Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 23 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">B. LIÊN HỆ XU HƯỚNG GIÁ CẢ HÀNG HÓA THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM HIỆN NAY...15 KẾT LUẬN...22 TÀI LIỆU THAM KHẢO:...23
2
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Lý thuyết hàng hóa - tiền tệ của Các Mác (C. Mác) là cơ sở nền tảng trong hệ thống quan điểm kinh tế chính trị Mác - Lênin.
Sự ra đời của hàng hóa gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Đánh dấu sự ra đời của hàng hóa là sự hình thành các bộ lạc. Con người khơng thể tự sản xuất tất cả mọi thứ để đáp ứng nhu cầu của mình và họ bắt đầu trao đổi với nhau để đảm bảo sự sinh tồn. Chỉnh bởi tính cấp thiết của hàng hóa trong xã hội, từ trước Mác, đến Mác và sau Mác đã có rất nhiều lý luận ra đời nhằm nghiên cứu cho loại vật chất mang tên “hàng hóa”.
Tiền tệ là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện của tiền là một phát minh vĩ đại của lồi người, nó làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế – xã hội.
Hàng hóa và tiền có mối quan hệ mật thiết, qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau trong lịch sử và cũng như ở hiện tại. Chính vì vậy, em xin lựa chọn đề tài: “Lý luận “Hàng hoá và tiền” trong quyển 1 Bộ Tư bản và liên hệ thực tiễn”
3
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>CHƯƠNG I: HÀNG HÓA.</b>
I. HAI NHÂN TỐ CỦA HÀNG HÓA: GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ GIÁ TRỊ Có một nhận xét đầu tiên là: trong mục này, Mác không đưa ra một định nghĩa đầy đủ nào về hàng hóa mà chỉ mơ tả hàng hóa lần lượt qua những thuộc tính của nó: Giá trị sử dụng và Giá trị.
1, Về Giá trị sử dụng
a. Mác khẳng định rằng đây là một thuộc tỉnh trước hết của hàng hóa thể hiện là một vật bên ngồi, thuộc tính có ích, theo đó hàng hóa thỏa mãn được một loại nhu cầu nào đó của con người, bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, cả nhu cầu tiêu dùng trực tiếp (sinh hoạt) lẫn nhu cầu gián tiếp (sản xuất). “Tính có ích của một vật làm cho vật đó trở thành một giá trị sử dụng".
b. Ơng cũng kết luận: "Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng” và “Giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của của cải, chẳng kể hình thái xã hội của của cải đó là như thế nào".
Mác cho rằng giá trị sử dụng của các hàng hóa "là đối tượng của một môn học đặc biệt là môn thương phẩm học".
2. Về Giá trị
Mác khơng phân tích trực tiếp khái niệm này mà bắt đầu từ việc mô tả giá trị trao đổi là cái mà theo ông sẽ thể hiện giá trị của hàng hóa.
a. Trước hết, ơng khái qt: trong hình thái xã hội đang được nghiên cứu, giá trị sử dụng “cũng đồng thời là những vật mang giá trị trao đổi” và đi phân tích xem giá trị trao đổi là gì. Những kết luận chính về vấn đề này là: *) Giá trị trao đổi là quan hệ trao đổi về lượng, tức là tỷ lệ trao đổi giữa số lượng giá trị sử dụng này và giá trị sử dụng khác, luôn luôn thay đổi theo thời gian và địa điểm.
*) Một hàng hóa có nhiều giá trị trao đổi khác nhau.
*) Trong quan hệ trao đổi, vì các giá trị sử dụng khác nhau được quy về một tỷ lệ nhất định về lượng để trao đổi nên chắc chắn chúng phải chứa đựng một cái gì đó chung giống nhau. Mác nói rằng “... giá trị trao đổi nói chung chỉ có thể là một phương thức biểu thị, chỉ là một “hình thái thể hiện” của một nội dung nào đó khác với nó mà thơi”.
b. Sau khi đã quy các giá trị sử dụng khác nhau về một cái chung đó, Mác mới bắt đầu tìm hiểu cái chung đó là gì.
Trước hết, ơng loại trừ việc coi cái chung đó là những thuộc tính hình học, vật lý, hóa học hay những thuộc tính tự nhiên nào khác của hàng hóa, tức
4
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">là phải gạt bỏ giá trị sử dụng của chúng sang một bên, bởi vì: "Là những giá trị sử dụng, các hàng hóa khác nhau trước hết về chất; là những giá trị trao đổi, các hàng hóa chỉ có thể khác nhau về lượng mà thơi, do đó chúng khơng chứa đựng một nguyên tử giá trị sử dụng nào cả” (trang 65).
Từ khẳng định đó, Mác đi đến một kết luận quan trọng sau đây: “Nếu gạt giá trị sử dụng của vật thể hàng hóa ra một bên, thì vật thể hàng hóa chỉ cịn có một thuộc tính mà thơi, cụ thể là: chúng là sản phẩm của lao động". Song các lao động ở đây không phải là lao động được xem xét dưới hình thái biểu hiện cụ thể của nó mà phải quy tất cả chúng về một hình thái chung, thành cái mà Mác gọi là lao động trừu tượng của con người. Cái chung giống nhau của tất cả các sản phẩm khác nhau của lao động bây giờ chỉ còn là “một sự kết tinh đơn thuần, không phân biệt, của lao động của con người, tức là một sự chi phí về sức lao động của con người, khơng kể đến hình thức của sự chi phí đó".
Trong các trang 65 - 67, Mác nêu lên một số kết luận về phạm trù giá trị như sau:
*) “Là những tinh thể của cái thực thể xã hội chung cho tất cả các vật ấy, cho nên các vật ấy đều là những giá trị - những giá trị hàng hóa”.
*) “Như thế là cái chung, biểu hiện trong quan hệ trao đổi hay trong giá trị trao đổi của các hàng hóa, chính là giá trị của chúng”.
*) “Như vậy, giá trị sử dụng, hay của cải, có giá trị chỉ là vì lao động trừu tượng của con người đã được vật hóa, hay vật chất hóa ở trong đó”.
c. Sau khi đã phân tích bản chất của giá trị là lao động trừu tượng kết tinh, Mác đi đến vấn đề làm thế nào để có thể đo được đại lượng giá trị của hàng hóa.
Ơng khẳng định rằng giá trị phải được “đo bằng lượng của cái “thực thể tạo ra giá trị” chứa đựng ở trong đó, bằng lượng lao động”.
Song “bản thân số lượng lao động thì đo bằng thời gian lao động, còn thời gian lao động thì lại đo bằng những phần nhất định của thời gian như giờ, ngày, v.v...”. Như vậy, bước đầu tiên là quy giá trị về thời gian lao động để sản xuất ra hàng hóa.
Tuy nhiên, khi quy giá trị về thời gian lao động, Mác cũng lưu ý rằng điều này có thể dẫn tới những sự nhầm lẫn khi cho rằng thời gian lao động càng dài do lười biếng hay vụng về khi lao động thì giá trị hàng hóa tạo ra càng lớn. Ơng nêu lên khái niệm về thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất một hàng hóa hay một giá trị sử dụng nhất định. Đó là “thời gian lao động đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó” và kết luận: “Như vậy, chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy”.
5
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Tóm lại, giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động, nhưng khơng phải là thời gian lao động cá biệt của mỗi người sản xuất cụ thể, mà là thời gian lao động của một sức lao động mang tính chất xã hội, một sức lao động xã hội trung bình hay thời gian lao động xã hội cần thiết. Sau khi đã chính xác hóa việc xác định thời gian lao động để sản xuất hàng hóa như vậy, có thể đồng nhất lượng giá trị với thời gian lao động và coi đó là một cách thức biểu thị giá trị bên cạnh việc biểu thị qua giá trị trao đổi như đã biết ở phần trên. "Với tư cách là những giá trị thì tất cả mọi hàng hóa đều chỉ là những lượng thời gian lao động nhất định đã kết đọng lại".
d. Ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đối với lượng giá trị.
Khi nêu ra cách thức xác định lượng giá trị bằng lượng thời gian lao động xã hội cần thiết, Mác cũng đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến độ lớn của lượng giá trị hay đến thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa. Ơng kết luận rằng: “ đại lượng giá trị của một hàng hóa thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và theo tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó". Lượng lao động mà Mác nói ở đây có thể hiểu là cường độ lao động hay mức hao phí sức lực thần kinh, cơ bắp trong một đơn vị thời gian nhất định, còn sức sản xuất chính là cái sau này vẫn được gọi là năng suất lao động, được thể hiện ở lượng hao phí lao động chứa đựng trong một đơn vị sản phẩm trong điều kiện hoạt động của một cường độ lao động cho trước không đổi hoặc ở số lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian nhất định với một cường độ nhất định. Mác cho rằng sức sản xuất của lao động (từ đây có thể gọi là năng suất lao động) phụ thuộc vào nhiều yếu tố, "... trong đó có: trình độ khéo léo trung bình của người cơng nhân, mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình cơng nghệ, sự kết hợp xã hội của q trình sản xuất, quy mơ và hiệu suất của tư liệu sản xuất, và các điều kiện thiên nhiên" (trang 69).
e. Về định nghĩa hàng hóa:
Mác không nêu một định nghĩa đầy đủ nào về hàng hóa trong quyển I bộ Tư bản. Tuy nhiên, kết thúc mục 1 nói về hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị, ơng phân biệt một số trường hợp khác nhau để nói rằng chỉ riêng giá trị sử dụng hay giá trị khơng thơi thì khơng đủ để bảo đảm cho một vật thể có tư cách hàng hóa hay khơng là hàng hóa. Những trường hợp đó là:
• Một giá trị sử dụng không phải là một giá trị, tức không phải do con người tạo ra, không phải là sản phẩm của lao động, chẳng hạn như khơng khí, đất hoang chưa khai phá, đồng cỏ tự nhiên, rừng hoang...
• Một vật có ích, là sản phẩm của lao động của con người nhưng khơng phải là hàng hóa vì giá trị sử dụng được tạo ra cho người đó chứ không phải cho người khác, tức là không phải giá trị sử dụng xã hội, nó khơng đi vào tiêu dùng của người khác bằng con đường trao đổi.
6
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">• Một vật phẩm là sản phẩm của lao động nhưng khơng có giá trị vì nó vô dụng, không trở thành vật phẩm tiêu dùng và lao động tạo ra nó là lao động vơ ích.
Từ những trường hợp được phân biệt trên đây, có thể nhận xét rằng một vật phẩm chỉ được gọi là hàng hóa, theo quan điểm của Mác - phải hội đủ ba điều kiện, hay phải mang đủ ba đặc trưng sau đây: là sản phẩm của lao động; thỏa mãn được nhu cầu; đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi.
II. TÍNH CHẤT HAI MẶT CỦA LAO ĐỘNG BIỂU HIỆN TRONG HÀNG HÓA
1. Về tầm quan trọng của vấn đề
Nhận xét rằng nếu hàng hóa thể hiện là một cái gì đó có hai mặt - giá trị sử dụng và giá trị trao đổi thì lao động biểu hiện giá trị của hàng hóa cũng khơng chỉ cịn là lao động mang tính chất tạo ra giá trị
sử dụng nữa, nó phải có một mặt thứ hai nào đó, Mác khẳng định: “Tơi là người đầu tiên đã chứng minh một cách có phê phán tính chất hai mặt ấy của lao động chứa đựng trong hàng hóa” và vấn đề này được đặt thành quan trọng bởi vì, theo ơng “ đây là điểm xuất phát mà nhận thức của khoa kinh tế chính trị xoay chung quanh cho nên ở đây, nó cần phải được xem xét một cách tường tận hơn nữa” (trang 71).
2. Về lao động có ích
Điểm xuất phát để nghiên cứu tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là một phương trình trao đổi đơn giản giữa vải và áo với giả định giá trị của một cái áo gấp đôi so với giá trị của 10 vuông vải, nghĩa là:
10 vuông vải = w và một áo = 2 w
Trước hết, Mác phân tích mặt cụ thể của lao động mà ông “gọi một cách đơn giản là lao động có ích”. Hoạt động có ích của lao động thể hiện ở mục đích, cách làm, đối tượng, tư liệu và kết quả của nó, cũng có nghĩa là lao động tạo ra giá trị sử dụng cho hàng hóa. Lao động có ích “cũng nhiều hình, nhiều vẻ, chia làm nhiều loại, giống, họ, nhánh và biến chủng khác nhau” giống như các vật thể hàng hóa - giá trị sử dụng có rất nhiều loại khác nhau. Cơ sở để lao động có ích tồn tại nhiều hình nhiều vẻ như vậy được Mác khái quát là phân công lao động xã hội và chính phân cơng lao động xã hội đã trở thành một trong hai tiền đề quan trọng của nền sản xuất hàng hóa. Mác cũng khẳng định rằng chỉ riêng phân công lao động xã hội không thôi vẫn là chưa đủ để sản xuất hàng hóa ra đời. Muốn cho sản phẩm của các lao động có ích trở thành hàng hóa thì lao động sản xuất ra chúng phải hiện ra là “những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau”. Vải hay áo trong ví dụ trên đây đều là kết quả của những lao động có ích khác nhau về chất, cùng là “sự kết hợp của hai yếu tố: vật chất của tự nhiên và lao động”; và con người trong các hoạt động lao động có ích ấy bao giờ cũng “chỉ có thể hành động như bản thân thiên nhiên đã làm, nghĩa là chỉ có thể làm thay đổi hình thái của vật chất mà thơi”. Chính vì vậy, Mác mới kết luận: lao động không phải là nguồn duy nhất của những giá trị sử dụng do nó sản xuất ra, khơng phải là nguồn duy
7
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">nhất của của cải vật chất”, đúng như U. Pét-ty (W. Petty)' đã kết luận: lao động là cha của của cải, cịn đất là mẹ của nó.
3. Về lao động trừu tượng
Mác phân tích lao động trừu tượng bằng cách gạt bỏ mọi biểu hiện cụ thể của lao động có ích để tìm thấy trong tất cả các lao động có ích ấy “chỉ cịn lại có một cái là sự tiêu phí sức lao động của con người... là một sự chi phí sản xuất về óc, bắp thịt, thần kinh và bàn tay, v.v.. của con người, và theo ý nghĩa đó, đều là lao động của con người”.
Phương trình trao đổi 1 cái áo = 20 vng vải bây giờ khơng có ý nghĩa là trao đổi vải và áo với tư cách là hai giá trị sử dụng khác nhau nữa. Nó chỉ phản ánh điều quan trọng nhất là việc trao đổi diễn ra giữa những lượng hao phí lao động giống nhau: 20 vuông vải giờ đây chứa đựng một lượng lao động hao phí đúng bằng lượng hao phí lao động làm ra 1 cái áo, và nếu có thể biểu diễn những lượng lao động này bằng một số giờ lao động nhất định thì trao đổi ở đây chính là trao đổi những thời gian lao động bằng nhau.
Nhưng liệu cùng một số giờ lao động như nhau thì có phải là lượng giá trị được tạo ra trong đó sẽ ngang bằng nhau giữa các lao động có ích hay khơng? Mác đã trả lời là không. Nếu so sánh giữa những lao động giản đơn -lao động mà bất kỳ một người bình thường nào, khơng có một sự phát triển đặc biệt nào cũng đều có khả năng, với một lao động phức tạp cần có những khả năng đặc biệt và cần có sự huấn luyện đặc biệt mới làm được thì khơng gì tốt hơn là “quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn” như thực tế đang diễn ra như vậy. Mác viết: “Lao động phức tạp chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa, hay nói cho đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân lên, thành thử một lượng lao động phức tạp nhỏ hơn thì tương đương với một lượng lao động giản đơn lớn hơn”. Ơng cịn viết rằng, để tránh có sự nhầm lẫn và để cho vấn đề trở nên dễ dàng hơn, trong nghiên cứu, có thể giả định sức lao động luôn luôn là một sức lao động giản đơn.
Việc xem xét tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa đưa Mác tới chỗ một lần nữa phân tích ảnh hưởng khác nhau của các nhân tố cường độ lao động và năng suất lao động đối với lượng giá trị của hàng hóa. Mác coi sức sản xuất của lao động là phạm trù chỉ liên quan tới lao động có ích, hay lao động cụ thể và sự thay đổi của nó chỉ gây ra những thay đổi theo cùng một chiều hướng tới số lượng sản phẩm sản xuất được trong một đơn vị thời gian nhất định. Song một khối lượng của cải vật chất tăng lên vẫn có thể đồng thời đi đơi với việc giảm đại lượng giá trị của nó. “Ngược lại, một sự biến đổi trong sức sản xuất, tự bản thân nó, khơng hề ảnh hưởng một chút nào đến lao động biểu hiện trong giá trị của hàng hóa.... Do đó, cũng một lao động ấy, trong những khoảng thời gian ngang nhau, bao giờ cũng tạo ra những đại lượng giá trị ngang nhau, mặc dù sức sản xuất của nó có thay đổi như thế nào chăng nữa”.
Để kết thúc vấn đề về tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, Mác đã làm một khái quát sau đây:
8
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">“Bất kỳ lao động nào, một mặt cũng đều là sự chi phí sức lao động của con người hiểu theo ý nghĩa sinh lý, và chính với tính chất lao động giống nhau của con người, hay lao động trừu tượng của con người, mà lao động tạo ra giá trị của hàng hóa. Mặt khác, bất kỳ lao động nào cũng là một sự chi phí sức lao động của con người dưới một hình thái đặc biệt, có mục đích, và chính với tính chất lao động cụ thể, có ích đó của nó mà lao động tạo nên giá trị sử dụng” (trang 78).
III. HÌNH THÁI GIÁ TRỊ HAY GIÁ TRỊ TRAO ĐỔI
Trong mục này, Mác phân tích sự phát triển của các hình thái giá trị hay hình thái trao đổi trước khi hình thái tiền tệ xuất hiện. Đặc điểm chung của trao đổi trong các hình thái này là sự trao đổi diễn ra trực tiếp giữa hàng hóa và hàng hóa. Nhưng cũng chính từ q trình trao đổi vật đổi vật ấy, tiền đã xuất hiện với tư cách một hàng hóa đặc biệt. Do đó, Mác coi việc phân tích các hình thái giá trị hay các hình thái trao đổi là căn cứ để tìm hiểu được nguồn gốc và bản chất của tiền tệ. Ông viết: “ chúng ta xuất phát từ giá trị trao đổi, hay từ quan hệ trao đổi của các hàng hóa, để lần mị ra vết tích của giá trị ẩn nấp trong những hàng hóa đó. Bây giờ, chúng ta phải trở lại cái hình thái biểu hiện ấy của giá trị” và “. chúng ta cần phải làm một việc mà ngay cả khoa kinh tế chính trị học tư sản cũng chưa bao giờ thử làm cả, cụ thể là chỉ rõ sự phát sinh của hình thái tiền đó...” (trang 80 - 81).
1. Hình thái giản đơn, đơn nhất, hay ngẫu nhiên của giá trị Trước hết Mác nêu ra công thức trao đổi như sau:
x hàng hóa A y hàng hóa B hay x hàng hóa A trị giá bằng y = hàng hóa B (20 vng vải = 1 ảo hay 20 vuông vải trị giá bằng 1 cái áo) và phân tích những đặc điểm của hình thái mà ơng gọi là hình thái giản đơn, đơn nhất hay ngẫu nhiên của giá trị.
Về tầm quan trọng của hình thái này, Mác viết: “Bí mật của mọi hình thái giá trị đều nằm ở trong hình thái giản đơn đó của giá trị. Cho nên điều khó khăn chính là việc phân tích hình thái này”.
Trong phương trình trao đổi trên, có hai cực biểu hiện giá trị: hình thái tương đối và hình thái ngang giá
a. Về hình thái tương đối Những đặc điểm chính của hình thái tương đối được tóm tắt như sau:
• Hình thái tương đối của giá trị (20 vng vải - hàng A) đóng vai trị chủ động vì nó là cái đem ra để trao đổi và phải đi tìm vật nào đó để trao đổi.
Tính chất giá trị của hàng hóa được bộc lộ ra trong mối quan hệ của bản thân nó với một hàng hóa khác. Cái áo là hiện thân của giả trị, là xương thịt của giá trị.
• Hình thái tương đối có tính xác định về lượng, lượng giá trị của nó tăng hay giảm do nhiều nhân tố tác động. Có 4 trường hợp được Mác xem xét và kết luận như sau: - Khi giá trị của hàng hóa B khơng thay đổi thì giá trị tương đối của hàng hóa A, tức là giá trị của nó được biểu hiện bằng hàng hóa B, sẽ tăng hay giảm theo tỷ lệ thuận với giá trị của hàng hóa A. - Nếu giá trị của
9
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">hàng hóa A khơng thay đổi, thì giá trị tương đối của nó, được biểu hiện bằng hàng hóa B, sẽ giảm hay tăng theo tỷ lệ nghịch với sự thay đổi trong giá trị của B.
- Nếu giá trị của tất cả các hàng hóa đều tăng hay giảm cùng một lúc và theo cùng một tỷ lệ, thì giá trị tương đối của chúng vẫn sẽ không thay đổi.
- Nếu giá trị của cả A và B thay đổi cùng một hướng nhưng không cùng một tỷ lệ hoặc thay đổi theo những chiều hướng ngược nhau thì có thể tính được mức thay đổi giá trị tương đối của hàng hóa A bằng cách kết hợp các trường hợp trên với nhau.
Tóm tắt sự vận động của giá trị tương đối, Mác viết: “Giá trị tương đối của một hàng hóa có thể thay đổi mặc dầu giá trị của hàng hóa đó khơng thay đổi. Giá trị tương đối của hàng hóa đó có thể khơng thay đổi mặc dầu giá trị của nó thay đổi; và cuối cùng, những sự thay đổi cùng một lúc của đại lượng giá trị và của biểu hiện tương đối của đại lượng giá trị đó tuyệt nhiên khơng phải bao giờ cũng hồn tồn nhất trí với nhau” (trang 90).
b. Về hình thái ngang giá:
Những đặc điểm chính của hình thái ngang giá được tóm tắt như sau: • “... hình thái ngang giá của một hàng hóa chính là hình thái trong đó nó có thể trực tiếp trao đổi lấy một hàng hóa khác”.
• Trong hình thái ngang giá, giá trị sử dụng trở thành hình thái biểu hiện của cái đối lập với nó (giá trị).
• Lao động cụ thể trở thành hình thái biểu hiện của cái đối lập là lao động trừu tượng; lao động tư nhân trở thành hình thái của cái đối lập với nó, tức là trở thành lao động dưới hình thái xã hội trực tiếp.
c.Tổng hợp tồn bộ hình thái đơn giản của giá trị
• Hình thái đơn giản của giá trị một hàng hóa là hình thái biểu hiện đơn giản của sự đối lập chứa đựng trong hàng hóa đó giữa giá trị sử dụng và giá trị.
• Hình thái giá trị đơn giản của hàng hóa đồng thời cũng là hình thái hàng hóa đơn giản của sản phẩm lao động, và vì vậy, sự phát triển của hình thái hàng hóa cũng nhất trí với sự phát triển của hình thái giá trị.
• Trao đổi giản đơn chỉ là biểu thị giá trị một cách đơn nhất, khơng nói lên được tính đồng nhất về chất và tính tỷ lệ về lượng giữa hàng hóa nào đó với các hàng hóa khác.
2. Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị
Trước hết, Mác nêu công thức của trao đổi đầy đủ hay mở rộng của giá trị như sau:
z hàng hóa A = u hàng hóa B hay = v hàng hóa C hay = w hang hóa D hay = x hàng hóa E...
Từ đó, ơng đi phân tích đặc điểm của hình thái tương đối mở rộng và hình thái ngang giá mở rộng của giá trị. a. Về hình thái tương đối mở rộng
Nhận xét về hình thái này, Mác rút ra một số đặc điểm sau đây: 10
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">• Khơng cịn sự biểu hiện ngẫu nhiên giá trị của A nữa, trái lại, có vơ số cách để biểu hiện nó.
• Giá trị của hàng hóa hồn tồn khơng quan tâm đến hình tháiđặc thù nào của giá trị sử dụng để biểu hiện nó nữa.
• Chính đại lượng giá trị điều tiết quan hệ trao đổi chứ không phải ngược lại - sự trao đổi điều tiết đại lượng giá trị của hàng hóa.
b. Về hình thái ngang giá đầy đủ Hình thái này thể hiện một số đặc điểm sau đây:
• Mỗi hàng hóa, bất kể là chè, áo, cà phê hay sắt... đều thể hiện là vật ngang giá, do đó là cơ thể của giá trị.
' Trong công thức trao đổi này, Mác dùng một số đơn vị đo lường được sử dụng phổ biển ở nước Anh thời đó, cụ thể: vng (arshin - đơn vị đo chiều dài) tương đương 0,71 m; pao (pound, đơn vị đo trọng lượng) tương đương 0,454 kg; quác-tơ (quarter, đơn vị đo trọng lượng) tương đương 217,86 kg; ôn-xơ (ounce, đơn vị đo trọng lượng) tương đương 31,1 gr.
• Hình thái tự nhiên cụ thể của mỗi hàng hóa đó là một hình thái ngang giá đặc thù bên cạnh nhiều hình thái ngang giá khác.
• Những loại lao động có ích nhất định, cụ thể chỉ thể hiện là những hình thái thực hiện đặc thù, hay hình thái biểu hiện đặc thù của lao động của con người nói chung.
c. Thiếu sót của hình thái đầy đủ hay mở rộng
Biểu hiện tương đối của giá trị chưa được hồn tất do khơng thể chấm dứt được cái chuỗi biểu thị giá trị của hàng hóa.
• Mỗi loại lao động cụ thể có ích nhất định cũng chỉ là một hình thái biểu hiện đặc thù chứ chưa phải đã bao quát được được hết các hình thái của lao động của con người.
• Khơng có một sự biểu thị giá trị một cách thống nhất.
Sau khi đã chỉ ra các thiếu sót của hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị, Mác có nhận xét là hình thái này chỉ là một tổng số của các hình thái đơn giản của giá trị, do đó nếu đảo ngược các vế của phương trình trao đổi nói trên, ta sẽ có hình thái chung của giá trị.
3. Hình thái chung của giá trị
Hình thái này cịn được Mác gọi là hình thái phổ biến của giá trị. Trước hết, ông cũng giới thiệu công thức chung của trao đổi trong hình thái chung:
Ở hình thái này, Mác rút ra một số đặc điểm đáng chú ý sau đây: • Hình thái giá trị đã thay đổi, cụ thể là: giá trị của các hàng hóa được biểu hiện một cách đơn giản (chỉ qua một hàng hóa duy nhất), một cách thống nhất (qua cùng một thứ hàng hóa) và một cách bình đẳng (qua quan hệ giống nhau với hàng hóa làm vật ngang giá chung).
• Một hàng hóa duy nhất tách ra khỏi thế giới hàng hóa để biểu hiện giá trị của tất cả các hàng hóa khác, do đó các hàng hóa khác nhau đã bình đẳng với nhau.
11
</div>