>Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

4

Hiện nay, Bến Nhà Rồng đã được chuyển đổi thành Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP Hồ Chí Minh, đặt tại số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4. Bảo tàng này thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh và là một trong các chi nhánh của Hệ thống Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tồn quốc.

Với người Việt Nam, Bến Nhà Rồng không chỉ là một địa điểm lịch sử đặc biệt mà còn là nơi mà Bác Hồ đã từng sinh sống, là điểm khởi đầu của hành trình tìm đường cứu nước cho dân tộc. Ngồi ra, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP Hồ Chí Minh cũng là nơi lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật, hình ảnh về lịch sử Việt Nam, là điểm đến không thể bỏ qua khi thăm thành phố Hồ Chí Minh.

Bảo tàng hiện nay có 7 phịng trưng bày, bao gồm 4 phòng trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và 3 phịng trưng bày chun đề với các sự kiện đặc biệt như hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ và tình cảm giữa ông và nhân dân miền Nam. Trong sân của bảo tàng, du khách có thể thấy tượng "Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước" của nghệ sĩ điêu khắc Phạm Mười, là một điểm dừng chân ý nghĩa để ghi lại những khoảnh khắc đẹp khi thăm quan bảo tàng này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

5

<b>Phần 2. CÁC CHỦ ĐỀ ĐƯỢC TRƯNG BÀY </b>

<b>1. Chủ đề thứ nhất: Thời thơ ấu và thanh niên của chủ tích Hồ Chí Minh. Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1890 – 1920). </b>

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 tại làng Hồng Trù, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sống trong một gia đình Nho giáo yêu nước, Bác sớm tiếp thu truyền thống yêu nước

<b>thương nòi và những bàn luận về các phong trào chống Pháp của các sĩ phu yêu nước. </b>

Qua hành trình dài tới nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ; năm 1917, người tham gia phong trào công nhân Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Năm 1920, Bác trở thành một trong những Đảng viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Cũng vào tháng 7 năm đó, Bác Hồ đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin trên báo Nhân đạo và xác định được đường lối đấu tranh cho cách mạng Việt Nam, cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.

<b>2. Chủ đề thứ hai: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1920 – 1930). </b>

Căn phòng với chủ đề thứ hai thể hiện những bước hoạt động của Bác trên lĩnh vực báo

<i>chí, điển hình là báo Người cùng khổ - Le Paria (1920), tác phẩn Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Báo thanh niên, tác phẩm Đường Kách Mệnh (1927). </i>

Thông qua hoạt động tuyên truyền, đào tạo, huấn luyện cán bộ, Người đặt nền móng cho hệ thống lý luận chính trị và cách mạng Việt Nam. Năm 1930, Bác chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập ra một đảng cộng sản thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, chấp dứt cơn khủng hoảng về đường lối, phương pháp và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Sau cao trào năm 1930, 1931, sự khủng bố của thực dân Pháp ngày một gắt gao hơn. Nhiều chiến sĩ cách mạng đã bị bắt, tù đày, giết hại. Ấy là nguồn cơn cho cách mạng Tháng Tám do chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức và lãnh đạo nhằm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây cũng là chủ đề chính mà chúng ta sẽ được tìm hiểu tại căn phòng thứ ba.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

6

<b>3. Chủ đề thứ ba: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức và lãnh đạo cách mạng Tháng Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hồ, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930 – 1954). </b>

Căn phòng với chủ đề thứ ba có 164 tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến Bác và hành trình của Bác kể từ khi lưu lạc và bị bắt giam tại Hồng Kông cho đến khi đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bản Tuyên ngôn độc lập được Bác đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội vào ngày 2/9/1945.

<i>Bản Tun ngơn độc lập được chủ tịch Hồ Chí Minh </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

7

Dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng những kỷ vật lịch sử vẫn cịn tồn tại đến tận ngày hơm nay.

<i>Chiếc micro được Bác sử dụng để đọc Bản Tuyên ngôn độc lập </i>

Khi Pháp phản bội hiệp ước và sang xâm lược nước ta lần thứ hai, Người đã chỉ đạo toàn dân ta toàn lực kháng chiến và tạo nên chiến thắng vẻ vang với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

<i>Bức tượng nhân dân ta vui mừng trước chiến thắng chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

8

<b>4. Chủ đề thứ tư: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phòng miền Nam thống nhất Tổ quốc (1954 – 1969). </b>

Căn phịng thứ tư trình bày 165 hình ảnh tài liệu và hiện vật.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam đang bị đế quốc Mỹ xâm lược. Trước tình hình đó Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ lãnh đạo nhân dân vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm đánh đuổi Mỹ, thống nhất đất nước.

Tháng 01/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại thủ đơ Hà Nội, cùng tồn dân thi hành đúng Hiệp định Genève về Đông Dương, củng cố hịa bình, đấu tranh để thực hiện thống nhất đất nước bằng Tổng tuyển cử tự do, củng cố miền Bắc về mọi mặt, đặc biệt chú trọng cơng tác xây dựng Đảng. Ngồi ra, thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn đi thăm các nước láng giềng, các nước xã hội chủ nghĩa để thắt chặt mối quan hệ quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè trên thế giới.

Sau 1954, Mỹ vào miền Nam, xây dựng chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm và tiến hành các chiến lược chiến tranh. Tháng 9/1954, tại hội nghị Bộ Chính trị, Người khẳng định: "Đế quốc Mỹ và tay sai đang phá hoại Hiệp định Genève, chia cắt lâu dài đất nước ta". Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối cho cách mạng miền Nam là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ đó cách mạng miền Nam tiến lên giành nhiều chiến thắng như phong trào Đồng Khởi Bến Tre.

Tháng 9/1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh được đại hội bầu lại làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.

Năm 1961-1965, miền Bắc thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất, miền Nam tiếp tục sự nghiệp đấu tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Ngày 20/10/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đón Đồn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lần đầu tiên ra thăm miền Bắc. Đến tháng 11/1964, Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

9

Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội là sự cổ vũ lớn lao cho cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam.

<i>Bức ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các chiến sĩ sư đoàn quân tiên phong tại đền Hùng trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội, ngày 19/9/1954. </i>

Bên cạnh đó, căn phịng cịn trưng bày các vật dụng của Bác, các hình ảnh của Bác trong các buổi hội nghị cũng như những lần sang thăm các nước láng giềng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

10

Ngày 2/9/1969, chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại niềm tiếc thương vơ hạn cho dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

11

<b>Phần 3. CẢM NHẬN CÁ NHÂN </b>

Ấn tượng nhất với em sau khi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh có lẽ là chặng đường dai dẳng hơn 30 năm đi tìm đường lối cho Cách mạng Việt Nam.

Nổi bật nhất trong chuỗi hành trình ấy, Nguyễn Tất Thành “Tây du” với đầu óc rộng mở, tấm lịng rộng mở và với tinh thần khoan dung văn hóa, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Gần một phần ba thế kỷ bơn ba nước ngồi, chủ yếu là ở Pháp, Nga và một số nước châu Âu, Người đã tiếp thu nền văn hóa châu Âu thế kỷ XVIII-XIX, trong đó có nhiều tư tưởng tiến bộ.

Đáng kể trước nhất phải kể đến thời kỳ Người sống và hoạt động ở Pháp (1917-1923), thời kỳ đã để lại những dấu ấn sâu đậm và rất quan trọng đối với cuộc đời cách mạng của Người và đối với cách mạng Việt Nam. Paris, thủ đô của nước Pháp cũng đồng thời là trung tâm văn hóa - nghệ thuật của châu Âu. Các trào lưu triết học và các trường phái nghệ thuật nổi tiếng thế giới phần lớn đều được hình thành và ra mắt tại đây. Sống ở giữa nơi hợp lưu của các dịng văn hóa thế giới, Nguyễn Ái Quốc có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng chiếm

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

12

lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và tiến bộ của nước Pháp. Người thường chỉ làm việc vào buổi sáng để kiếm tiền sinh sống, còn buổi chiều Người dành để đi đến thư viện hoặc đến dự những buổi nói chuyện chính trị, buổi tối thì đi mít-tinh.

Có thể nói 6 năm ở Pháp là 6 năm Nguyễn Ái Quốc tự học, tự nghiên cứu một cách cần mẫn tại các thư viện. Người ham đọc Voltaire, Rousseau và cũng đọc nhiều tác phẩm tác phẩm văn học của Shakespeare, Dickens, Huygo, Zola, Anatole France... Người còn gia nhập các hội như Hội “Nghệ thuật và khoa học” và Hội “Những người bạn của nghệ thuật”. Những hội này mỗi tuần tổ chức các cuộc đi thăm viện bảo tàng, nhà máy, phịng thí nghiệm, xưởng nghệ thuật, nhà hát,... và sẽ có những nhà chun mơn giải thích các vấn đề, lĩnh vực này.

Do đó, Người có thêm những khả năng nhất định trong việc viết văn, làm thơ, tiểu thuyết, viết kịch, diễn kịch, chụp ảnh và vẽ tranh... Người vào cả Hội “Du lịch” và nhờ vậy mà đi thăm được nhiều nơi ở Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ, Đức và cả Toà thánh Va-ti-căng. Bác Hồ làm phụ bếp trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville). Đến nước nào, Người cũng để ý, tìm hiểu về đất nước của họ về con người, đời sống, xã hội, nhu cầu như thế nào, tổ chức hành chính, quản lý xã hội để Người nắm bắt, tìm ra lời giải cho đất nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

13

Đặc biệt, hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã học được nhiều ở những đảng viên xã hội và cộng sản Pháp. Người kết giao với Jacques Duclos (lãnh đạo Đảng Cộng sản và là nghị sĩ có uy tín của Quốc hội Pháp), Jean Longuet (nhà báo, nghị sĩ Quốc hội Pháp, cháu ngoại của K.Marx)... Họ đã giúp Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin. Cùng với Longuet, Monmousseau (nhà báo, nhà hoạt động cơng đồn nổi tiếng) đã giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc học tiếng Pháp và viết báo; sau này có cả Nguyễn Ái Quốc và hành trình tiếp thu tư tưởng, văn hóa phương Tây nhà văn nổi tiếng thế giới Henri Barbusse không ngừng động viên, giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc dũng cảm bước tiếp trên con đường của nhà báo cách mạng.

Cứ như vậy, Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nó. Đặc biệt, Người đánh giá cao những thành tựu to lớn mà cách mạng tư sản đem lại cho nhân loại trên con đường của tự do dân chủ và văn hóa. Và cũng chính cảm hóa sự kiên cường cố gắng tìm kiếm cho dân tộc con đường độc lập tự do, Người đã nhận được sự hỗ trợ to lớn từ những người bạn nước Anh là Luật sư Nowell Pritt hay như như F.H.Loseby - Chủ tịch Hội Luật gia HongKong đã giúp người thoát khỏi chốn lao tù trong chặng đường ấy.

</div>

×