Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 39 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>A. Nội dung Chứng tý...1</b>
I. Đại cương...1
II. Nguyên nhân...2
III. Biện chứng luận trị...2
II. Vị thuốc có nguồn gốc thực vật...11
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">"Tý: Là tên bệnh. Trương Cảnh Nhạc nói: Tý là đóng lại, nghĩa là bế tắc". Chứng tý là một loại bệnh do tà khí (Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt) ở ngoài xâm nhập vào cơ thể, gây ngăn trở kinh lạc, khí huyết vận hành khơng thơng lợi mà gây nên.
Những ghi chép từ các sách kinh điển làm cơ sở cho nhận thức và nghiên cứu của các thế hệ sau về Chứng tý. Chứng trạng biểu hiện của bệnh là cơ nhục, gân xương, các khớp đau nhức tê dại, co duỗi khó khăn, nặng thì các khớp sưng to, nóng đỏ. Khi Chứng tý mới phát, chính khí chưa suy, thuộc về thực chứng. Nếu bệnh lâu ngày, khí huyết hư suy, dinh vệ hao tổn, da thịt khơng được ni dưỡng nên gầy mịn, chân tay vô lực hoặc do Can Thận đều hư mà gân xương khô ráo, sinh ra tay chân co quắp, vận động khó khăn, nặng hơn thì biến dạng xương khớp là thuộc về hư chứng, trong thực có hư.
Nguyên nhân phát bệnh có quan hệ mật thiết với sự thay đổi khí hậu, hồn cảnh sinh hoạt và thể chất con người.
Về phương diện điều trị, nguyên tắc điều trị bệnh là khu trừ ngoại tà và lưu thông mạch lạc. Chứng tý do phong hàn thấp thì dùng phương pháp kết hợp cả khu phong tán hàn trừ thấp và xét tà khí phong, hàn, thấp cái nào thắng hơn mà phân biệt chủ yếu, thứ yếu để chữa. Đối với bệnh đã lâu, thể trạng hư yếu thì lại nên chú ý bồi bổ khí huyết, tư dưỡng can thận, bệnh đã lâu không khỏi, ln ln đau nhức thì nên hóa đờm trệ, phá ứ huyết, nặng thì dùng thuốc loại phương hương để thấu suốt đường lạc. Đối với chứng nhiệt tý, nên phân biệt thể trạng bệnh nặng nhẹ để dùng thuốc, nhẹ thì dùng các phương pháp sơ phong, thanh nhệt và giải độc, nếu nhiệt quá làm hư tổn tân dịch thì thêm pháp sinh tân dịch để dưỡng âm.
Phạm vi của Chứng tý rất rộng, ngày nay y học hiện đại gồm nhiều bệnh danh khác nhau như đau lưng, đau vai gáy, đau dây thần kinh tọa, viêm đa khớp
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">dạng thấp, viêm cơ, bệnh gout, đợt cấp của viêm xương khớp mạn tính... đều quy vào phạm vi Chứng tý của y học cổ truyền.
<b>II. Nguyên nhân</b>
Chứng tý phát sinh chủ yếu là vì chính khí khơng đủ, rồi bị cảm phong, hàn, thấp, nhiệt mà gây nên, trong đó nội nhân là cơ sở phát sinh của chứng tý "tà chi sở tấu, kỳ chính khí tất hư", đó là vốn người hư yếu, chính khí khơng đủ, tấu lý khơng kín, sức bảo vệ ở ngồi khơng kiên cố, là nhân tố nội tại gây nên chứng tý. Vì là dã bị ngoại tà nhập và sau khi bị cảm tà khí phong, hàn, thấp, nhiệt làm cho tắc trở ở cơ nhục, các khớp, kinh lạc mà hình thành chứng tý.
Sách Linh Khu nói: "Người thớ thưa, thịt khơng rắn hay bị bệnh tý".
Sách Tế sinh phương nói: "Đều vì thân thể hư, tấu lý thưa hở, bị khí phong, hàn, thấp xâm nhập vào mà thành chứng tý". Có 2 cách phân biệt:
1. Tà khí phong hàn thấp xâm nhập
Do ở chỗ ướt át, lội nước, dầm mưa, khí hậu biến đổi đột ngột, nóng lạnh thay nhau, làm cho phong hàn thấp nhân chỗ hư xâm nhập vào cơ thể, dồn vào kinh lạc, đọng ở các khớp, làm cho khí huyết trở tắc mà thành chứng tý.
Phong khí thắng thành hành tý, hàn khí thắng thành thống tý, thấp khí thắng thành trước tý. Vì phong khí vận hành và biến đổi ln nên đau khi chạy chỗ này, chỗ khác mới thành hành tý; hàn khí thì ngưng kết, sáp trệ lại, làm cho khí huyết ngưng trệ không thông gây đau dữ đội, gọi là thống tý; thấp có tính đính bám nặng trệ, cho nên làm cho da thịt các khớp tê lại, đính bám, nặng đau, có chỗ nhất định mà gọi là trước tý.
2. Bị cảm nhiệt tà hoặc uất lâu hoá nhiệt cùng hợp với thấp, làm cho phong thấp nhiệt tà kết hợp lại gây bệnh.
Người vốn dương thịnh hoặc âm hư mà có nhiệt, sau khi bị cảm ngoại tà, dễ hóa theo nhiệt hoặc vì phong hàn thấp tý lâu ngày không khỏi, tà lưu lại ở kinh lạc, các khớp, uất lại hóa nhiệt làm cho các khớp sưng, nóng, đỏ, đau, phát sốt mà thành chứng nhiệt tý. Thiên Nhiệt tý sách Kim quỹ nói: "Nhiệt tý là bế nhiệt ở bên trong tạng phủ kinh lạc, trước có chứa nhiệt, rồi lại bi hong hàn thấp
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">xâm nhập vào, bị hàn uất; khi không được thông, lầu ngày rồi hàn cũng hoá nhiệt, quấn lại ngưng tắc nóng lên mà khó chịu".
<b>III. Biện chứng luận trị</b>
Chứng tý lâu ngày có thể xuất hiện ba cách biến hóa bệnh lý:
1. Phong hàn thấp tý hoặc nhiệt tý lâu ngày khơng khỏi, khí huyết vận hành càng ngày càng không lưu lợi, ứ huyết, đờm trọc trở tắc kinh lạc, có thể xuất hiện các chứng: da có ban ứ huyết, xung quanh khớp kết sưng, khớp sưng to, co duỗi khó khăn.
2. Bệnh lâu làm cho khí huyết bị hao tổn, nhân đó mà xuất hiện triệu chứng khí huyết suy thiếu ở mức độ khác nhau.
3. Chứng tý lâu ngày không khỏi, lại bị cảm tà, bệnh tà từ kinh lạc liên quan đến tạng phủ mà xuất hiện triệu chứng của các tạng phủ. Trong đó chứng tâm tý thường thấy hơn cả.
Thiên Tý luận sách Nội kinh nói: "Ngũ tạng đều có hợp, bệnh lâu mà khơng hết thì tà kết hợp với chỗ hợp, chứng tâm tý, mạch không thông từ dưới tâm căng trướng làm khi bốc lên mà suyễn. Khi chữa chứng tý cần so sánh với chứng nuy. Chứng tý là khác với chứng nuy; tuy triệu chứng chủ yếu của hai chứng này đều ở chân tay, thân mình, các khớp; nhưng đặc điểm của chứng tý thì chủ yếu là gân xương, cơ nhục, các khốp đau nhức, co duỗi khó khăn, có khi cịn tê hoặc sưng trướng mà khơng có biểu hiện liệt; chứng nuy thì chân tay mình mẩy liệt như: khơng cử động được, da thịt gầy róc dần, tay chân mình mẩy và các khớp nói chung là khơng đau. Đó là sự khác nhau giữa hai chứng này,
Biện chứng về chứng tý, trước hết cần biện luận rõ sự khác nhau giữa phong, hàn, thấp tý và nhiệt tý; nhiệt tý có đặc điểm là khớp sưng nóng đỏ đau; phong hàn thấp tý tuy các khớp cũng đau nhức, nhưng khơng sưng nóng đỏ; trong đó thì các khớp đau, chạy chỗ này sang chỗ khác không cố định gọi là lãnh tý; đau có chỗ nhất định, đau nhiều dữ đội gọi thống tý; chân tay đau nhức mỏi nặng, da thịt tê dại gọi là trước tý. Bệnh tình kéo dài thì cần nhận xét xem có triệu chứng khí huyết suy tổn và tạng phủ hư suy hay khơng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Chứng tý nói chung đều vì cảm phong, hàn, thấp, nhiệt mà gây ra cho nên nguyên tắc cơ bản chữa bệnh này là: khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt và thơng lợi kinh lạc là chính; thời kỳ sau nên phối hợp với thuốc bổ ích chính khí.
Về cách chữa chứng phong hàn thấp tý, thầy thuốc xưa căn cứ bị cảm tà khí gì là chính và đặc điểm bệnh lý mà có sự nhận định khái quát. Sách Y học tâm ngộ nói: "Chứng hành tý thì tán phong là chính, trừ hàn, trừ thấp là hỗ trợ và còn thêm vào thuốc bổ huyết, như thế nói: ''trị phong tiên trị huyết; chữa chứng thống tý thì tán hàn là chính, thêm thuốc sơ phong, táo thấp và kết hợp thuốc bổ hoả (tức là nhiệt thì lưu thơng, hàn thì ngưng tắc, thơng thì khơng đau, đau thì khơng thơng); chữa chứng trước tý thì táo thấp là chính, thêm thuốc trừ phong, tán -hàn, thêm "vào thuốc kiện tỳ thì thổ vượng mới thắng được thấp, mà khí đủ thì hết chứng tê dại".
<b>IV. Thể bệnh1. Hành tý</b>
<b>1.1. Triệu chứng</b>
Chân tay mình mẩy các khớp đau nhức, di chuyển không cố định một chỗ, khớp co duỗi khó khắn, có khi có chứng sợ gió, phát sốt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
<b>1.2. Biện chứng</b>
- Khớp đau khó co duỗi khơng lưu lợi là triệu chứng chung của chứng phong hàn thấp tý.
- Vì tà khí phong, hàn, thấp lưu trệ ở kinh lạc, tắc trở khí huyết mà gây ra. - Hành tý là phong tà thịnh hơn, tính phong lưu hành và biến động, di chuyênt, cho nên các khớp đau không cố định mà di chuyển, có khi chạy lên trên tay, khi lại chạy xuống dưới chân.
- Ngoại tà bó lại ở phần biểu làm cho vinh vệ bất hòa gây nên biểu hiện sợ
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>1.4. Phương</b>
<i>Dùng bài Phòng phong thang gia giảm:</i>
Gia giảm:
- Đau nhiều khuỷu tay đến vai thì gia thêm uy linh tiên, khương hoạt, bạch chỉ, xun khung, khương hồng để trừ phong, thơng lạc, chỉ thống.
- Nếu đau ở các khớp chân đến đầu gối trở xng thì gia thêm độc hoạt, phịng phong, ngưu tất, tỳ giải để thông kinh lạc, trừ thấp.
- Nếu đau ở các khớp eo lưng và lưng là chính, phần nhiều có liên quan đến thận khí suy kém thì gia thêm đỗ trọng, dâm dương hoắc, tục đoạn, tang ký sinh, ba kích để ơn bổ thận khí.
- Nếu thấp khớp sưng to, rêu lưỡi trắng mỏng vàng là hiện tuọng tà đã hóa
<i>nhiệt thì dùng bài Quế chi tri mẫu thược dược thang.</i>
<b>2. Thống tý2.1. Triệu chứng</b>
Các khớp chân tay mình mẩy đau nhiều, đau có chỗ nhất định, được chườm ấm nóng thì đỡ đau, gặp lạnh đau tăng lên, khớp không co duỗi được, sờ vào khơng sưng nóng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền khẩn.
<b>2.2. Biện chứng</b>
- Phong hàn thấp tà gây bế trở kinh lạc mà hàn tà thịnh hơn; hàn là âm tà, có tính ngưng kết gây đau cố định tại một chỗ, đau dữ dội.
- Được nhiệt khí huyết có phần được thơng lợi nên đỡ đau, gặp lạnh làm cho huyết càng ngưng sáp gây đau dữ dội hơn.
- Hàn là âm tà nên cục bộ khơng đỏ, sờ khơng sưng nóng. Rêu lưỡi trắng thuộc hàn, mạch huyền khẩn là đau do hàn.
<b>2.3. Pháp điều trị</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Ôn kinh tán hàn, trừ phong thấp.
<b>2.4. Phương</b>
<i>Dùng bài Ơ đầu thang gia giảm</i>
<i>- Có thể dùng bài Ô phụ ma tân quế khương thang gia giảm</i>
Các khớp chân tay, mình mẩy đau nhức hoặc có sưng đau, đau có chỗ nhất định, chân tay mỏi nặng, cử động khó khăn, da thịt tê dại, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoạt.
<b>3.2. Biện chứng</b>
- Bị cảm phong hàn thấp mà thấp tà thịnh hơn vì vậy có tình trạng trọc dính trệ sinh đau có chỗ nhất định, tê dại.
- Chứng thấp trọc ở cơ nhục, trở trệ các khớp làm cho tay chân nặng nề, cử động không thoải mái.
- Rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoạt là biểu hiện của thấp.
<b>3.3. Pháp điều trị</b>
Trừ thấp, thông lạc, khu phong, tán hàn.
<b>3.4. Phương</b>
<i>Dùng bài Ý dĩ nhân thang gia giảm</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Thương truật 12g Xuyên ô 4g Sinh khương 4g
Gia giảm:
- Nếu sưng nhiều thì gia thêm tỳ giải, khương hồng, mộc thơng để thông lạc.
- Nếu da thịt tê dại gia thêm hải đồng bì, hy thiêm để trừ phong, thơng lạc. - Nếu chứng phong hàn thấp khơng rõ tà khí nào thịnh có thể dùng bài
<i>Quyên tý thang là phương thông dụng điều trị phong hàn thấp tý.</i>
Hải phong đằng (Vỏ cây vơng)
Gia giảm:
- Nếu phong thắng thì gia thêm phịng phong, bạch chỉ. - Nếu hàn thắng thì gia thêm phụ tử, xuyên ô, tế tân. - Nếu thấp thắng thì gia thêm phịng kỷ, ý dĩ, tỳ giải.
<b>4. Phong thấp nhiệt tý4.1. Triệu chứng</b>
Khớp sưng, nóng, đỏ, đau, đau khơng cho đụng vào, được mát, lạnh thì dễ chịu, đỡ đau, bệnh có thể ở một khớp hoặc lan ra nhiều khớp, phần nhiều kiêm có chứng trạng tồn thân phát sốt, sợ gió, phiền nóng, khơng yên, rêu lưỡi vàng khô, mạch hoạt sác.
<b>4.2. Biện chứng</b>
- Tà nhiệt ứ trệ ở kinh lạc, khí huyết uất trệ khơng thơng làm cho cục bộ sưng nóng đỏ, khớp đau không co duỗi được.
- Nhiệt thịnh hại tân, phát nóng, sợ gió, khát nước, phiền muộn khơng n. - Rêu lưỡi vàng khô, mạch hooạt sác là nhiệt thịnh, chứng phong thấp nhiệt tý gọi tắt là nhiệt tý.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">So với phong hàn thấp tý thì nhiệt tý phát bệnh gấp hơn, chứng trạng tồn thân rõ và tà khí dễ hãm vào trong làm cho bệnh tình có nhiều cách diễn biến.
<b>4.3. Phương</b>
Thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, trừ thấp
<b>4.4. Phương</b>
<i>Dùng bài Bạch hổ thang hợp Quế chi thang gia giảm</i>
Gia giảm:
Có thể gia thêm kim ngân hoa, hoàng bá, liên kiều để thanh nhiệt giải độc; hải đồng bì, uy linh tiên, khương hồng, phịng kỷ để hoạt huyết thơng lạc, khu
- Nếu nhiệt tý hóa hỏa hại tân, xuất hiện khớp đỏ, sưng, đau dữ dội; đêm đến càng nặng hơn, sốt cao, phiền khát, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền sác thì cần
<i>thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ thống có thể dùng bài Tê giác tán</i>
Có thể gia thêm sinh địa, huyền sâm, mạch môn để dưỡng âm lương huyết; phịng kỷ, tần giao, khương hồng, hải đồng bì để thanh nhiệt trừ thấp, chỉ thống.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">- Chứng tý càng kéo dài khơng khỏi, chính khí hư, tà còn ứ trở đường lạc, tân ngưng thành đàm, đàm ứ tắc trở, xuất hiện khi đau nhiều đau ít, khớp sưng to, thậm chí cứng thẳng, biến dạng khó co duỗi, chất lưỡi tím, rêu lưỡi trắng
<i>nhờn, mạch tế sáp thì phải hóa đàm trừ ứ, trục phong thơng lạc, dùng bài Đàohồng ẩm</i>
Có thể gia thêm xun sơn giáp, địa long để dưỡng huyết, hoạt huyết, hóa ứ thông lạc; bạch giới tử, nam tinh để trừ đàm tán kết; tồn yết, ơ tiêu xà để trừ phong thơng lạc.
- Chứng tý lâu ngày ngồi triệu chứng do phong hàn thấp bế trở kinh lạc và các khớp ra, cịn thường xuất hiện triệu chứng của khí huyết suy thiếu và can thận hư tổn, lúc bấy giờ vừa cơng vừa bổ, trừ tà phù chính, đồng thời với việc sơ phong, tán hàn, trừ thấp gia thêm bổ ích khí huyết, tư dưỡng can thận, thường
<i>dùng bài Độc hoạt ký sinh thang gia giảm</i>
- Tý lâu ngày chạy vào tâm, xuất hiện tâm quý, đoản khí, lao động khó nhọc thì tăng thêm, sắc mặt khơng tươi, chất lưỡi nhợt, mạch hư sác hoặc đại thì
<i>nên ích khí dưỡng tâm, ôn dương phục mạch, dùng bài Chích cam thảo thang</i>
gia giảm
- Trong khi chữa bệnh phong hàn thấp tý, nếu đau dữ dội thường sử dụng phụ tử chế, xuyên ô để khu phong, ôn kinh chỉ thống. Khi sử dụng vị thuốc này lúc đầu nên dùng liều ít rồi dần sẽ tăng liều, sắc cho kỹ, sắc lâu hoặc sắc cùng
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">cam thảo để hịa hỗn bớt độc tính. Sau khi uống xong nếu có biểu hiện trúng độc nhẹ, mơi lưỡi tê dại, hoảng hốt, lợm giọng, mạch trì, thì nên giảm bớt liều lượng hoặc ngưng thuốc mà tìm cách giải độc cho kịp thời.
- Bệnh tý kéo dài đau nhức, co kéo, chân tay thân mình co lại, thường kết hợp với những thuốc bằng động vật như địa long, tồn yết, ngơ cơng, xun sơn giáp, bạch hoa xà, ô tiêu xà, nọc ong để thông lạc, chỉ thống, trừ phong thấp. Những vị thuốc này phần nhiều có tính ơn, tác dụng mạnh và có độc tính nhất định, vì vậy lượng khơng nên nhiều và khơng được uống thời gian dài, trúng bệnh rồi thì ngưng; trong đó tồn yết, ngơ cơng có thể chế biến nghiền thành bột mà nuốt vừa bớt liều dùng vừa tác dụng hơn.
- Chữa bệnh tý còn cần kết hợp xoa bóp, bấm nắn, xơng rửa thì hiệu quả tốt hơn, cũng nên kết hợp những thuốc kinh nghiệm trong nhân dân, vì trong nhân dân ta có những kinh nghiệm hay. Bệnh tý nói chung là dễ chữa, nhưng khi bệnh đã kéo dài thì đàm ứ, huyết tắc trở mà sinh biến dạng khớp hoặc tà xâm phạm vào tạng phủ, tà xâm vào tâm thì khó chữa.
<b>V. Kết luận</b>
Chứng tý là thứ bệnh thường thấy trên lâm sàng, chính khí khơng đủ là nhân tố nội tại để phát bệnh, kết hợp bị cảm phong hàn thấp nhiệt gây ra, trong đó ba thứ khí ngoại tà (phong, hàn, thấp) kết hợp với nhau gây ra bệnh là nhiều hơn; bệnh cơ chủ yếu là kinh lạc trở trệ, khí huyết vận hành khơng thơng lợi. Trên lâm sàng chia thành hai loại: phong hàn thấp tý và nhiệt tý. Trong phong hàn thấp tý thì phong thắng là hành tý, hàn thắng là thống tý, thấp thắng là trước tý. Nguyên tắc cơ bản chữa bệnh này là khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt và sơ thông kinh lạc; căn cứ sự thiên thắng của bệnh tà rồi tùy tình hình bệnh mà dùng thuốc thích hợp; hành tý thì trừ phong là chính, kiêm tán hàn, trừ thấp, dưỡng huyết; thống tý thì ơn kinh tán hàn, khu phong, trừ thấp, bổ hỏa; trước tý thì trừ thấp là chính kiêm tán hàn, kiện tỳ; nhiệt tý thì thanh nhiệt là chính kiêm khu phong, trừ thấp, thanh tâm.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Chứng tý lâu ngày nên căn cứ chính khí suy tổn ở mức độ khác nhau mà dùng những thuốc ích khí, dưỡng huyết, bổ dưỡng can thận, phù chính, trừ tà mà chữa cả tiêu lẫn bản.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Trong dân gian thường dùng một số loại rắn điều trị Chứng tý.
<b>1. Ơ tiêu xà</b>
- Mơ tả: rắn lưng đen giữa có một đường vân đen, bụng sắc vàng nhợt, có mùi tanh khó chịu.
- Bào chế: tẩm rượu mà dùng hoặc nghiền bột uống. - Vị ngọt, tính bình, khơng độc quy vào can kinh.
- Tác dụng: thông phong trừ thấp, định kinh giản; điều trị tý ngoan cố, tê dai không biết đau ngứa, bệnh lở lâu ngày.
- Liều lượng: 1,5 - 3 đồng cân (phải là người khỏe).
<b>2. Bạch hoa xà</b>
- Mơ tả: loại rắn độc, mình to mà khoẻ dài 2 - 4 m, đầu có hình tam giác, đầu nhọn, mũi hướng lên, phía lưng có hình ban, sắc trắng xếp thành "hàng dọc, bụng sắc trắng xen vào những điểm ban đen, cuối đi hình trịn mà dẹt.
- Bào chế: bỏ đầu và đuôi, tẩm rượu 3 ngày vớt ra sấy khô, tẩm rượu mà dùng hoặc nghiền bột mà dùng.
- Tác dụng: Bạch hoa xà quy vào kinh can, có tác dụng trừ phong thấp, liệt, động kinh, các khớp xương đau, bán thân bất toại, miệng mắt méo xệch, gân mạch co quắp và trẻ em kinh phong.
<b>II. Vị thuốc có nguồn gốc thực vật</b>
Việc điều trị Chứng tý bằng các vị thuốc nam có nguồn gốc thảo dược đã được ghi chép lại và sử dụng từ rất lâu trong nền y học cổ truyền nước ta. Ngoài các bài thuốc kinh điển được ghi chép lại trong các sách cổ thì trong dân gian còn lưu truyền nhiều các kinh nghiệm khác. Do nội hàm mặt bệnh Chứng tý rất rộng nên các vị thuốc nam dùng điều trị từng mặt bệnh cũng rất đa dạng, phong phú. Sau đây em xin trình bày một số các vị thuốc thường được sử dụng trong các bài thuốc và kinh nghiệm dân gian trong điều trị các bệnh thường gặp trong phạm vi Chứng tý.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><b>1. Độc hoạt </b>
<i>Vị thuốc Độc hooạt- Tên khoa học: Radix Angelicae pubescentis.</i>
- Mô tả: Cây hương độc hoạt hay mao đương quy còn được gọi là đương quy có lơng, một loại cây sống lâu năm với chiều cao khoảng 0,5 - 1m, có màu hơi tím, thân cây mọc thẳng đứng có rãnh dọc và nhẵn khơng có lơng. Lá hương độc hoạt kép 2 - 3 lần lông chim, lá chét nguyên hoặc lại chia thùy, mép lá có răng cưa tù khơng nhọn, cuống lá nhỏ và phía dưới nở rộng thành hình bẹ có dìa mỏng. Trên gân lá có lơng thưa và ngắn. Cụm hoa độc hoạt tán kép gồm có từ 10 - 20 cuống tán. Hoa độc hoạt có kích thước nhỏ, màu trắng, quả độc hoạt bế đơi và có hình thoi dẹt trên lưng có sống và hai bên phát triển thành dìa.
- Tính vị: Vị cay, tính ơn. Quy kinh Can, Thận.
- Cơng dụng: Trừ phong thấp giảm đau. Chủ trị chứng đau sưng xương khớp, tê cứng, co quắp. Có tác dụng mạnh ở các khớp xương phía thân dưới. Khi bị đau ở các khớp phía trên như vai, cánh tay, thường dùng vị thuốc có cơng dụng tương tự là Khương hoạt.
- Một số bài thuốc kinh nghiệm:
<i>* Trị đau nhức xương khớp, sưng đau, tê cứng</i>
+ Độc hoạt 5g, đương quy 3g, phòng phong 3g, phục linh 3g, nhân sâm 2g, cam thảo 1g, can khương 1g, phụ tử 1g, đậu đen 5g, nước 600 ml. Tất cả đem sắc đến khi cịn 200 ml thì chia thành 3 lần uống trong ngày.
+ Độc hoạt, Tần giao, Phòng phong đều 10 g, Tế tân 3 g sắc uống. Trị viêm khớp kèm tê cứng, co quắp các khớp xương.
- Các nghiên cứu khoa học:
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">+ Thành phần bao gồm coumarin, polyene-alkynes, axit phenolic, steroid,
<i>các nguyên tố nucleoside và các chất khác đã được phân lập và xác định từ A.biserrata và A. pubescens . Trong số này, Coumarin là chất có đặc tính sinh học</i>
quan trọng. Ngoài ra, gần 100 hợp chất dầu dễ bay hơi, bao gồm terpenoid, hợp chất thơm và hợp chất phân tử nhỏ, đã được phân tích.
<i>+ Chiết xuất nước thô của rễ A. biserrata được coi là một tác nhân thảo</i>
dược chọn lọc và hiệu quả trong việc làm giảm viêm chân sau dai dẳng và hyperalgesia (tăng cảm đau) ở chuột.
<i>Các thành phần chống viêm và giảm đau từ A. pubescens dường như có</i>
liên quan đến sự ức chế ngoại biên của các chất gây viêm và có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
+ Tác dụng khác: tác động lên hệ thần kinh trung ương, tác động lên hệ tim mạch, hoạt động tẩy giun.
<b>2. Hy thiêm</b>
<i>Vị thuốc Hy thiêm- Tên khoa học: Herba Siegesbeckiae</i>
- Mô tả:
Hy thiêm là cây thân cỏ sống hàng năm, cao chừng 30 - 1m, có nhiều cành. Thân cây rỗng ở giữa, đường kính 0,2 - 0,5 cm. Mặt ngồi thân màu nâu sẫm đến nâu nhạt, có nhiều rãnh dọc song song và nhiều lơng ngắn sít nhau. Lá mọc đối, phiến nhăn nheo và thường cuộn lại. Lá ngun có phiến hình mác rộng, mép khía răng cưa tù, có ba gân chính. Mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt, hai mặt đều có lơng. Cụm hoa hình đầu nhỏ, gồm hoa màu vàng hình ống ở giữa, 5 hoa hình lưỡi nhỏ ở phía ngồi. Lá bắc có lơng dính.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">- Tính vị: Vị đắng, tính hàn. Quy kinh Can, Thận.
- Công dụng: Trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc. Chữa đau lưng, gối, xương khớp, chân tay tê buốt.
- Một số bài thuốc kinh nghiệm:
<i>* Điều trị viêm khớp do phong thấp, tê tay, tê chân, đau nhức gân cốt</i>
+ Hy thiêm 3 chỉ, Bạch mao đằng 3 chỉ, Xú ngô đồng hoặc Ngưu tất 5 chỉ. Sắc uống hằng ngày.
+ Cao Hy thiêm: Hy thiêm 1.000 g, Thiên niên kiện 50 g, Gia đường, cồn, tá dược vừa đủ 1.000 ml. Mỗi lần uống 30 ml, ngày 3 lần.
<i>* Chữa tê mỏi, đau nhức xương</i>
<i>+ Bột Hy thiêm 10 lượng, bột Thiên niên kiện 3 lượng, bột Xuyên khung 2</i>
lượng. Trộn lại làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-5 viên, uống cách xa bữa ăn.
<i>* Dùng trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, phong thấp</i>
+ Lấy 4 lượng Hy thiêm, sắc lấy nước cốt, thêm đường đen, cô lại thành cao. Chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần 1 chén trà nhỏ.
<i>- Các nghiên cứu khoa học:</i>
+ Thành phần gồm các chất đã biết như darutoside, darutigenol, alkaloid. + Trong thực nghiệm, chiết xuất cồn thô của cây hy thiêm cho thấy khả năng chống lại sự tăng axit uric máu. Thành phần hóa học mang lại tác dụng này được cho là các hợp chất phenolic, đồng thời phát hiện này cho thấy tác dụng của cây hy thiêm trong điều trị bệnh gút. Một nghiên cứu khác chứng minh chiết xuất cồn của cây hy thiêm còn mang lại khả năng ngăn ngừa viêm, kể cả viêm cấp và viêm mạn tính.
<b>3. Ngưu tất nam</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><i>Vị thuốc Ngưu tất- Tên khoa học: Radix Achyranthes bidentata</i>
- Mô tả: Đây là loại cỏ xước hai răng nên người ta thường nhầm với cỏ xước Achyranthes aspera L. (tức là ngưu tất nam). Cây có thân mảnh, hơi vng, thơng thường cao 1m, nhưng đơi khi có thể cao đến 2m. Lá mọc đối có cuống, dài từ 5 đến 12 cm, rộng từ 2 đến 4cm, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá.
- Tính vị: Vị chua, đắng, tính bình, khơng độc. Quy kinh Can, Thận.
- Công năng: Bổ can thận, mạnh gân cốt (dạng chế biến chín). dùng trong đau xương khớp, đặc biệt các khớp từ thắt lưng trở xuống.
- Một số bài thuốc kinh nghiệm:
<i>* Chữa tê thấp, đau lưng, gối</i>
+ Ngưu tất 12g, tỳ giải 12g , độc lực (đơn châu chấu) 16g, thiên niên kiện 8g. Tất cả thái mỏng, phơi khô, ngâm rượu. Ngày uống hai lần, mỗi lần một chén nhỏ 10ml.
+ Ngưu tất 250g, địa hoàng 250g, ngâm với rượu trắng 1000ml. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.
+ Ngưu tất 20g, hoàng kỳ 20g, nhục quế 15g, nhân sâm 20g, xuyên khung 20g, sinh địa 15g, nhục thung dung 25g, ba kích thiên 20g, ngũ vị tử 20g, hải phong đằng 10g, ngũ gia bì 25g, phụ tử chế 20g, xuyên tiêu 15g, phòng phong 25g, gừng tươi 30g. Tất cả giã nhỏ ngâm với 15 lít rượu trắng, ngày 1 - 2 lần, mỗi lần uống 10 - 20ml.
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">+ Ngưu tất 95g, sinh địa hoàng 95g, đậu đen 95g. Đậu đen rang chín, ngưu tất, sinh địa nghiền nát, trộn đều với đậu đen, hấp chín, lấy vải bọc lại, ngâm với 1,5 lít rượu. Ngày uống 2 lần, trước bữa ăn, mỗi lần 10 - 20ml.
- Các nghiên cứu khoa học:
+ Trong rễ ngưu tất người ta chiết xuất được các thành phần hóa học như saponin, rhamnose, ecdysterone, inokosteron, muối kali.
+ Cây giúp bảo vệ các chức năng của tế bào chondrocytes thơng qua điều chỉnh các chu trình hoạt động của tế bào. Từ đó, bảo vệ sụn khớp, cải thiện và làm chậm q trình thối hóa khớp.
+ Tác dụng khác: hạ cholesterol máu và hạ huyết áp.
<b>4. Lá lốt</b>
<i>Vị thuốc Lá lốt- Tên khoa học: Folium Piper lolot C.D.C.</i>
- Mô tả: Lá đơn,nguyên, mọc so le, dài khoảng 13cm, rộng 8 - 10cm, gốc hình tim, đầu nhọn, mặt dưới có ít lơng ở các đường gân, gân lá chằng chịt hình mạng lưới, cuống lá dài khoảng 2,5cm.
- Tính vị: Vị cay, mùi thơm, tính ấm.
- Công dụng: Điều trị phong thấp, thấp khớp mạn, đau lưng, đau khớp, đau nhức xương, tay chân lạnh tê bại...
- Một số bài thuốc kinh nghiệm:
<i>* Chữa phong thấp, đau nhức xương</i>
+ Lá lốt 16g, tầm gửi cây dâu 12g, tục đoạn 12g. Sắc với 250ml nước còn 150ml, chia 2 lần uống sáng tối trước khi đi ngủ.
</div>