Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận cuối kì giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 20 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCMKHOA KINH TẾ</b>

MÔN HỌC: LUẬT KINH TẾ

<b>TIỂU LUẬN CUỐI KÌNhóm 11</b>

<b>GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TỊA ÁN</b>

GVHD: Nguyễn Thị Tuyết Nga

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ</b>

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TÒA ÁN

1 Trần Thị Mỹ Xuân 21125372 Chương 2 mục 2.2 Hoàn thành tốt

2 Lê Thị Thanh Tuyền 21125360 Chương I mục 1.4, 1.5 Hoàn thành tốt 3 Nguyễn Thị Mỹ Duyên 21125301 <sup>Chương I mục 1.1, 1.2,</sup>

5 Trần Thị Ngọc Linh 21125316 Chương 2 mục 2.2 Hoàn thành tốt 6 Nguyễn Thị Thơm 21125347 <sup>Chương 2 mục 2.1 + Kết</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài</b>

Trong kinh doanh, ln có sự ràng buộc về lợi ích lẫn nhau giữa các cá nhân và tổ chức. Vì vậy, các cá nhân, đơn vị kinh doanh thường ký kết hợp đồng kinh tế để xác định quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động kinh doanh.

Pháp luật quy định các bên phải có trách nhiệm thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào các đơn vị kinh doanh cũng có thể thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ này. Vì trong quá trình ký kết hợp đồng có thể phát sinh một số vấn đề mà hai bên khơng giải quyết kịp thời. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại, việc tranh chấp về thực hiện quyền và nghĩa vụ là khó tránh khỏi. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của các bên và thúc đẩy sự thống nhất trong hoạt động kinh tế, các tranh chấp đó cần được giải quyết kịp thời, đúng lúc và đúng pháp luật. Theo nguyên tắc tự nguyện, khi xảy ra tranh chấp thương mại, thương mại, pháp luật cho phép các bên gặp nhau để thảo luận và thống nhất phương án giải quyết. Nếu các bên không thỏa thuận được và có đơn u cầu thì tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại Tòa án theo thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm tác giả sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn thơng qua bài

<b>nghiên cứu với chủ đề “Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.2. Đối tượng nghiên cứu</b>

Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu</b>

- Mục tiêu nghiên cứu:

+ Nắm rõ các đặc điểm của hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng Tòa án.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

+ Biết được trình tự giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh bằng Tịa án. + Phân tích và rút ra được các ưu và nhược điểm của hình thức tố tụng Tịa án.

+ Giúp người được và doanh nghiệp hiểu được quy trình thực hiện của tố tụng Tịa án để có thể ứng dụng vào thực tiễn khi cần.

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Quan sát thực tế, tổng hợp đánh giá và nhận định các vấn đề liên quan

+ Thu thập tài liệu, thông tin về Luật kinh doanh, Luật Tố Tụng Dân sự 2015 và những Bộ luật có liên quan đến đề tài.

+ Thơng qua các bài báo trên các trang mạng về pháp luật uy tín, các văn bản nghị định

Chương 1: Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Chương 2: Thực trạng về giải quyết tranh chấp bằng Tòa án - Phần kết luận

Tài liệu tham khảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN NỘI DUNG</b>

<b>Chương 1: Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng Tòa án1.1.Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại </b>

Tranh chấp kinh doanh (hay tranh chấp thương mại) là xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên khi tiến hành hoặc liên quan đến các hoạt động kinh doanh.

Tranh chấp kinh doanh có thể liên quan đến sự bất đồng giữa hai hoặc nhiều bên về các điều khoản hợp đồng, việc thực hiện nghĩa vụ hoặc giải thích luật. Đó có thể là tranh chấp giữa nhà cung cấp và khách hàng, cổ đông hoặc đối tác trong một doanh nghiệp, hoặc giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh đòi hỏi sự hiểu biết về cả nguyên tắc pháp lý và thực tế thương mại. Để đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều nhận được kết quả công bằng, điều quan trọng là phải hiểu các cách khác nhau để giải quyết tranh chấp kinh doanh, chẳng hạn như thông qua thương lượng, trọng tài hoặc kiện tụng.

<b>1.2.Khái niệm, đặc điểm của tòa án</b>

<i>1.2.1 Khái niệm:</i>

Giải quyết tranh chấp kinh doanh là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua các hoạt động của cơ quan Nhà nước, nhân danh quyền lực của Nhà nước để đưa ra các quyết định nhằm giải quyết tranh chấp kinh doanh. Các bên có nghĩa vụ thi hành các tranh chấp kinh doanh, thương mại được đưa ra của tòa án để giải quyết, kể cả bằng biện pháp cưỡng chế hay nói cách khác là giải quyết theo trình tự gọi là tố tụng tòa án.

Trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án, trước hết cần xác định thẩm quyền của Tịa án, trong đó Tịa án chỉ giải quyết các tranh chấp được quy định tại Điều 30 của Bộ luật tố tụng dân sự như:

<i>“1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổchức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ giữa cá nhân, tổ chứcvới nhau và đều có mục đích lợi nhuận.</i>

<i>3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch vềchuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.</i>

<i>4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công tyvới người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồngquản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên củacông ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợpnhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức củacơng ty.</i>

<i>5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩmquyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”</i>

Phương pháp này không chỉ xác định thẩm quyền xét xử theo từng vụ việc mà cịn địi hỏi phải xác định chính xác tịa án theo khu vực và tòa án theo cấp.

<i>1.2.2. Đặc điểm</i>

<i>Thứ nhất, Toà án chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên</i>

tranh chấp và tranh chấp phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Khi xảy ra tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu bị xâm phạm theo quy định tố tụng. Đây là nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp. Yêu cầu của một bên có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức nhưng phải tuân thủ theo qui định pháp luật để hạn chế việc lợi dụng tố tụng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của một bên. Khi nhận đơn, căn cứ vào thẩm quyền giải quyết của mình, tịa án sẽ xác định vụ tranh chấp thương mại đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay không. Nếu tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa án thì tịa án sẽ tiến hành giải quyết theo thẩm quyền của mình. Nếu tranh chấp khơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì tịa án sẽ bác bỏ đơn nếu cần thiết. Tuy nhiên, do hoạt động của tòa án nhằm bảo vệ lợi ích của các bên tranh chấp nên tịa án khơng tự mình giải quyết các tranh chấp, kể cả tranh chấp thương mại.

<i>Thứ hai, các quyết định của tịa án được thực hiện thơng qua các bản án, quyết định</i>

nhân danh ý chí quyền lực nhà nước mà việc thi hành được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.

Các bản án và quyết định của tịa án có hiệu lực pháp luật buộc các bên phải thực hiện các điều khoản đó theo nội dung của bất kỳ phán quyết nào được tòa án đưa ra. Nếu một trong các bên không thực hiện, bên có quyền lợi đang được bảo vệ bị tổn hại thì có thể nộp đơn u cầu tịa án thực hiện hành động cưỡng chế cần thiết. Việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế là hết sức cần thiết để đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.

<i>Thứ ba, việc tòa án giải quyết tranh chấp thương mại phải tuân theo trình tự, thủ tục</i>

chặt chẽ ở hai cấp xét xử là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm (Điều 17 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Ngồi ra, Tịa án có thể thực hiện theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm để xem xét lại các bản án, quyết định đã có trước đó của Tịa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên thơng qua thẩm quyền xét xử của mình.

<i>Thứ tư, theo quy định, phán quyết của tịa án có thể bị kháng nghị hoặc kháng cáo.</i>

Bản án, quyết định của Tòa án sau khi giải quyết tranh chấp thương mại theo thủ tục sơ thẩm chưa phải là bản án cuối cùng. Trong thời hạn do pháp luật quy định, các bên tranh chấp có quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp trên. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kháng nghị với bản án, quyết định của Tồ án chưa có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>1.3.Tịa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại </b>

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận trọng tài với tư cách là cơ quan hịa giải thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó được xác định theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

Căn cứ Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:

Tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa các cá nhân, tổ chức… tất cả đều vì mục đích lợi nhuận.

Tranh chấp giữa những người không phải là cổ đông của công ty nhưng có quan hệ kinh doanh với cơng ty hoặc với các cổ đông của công ty về việc chuyển nhượng phần vốn góp.

Tranh chấp giữa cơng ty với thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với ban lãnh đạo công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc công ty cổ phần liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập công ty cổ phần, và giữa các thành viên công ty; tranh chấp, sáp nhập, chia, tách, chuyển nhượng tài sản cơng ty, thay đổi hình thức tổ chức công ty.

Những tranh chấp về kinh doanh và thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án, trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật của các cơ quan hoặc tổ chức khác.

<i>“Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh</i>

<i>1. Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm nhữngvụ việc sau đây:</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>a) Tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao độngquy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩmquyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều35 của Bộ luật này;</i>

<i>b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quyđịnh tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyềngiải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 củaBộ luật này;</i>

<i>c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.</i>

<i>2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm nhữngvụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tạiĐiều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khixét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.”</i>

<i>“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ</i>

<i>1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định nhưsau:</i>

<i>a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụsở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm nhữngtranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy địnhtại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;</i>

<i>b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơicư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở củanguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự,hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30và 32 của Bộ luật này;</i>

<i>c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tịa án nơi có bất động sản có thẩmquyền giải quyết.”</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Do đó, trong lĩnh vực tranh chấp thương mại, tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài thương mại nếu các bên có thỏa thuận Trọng tài, cịn nếu các bên khơng có thỏa thuận trọng tài thì tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết bởi tịa án có thẩm quyền.

<b>1.4.Quy trình giải quyết tranh chấp tại Tịa án</b>

1.4.1. <b>Nộp đơn khởi kiện</b>

Ở bước này, người khởi kiện có thể nộp đơn theo 1 trong 3 hình thức cụ thể như: người khởi kiện chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định của Tòa án để nộp trực tiếp tại Tịa án, nếu trường hợp khơng thể đến nộp trực tiếp thì có thể gửi đơn kiện và các hồ sơ liên quan đến Tịa án thơng qua đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi hồ sơ qua hình thức gửi trực tuyến trên cổng điện tử của Tòa án (trường hợp này Tòa án phải in ra bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn).

Khi Tòa án nhận đơn khởi kiện, trường hợp người khởi kiện nộp trực tiếp thì Tịa án có phải cấp giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện cho người đi khởi kiện; về trường hợp nhận đơn khởi kiện thông qua dịch vụ bưu chính kể từ ngày nhận đơn kiện, Tịa án có thời hạn 02 ngày làm việc và phải gửi thông báo nhận đơn kiện cho người khởi kiện. Trường hợp Tịa án nhận đơn thơng qua hình thức gửi trực tuyến của người khởi kiện thông qua cổng thơng tin điện tử thì Tịa án phải thơng báo ngay cho người khởi kiện khi đã nhận được đơn kiện.

Kể từ thời điểm nhận đơn kiện, một Thẩm phán sẽ được phân công xem xét đơn khởi kiện bởi Chánh án của Tòa án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn. Thẩm phán được phân cơng có thời hạn 05 ngày, kể từ ngày được phân công phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong những quyết định đưa ra như sau:

<i>Một là, yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>Hai là, phải tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ</i>

tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn được quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

<i>Ba là, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án khác thì phải chuyển đơn</i>

khởi kiện cho Tịa án có thẩm quyền và thơng báo cho người khởi kiện

<i>Bốn là, Tịa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu trường hợp vụ việc</i>

được khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Kết quả xử lý đơn khởi kiện của Thẩm phán được quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tịa án (nếu có).

<b>1.4.2. Thụ lý vụ án</b>

Khi Tòa án nhận đủ đơn khởi kiện, những chứng cứ, tài liệu vụ án thì Tịa án phải xem xét nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền của Tịa án thì phải thơng báo cho người khởi kiện để tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó phải tiến hành thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tịa Án, trong trường hợp người khởi kiện khơng phải nộp hoặc được miễn phí án phí thì Tịa án sẽ tiến hành thụ lý ngay khi nhận đủ giấy tờ hồ sơ khởi kiện từ người khởi kiện.

Thẩm phán phải thông báo cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan tổ chức, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa ấn đã thụ lý vụ án bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.

<b>1.4.3. Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử</b>

Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong trình tự xét xử tại Tịa án được quy định tại Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng như thủ tục trọng tài. Ở bước này, Thẩm phán tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp (trừ

</div>

×