Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bài thu hoạch chuyến di dinh độc lập và bảo tàng chứng tích chiến tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 17 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH</small></b>

<b><small>---BÀI THU HOẠCH</small></b>

<b><small>Chuyến di Dinh Độc Lập và Bảo tàng chứng tích chiến tranh</small></b>

<b><small>Họ và tên sinh viên: Lê Hữu Tường MSSV: 2101110172</small></b>

<b><small>Lớp: K15DCQT05</small></b>

<b><small>Giảng viên hướng dẫn: Đoàn Trọng Đàn</small></b>

<i><b><small>Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng11/2022</small></b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Đặc điểm :

Dinh Ðộc Lập là một công trình kiến trúc độc đáo của Kiến trúc sư Ngơ Viết Thụ. Dinh được khởi công xây dựng ngày 01/7/1962 và khánh thành vào ngày

31/10/1966. Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, Kiến trúc sư Ngơ Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho cơng trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đơng và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngơ Viết Thụ đã kết hợp hài hồ giữa

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðơng. Tồn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT ( 吉 ) có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phịng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU ( 口 ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU ( 口 ) có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG ( 中 ) như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM ( 三 ), theo quan niệm dân chủ hữu tam viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG ( 王 ), trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ ( 主 ) tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ( 興 ) ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế, không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà cịn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.

Ði vào bên trong Dinh, tất cả các đuờng nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phịng đều lấy câu chính đại quang minh làm gốc.

Dinh có diện tích 120.000m² (300m x 400m), được giới hạn bởi 4 trục đường chính đó là:

- Ðường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở phía Ðơng Bắc (mặt chính của Dinh) - Ðường Huyền Trân Công Chúa ở phía Tây Nam (mặt sau của Dinh) - Ðường Nguyễn Thị Minh Khai ở phía Tây Bắc (phía bên trái Dinh) - Ðường Nguyễn Du ở phía Ðơng Nam (phía bên phải Dinh).Dinh độc lập ngày nay là một địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến với thành phố mang tên Bác. Suốt chặn đường lịch sử của mình, dinh độc lập là một chứng nhân cho một thời kì bi hùng của dân tộc, là 1 biểu tượng của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam những năm 60 của thế kỷ 20.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1 số các hình ảnh khác ở Dinh độc lập :

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Nói qua một chút về Bảo tàng chứng tích chiến tranh (War Remmants Museum) : Là một bảo tàng vì hịa bình tọa lạc tại Số 28 đường Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây lưu trữ, nghiên cứu và sưu tầm hơn 20.000 tài liệu, hơn 1.500 hiện vật và phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên là minh chứng rõ ràng nhất cho tội ác và hậu quả của chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam.

Ngay từ cổng vào là khu trưng bày ngồi trời Các loại vũ khí, phương tiện mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Chiếc máy bay phản lực chiến đấu hiện đại nhất thời đó cho đến những chiếc xe tăng đồ sộ, pháo tự hành M107… đều đang hiện ra dần trong mắt em khi bước từng bước chân chậm rãi vào trung tâm của bảo tàng. Em cảm tưởng như cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đang dần dần được hiện lên trước mắt. Một thước phim ngắn rất nhanh chóng hiện qua đầu em về sự tàn bạo của thực dân Mỹ, sự thất bại của đế quốc xâm lược và chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta mà em đã được nghe khi ngồi trên ghế nhà trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Đặt chân vào phịng “Chứng tích tội ác chiến tranh”, ngắm nhìn những hiện vật, những khung cảnh tái hiện lại diễn biến của các cuộc chiến tranh khốc liệt, em dường như đang được sống và hịa mình vào chính những khoảnh khắc lịch sử đau thương mà bi tráng đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Em mới chỉ được đọc trên những trang sách, nghe qua lời thầy cô trên giảng đường về những hậu quả khốc liệt mà chiến tranh để lại. Ai ai cũng đều biết, thương vong về người, diệt chủng mn lồi, các bệnh dị tật sau này, hay những hậu quả về mặt vật chất như cơ sở hạ tầng bị phá hủy, ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, hệ sinh thái mất cân bằng… đều là hậu quả mà chiến tranh gây ra. Nhưng thật sự, khi đứng tại đây, giữa bảo tàng chứng tích chiến tranh hùng vĩ này, con người em thật sự cảm nhận được những đau thương, mất mát, sự ám ảnh đầy kinh hoàng của những người dân, của cha ông ta đã phải trải qua khốc liệt đến mức

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

nào. Những hình ảnh, những tư liệu ở bảo tàng đã tái hiện một cách rõ rệt sự tàn bạo đến rùng mình của Đế quốc Mỹ. Những ánh mắt của người vô tội chất chưa đầy những nỗi sợ, nỗi buồn mà khơng từ nào có thể diễn tả hết. Cảm xúc trong em thật nghẹn ngào và quặn thắt khi ngắm nhìn bức ảnh của những người phụ nữ và những đứa trẻ nhỏ sợ hãi tột độ trước quân lính Mỹ. Ẩn sâu trong ánh mắt đó chính là những tội ác man rợ, khơng thể tưởng tượng được của thực dân Mỹ, không chỉ đàn ông mà đến cả phụ nữ, người già và cả trẻ nhỏ là những con người nhỏ bé, chân yếu tay mềm, đâu có ảnh hưởng gì đến chúng mà chúng cũng nhẫn tâm ra tay mạnh mẽ với họ. Thật là vơ nhân tính!

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Đến với những người lính Việt, với những cha ơng ta ngày xưa thì hình ảnh

chuồng cọp trong nhà tù Cơn Đảo có lẽ cịn thảm thương hơn nữa. Ánh mắt sợ hãi, xác chết la liệt sẽ luôn là nỗi ám ảnh với bất kỳ ai. Chuồng cịp là một kiểu xà lim đặc biệt để giam cầm những chiến sĩ yêu nước, những người dân một lịng u nước có ý chí kiên cường bị chúng coi là tù binh “ngoan cố”. Các chiến sĩ bị đưa vào đây như trở thành một “con thú cưng” cho bọn lính Mỹ. Chúng ta hồ tra tấn, tha hồ hành hạ một cách nặng nề. Chỉ cần chúng thích, chúng muốn, thì những người chiến sĩ dù có thở dài một hơi, ho nhẹ một tiếng cũng trở thành cái cớ để cai ngục trút bột xuống làm cho người tù tắc thở, ói máu, phóng lở da. Những cái gậy nhọn được chúng sử dụng để chọc vào tù bình từ phía trên, chúng cứ thế chọc như thể đang chơi một trò chơi bắt chuột trong lồng vậy. Thật sự trong cảnh ngộ đó, cái chết có lẽ là sự giải thốt cho tất cả. Chưa hết, về việc sinh hoạt, nhu cầu thiết yếu của con người chúng cũng nhúng bàn tay vào để hành hạ người dân ta. Cơm thì chúng cho ăn một nắm với đầy cát, một con khô mực đắng nghét, một muỗng mắm thì đầy dịi. Chỗ ở là chuồng cọp thì hẹp nhưng chúng nhét đến hơn chục người một chỗ. Việc sinh hoạt đều diễn ra tại đây, tự tiêu tự hủy. Ngày nay chúng ta gọi đó là “địa ngục trần gian”, nơi đày đọa các chiến sĩ, người hoạt động cách mạng

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

đến sức cùng lực kiệt, bệnh tật khơng gì chữa được, chỉ đợi cái chết để giải thốt cho họ.

Hình ảnh em bé với ánh mắt long lanh, ngây thơ, khuôn mặt bầu bĩnh, vẻ đẹp trong sáng trông thật đáng yêu. Thế nhưng em lại không thể nào biết được bao quanh em lúc bấy giờ chỉ là một màn đêm u tối, cô đơn, lạnh lẽo. Em đâu thể biết rằng người cha, người mẹ của em đang đối mặt với cái chết tàn nhẫn. Em đâu biết rằng những gì em chuẩn bị phải gánh chịu đều không phải lỗi của em gât ra. Không, em không

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

có tội gì hết nhưng những gì em gánh chịu sau này lại là một nỗi chua xót khơng gì có thể đổi lấy được: chất độc màu da cam… Đây là hậu quả đáng sợ nhất mà dân ta đến thời bình vẫn phải đối mặt. Liệu có bao giờ thực dân Mỹ hay chính những người dân Mỹ hiện giờ tự hỏi, liệu đứa trẻ trong bức ảnh đó là con mình, là cháu mình, là em mình thì sẽ ra sao? Và cịn rất nhiều, rất rất nhiều những hình ảnh, những đồ vật kinh dị khác được chúng sử dụng để càn quét người dân Việt ta, chúng cắt cổ, chúng mổ bụng, chúng moi gan rồi chúng chặt đầu… chúng dội bom như thể dội nước vậy. Cuộc sống của người dân lúc bấy giờ thật sự là địa ngục trần thế. Tại sao chứ? Tại sao họ phải chịu hết sức tội ác chiến tranh mà bọn thực dân làm ra như vậy? Tại sao con người với nhau lại có thể đối xử tàn ác, kinh tởm với nhau như vậy? Liệu chúng là người hay là những con quỷ đội lốt người?!

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

</div>

×