Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

K54S3 võ thị lộc 18d190148 kltn 122021 2 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 91 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA HTTT KINH TẾ VÀ TM ĐIỆN TỬ</b>

<b>---KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI: </b>

<b>PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG CHO CÔNG TY TNHH MONSTAR – LAB VIỆT NAM</b>

<b> </b>

<b>Hà Nội - 2021</b>

<b>HÀ NỘI - 2021</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Sau một thời gian nghiên cứu và hồn thiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài

<i><b>“Phân tích thiết kế phần mềm bán hàng cho công ty TNHH Monstar – Lab Việt</b></i>

<i><b>Nam” ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía</b></i>

nhà trường, thầy cơ cùng ban lãnh đạo và các anh chị nhân viên trong công ty TNHH Monstar – Lab Việt Nam

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử nói riêng đã tạo điều kiện cho em được học tập và nghiên cứu.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Hội đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình, chỉ bảo cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp để em có thể hồn thành một cách tốt nhất. Trong thời gian làm việc với cô, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà cịn học tập được tinh thần làm việc thái độ nghiêm túc, hiệu quả. Đây là những điều rất cần thiết cho em trong q trình học tập và cơng tác sau này.

Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tời ban lãnh đạo công ty TNHH Monstar – Lab Việt Nam cùng tồn thể các anh chị trong cơng ty đã tạo điều kiện cho em được tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng cơng ty trong suốt q trình thực hiện.

Mặc dù đã cố gắng trong suốt quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, nhưng do kinh nghiệp thực tế và trình độ chun mơn chưa được nhiều nên em khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo, góp em chân thành từ các thầy cô giáo cùng tất cả các bạn để bài khóa luận được hồn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin gửi tới quý thầy cô lời chúc sức khỏe, chúc thầy cô luôn luôn mạnh khỏe, vui vẻ để tiếp tục cống hiện và giúp đỡ các thế hệ sinh viên tiếp theo.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày tháng năm 2021 Sinh viên thực hiện

Võ Thị Lộc

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...1

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước...1

2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới...2

3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...3

3.1 Mục tiêu nghiên cứu...3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu...4

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...4

4.1 Đối tượng nghiên cứu...4

4.2 Phạm Vi Nghiên Cứu...4

4.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu...4

5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI...5

5.1 Phương pháp thu thập số liệu:...5

5.2 Phương pháp xử lý số liệu...5

5.3 Phương pháp phân tích và thiết kế...5

6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN...6

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ BÁN HÀNG...7

1.1 Các khái niệm cơ bản...7

1.1.1 Những khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin...7

1.1.2 Những khái niệm cơ bản về phần mềm...9

1.2 Một số lý thuyết về phần mềm quản lý bán hàng...11

1.2.1 Một số lý thuyết cơ bản...11

1.2.2 Vai trò của phần mềm quản lý bán hàng trong doanh nghiệp...11

1.3 Lý thuyết về phân tích và thiết kế hệ thống thơng tin...12

1.3.1 Quy trình phân tích thiết kế hệ thống thơng tin...12

1.3.2 Các cách tiếp cận phân tích thiết kế hệ thống...13

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.4 Giới thiệu về unified modeling language (uml)...15

2.1 Giới thiệu chung về công ty...19

2.1.1 Thơng tin cơng ty...19

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển...20

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Monstar Lab Việt Nam...21

2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH Monstar Lab Việt Nam...23

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Monstar Lab Việt Nam từ năm 2018-2020...24

2.2 Thực trạng quản lý bán hàng tại công ty tnhh monstar - lab vn...25

2.2.1 Thực trạng về vấn đề quản lý bán hàng qua quá trình tìm hiểu tại cơng ty...25

2.2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý bán hàng tại công ty TNHH Monstar – Lab VN dựa vào kết quả điều tra...26

2.3 Đánh giá thực trạng quản lý bán hàng tại công ty...31

2.3.1 Đánh giá về ưu điểm...31

2.3.2 Đánh giá về nhược điểm...31

CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG CHO CÔNG TY TNHH MONSTAR – LAB VN...33

3.1 Giải pháp chung...33

3.1.1 Định hướng giải quyết...33

3.1.2 Lựa chọn công cụ giải quyết...33

3.2 Phân tích thiết kế phần mềm quản lý bán hàng...34

3.2.1 Mơ tả bài tốn...34

3.2.2 Phân tích các u cầu chức năng của hệ thống...35

3.2.3 Các yêu cầu của hệ thống...36

3.2.4 Phân tích thiết kế phần mềm quản lý bán hàng tại công ty Monstar Lab Việt Nam 37 3.2.5 Phân tích cơ sở dữ liệu...63

3.2.6 Thiết kế giao diện phần mềm...67

3.3 Một số đề xuất và kiến nghị...74

3.3.1 Đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm...74

3.3.2 Đề xuất hướng phát triển...74

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3.3.3 Kiến nghị...75 KẾT LUẬN...76

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...77 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH SÁCH BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼDANH MỤC BẢNG BIỂU</b>

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Monstar-Lab Việt Nam...23

Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Monstar Lab Việt Nam từ năm 2018-2020...24

Bảng 2.3: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2018-2020...25

Bảng 2.4: Kết quả điều tra mức độ quan tâm về vấn đề quản lý bán hàng trong công ty...27

Bảng 2.5: Kết quả điều tra mức độ hiệu quả của phương pháp quản lý bán hàng hiện tại trong công ty...28

Bảng 2.6: Kết quả điều tra mức độ đáp ứng để duy trì phần mềm quản lý bán

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ</b>

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm về vấn đề quản lý bán hàng trong

công ty...27

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện mức độ hiệu quả của phương pháp quản lý bán hàng hiện tại trong công ty...28

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện mức độ đáp ứng để duy trì phần mềm quản lý bán hàng...30

Bảng 3. 1 Bảng danh sách các actor...37

Bảng 3.2: Bảng danh sách các use case...38

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ usecase tổng quát của hệ thống quản lý bán hàng...38

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ usecase phân rã chức năng quản lý quản lý tài khoản...40

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ usecase phân rã chức năng quản lý quản lý hoạt động bán hàng...41

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ usecase phân rã chức năng quản lý quản lý nhân...44

Biểu đồ 3.5: Biểu đồ usecase phân rã chức năng quản lý quản lý khách hàng...46

Biểu đồ 3.6: Biểu đồ usecase phân rã chức năng quản lý quản lý dự án...47

Biểu đồ 3.7: Biểu đồ Lớp...49

Biểu đồ 3.8: Biểu đồ Tuần tự chức năng đăng nhập...49

Biểu đồ 3.9: Biểu đồ Tuần tự chức năng quản lý tài khoản...50

Biểu đồ 3.10: Biểu đồ Tuần tự chức năng lập hợp đồng...51

Biểu đồ 3.11: Biểu đồ Tuần tự chức năng lập hóa đơn...52

Biểu đồ 3.12: Biểu đồ Tuần tự chức năng lập phiếu xuất...53

Biểu đồ 3.13: Biểu đồ Tuần tự chức năng quản lý nhân viên...54

Biểu đồ 3.14: Biểu đồ Tuần tự chức năng quản lý bán hàng...55

Biều đồ 3.15: Biểu đồ Tuần tự chức năng quản lý dự án...56

Biểu đồ 3.16: Biểu đồ Tuần tự chức năng “Thống kê – Báo cáo”...56

Biểu đồ 3.17: Biểu đồ trạng thái đăng nhập...57

Biểu đồ 3.18: Biểu đồ trạng thái nhân viên...57

Biểu đồ 3.19: Biểu đồ trạng thái khách hàng...58

Biểu đồ 3.20: Biểu đồ trạng thái dự án...58

Biểu đồ 3.21: Biểu đồ trạng thái hóa đơn...59

Biểu đồ 3.22: Biểu đồ trạng thái hợp đồng...59

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Biểu đồ 3.23: Biểu đồ trạng thái phiếu xuất...60

Biểu đồ 3.24: Biểu đồ hoạt động tổng quát...60

Biểu đồ 3.25: Biểu đồ hoạt động đăng nhập...61

Biểu đồ 3.26: Biểu đồ hoạt động thêm thông tin...61

Biểu đồ 3.27: Biểu đồ hoạt động sửa thông tin...62

Biểu đồ 3.28: Biểu đồ hoạt động xóa thơng tin...62

Biểu đồ 3.29: Biểu đồ hoạt động tìm kiếm...63

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

Hình 1.1. Sơ đồ Các thành phần của hệ thống thơng tin...8

Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc bộ máy của công ty TNHH Monstar Lab Việt Nam...21

Hình 3.2 : Giao diện tổng thể của phần mềm...67

Hình 3.3: Giao diện đăng nhập hệ thống quản lý bán hàng...68

Hình 3.4: Giao diện Tạo tài khoản...68

Hình 3.5: Giao diện Danh sách tài khoản...69

Hình 3.6: Giao diện “Tạo dự án”...69

Hình 3.7: Giao diện “Danh sách dự án”...70

Hình 3.8: Giao diện “Tạo Khách Hàng”...70

Hình 3.9: Giao diện “Danh sách Khách hàng”...71

Hình 3.10: Giao diện “Tạo hợp đồng”...71

Hình 3.11: Giao diện “Danh sách hợp đồng”...72

Hình 3.12: Giao diện “Tạo phiếu xuất hàng”...72

Hình 3.13: Giao diện sau khi tạo phiếu xuất...73

Hình 3.14: Giao diện “Danh sách hố đơn”...73

Hình 3.15: Giao diện “Thống kê – Báo cáo”...73

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>

<b>1. TẦM QUAN TRỌNG, Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG</b>

Trong những năm qua, công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu quan trọng. Q trình tồn cầu hố và tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản những mối quan hệ công việc truyền thống. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đã trở nên khá phổ biến bởi nó giúp thu thập, xử lý thơng tin một cách nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Vì vậy, nhiều phần mềm đã được xây dựng để quản lý trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, Phần mềm quản lý bán hàng ra đời như 1 công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. Phần mềm quản lý đầu vào, đầu ra của hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp. Phần mềm có thể quản lý đầu vào, đầu ra hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp; đánh giá chính xác được hiệu quả sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời, phần mềm quản lý bán hàng cũng cho biết tình hình tồn kho hàng hóa của doanh nghiệp; tổng hợp thông tin khách hàng giúp cho việc chăm sóc khách hàng tốt hơn. Từ đó người quản lý có thể đưa ra các kế hoạch và quyết định đúng đắn, giảm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Được thành lập năm 2005, công ty TNHH Monstar - Lab VN sau gần 16 năm hoạt động đã liên tục mở rộng thị phần trên khắp cả nước và trên thế giới và vươn lên trở thành một trong những công ty hàng đầu phát triển phần mềm. Qua tìm hiểu thực tế công ty TNHH Monstar - Lab VN chưa sử dụng phần mềm quản lý bán hàng cụ thể để quản lý các hoạt động kinh doanh. Chính vì những lý do trên, trong khóa luận này việc lựa chọn đề tài “ Phân tích thiết kế phần mềm quản lý bán hàng tại công ty Monstar – Lab VN” là vô cùng cần thiết trong điều kiện hiện nay của cơng ty.

<b>2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU</b>

Các phần mềm quản lý khơng cịn xa lạ với các doanh nghiệp khi nhu cầu quản lý thông tin một cách có hệ thống trở nên vơ cùng cấp thiết và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh và sự tồn tại của doanh nghiệp. Tại Việt Nam và trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu và ứng dụng về Phần mềm quản lý bán hàng.

<b>2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước.</b>

Ở Việt Nam, phần mềm quản lý bán hàng đã trở nên phổ biến ở hầu hết các

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng của phần mềm quản lý bán hàng nên đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.

Đàm Thị Thu Hiền (2015), “Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý nhập khẩu mặt hàng thực phẩm khô tại siêu thị BigC”, Viện Đại học Mở Hà Nội. Trong bài, tác giả đã tiến hành khảo sát về tình hình thực tế tại siêu thị từ đó phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý nhập khẩu mặt hàng theo phương pháp hướng chức năng. Việc phân tích thiết kế bằng phương pháp hướng chức năng của đề tài sẽ làm cho người đọc dù khơng có nhiều kiến thức về hệ thống cũng có thể dễ dàng hiểu được. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà phương pháp này khơng cho thấy rõ được sự chuyển trạng thái, cũng như tính tài sử dụng của phương pháp này kém, việc kiểm thử và bảo trì cho các Module cũng rất khó khăn.

Nguyễn Thị Ánh (2011), Khóa luận tốt nghiệp “Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng tại Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử DHE”, Khoa Hệ thống thông tin kinh tế, Đại học Thương Mại. Đây là một trong những đề tài xây dựng HTTT quản lý theo hướng đối tượng hoàn chỉnh, khắc phục được những nhược điểm cơ bản của phương pháp phân tích, thiết kế HTTT quản lý theo hướng chức năng như: việc phân tích và thiết kế gần gũi với thế giới thực; tái sử dụng dễ dàng; đóng gói, che giấu thơng tin làm tăng tin an tồn cho hệ thống và đặc biết là tính kế thừa cao, làm giảm chi phí, hệ thống có tính mở. Tuy nhiên, để xây dựng được HTTT theo hướng đối tượng mà đề tài đề cập đến đòi hỏi thời gian và chi phí lớn, chỉ phù hợp với hệ thống lớn và phức tạp.

Đỗ Thị Thu Huế (2020), Khoá luận tốt nghiệp “Phân tích thiết kế phần mềm quản lý bán hàng cho công ty thời trang Nam Linh” , Khoa Hệ thống thông tin Kinh tế, trường Đại Học Thương Mại. Khoá luận đã xây dựng HTTT với các chức năng cơ bản đáp ứng nhu cầu quản lý bán hàng tại cơng ty như là: Quản lý hàng hố, quản lý hoá đơn, quản lý khách hàng, quản lý kho hàng, quản lý nhân viên...nhằm cung cấp cho bộ máy quản trị Công ty ty thời trang Nam Linh cơng cụ quản lý hàng hóa đồng bộ, chi tiết, đồng thời giám sát chặt chẽ số lượng hàng hóa ra vào kho cũng như nắm được thông tin khách hàng mua hàng của công ty một cách hệ thống. Tuy nhiên, phần mềm tác giả đưa ra còn khá ít module, chưa cụ thể, giao diện còn đơn giản, chưa thực sự thân thiện với người sử dụng.

<b>2.2Tình hình nghiên cứu trên thế giới</b>

Trên thế giới, tình hình nghiên cứu, ứng dụng phần mềm vào hoạt động sản xuất kinh doanh rất phát triển. Tiêu biểu có các nghiên cứu ở nước ngoài như sau:

Vicki A.Benge(2012), Article “The advantages of using System analysis &

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

design to improve business quality”, Chron online newspaper.Bài báo khẳng định những lợi ích mà việc phân tích và thiết kế HTTT quản lý mang lại cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hendra Alianto (2012), “An Analysis Of Sales Information System And Competitive Advantage”, Binus University. Bài nghiên cứu đã phân tích và xây dựng một hệ thống thơng tin tích hợp bằng cách quan tâm đến nhu cầu của người dùng, ban quản lý, khách hàng và các bên liên quan. Việc triển khai hệ thống thơng tin tích hợp sẽ tăng năng suất và đạt được hiệu quả và mức độ hiệu quả trong hoạt động của cơng ty, thơng qua việc phân tích hệ thống thông tin bán hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty.

James Kok Konjaang (2015), Article “Design and Development of a Sale Management System for SMEs in Northern Ghana”, cơng trình khẳng định quản lý bán hàng là một chức năng chính giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ giám sát, theo dõi cổ phiếu và phối hợp xử lý giao dịch, phần lớn các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển không tận dụng hết do những thách thức liên quan đến thiết kế của các cơng nghệ mới. Bài viết đã trình bày về thiết kế và phát triển hệ thống thông tin quản lý bán hàng được vi tính hóa sao cho phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bắc Ghana, sử dụng phương pháp hướng đối tượng với UML, VB.Net, tuy nhiên chưa thể áp dụng hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi các giải pháp mà bài viết đưa ra chỉ áp dụng với các doanh nghiệp ở khu vực Bắc Ghana với điều kiện kinh tế nhỏ.

Qua những bài báo, những đề tài nghiên cứu trên có thể thấy được xu hướng đầu tư, xây dựng HTTT quản lý trong doanh nghiệp rất phổ biến và được quan tâm cả trong và ngoài nước. Việc nên xây dựng một HTTT quản lý cho doanh nghiệp thương mại đặc biệt là để quản lý hàng hóa và dịch vụ - những đối tượng kinh doanh chính được đánh giá là rất có ích cho việc quản lý, ra quyết đinh, tăng doanh thu và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, việc này cũng đặt ra câu hỏi, nên xây dựng HTTT quản lý hàng hóa và dịch vụ như thế nào và bằng phương pháp nào để phù hợp với quy mô và lĩnh vực hoạt động của một doanh nghiệp cụ thể, để việc đầu tư thời gian, tiền bạc và trí lực con người có hiệu quả như mong đợi. Trước những đòi hỏi chung của thời điểm mà mọi doanh nghiệp đều cố gắng giảm chi phí tìm kiếm, tổng hợp và đồng thời nâng cao chất lượng quản lý thông tin cố gắng khắc phục những tồn tại để giúp quá trình quản lý bán hàng và cung cấp dịch vụ được hiệu quả hơn.

<b>3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu</b>

Khóa luận đi vào ba mục tiêu chính:

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Hệ thống cơ sở lý luận về phân tích và thiết kế phần mềm và các khái niệm liên quan đến hệ thống thông tin quản lý bán hàng cho các tổ chức doanh nghiệp

Đưa ra các nhận định và số liệu minh họa về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bán hàng ở Việt Nam nói chung và thực trạng về hệ thống thông tin hỗ trợ quán lý bán hàng tại công ty TNHH Monstar - Lab Việt Nam nói riêng.

Dựa trên kết quả phân tích thực trạng đó, đề xuất giải pháp phát triển và xây dựng hệ thống thông tin quản lý bán hàng cho công ty TNHH Monstar - Lab Việt Nam.

<b>3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu</b>

Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, khóa luận cần thực hiện các cơng việc sau: Thu thập các tài liệu và các nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về phân tích và thiết kế phần mềm và các khái niệm liên quan đế hệ thống thông tin quản lý bán hàng cho các tổ chức doanh nghiệp

Thu thập, khảo sát và phân tích để đưa ra các nhận định về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bán hàng ở Việt Nam nói chung và thực trạng về hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý bán hàng tại công ty TNHH Monstar - Lab Việt Nam.

Lựa chọn cơng cụ và thực hiện phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng cho công ty bằng ngơn ngữ mơ hình hóa thống nhất UML.

<b>4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU4.1 Đối tượng nghiên cứu</b>

Hệ thống thông tin quản lý bán hàng tại công ty TNHH Monstar – Lab VN

<b>4.2 Phạm Vi Nghiên Cứu</b>

<i>Về không gian: Nghiên cứu về thông tin, HTTT, phần mềm thơng qua các tài</i>

liệu, các cơng trình nghiên cứu. Nghiên cứu các hoạt động bán hàng tại công ty.

<i>Về Thời gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý bán hàng của công ty trong 3 năm</i>

gần đây và định hướng phân tích thiết kế phần mềm quản lý bán hàng cho Công ty trong giai đoạn tiếp theo.

<i>Về nội dung: Nội dung của đề tài xoay quanh hoạt động quản lý bán hàng của</i>

công ty TNHH Monstar – Lab VN nhằm xác định ưu, nhược điểm trong hoạt động đó. Từ đó, phân tích thiết kế, xây dựng phần mềm nhằm hỗ trợ hoạt động bán hàng tại công ty.

<b>4.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>Về mặt lý luận: Tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thông tin,</i>

HTTT, phần mềm, quản lý bán hàng, hệ thống thơng tin quản lý, phân tích thiết kế phần mềm quản lý bán hàng … thông qua các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu.

<i><b>Về mặt thực tiễn: Phân tích và thiết kế phần mềm quản lý bán hàng cho công ty</b></i>

TNHH Monstar Lab VN từ đó nâng cao hoạt động quản lý bán hàng tại công ty.

<b>5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI5.1 Phương pháp thu thập số liệu: </b>

<i><b>Một số phương pháp thu thập dữ liệu:</b></i>

<i>Thu thập qua tài liệu: Từ những tài liệu liên quan đến công ty như là: Tài liệu</i>

nội bộ, thông tin trên website, tin tức trên các bài báo, tài liệu tham khảo và các giáo trình là nguồn cung cấp thơng tin hữu ích, khá chính xác và đa dạng. Qua đó tìm hiểu các tài liệu lý thuyết liên quan về cơ sở dữ liệu, quản trị cơ sở dữ liệu, phân tích và thiết kế hướng đối tượng, các lý thuyết về phát triển hệ thống hướng đối tượng với UML, tài liệu dự án để từ đó tìm ra cách thức, cơng nghệ để có thể thực hiện được các yêu cầu chức năng của phần mềm.

<i>Thu thập qua phiếu điều tra: Phương pháp giúp thu thập số liệu bằng bảng câu</i>

hỏi, với đối tượng điều tra là nhân viên trong công ty nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn quy trình quản lý bán hàng, hoạt động nào trong khâu quản lý bán hàng được xử lý thủ công, hoạt động nào sẽ được thực hiện trên phần mềm, các chức năng nghiệp vụ cần có của phần mềm…. Từ kết quả này, đưa ra được những phân tích, thiết kế, giao diện người dùng phù hợp và thân thiện.

<i>Thu thập qua sự quan sát: Thông qua việc quan sát thực tế hoạt động bán hàng</i>

tại cơng ty, xây dựng được quy trình quản lý bán hàng, các công việc mà phần mềm sẽ phải thực hiện và các yêu cầu, nguyện vọng mà phần mềm sẽ đáp ứng được từ phía người dùng. Từ đó sản phẩm xây dựng ra sẽ có những chức năng gần gũi với người sử dụng và và phù hợp thực tế tại công ty.

<b>5.2 Phương pháp xử lý số liệu</b>

Phương pháp xử lý dữ liệu được thực hiện trên cơ sở tổng hợp và vận dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và loại bỏ thơng tin thừa, thơng tin khơng chính xác để lấy được thơng tin chọn vẹn, chính xác nhất.

Sử dụng phần mềm Excel nhằm xử lý kết quả khảo sát - điều tra các thơng tin

<i>từ phiếu khảo sát…</i>

<b>5.3 Phương pháp phân tích và thiết kế</b>

Phần mềm quản lý bán hàng của công ty TNHH Monsta –Lab VN được phân

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

tích và thiết kế dựa trên phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng sử dụng ngôn ngữ UML.

<b>6. KẾT CẤU KHĨA LUẬN</b>

Ngồi lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận, phụ lục, khóa luận được chia làm 3 chương chính:

<i>Chương I: Cơ Sở Lý Luận Về Phân Tích Thiết Kế Phần Mềm Quản Lý BánHàng</i>

Nội dung gồm các khái niệm liên quan đến phần mềm, hệ thống thông tin, quản lý bán hàng, phương pháp phân tích thiết kế hướng chức năng cũng như hướng đối tượng và tìm hiểu về ngữ mơ hình hố thống nhất UML trong phân tích thiết kế…

<i>Chương II. Kết Quả Phân Tích, Đánh Giá Về Quản Lý Bán Hàng Tại Công TyTNHH Monstar-Lab VN.</i>

Nội dung chính của chương là tìm hiểu về tổng quan về công ty, thực trạng quản lý bán hàng tại cơng ty TNHH Monstar Lab VN để phân tích và đánh giá.

<i>Chương III. Định Hướng Phát Triển Và Đề Xuất Giải Pháp Về Phân Tích ThiếtKế Phần Mềm Quản Lý Bán Hàng Cho Công Ty Tnhh Monstar – Lab VN.</i>

Từ Thực trạng đã phân tích ở Chương II, Đưa ra định hướng phát triển và Phân tích thiết kế phần mềm quản lý bán hàng cho công ty

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TINQUẢN LÝ BÁN HÀNG</b>

<b>1.1 Các khái niệm cơ bản</b>

<i><b>1.1.1 Những khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin</b></i>

<i>1.1.1.1Khái niệm về hệ thống</i>

Theo [1] “Hệ thống là một tập hợp có tổ chức gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục tiêu chung. Phần tử có thể là vật chất hoặc phi vật chất: Con người, máy móc, thơng tin, dữ liệu, phương pháp xử lý, qui tắc, quy trình xử lý.”

<i>1.1.1.2Khái niệm về hệ thống thông tin</i>

Theo [1] “Hệ thống thông tin là tập hợp người, thủ tục và các nguồn lực để thu thập, xử lý, truyền và phát thông tin trong một tổ chức. Hệ thống thơng tin có thể là thủ công nếu dựa vào các công cụ như giấy, bút. Hệ thống thông tin hiện đại là hệ thống tự động hóa dựa vào máy tính (phần cứng, phần mềm) và các công nghệ thông tin khác.”

Hệ thống thông tin ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu của đời sống con người. Từ khi ra đời và phát triển, hệ thống thông tin đã đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau. Trong việc quản trị nói chung và quản lý bán hàng nói riêng, hệ thống thông tin đã đang và sẽ không ngừng hồn thiện để cải thiện được sự truyền đạt thơng tin, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức. Ngồi ra, hệ thống thơng tin cịn giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng, cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh và tạo đà cho sự phát triển.

Hệ thống thông tin ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu của đời sống con người. Từ khi ra đời và phát triển, hệ thống thông tin đã đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau. Trong việc quản trị nói chung và quản lý bán hàng nói riêng, hệ thống thơng tin đã đang và sẽ khơng ngừng hồn thiện để cải thiện được sự truyền đạt thông tin, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức. Ngồi ra, hệ thống thơng tin cịn giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng, cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh và tạo đà cho sự phát triển.

<i>Các thành phần của HTTT:</i>

Mỗi hệ thống thơng tin có 5 bộ phận chính là phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, mạng và con người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Hình 1.1. Sơ đồ Các thành phần của hệ thống thông tin.

<i> Nguồn: [1]Phần cứng: Là các bộ phận cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính, hệ</i>

thống mạng sử dụng làm thiết bị kỹ thuật hỗ trợ hoạt động trong HTTT. Phần cứng trong HTTT là công cụ kỹ thuật để thu thập, xử lý, truyền thông tin.

<i>Phần mềm: Là tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngơn</i>

ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động hóa thực hiện một số chức năng hoặc giải quyết một bài tốn nào đó.

<i>Dữ liệu: Tài ngun về dữ liệu gồm các cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu là tập hợp</i>

các bảng có liên quan tới nhau được tổ chức và lưu trữ trên các thiết bị tin học, chịu sự quản lý của một hệ thống chương trình máy tính, nhằm cung cấp thơng tin cho nhiều người sử dụng khác nhau. Cơ sở dữ liệu cần phải được thu thập, lựa chọn và tổ chức một cách khoa học để tạo điều kiện cho người sử dụng có thể truy cập một cách dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng.

<i>Mạng: Mạng máy tính là tập hợp các máy tính độc lập được kết nối với nhau</i>

thơng qua các đường truyền vật lý và tuân theo quy ước thơng tin nào đó. Hệ thống mạng cho phép chia sẻ tài nguyên trong hệ thống. Hệ thống mạng truyền thông cho phép trao đổi thông tin giữa người sử dụng ở các vị trí địa lý khác nhau bằng các phương tiện điện tử. Như vậy, việc quản lý các tài nguyên trong hệ thống có sự thống nhất và tập trung.

<i>Con người: Con người trong HTTT là chủ thể điều hành và sử dụng HTTT.</i>

Đây là thành phần quan trọng nhất của một HTTT. Trong một HTTT phần cứng và

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

phần mềm được coi là đối tượng trung tâm cịn con người đóng vai trị quyết định. Con người là chủ thể, trung tâm thu thập, xử lý số liệu, thơng tin để máy tính xử lý. Công tác quản trị nhân sự HTTT trong doanh nghiệp là cơng việc lâu dài và khó khăn nhất.

Các thành phần của một HTTT có mối quan hệ khăng khít với nhau, trong đó con người là thành phần quan trọng nhất, là yếu tố quyết định đến kết quả của q trình phân tích, thiết kế và vận hành hệ thống.

<i>1.1.1.3Khái niệm về hệ thống thông tin quản lý</i>

Theo [1] “Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống cung cấp thông tin cho công tác quản lý của tổ chức. Nó bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức.”

HTTT quản lý là hệ thống trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức, các hoạt động này nằm ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển quản lý hoặc lập kế hoạch, giám sát, tổng hợp, báo cáo và ra quyết định ở các cấp quản lý bậc trung.

Dữ liệu MIS lấy ra từ hai nguồn: từ HTTT xử lý giao dịch (TPS) và từ các nhà quản lý kế hoạch.”

<i><b>1.1.2 Những khái niệm cơ bản về phần mềm</b></i>

<i>1.1.2.1Khái niệm phần mềm</i>

Phần mềm(software) là tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngơn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng,

<i>công việc nào đó [bài giảng cơng nghệ phần mềm _ĐH Thương Mại]</i>

So với phần cứng là phần không thể thay đổi được thì phần mềm (Software) có thể được coi là phần biến của máy tính. Phần mềm(Software) được chia thành hai phần, đó là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Trong đó phần mềm hệ thống bao gồm hệ điều hành và bất kỳ chương trình nào hỗ trợ phần mềm ứng dụng còn phần mềm ứng dụng là chương trình làm người dùng làm việc trực tiếp quan tâm.

<i>1.1.2.2Các thành phần của phần mềm</i>

Theo [2] thì: “Phần mềm bao gồm một tập hợp các thành phần:

Các tài liệu phân tích- thiết kế, tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm, tài liệu bảo trì, nâng cấp.

Cơ sở dữ liệu (CSDL) được cài đặt trong mơi trường thích hợp (hệ quản trị dữ liệu).

Các dịng lệnh (chương trình máy tính) khả thi trên máy tính, phù hợp với hệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

quản trị dữ liệu đã cài đặt CSDL.

Các tiện ích số hóa đi kèm hỗ trợ cho chương trình máy tính”.

Trong xã hội, phần mềm giữ vai trị rất quan trọng. Phần mềm bây giờ đã giữ vị trí then chốt hơn phần cứng. Điều mấu chốt cho sự thành cơng của nhiều hệ thống dựa trên máy tính. Khả năng lưu trữ của phần cứng biểu thị cho tiềm năng tính tốn của máy tính, cịn phần mềm thể hiện một cơ chế giúp chúng ta chế ngự và khai thác tiềm năng này. Hệ phần mềm hoạt động trên các máy trở thành sự sống còn của các máy tính đó.

Phần mềm - nhân tố đánh giá sự khác biệt, điều này thể hiện ở chỗ:

Tính đầy đủ và đúng thời hạn của thông tin do phần mềm cung cấp (các CSDL liên quan) dẫn đến sự khác biệt của công ty này với các đối thủ cạnh tranh.

Thiết kế và "tính thân thiện của con người" của sản phẩm phần mềm cũng làm khác biệt nó với sản phẩm cạnh tranh có cùng chức năng tương tự khác. Sự thông minh và chức năng do phần mềm được nhúng trong đó đưa ra thường làm khác biệt hai sản phẩm tiêu thụ hay công nghiệp tương tự nhau.

<i>1.1.2.3Thiết kế phần mềm</i>

Theo [2] thì: “Thiết kế phần mềm là một tiến trình chuyển hóa các u cầu thành một biểu diễn phần mềm. Thiết kế phần mềm là một q trình, từ biểu diễn mơ tả theo quan điểm tổng thể về phần mềm đến việc làm mịn tiếp sau dẫn tới một biểu diễn thiết kế rất gần với chương trình gốc. Thiết kế phần mềm là một mơ hình của thế giới thực mơ tả các thành phần phần mềm và các mối quan hệ của chúng với nhau. Thiết kế phần mềm nằm ở trung tâm kỹ thuật của tiến trình kỹ nghệ phần mềm và được áp dụng bất kể tới khuôn cảnh phát triển được sử dụng. Một khi các yêu cầu phần mềm đã được phân tích và đặc tả thì thiết kế phần mềm là một trong ba hoạt động kỹ thuật - thiết kế, lập trình, kiểm thử - những hoạt động cần để xây dựng và kiểm chứng phần mềm. Từng hoạt động này biến đổi thông tin theo cách cuối cùng tạo ra phần mềm máy tính hợp lệ.”

<i>1.1.2.4Phân tích thiết kế phần mềm</i>

Theo [3] thì khái niệm phân tích được hiểu là: “Phân tích là tách, chia nhỏ tổng thể thành các phần để tìm ra đặc tính, chức năng, quan hệ… của chúng. Khái niệm phân tích trong tiếp cận hướng đối tượng là thực hiện nghiên cứu lĩnh vực vấn đề, dẫn tới đặc tả hành vi quan sát từ ngoài và các thơng báo nhất qn, hồn chỉnh, khả thi của những cái cần. Phân tích hướng đối tượng tập trung vào tìm kiếm, mơ tả các đối tượng (khái niệm) trong lĩnh vực vấn đề”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>1.2 Một số lý thuyết về phần mềm quản lý bán hàng</b>

<i><b>1.2.1 Một số lý thuyết cơ bản</b></i>

Theo [4] thì: “Bán hàng được cung cấp để trao đổi một món giá trị cho một món khác. Món thứ nhất của giá trị đang được cung cấp có thể là hữu hình hoặc vơ hình. Món thứ hai, thường là tiền, thường được thấy bởi người bán như là có giá trị bằng hoặc lớn hơn món đang được chào bán”. Cả người bán và người mua tham gia vào một quá trình đàm phán để hoàn tất trao đổi các giá trị này.

Theo [4] thì: “Quản lý bán hàng có thể được định nghĩa là hoạt động quản trị của những người hoặc những nhóm người thực sự thuộc lực lượng bán hàng hoặc gồm những người liên quan đến hoạt động liên quan như: Giao hàng, dịch vụ khách hàng, đội trưng bày, …hoặc những người hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng nhắm triển khai việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh, nguồn lực của doanh nghiệp và mơi trường kinh doanh có liên quan”.

Phần mềm quản lý bán hàng có thể quản lý đầu vào, quá trình xử lí đầu ra hàng hóa, dịch vụ của cơng ty. Đánh giá chính xác được hiệu quả sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó có hướng giải quyết và phương án sản xuất hàng hóa phù hợp. Phần mềm có thể tổng hợp lượng thông tin khách hàng cần thiết, đây là thông tin mang tính chất sống cịn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Phần mềm quản lý bán hàng có thể bao gồm: quản lý kho, quản lý nhập, xuất, quản lý hóa đơn, quản lý khách hàng

<i><b>1.2.2 Vai trò của phần mềm quản lý bán hàng trong doanh nghiệp</b></i>

Cơng nghệ tiên tiến giúp các doanh nghiệp có thể theo dõi và quản lý công tác kinh doanh một cách tối ưu và hiệu quả. Phần mềm quản lý bán hàng luôn hướng tới nhiệm vụ quản lý hàng hóa và quản lý con người để đạt được mục tiêu chiến lược marketing và lợi nhuận mà công ty đã đề ra. Những lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng:

<i>Quản lý trở nên dễ dàng hơn: Việc quản lý các vấn đề liên quan đến bán hàng</i>

là điều không dễ dàng với doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại, việc quản lý bán hàng có thể tăng năng suất bán hàng. Thông qua hệ thống báo cáo cơ sở dữ liệu, chúng ta có thể xem được tiến độ cơng việc bất kì đâu trên thế giới.

<i>Thơng tin về các sản phẩm mới tức thì và liên tục cập nhật tình trạng các sảnphẩm hiện tại: Một trong những băn khoăn lớn nhất của các công ty là thời gian chậm</i>

trễ giữa việc hoàn thành một sản phẩm, dịch vụ mới và cung cấp cho đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty những thông tin cần thiết về sản phẩm để họ có thể chủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

động trong việc bán hàng. Với những công nghệ hiện đại, bạn có thể dễ dàng loại bỏ được những trăn trở đó.

<i>Quản lý khách hàng hiệu quả: khách hàng là yếu tố quyết định tới doanh số bán</i>

hàng cũng như sự sống còn của doanh nghiệp. Việc quản lý khách hàng sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều khi có sự hỗ trợ đắc lực của cơng nghệ. Ngồi việc quản lý danh sách và thơng tin khách hàng, nó cịn giúp xác định các khách hàng tiềm năng và tự động tiến hành dịch vụ điện tử về chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả.

<i>Thống kê các số liệu một cách chính xác và nhanh chóng: sự hỗ trợ của cơng</i>

nghệ dường như khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Thay vì mất thời gian và cơng sức vào việc ghi chép sổ sách, giấy tờ và làm các thao tác tính tốn trên máy tính đơn giản thì chỉ việc sử dụng một phần mềm quản lý hiệu quả doanh số bán hàng, doanh thu, chi phí,…

Với các lợi ích mà công nghệ đem lại cho việc quản lý bán hàng cho thấy vai trị khơng thể thiếu của cơng nghệ trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá lạm dụng và phụ thuộc vào công nghệ mà mất đi sự chủ động trong công việc. Cần biết kết hợp một cách hài hòa giữa việc sử dụng công nghệ và các công cụ hiện đại khác với sự năng động trong tư duy của bản thân để hồn thành cơng việc một cách tốt nhất.

<b>1.3 Lý thuyết về phân tích và thiết kế hệ thống thơng tin</b>

<i><b>1.3.1 Quy trình phân tích thiết kế hệ thống thơng tin</b></i>

Theo [5], Quy trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin gồm 6 giai đoạn:

<i>Giai đoạn 1: Khảo sát dự án: Khảo sát dự án là giai đoạn đầu tiên trong quá</i>

trình phát triển một hệ thống thơng tin. Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là tìm hiểu, thu thập thơng tin cần thiết để chuẩn bị cho việc giải quyết các yêu cầu được đặt ra của dự án.

<i>Giai đoạn 2: Phân tích thiết kế: Mục tiêu của giai đoạn là xác định các thông</i>

tin và chức năng xử lý của hệ thống. Ở giai đoạn này, các chuyên gia sẽ đặc tả sơ bộ các bảng dữ liệu trên giấy để có cái nhìn khách quan. Qua đó, xác định các giải pháp tốt nhất cho hệ thống đảm bảo đúng các yêu cầu đã khảo sát trước khi thực hiện trên các phần mềm chuyên dụng.

<i>Giai đoạn 3: Thiết kế: Thông qua thông tin được thu thập từ quá trình khảo sát</i>

và phân tích, các chun gia sẽ chuyển hóa vào phần mềm, công cụ chuyên dụng để đặc tả thiết kế hệ thống chi tiết.

<i>Giai đoạn 4: Thực hiện: Đây là giai đoạn nhằm xây dựng hệ thống theo các</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

thiết kế đã xác định. Giai đoạn này bao gồm các công việc sau:

Lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu và cài đặt cơ sở dữ liệu cho hệ thống.

Lựa chọn cơng cụ lập trình để xây dựng các modules chương trình của hệ thống Lựa chọn công cụ để xây dựng giao diện hệ thống

<i>Giai đoạn 5: Kiểm thử: Trước hết phải lựa chọn công cụ kiểm thử. Kiểm chứng</i>

các modules chức năng của hệ thống thơng tin, chuyển các thiết kế thành các chương trình (phần mềm). Thử nghiệm hệ thống thông tin. Cuối cùng là khắc phục các lỗi (nếu có). Viết test case theo yêu cầu. Kết quả cuối cùng là một hệ thống thông tin đạt yêu cầu đặt ra.

<i>Giai đoạn 6: Triển khai và bảo trì: Lắp đặt phần cứng để làm cơ sở cho hệ</i>

thống. Cài đặt phần mềm. Chuyển đổi hoạt động của hệ thống cũ sang hệ thống mới, gồm có: chuyển đổi dữ liệu; bố trí, sắp xếp người làm việc trong hệ thống; tổ chức hệ thống quản lý và bảo trì. Phát hiện các sai sót, khuyết điểm của hệ thống thơng tin. Đào tạo và hướng dẫn sử dụng. Cải tiến và chỉnh sửa hệ thống thông tin. Bảo hành.

<i><b>1.3.2 Các cách tiếp cận phân tích thiết kế hệ thống</b></i>

Trong những năm 70 - 80, phương pháp hướng cấu trúc được coi là phương pháp chuẩn để phát triển phần mềm. Tuy nhiên phương pháp này tỏ ra không phù hợp trong phát triển các hệ phần mềm lớn và đặc biệt kém hiệu quả trong sử dụng lại - mọt yêu cầu quan trọng trong công nghệ phần mềm. Thập niên 90 chứng kiến sự nở rộ trong nghiên cứu và xây dựng phương pháp luận phát triển phần mềm hướng đối tượng và nhanh chóng trở thành phổ biến trong cơng nghiệp phần mềm hiện nay.

<i>1.3.2.1Phương pháp hướng cấu trúc</i>

Đặc trưng của phương pháp hướng cấu trúc là phân chia chương trình chính thành nhiều chương trình con, mỗi chương trình con nhằm đến thực hiện một công việc xác định.

Trong phương pháp hướng cấu trúc, phần mềm được thiết kế dựa trên một trong hai hướng: hướng dữ liệu và hướng hành động.

<b>- Cách tiếp cận hướng dữ liệu xây dựng phần mềm dựa trên việc phân rã phần</b>

mềm theo các chức năng cần đáp ứng và dữ liệu cho các chức năng đó. Cách tiếp cận hướng dữ liệu sẽ giúp cho những người phát triển hệ thống dễ dàng xây dựng ngân hàng dữ liệu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>- Cách tiếp cận hướng hành động lại tập trung phân tích hệ phần mềm dựa trên</b>

các hoạt động thực thi các chức năng của phần mềm đó.

Cách thức thực hiện của phương pháp hướng cấu trúc là phương pháp thiết kế từ trên xuống (top-down). Phương pháp này tiến hành phân rã bài toán thành các bài toán nhỏ hơn, rồi tiếp tục phân rã các bài toán con cho đến khi nhận được các bài tốn có thể cài đặt được ngay sử dụng các hàm của ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc.

Phương pháp hướng cấu trúc có ưu điểm là tư duy phân tích thiết kế rõ ràng, chương trình sáng sủa dễ hiểu. Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm sau:

<b>- Khơng hỗ trợ việc sử dụng lại. Các chương trình hướng cấu trúc phụ thuộc</b>

chặt chẽ vào cấu trúc dữ liệu và bài tốn cụ thể, do đó khơng thể dùng lại một modul nào đó trong phần mềm này cho phần mềm mới với các yêu cầu về dữ liệu khác.

<b>- Không phù hợp cho phát triển các phần mềm lớn. Nếu hệ thống thông tin</b>

lớn, việc phân ra thành các bài toán con cũng như phân các bài toán con thành các modul và quản lý mối quan hệ giữa các modul đó sẽ là khơng phải là dễ dàng và dễ gây ra các lỗi trong phân tích và thiết kế hệ thống, cũng như khó kiểm thử và bảo trì.

<i>1.3.2.2Phương pháp hướng đối tượng</i>

Khác với phương pháp hướng cấu trúc chỉ tập trung hoặc vào dữ liệu hoặc vào hành động, phương pháp hướng đối tượng tập trung vào cả hai khía cạnh của hệ thống là dữ liệu và hành động.

Cách tiếp cận hướng đối tượng là một lối tư duy theo cách ánh xạ các thành phần trong bài tốn vào các đối tượng ngồi đời thực. Với cách tiếp cận này, một hệ thống được chia tương ứng thành các thành phần nhỏ gọi là các đối tượng, mỗi đối tượng bao gồm đầy đủ cả dữ liệu và hành động liên quan đến đối tượng đó. Các đối tượng trong một hệ thống tương đối độc lập với nhau và phần mềm sẽ được xây dựng bằng cách kết hợp các đối tượng đó lại với nhau thơng qua các mối quan hệ và tương tác giữa chúng. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp hướng đối tượng bao gồm:

 <i>Trừu tượng hóa (abstraction): trong phương pháp hướng đối tượng, các thực</i>

thể phần mềm được mơ hình hóa dưới dạng các đối tượng. Các đối tượng này được trừu tượng hóa ở mức cao hơn dựa trên thuộc tính và phương thức mô tả đối tượng để tạo thành các lớp. Các lớp cũng sẽ được trừu tượng hóa ở mức cao hơn nữa để tạo thành một sơ đồ các lớp được kế thừa lẫn nhau. Trong phương pháp hướng đối tượng có thể tồn tại những lớp khơng có đối tượng tương ứng, gọi là lớp trừu tượng. Như vậy, nguyên tắc cơ bản để xây dựng các khái niệm trong hướng đối tượng là sự trừu tượng hóa theo các mức độ khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

 <i>Tính đóng gói (encapsulation) và ẩn dấu thơng tin: các đối tượng có thể có</i>

những phương thức hoặc thuộc tính riêng (kiểu private) mà các đối tượng khác không thể sử dụng được. Dựa trên nguyên tắc ẩn giấu thông tin này, cài đặt của các đối tượng sẽ hoàn toàn độc lập với các đối tượng khác, các lớp độc lập với nhau và cao hơn nữa là cài đặt của hệ thống hoàn toàn độc lập với người sử dụng cũng như các hệ thống khác sử dụng kết quả của nó

 <i>Tính modul hóa (modularity): các bài toán sẽ được phân chia thành những</i>

vấn đề nhỏ hơn, đơn giản và quản lý được

 <i>Tính phân cấp (hierarchy): cấu trúc chung của một hệ thống hướng đối</i>

tượng là dạng phân cấp theo các mức độ trừu tượng từ cao đến thấp

Ưu điểm nổi bật của phương pháp hướng đối tượng là đã giải quyết được các vấn đề nảy sinh với phương pháp hướng cấu trúc:

Hỗ trợ sử dụng lại mã nguồn: Chương trình lập trình theo phương pháp hướng đối tượng thường được chia thành các gói là các nhóm của các lớp đối tượng khác nhau. Các gói này hoạt động tương đối độc lập và hồn tồn có thể sử dụng lại trong các hệ thống thông tin tương tự.

Phù hợp với các hệ thống lớn: Phương pháp hướng đối tượng không chia bài toán thành các bài toán nhỏ mà tập trung vào việc xác định các đối tượng, dữ liệu và hành động gắn với đối tượng và mối quan hệ giữa các đối tượng. Các đối tượng hoạt động độc lập và chỉ thực hiện hành động khi nhận được yêu cầu từ các đối tượng khác. Vì vậy, phương pháp này hỗ trợ phân tích, thiết kế và quản lý một hệ thống lớn, có thể mơ tả các hoạt động nghiệp vụ phức tạp bởi quá trình phân tích thiết kế khơng phụ thuộc vào số biến dữ liệu hay số lượng thao tác cần thực hiện mà chỉ quan tâm đến các đối tượng tồn tại trong hệ thống đó.

Chính vì điều này sau khi nghiên cứu và quan sát thực tế tại Công ty em nhận thấy cơng ty TNHH Monstar – Lab VN có quy mơ khá lớn cùng với đó là những ưu điểm nổi trội mà phương pháp phân tích hướng đối tượng đem lại nên trong bài KLTN này em xin được sử dụng phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng để phân tích và thiết kế cho hệ thống thơng tin quản lý bán hàng của mình.

<b>1.4 Giới thiệu về unified modeling language (uml)</b>

<i><b>1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển</b></i>

Việc áp dụng rộng rãi phương pháp hướng đối tượng đã đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng một phương pháp mơ hình hóa để có thể sử dụng như một chuẩn chung cho những người phát triển phần mềm hướng đối tượng trên khắp thế giới. Trong khi các ngôn ngữ hướng đối tượng ra đời khá sớm, ví dụ như Simula-67 (năm 1967),

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Smalltalk (đầu những năm 1980), C++, CLOS (giữa những năm 1980) ... thì những phương pháp luận cho phát triển hướng đối tượng lại ra đời khá muộn. Cuối những năm 80, đầu những năm 1990, một loạt các phương pháp luận và ngơn ngữ mơ hình hóa hướng đối tượng mới ra đời, như Booch của Grady Booch, OMT của James Rambaugh, OOSE của Ivar Jacobson, hay OOA and OOD của Coad và Yordon.

Mỗi phương pháp luận và ngôn ngữ trên đều có hệ thống ký hiệu riêng, phương pháp xử lý riêng và cơng cụ hỗ trợ riêng. Chính điều này đã thúc đẩy những người tiên phong trong lĩnh vực mơ hình hoa hướng đối tượng ngồi lại cùng nhau để tích hợp những điểm mạnh của mỗi phương pháp và đưa ra một mơ hình thống nhất chung. Nỗ lực thống nhất đầu tiên bắt đầu khi Rumbaugh gia nhập nhóm nghiên cứu của Bosch tại tập đồn Rational năm 1994 và sau đó Jacobson cũng gia nhập nhóm này vào năm 1995.

James Rumbaugh, Grady Booch và Ivar Jacobson đã cùng cố gắng xây dựng được một Ngôn Ngữ Mơ Hình Hố Thống Nhất và đặt tên là UML (Unifield Modeling Language). UML đầu tiên được đưa ra năm 19977 và sau đó được chuẩn hóa để trở thành phiên bản 1.0. Hiện nay chúng ta đang sử dụng ngôn ngữ UML phiên bản 2.0

<i>(Nguồn: [4])</i>

<i><b>1.4.2 Khái quát về ngơn ngữ mơ hình hóa thống nhất UML</b></i>

UML (Unified Modelling Language) là ngơn ngữ mơ hình hố tổng qt được xây dựng đề đặc tả, phát triển và viết tài liệu cho các khía cạnh trong phát triển phần mềm hướng đối tượng. UML giúp người phát triển hiểu rõ và ra quyết định liên quan đến phần mềm cần xây dựng. UML bao gồm một tập các khái niệm, các ký hiệu, các biểu đồ và hướng dẫn.

UML hỗ trợ xây dựng hệ thống hướng đối tượng dựa trên việc nắm bắt khía cạnh cấu trúc tĩnh và các hành vi động của hệ thống

- Các cấu trúc tĩnh định nghĩa các kiểu đối tượng quan trọng của hệ thống nhằm cài đặt và chỉ ra mối quan hệ giữa các đối tượng đó.

- Các hành vi động (dynamic behavior) định nghĩa các hoạt động của các đối tượng theo thời gian và tương tác giữa các đối tượng hướng tới đích.

Mục đích chính của UML là mơ hình được các hệ thống và sử dụng được tất cả các khái niệm hướng đối tượng một các thống nhất. Cho phép đặc tả, hỗ trợ để đặc tả trực quan mối quan hệ giữa các thực thể cơ bản trong hệ thống, đồng thời mô tả được mọi trạng thái hoạt động của hệ thống đối tượng. Tận dụng được khả năng sử dụng lại và kế thừa ở phạm vi diện rộng để xây dựng được những hệ thống phức tạp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Một số đặc trưng khi sử dụng UML trong mô tả hoặc phân tích thiết kế phần mềm:

Đối tượng (object): biểu diễn một thực thể vật lý, một thực thể khái niệm hoặc một thực thể phần mềm. Có thể định nghĩa một đối tượng là một khái niệm, sự trừu tượng hoặc một vật với giới hạn rõ ràng và có ý nghĩa với một ứng dụng cụ thể. Có những đối tượng là những thực thể có trong thế giới thực như người, sự vật cụ thể, hoặc là những khái niệm như một công thức, hay khái niệm trừu tượng.... có một số đối tượng được bổ sung vào hệ thống với lí do phục vụ cho việc cài đặt và khơng có trong thực tế.

Lớp (class): là một mơ tả của một nhóm đối tượng có chung các thuộc tính, hành vi và các mối quan hệ. Như vậy, một đối tượng là thể hiện của một lớp và một lớp là một định nghĩa trừ tượng của đối tượng.

Thành phần (component): là một phần của hệ thống hoạt động độc lập và giữ một chức năng nhất định trong hệ thống.

Gói (package): là một cách tổ chức các thành phần, phần tử trong hệ thống thành các nhóm. Nhiều gói có thể được kết hợp với nhau để trở thành một hệ thống con (subsystem).

Kế thừa: trong phương pháp hướng đối tượng, một lớp có thể có sử dụng lại các thuộc tính và phương thức của một hoặc nhiều lớp khác. Kiểu quan hệ này gọi là quan hệ kế thừa, được xây dựng dựa trên mối quan hệ kế thừa trong bài toán thực tế.

<i><b>1.4.3 Các biểu đồ UML</b></i>

Biểu đồ UML gồm các loại như sau:

<i><b>Biểu đồ use case: Biểu diễn sơ đồ chức năng của hệ thống. Từ tập yêu cầu của</b></i>

hệ thống, biểu đồ use case sẽ phải chỉ ra hệ thống cần thực hiện điều gì để thỏa mãn các yêu cầu của người dùng hệ thống đó. Đi kèm với biểu đồ use case là các kịch bản

<i><b>Biểu đồ lớp: chỉ ra các lớp đối tượng trong hệ thống, các thuộc tính và phương</b></i>

thức của từng lớp và mối quan hệ giữa những lớp đó

<i><b>Biểu đồ trạng thái: tương ứng với mỗi lớp sẽ chỉ ra các trạng thái mà đối tượng</b></i>

của lớp đó có và sự chuyển tiếp giữa những trạng thái đó.

<i><b>Các biểu đồ tương tác: Biểu diễn mỗi liên hệ giữa các đối tượng trong hệ thống</b></i>

và giữa các đối tượng với các tác nhân bên ngồi. Có hai loại biểu đồ tương tác:

- Biểu đồ tuần tự: Biểu diễn mối quan hệ giữa các đối tượng và tác nhân theo thứ tự thời gian.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

- Biểu đồ cộng tác: Biểu diễn mỗi quan hệ giữa các đối tượng và giữa các đối tượng và tác nhân nhưng nhấn mạnh đến vai trò của các đối tượng trong tương tác.

<i><b>Biểu đồ hoạt động: Biểu diễn các hoạt động và sự đồng bộ, chuyển tiếp các</b></i>

hoạt động, thường được sử dụng để biểu diễn các phương thức phức tạp của các lớp.

<i><b>Biểu đồ thành phần: định nghĩa các thành phần của hệ thống và mối liên hệ</b></i>

giữa các thành phần đó

<i><b>Biểu đồ triển khai: Mơ tả hệ thống sẽ được triển khai như thế nào, thành phần</b></i>

nào được cài đặt ở đâu, các liên kết vật lý hoặc giao thức truyền thông nào được sử dụng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>CHƯƠNG II. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN LÝ BÁN HÀNGTẠI CÔNG TY TNHH MONSTAR-LAB VN.</b>

<b>2.1 Giới thiệu chung về công ty</b>

<i><b>2.1.1 Thông tin công ty</b></i>

Công ty TNHH Monstar Lab Việt Nam là công ty hoạt động trong lĩnh vực Cơng nghệ thơng tin có vốn đầu tư của Nhật Bản. Có thế mạnh về các lĩnh vực: phát triển phần mềm và offshore cho các đối tác Nhật Bản, tư vấn kinh doanh dành cho những cơng ty nước ngồi bước đầu làm quen hay mong muốn mở rộng đầu tư lâu dài tại Việt Nam; cung ứng nguồn nhân lực; hỗ trợ tuyển dụng nhân sự IT cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và Nhật Bản.

<i>- Tên công ty: Công Ty Tnhh Monstar Lab Việt Nam (Viết Tắt: Monstar LabVN)</i>

- Tên Quốc Tế: Monstar Lab Viet Nam Company Limited - Công ty chủ quản: Monstarlab Holdings Inc

- Giấy phép kinh doanh: 0102172978 - Mã số thuế: 0102172978

- Địa chỉ:

 Hà Nội: Tầng 4, tháp C tồ nhà Golden Palace, đường Mễ Trì, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

 Đà Nẵng: Lô 35, đường số 4, khu công nghiệp An Đồn, phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng

- Ngày thành lập: 15 tháng 6 năm 2005 - Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty TNHH - Số lượng nhân viên: 500 (Hà Nội, Đà Nẵng)

- Đại diện: MATSUNAGA MASAHIKO / 松永 正彦 正彦  - Chức danh: Tổng giám đốc

- Website: www.monstar-lab.vn

<i>- Tầm nhìn: “Trở thành doanh nghiệp IT được cả thế giới biết đến”</i>

- Sứ mệnh: “Trao cơ hội cho nhân tài mọi nơi để thiết kế các sản phẩm, dịch vụ và hệ sinh thái thông minh hơn; xây dựng một thế giới tươi sáng hơn cho tất cả chúng ta”

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

- Logo:

<i><b>2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển</b></i>

Cơng ty TNHH Monstar Lab Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 06/2005. Tiền thân là một nhóm sinh viên tốt nghiệp trường ĐH Bách khoa Hà Nội, với 3 căn phòng nhỏ trên phố Trương Hán Siêu (Hà Nội), 10 con người đã cùng chung tay xây dựng nên công ty từ những dự án ban đầu với các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Từ năm 2016, công ty bắt đầu gia nhập Tập đoàn đa quốc gia Monstar Lab Group (có trụ sở chính tại Nhật Bản và các công ty thành viên tại các nước như Trung Quốc, Bangladesh, Singapore, Philippines, Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Mỹ và Việt Nam).

Năm 2020, Monstar Lab Việt Nam đã chính thức được thành lập trên cơ sở hợp nhất Monstar Lab Hà Nội (chi nhánh tại Hà Nội) và Asian Tech (chi nhánh tại Đà Nẵng). Việc sáp nhập hai chi nhánh đã nâng quy mô công ty lên tổng số trên 500 nhân viên. Chi nhánh Hà Nội được thành lập từ năm 2005 và đã có hơn 15 năm kinh nghiệm thực hiện các dự án cho doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ phát triển th ngồi. Trong khi đó, chi nhánh Đà Nẵng, thành lập năm 2014, có thế mạnh hơn cả trong các dự án khởi nghiệp và phát triển nhanh. Với sự chuyên nghiệp cùng những kinh nghiệm tích lũy, cả hai chi nhánh đã và đang tận dụng ưu thế để đáp ứng các nhu cầu cao hơn, đa dạng và nhiều thách thức hơn của thị trường.

Ông Masahiko Matsunaga – Giám đốc điều hành Monstar Lab Việt Nam cho biết: “Trên con đường tập đoàn Monstar Lab Group phát triển thành một cơng ty tồn cầu, đây là thời điểm thích hợp để hai chi nhánh tại Việt Nam hợp nhất thành một công ty. Khi trở thành một công ty mang chung một cái tên, cũng là lúc chúng tôi cùng nhau sẵn sàng chinh phục hành trình mới phía trước.”

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i><b>2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Monstar Lab Việt Nam</b></i>

<i>2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty</i>

<b>Sơ đồ cấu trúc bộ máy Công ty TNHH Monstar Lab Việt Nam như sau:</b>

<b>Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc bộ máy của công ty TNHH Monstar Lab Việt Nam</b>

<i>(Nguồn: Ban quản lý cơng ty) </i>

Cơng ty TNHH Monstar Lab Việt Nam có cơ cấu tổ chức đứng đầu là ban giám đốc (CEO/President). Dưới ban giám đốc chia ra thành 4 phòng ban chính: Phịng kinh doanh, Phịng cơng nghệ, Phịng tài chính - kế tốn, Phịng hành chính - nhân sự. Trong Phịng cơng nghệ được chia ra thành 3 phòng ban nhỏ đó là: Division 1, Division 2 và Division 3 để dễ dàng quản lý.

<i>Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban như sau:</i>

<i>Ban giám đốc: Giám đốc là người có quyền hành cao nhất trong công ty. Giám</i>

đốc là người thành lập, định hướng phát triển cho Cơng ty, bên dưới có 1 phó giám đốc, 1 trợ lý giám đốc sẽ là người hỗ trợ giám đốc trong quá trình ra quyết định. Ban giám đốc quản lý chung tất cả mọi hoạt động của công ty, điều khiển tất cả các phịng ban trong Cơng ty.

<i>Phịng Kinh doanh: Nhiệm vụ của phịng kinh doanh đó chính là xác định định</i>

hướng kinh doanh hướng tới sự phát triển và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như việc xây dựng quy trình và cơ sở hạ tầng tăng trưởng hiệu quả. CCO đứng đầu các nhóm kinh doanh, marketing, PR, và quan hệ khách hàng đảm bảo các chức năng của doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ và các mối quan hệ hợp tác làm việc trong doanh nghiệp được duy trì giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>Phịng cơng nghệ: Phịng cơng nghệ là phịng ban chính có trách nhiệm tạo ra</i>

các sản phẩm công nghệ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, phịng cơng nghệ giúp đảm bảo cơ sở hạ tầng về kỹ thuật công nghệ thông tin cho các hoạt động của cơng ty, đảm bảo an tồn bảo mật cho cơng ty. Trong Phịng ban cơng nghệ được chia làm 3 ban nhỏ để dễ dàng quản lý:

<i>+Division 1: Phòng ban thứ nhất bao gồm nhân viên Fontend, Backend,</i>

chuyên viên phân tích nghiệp vụ, Nhân viên đảm bảo chất lượng phần mềm… Phịng ban này có trách nhiệm chính là tạo ra các sản phẩm cơng nghệ.

<i>+Division 2: Bao gồm đội ngũ SA (quản trị hệ thống). Chịu trách nhiệm</i>

thiết lập và bảo trì hệ thống máy tính. Giúp các máy tính trong mạng của cơng ty, đặc biệt là máy chủ vận hành trơn tru và an toàn, hỗ trợ nhân viên gặp sự cố trong q trình truy cập và sử dụng máy tính.

+ <i>Division 3: Là những Kỹ sư cầu nối (BrSE), Comtor… kết nối, phiên</i>

dịch giữa công ty với các đối tác Nhật Bản

<i>Phịng tài chính – kế tốn: Chịu trách nhiệm quản lý tồn bộ hoạt động tài</i>

chính của cơng ty; Giúp công ty huy động các nguồn vốn phục vụ cho việc kinh doanh theo đúng quy định của nhà nước; Hạch toán kế toán kịp thời, lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của cơng ty….

<i>Phịng hành chính – nhân sự: Phịng ban này có trách nhiệm quản lý toàn bộ</i>

nhân sự và đời sống văn hóa của nhân viên trong cơng ty; Tiến hành tìm kiếm nhân viên cho cơng ty, lên lịch phỏng vấn nhân viên, báo cáo cho ban giám đốc về tình hình nhân sự của cơng ty; Nghiên cứu và soạn thảo các quy định được áp dụng trong công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty…

<i>2.1.3.2 Cơ cấu nhân lực của doanh nghiệp</i>

Năm 2018, 2019 nguồn nhân lực của công ty chỉ từ 150-200 nhân viên. Từ năm 2020 trở đi, nguồn nhân lực của công ty tăng đáng kể. Hiện tại thì số lượng nhân viên đã lên đến 500 nhân viên, hầu hết thành viên của cơng ty là lao động trẻ, có trình độ cao. Công ty rất quan tâm đến việc tuyển chọn nhân tài cho cơng ty, đó là những người có trí tuệ, nhiệt huyết. Cơng ty ln chú trọng việc đào tạo từ cơ bản cho đến nâng cao giúp nâng cao trình độ nhân viên trong cơng ty, đáp ứng nhu cầu hiện nay của xã hội. Cơ cấu lao động của công ty TNHH Monstar Lab Việt Nam được thể hiện ở bảng sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Monstar-Lab Việt Nam</b> <i>Từ bảng tổng quan cơ cấu lao động của cơng ty, ta có thể nhận thấy:</i>

+ Nguồn nhân lực trong cơng ty có trình độ đại học cao (Tỉ lệ đại học chiếm 85.6%)

+ Nhân viên ở độ tuổi < 28 tuổi và từ 28 đến 35 tuổi chiếm tỉ lệ lớn, thể hiện rằng công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, đây là độ tuổi có thể phát huy được tối đa khả năng sáng tạo, làm việc ở mức cao.

Qua đó, giúp cho việc sử dụng, ứng dụng CNTT vào sản xuất và kinh doanh của công ty phát triển một cách dễ dàng. Đây là động lực giúp công ty ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu cao hiện nay trên thị trường.

<i><b>2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH Monstar Lab Việt Nam</b></i>

Công ty TNHH Monstar Lab Việt Nam là công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin có vốn đầu tư của Nhật Bản. Cơng ty có thế mạnh trong các lĩnh vực: phát triển phần mềm và offshore cho các đối tác Nhật Bản, tư vấn kinh doanh dành cho những cơng ty nước ngồi bước đầu làm quen hay mong muốn mở rộng đầu tư lâu dài tại Việt Nam; cung ứng nguồn nhân lực; hỗ trợ tuyển dụng nhân sự IT cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và Nhật Bản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Mục tiêu của công ty là trở thành nơi hội tụ những nhân sự tài năng đến từ nhiều nền văn hóa, quốc tịch và xuất phát điểm khác nhau. Công ty hoạt động với đội ngũ “không biên giới”, không ngừng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh để luôn tạo ra những dịch vụ, sản phẩm sáng tạo và tiên tiến.

<i>Cơng ty đã có hơn 2200 dự án thành cơng. Tiêu biểu đó chính là:</i>

<b>- Ứng dụng “AIxR Tailor” (Air Tailor): Ứng dụng web đang rất phát triển</b>

(PWA) cho phép tự động đo kích thước cơ thể bằng cơng nghệ nhận diện hình ảnh AI.

<b>- Doshiteru – Ứng dụng “Giám sát từ xa người cao tuổi sống riêng”- Ứng dụng quản lý tài sản và đầu tư chứng khoán giành giải thưởng</b>

<b>- Dịch vụ dạy kèm và đảm bảo chất lượng học tập xuất sắc cho học sinh Nhật</b>

Bản: dịch vụ học tập bằng hình thức video trực tuyến, là một chương trình được thiết kế chú trọng vào mức độ tương tác cho gia sư và học sinh.

<i><b>2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Monstar Lab Việt Nam</b></i>

Lợi nhuận sau thuế 2.124.180.000,00 3.046.464.000,00 7.074.480.000,00

<i> (Nguồn: Phịng tài chính – kế toán)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>Bảng 2.3: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2018-2020</b>

Lợi nhuận sau thuế 922.284.000,00 43.41 4.028.016.000,00 132.22

<i>Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty</i>

qua các năm đều đạt kết quả tốt, lợi nhuận thu về tăng qua các năm cụ thể như sau:

<i>Năm 2019/2018: </i>

Tổng doanh thu tăng 19.52% tương ứng tăng 2.763.600.000 đồng. Tổng chi phí tăng 16.60% tương ứng tăng 1.927.656.000 đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng 32.79% tương ứng tăng 835.944.000 đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 43.41% tương ứng tăng 922.284.000 đồng.

<i>Năm 2020/2019: </i>

Tổng doanh thu tăng 108.99% tương ứng tăng 18.447.600.000 đồng. Tổng chi phí tăng 103.77 % tương ứng tăng 14.050.632.000 đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng 129.90% tương ứng tăng 4.396.968.000 đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 132.22% tương ứng tăng 4.028.016.000 đồng.

Năm 2020, doanh thu tăng đáng kể so với năm 2018 và 2019 là do: Năm 2020, công ty đã hợp nhất Monstar Lab Hà Nội (chi nhánh tại Hà Nội) và Asian Tech (chi nhánh tại Đà Nẵng). Nhờ việc hợp nhất, đã giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn, tăng doanh thu cũng như lợi nhuận một cách đáng kể.

<b>2.2 Thực trạng quản lý bán hàng tại công ty tnhh monstar - lab vn</b>

<i><b>2.2.1 Thực trạng về vấn đề quản lý bán hàng qua quá trình tìm hiểu tại cơng ty</b></i>

Qua q trình tìm hiệu dựa vào tài liệu cũng như thực tế công ty, em nhận thấy rằng:

Hiện tại, quy trính bán hàng tại cơng ty đã được hồn thiện đầy đủ theo một quy trình nhất định. Tuy nhiên, hiện tại cơng ty chưa có phần mềm quản lý bán hàng nào

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

chuyên biệt. Các thông tin về quản lý bán hàng tại công ty vẫn được quản lý và cập nhật một cách thường xuyên, nhưng thông tin được lưu trữ ở dạng tin học hóa cục bộ và chưa thống nhất, chỉ được làm việc và quản lý trên sổ sách, cùng với việc sử dụng công cụ tin học văn phòng như Word và Excel để xử lý và lưu trữ thơng tin về hàng hóa. Như vậy sẽ làm cho quy trình bán hàng của cơng ty khơng được liền mạch do khơng có phần mềm quản lý bán hàng để lưu dữ liệu để phục vụ cho q trình in hóa đơn, thống kê, báo cáo. Nhân viên bán hàng phải tiến hành viết hóa đơn bằng tay, nhân viên phịng kế tốn phải nhập dữ liệu vào từ những hóa đơn bán hàng. Điều này khó có thể tránh khỏi việc nhầm lẫn dẫn đến những thiệt hại khơng đáng có cho cơng ty.

Mức độ hiệu quả của phương pháp quản lý bán hàng hiện tại trong cơng ty chưa thực sự cao. Do đó cần có giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý bán hàng. Cụ thể là do công ty chưa ứng dụng phần mềm vào việc quản lý bán hàng khiến các nghiệp vụ bán hàng đều thực hiện thủ công dẫn đến tốn thời gian và nhân lực. Việc quản lý bán hàng không được tối ưu dẫn đến những sai sót khơng đáng có.

<i><b>2.2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý bán hàng tại công ty TNHH Monstar– Lab VN dựa vào kết quả điều tra</b></i>

Để có thể hiểu rõ hơn về thực trạng quản lý bán hàng tại công ty TNHH Monstar –Lab VN, em đã tiến hành điều tra thực trạng quản lý bán hàng tại công ty như sau:

Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp và khảo sát bằng phiếu điều tra kết hợp với tự tìm hiểu và thu thập thơng tin của công ty, thông tin về hoạt động bán hàng tại công ty.

Đối tượng điều tra: 15 nhân viên ở các phịng ban khác nhau đang làm việc tại cơng ty

- Số phiếu phát ra: 15 phiếu - Số phiếu thu về: 15 phiếu

Kết quả của phiếu điều tra đã mang lại cái nhìn thực tế nhất về vấn đề quản lý bán hàng tại công ty.

<i>Câu hỏi: Mức độ quan tâm về vấn đề quản lý bán hàng trong công ty?</i>

Kết quả:

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>Bảng 2.4: Kết quả điều tra mức độ quan tâm về vấn đề quản lý bán hàng trong công ty</b>

<i> (Nguồn: Phiếu điều tra khảo sát)</i>

<small>26.67%13.33%</small>

Mức độ quan tâm về vấn đề quản lý bán hàng trong công ty

<small>Rất quan tâmQuan tâmKhá quan tâmBình thườngKhơng quan tâm</small>

<b>Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm về vấn đề quản lý bán hàng trong công ty</b>

<i> (Nguồn: Phiếu điều tra khảo sát)</i>

Từ bảng trên ta thấy rằng, cán bộ và nhân viên trong công ty rất quan tâm đến việc quản lý bán hàng của công ty (Rất quan tâm chiếm 46%, quan tâm chiếm 27% trong tổng số phiếu chọn) trong khi đó tỉ lệ khơng quan tâm cũng chỉ chiếm 7% trên tổng số phiếu chọn

<i>Câu hỏi: Đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp quản lý bán hàng hiện tại</i>

trong công ty? Kết quả:

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>Bảng 2.5: Kết quả điều tra mức độ hiệu quả của phương pháp quản lý bán hàng hiện tại</b>

<i> (Nguồn: Phiếu điều tra khảo sát)</i>

<small>6.67%6.67%</small>

<small>20.00%66.67%</small>

Mức độ hiệu quả của phương pháp quản lý bán hàng tại công ty

<small>Rất hiệu quảHiệu quảKhá hiệu quảBình thườngKhơng hiệu quả</small>

<b>Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện mức độ hiệu quả của phương pháp quản lý bán hàng hiện</b>

<i><b>tại trong công ty (Nguồn: Phiếu điều tra khảo sát)</b></i>

Từ bảng kết quả trên với tỉ lệ 66% trên tổng số phiếu chọn là không hiệu quả và 0% chọn rất hiệu quả có thể thấy rằng: phương pháp bán hàng hiện tại của công ty thực sự chưa mang lại hiệu quả cao, bên cạnh đó nếu vẫn áp dụng phương pháp thủ cơng hiện tại thì sẽ tốn thời gian, tốn chi phí, nhân lực và không mang lại giá trị kinh doanh cao cho doanh nghiệp.

<i>Câu hỏi: Theo anh/chị những yếu tố nào cần có trong phần mềm quản lý bán</i>

Kết quả:

Qua tìm hiểu tại cơng ty cũng như qua khảo sát, thì những yếu tố cần có trong phần mềm quản lý bán hàng tại cơng ty đó chính là:

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

- Quản lý hoạt động bán hàng cho phép giám đốc cũng như nhân viên có thể theo dõi cũng như quản lý hoạt động bán hàng của công ty

- Quản lý khách hàng giúp dễ dàng theo dõi về thông tin của khách hàng cũng như tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

- Quản lý dự án giúp admin có thể kiểm sốt được các dự án và cơng ty đã và đang thực hiện

- Quản lý nhân viên giúp theo dõi nhân viên một cách nhanh và hiệu quả. - Quản lý giao dịch cho phép admin kiểm soát được thời gian thực hiện và triển khai

- Quản lý báo cáo cho phép thống kê và báo cáo thông qua q trình bán hàng - Dựa theo tính chất cơng việc được giao có thể phân quyền truy cập phù hợp cho nhân viên.

- Phần mềm được thiết kế có khả năng tương thích cao trên nhiều thiết bị, tốc độ phản hồi nhanh, hiệu quả…

<i>Câu hỏi: Nếu xây dựng, Cơ sở hạ tầng CNTT của Cơng ty có đủ để duy trì</i>

</div>

×