Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

tác phẩm “ sửa đổi lối làm việc” tác phẩm kinh điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.73 KB, 34 trang )

MỤC LỤC


A - Mở đầu
Tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc” là tác phẩm quan trọng về Xây dựng
Đảng, tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong
làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một Nhà nước do Ðảng Cộng sản
lãnh đạo là Nhà nước kiểu mới, khác về bản chất và tổ chức so với Nhà nước
của các giai cấp bóc lột. Ðó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân và nhân dân
là người chủ thực sự. Ðảng Cộng sản cầm quyền là lực lượng chính trị lãnh
đạo Nhà nước cùng toàn thể xã hội. Ðảng hoạt động trong khn khổ Hiến
pháp và pháp luật. Ðảng có trách nhiệm vạch ra đường lối, chủ trương, chính
sách đúng đắn để lãnh đạo Nhà nước và nhân dân cùng thực hiện, nhưng đồng
thời, Ðảng cũng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về tất cả những kết quả
đúng - sai, thành công - thất bại theo định hướng mà Ðảng đã đề ra.
Hiểu rõ bản chất và vai trò lãnh đạo của Ðảng nên từ năm 1947, Người
đã viết cuốn Sửa đổi lối làm việc để xây dựng cách lãnh đạo và lề lối làm
việc, làm cẩm nang cho cán bộ đảng viên trong điều kiện Ðảng cầm quyền.
Sau khi tổng hợp và vạch rõ những căn bệnh bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân
có thể làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự, thậm chí phá hỏng cả sự nghiệp
vẻ vang của Ðảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ đảng viên, trước hết là lãnh đạo chủ chốt thật sự có đức,
có tài, tiêu biểu cho trí tuệ,danh dự, lương tâm của Ðảng Cộng sản. Qua thực
tiễn hoạt động và những thành quả cách mạng đã đạt được, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nêu lên một số bài học mà chúng ta cần nghiêm túc nghiên cứu, áp
dụng sáng tạo trong hoàn cảnh Ðảng ta đang kiên trì và nghiêm túc thực hiện
nhiệm vụ then chốt là xây dựng Ðảng, vững mạnh trên cả ba mặt: chính trị, tư
tưởng và tổ chức

2




B - Nội dung
Chương 1: Tổng quan về tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc”
1. Tác phẩm
1.1. Tác giả:
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng và dân
tộc Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người là một tấm gương
sáng chói và mẫu mực về đức hy sinh cao cả cho sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc và giải phóng con người. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng của mình, kể từ khi chuẩn bị cho sự ra đời chính đảng mácxít - lêninnít
chân chính ở Việt Nam cho đến khi Người rời xa chúng ta để về cõi vĩnh
hằng, điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu và trăn trở nhiều
nhất là vấn đề xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo, chèo
lái con thuyền cách mạng đi đến thành công, đem lại độc lập cho Tổ quốc,
phồn thịnh cho đất nớc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Do đó, Người thường
xun chăm lo cơng tác xây dựng, củng cố Đảng, giáo dục, rèn luyện đạo đức
cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ đức
đủ tài, để trong bất kỳ giai đoạn nào, Đảng cũng phải là một tổ chức cách
mạng tiêu biểu cho trí tuệ, đạo đức, lương tâm và danh dự của dân tộc, làm
tròn nhiệm vụ mà Tổ quốc và nhân dân đã tin tưởng giao phó.
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam
thống nhất Tổ quốc là thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh
hùng cách mạng Việt Nam. Đó cũng là thắng lợi của ý chí, đạo đức, văn minh
Việt Nam trước vũ khí, kỹ thuật và sự dã man, tàn bạo của kẻ thù. Công lao
đó trước hết thuộc về nhân dân Việt Nam kiên cường, bất khuất, thế hệ nối
tiếp thế hệ, đã vượt qua mọi gian khổ, hi sinh chiến đấu liên tục, ròng rã 30
năm dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng và với sự cổ vũ kỳ diệu của tư tưởng
– đạo đức Hồ Chí Minh.


3


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin vào
Việt Nam, tạo cơ sở cho thế giới quan và phương pháp luận cho việc xây
dựng một nền văn hóa mới và một nền đạo đức mới Việt Nam. Trên cơ sở chủ
nghĩa Mác – Lênin, Người đã cổ vũ động viên các tiềm năng tinh thần truyền
thống Việt Nam để tạo ra một xã hội nhân cách mới . Xã hội nhân cách đó
được tạo dựng trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước của dân tộc kết hợp với chủ
nghĩa quốc tế của giai cấp cơng nhân, từ đó đã sản sinh ra hàng triệu, hàng
triệu người con anh hùng của đất nước – những chiến sĩ cách mạng kiểu mới
của thời đại Hồ Chí Minh: trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi
sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, cần kiệm liêm
chính, chí cơng vơ tư…
Hồ Chí Minh khơng phải là người Việt Nam đầu tiên u nước, nhưng
cơng lao chính của Người là đã nâng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên tầm
cao mới khi những vấn đề của thời đại tác động vào dân tộc Việt Nam và
những vấn đề mà dân tộc Việt Nam địi hỏi. Ở Hồ Chí Minh, đức, tài, tâm,
bản lĩnh, nhân cách, phong cách đã hội tụ lại thành phẩm chất.
Wilfred Burchett – một kí giả Úc nổi tiếng đã từng được ngoại trưởng
Henri Kissinger nhờ làm trung gian giữa Mỹ và Hà Nội đã từng nói : “ Hồ
Chí Minh là của tồn thể dân tộc Việt Nam. Khơng có một lằn ranh giới nào ở
vĩ tuyến 17 có thể làm cho người dân Miền Nam xa lìa Hồ Chí Minh dù rằng
thủ đơ được đặt ở miền Bắc. Hồ Chí Minh đã được xem là lãnh tụ và nguồn
cảm hứng cho mọi người Việt Nam – trừ số người đã lần lượt phục vụ cho
những quan thầy Nhật, Pháp rồi Mỹ”.
Nghị quyết của UNESCO về Hồ Chí Minh
“Hồ Chí Minh đã thành cơng trong việc liên kết nhiều sắc thái văn hóa vào

một nền văn hóa Việt Nam duy nhất. Người đã làm được việc này nhờ sự hiểu

biết sâu sắc và tôn trọng những đặc điểm văn hóa khác nhau. Người đã hồn
thành được nhiệm vụ này và trong việc làm và lời nói của Người, ta có thể
nhìn thấy rõ hình ảnh, tư tưởng của nhà thơ, nhà văn, nhà nghệ sĩ dân ca,
4


những người đem lại nguồn cảm xúc cho nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam.
Cuộc đời của Người mang ảnh hưởng của những giá trị và truyền thống dân
tộc, có những đóng góp vào việc tạo nên một nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại
ngay khi cịn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được
ghi nhớ khơng phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đơ
hộ, mà cịn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy
vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ
bất cơng, bất bình đẳng khỏi trái đất này”.
Cố thủ tướng PHẠM VĂN ĐỒNG đã viết về Hồ Chí Minh :
“ Sự nghiệp văn hóa quan trọng nhất của Người là đã lãnh đạo toàn dân đánh
đuổi giặc ngoại xâm trong thời đại mới, giành lại cho nhân dân những quyền
sống của của người, một cuộc sống có văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp
phần cùng với loài người loại trừ một trở lực to lớn trên con đường tiến lên
thế giới văn minh, xóa đi một vết nhơ trong lịch sử là chế độ thuộc địa”.
Bác Hồ, văn hóa là sự kết tinh văn hóa nghìn năm của đất nước Việt Nam trên
cơ sở đổi mới, kết hợp hài hịa tinh hoa văn hóa của nhân loại, tinh hoa của
Sếch-spia, Vích-to Huy-gơ, Lỗ Tấn, v.v…tư tưởng của chủ nghĩa MácLênin…
Bác Hồ là nhà văn hóa kiệt xuất, là sự kết tinh tinh hoa của nền văn hóa Việt
Nam và phần nào đó là tinh hoa văn hóa của nhân loại.”
1.2. Tác phẩm
1.2.1. Hồn cảnh ra đời và mục đích của tác phẩm
Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta; là
người sáng lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hồ – nhà nước dân chủ đầu

tiên ở Đơng Nam Á, nhà nước pháp quyền hoàn toàn mới. Nhà nước ta là nhà
nước của dân, do dân và vì dân. Để Đảng được vững mạnh, Nhà nước hoạt
động có hiệu lực và hiệu quả, ngày 17/10/1945, trong “Thư gửi Uỷ ban nhân
dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, Người nhắc nhở: “ Chúng ta phải hiểu rằng,
5


các cơ quan của chính phủ từ tồn quốc cho đến các làng đều là công bộc của
dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân
như thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật.
Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm
Việc gì cí hại cho dân thì hết sức tránh.
Tháng 10/1947, tại Việt Bắc, với bút danh XYZ, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã viết tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc”. Lúc này Trung ương đang chỉ đạo tổ
chức đợt học tập chính trị trong tồn Đảng. Tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc”
của Bác là tài liệu quí giúp cho cán bộ, đảng viên học tập, rèn luyện, tu dưỡng
trên các mặt tư tưởng, đạo đức và phương pháp làm việc.
Mục đích của tác phẩm này là: nâng cao trình độ lý luận, nâng cao tư
tưởng và tình cảm cách mạng, nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong công
tác của người cán bộ cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo nhằm đáp ứng
các yêu cầu mới của cách mạng. Trong tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc”, Chủ
tịch Hồ Chí Minh “phê phán chủ nghĩa cá nhân” vì đó là một thứ vi trùng rất
độc, nó sinh ra các khuyết điểm nghiêm trọng như bệnh tham lam, lười biếng,
kiêu ngạo, ham địa vị, thiếu kỷ luật, óc hẹp hịi, óc địa phương…Đồng thời
Hồ Chí Minh cũng vạch ra nguyên nhân và phương hướng khắc phục. Tác
phẩm “Sửa đổi lối làm việc”không chỉ nhằm phê phán mà chủ yếu là cách
mạng. Bởi vì, cách mạng mới là động lực của lịch sử, Đảng là lực lượng tiên
phong, ưu tú nhất của xã hội, là đầu tàu của lịch sử.
1.2.2. Nội dung tác phẩm
Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc gồm có sáu phần, là sự thể hiện những

tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và chỉnh đốn Đảng,
thực sự có ý nghĩa sâu sắc trong xây dựng Đảng ta cả về chính trị, tư tưởng và
tổ chức, là cẩm nang cho cán bộ, đảng viên trong học tập, phấn đấu công tác,
tu dưỡng đạo đức và rèn luyện tác phong làm việc. Với những câu văn ngắn
gọn, hàm súc, lời văn gần gũi với quần chúng, dễ đọc, dễ hiểu, tác phẩm Sửa
đổi lối làm việc đề cập một cách toàn diện các vấn đề về xây dựng Đảng:
6


+ Phần I. Phê bình và sửa chữa
Tự phê bình và phê bình được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập nhiều lần
nhất trong tác phẩm bởi tầm quan trọng đặc biệt của nó đối với cơng tác xây
dựng Đảng. Tự phê bình và phê bình, theo Người, là để nhận rõ ưu điểm, thấy
được khuyết điểm, để từ đó mà tìm cách phát huy ưu điểm, giúp nhau sửa
chữa khuyết điểm, để giúp nhau tiến bộ, để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn,
đúng hơn.
Sửa đổi lối làm việc của Đảng để sửa trị các chứng bệnh nguy hiểm bên
trong như chủ quan, hẹp hịi, ba hoa. Đó là ba chứng bệnh rất nguy hiểm, nếu
không chữa ngay, để nó lây ra, thì nguy hại vơ cùng. Từ bệnh chủ quan mà
sinh ra các bệnh kém lý luận, khinh lý luận, lý luận suông; bệnh xa quần
chúng, bệnh hình thức. Từ bệnh hẹp hịi mà sinh ra nhiều bệnh khác như: chủ
nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, tham danh vọng, tham
địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ hóa… Từ thói ba hoa mà sinh ra nhiều thói
xấu khác: dài dịng, rỗng tuếch; cầu kỳ; khô khan, lúng túng; báo cáo lông
bông; lụp chụp cẩu thả; “sáo cũ”; nói khơng ai hiểu; bệnh hay nói chữ… Để
chữa khỏi những bệnh đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phương thuốc hay nhất
vẫn là tự phê bình và phê bình.
+ Phần II. Mấy điều kinh nghiệm
Mấy điều kinh nghiệm phê phán những khuyết điểm trong công tác như
cách lãnh đạo kém và quan liêu dẫn tới khơng biết cất nhắc cán bộ tốt, hao phí

nhân tài, không biết nghiên cứu kinh nghiệm đến gốc, làm việc ít có sáng kiến
và lịng hăng hái, cách lãnh đạo khơng được dân chủ, cách cơng tác khơng
được tích cực, không sát quần chúng, hợp quần chúng... Đồng thời, đối với sai
lầm, khuyết điểm trong mỗi công tác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những
chỉ dẫn thiết thực, cụ thể để sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm đó.
+ Phần III. Tư cách và đạo đức cách mạng
Tư cách và đạo đức cách mạng được Người đề cập không dài nhưng
toát lên đầy đủ những nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng, tầm quan
7


trọng của nó đối với mỗi con người cũng như đối với toàn bộ sự nghiệp cách
mạng, đặc biệt, Người đã bàn tương đối cụ thể về phương pháp rèn luyện đạo
đức cách mạng. Người nêu lên tư cách của Đảng chân chính cách mạng gồm
12 điều, mà theo Người: "Muốn cho Đảng được vững bền, mười hai điều đó
chớ quên điều nào”. Về đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên,
Người chỉ rõ, cán bộ, đảng viên phải: "Trọng lợi ích của Đảng hơn hết", nghĩa
là "vơ luận lúc nào, vơ luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của
Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của
Đảng. Đó là tính Đảng". Người chỉ ra năm tính tốt của người cán bộ chân
chính cách mạng gồm: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, và khẳng định: "Đó là đạo
đức cách mạng... Đạo đức đó... khơng phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì
lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người".
+ Phần IV. Vấn đề cán bộ
Vấn đề cán bộ luôn là vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm.
Người cho rằng: "Cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc. Vì vậy, huấn luyện
cán bộ là công việc gốc của Đảng". Với quan điểm đó, Người đề cập đến một
cách tồn diện về công tác cán bộ bao gồm cách huấn luyện cán bộ, dạy cán
bộ và dùng cán bộ, lựa chọn cán bộ, chính sách cán bộ... chỉ rõ những khuyết
điểm trong công tác cán bộ và chỉ dẫn cách khắc phục, để xây dựng, đào tạo,

bồi dưỡng, rèn luyện một đội ngũ cán bộ có đức có tài, trong đó đức là gốc,
phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, phục vụ nhân dân, xứng đáng là người
lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân.
+ Phần V. Cách lãnh đạo
Phương thức lãnh đạo của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng cách
nói giản đơn, dễ hiểu là cách lãnh đạo. Theo Người, cách lãnh đạo đúng là
liên hợp chính sách chung với chỉ đạo riêng và liên hợp lãnh đạo với quần
chúng. Cách lãnh đạo đúng còn phải biết làm việc theo cách quần chúng, học
hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng. Lãnh đạo phải gắn với
cơng tác kiểm tra, giám sát thì mới có hiệu quả, đồng thời phải giữ vững mối
8


liên hệ mật thiết, máu thịt giữa Đảng và nhân dân, "một giây, một phút cũng
không thể giảm bớt mối liên hệ giữa ta và dân chúng", bởi vì "khơng liên hệ
chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại
+ Phần VI. Chống thói ba hoa
Bệnh ba hoa, ba hoa là nói và viết dài dịng, rỗng tuyếch, dùng chữ cầu
kỳ, khó hiểu, không nhằm đúng đối tượng, quần chúng không hiểu, cho nên
khơng có tác dụng gì cả…. Hồ chủ tịch coi đây là một trong ba khuyết điểm
chính ở đội ngũ cán bộ, đảng viên, gây tác hại không nhỏ đối với cơng việc;
đây là khuyết điểm về cách nói, cách viết của họ khi tiếp xúc, quan hệ với
quần chúng nhân dân.
Ta có thể nhận thấy rằng trong tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc”, Bác
rất chú trọng đến vấn đề đạo đức cách mạng. Bác cho rằng, không có đạo đức
thì dù giỏi đến mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân. Điều đó đã cho thấy
vai trị quan trọng của đạo đức cách mạng đối với người cán bộ đảng viên,
nhất là trong giai đoạn hiện nay. Bác đã dạy rằng : “ Cũng như sơng thì có
nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có
gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù

tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho
dân tộc, giải phóng cho lồi người là một cơng việc to tát,, mà tự mình khơng
có đạo đức, khơng có căn bản, tự mình đã hủ hố, xấu xa thì cịn làm nổi việc
gì?".

9


Chương 2:
Đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong tác phẩm
“ Sửa đổi lối làm việc”
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về đạo đức cách mạng
Sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, năm 1894 khi mới 24 tuổi Lênin đã
gia nhập Đảng Xã hội dân chủ Nga, rồi trở thành người tổ chức và lãnh đạo
cách mạng Nga. Năm 1905 Lênin tham gia lãnh đạo cách mạng tư sản dân
chủ Nga, 12 năm sau Lênin và Đảng cộng sản lãnh đạo cách mạng tháng 10
Nga thành công, sáng lập nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, sáng lập
Quốc tế Cộng sản, mở ra trang sử mới cho cách mạng vô sản thế giới phát
triển.
Là người sáng lập Đảng cộng sản (B) Nga. Lênin nói "giành chính
quyền đã khó việc giữ chính quyền lại càng khó hơn", nên V.I.Lênin đặc biệt
quan tâm đến vai trị của cán bộ, đảng viên khi Đảng cầm quyền, Người đã có
những lời dạy cụ thể, nêu ra những yêu cầu thiết thực về tư cách, đạo đức của
người cán bộ, đảng viên phải phấn đấu, rèn luyện trong thực tiễn hoạt động
cách mạng đang cịn nhiều khó khăn, đầy rẫy thù trong giặc ngoài.
V.I.Lênin đã dạy: Trước hết, người cán bộ, đảng viên Đảng cộng sản
phải là người có giác ngộ về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có lịng trung thành
vơ hạn với chủ nghĩa Mác, với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản, suốt
đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp của giai cấp vô sản, vì hạnh phúc của
nhân dân lao động".

Khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, người đảng viên phải luôn
luôn rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, trung thành với lý
tưởng cộng sản, chấp hành đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước Xô Viết.
Theo Lênin, để trở thành người cán bộ, đảng viên "Sống trong lòng
quần chúng" phải là người cán bộ của quần chúng, do quần chúng và phục vụ

10


lợi ích của nhân dân; muốn thế cán bộ phải là người đủ phẩm chất, năng lực,
đủ cả đức và tài suốt đời phục vụ nhân dân.
Để có đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ năng lực đem lại cuộc sống tốt đẹp
cho nhân dân, xây dựng quốc gia lớn mạnh, trong quá trình xây dựng đội ngũ
cán bộ nâng cao các tổ chức Đảng phải kiên quyết đấu tranh "không khoan
nhượng" với tệ quan liêu, tham nhũng, kiên quyết chống hiện tương khơng
dứt khốt, khơng rành mạch về nhiệm vụ được giao cho mỗi người và chống
cả tình trạng hồn tồn vơ trách nhiệm do hiện tượng đó gây ra. Trở thành
Đảng cầm quyên, Đảng phải xây dựng những con người của bộ máy nhà
nước, xây dựng thành đội ngũ cán bộ thật sự gương mẫu và vững mạnh, nắm
vững quan điểm: "quyền lực của cán bộ thực chất là quyền lực của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động. "Nhân dân trao cho cán bộ sử dụng quyền lực
Nhà nước để quản lý, tổ chức xây dựng xã hội mới, để phục vụ nhân dân. Cán
bộ phải chịu trách nhiệm về vận mệnh phát triển của dân tộc, sự phồn vinh
của đất nước, cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. Nếu cán bộ thiếu đức, thiếu
tài, không tận tâm, tận lực phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân, lãnh đạm,
bàng quan, thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước tâm tư, tình cảm, cuộc sống và
quyền lợi của nhân dân thì khơng thể có được lịng tin nơi quần chúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài viết đăng trên báo Nhân dân ngày 241-1952 tại Việt Bắc đánh giá rõ về vai trò vĩ đại của Lênin vị lãnh tụ thiên tài
của Cách mạng thế giới:

"Lênin là người thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mác-Ăngghen, là Người
cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Lênin là người
đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận
cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất”.
V.I.Lênin là Người thầy vĩ đại nhất của giai cấp vơ sản tồn thế giới

11


2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức và đạo đức cách mạng.
Nếu như Khổng Tử nói đến đạo đức phong kiến, M.Gandhi nói đến đạo
đức giống nịi. K.Marx, F.Angel, V.I.Lenin nói đến đạo đức cộng sản. Cịn
Hồ Chí Minh suốt đời nói đến đạo đức cách mạng. Với Hồ Chí Minh, đạo đức
cộng sản là cái cịn xa vời, nhưng đạo đức cách mạng thì nó biểu hiện ngay
trong cuộc sống hàng ngày, nó chứng minh hành vi của con người trong cuộc
sống. Bởi vì, như Hồ Chí Minh đã giải thích rất rõ trong tác phẩm Đường
Kách Mệnh, là cách mạng làm thay đổi từ cái cũ ra cái mới, cách mạng là đổi
mới.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, rèn
luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí
Minh quan niệm đạo đức là cái gốc của người cách mạng và cán bộ, quyết
định sự thành bại của mọi cơng việc. Vì thế Đảng ta và Người đã dày công
xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa “hồng” vừa “chuyên”, tạo nên nhân
tố trọng yếu, đảm bảo cho cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi vẻ vang.
Người đã nói “ đức và tài”, trong Di Chúc thiêng liêng, Người nói đến
“ hồng và chun”. Phẩm chất khơng phải là một phạm trù trừu tượng mà là
phạm trù lịch sử cụ thể. Nó chứng minh hành vi của con người, quy định
nghĩa vụ của người này đối với người khác và với xã hội. Nó phản ánh sự
cống hiến và sự tử tế của mỗi con người trong cộng đồng xã hội.

- Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm Đường Kách Mệnh. Vào đề
Người đã nói ngay yếu tố “ Tư cách người cách mệnh”.
- Năm 1947, Người viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Vào đề Người nói
ngay đến học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng.
- Năm 1958, Người viết tác phẩm Đạo đức cách mạng, trước tiên Người nói
đến chống chủ nghĩa cá nhân, rèn luyện đạo đức cách mạng.
- Năm 1960, Người viết tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch
chủ nghĩa cá nhân. Mở đầu, Người đề cập đến tính gương mẫu của đảng
12


viên : “ Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Có thể nói hầu hết các tác
phẩm của Hồ Chí Minh đều nói đến đạo đức cách mạng.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một nhà tư tưởng lớn mang tầm
vóc vĩ nhân của thời đại, danh nhân văn hóa của thế giới hiện đại. Sự lớn lao,
cao cả ấy lại biểu hiện một cách chân thật và vô cùng giản dị, rất mưc gần gũi
với mỗi con người bình thường tronng cuộc sống đời thường, trần thế và thực
tế, không gợn một chút cảm giác nào siêu thực và huyền ảo. Theo Người, đạo
đức cách mạng là đạo đức kiểu mới, chẳng những mang bản chất của giai cấp
công nhân hiện đại, thực hiện sứ mệnh lịch sử giải phóng cho giai cấp mình,
giải phóng cho xã hội, cho từng con người ra khỏi tình trạng nơ lệ, bị áp bức
bóc lột dưới chế độ Tư bản chủ nghĩa, vươn tới tự do và làm chủ mà còn kế
thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp nhất của truyền thống đạo đức dân tộc
của tinh hoa văn hóa nhân loại. Đạo đức cách mạng, đạo đức mới là đạo đức
của những con người hành động, làm cách mạng để phá hủy cái cũ, cái lỗi
thời, lạc hậu và xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ
nghĩa.
Sửa đổi lối làm việc là một tác phẩm lý luận kinh điển nổi tiếng thể
hiện nét rất riêng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm, khi nói về tư
cách và đạo đức cách mạng, Bác đã khẳng định rằng: “ Đảng không phải là

một tổ chức để làm quan, phát tài. Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn
trở nên người cách mạng chân chính, khơng có gì là khó cả. Lịng mình chỉ
biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí cơn vơ tư”
Người đặc biệt quan tâm dặn dò “ người cách mạng phải có đạo đức cách
mạng làm nền tảng, mới hồn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
Người ln chăm lo giáo dục, rèn luyện đảng viên về phẩm chất, đạo đức và
đặt lên hàng đầu vấn đề “ tư cách người cách mạng”. Người luôn làm gương
và yêu cầu mỗi người, nhất là cán bộ, đảng viên, phải có đạo đức cách mạng,
phải kết hợp chặt chẽ phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, đức và tài,
trong đó đức là gốc.
13


Đạo đức là nền tảng tinh thần của xã hội, là một hình thái ý thức xã hội,
bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trih được xã hội thừa
nhận, có tác dụng chi phối điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ với
người khác và với toàn xã hội. Những chuẩn mực đạo đức được bồi dưỡng
hình thành trong mỗi cơng dân sẽ tạo nên chất lượng mới của nguồn nhân lực.
Đạo đức là sông là suối. Bác Hồ đã viết : “ Cũng như sông thì nguồn mới có
nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây
héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì cho dù tài giỏi
mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc,
giải phóng cho lồi người là một cơng việc to tát, mà tự mình khơng có đạo
đức, khơng có cơ bản, tự mình hủ hóa, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì?”
Nếu trong nền đạo đức cũ, giai cấp thống trị, bóc lột nêu ra và đề cao
các tiêu chuẩn đạo đức nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải
tuân theo để phụng sự quyền lợi của chúng, thì nề đạo đức mới – đạo đức
cách mạng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải được tồn Đảng, tồn dân xây
dựng và ra sức thực hiện. Đảng viên và cán bộ phải là những người đi đầu
trong việc thực hành các tiêu chuẩn đạo đức để làm gương cho quần chúng

noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đạo đức cách mạng một cách nhất
quán, xuyên suốt từ những năm hai mươi đến cuối đời, Người đặc biệt chú
trọng cả hai mặt lý luận và tính gương mẫu trong thực hành đạo đức cách
mạng , nói đi đơi với làm, làm nhiều hơn nói của cán bộ lãnh đạo theo triết lý
“kỳ thân chính bất lệnh hành. Kỳ thân bất chính quy lệnh bất tịng”, nghĩa là
người lãnh đạo, nhà cầm quyền gương mẫu, chính đáng trong đạo đức…thì dù
khơng ra lệnh người ta cũng noi theo và làm tốt, ngược lại thì dù có ra mệnh
lệnh người ta cũng khơng làm. Do đó trước mặt qun chúng không pahir ta cứ
viết lên trán hai chữ “ cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Bác còn nghiêm
khắc phê phán những cán bộ, đảng viên chưa “ chí công vô tư”, cho nên mắc
phải chủ nghĩa cá nhân sinh ra các thứ bệnh nguy hiểm như: bệnh tham lam,

14


bênh lười biếng, bệnh hiếu danh, bệnh kiêu ngạo, thiếu kỉ luật, óc hẹp hịi, địa
phương
Theo Bác, tư cách của người cách mạng là yếu tố quan trọng hàng đầu
giúp các thế hệ người Việt Nam vững tin đi vào con đường cách mạng và đưa
sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, theo con đường cách mạng vơ sản
đến thắng lợi cuối cùng. Bởi vì, đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng, mọi
việc thành hay bại, chủ yếu là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng
hay khơng. Bác thường nói : tất cả là do con người, có cán bộ tốt, việc gì cũng
xong. “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã
hội chủ nghĩa” và cơng tác chăm lo xây dựng con người được Bác coi là vấn
đề số một của cách mạng. Bác đã phê phán một số cán bộ ta hình như mải làm
cơng tác hành chính, sự vụ hơn là để nhiều tâm sức xây dựng con người, xây
dựng Đảng và các tổ chức cách mạng, cho nên không chịu theo dõi việc làm
hàng ngày của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Ai làm tốt không
chịu nêu gương, ai làm xấu khơng kịp thời giúp đỡ sửa chữa…”. Bác gọi “đó

là những cán bộ không biết làm việc”.
Bác chỉ rõ : “Đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho
Đảng, cho cách mạng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lên trên, lên
trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lịng, hết sức phục vụ nhân dân. Vì
Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc”. Bác nói :
tư tưởng khơng đúng thì có nhiều, nhưng có một tư tưởng mẹ : đó là chủ
nghĩa cá nhân. “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của
mình, khơng quan tâm đến tập thể. Miễn mình béo, mặc thiên hạ gầy”. Nó là
mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư, nết xấu như : lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn
cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ơ … Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách
mạng, của chủ nghĩa xã hội”. “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó
khăn, sa vào tham ơ, hủ hố, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa
vị, quyền hành. Họ tự cao, tự đại, coi thường tập thể, coi khinh quần chúng,
độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan
15


liêu, mệnh lệnh. Họ khơng có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập
để tiến bộ. Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đồn kết, thiếu tính tổ chức,
tính lỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, khơng chấp hành đúng đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng,
của nhân dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ,
đảng viên bằng lời nói và bằng chính tấm gương sống của bản thân mình,
đúng như lời người xưa “Dĩ ngơn nhi giáo, dĩ thân nhi giáo”. Cho dù bất cứ ở
vị trí và vai trị nào thì Hồ Chí Minh ln là tấm gương về đạo đức, với trọng
trách của một vị Chủ tịch nước, Bác luôn quan tâm bàn về đạo đức, với một
mong muốn lấy đạo đức làm nền tảng cho cuộc sống, vì thế đạo đức Bác Hồ
đã trở nên gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân. Trong khi nhấn mạnh đạo đức
và nêu gương đạo đức của cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh cũng đã chú trọng

xây dựng đạo đức cho từng đối tượng xã hội.
Với thầy thuốc, các bác sĩ, y tá, hộ lý, Người chỉ rõ “Thầy thuốc như
mẹ hiền, lương y như từ mẫu”, phải lấy y đức làm đầu.
Với thầy cô giáo, Người đặc biệt nhấn mạnh phải nêu gương đạo đức
cho học sinh, phải dạy cho học sinh bài học đạo lý làm nền tảng, học để làm
việc và làm người. Thầy cơ giáo phải hết lịng thương u học trị, quan hệ
thầy trị phải thực sự dân chủ, đồn kết.
Với thanh niên, lớp người trẻ tuổi mà Người kỳ vọng ở họ sẽ làm nên
việc lớn, Người ân cần chỉ dẫn: tuổi trẻ phải có hồi bão lớn, ý chí lớn, phải
ln ln tự hỏi, mình đã làm gì cho Tổ quốc chứ khơng bao giờ địi hỏi Tổ
quốc, nhân dân đã đem lại cho mình những gì, phải biết tránh xa địa vị, danh
vọng, tiền bạc vì những cái đó dễ làm hư hỏng con người. Từ trải nghiệm
cuộc sống tranh đấu vì lợi quyền, hạnh phúc cho dân chúng, Người dạy tuổi
trẻ: “Khơng có việc gì khó, chỉ sợ lịng khơng bền, đào núi và lấp biển, quyết
chí ắt làm nên”. Hồ Chí Minh đề cao vai trị của ý chí, nghị lực sống và hành
động mà khơng bao giờ rơi vào chủ quan duy ý chí. Cả cuộc đời Người là một
16


tấm gương sáng về nghi lực và ý chí phi thường chiến đấu cho độc lập, tự do
– chân lý và đạo lý lớn nhất ở đời. Lời dạy đạo đức mà Người dành cho thanh
niên có ý nghĩa xã hội rộng lớn với tất cả mọi người, mọi nơi, mọi lúc..
Với thiếu niên nhi đồng, Người cũng có cả 5 điều dạy các cháu, nhất là
chú ý rèn luyện các đức tính khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, từ tuổi thơ đã phải
bồi dưỡng tình cảm yêu nước, yêu lao động, yêu Tổ quốc và đồng bào..
Có thể nói, dù có những nội dung và sắc thái khác nhau, song đạo đức của các
đối tượng, nghề nghiệp, lứa tuổi, thế hệ, giới tính đều cùng hướng tới đạo đức
tốt đẹp của dân tộc, phát huy truyền thống của dân tộc, cùng xây dựng đạo
đức mới chủ nghĩa xã hội hướng tới tiến bộ và phát triển.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát đạo đức của người cách mạng với 3

mối quan hệ:
- Với mình: Cần, kiệm, liêm, chính.
- Với cơng việc: Khơng sợ khó khăn, gian khổ, hồn thành nhiệm vụ
được giao (Cái gì có lợi cho dân thì làm; việc gì có hại cho dân thì phải tránh.
Biết đặt việc công lên trên việc tư).
-Với người: Biết yêu thương con người, yêu Tổ quốc và nhân dân, một
lòng trung thành với Đảng: Phải tận trung, tận hiếu, ln đặt lợi ích của Đảng,
của nhân dân lên trên hết.
Đạo đức cách mạng được thể hiện ở 5 nội dung cụ thể:
Một là: Trung với nước, hiếu với dân (Nước độc lập, dân phải được tự
do, ấm no, hạnh phúc).
Hai là: Trau dồi chủ nghĩa tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân.
Ba là: Nỗ lực học tập cầu tiến bộ.
Bốn là: Yêu lao động, lao động sáng tạo, chống chây lười ăn bám.
Năm là: Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế
trong sáng.

17


Đạo đức cách mạng có vai trị rất quan trọng đối với người cách
mạng.
Trước đây Khổng Tử nói: Đức là cốt của quân tử.
Các Mác Khẳng định: Đức là chất của người Cộng sản.Chủ tịch Hồ
Chí Minh: Đức là gốc của người cách mạng. Theo Người:
- Đức là cơ sở của trí, giúp người cách mạng giác ngộ, trung thành với
lý tưởng cách mạng.
- Đức là cơ sở của tài giúp con người hướng thiện.
- Đạo đức còn là động lực mạnh mẽ, là sức mạnh vô tận để người cách
mạng chiến thắng mọi khó khăn cám dỗ, hồn thành nhiệm vụ của mình

(Giàu sang khơng thể quyến rũ , uy vũ không thể khuất phục).
- Đức kết hợp với tài là cơ sở niềm tin của dân đối với Đảng.
Đạo đức cách mạng đối với người cách mạng là một sự đòi hỏi tất yếu như là
một chân lý khách quan, mà mỗi người cách mạng cần thấy và hiểu rõ: “Như
sơng phải có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn, cây phải có
gốc, khơng có gốc thì cây héo, người cách mạng phải có đạo đức, khơng có
đạo đức thì tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ nói về đạo đức cách mạng, tầm quan
trọng của đạo đức đối với người cách mạng, mà chính cả cuộc đời hoạt động
cách mạng của người là hiện thân về tấm gương tuyệt vời của đạo đức cách
mạng.
“…Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà
hoàn toàn độc lập, nhân dân ta hồn tồn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm
ăn, áo măc, ai cũng được học hành.”
Trong bản Di chúc của mình khi nói: “VỀ VIỆC RIÊNG - suốt đời tơi
hết lịng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay
dù phải từ biệt thế giới này, tơi khơng có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc
rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

18


2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ,
đảng viên trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”
“Sửa đổi lề lối làm việc” là một tác phẩm lý luận kinh điển nổi tiếng thể
hiện nét rất riêng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm, khi nói về tư
cách và đạo đức cách mạng, Bác đã khẳng định: “Đảng không phải là một tổ
chức để làm quan, phát tài. Ngồi lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc thì Đảng
khơng có lợi ích gì khác... Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên
người cách mạng chân chính, khơng có gì là khó cả. Lịng mình chỉ biết vì

Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí cơng vơ tư”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là khơng vì danh
lợi cá nhân mà vì lợi ích chung của tồn Đảng, của cả dân tộc. Vì vậy, trong
tác phẩm “Sửa đối lối làm việc” viết năm 1947, Người đã đưa ra năm tiêu
chuẩn ngắn gọn súc tích , đầy đủ và tiêu biểu nhất của một người cán bộ, đảng
viên mẫu mực gồm có: Nhân , Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm:
“Nhân là thật thà thương u, hết lịng giúp đỡ đồng chí và đồng bào;
kiên quyết chống lại những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà
sẵn lịng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ, không
tham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền. Những người đã khơng
ham, khơng e, khơng sợ gì thì việc gì là việc phải họ đều làm được.”
“Nghĩa là ngay thẳng khơng có tư tâm, khơng làm việc bậy, khơng có
việc gì phải giấu Đảng. Ngồi lợi ích của Đảng, khơng có lợi ích riêng; lúc
Đảng giao cho việc gì bất kỳ to nhỏ đều ra sức làm cẩn thận; thấy việc gì phải
thì làm, thấy việc gì đúng thì nói. Khơng sợ người ta phê bình mình mà phê
bình người khác cũng ln đúng đắn”.
“Trí vì khơng có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong
sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người, biết
xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi , tránh việc có hại cho Đảng, biết vì
Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian”. Điểm mấu chốt trong chữ

19


trí là nắm vững sử dụng lý luận, kiến thức để nhìn nhận, cân nhắc người có
khả năng chứ khơng phải xét qua loa, hình thức, hời hợt.
“Dũng là dũng cảm, gan góc; gặp việc phải có gan làm; thấy khuyết
điểm phải có gan sửa chữa; cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng; có gan
chống lại những vinh hoa, phú q khơng chính đáng; nếu cần dám hy sinh
tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.”

“ Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không ham sung
sướng, không ham người tâng bốc xu nịnh mình. Vì vậy mà quang minh
chính đại khơng bao giờ hủ hóa, chỉ có một thứ ham học hành, ham làm, ham
tiến bộ”.
Và Người nói : “ Đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức đó khơng phải là đạo
đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó khơng phải vì danh vọng
cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”.
Người cán bộ, đảng viên "phải giữ kỷ luật". Kỷ luật của Đảng là kỷ luật
tự giác. “Không ai bắt buộc ai vào Đảng làm chiến sĩ tiên phong. Mà đó là tự
giác, lịng hăng hái của mỗi người mà tình nguyện làm đảng viên”.
Đối với những người khơng chịu nổi khó nhọc, khơng chịu nổi kỷ luật nghiêm
khắc của Đảng mà xin ra khỏi Đảng thì Đảng vẫn bằng lòng để họ ra. Đảng
chỉ yêu cầu họ một điều là: họ thề khơng lộ bí mật của Đảng, không phản
Đảng, không phá hoại Đảng. Như thế thì Đảng vẫn giữ cảm tình thân thiện
với họ".
Phải khắc phục “những khuyết điểm, sai lầm”. Đó là “bệnh tham lam”,
“Bệnh lười biếng", "bệnh kiêu ngạo", “bệnh hiếu danh", "thiếu kỷ luật”, “óc
hẹp hịi", “óc địa phương", “óc lãnh tụ”, “bệnh hữu danh vô thực", "bệnh kéo
bè, kéo cánh", “bệnh cận thị", “bệnh cá nhân”, “bệnh tị nạnh", “bệnh xu nịnh,
a dua”. Người nhắc nhở về bệnh sợ tự phê bình. Người đã nói rất khảng khái":
“… Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một
Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu
mà có khuyết điểm đó, xét rõ hồn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm
20


mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh
dạn, chắc chắn, chân chính”.
Phải bình tĩnh tìm ra nguyên nhân sai lầm và cách sửa chữa khuyết điểm.
Hồ Chí Minh chỉ rõ "Đảng ta khơng phải trên trời sa xuống. Nó ở trong

xã hội mà ra. Vì vậy, tuy nói chung, thì đảng viên phần nhiều là những phần
tử tốt, nhưng vẫn có một số chưa bỏ hết những thói xấu tự tư tự lợi, kiêu
ngạo, xa hoa v v… Những thói xấu đó, họ mang từ xã hội vào Đảng". Người
phê phán thái độ đối với người có khuyết điểm, sai lầm như đối với hổ mang,
thuồng luồng… đòi đuổi ra khỏi Đảng ngay…, làm cho họ chán nản, thất
vọng. Hoặc họ không làm gì nữa hết. Thậm chí họ bỏ Đảng. Đó là thái độ
những người máy móc quá. Đó cũng là bệnh chủ quan”.

21


Chương 3:
Vấn đề đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên ta hiện nay
1. Thực trạng vấn đề đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai
đoạn hiện nay.
1.1. Về ưu điểm:
Đa số cán bộ, đảng viên phát huy được vai trò tiên phong, năng động,
sáng tạo trong công tác, lao động, rèn luyện phẩm chất, năng lực, có bước
trưởng thành, đóng vai trị nịng cốt, góp phần xứng đáng vào thành quả
chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhận thức của đội ngũ cán bộ đảng viên về cơ chế thị trường định hướng
XHCN có sự chuyển biến tích cực, thích ứng nhanh với q trình tồn cầu
hóa và hội nhập quốc tế. Nhiều nhân tố đạo đức tiến bộ của thời kỳ mới được
khẳng định rõ nét như ý chí quyết tâm làm giàu, tính năng động, sáng tạo, sự
hợp tác và các hoạt động nhân đạo, từ thiện.
1.2. Về khuyết điểm:
Nội dung đạo đức trên đã thể hiện khái quát các mối quan hệ xã hội của
người cán bộ đảng viên với Tổ quốc, với nhân dân, với đoàn thể và cá nhân.
Nó cũng phản ảnh cả q trình từ tình cảm đến nhận thức trách nhiệm và xây
dựng ý chí cách mạng rồi hành động cách mạng. Theo Người, khuyết điểm

sai lầm lớn nhất mà cán bộ, đảng viên thường mắc phải là chủ nghĩa cá nhân.
Đó là "một thứ vi trùng rất độc, do đó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm"
như: tham ô, hối lộ, hủ hóa, đặc quyền đặc lợi, lãng phí của cơng, thiếu kỷ
luật, óc lãnh tụ, kéo bè kéo cánh, v.v… "Những tật bệnh đó khiến cho Đảng
xệch xoạc, kỷ luật lỏng lẻo, cơng việc bê trễ. Chính sách khơng thi hành được
triệt để, Đảng xa rời quần chúng". Những khuyết điểm, sai lầm này ảnh
hưởng khơng nhỏ đến uy tín của Đảng, nó làm cho quần chúng hoang mang,
tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng để tự tư tự lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Một Đảng mới từ trong xã hội cũ bước ra,
nếu nó hồn tồn khơng có những người xấu, việc xấu như thế mới là kỳ
22


quái". Do vậy, Người đặt vấn đề Đảng "Phải giáo dục đảng viên và cán bộ,
kiên quyết cảm hoá những phần tử xấu, sửa chữa những thói xấu cịn lại. Phải
cố sửa chữa cho tiệt nọc các chứng bệnh, kiến cho Đảng càng mạnh khỏe,
bình an, cịn "Các đảng viên, cán bộ, cần phải ln ln tự hỏi mình, tự kiểm
điểm mình và đồng chí mình. Ln ln dùng và khéo dùng cách phê bình và
tự phê bình, thì khuyết điểm nhất định hết dần, ưu điểm nhất định thêm lên "
Ngay khi chính quyền cách mạng non trẻ, lại trong hoàn cảnh vừa
kháng chiến vừa kiến quốc, với tư cách và trách nhiệm của một người đứng
đầu Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận rõ tính chất nghiêm
trọng và nguy hiểm của những khuyết điểm sai lầm ở một số cán bộ, đảng
viên, những khuyết điểm đó nếu khơng được nhìn nhận đúng đắn và kiên
quyết sửa chữa nó sẽ phá hoại ngay sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân
tộc. Thái độ của Người với những khuyết điểm sai lầm đó đầy tính nhân văn
nhưng cũng rất kiên quyết và triệt để.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, sau 20 năm đổi mới, bên cạnh
những thành tựu về kinh tế - xã hội mà đất nước ta đạt được là những bước
tiến đáng mừng, song mặt trái của cơ chế thị trường có tác động không nhỏ

tới phẩm chất, đạo đức và lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tham
nhũng, hối lộ đã trở thành "quốc nạn" mà trong đó khơng ít cán bộ, đảng viên
đóng vai trị chính của tệ nạn này … những con sâu mọt này đã cố tình quên
đi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng đối với cán bộ,
đảng viên là phải biết Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm, mà chữ liêm là thước đo
bản chất con người. Người cán bộ Liêm là khơng tư tâm, việc có lợi cho dân
cho nước thì dù nhỏ mấy, khó khăn mấy cũng làm; những việc có hại cho
nhân dân cho dân tộc thì dù nhỏ mấy cũng khơng làm. Những quan tham vì
vụ lợi sẵn sàng mua những trang thiết bị cũ kỹ của nước ngoài với giá cao để
nhà nước và nhân dân phải è cổ trả nợ; họ cũng sẵn sàng nghĩ trăm phương
ngàn kế ăn bớt xén tiền của của nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng
của địa phương… Những hạng người đó là loại "bất liêm”.Họ lợi dụng những
23


mặt trái của cơ chế kinh tế, những sơ hở của Nhà nước và lòng tin của nhân
dân để bán rẻ lương tâm họ, nuôi béo con sâu "cá nhân chủ nghĩa" gây nên
tình trạng mất lịng tin trong xã hội.
Những mặt tiêu cực về đạo đức dường như đang có chiều hướng gia
tăng. Đó là lối sống thực dụng, xem nhẹ lý tưởng, coi thường pháp luật, cùng
với những tàn dư của đạo đức phong kiến, thực dân, gia trưởng, độc đoán, cục
bộ chưa được khắc phục và “diễn biến hịa bình" của các thế lực thù địch
đang làm thay đổi quan niệm về đạo đức, lối sống, suy thối tư tưởng chính trị
của một bộ phận nhân dân, trong đó có cán bộ, đảng viên. Những biểu hiện
tiêu cực về đạo đức đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, làm giảm lịng tin
của quần chúng đối với Đảng.
Do quá chú trọng đến phát triển kinh tế, nhiều cơ quan, tổ chức xã hội,
nhà trường và gia đình coi nhẹ việc giáo dục đạo đức. Khơng ít cấp uỷ đảng
chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò nền tảng của đạo đức đối với sự
phát triển của mỗi người cũng như sự ổn định và phát triển xã hội, buông lỏng

giáo dục đạo đức cho đảng viên trong một thời gian dài. Trong sinh hoạt
đảng, tự phê bình và phê bình cịn bị xem nhẹ, có nơi tê liệt. Việc tuyên
truyền đạo đức mới chưa thường xuyên, sâu sắc, kém sức thuyết phục, thiếu
cụ thể đối với từng ngành và việc giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp
chưa được quan tâm đúng mức. Công tác cán bộ có lúc chưa coi trọng xem
xét chặt chẽ tiêu chuẩn về đạo đức. Một số cán bộ chưa làm gương tốt cho
đảng viên và quần chúng.
2. phương hướng nhằm nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng
viên trong điều kiện hiện nay.
Trong tình hình hiện nay, vấn đề đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng
viên không chỉ là vấn đề riêng của mỗi cá nhân mà ngày càng trở thành nội
dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng đối với một Đảng cầm quyền.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 khoá X đã chỉ rõ
nhiệm vụ “Triển khai sâu rộng nhiệm vụ xây dựng đạo đức đối với các tầng
24


lớp nhân dân, đặc biệt là cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ. Xây dựng và thực
hiện các chuẩn mực đạo đức phù hợp với từng đối tượng, xây dựng cơ chế
giám sát về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Tổ chức thực hiện rộng
khắp, có chiều sâu, thiết thực và hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh
đốn Đảng và cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, chống suy
thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Nghiên
cứu, xây dựng, tổng kết và truyền bá rộng rãi những giá trị mới của con người
Việt Nam trong thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, đồng thời bảo vệ và
phát huy bản sắc dân tộc, đấu tranh chống lai căng, bắt chước, lệ thuộc nước
ngồi”.
Việt Nam chưa có truyền thống dân chủ, cũng chưa trải qua nền dân
chủ tư sản bởi do thực dân, đế quốc, phong kiến bưng bít. Chính vì vậy,

chúng ta hiện đang vẫn cịn trong tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ bề
ngồi. Nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý do chưa nghiên cứu về dân chủ, chưa
nắm được thực chất của nền dân chủ, nên sa đà vào tập trung quan liêu, cửa
quyền, ban phát theo lối chủ nquan duy ý chí. Đây là một điểm yếu kém của
đội ngũ cán bộ chúng ta mà còn lâu mới có thể khắc phục được
Những sai phạm hiện nay về đạo đức cách mạng khơng vượt ra ngồi
những vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích, phê phán trước kia, khác
chăng là cấp độ nghiêm trọng hơn, quy mơ rộng lớn hơn, tình hình tiêu cực
kéo dài hơn và vấn đề không phải chỉ là sai lầm khuyết điểm của từng cá nhân
riêng lẻ, mà còn nhiễm vào cả cơ chế quản lý kinh tế, xã hội như tệ quan liêu,
thoái hoá biến chất, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống. Rõ
ràng, hiện nay cách mạng đang yêu cầu và đòi hỏi phải giải quyết vấn đề đạo
đức xã hội, trước hết là đạo đức của cán bộ đảng viên một cách mạnh mẽ,
kiên quyết và triệt để hơn rất nhiều.
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ X đã khẳng định: "Phịng ngừa và kiên
quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là
25


×