Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Can thiệp giảm tình trạng kiệt sức nghề nghiệp bằng yoga ở điều dưỡng bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 200 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>LÊ THỊ THANH NGUYỆN </b>

<b>CAN THIỆP </b>

<b>GIẢM TÌNH TRẠNG KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP BẰNG YOGA Ở ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN </b>

<b>CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO: 9720802 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LÊ THỊ THANH NGUYỆN </b>

<b>CAN THIỆP </b>

<b>GIẢM TÌNH TRẠNG KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP BẰNG YOGA Ở ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN </b>

<b>CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO: 9720802 </b>

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS. TS. Bùi Thị Thu Hà 2. PGS. TS. Trần Ngọc Đăng

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 4

1.1. Khái niệm điều dưỡng ...4

1.2. Định nghĩa kiệt sức nghề nghiệp ...4

1.3. Các yếu tố liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp ở điều dưỡng ...6

1.4. Thực trạng kiệt sức nghề nghiệp ở điều dưỡng trên thế giới và Việt Nam ....20

1.5. Công cụ đo lường kiệt sức nghề nghiệp ...24

1.6. Phương pháp giảm kiệt sức nghề nghiệp ở điều dưỡng ...30

1.7. Giới thiệu về yoga – một biện pháp hiệu quả trong can thiệp giảm kiệt sức nghề nghiệp ở điều dưỡng ...37

1.8. Bối cảnh nghiên cứu ...42

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 47

2.1. Giai đoạn 1- Mô tả thực trạng kiệt sức nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan ...47

2.2. Giai đoạn 2- Đánh giá kết quả can thiệp giảm tình trạng kiệt sức nghề nghiệp ...53

2.3. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...64

2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ...65

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 66

3.1. Thực trạng kiệt sức nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan ...66

3.2. Đánh giá kết quả can thiệp giảm tình trạng kiệt sức nghề nghiệp ...87

3.3. Khả năng áp dụng yoga trong giảm KSNN tại bệnh viện ...97

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ... 109

4.1. Thực trạng kiệt sức nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan ... 109

4.2. Đánh giá kết quả can thiệp giảm tình trạng kiệt sức nghề nghiệp ... 116

4.3. Khả năng áp dụng can thiệp yoga giảm KSNN trong bệnh viện ... 127

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

AWS Areas of Worklife Scale – Điều kiện làm việc CWEQ-II Conditions of Work Effectiveness Questionnaire-II

DP Depersonnalization – cá nhân hóa

EE Emotional Exhaustion – Suy kiệt cảm xúc ICU Intensive Care Unit – Săn sóc đặc biệt MBI Maslach Burnout Inventory

MBI-HSS Maslach Burnout Inventory Human Service Survey MBI-GS Maslach Burnout Inventory General Survey

MBI-ES Maslach Burnout Inventory Educators Survey

NSI PA Nursing Stress Indicator Professional Achievement – thành tích cá nhân suy giảm

OLPI Oldenburg Burnout Inventory PFI Professional Fulfillment Index

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 1.1. Đặc điểm giới tính liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp ...6

Bảng 1.2. Đặc điểm tuổi liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp ...8

Bảng 1.3. Đặc điểm hôn nhân gia đình liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp...10

Bảng 1.4. Trình độ chun mơn liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp ...11

Bảng 1.5. Nơi làm việc, vị trí làm việc, thâm niên liên quan kiệt sức nghề nghiệp...12

Bảng 1.6. Thời gian làm việc, lượng bệnh liên quan kiệt sức nghề nghiệp ...14

Bảng 1.7. Mối liên quan giữa kiệt sức nghề nghiệp với điều kiện làm việc ...16

Bảng 1.8. So sánh đặc điểm các công cụ đánh giá kiệt sức nghề nghiệp ...30

Bảng 1.9. Nội dung nghiên cứu trong bối cảnh COVID-19 ...46

Bảng 2.1. Chương trình luyện tập Yoga cho nhân viên điều dưỡng trong một buổi tập ...59

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=276) ...66

Bảng 3.2. Khoa phòng làm việc của đối tượng nghiên cứu (n=276) ...67

Bảng 3.3. Thâm niên làm việc của đối tượng nghiên cứu (n=276) ...67

Bảng 3.4. Thu nhập của điều dưỡng (n=276) ...68

Bảng 3.5. Thời gian làm việc của đối tượng nghiên cứu (n=276) ...68

Bảng 3.6. Điều kiện làm việc của đối tượng nghiên cứu ...69

Bảng 3.7. Điểm đánh giá kiệt sức nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ...69

Bảng 3.8. Kiệt sức nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu theo các khía cạnh ...70

Bảng 3.9. Mức độ kiệt sức nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ...71

Bảng 3.10. Liên quan giữa đặc điểm cá nhân và công việc với kiệt sức nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ...72

Bảng 3.11. Liên quan giữa điều kiện làm việc và kiệt sức nghề nghiệp ...74

Bảng 3.12. Hồi quy đa biến yếu tố liên quan kiệt sức nghề nghiệp ...74

Bảng 3.14. Đánh giá mức độ kiệt sức nghề nghiệp trước so với ngay sau can thiệp ....88

Bảng 3.15. Đánh giá kiệt sức nghề nghiệp trước – sau can thiệp 3 tháng ...89

Bảng 3.16. Mơ hình hồi quy logistic tác động hỗn hợp (Logistic Mixed effect model) đánh giá hiệu quả của can thiệp tập yoga ...90

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ </b>

Biểu đồ 3.1. Sự thay đổi điểm kiệt sức nghề nghiệp tại các thời điểm ...87

Sơ đồ 2.1. Lưu đồ mẫu khảo sát thực trạng kiệt sức nghề nghiệp ...49

Sơ đồ 2.2. Lưu đồ mẫu đánh giá hiệu quả can thiệp ...55

Sơ đồ 2.3. Quy trình đánh giá và can thiệp ...57

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Kiệt sức nghề nghiệp (KSNN) được tác giả Maslach định nghĩa là hội chứng tâm lý mãn tính liên quan đến kiệt quệ về cảm xúc, thái độ tiêu cực, và giảm sút thành tích cá nhân trong cơng việc <sup>1</sup>. KSNN trên điều dưỡng phổ biến và ngày càng nghiêm trọng kể từ sau khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra. Điều dưỡng thực hiện và chịu trách nhiệm hơn 70% việc chăm sóc, điều trị cho người bệnh và là nguồn nhân lực quan trọng trong hệ thống y tế <sup>2</sup>. KSNN trên điều dưỡng là một hiểm hoạ nơi làm việc, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc người bệnh, làm giảm hiệu suất và doanh thu cho cơ sở y tế <small>3</small>.

KSNN ở điều dưỡng đang là vấn đề phổ biến tại Việt Nam. Nghiên cứu trên nữ hộ sinh năm 2017 cho kết quả KSNN chiếm tỷ lệ tới 28,6% <small>4</small>. Nghiên cứu khác tại bệnh viện Chợ Rẫy cho kết quả khá cao với 58,6% điều dưỡng có điểm số kiệt sức cao khía cạnh kiệt sức tinh thần và 62,2% điều dưỡng có điểm số kiệt sức cao khía cạnh thái độ tiêu cực <small>5</small>. Nghiên cứu trên điều dưỡng Hồi sức cấp cứu tại các bệnh viện tuyến quận trên địa bàn TP.HCM cho thấy tỷ lệ KSNN của điều dưỡng khối Hồi sức cấp cứu là 78,3% <small>6</small>. Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (BVCTCH) là bệnh viện chuyên khoa hạng I và được phân công là bệnh viện đầu ngành và chỉ đạo tuyến trong lĩnh lực khám chữa bệnh chuyên khoa ngoại chấn thương chỉnh hình phụ trách các tỉnh thành phố thuộc Miền Nam và Tây Nguyên. Bệnh viện hiện có 500 giường bệnh với tổng số 853 nhân viên, trong đó có 141 bác sĩ và 323 điều dưỡng. Tình hình quá tải bệnh viện diễn ra thường xuyên khi công suất sử dụng giường bệnh nội trú trung bình năm 2020 đạt 128%. Thêm vào đó là sức ép từ đại dịch COVID-19 khi thời điểm bắt đầu nghiên cứu tháng 10/2021 nằm trong giai đoạn dịch căng thẳng nhất tại TPHCM, sự thiếu hụt nhân lực và áp lực công việc càng gia tăng khi bệnh viện phải chia sẽ một lực lượng điều dưỡng tham gia chống dịch và khối lượng, áp lực công việc cũng gia tăng khi bệnh viện phải bổ sung một số quy trình kiểm sốt dịch bệnh. Vì những yếu tố trên KSNN có thể là một vấn đề phổ biến và nghiêm trọng tại BVCTCH. Tuy nhiên, tại thời điểm này vẫn chưa có nghiên cứu về tình trạng KSNN ở điều dưỡng BVCTCH.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Đứng trước nguy cơ gia tăng KSNN, BVCTCH cũng có những nỗ lực để cải thiện tình hình thơng qua các giải pháp giữ chân nhân lực cũ, bổ sung nhân lực mới, đầu tư trang thiết bị để nâng cao khả năng phục vụ. Tuy nhiên, bối cảnh thực tế đã có những khó khăn lớn khiến các giải pháp chưa thể thực hiện như tình trạng NVYT nghỉ việc tiếp tục tăng và khó tuyển mới, khơng gian chật hẹp khó mở rộng quy mơ khám chữa bệnh cũng như đầu tư trang thiết bị. Đồng thời nhiều vấn đề cốt lõi khác khó có thể giải quyết trong ngắn hạn như đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, chính sách lương. Trong bối cảnh này, các biện pháp can thiệp giúp cá nhân thích ứng tốt hơn với áp lực cơng việc là rất cần thiết để kiểm sốt KSNN. Trong các biện pháp can thiệp cá nhân, yoga là biện pháp can thiệp cho thấy hiệu quả cao với những bằng chứng mạnh mẽ từ nghiên cứu RCT <small>7-9</small>. Các nghiên cứu này đã cho thấy tập yoga từ 1 đến 2 buổi mỗi tuần có hiệu quả cải thiện KSNN ở NVYT tức thì ngay sau can thiệp và có thể kéo dài ít nhất đến 6 tuần sau can thiệp. Yoga cũng cho thấy sự phù hợp cao trong bối cảnh này với trường phái Hatha Yoga gồm các động tác cơ bản giúp thư giãn cũng như giảm áp lực công việc, phù hợp với những NVYT mới bắt đầu cũng như đã có kinh nghiệm tập yoga từ trước. Việc tổ chức tại bệnh viện cũng có nhiều thuận lợi khi được sự ủng hộ mạnh mẽ của ban giám đốc, lãnh đạo khoa phòng và nhiều điều dưỡng, cũng như sẵn có về khơng gian tổ chức.

Chính vì những lý do trên, nghiên cứu “Can thiệp giảm tình trạng kiệt sức nghề nghiệp bằng yoga ở điều dưỡng Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm cung cấp thông tin về thực trạng KSNN, các yếu tố liên quan và cung cấp bằng chứng khoa học về hiệu quả của biện pháp Yoga nhằm giảm thiểu tình trạng KSNN và tăng cường hiệu quả công việc của Điều dưỡng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>

<b>Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng kiệt sức nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan ở điều </b>

dưỡng Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh.

<b>Mục tiêu 2: Đánh giá kết quả can thiệp giảm tình trạng kiệt sức nghề nghiệp ở Điều </b>

dưỡng Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh bằng tập Yoga.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

<b>1.1. Khái niệm điều dưỡng </b>

Điều dưỡng là lĩnh vực đặc thù liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Ngành điều dưỡng được xem là nền tảng của y tế quốc gia. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lĩnh vực điều dưỡng được bao gồm bởi chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và nâng cao sức khỏe. Điều dưỡng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, chuyên sâu, thúc đẩy, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật, điều trị và phục hồi chức năng <small>10</small>. Theo Hiệp hội Điều dưỡng Quốc tế, chức năng của điều dưỡng là đánh giá phản ứng của khách hàng (là bệnh nhân hoặc các đối tượng cần hỗ trợ) đối với tình trạng sức khỏe của họ và hỗ trợ họ thực hiện các hoạt động nâng cao sức khỏe. Điều dưỡng phối hợp với các chuyên gia y tế khác trong lĩnh vực y tế và những lĩnh vực khác để giúp lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá sự đẩy đủ của hệ thống y tế <sup>11</sup><b>. </b>

Tại Việt Nam, điều dưỡng được quy định các chức năng theo thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV gồm chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế; sơ cứu, cấp cứu; truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khoẻ; chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh; phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị; đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp <small>12</small>.

<b>1.2. Định nghĩa kiệt sức nghề nghiệp </b>

Cho đến nay, các khái niệm về KSNN chưa được thống nhất. Các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần đều cho rằng hội chứng bao gồm ba khía cạnh: kiệt sức cảm xúc, thái độ tiêu cực, thành tích cá nhân suy giảm <small>13</small>.

Theo Maslach C. và cộng sự, KSNN định nghĩa là một phản ứng của hội chứng căng thẳng tâm lý mãn tính của các cá nhân đối với cơng việc. Các ngun nhân chính của KSNN được cho là do cảm giác mệt mỏi áp đảo, cảm giác hồi nghi, xa rời cơng việc, và làm việc không hiệu quả <small>14</small>. Rất nhiều các nghiên cứu tiếp theo đã tham khảo dựa trên định nghĩa của Maslach và mô tả về các thành phần chính của KSNN gồm kiệt sức cảm xúc, thái độ tiêu cực, và thành tích cá nhân. Đặc biệt, định nghĩa KSNN cũng được mô tả tương tự trong ICD-10 và cập nhật chi tiết nhất trong ICD-11. Theo ICD – 11, kiệt sức nghề nghiệp (burn - out) là một tình trạng liên quan đến nghề

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

nghiệp chứ không được phân loại như một tình trạng y khoa. ICD -11 mơ tả KSNN là một hội chứng và là kết quả của quá trình căng thẳng kéo dài tại nơi làm việc mà khơng được quản lý. Nó được đặc trưng bởi ba khía cạnh: kiệt sức cảm xúc, thái độ tiêu cực, thành tích cá nhân suy giảm. Kiệt sức nghề nghiệp đề cập cụ thể đến các hiện tượng trong công việc và không nên được áp dụng để mô tả trải nghiệm trong các lĩnh vực khác của cuộc sống.

Kiệt sức về cảm xúc là giai đoạn đầu tiên của KSNN. Sự kiệt sức khiến con người cảm thấy mất năng lượng và mệt mỏi, nên họ dễ gặp khó khăn để hồn thành cơng việc. Xa lánh các hoạt động liên quan đến công việc: Những người trải qua tình trạng kiệt sức ngày càng căng thẳng trong cơng việc và khó chịu. Họ có thể trở nên hoài nghi về điều kiện làm việc của họ và những người họ làm việc cùng. Họ cũng có thể xa cách về mặt tình cảm và bắt đầu cảm thấy tê liệt về cơng việc của mình. Các triệu chứng thể chất: Căng thẳng mạn tính có thể dẫn đến các triệu chứng về thể chất, như đau đầu và đau bụng hoặc các vấn đề về đường ruột. Giảm hiệu suất làm việc: Sự kiệt sức chủ yếu ảnh hưởng đến các công việc hàng ngày tại nơi làm việc — hoặc trong nhà khi cơng việc chính của ai đó liên quan đến việc chăm sóc các thành viên trong gia đình. Những người kiệt sức cảm thấy tiêu cực về nhiệm vụ. Họ khó tập trung và thường thiếu sáng tạo. Điều này làm suy giảm chất lượng chăm sóc mà bệnh nhân có thể nhận được.

Thái độ tiêu cực thường xuất hiện sau khi suy kiệt cảm xúc xuất hiện cùng với sự tăng dần về các yếu tố căng thẳng, họ có cảm giác thờ ơ của một người đối với công việc của họ. Đối với điều dưỡng, ở giai đoạn này, biểu hiện đặc trưng bao gồm thái độ thờ ơ và cảm xúc tiêu cực với bệnh nhân. Những cảm xúc và thái độ này khiến họ đánh giá sai tình trạng bệnh nhân. Thái độ tiêu cực thúc đẩy suy kiệt về cảm xúc, thay đổi tiêu cực đối với người bệnh, cư xử không đúng mực và thiếu sự tận tình. Bên cạnh sự ảnh hưởng của thái độ tiêu cực của điều dưỡng lên người bệnh, họ cịn có thể có thái độ tiêu cực đối với đồng nghiệp, thậm chí là lãnh đạo của mình. Họ trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn.

Thành tích cá nhân suy giảm là giai đoạn cuối cùng của KSNN là thành tích cá nhân suy giảm. Lúc này, họ nhìn nhận mọi thứ xung quanh trong một trạng thái

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

tiêu cực, nhất là với bệnh nhân. Những người trong giai đoạn này có thể thấy thành tích cơng việc và năng lực bản thân mình kém. Họ cho rằng những gì họ đang nỗ lực làm việc là vô nghĩa, không tạo nên sự khác biệt giữa bản thân và người xung quanh, việc này tác động đến sự tự giác trong công việc. Khi bị KSNN, những người này suy nghĩ mọi thứ theo hướng tiêu cực, họ cảm thấy khó khăn khi làm việc, mất đi khả năng tập trung, sự sáng tạo.

Tuy chưa rõ ràng liên hệ giữa ba giai đoạn trên của KSNN, liệu đó là mối quan hệ một chiều hay mối tương tác phức tạp hơn, nhưng người mắc KSNN thường lần lượt trải qua ba giai đoạn này <small>15</small>.

<b>1.3. Các yếu tố liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp ở điều dưỡng </b>

Tổng quan y văn ghi nhận có nhiều yếu tố tác động tới tình trạng KSNN trên điều dưỡng. Các yếu tố này bao gồm 3 nhóm chính:

 Đặc điểm dân số xã hội  Tính chất cơng việc  Hài lịng cơng việc

<b> Đặc tính dân số xã hội liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp </b>

Tổng quan đã ghi nhận các đặc điểm dân số xã hội có liên quan đến KSNN gồm giới tính, tuổi, hơn nhân, tình trạng có con, trình độ học vấn.

<b>Bảng 1.1. Đặc điểm giới tính liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp </b>

Teixeira C, 2013 <small>16</small> Bồ Đào Nha Nữ giới có tỷ lệ KSNN cao hơn so với nam giới

Elay G, 2019 <small>17</small> Thổ Nhĩ Kỳ Nữ giới có tỷ lệ KSNN cao hơn so với nam giới

Vincent L, 2019 <small>18</small> Anh Có mối liên quan giữa nam giới và tỷ lệ thái độ tiêu cực tăng, kiệt sức tinh thần giảm Balan SA, 2019 <small>19</small> Romania Không liên quan giữa giới và tất cả các khía

cạnh của kiệt sức

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Tác giả Quốc gia Kết quả </b>

Có liên quan giữa nữ giới với KSNN

Về giới tính, các tác giả đã cho thấy nhiều khía cạnh tác động khác nhau của giới tính đến tình trạng KSNN. Một số nghiên cứu cho thấy nữ giới dễ bị tình trạng KSNN hơn so với nam giới <small>16,17</small> đặc biệt về khía cạnh kiệt sức cảm xúc <small>17,18</small>. Cụ thể, nghiên cứu của tác giả Teixeira C đã phân tích tình trạng KSNN ở 82 bác sĩ và 218 điều dưỡng thuộc đơn vị chăm sóc chuyên sâu ICU. Kết quả đã ghi nhận nhóm KSNN mức độ cao có tỉ lệ nữ giới là 69% cao hơn so với 63% ở nhóm khơng KSNN mức độ cao với OR của nam giới so với nữ giới là 0,530 (KTC 95% từ 0,349 đến 0,806) <small>16</small>. Tác giả Elay G đã phân tích tình trạng KSNN trên 1161 nhân viên ICU. Kết quả ghi nhận nữ giới có số chênh kiệt sức cảm xúc cao hơn 1,87 lần (KTC 95% từ 1,26 đến 2,78) so với nam giới <small>17</small>. Tác giả Vincent L cũng cho thấy nữ giới thường có mức độ kiệt sức cảm xúc cao hơn nam giới với trung vị điểm đánh giá lần lượt là 23 và 21 <small>18</small>. Nghiên cứu của Trịnh Xuân Quang tại Việt Nam cũng cho thấy nữ giới liên quan đến KSNN hơn <small>21</small>. Mặc dù các nghiên cứu trên cho thấy nhìn chung nữ giới thường có mức độ KSNN cao hơn, đặc biệt ở khía cạnh kiệt sức tinh thần, nhưng xét các khía cạnh cịn lại gồm thái độ tiêu cực và thành tích cá nhân ghi nhận kết quả không liên quan hoặc nam giới có nguy cơ cao hơn. Nghiên cứu phân tích gộp của Cadas-De la Fuente GA cơng bố năm 2018 đã ghi nhận mối liên quan giữa nam giới với KSNN khía cạnh thái độ tiêu cực thơng qua phân tích tổng hợp từ 50 nghiên cứu <sup>20</sup>. Nghiên cứu của Vincent L ghi nhận điểm đánh giá khía cạnh cảm xúc tiêu cực ở nam giới cao hơn so với nữ giới lần lượt là 7 và 6 điểm. Đồng thời khía cạnh thành tích cá nhân khơng ghi nhận sự khác biệt <sup>18</sup>. Nghiên cứu của Balan SA không ghi nhận mối liên quan giữa giới tính với các khía cạnh KSNN cụ thể các khía cạnh kiệt sức tinh thần, cảm xúc tiêu cực và thành tích cá nhân ở nam lần lượt là 27, 15, 24 điểm và ở nữ là 27, 14, 23 <small>19</small>. Nữ giới chiếm một tỷ lệ cao hơn hẳn so với nam giới trong nghề điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

dưỡng. Việc các điều dưỡng nam được phân chia những công việc đặc thù hơn so với các điều dưỡng nữ là việc thường xuyên xảy ra ở các cơ sở y tế. Điều này có thể dẫn tới nhiều yếu tố khác sẽ thay đổi theo và trực tiếp tác động đến tình trạng KSNN.

Mặc dù nhiều nghiên cứu đã ghi nhận mối liên quan giữa giới tính với KSNN, tuy nhiên cơ chế liên quan chưa được hiểu rõ. Có rất nhiều sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới giải thích cho mối liên quan. Trong đó có các khác biệt về sức khỏe thể chất, tinh thần, kỳ vọng, nhu cầu cá nhân, văn hóa, xã hội, …

<b>Bảng 1.2. Đặc điểm tuổi liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp </b>

Thổ Nhĩ Kỳ Trẻ tuổi có mối liên quan làm tăng tỷ lệ kiệt sức trên khía cạnh kiệt sức tinh thần và thái độ tiêu

Ireland Khơng có mối liên quan giữa nhóm tuổi và các khía cạnh của kiệt sức.

Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận độ tuổi trẻ hơn có liên quan với KSNN ở NVYT. Nghiên cứu của Harkin tại Ireland năm 2014 trên 49 điều dưỡng đã ghi nhận tương quan nghịch giữa tuổi với tình trạng KSNN với hệ số tương quan -0.317 và p=0,028 <small>22</small>. Nghiên cứu của Schooley B tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016 đã phân tích trên 250 nhân viên cấp cứu và ghi nhận tuổi trẻ hơn có liên quan đến KSNN trên khía cạnh kiệt sức tinh thần và thái độ tiêu cực. Nhóm tuổi trên 40 ghi nhận điểm trung bình kiệt sức tinh thần và thái độ tiêu cực lần lượt là 2,43 và 2,72 thấp hơn so với 2,82 và 2,94

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

điểm ở nhóm dưới 30 tuổi <small>23</small>. Nghiên cứu của Hamdan M tại Palestine năm 2017 khảo sát trên 444 nhân viên y tế gồm 161 điều dưỡng, 142 bác sĩ và 141 nhân viên hành chính đã ghi nhận mối liên quan giữa độ tuổi trẻ hơn với KSNN mức độ cao. Tỉ lệ KSNN mức độ cao ở nhóm dưới 30 tuổi là 16,2% trong khi ở nhóm trên 30 tuổi là 7,4%. Tỉ số số chênh KSNN mức độ cao giữa nhóm dưới 30 tuổi so với trên 30 tuổi là 2,4 (KTC 95% từ 1,302 – 4,458) với p=0,005 <small>24</small>. Nghiên cứu của tác giả Juliá-Sanchis R tại Tây Ban Nha năm 2019 trên 550 nhân viên y tế đã ghi nhận tuổi cao hơn là yếu tố bảo vệ đối với KSNN khía cạnh thái độ tiêu cực với p<0,05, tuy nhiên khơng liên quan đến các khía cạnh kiệt sức cảm xúc và thành tích cá nhân <small>25</small>. Nghiên cứu của Trịnh Xuân Quang tại Việt Nam ghi nhận nhóm tuổi dưới 30 có liên quan đến KSNN <small>21</small>. Mặc dù phần lớn các nghiên cứu đã ghi nhận tuổi trẻ có liên quan đến mức độ KSNN cao hơn, nghiên cứu của Chernoff P gần đây ghi nhận một kết quả không liên quan trên đối tượng nhân viên y tế. Kết quả không liên quan trong nghiên cứu của Chernoff P có thể do cỡ mẫu nhỏ với chỉ 90 nhân viên y tế và thành phần phong phú hơn gồm cả bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên hành chính, kỹ thuật viên hình ảnh, trợ lý y khoa và phụ việc <small>26</small>. Một nguyên nhân nữa có thể dẫn đến các kết quả không liên quan trong nghiên cứu của Chernoff P là việc sử dụng thang đo Oldenburg Burnout Inventory (OLBI) <sup>26</sup> trong khi nghiên cứu khác dùng Malach Burnout Inventory (MBI) <small>22-25</small>. Thang đo OLBI xác định các cảm nhận của đối tượng trong khoảng thời gian ngắn gần thời điểm khảo sát, trong khi thang MBI có phạm vi đo lường tối đa lên đến 1 năm. Do đó, thang đo MBI phù hợp để đánh giá các trạng thái KSNN mãn tính hơn so với OLBI. Như vậy các phát hiện thơng qua thang đo MBI có tính tin cậy cao giúp củng cố mối tương quan nghịch giữa tuổi với KSNN.

Để giải thích cho mối tương quan nghịch giữa tuổi với KSNN thì kinh nghiệm cá nhân, nhu cầu theo lứa tuổi, sự gắn bó với nghề nghiệp là các lý giải tiềm năng. Đáp ứng của mỗi cá nhân đối với công việc và môi trường làm việc là khác nhau theo kinh nghiệm sống. Những người có độ tuổi lớn hơn có trải nghiệm sống nhiều hơn do đó ứng phó tốt hơn với các biến động của mơi trường. Nhu cầu khác nhau theo lứa tuổi cũng thúc đẩy các chuẩn mực khác nhau trong công việc. Đối với những người lớn tuổi hơn, nhu cầu về sự ổn định và gắn bó với cơng việc sẽ cao hơn dẫn đến tính

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

chấp nhận cao và ít bị ảnh hưởng bởi các sự kiện ngắn hạn. Các nghiên cứu cũng phát hiện mối liên hệ nghịch biến giữa thâm niên làm việc với KSNN (được trình bày ở phần sau) giúp củng cố cho các lý giải trên. Như vậy, có rất nhiều cơ chế giải thích cho mối tương quan nghịch của tuổi với KSNN. Cùng với việc đánh giá yếu tố tuổi, các nghiên cứu cũng cần làm rõ các cơ chế liên quan tiềm năng để có các tiếp cận phù hợp kiểm sốt KSNN.

<b>Bảng 1.3. Đặc điểm hơn nhân gia đình liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp </b>

Qu H-Y, 2015 <small>27</small> Trung Quốc Có con nhỏ liên quan đến KSNN nặng hơn ở tất cả các khía cạnh.

Nowacka A, 2018 <small>28</small>

Ba Lan Khơng liên quan giữa tình trạng hơn nhân và có con với các khía cạnh KSNN.

Cadas-De la Fuente GA, 2018 <small>20</small>

Phân tích gộp Có gia đình liên quan đến tình trạng KSNN khía cạnh cảm xúc tiêu cực. Có con liên quan đến KSNN khía cạnh kiệt sức cảm xúc

Elay G, 2019 <small>17</small> Thổ Nhĩ Kỳ Không liên quan giữa tình trạng hơn nhân và có con với các khía cạnh KSNN.

Rusca Putra K, 2019 <sup>29</sup>

Indonesia Người đã lập gia đình có mức KSNN khía cạnh kiệt sức tinh thần và thành tích cá nhân cao hơn. Lê Hữu Phúc,

2020 <sup>30</sup>

TPHCM, Việt Nam

Độc thân có tỉ lệ KSNN cao hơn nhóm kết hơn.

Một số phát hiện gần đây cho thấy hôn nhân gia đình có liên quan đến KSNN ở nhân viên y tế. Cụ thể những nhóm NVYT có con và đã lập gia đình ghi nhận mức kiệt sức tinh thần và thái độ tiêu cực cao hơn trong nghiên cứu của Rusca Putra K, 2019 <small>29</small>, Qu H-Y, 2015 <small>27</small> và trong phân tích gộp của Cañadas-De la Fuente GA, 2018 <small>20</small>. Nghiên cứu của Rusca Putra K tại Indonesia năm 2019 trên 485 điều dưỡng đã ghi nhận những người đã lập gia đình có mức KSNN khía cạnh kiệt sức tinh thần và thành tích cá nhân cao hơn <small>29</small>. Nghiên cứu của Qu H-Y tại Trung Quốc năm 2015 thực hiện trên 250 điều dưỡng đã cho thấy những điều dưỡng có con tuổi càng nhỏ thì càng có

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

mức KSNN cao hơn ở cả 3 khía cạnh kiệt sức tinh thần, thái độ tiêu cực và thành tích cá nhân <sup>27</sup>. Phân tích gộp của Cadas-De la Fuente GA cơng bố năm 2018 ghi nhận có gia đình liên quan đến thái độ tiêu cực và có con liên quan đến kiệt sức cảm xúc <small>20</small>. Mặc dù ghi nhận một số bằng chứng về tình trạng hơn nhân gia đình liên quan đến KSNN, vẫn có một số nghiên cứu đã không ghi nhận mối liên quan này như trong nghiên cứu của Elay G, 2019 trên 1161 nhân viên ICU <small>17</small> và nghiên cứu của Nowacka A, 2018 trên 560 điều dưỡng <small>28</small>. Các nghiên cứu trên đều thực hiện trên cỡ mẫu lớn và cơng cụ đồng nhất, do đó các phát hiện khơng đồng nhất có thể do nhiều đến sự khác biệt về đối tượng nghiên cứu, điều kiện kinh tế và đặc điểm văn hóa xã hội. Các đặc điểm hơn nhân gia đình cần tiếp tục được quan tâm.

<b>Bảng 1.4. Trình độ chun mơn liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp </b>

Các phát hiện về mối liên quan giữa trình độ chun mơn và KSNN chưa được thống nhất giữa nghiên cứu tại các quốc gia. Trong nghiên cứu của Shamali M tại Iran năm 2015 <small>31</small> trên 130 điều dưỡng đã ghi nhận nhóm điều dưỡng sau đại học có tỉ lệ kiệt sức tình thần cao hơn so với nhóm đại học trở xuống. Tuy nhiên, nghiên cứu của Zhang X-C tại Trung Quốc năm 2014 trên 431 điều dưỡng ICU đã ghi nhận nhóm sau đại học có tỉ lệ kiệt sức tinh thần thấp hơn so với nhóm đại học trở xuống <small>32</small>. Nghiên cứu của Lê Hữu Phúc ghi nhận nhóm điều dưỡng trung cấp có mức KSNN cao nhất, trong khi nhóm sau đại học có mức KSNN thấp nhất. Các kết quả đối nghịch có thể do khác biệt về môi trường, đặc điểm bệnh tật, chức vụ và trách nhiệm, …

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Trong tương lai, mối liên quan giữa trình độ chun mơn với KSNN cần được làm rõ dựa trên các khía cạnh cụ thể được đề cập trên.

<b> Đặc tính công việc liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp </b>

Tổng quan đã ghi nhận nhiều yếu tố đặc tính cơng việc liên quan đến KSNN gồm khoa, thâm niên, thời gian làm việc tại bệnh viện và tại khoa, số bệnh nhân mỗi ngày, ca trực, thời gian làm việc mỗi tuần.

<i><b>Bảng 1.5. Nơi làm việc, vị trí làm việc, thâm niên liên quan kiệt sức nghề nghiệp </b></i>

Shamali M, 2015 <small>31</small>

Iran Thâm niên từ 1-9 năm có mức kiệt sức tinh thần cao hơn so với nhóm ≥10 năm.

Howlett M, 2015 <small>33</small>

Canada Số năm làm tại bệnh viện cao hơn liên quan đến kiệt sức tinh thần, thái độ tiêu cực hơn. Điều dưỡng có mức kiệt sức tinh thần cao hơn các đối tượng

Số năm kinh nghiệm liên quan thuận với KSNN khía cạnh kiệt sức tinh thần và thành tích cá nhân.

Ba Lan, Các khoa khác nhau có tình trạng KSNN khác nhau. Số năm thâm niên liên quan thuận với KSNN khía cạnh tinh thần và thành tích cá nhân, và tương quan nghịch với thái độ tiêu cực. Điều dưỡng có

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Tên tác giả Quốc gia Kết quả </b>

Welp A, 2019 <small>36</small>

Thụy Sĩ Số năm kinh nghiệm có tương quan nghịch với thái độ tiêu cực; vai trị lãnh đạo có liên quan đến thành tích cá nhân tốt hơn.

Thanh NT, 2020 <small>6</small>

Việt Nam Thời gian làm việc tại bệnh viện nhiều hơn là yếu tố bảo vệ đối với KSNN.

Nhìn chung các nghiên cứu đã ghi nhận thời gian thâm niên làm việc là một yếu tố quan trọng liên quan đến KSNN. Thời gian thâm niên càng cao là yếu tố bảo vệ trước KSNN <sup>6,25,28,31,35,36</sup>. Một số nghiên cứu ghi nhận điều dưỡng là có mức độ KSNN cao hơn các đối tượng khác <small>33</small> và chức danh lãnh đạo/quản lý ít liên quan đến KSNN khía cạnh thành tích cá nhân hơn <small>28,34</small>. Trong nghiên cứu của Shamali M tại Iran năm 2015 trên 130 điều dưỡng đã ghi nhận nhóm thâm niên dưới 10 năm KSNN khía cạnh kiệt sức tinh thần cao hơn đáng kể so với nhóm thâm niên từ 10 năm trở lên; KSNN theo các khía cạnh thái độ tiêu cực và thành tích cá nhân khơng cho thấy mối liên quan. Khoa làm việc cũng không ghi nhận liên quan đến tình trạng KSNN <small>31</small>. Nghiên cứu của tác giả Nowacka A tại Ba Lan năm 2018 trên 560 điều dưỡng đã ghi nhận số năm thâm niên liên quan thuận yếu với KSNN khía cạnh tinh thần và thành tích cá nhân, và tương quan nghịch với thái độ tiêu cực với hệ số tương quan lần lượt là 0,16; 0,08 và -0,1 <small>28</small>. Nghiên cứu của Juliá-Sanchis R tại Tây Ban Nha năm 2019 trên 550 NVYT đã ghi nhận chức danh liên quan đến cả 3 khía cạnh KSNN và khoa phịng làm việc khơng cho thấy liên quan. Cụ thể các nhóm kỹ thuật viên và trợ lý thường ghi nhận mức độ KSNN cao hơn so với bác sĩ và điều dưỡng <small>25</small>. Nghiên cứu của Welp A tại Thụy Sĩ năm 2019 trên 1496 điều dưỡng và bác sĩ tại 55 đơn vị ICUs đã ghi nhận số năm kinh nghiệm có tương quan nghịch với thái độ tiêu cực; vai trò lãnh đạo có liên quan đến thành tích cá nhân tốt hơn <small>36</small>. Nghiên cứu của Thanh NT tại Việt Nam năm 2020 trên 177 điều dưỡng tại 5 bệnh viện tuyến quận đã ghi nhận thời gian làm việc từ 10-15 năm có tỷ lệ KSNN khía cạnh thành tích cá nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

cao hơn so với nhóm làm việc từ 1-5 năm, đồng thời làm việc 5-10 năm là yếu tố bảo vệ với thái độ tiêu cực <sup>6</sup>. Đa phần các nghiên cứu đều cho thấy kinh nghiệm và thâm niên làm việc cao hơn là một yếu tố bảo vệ đối với KSNN. Tuy nhiên vẫn có một số nghiên cứu ghi nhận xu hướng ngược lại đặc biệt đối với khía cạnh kiệt sức cảm xúc và thái độ tiêu cực. Nghiên cứu của Gracia-Gracia P năm 2017 tại Tây Ban Nha trên 68 điều dưỡng đã ghi nhận tương quan thuận giữa số năm kinh nghiệm với KSNN khía cạnh kiệt sức cảm xúc và thành tích cá nhân <small>34</small>. Nghiên cứu của Howlett M tại Canada năm 2015 trên 322 nhân viên y tế bao gồm điều dưỡng, bác sĩ và nhân viên khác đã ghi nhận số năm làm việc tại bệnh viện cao hơn liên quan đến kiệt sức tinh thần và thái độ tiêu cực hơn. Cụ thể, các nhóm có thời gian làm việc tại bệnh viện từ 6-10 và 11-20 năm đều cho thấy mức độ kiệt sức tinh thần và thái độ tiêu cực cao hơn đáng kể so với nhóm dưới 6 năm <small>33</small>. Việc thâm niên làm việc có thể tác động trực tiếp tới tình trạng KSNN do một người được đảm nhận một công việc nhiều năm sẽ khơng khó khăn để hồn thành và thích nghi. Tuy nhiên, nếu biến cố bất kỳ xảy ra thì tình trạng KSNN vẫn hồn tồn có thể xảy ra trên những điều dưỡng thâm niên cao do thói quen làm việc bị thay đổi.

<i><b>Bảng 1.6. Thời gian làm việc, lượng bệnh liên quan kiệt sức nghề nghiệp </b></i>

Hoppen CMS, 2017 <small>35</small>

Brazil Nhóm có ≥60 giờ làm việc chiếm phần lớn tỷ lệ kiệt sức trên cả ba khía cạnh ở mức trung bình đến cao.

Việt Nam Số lượng bệnh nhân nhiều hơn liên quan đến KSNN khía cạnh thái độ tiêu cực.

Voultsos P, 2020 <sup>37</sup>

Hy Lạp Khơng có mối liên quan giữa số bệnh nhân mỗi ngày và kiệt sức

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>Tên tác giả Quốc gia Kết quả </b>

Nhìn chung, thời gian làm việc dài hơn và số bệnh nhân phải chăm sóc mỗi ngày nhiều liên quan đến mức độ KSNN cao hơn. Nghiên cứu của Hoppen CMS thực hiện tại Brazil năm 2017 trên 52 bác sĩ đã ghi nhận thời gian làm việc trên 60 giờ/tuần có liên quan đến KSNN mức độ trung bình đến nặng. Trong 15 bác sĩ thuộc nhóm KSNN trung bình đến nặng có 14 bác sĩ (93,3%) làm việc trên 60 giờ/tuần. Trong 37 bác sĩ thuộc nhóm KSNN nhẹ có 18 bác sĩ (48,6%) làm việc trên 60 giờ/tuần <small>35</small>. Nghiên cứu của Shamali M tại Iran năm 2015 trên 130 điều dưỡng đã ghi nhận thời gian làm ngoài giờ cao hơn liên quan đến KSNN khía cạnh thái độ tiêu cực và thành tích cá nhân. Các nhóm làm ngồi giờ từ 1-49 giờ mỗi tháng có điểm đánh giá thành tích cá nhân là 32,47 điểm, cao hơn so với 30,9 điểm ở nhóm làm 50-99 giờ/tháng và 25,11 điểm ở nhóm ≥100 giờ/tháng. Điểm đánh giá thái độ tiêu cực ở nhóm làm ngồi giờ 1-49 giờ/tháng là 9,85 điểm thấp hơn so với 13,28 điểm ở nhóm làm từ 50-99 giờ/tháng. Đối với KSNN khía cạnh kiệt sức tinh thần ghi nhận nhóm làm việc ngồi giờ từ 50-99 giờ/tuần có mức kiệt sức tinh thần là 28,28 điểm và cao hơn so với 22,11 điểm ở nhóm từ 1-49 giờ/tháng và 22,4 điểm ở nhóm làm ≥100 giờ/tháng <small>31</small>. Nghiên cứu của Thanh NT tại Việt Nam năm 2020 trên 177 điều dưỡng tại 5 bệnh viện tuyến quận đã ghi nhận số lượng bệnh nhân nhiều hơn liên quan đến KSNN khía cạnh thái độ tiêu cực. Hồi quy đa biến chỉ ra nhóm điều dưỡng chăm sóc trên 15 bệnh mỗi ngày có số chênh KSNN thái độ tiêu cực gấp 2,57 lần so với nhóm chăm sóc từ dưới 5 bệnh nhân mỗi ngày <small>6</small>. Nghiên cứu của tác giả Lê Hữu Phúc cũng ghi nhận thời gian làm việc cao hơn liên quan đến KSNN <sup>30</sup>. Phần lớn các nghiên cứu cho thấy thời gian làm việc nhiều và số bệnh nhân phải chăm sóc nhiều hơn có liên quan đến tình trạng KSNN. Tuy nhiên, gần đây ghi nhận một số nghiên cứu không ghi nhận mối liên quan giữa số bệnh nhân và thời gian làm thêm với KSNN. Nghiên cứu của Voultsos P tại cộng hịa Síp năm 2020 trên 98 bác sĩ đã đánh giá mối liên quan giữa số bệnh nhân chăm sóc mỗi ngày với KSNN, tuy nhiên kết quả ghi nhận khơng có mối liên

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

quan <small>37</small>. Nghiên cứu của tác giả Nowacka A tại Ba Lan năm 2018 trên 560 điều dưỡng đánh giá mối liên quan giữa thời gian làm thêm giờ và KSNN và đã không ghi nhận mối liên quan <small>28</small>. Các kết quả khơng liên quan trong các nghiên cứu trên có thể do sự khác biệt về đối tượng, cỡ mẫu và cách thức định nghĩa biến số giữa các nghiên cứu. Khối lượng cơng việc cao hơn có thể phản ánh thông qua thời gian làm việc nhiều và số lượng bệnh nhân cao hơn là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các căng thẳng, kiệt sức do nghề nghiệp. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra những mối liên hệ theo chiều ngược lại như những người có năng lực tốt, đáp ứng và thích nghi tốt với công việc, môi trường làm việc sẽ có khả năng chịu áp lực cao hơn, đồng thời họ cũng có nhu cầu làm việc cao hơn, đây là các yếu tố bảo vệ đối với KSNN. Có thể thấy thời gian trực và làm việc cố định cao hơn là yếu tố nguy cơ của KSNN <small>35</small>. Tuy nhiên làm việc ngoài giờ theo nhu cầu lại không liên quan trong nghiên cứu của Nowacka A, 2018 <small>28</small>. Như vậy, khả năng và nhu cầu cá nhân đối với cơng việc có thể ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ giữa khối lượng công việc với KSNN.

<b> Hài lòng điều kiện làm việc liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp </b>

<b>Bảng 1.7. Mối liên quan giữa kiệt sức nghề nghiệp với điều kiện làm việc </b>

Thanh NT, 2020 <small>6</small>

Việt Nam Có mối liên quan giữa chưa hài lịng về mức lương với việc gia tăng tỷ lệ các khía cạnh trong KSNN.

Hài lịng mơi trường làm việc liên quan đến hai khía cạnh KSNN gồm thái độ tiêu cực và thành tích cá

<b>nhân. </b>

Hài lịng cấp trên có liên quan với KSNN khía cạnh

<b>thái độ tiêu cực và thành tích cá nhân. </b>

Có mối liên quan làm tăng KSNN (tỷ lệ thái độ tiêu cực tăng) ở những đối tượng khơng hài lịng về đồng

<b>nghiệp. </b>

Hài lịng bệnh nhân có mối liên quan làm giảm tỷ lệ kiệt sức tinh thần và tăng thành tích cá nhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>Tên tác giả Quốc gia Kết quả </b>

Khả năng thăng tiến có liên quan đến cả ba khía cạnh của kiệt sức ở điều dưỡng khối hồi sức cấp cứu tại

<b>TP.HCM. </b>

Hài lịng bệnh viện có liên quan với cả ba khía cạnh của kiệt sức ở điều dưỡng khối hồi sức cấp cứu tại

<b>TP.HCM. </b>

Duy HTK, 2017 <small>5</small>

Việt Nam Có mối liên quan giữa hài lịng thấp về mức lương với việc gia tăng tỷ lệ các khía cạnh trong KSNN.

Voultsos P <sup>37</sup> Hy Lạp Mỗi điểm hài lòng khả năng thăng tiến lần lượt làm giảm 0,176 điểm trung bình kiệt sức tinh thần, 0,336 điểm thái độ tiêu cực và tăng 0,416 điểm trung bình

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh năm 2020 cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng. Về mức lương, điều dưỡng khối Hồi sức cấp cứu tại TP.HCM cho thấy không hài lòng và làm tăng thái độ tiêu cực, một khía cạnh được đánh giá trong KSNN <small>6</small>. Tương tự vậy, tác giả Hồ Thị Kim Duy ghi nhận khác biệt giữa các giá trị trong biến hài lịng mức lương với tình trạng kiệt sức trong cơng việc trên cả ba khía cạnh tại bệnh viện Chợ Rẫy <sup>5</sup>. Nghiên cứu của Lê Hữu Phúc đã cho kết quả tương tự là thu nhập thấp liên quan đến mức độ KSNN <small>30</small>. Bên cạnh đó, sự hài lịng về mơi trường làm việc, quan hệ với cấp trên/ đồng nghiệp/ bệnh nhân càng thấp thì tỷ lệ KSNN càng được ghi nhận cao hơn <small>6</small>. Khả năng thăng tiến cũng là một yếu tố quan trọng cần được xem xét. Mỗi điểm hài lòng khả năng thăng tiến lần lượt làm giảm 0,176 điểm trung bình kiệt sức tinh thần, 0,336 điểm thái độ tiêu cực và tăng 0,416 điểm trung bình thành tích cá nhân <small>37</small>. Các yếu tố trên chủ yếu được đánh giá dựa vào cảm xúc,

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

một yếu tố rất quan trọng quyết định sự kiệt sức bên cạnh các yếu tố về thể chất đã được được đề cập ở trên.

<b> Điều kiện làm việc 1.3.4.1. Khái niệm </b>

Điều kiện làm việc (Area of Worklife - AWS) là khái niệm mô tả các thành phần, đặc trưng của cơng việc quyết định tính phù hợp giữa con người với công việc của họ. Khái niệm AWS được xây dựng và phát triển cùng MBI bởi Maslach và cộng sự để dự đốn tình trạng KSNN <small>38</small>. AWS bao gồm 6 thành phần gồm kiểm sốt cơng việc, khối lượng công việc, quan hệ tại môi trường làm việc, khen thưởng, ứng xử công bằng, giá trị. Các giả thuyết về mối liên hệ giữa các khía cạnh AWS với KSNN gồm:

- Khối lượng công việc cao liên quan đến nguy cơ KSNN cao hơn

- Khả năng kiểm sốt cơng việc cao liên quan đến nguy cơ KSNN thấp hơn - Sự ghi nhận cao liên quan đến nguy cơ KSNN thấp hơn

- Quan hệ (tính cộng đồng) tích cực liên quan đến nguy cơ KSNN thấp hơn - Công bằng cao liên quan đến nguy cơ KSNN thấp hơn

- Giá trị cao liên quan đến nguy cơ KSNN thấp hơn

<b>Khối lượng công việc </b>

Chỉ mức độ công việc một người thực hiện/hoàn thành trong một đơn vị thời gian (ngày hoặc tháng), theo nhiệm vụ được đặt ra. Khi công việc áp lực cao diễn ra thường xuyên, nhân viên khó có khả năng để nghỉ ngơi, phục hồi để cơ thể trở về trạng thái cân bằng, dễ dẫn đến tình trạng kiệt sức nghề nghiệp. Ngược lại, khi khối lượng công việc được quản lý, sử dụng và phân công một cách hiệu quả sẽ đảm bảo sức khỏe, năng suất công việc.

<b>Kiểm sốt cơng việc </b>

Có mối liên quan giữa sự thiếu kiểm sốt khi làm việc với tình trạng kiệt sức nghề nghiệp <sup>38</sup>. Khi được quyền tự đưa ra các quyết định liên quan đến công việc của họ cũng như lĩnh vực chuyên môn, biết cách quản lý các nguồn lực một cách hiệu quả, họ sẽ tâm huyết hơn với công việc.

<b>Khen thưởng người lao động </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Sự khen thưởng là một trong những yếu tố thiết yếu và mang ý nghĩa tích cực trong mơi trường làm việc đối với người lao động. Khi không được công nhận và khen thưởng, nhân viên sẽ có suy nghĩ bi quan, làm giảm chất lượng công việc so với năng lực của họ.

<b>Quan hệ tại môi trường làm việc </b>

Mối quan hệ giữa những cá nhân, bao gồm đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, quản lý, nhân viên,… trong một môi trường làm việc. Khi người lao động nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ quản lý và đồng nghiệp, có những biện pháp giải quyết hợp lý các bất đồng, người lao động sẽ cống hiến nhiều hơn. Ngược lại, nếu mối quan hệ này thiếu sự tin tưởng, hỗ trợ và các bất đồng chưa có phương pháp giải quyết, người nhân viên dễ dẫn đến tình trạng kiệt sức nghề nghiệp hơn.

<b>Ứng xử công bằng </b>

Là sự bình đẳng và cơng bằng trong các quyết định cơng việc. Khi thiên vị, hồi nghi, nóng giận phát sinh thì có sự bất bình đẳng trong cách ứng xử.

<b>Giá trị </b>

Ngoài tiền lương và thăng tiến trong sự nghiệp, lý tưởng và động lực là những giá trị ban đầu khiến một người chọn môi trường đó để làm việc. Tuy nhiên, khi có mâu thuẫn về giá trị sẽ hình thành nên khoảng trống giữa giá trị cá nhân với tổ chức. Từ đó, người lao động bắt đầu có tâm lý so sánh những việc họ muốn làm và phải làm. Điều này khiến KSNN dễ xảy ra hơn.

<b>1.3.4.2. Đánh giá điều kiện làm việc </b>

Điều kiện làm việc được đánh giá dựa trên thang đo Area of Worklife (AWS) đánh giá trên thang điểm Likert từ 1 đến 5 ứng với hồn tồn khơng đồng ý đến hồn tồn đồng ý với các ý kiến mơ tả về điều kiện làm việc. Thang đo gồm 22 nội dung chia làm 6 khía cạnh gồm khối lượng cơng việc (6 nội dung; ví dụ: “Tơi khơng có thời gian để thực hiện công việc cần phải hồn thành”), kiểm sốt cơng việc (3 nội dung; ví dụ: “Tơi có thể tác động đến người quản lý để có được trang thiết bị và khơng gian cần thiết cho cơng việc của mình”), thiếu ghi nhận (4 nội dung: “Những nỗ lực của tôi thường khơng được chú ý”), tính cộng đồng (5 nội dung; ví dụ: “Các thành viên trong nhóm làm việc của tơi có hợp tác với nhau”), cơng bằng (6 nội dung; ví

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

dụ: “Người quản lý đối xử công bằng với tất cả những người lao động”), giá trị (6 nội dung; ví dụ: “Giá trị của tôi và giá trị của Tổ chức đều giống nhau”). AWS được phát triển để hỗ trợ trong việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường làm việc đến KSNN. Điều kiện làm việc được đánh giá dựa trên điểm trung bình theo từng khía cạnh <small>39</small>.

Các giả thuyết về mối liên hệ giữa các khía cạnh AWS với KSNN gồm: - Điểm khối lượng công việc cao liên quan đến nguy cơ KSNN cao hơn

- Điểm khả năng kiểm sốt cơng việc cao liên quan đến nguy cơ KSNN thấp hơn

- Điểm sự ghi nhận cao liên quan đến nguy cơ KSNN thấp hơn - Điểm cộng đồng cao liên quan đến nguy cơ KSNN thấp hơn - Điểm công bằng cao liên quan đến nguy cơ KSNN thấp hơn - Điểm giá trị cao liên quan đến nguy cơ KSNN thấp hơn

<b>1.4. Thực trạng kiệt sức nghề nghiệp ở điều dưỡng trên thế giới và Việt Nam Thực trạng kiệt sức nghề nghiệp ở điều dưỡng trên thế giới </b>

Nghiên cứu của Li-Ping Chou và cộng sự thực hiện năm 2014 đã đánh giá cắt ngang tình trạng KSNN ở 1329 nhân viên y tế tại Đài Loan. Kết quả phản hồi đạt 89% với sự tham gia của 570 điều dưỡng và cịn lại là nhóm NVYT khác. KSNN được đánh giá bằng thang đo Copenhagen Burnout Inventory (CBI). Kết quả đã ghi nhận điều dưỡng là nhóm có tỉ lệ KSNN cao nhất chiếm 66%. Các nhóm khác có tỉ lệ thấp hơn gồm bác sĩ (38,6%), nhân viên hành chính (36,1%) và kỹ thuật viên y tế (31,9%) <sup>40</sup>.

Nghiên cứu của tác giả Lasalvia A và cộng sự thực hiện năm 2021 đã đánh giá cắt ngang trên 2195 NVYT, trong đó có 687 điều dưỡng tại bệnh viện tuyến cuối Italia bằng bộ công cụ MBI-GS. Kết quả ghi nhận 49% điều dưỡng có biểu hiện kiệt sức về cảm xúc, 46,9% KSNN khía cạnh thành tích cá nhân và 29,7% kiệt sức khía cạnh thái độ tiêu cực. Điều dưỡng có nguy cơ KSNN cao hơn so với các nhân viên chăm sóc sức khỏe khác <small>41</small>.

Nghiên cứu của tác giả Kakeman E và cộng sự năm 2021 đã đánh giá cắt ngang trên 1004 điều dưỡng tồn thời gian tại bệnh viện có thâm niên trên 1 năm tại Iran.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

KSNN được đánh giá bằng thang đo MBI-HSS. Kết quả ghi nhận tỉ lệ KSNN mức độ cao là 31,5%. Đối với từng khía cạnh, kiệt sức cảm xúc mức cao chiếm 48,3% và trung bình chiếm 21,7%; kiệt sức khía cạnh thái độ tiêu cực mức cao chiếm 25,9% và trung bình là 22%; kiệt sức khía cạnh suy giảm thành tích cá nhân mức cao chiếm 56% và trung bình chiếm 20,8% <small>42</small>.

Nghiên cứu của Zhang XC và cộng sự thực hiện năm 2010 đã đánh giá KSNN ở 431 điều dưỡng đến từ 17 trung tâm chăm sóc đặc biệt tại Trung Quốc. KSNN được đánh giá bằng thang đo MBI-HSS. Kết quả ghi nhận 16% bị KSNN mức độ cao khi cùng kiệt sức mức cao ở cả 3 khía cạnh. Đối với từng khía cạnh, kiệt sức cảm xúc mức cao chiếm 43% và trung bình chiếm 22%; kiệt sức khía cạnh thái độ tiêu cực mức cao chiếm 26% và trung bình là 24%; kiệt sức khía cạnh thành tích cá nhân mức cao chiếm 42% và trung bình chiếm 22% <small>43</small>.

Nghiên cứu của Vasilios R và cộng sự năm 2012 đã đánh giá tình trạng kiệt sức và mệt mỏi cùng một số yếu tố liên quan ở điều dưỡng tại Síp. Nghiên cứu thực hiện với cỡ mẫu lớn lên đến 1.471 điều dưỡng. Thang đo MBI-HSS được sử dụng để đánh giá 3 khía cạnh KSNN. KSNN xác định theo MBI-HSS là 12,8% ứng với trường hợp cùng có điểm kiệt sức tinh thần và điểm thái độ tiêu cực đạt mức trung bình trở lên. Xét ở từng khía cạnh khảo sát, có 21,5% điều dưỡng có điểm số KSNN cao khía cạnh kiệt sức tinh thần, 30,7% điều dưỡng có điểm số KSNN cao khía cạnh thái độ tiêu cực và 33,0% có điểm số KSNN cao khía cạnh thành tích cá nhân <small>44</small>.

Nghiên cứu cắt ngang trên 110 điều dưỡng tại bệnh viện Zhongshan, Vũ Hán và Thượng Hải trong đợt dịch COVID-19 cho thấy sau một tháng làm việc trên tiền tuyến chống COVID-19, một số người tham gia có biểu hiện kiệt sức về cảm xúc (15,9%) thái độ tiêu cực (32,4%) từ mức độ trung bình đến trầm trọng. Nhóm này bao gồm phần lớn nhân viên y tế trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm, họ dễ tổn thương hơn khi đối mặt với những bệnh nhân bị tử vong do COVID-19. Đối tượng này cần được quan tâm và hỗ trợ về mặt tâm lý để họ có thể vượt qua giai đoạn đầy khó khăn này <small>45</small>. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây cũng chứng minh điều dưỡng tiếp tục trải qua một mức độ tâm lý tác động sau khi đại dịch đã rút đi <small>46,47</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Nghiên cứu của Rola và cộng sự (2017) tại Jordan sử dụng thang đo Maslach về KSNN của nhân viên y tế cho thấy hầu hết các điều dưỡng ở Jordan đều bị kiệt sức ở mức cao có đến 26.54% đến 60.93% số điều dưỡng kiệt sức từ vừa đến nặng về mặt cảm xúc, 24.57% đến 65.11% số nhân viên kiệt sức cảm xúc ở mức vừa đến nặng. Điều này được tác giả giải thích việc KSNN ở các nhân viên ở đây là do điều kiện làm việc kém, quá tải công việc, không công bằng, thiếu nguồn lực và hỗ trợ, ủng hộ từ lãnh đạo <small>48</small>.

Nghiên cứu của Anna Nowacka và cộng sự (2018) chỉ ra có mối liên quan giữa học vấn và KSNN. Đối tượng có bằng đại học và thạc sĩ trở lên có mức kiệt sức về thái độ tiêu cực và thành tích cá nhân cao hơn so với đối tượng trung cấp; điều dưỡng ở khoa Hồi sức tích cực cũng có nguy cơ bị KSNN cao hơn so với điều dưỡng làm ở khoa khám chữa bệnh <small>28</small>.

Nghiên cứu tại Đài Loan cũng chỉ ra điều dưỡng có nguy cơ KSNN nhiều hơn bác sĩ, nhân viên hành chính, kỹ thuật viên với tỷ lệ 66%, 38,6%, 36,1% và 31,9% tương ứng <small>49</small>. Các yếu tố dẫn đến KSNN ở điều dưỡng gồm làm việc quá giờ, áp lực công việc và nghề nghiệp, làm việc trong môi trường không phù hợp, phản ứng tiêu cực của bệnh nhân và người nhà, mức thu nhập thấp chưa phù hợp với đóng góp và kỳ vọng, tiếp xúc với nhiều mầm bệnh, quá tải bệnh viện…<sup>50-52</sup>.

Nhìn chung tỉ lệ KSNN mức độ trung bình trở lên có sự dao động lớn giữa các nghiên cứu, ghi nhận từ khoảng hơn 20% đến gần 70% tuỳ thuộc vào địa điểm, thời gian thực hiện và đối tượng nghiên cứu cùng các yếu tố khác.

<b> Thực trạng kiệt sức nghề nghiệp ở điều dưỡng tại Việt Nam </b>

Các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam cho thấy KSNN ở điều dưỡng phổ biến tại nhiều bệnh viện ở các tuyến khác nhau.

Nghiên cứu cắt ngang của tác giả Nguyen HTT (2018) sử dụng thang đo MBI-GS để đánh giá mức độ KSNN trên 500 điều dưỡng lâm sàng tại một số bệnh viện ở Hải Phòng cho thấy gần 20% điều dưỡng làm việc trong tình trạng kiệt sức, trong đó đến 0,7% điều dưỡng trong tình trạng kiệt sức nặng. Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là lịch làm việc khi điều dưỡng làm việc trong 24 tiếng <small>53</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Nghiên cứu cắt ngang của tác giả Nguyễn Thị Thanh (2020) được thực hiện trên 166 điều dưỡng khối Hồi sức cấp cứu tại một số bệnh viện tuyến quận/huyện trên địa bàn TP.HCM. Nghiên cứu dùng MBI-HSS đo lượng KSNN của nhân viên y tế cho kết quả tỷ lệ KSNN của điều dưỡng khối Hồi sức cấp cứu là 78,3%, trong đó 11,5% nặng; 66,8% vừa và 21,7% nhẹ. Tỷ lệ KSNN ở ba khía suy kiệt cảm xúc, thái độ tiêu cực và thành tích cá nhân suy giảm lần lượt là 46,4%, 61,4% và 45,8% <small>6</small>.

Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hoàng (2019) tại bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi trên đối tượng là 99 bác sĩ và 294 điều dưỡng, sử dụng thang đo MBI để đánh giá KSNN. Kết quả cho thấy một tỉ lệ thấp hơn, KSNN trên bác sĩ là 15% và điều dưỡng là 13%. Ở đối tượng điều dưỡng, tỉ lệ kiệt sức trong công việc lần lượt ở ba khía cạnh là: kiệt sức về mặt tinh thần: 5,78%, thái độ tiêu cực: 16,6%, thành tích cá nhân: 14,97% (6).

Nghiên cứu của tác giả Nguyen MQ (2020) ở điều dưỡng tại Bệnh viện quận Thủ đức cho thấy điểm trung bình của tình trạng kiệt sức là 2,38±0,75. Tình trạng kiệt sức của điều dưỡng nằm ở mức dưới trung bình <small>54</small>. Nghiên cứu của tác giả Lê Hữu Phúc thực hiện năm 2020 tại khoa khám bệnh và khoa Cấp cứu, khoa Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Nhi Đồng 1 đã được thực hiện trên 226 bác sĩ và điều dưỡng. Kết quả ghi nhận tỉ lệ KSNN ở bác sĩ và điều dưỡng ít khác biệt và ước tính chung là 75,2% <small>30</small>.

Nghiên cứu của tác giả Trịnh Xuân Quang năm 2021 tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang thực hiện trên 395 điều dưỡng. Kết quả ghi nhận tỉ lệ KSNN mức nặng là 5,8% và mức trung bình là 27,1% <small>21</small>.

Nhìn chung, KSNN ở điều dưỡng là phổ biến tại các cơ sở y tế công với tỉ lệ thường xuyên trên 30% và các bệnh viện tuyến cuối, chuyên khoa hồi sức cấp cứu có xu hướng nghiêm trọng hơn. Những điểm khác nhau giữa bệnh viện công và tư ảnh hưởng đáng kể để tình trạng KSNN. Cụ thể, nghiên cứu ở bệnh viện tư có tỉ lệ KSNN thấp. Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hải thực hiện năm 2021 tại bệnh viện đa khoa Quốc tế Bắc Hà đã được thực hiện trên 126 NVYT gồm 85 điều dưỡng và 41 bác sĩ. Kết quả ghi nhận tỉ lệ KSNN ở điều dưỡng chiếm 7,1%, tỉ lệ kiệt sức tương ứng với từng khía cạnh kiệt sức tinh thần, thái độ tiêu cực và thành tích cá nhân lần lượt là

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

0%, 2,4% và 4,7% <small>55</small>. Các đặc điểm khác biệt giữa bệnh viện tư và công cần được quan tâm để giải thích tình trạng KSNN.

<b>1.5. Cơng cụ đo lường kiệt sức nghề nghiệp </b>

Theo ICD-11, KSNN được xem là một hiện tượng nghề nghiệp và không được xem như tình trạng y tế. KSNN là hiện tượng được mô tả trong bối cảnh nghề nghiệp do đó khơng áp dụng mơ tả các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Do đó, các biểu hiện của KSNN phải được diễn giải trong bối cảnh nghề nghiệp. Một số biểu hiện KSNN được Maslach C. mô tả gồm <small>56</small>:

- Về thể chất: mệt mỏi tồn thân, chóng mặt, ù tai, đau đầu, chống.

- Về tâm lý: suy nghĩ thái quá, mất ngủ, lo âu, thiếu tự tin, trầm cảm, căng thẳng, cảm giác khơng an tồn.

- Về nhận thức: khó ghi nhớ, hay quên, mất tập trung, giảm hứng thú nghề nghiệp, không muốn nỗ lực, phấn đấu trong công việc, chán nản công việc. Trong nghiên cứu của Brenninkmeijer V cũng ghi nhận một số triệu chứng đóng góp cho việc đánh giá KSNN. Theo đó, một người bị KSNN thường có từ hai trong số những triệu chứng sau: đau cơ, nhức đầu, ngất, ngủ không ngon giấc, không thoải mái, dạ dày bị kích thích hoặc khó tiêu. Trường hợp khác ghi nhận KSNN làm giảm rõ rệt đến chất lượng công việc và chun mơn, góp phần bổ sung cho kết luận chẩn đoán KSNN <sup>57</sup>.

Mặc dù một số biểu hiện trên có thể giúp ích để đánh giá KSNN, tuy nhiên hầu hết các biểu hiện trên khó có thể đánh giá khách quan bởi người khác. Do đó, các nghiên cứu chủ yếu đánh giá KSNN dựa trên bộ câu hỏi thông qua quá trình tự đánh giá các biểu hiện của đối tượng.

Dựa trên các định nghĩa khác nhau về KSNN, các thang đo lường khác nhau đã được phát triển và sử dụng trong các nghiên cứu. Mặc dù các thang đo có sự khác biệt về khía cạnh đánh giá, tuy nhiên nhìn chung các khía cạnh này đều phản ánh phù hợp với các đặc trưng của KSNN theo định nghĩa của Maslach cũng như trong ICD-11. Các khía cạnh đó bao gồm:

- Kiệt sức cảm xúc: cảm thấy cạn kiệt năng lượng, đuối sức

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

- Thái độ tiêu cực: gia tăng khoảng cách tinh thần với công việc, thờ ơ với công việc hoặc hồi nghi về cơng việc của mình.

- Thành tích cá nhân suy giảm: Cảm thấy hiệu quả cơng việc suy giảm và cảm thấy mình kém cỏi.

Các bộ công cụ cụ thể đã được phát triển và sử dụng phổ biến gồm chỉ số hoàn thành chuyên môn (Professional Fulfillment Index – PFI), bộ công cụ của Oldenburgn (Oldenburgn Burnout Inventory-OLBI), và bộ công cụ của Maslach (Maslach Burnout Inventory).

<b> Bộ cơng cụ Professional Fulfillment Index (PFI) </b>

Chỉ số hồn thành chuyên môn (Professional Fulfillment Index – PFI) được phát triển để đánh giá tình trạng KSNN trong thời gian ngắn hạn 2 tuần trước thời điểm đánh giá. Bộ câu hỏi được phát triển đầu tiên dành cho các bác sĩ và sau đó mở rộng ra các đối tượng nhân viên y tế khác trong đó có điều dưỡng. PFI bao gồm 16 nội dung khảo sát, trong đó 6 mục đánh giá sự hồn thành chun mơn, 4 mục đánh giá kiệt sức công việc, và 6 mục đánh giá sự thờ ơ giữa các cá nhân. Trên đối tượng bác sĩ, các đánh giá đã cho thấy PFI đạt tính tin cậy lặp lại cao cho mỗi thành phần sự hồn thành chun mơn, kiệt sức cơng việc, thờ ơ giữa các cá nhân và kiệt sức tổng thể lần lượt ứng với hệ số tương quan giữa 2 lần đo cách nhau từ 2-3 tuần là 0,82; 0,8; 0,71 và 0,8. Thang đo PFI cũng cho thấy tương quan mạnh với một thang đo phổ biến khác đánh giá KSNN là thang đo MBI-HSS <small>58</small>. Tuy nhiên, việc sử dụng PFI để đánh giá KSNN ở điều dưỡng chưa phổ biến và hiện tại chưa có bằng chứng về giá trị và tin cậy của PFI trên điều dưỡng.

Nghiên cứu của chúng tôi không sử dụng PFI để đánh giá KSNN trên điều dưỡng tại BVCTCH TPHCM. Theo đó, PFI cho thấy nhiều vấn đề chưa phù hợp bao gồm chưa có bằng chứng về giá trị và tin cậy khi áp dụng trên điều dưỡng và thời khoảng đánh giá ngắn hạn trong 2 tuần trước thời điểm khảo sát có thể khơng phản ánh tốt tính chất mãn tính của KSNN.

<b> Bộ công cụ Oldenburg Burnout Inventory (OLBI) </b>

Bộ công cụ của Oldenburgn (Oldenburgn Burnout Inventory-OLBI) được phát triển để đánh giá kiệt sức trong các ngành nghề khác nhau, trong đó có lĩnh vực y tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

OLBI được tạo ra bởi Evangelia Demerouty năm 1999 bao gồm 16 nội dung chia thành hai khía cạnh là kiệt sức (Exhaustion - OLBI-E) và thờ ơ (Disengagement - OLBI-D) đánh giá cảm nhận của đối tượng ngay tại thời điểm khảo sát. Các câu trả lời được ghi nhận theo thang điểm Likert 4 điểm từ 1 (khơng đồng ý) tới 4 (hồn tồn đồng ý).

OLBI có ưu điềm gồm chứa các mục tiêu cực, yêu cầu sự tập trung cao hơn khi trả lời và giúp kiểm soát sai lệch thông tin. Khoảng thời gian đánh giá của OLBI là 1 tuần trước thời điểm khảo sát cho phép đánh giá KSNN trong một khoảng thời gian gần thời điểm nghiên cứu. Điều này giúp kiểm sốt sai lệch thơng tin và giúp OLBI nhạy hơn với các thay đổi ngắn hạn. Các đánh giá cho thấy cấu trúc của OLBI được xác nhận trong nhiều nghiên cứu <small>596061</small>. Các nghiên cứu cũng cho thấy OLBI có tương quan thuận với thang đo MBI-GS với hệ số tương quan 0,6 <small>5962</small>. Trên đối tượng bác sĩ và điều dưỡng, OLBI cũng cho thấy giá trị cấu trúc phù hợp <small>6063</small>.

Nghiên cứu của chúng tôi không sử dụng OLBI để đánh giá KSNN ở điều dưỡng bệnh viện CTCH. Theo đó, OLBI chưa phản ánh một khía cạnh quan trọng của KSNN là sự suy giảm hiệu quả công việc, và thời khoảng đánh giá ngắn hạn trong 1 tuần trước thời điểm khảo sát có thể không phản ánh tốt tính chất mãn tính của KSNN.

<b> Bộ công cụ Copenhagen Burnout Inventory </b>

Bộ công cụ Copenhagen Burnout Inventory (CBI) được phát triển trong khoảng 20 năm qua nhằm đo lường kiệt sức nghề nghiệp. CBI được phát triển và công bố lần đầu tiên năm 2005 bởi Kristensen TS bao gồm 19 nội dung thuộc 3 khía cạnh “kiệt sức cá nhân”, “kiệt sức liên quan đến công việc” và “kiệt sức liên quan đến khách hàng”. Các khía cạnh này được định nghĩa tương ứng là “mức độ mệt mỏi và kiệt sức về thể chất và tâm lý mà con người phải trải qua;” “mức độ mệt mỏi và kiệt sức về thể chất và tâm lý mà một người cảm nhận được có liên quan đến cơng việc của họ;” và “mức độ mệt mỏi và kiệt sức về thể chất và tâm lý mà một người cảm nhận được có liên quan đến cơng việc của họ với khách hàng”. Các nội dung đánh giá được chấm điểm trên thang Likert từ 1-5 ứng với “không bao giờ/gần như không bao giờ, hiếm khi, đôi khi, thường xuyên, luôn luôn” hoặc “ở mức độ rất thấp,

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

ở mức độ thấp, phần nào, ở mức độ cao, ở mức độ rất cao”, đồng thời có bao gồm 1 câu nghịch đảo. Ban đầu, CBI được phát triển để thay thế MBI do MBI có hạn chế khi chỉ tập trung vào hoạt động phục vụ con người và chỉ phù hợp với những người thực hiện công việc tiếp xúc với con người trong khi thực tế việc kiệt sức có thể gây ra bởi cả những yếu tố liên quan đến công việc. Hơn nữa, các yếu tố của CBI phân biệt sự mệt mỏi và kiệt sức tổng thể với những gì được quy cho các lĩnh vực cụ thể trong cuộc sống công việc của một người. Do đó, kiệt sức cá nhân đóng vai trị là thước đo kiệt sức tổng thể, trong khi kiệt sức liên quan đến công việc và liên quan đến khách hàng đo lường các nguồn kiệt sức cụ thể <small>64</small>.

Trong những năm gần đây, CBI đã được sử dụng ngày càng nhiều trong các nghiên cứu. Rất ít nghiên cứu đánh giá tin cậy và giá trị của CBI trong quần thể điều dưỡng. Nghiên cứu gần nhất về CBI trên điều dưỡng là nghiên cứu của Montgomery AP trên 928 điều dưỡng bệnh viện. CBI đã được xác nhận với cấu trúc phù hợp, các nhân tố cũng liên quan vừa đến mạnh với các thang đo về mơi trường làm việc tổng thể, sự hài lịng, và ý định nghỉ việc. Tính tin cậy nội bộ đạt 0,91; 0,89 và 0,92 ứng với từng khía cạnh “kiệt sức cá nhân”, “kiệt sức liên quan đến công việc” và “kiệt sức liên quan đến khách hàng” <small>65</small>.

Nghiên cứu của chúng tôi không sử dụng CBI do hiện nay, giá trị và tin cậy của các phiên bản Tiếng Việt vẫn chưa được xác nhận. Đồng thời các khía cạnh đo lường chưa xác hợp với định nghĩa của ICD 11.

<b> Bảng kiểm đánh giá kiệt sức nghề nghiệp Maslach dành cho dịch vụ con người (Maslach Burnout Inventory - Human Services Survey) </b>

KSNN phản ánh mức thường xuyên xảy ra của các biểu hiện kiệt sức được xác định bằng thang đo Maslach Burnout Inventory (MBI). Bảng kiểm đánh giá kiệt sức nghề nghiệp Maslach dành cho dịch vụ con người (MBI-HSS: Maslach Burnout Inventory - Human Services Survey) là phiên bản dành cho những ngành dịch vụ con người, trong đó có y tế được phát triển từ bản gốc của Bảng kiểm đánh giá kiệt sức nghề nghiệp Maslach (MBI: Maslach Burnout Inventory).

Thang đo MBI được phát triển bởi Maslach C và cộng sự cho phép đánh giá 3 khía cạnh của KSNN tương ứng với định nghĩa trong ICD-11, được công nhận rộng

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

rãi trên thế giới và được áp dụng cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau <small>14</small>. MBI-HSS là phiên bản được áp dụng rộng rãi nhất cho các chuyên gia hay đối tượng trong các ngành dịch vụ con người (bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên xã hội, trợ lý y khoa,…) <small>14</small>.

Thang đo gồm 22 câu hỏi chia làm 3 khía cạnh đặc trưng của KSNN là: kiệt sức tinh thần, thái độ tiêu cực và thành tích cá nhân. Các khía cạnh kiệt sức tinh thần và thái độ tiêu cực đồng biến với KSNN và khía cạnh thành tích cá nhân nghịch biến. MBI được xem là công cụ chuẩn cho các nghiên cứu về KSNN <small>56</small>. MBI cho phép đánh giá tình trạng KSNN dài hạn với thời gian đánh giá tối đa lên đến 1 năm kể từ thời điểm khảo sát. Thang đo MBI cho thấy độ tin cậy nội bộ tốt với hệ số Cronbach’s alpha đạt từ trên 0,7 ở các khía cạnh. MBI đã được áp dụng để đo lường KSNN trên đối tượng điều dưỡng trên toàn thế giới để xác định hiệu quả của các biện pháp giảm KSNN bởi các chính sách thể chế và quốc gia <sup>66</sup>. Bộ câu hỏi MBI đã được điều chỉnh để phù hợp với từng ngành nghề khác nhau gồm:

<i>- MBI-Human Services Survey (MBI-HSS) được phát triển để áp dụng cho các </i>

chuyên gia hay đối tượng trong các ngành dịch vụ con người (bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên xã hội, trợ lý y khoa,…) <small>14</small>.

<i>- MBI-General Survey (MBI-GS) được phát triển để áp dụng đánh giá KSNN </i>

trong ngành dịch vụ khách hàng, bảo trì, sản xuất, quản lý và hầu hết các ngành nghề khác <small>14</small>.

<i>- MBI-Educators Survey (MBI-ES) được áp dụng với các đối tượng trong lĩnh </i>

vực giáo dục <small>14</small>.

MBI-HSS áp dụng thang Likert từ 0 đến 6 ứng với các mức biểu hiện của KSNN từ không bao giờ, vài lần mỗi năm, một lần mỗi tháng, vài lần mỗi tháng, một lần mỗi tuần, vài lần mỗi tuần, và mỗi ngày. Thang đo chứa 22 nội dung đánh giá chia thành 3 cấu phần gồm <small>67</small>:

- Kiệt sức tinh thần (9 câu): đo lường cảm giác bị căng thẳng q mức và kiệt sức vì cơng việc của một người. (ví dụ: “Khơng cịn cảm xúc trong công việc”)

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

- Thái độ tiêu cực (5 câu): đo lường phản ứng vô cảm, thờ ơ trong quá trình cung cấp dịch vụ, hướng dẫn đối với khách hàng. (ví dụ: “Lo lắng rằng công việc này sẽ làm tôi chai cứng cảm xúc”)

- Thành tích cá nhân (8 câu): đo lường cảm giác về năng lực và thành tích thành cơng trong cơng việc của một người. (ví dụ: “Giải quyết rất hiệu quả các vấn đề của bệnh nhân”)

Công cụ MBI-HSS được cho rằng có độ tin cậy nội bộ cao tin cậy, hợp lệ và dễ dàng quản lý, phù hợp để đo lường tình trạng kiệt sức ở nhân viên y tế trong nhiều nghiên cứu trên thế giới <small>34,68,69</small>. Điểm hạn chế chung của các công cụ MBI là chỉ tập trung vào hoạt động phục vụ con người và chỉ phù hợp với những người thực hiện công việc tiếp xúc với con người trong khi thực tế việc kiệt sức có thể gây ra bởi cả những yếu tố liên quan đến công việc <sup>64</sup>. Thêm vào đó, một tổng quan gần đây đánh giá 19 nghiên cứu cho thấy MBI được sử dụng phổ biến nhất chiếm 17 nghiên cứu. Tuy nhiên MBI lại có mức độ chất lượng bằng chứng về giá trị nội dung thấp hơn so với CBI, OLBI. Độ tin cậy, sai số đo lường giá trị cấu trúc, giá trị theo tiêu chuẩn ở mức thấp. Tuy nhiên MBI vẫn cho thấy tính đồng thuận cao hơn CBI, OLBI khi diễn giải kết quả với mức độ đồng thuận giữa tác giả và người đánh giá đạt trên 70% <small>70</small>.

Bộ MBI-HSS đã dịch tiếng Việt và đã dùng nhiều tại Việt Nam trên NVYT. Phân tích tính tin cậy của bộ công cụ trên đối tượng điều dưỡng và bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi năm 2018 ghi nhận hệ số tin cậy Cronbach’s alpha tổng bằng 0,88 và ở các khía cạnh từ 0,82 đến 0,86 <small>71</small>. Trong nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2017, hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) là 0,91 đối với phần KSNN, 0,77 đối với phần thái độ tiêu cực và 0,84 đối với phần thành tích cá nhân <small>5</small>. Nghiên cứu tại bệnh viện Hùng Vương của tác giả Võ Hồng Đăng (2017) cho Cronbach’s Alpha lần lượt cho ba khía cạnh là 0,87, 0,79 và 0,87 <small>4</small>. Cơng bố gần đây trên 1500 bác sĩ và điều dưỡng tại 15 bệnh viện lớn tại Việt Nam đã ghi nhận giá trị cấu trúc của MBI-HSS phiên bản tiếng Việt khi 22 nội dung đánh giá có sự phân bố phù hợp vào 3 khía cạnh đo lường <small>72</small>. Đồng thời các phiên bản tiếng Việt khác của MBI (gồm MBI-GS và MBI-MP) cũng cho thấy giá trị cao khi áp dụng trên nhân viên y tế trong đó có

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

điều dưỡng <small>73,74</small>. Các bằng chứng cho thấy thang đo MBI-HSS có độ tin cậy cao tại Việt Nam trong vấn đề KSNN trên đối tượng nhân viên y tế và điều dưỡng.

<b> So sánh các công cụ đánh giá kiệt sức nghề nghiệp </b>

<b>Bảng 1.8. So sánh đặc điểm các công cụ đánh giá kiệt sức nghề nghiệp </b>

<b>MBI-HSS </b>

Xác hợp với các cấu phần theo định nghĩa của ICD-11

Không Đảm bảo Không Đảm bảo

Khung thời gian đánh giá tối đa 2 tuần 1 tuần Không rõ

1 năm

Mức độ sử dụng phổ biến trên điều dưỡng

Không Không Không Phổ biến

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ công cụ MBI-HSS của Maslach do cơng cụ này có các ưu điểm gồm:

- Các cấu phần đánh giá xác hợp với định nghĩa KSNN theo ICD-11. - Phiên bản Tiếng Việt đảm bảo độ tin cậy nội bộ và giá trị cấu trúc. - Cho phép đánh giá KSNN trong dài hạn tối đa lên đến 1 năm.

- Được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về KSNN ở điều dưỡng.

<b>1.6. Phương pháp giảm kiệt sức nghề nghiệp ở điều dưỡng Các tiếp cận tổng quát để kiểm soát kiệt sức nghề nghiệp </b>

Các hành động kiểm soát kiệt sức được diễn ra ở ba cấp độ: tổ chức, cá nhân-tổ chức và cá nhân. Ở cấp độ của nhân-tổ chức: tuyển dụng nhân viên mới và việc làm có tính đến các khuynh hướng để thực hiện một công việc cụ thể, học các kỹ năng mới, tích lũy kiến thức cả về chun mơn và ứng dụng trong việc đối phó với căng thẳng, cải thiện điều kiện làm việc thể chất và tâm lý xã hội, cải thiện giao tiếp và hợp tác trong tổ chức, cải tiến trong kiểm soát công việc, sử dụng kỹ năng, khối lượng công việc và cơng việc sự an tồn. Ở cấp độ cá nhân-tổ chức: thúc đẩy sự hỗ trợ từ cấp trên và đồng nghiệp, phù hợp với các cơ hội và yêu cầu công việc cá nhân, làm rõ vai trò:

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

phạm vi hoạt động và giới thiệu mơ hình quản lý có sự tham gia. Ở cấp độ cá nhân: phát triển kỹ năng thư giãn trong các tình huống gia tăng căng thẳng; tự cải thiện; học cách nhận biết và điều chỉnh trạng thái tinh thần của một người; giảm suy nghĩ phi lý trí thơng qua sự tham gia của nhận thức các quy trình; khả năng chấp nhận những trải nghiệm khó chịu và sửa đổi chúng, ngăn cản chúng và điều khiển; hoạt động thể chất; chế độ ăn; cách sống; và phát triển khả năng ủy quyền, thương lượng, đặt mục tiêu, và đối mặt với khả năng sử dụng lời khuyên cá nhân từ các chuyên gia trong việc giải quyết vấn đề chuyên nghiệp và những vấn đề không chuyên nghiệp <small>75</small>. Những cách tiếp cận này dự kiến sẽ làm giảm tình trạng kiệt sức của điều dưỡng và do đó góp phần vào nỗ lực giảm thiểu tình trạng thiếu điều dưỡng và nâng cao chất lượng chăm sóc.

<b> Biện pháp can thiệp giảm kiệt sức nghề nghiệp ở điều dưỡng </b>

Các can thiệp giảm kiệt sức nghề nghiệp được chia thành 3 nhóm gồm can thiệp cá nhân, can thiệp tổ chức và can thiệp kết hợp. Trong phạm vi tìm kiếm tài liệu, chúng tôi ghi nhận các biện pháp can thiệp được thử nghiệm là can thiệp cá nhân. Không ghi nhận các thử nghiệm về biện pháp can thiệp cấu trúc hoặc tổ chức. Các can thiệp cá nhân được đề cập trong các nghiên cứu gồm: giáo dục về kiệt sức, đào tạo bản sắc nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng giao tiếp, can thiệp tâm lý nhận thức, đào tạo kỹ năng quản lý căng thẳng, can thiệp văn hóa công việc, chánh niệm (mindfulness). Các can thiệp dựa trên chánh niệm (yoga, thiền, thở, lắng nghe cơ thể,…) được đánh giá trong nhiều nghiên cứu nhất trong 6 nghiên cứu gồm 3 nghiên cứu thí điểm <small>7,76,77</small> và 3 nghiên cứu chính thức <small>8,9,78</small>. Can thiệp giáo dục nhận thức về kiệt sức nghề nghiệp và kỹ năng quản lý và ứng phó với kiệt sức ghi nhận trong 2 nghiên cứu <sup>79,80</sup>. Can thiệp giáo dục nhận thức nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp được ghi nhận trong 3 nghiên cứu <small>81-83</small>.

<b>1.6.2.1. Hiệu quả của các can thiệp chánh niệm </b>

Chánh niệm là một khái niệm quan trọng trong đạo Phật và cũng được áp dụng trong nhiều hệ thống thiền và tâm lý học. Chánh niệm có nghĩa là sự nhật thức và nhận biết một cách tỉnh thức và chú ý đến hiện tại mà không đánh giá hoặc phê phán.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Nó thường được diễn đạt bằng việc tập trung vào những gì đang xảy ra ở thời điểm hiện tại, bao gồm cảm giác, suy tư, và trạng thái tinh thần.

Chánh niệm là một khía cạnh quan trọng trong việc phát triển tỉnh thức và sự hiểu biết về bản thân. Nó giúp con người tập trung vào thực tại và tách biệt khỏi tư duy rối ren, lo âu về tương lại hoặc nuối tiếc về quá khứ. Bằng cách thực hành chánh niệm, người ta có thể thấy rõ hơn về tình trạng của họ, cách cảm nhận và phản ứng trước mọi tình huống.

Chánh niệm cũng là một phần quan trọng của thiền học, trong đó người thiền tập trung vào việc chú ý đến hơi thở, cảm giác cơ thể, hoặc một đối tượng khác để phát triển sự tỉnh thức và thực hành tâm lý. Trong thiền học, chánh niệm là một công cụ quan trọng giúp giảm căng thẳng, lo âu và đạt được tĩnh lặng tinh thần.

Hiệu quả của các can thiệp dựa trên chánh niệm đã được chứng minh mạnh mẽ thông qua các nghiên cứu.

Yoga là can thiệp được thử nghiệm phổ biến nhất cho thấy hiệu quả <small>7-9</small>. Cả 3 nghiên cứu đều sử dụng thiết kê RCT cho phép cung cấp kết quả đáng tin cậy nhất. Trong nghiên cứu của Hilcove K trên 41 điều dưỡng nhóm can thiệp và 39 điều dưỡng nhóm chứng, can thiệp tập yoga được thiết kế gồm 6 buổi với mỗi tuần 1 buổi kéo dài 6 tuần liên tiếp. Kết quả tại 6 tuần đã ghi nhận sự cải thiện đáng kể ở nhóm can thiệp với điểm đánh giá kiệt sức nghề nghiệp MBI giảm từ 2,43 giảm cịn 1,68 điểm; nhóm chứng không thay đổi đáng kể từ 2,67 thành 2,51 <small>8</small>. Trong nghiên cứu của Kavurmaci M trên 35 điều dưỡng mỗi nhóm, can thiệp yoga được thiết kế với lịch trình dày hơn với tổng cộng 16 buổi gồm 2 buổi mỗi tuần và kéo dài 8 tuần. Kết quả đã cho thấy hiệu quả giúp giảm kiệt sức nghề nghiệp của chương trình yoga. Khía cạnh thành tích cá nhân trong thang đo MBI ở nhóm can thiệp tăng từ 21,3 lên 23,9 và nhóm chứng giảm từ 21,26 xuống cịn 20,73; sự khác biệt ngay sau can thiệp có ý nghĩa thống kê <small>7</small>. Trong nghiên cứu của Alexander G trên 20 điều dưỡng mỗi nhóm, can thiệp tập yoga thiết kế gồm 8 buổi với mỗi tuần 1 buổi kéo dài 8 tuần liên tiếp. Kết quả ngay sau can thiệp đã cho thấy nhóm can thiệp cải thiện các chỉ số kiệt sức nghề nghiệp theo MBI gồm kiệt sức cảm xúc giảm từ 17,6 còn 12,9 điểm, thái độ tiêu cực giảm từ 4,05 cịn 2,5 điểm; nhóm chứng khơng ghi nhận sự thay đổi đáng kể <sup>9</sup>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Yoga có hiệu quả cải thiện kiệt sức nghề nghiệp tức thì ngay sau can thiệp và có thể kéo dài ít nhất đến 6 tuần sau can thiệp. Ngồi ra với một cỡ mẫu thấp trong cả 3 nghiên cứu vẫn ghi nhận sự ý nghĩa thống kê là một tín hiệu tốt cho cỡ tác động lớn của yoga <small>7-9</small>. Như vậy, chương trình tập luyện yoga kéo dài từ 6-8 tuần với tần suất từ 1-2 buổi/tuần có thể đạt được hiệu quả giảm KSNN sau can thiệp và kéo dài hiệu quả đến ít nhất 6 tuần sau đó.

Các biện pháp chánh niệm khác gồm giảm căng thẳng, điều trị nhận thức, và thiền trong nghiên cứu của Xie C đã cho thấy hiệu quả cải thiện đáng kể tình trạng kiệt sức nghề nghiệp và cải thiện mạnh hơn so với can thiệp giáo dục về kiệt sức nghề nghiệp. Tại 3 tháng, kết quả kiệt sức nghề nghiệp của nhóm can thiệp chánh niệm so với giáo dục lần lượt là 31,4 so với 27,3 về kiệt sức cảm xúc; 13,4 so với 8,7 về thái độ tiêu cực; và 24,0 so với 29,1 về thành tích cá nhân. Nghiên cứu sử dụng thiết kế thử nghiệm song song cho phép so sánh giữa hai biện pháp can thiệp với nhau và kết luận về ưu điểm của chánh niệm. Tuy nhiên việc khơng phân bổ ngẫu nhiên có thể dẫn đến tồn tại các yếu tố gây nhiễu tiềm năng. Kể cả khi các đặc điểm cơ bản của hai nhóm khơng khác biệt đáng kể thì vẫn có thể tồn tại các yếu tố gây nhiễu tiềm năng không được quan sát dẫn đến sai lệch trong phát hiện <small>78</small>. Nghiên cứu của Montanari sử dụng can thiệp chánh niệm 5 tùy chọn gồm một đĩa CD chánh niệm, máy phát âm thanh với hướng dẫn thở, nhắc nhở chánh niệm, nhật ký và nước hoặc đồ ăn nhẹ trong 6 ngày cuối tuần liên tục. Can thiệp cho thấy hiệu quả giảm kiệt sức nghề nghiệp khi các khía cạnh kiệt sức cảm xúc và thái độ tiêu cực có sự giảm điểm đánh giá đáng kể từ 23,38 xuống cịn 20,03; thành tích cá nhân có sự cải thiện điểm đánh giá đáng kể từ 8,02 xuống còn 7,28. Mặc dù cho thấy hiệu quả cải thiện kiệt sức nghề nghiệp của chương trình can thiệp, việc áp dụng không đồng nhất các can thiệp trên các điều dưỡng khác nhau đã gây khó khăn trong diễn giải. Hiệu quả can thiệp không được báo cáo cụ thể trên từng lựa chọn chánh niệm và các lựa chọn cũng thay đổi trong thời gian thực hành. Thêm vào đó, nghiên cứu thiết kế đánh giá hiệu quả trước sau can thiêp khơng nhóm chứng do đó khó loại bỏ vai trị của các biến đổi tự nhiên và khơng đủ cơ sở để kết luận các cải thiện là do can thiệp <small>77</small>. Nghiên cứu thí điểm đánh giá hiệu quả trước sau khơng nhóm chứng của Pan C là nghiên cứu duy

</div>

×