Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.35 MB, 91 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
PHẠM THỊ TRINH
PHẠM THỊ TRINH
LỜI CAM ĐOAN
<small>Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tÔI.</small>
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
<small>Tác giả luận văn</small>
<small>Pham Thị Trinh</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ...-- ¿5-52 secx+EzkeEzEerkererxee | 2. Tình hình nghiên cứu đề tài...---¿- + s+S+kSEE+EEEEEE2EEEE2121E112111 1.111. cxe. | 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu dé tài...-- esse Sx+Sz+keEE+EeEEeErkerxrrered 2 4. Mục đích nghiên cứu đề tài...--- + ©sSE+ESEkEE2EEE1E1218112111511111111e 111k. 2 5. Phương pháp nghiên cứu dé tài...-- ¿5-52 s29 + EEEEEEEE1E11111121 111 tk. 2 6. Những điểm mới của luận văn...--- -- 2-2 +k+S+E£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerred 2 7. _ Ý nghĩa của luận văn...- -- 5c SE EE 2E 12111151121111111111.1111 1111 1e. 3 8. Kết cấu của luận VAN v.eeecececcccccsecscecscscscscscscscscsesesesesescsescscsescacscsvsvavavavavevevsveenees 3 Chương 1. Một số van dé lý luận về giám hộ... cceeeseeseseseesteeeseeees + 1.1. Khái niệm về giám hỘ...¿- ¿+ SE EEEE+EEEEEE21E1121111111 11111111. 4 1.1.1. Khai niệm chung về giám hộ...--- 2-2 SE +E£EE‡EEEEEEEEEEEEEErkrrerkee 4 <small>1.1.2. Khai niệm giám hộ theo luật dân sự Việt Nam ...-- --‹- - 5</small> 1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của giám hO v.ecececcecccsscesesssscsessesessessesessesestsessessesseess 7 1.2.1. Đặc điểm của giám NG ...-- -- - 133121011118 1111181111181 111811111 re 7 1.2.2. Ý nghĩa của giám HO voce ceccccscscesessesessesscsesscsesevssesvsscsssassveetsussesessveass 8 1.3. Chủ thé của giám 6 woeccccececccccccsescssesscscsscsessesscsesscsssessessssesssassscstsusseseeseeess 9 <small>(Pc ee eee THHT HỘI mensmmmmeenrnusamaaatng.nrosraorsinotra.tengietrmtvaunge,eestseyesgeg 101.3.2. Ng@ur0) 21am hO 0... ... 201.3.3. N@UO1 SIAM Sat... ... 24</small> 1.4. So sánh quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với quyền và nghĩa vụ của người <small>2:8 “¬...Ắ... 25</small> 1.5. Các cơ chế giám hộ... - 2 St E1 1EE111111811111121111111111 1111 11 16 28 1.6. Sơ lược về quá trình hình thành va phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam về chế độ giám hộ...-- - 2 2S SE ÉEE2EEEEEEEEEEEEEEE2111211121111111E 111.1 0 29
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Chương 2. Các cơ chế giám hộ theo Bộ luật dân sự năm 2015 và thực hiện pháp luật trên thực tẾ... -¿- 5c k2 SE 1E E121E111111111111111111 1111111111 cyeg 32 2.1. Các cơ chế xác định người giám hộ...-- 2 2© s+EE+EE+EE+E2EzErEerxered 32 <small>san lì; ' LG HỘI PHUN DOLE sn. exes cn tho nginnniSDA00.00001001018.380.00150100050t8/183.000/0080008X408 a22.1.2. Gia 1G CU GỠ. 372.1.3. Gia hO chi Gin oo... ...Ả..Ô 38</small> 2.1.4. Giám hộ theo yêu CaU...cecccecceccscssssessescsssseseseescsscsssesassessatsvessststsasseseeeteees 40
<small>Dace, FV, HỆ) OAT TR hmsnntratrrrtsnuiatointrinatioDuiDEDNTaSiG.T80/0MĐDNNODDHEGLDRDSGGSNENNHINS-SE.ESNGSENSGGU108 412.3. GidM Sat VIEC BIAM NG 0n... ... 44</small>
2.4. Quyên và nghĩa vu của người giám hộ...-- ¿2 2 2+2 +x+EzEerxzrezxee 48
<small>2.4.1. Cham sóc, giáo duc va bảo vệ người được giám hộ... .--- 482.4.2. Đại diện cho người được giám hO ...-- c5 23+ * 3v seseeesses 51</small> 2.4.3. Những quyền và nghĩa vu liên quan đến tai sản...--- - 5-55: 53 2.5. Thay đôi, cham dứt giám hộ và hậu quả pháp lý...-- 2-2 z+s+se+se¿ 56 2.5.1. Thay đổi người giám hộ và hậu quả pháp lý...---2- - s+sz+szc++xee: 56 2.5.2. Cham dứt việc giám hộ và hậu quả pháp lý...---2- - s+ss+sez++xze: 59 Chương 3. Những bat cập của chế định giám hộ, kiến nghị hoàn thiện chế định <small>giám hộ trong pháp luật dân sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp</small>
luật trong thực tiễn... -- ce + SE 1 1 E5 111215115112101 111111110111 111111 111cc, 62
3.1. Một số bat cập trong quy định của pháp luật về giám hộ...---- - 63 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về giám hộ và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giám hộ trong thực tiễn...---- 5-5 5s: 68 KẾT LUẬN ...---- 5-52 S21 E22EEE12E215212122121121211211111111111111 11011010111. cye 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Giám hộ là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam, các quy định của chế định thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và xã hội ta đối với người chưa thành niên có hồn cảnh đặc biệt, người mat năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trọng nhận thức, làm chủ hành vi. Việc áp dụng chế định giám hộ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của những người yếu thế này, đồng thời, đảm bảo sự tương đồng khi họ tham gia các quan hệ dân sự với những cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Nhìn chung, những quy định về chế định giám hộ trong Bộ luật dân sự đã phần nào đáp ứng đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn cuộc sống, góp phần khơng nhỏ trong việc tạo lập một chế định pháp lý thống nhất, giải quyết hiệu quả những nhu cầu bức thiết trong nhân dân liên quan đến việc giám hộ. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định của chế định này vào các quan hệ xã hội còn chưa thật sự hiệu quả, gặp nhiều khó khăn, bat cập trên thực tế. Đặc biệt trong bối cảnh Bộ luật dân sự năm 2015 (sau đây gọi là Bộ luật dân sự 2015) vừa mới ra đời đã có những sửa đồi, bổ sung dé bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân, nhưng bên cạnh đó vẫn cịn một số điểm hạn chế cần được phân tích, nghiên cứu. Vì thế, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Giám hộ theo Bộ luật dân sự năm 2015” cho luận văn <small>thạc sỹ của mình.</small>
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định giám hộ có vai trị quan trọng trong pháp luật dân sự nói chung và <small>trong quy định của Bộ luật dân sự nói riêng. Từ khi Luật hơn nhân và gia đình 1986</small> lần đầu tiên quy định về chế độ “đỡ đầu” rồi lần lượt Bộ luật dân sự 1995, Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015 ra đời, đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học pháp lý vần vấn đề giám hộ như: Chế độ giám hộ đối với người chưa thành niên — Nguyễn Đức Mai — Tạp chí Tịa án nhân dân số 10 năm 1999: Giám hộ, đại diện trong Bộ luật dân sự và Bộ luật tô tụng dân sự - ThS Nguyễn Việt Cường — Tạp chí Nghề Luật số 5 tháng 5 năm 2005; Một vài van đề về giám hộ - Tưởng Duy Lượng — Tạp chí Tịa án nhân dân số 20 năm 2006; “Chế độ giám hộ trong Bộ luật dân sự -một số tồn tại từ thực tiễn áp dụng” — Nguyễn Văn Dũng, Tòa án nhân dân tinh Quảng Nam — Tạp chí Tịa án nhân dân số 12 tháng 6 năm 2009...Các cơng trình <small>nghiên cứu khoa học này đã nêu lên được những bât cập, vướng mặc trong việc áp</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">dụng các quy định về giám hộ trong thực tiễn. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, Bộ luật dân sự 2015 ra đời với nhiều sửa đôi, bố sung tất cả các chế định nói chung và chế định giám hộ nói riêng thì luận văn sẽ làm rõ hơn những van đề lý luận về chế định giám hộ, những quy định cụ thể về giám hộ trong Bộ luật dân sự 2015 và những điểm kiến nghị toàn diện giải quyết những vướng mắc, bất cập khi áp dụng chế định
giám hộ trên thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Luận văn là một số vấn đề lý luận về giám hộ, các quy định của Bộ luật dân sự 2015 về giám hộ và thực hiện các quy định này trên thực té. Ngoài ra, việc nghiên cứu chế độ giám hộ theo Bộ luật dân sự 2015 thì việc nghiên cứu cũng được tiến hành đối với các quy định về giám hộ của Bộ luật dân sự trước đây của Việt Nam và của pháp luật dân sự một số quốc gia trên thé giới để so sánh, tham khảo.
4. Mục đích nghiên cứu đề tài
Luận văn hướng tới mục đích làm sáng tỏ một số van đề lý luận về giám hộ, nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về giám hộ, kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia trên thế giới; thực hiện các quy định về giám hộ, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chế định này trong thực tiễn ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
<small>Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác —</small> Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Dang ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, về cải cách tư pháp và xây dựng hệ thống pháp luật.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong khóa luận là phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử và phương pháp thống <small>kê.</small>
6. Những điểm mới của luận văn
Đề tài là cơng trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên quan đến chế định giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Trong dé tài có những điểm mới sau:
- Hoan thiện các van đề lý luận về giám hộ;
- Chi ra và phân tích những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 về giám <small>hộ;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">- Trinh bảy việc thực hiện giám hộ trên thực tế.
- _ Đưa ra kiến nghị nhăm hoàn thiện chế định giám hộ và nâng cao hiệu qua áp dụng chế định giám hộ trong thực tiễn.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn đã góp phần nghiên cứu một cách tồn diện chế định giám hộ trong pháp luật Việt Nam, đồng thời đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bố sung nhằm hoàn thiện chế định giám hộ, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng của chế
định này trong thực tiễn.
<small>Luận văn được xem là một tài liệu tham khảo cho sinh viên phục vụ công</small> tác học tập nghiên cứu khoa học và cho cơ quan, tơ chức trong q trình xây dựng, <small>hồn thiện pháp luật.</small>
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; phần nội dung
<small>của Luận văn được chia làm ba chương chính:</small>
Chương 1: Một số van dé lý luận về giám hộ.
Chương 2: Cơ chế giám hộ theo Bộ luật dân sự năm 2015 và thực hiện pháp luật trên thực tế.
Chương 3: Những bất cập của chế định giám hộ, kiến nghị hoàn thiện chế <small>định giám hộ trong pháp luật dân sự và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trên</small> thực tế
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><small>Chương 1</small>
1.1. Khai niệm về giám hộ
1.1.1. Khái niệm chung về giám hộ
Khái niệm về giám hộ có thể được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. về mặt ngơn ngữ thì giám được hiểu là theo dõi, kiểm tra, đơn đốc cịn hộ được hiểu là <small>bảo vệ, giữ gìn vì vậy giám hộ là hành động theo dõi, giám sát và bảo vệ của một</small> người đối với một người. Nếu định nghĩa giám hộ là danh từ thì giám hộ là việc một người (cá nhân hoặc tô chức) thực hiện việc trông nom và bảo vệ một người khác.
Khái niệm giám hộ đã xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thời La mã cô đại giám hộ đã là một chế định quan trọng. Trong Luật La mã đã có các quy định tương đối cụ thé về giám hộ như sau: Trẻ em dưới 7 tuổi khơng có năng lực hành vi không <small>được tham gia và thực hiện các giao dịch dân sự, trừ những giao dịch phục vụ cho</small> nhu cầu cần thiết và phù hợp với lứa tuổi. Luật quy định trẻ em trong độ tuổi này buộc phải đặt dưới sự giám hộ của người trưởng thành. Đối với người từ 7 tuôi đến
14 tuôi đối với nam, 12 ti đối với nữ thì có nang lực hành vi một phan, duoc tham
<small>gia thực hiện những giao dịch bao dam, duy trì được lợi ich của mình. Khi thực hiện</small>
một giao dịch mà phát sinh một nghĩa vụ hay chấm dứt một quyền phải được sự đồng ý của gia chủ hoặc người đỡ đầu vào thời điểm thực hiện giao dịch đó. Như vậy, theo Luật La mã cơ đại thì những người ở độ tuổi trên tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều phải đặt dưới sự giám hộ. Luật La mã còn quy định những người tuy trưởng thành (từ đủ 14 tuổi đối với nam, đủ 12 tuổi đối với nữ) mà mắc bệnh tâm thần là những người khơng có năng lực hành vi, vì họ khơng thê nhận thức và làm <small>chủ hành vi cua mình trong các quan hệ xã hội, họ được gọi là furiosi. Và những</small> người được xác định là furlosi đều phải đặt dưới sự giám hộ của người trưởng thành khác. Có thé thay rằng ngay từ thời La mã, pháp luật về giám hộ được được quy định một cách toàn diện, đầy đủ, qua đó, thê hiện trình độ pháp lý tương đối cao của <small>người La mã cô đại. I</small>
<small>1. Trịnh Minh Hiền (2015), Giám hộ - Một số van dé lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường</small>
<small>Đại học Luật Hà Nội, tr4.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Về phương điện luật học thì chế định giám hộ là chế định tổng hợp của nhiều ngành luật, các quy định của giám hộ trước tiên được quy định như là một chế định <small>của pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự, pháp luật chăm sóc, giáo dục</small> và bảo vệ trẻ em, pháp luật về hộ tịch,...Chế định này bao hàm hệ thống các quy phạm pháp luật dé điều chỉnh quan hệ pháp luật là khách thé trong các quan hệ pháp luật đó. Ngồi mục đích dé điều chỉnh các quan hệ pháp luật thì chế định giám hộ có ý nghĩa lớn trong việc khắc phục tình trạng khơng bình đẳng khi khơng có sự tương đồng về năng lực hành vi dân sự giữa các cá nhân khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật. Người có năng lực hành vi dân sự có thể tự mình tham gia vào các mối quan hệ pháp luật cũng như quan hệ xã hội khác, có thể tự mình bảo vệ qun và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Nhưng đối với những người
khơng có năng lực hành vi dân sự, người bị mất nang lực hành vi dân sự hay người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, pháp luật quy định cho họ khơng thể tự hình thực hiện hành vi pháp lý nhất định, khi đó đặt ra van đề bất bình dang giữa các cá nhân trong xã hội. Bên cạnh đó, chế định giám hộ cịn tạo điều kiện cho những người khơng thể tự chăm sóc bản thân mình được ni dưỡng, giáo dục và chữa bệnh. Vì vậy, có thể nói chế định giám hộ là công cụ của nhà nước tạo ra dé bảo vệ những người yếu thé trong xã hội. Những quy định của chế định nay xác định việc quản lý tài sản, thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản của người được giám hộ. Ngoài ra các chế định này cịn có những quy định mang tính hành chính như các quan hệ về cử người giám hộ, giám sát việc giám hộ.
<small>1.1.2. Khái niệm giám hộ theo luật dân sự Việt Nam</small>
Giám hộ là một chế định quan trọng được quy định trong pháp luật dân sự có nội dung xã hội sâu sắc, thé hiện sự quan tâm của xã hội và cộng đồng đối với việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Chế định nay đã được quy định trong Bộ luật dân sự 1995 trước đây và được kế thừa phát triển trong Bộ luật dân sự 2005 rồi đến Bộ luật dân sự 2015 cũng như các văn bản pháp <small>luật có liên quan (Luật Hơn nhân & gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻem...).</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Năm 1995, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua Bộ luật Dân sự có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1996. Lần đầu tiên khái niệm giám hộ được quy định dưới góc độ của luật dân sự, theo đó tại Điều 67 Bộ luật dân sự 1995 quy định “Giám hộ là việc cá nhân, tô chức hoặc cơ quan nhà nước (gọi là người giảm hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử dé thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thé nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (gọi là người được giám hộ)”. Khái niệm nêu ra ba loại chủ thể là người giám hộ bao gồm cá nhân, tổ chức và co quan nha nước tương ứng với ba loại cơ chế giám hộ được Bộ luật dân sự 1995 quy định: giám hộ đương nhiên của người thân thích, giám hộ cử của tô chức và giám hộ của cơ quan nhà nước. Đồng thời khái niệm cũng nêu lên được những đối tượng là người được giám hộ, bao gồm: người chưa thành niên, người bị tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận <small>thức, lam chủ hành vi.</small>
Bộ luật dân sự 2005 có sự thay đổi về mặt nội dung trong khái niệm giám hộ, tuy nhiên cách thức trình bày, diễn giải khơng có gì thay đổi. Giám hộ theo Bộ luật dân sự 2005 là việc cá nhân, tô chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được
Đến Bộ luật dân sự 2015 thì “Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”. Khái niệm tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật dân sự 2015 này tương đối hoàn chỉnh, khái quát một cách ngăn gọn nhất về giám hộ bao gồm ai, việc gì và được hình thành như thế nào. Tuy nhiên, ngồi có sự thay đổi trong nội dung thì về mặt thé thức trình bay hay cách hành văn vẫn khơng có sự thay đổi so với các khái niệm trước đây. Tuy nhiên, do đi vào chi tiết quá nên <small>trong khái niệm giám hộ của bộ luật dân sự còn chứa nhiêu cụm từ mà phải rõ vê</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Trong pháp luật dân sự nói riêng và trong thực tiễn áp dụng pháp luật có một
khái niệm mà thường xuyên bị nhằm lẫn với khái niệm giám hộ đó là khái niệm về đại diện. Theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật dân sự 2015 thi đại diện là việc cá nhân, <small>pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhânhoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện</small> giao dịch dân sự. Giám hộ và đại diện có những điểm tương đồng nhất định, đều là <small>việc cá nhân, pháp nhân thay mặc cho người khác, nhân danh và bảo vệ lợi ích chongười khác. Do đó, giám hộ cũng là một trường hợp đặc biệt của đại diện. Tuy</small> nhiên, giữa giám hộ và đại diện có những điểm khác nhau xuất phát từ tính chất đặc trưng của giám hộ. Nếu người đại diện chỉ nhân danh cho người được đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì giám hộ lại dé cao trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh của người giám hộ đối với người được giám hộ bên cạnh cơng việc đại diện cho người được giám hộ. Ngồi ra, nếu việc giám hộ chỉ đặt ra với cá nhân có hồn cảnh đặc biệt thì chủ thé được đại diện hầu như khơng có giới hạn bao gồm cả cá nhân và pháp nhân và trong khi một người chỉ có thé được giám hộ bởi một người (trừ bố mẹ giám hộ cho con) thì trong quan hệ đại diện, nhiều người có thể cùng đại diện cho một người. Bên cạnh đó giảm hộ và đại diện còn khác nhau về căn cứ xác lập, căn cứ kết thúc, quyền và nghĩa vụ và đặc biệt trong một sé quan <small>hệ dai diện, công việc đại diện là cơng việc được trả phi trong khi đó giám hộ làcơng việc khơng phải trả phí.</small>
1.2. Dac điểm và ý nghĩa của giám hộ 1.2.1. Đặc điểm của giám hộ
Từ những phân tích về khái niệm ở trên, có thể khái quát những đặc điểm <small>của giám hộ như sau:</small>
Về chủ thể, chủ thể của quan hệ giám hộ được giới hạn theo quy định của pháp luật, nói cách khác khơng phải ai cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật về giám hộ. Chủ thể của giám hộ được chia làm ba nhóm chính: người giám hộ, người được giám hộ và người giám sát. Đối với từng nhóm này pháp luật đều có những quy định cụ thé về đối tượng, điều kiện cũng như cách thức hình thành cũng như thay đối, cham dứt. Tuy nhiên, đặc điểm của người được giám hộ là họ luôn là cá
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">nhân và là người yếu thế còn người giám hộ và người giám sát có thể là cá nhân hoặc pháp nhân có đủ những điều kiện do pháp luật quy định.
Về mục đích của giám hộ, bản chất của giám hộ là người đại diện theo pháp luật cho cá nhân dé tham gia vào các quan hệ với co quan nhà nước, các giao dịch dân sự với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ khi họ khơng thể tự mình tham gia vào các quan hệ đó. Do đó, việc giám hộ làm phát <small>sinh quan hệ đại diện của người giám hộ với người thứ ba. Tuy nhiên, nhiệm vụ</small> chính cũng là đặc điểm riêng phân biệt giám hộ với đại điện đơn thuần là người <small>giám hộ có nghĩa vụ chăm sóc người được giám hộ, bảm đảm cho người được giám</small> hộ có cuộc sống vật chất và tinh thần tốt nhất có thê.
Về các cơ chế giám hộ, giám hộ theo Bộ luật dân sự 2015 được hình thành theo hai cơ chế: giám hộ đương nhiên, giám hộ cử. Mỗi cơ chế giám hộ này đều có những nội dung về chủ thể, điều kiện, cách thức hình thành, thay đổi, chấm dứt khác nhau. Tùy theo đó quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thé trong từng quan hệ <small>giám hộ cũng có sự khác nhau.</small>
Ngồi ra, trong quan hệ giám hộ thì một người có thể giám hộ cho nhiều người nhưng một người chỉ có thé được một người giám hộ trừ trường hợp người <small>giám hộ là cha mẹ, ông bà.</small>
1.2.2. Ý nghĩa của giám hộ
Giám hộ là một trong những chế định được ra đời với mục đích trợ giúp cho những cá nhân không day đủ về năng lực chủ thé. Sự trợ giúp của giám hộ thé hiện cả yếu tố hỗ trợ về năng lực chủ thé va cả yếu tố chăm sóc, ni dưỡng người được giám hộ. Vì vậy, chế định này được áp dụng đối với những trường hợp cá nhân
giám hộ mang nhiều ý nghĩa về cả mặt pháp lý và mặt xã hội. - Vé mặt kỹ thuật lập pháp
Giám hộ với ý nghĩa là một chế định trong pháp luật dân sự đã thể hiện được sự tiễn bộ về kỹ thuật lập pháp của nhà nước ta. So với quy định tương ứng trong <small>Luật hơn nhân va gia đình 1986, Bộ luật dân sự 1995, Bộ luật dân sự 2005 thì quy</small> định về giám hộ trong Bộ luật dân sự 2015 đã thể hiện sự hoàn thiện, tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật lập pháp. Quy định giám hộ hiện hành đã tương đối hoàn thiện về
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Nam. Hơn nữa, nội dung các quy định của chế định này trong Bộ luật dân sự 2015 đã càng tiến gần hơn với kỹ thuật lập pháp của các nước trên thé giới.
- Vé mặt pháp lý
Chế định giám hộ tạo ra cơ so dé người được giám hộ có thê hiện thực hóa các quyền mà pháp luật quy định cho mình.
+ Chế định giám hộ nhằm khắc phục tình trạng của người có năng lực pháp luật dân sự nhưng không thể bằng hành vi của minh xác lập, thực hiện được quyền và nghĩa vụ của họ vì họ là những người khơng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ <small>hoặc bi mat năng lực hành vi dan sự.</small>
+ Chế định giám hộ đảm bảo sự bình đẳng giữa các cơng dân trong xã hội trong việc được hưởng các quyền năng do luật định và việc thực thi các quyền đó trên thực tế
+ Ngồi ra, chế định giám hộ tạo ra cơ sở pháp lý cho việc nâng cao trách nhiệm của người giám hộ đối với người được giám hộ. Quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể trong chế định này sẽ là khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ.
- - Về mặt xã hội
+ Chế định giám hộ góp phần phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân
tộc ta là truyền thống tương thân tương ái, xây dung và củng cố tình cảm gắn bó tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng xã hội.
+ Thông qua các quy định về giám hộ còn thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm
của nhà nước đối với những người có hồn cảnh đặc biệt nói trên. 1.3. Chủ thể của giám hộ
Trong bất cứ một quan hệ pháp luật nào đều có sự tham gia của các bên chủ thé, quan hệ giám hộ cũng vậy. Tuy nhiên xuất phát từ tính đặc thù của mối quan hệ này mà chủ thể tham gia bao gồm những đối tượng, đặc điểm riêng khác với những quan hệ pháp luật thông thường. Quan hệ giám hộ bao gồm ba nhóm chủ thể chính: <small>người được giám hộ, người giám hộ và người giám sát việc giám hộ.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><small>1.3.1. Người được giám hộ</small>
Chế định giám hộ được đặt ra ngoài chức năng chung là điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự cịn có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ những người yếu thế trong xã hội. Mọi công dân đều được nhà nước, pháp luật trao cho những quyền và nghĩa vụ như nhau, năng lực pháp luật dân sự như nhau để tạo thực hiện các quyền và nghĩa vu của mình tuy nhiên khơng phải ai cũng có kha năng day đủ dé thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó, điều này thể hiện ở mức độ năng lực hành vi dân sự của mỗi người. Bên cạnh những người có năng lực hành vi dân sự đây đủ, thì có những người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc thậm chí bị mất năng lực hành vi dân sự và vấn đề đặt ra là họ khơng thể chăm sóc, bảo vệ cho bản thân, khơng thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào các quan hệ <small>pháp luật.</small>
<small>- Người chưa thành niên</small>
Khoản 1 Điều 21 Bộ luận dân sự 2015 quy định rằng “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tam tuổi”. Tuy nhiên không phải người chưa thành niên
<small>nào cũng là người được giám hộ, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì nhữngngười chưa thành niên sau đây là người được giám hộ:</small>
Thứ nhất, người chưa thành niên khơng cịn cha mẹ hoặc khơng xác định được cha mẹ (điểm a Khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự 2015). Đó là trường hợp cha mẹ đã chết, hoặc bị Tòa án tuyên bồ là đã chết, mat tích theo quy định của pháp luật dân sự về tuyên bố chết, mat tích và những trẻ em bị cha, mẹ bỏ rơi, không thể xác
<small>định được cha mẹ là ai.</small>
Thứ hai, người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mat năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con;
Thứ ba, cha mẹ đều khơng có khả năng chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ (điểm b Khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự 2015).
Ở trường hợp thứ hai và thứ ba này có thể hiểu một cách ngắn gọn rằng đây là nhóm người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng được giám hộ không theo yêu cầu của cha, mẹ (trường hợp thứ hai) hoặc giám hộ theo yêu cầu của cha, mẹ (trường <small>hợp thứ ba).</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">+ Những người chưa thành niên được giám hộ không theo yêu cầu của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đều mat năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha me đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con. Một người chỉ được coi là mat năng lực hành vi dan sự; có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tịa án tun bố
Cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội CO y xâm phạm sức khỏe, danh dụ, nhân phẩm của con2
Cha mẹ là người đầu tiên phải bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
<small>dự của con, nhưng họ lại khơng những khơng bảo vệ mà cịn vi phạm nghĩa vụ này</small>
thì khi họ bị kết án về các tội được quy định trong Bộ luật hình sự thì đây cũng là một căn cứ dé tịa án hạn chế quyền của họ đối với người con mà họ có hành vi vi phạm. Cha, mẹ cơ ý xâm phạm sức khỏe của con chưa thành niên là những hành vi có ý, có thê bằng hành động hoặc không hành động xâm phạm tới quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con chưa thành niên. Hành vi của cha mẹ có thé là hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc những hành vi khác gây ton hai tới sức khỏe cho <small>con chưa thành niên. Theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 thì cha, me có hành vi</small> có ý xâm phạm sức khỏe của con có thé cau thành các tội như: Tội cố ý gây thương tích cho người khác (tại các Điều 104, Điều 105 và Điều 106), tội hành hạ người
<small>2. truy cập ngày30/6/2016</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">cứu trách nhiệm hình sự, cha, mẹ cịn bị tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha,
mẹ đối với con chưa thành niên.
<small>Cha, me có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trơng nom, cham sóc,giáo đục, ni dưỡng con</small>
Cha mẹ phải có nghĩa vụ trơng nom con, không để con bị những người khác xâm hại hoặc khơng để con rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe; chăm sóc là việc cha mẹ cần quan tâm sức khỏe, tinh thần và giáo dục con, tùy theo điều kiện mà khám chữa bệnh cho con. Nuôi dưỡng là phụ thuộc vào điều kiện của mình mà cha mẹ tạo cho con những điều kiện vật chất tốt nhất có thể để con phát triển tốt về thé chat, trí tuệ. Vậy vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ này là như thế nào? Hiện nay pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thé vi vậy rất khó cho Tịa án áp dung căn cứ này. Do vậy khi áp dụng căn cứ này cần hiểu vi phạm nghiêm trọng là trường hợp cha me đã khơng hề trơng nom, chăm sóc và ni dưỡng con cái thường xuyên,
<small>cha mẹ đã bỏ mặc con, không bảo vệ hoặc không lường trước được những nguy</small>
hiểm mà lẽ ra phải biết đối với con, làm cho con bị rơi vào tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, hay khơng có một mơi trường sống an
tồn ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của con.
Cha, mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc đối với con <small>chưa thành niên là việc cha, mẹ không quan tâm, quản lý con, không bảo vệ con</small> một cách tốt nhất, làm cho con chưa thành niên bị thiệt hại về sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm. Cha, mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ chăm sóc, trơng nom con được
thể hiện dưới những hình thức như cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên; cha, mẹ bắt con lao động sớm dẫn đến con rơi vào tình trạng bị lạm dụng và bị bóc lột sức lao động; cha, mẹ thiếu sự quan tâm làm cho con bị tai nạn thương tích nặng ...
Cha, mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với con chưa thành niên là trường hợp cha, mẹ đã không cung cấp vật chất dé đảm bảo cuộc sống thường ngày của con chưa thành niên. Hậu quả của hành vi này gây nguy hiểm cho <small>tính mạng, sức khỏe của con chưa thành niên. Việc vi phạm nghĩa vụ ni dưỡng</small> của cha, mẹ có thé là trường hợp cha, mẹ có điều kiện, có tài sản nhưng đã khơng dùng tài sản đó chỉ tiêu cho những nhu cầu thiết yếu hăng ngày của con chưa thành <small>niên như ăn, mặc... Hoặc trường hợp cha, mẹ có khả năng lao động nhưng đã</small> khơng nỗ lực lao động để có tài sản ni sống con chưa thành niên, làm cho con không đủ dưỡng chất cho sự phát triển, thậm chí con cịn bị bỏ đói gây ảnh hưởng <small>nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe của con.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><small>Cha, mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giáo dục con chưa thành niên là</small> việc cha, mẹ đã không thực hiện nghĩa vụ giáo dục con hoặc quá lạm dụng quyền giáo dục con, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển về thể chất, về trí tuệ, tinh thần,
đạo đức của con chưa thành niên. Hậu quả dẫn tới là con có những hành động gây
<small>hại cho chính bản thân, cho người khác và cho xã hội. Cha, mẹ vi phạm nghĩa vụ</small> giáo dục đối với con chưa thành niên biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Chăng hạn, cha, mẹ ép con học hành mà không quan tâm tới khả năng của con, làm
<small>vượt qua khó khăn đó mà lại dùng những lời lẽ xúc phạm, mạt sát con gây ảnh</small>
hưởng tới danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của con.
<small>Cha, mẹ có hành vi phá tan tài san của con</small>
Pháp luật nước ta cơng nhận con có quyền có tài sản riêng, theo quy định của Bộ luật Dân sự thì tài sản của con dưới 15 tuổi do cha mẹ quản lý, như vậy cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ khối tài sản của con, nhưng hiện nay có vướng mắc với quy định này là như khi tài sản của cha mẹ không đủ thì phải lấy tài sản của con để đảm bảo cho những như cầu thiết yếu của gia đình và nhu cầu của con khi đó có được coi là phá tán hay không? Hay cha mẹ dùng tài sản của con vào đầu tư kinh doanh nhưng chăng may bị phá sản, bị mat vậy có được coi là phá tán hay khơng? Hiện nay chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, tuy nhiên nếu xem việc bố mẹ lấy tài sản của con để bảo đảm cho nhu cầu thiết yếu của gia đình và của con hoặc cha mẹ dùng tài sản của con dưới 15 tuổi vào dau tư kinh doanh nhưng chăng may bị phá sản là hành vi <small>phá tán tài sản của con thì chưa hợp tình và hợp lí. Bởi vì suy cho cùng những tàisản này được cha mẹ sử dụng vào mục đích chính đáng, phục vụ gia đình và vì</small> tương lai của con, việc tài sản của con bị mắt đi do phá sản, hay thua lỗ trong kinh doanh là việc mà cha mẹ khơng hề mong muốn. Vì vậy dé xác định cha me có hành vi phá tán tài sản của con cần dựa vào hoàn cảnh thực tế của từng gia đình, dựa vào <small>mục đích cha mẹ dùng tài sản của con. Khi cha mẹ dùng tải sản của con khơng vì</small> nhu cầu chung của gia đình và của con mà dùng vào những mục đích khơng tốt khác ví dụ như: đánh bạc, ăn chơi,...thì đó là cơ sở để nhận định “cha mẹ có hành <small>vi phá tan tai sản của con.</small>
<small>Cha, me có lồi sơng doi trụy</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">Cha mẹ có nghĩa vụ tạo cho con có một mơi trường song lanh manh va cha me phải là những tam gương sáng dé con phát triển đúng chuẩn về thé chat, trí tuệ và đạo đức. Nếu cha mẹ có lối sống đồi trụy, tức là cha mẹ đã tạo ra một môi trường sống không lành mạnh, do vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bình thường của con, nhất là về dao đức và tinh than. Tuy nhiên rất khó dé xem cha mẹ có lối song nao là lỗi sống đồi trụy dé hạn chế quyền của cha mẹ.
Khi cha, mẹ có lối sống đồi trụy, tức cha, mẹ có lối sống lệch lạc, có những hành vi thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật. Khi đó nếu con song chung với cha, me sẽ tao cho con có mơi trường sống khơng lành mạnh, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển tâm sinh lý, nhân cách của con. Nếu cha, mẹ có lối song léch chuan, rat dé tao cho con bị ảnh hưởng chính lối sống đó. Khi đó, có thé con sẽ có những suy nghĩ sai lầm, đạo đức xuống cấp. Nguy hiểm hơn, lối sống không lành mạnh của cha, mẹ cịn có thê là ngun nhân dẫn tới những hành vi phạm tội của
con. Một trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội của người chưa thành
niên là có cha, mẹ hoặc người trong gia đình thiếu gương mẫu, vi phạm pháp luật.
<small>Cha, mẹ xui giục, ép buộc con làm những việc trai pháp luật, trai đạo đứcxã hội</small>
Nếu cha mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội cũng là một căn cứ hạn chế quyên, đây là một hiện tượng xuất hiện nhiều trong những năm gần đây như ép và lôi kéo con vào việc buôn bán ma túy, ép hay bao che cho con ăn trộm hay lôi kéo con vào việc gây tôn hại tới tính mạng, sức <small>khỏe của người khác, ép con bán dâm... Đó là một hành vi vi phạm nghiêm trọngnghĩa vụ của cha mẹ, cha mẹ đã không bảo vệ con mà cịn tạo cho con hình thành</small> nhân cách không tốt, ảnh hưởng sự phát triển của con, đồng thời ảnh hưởng tới trật <small>tự công cộng.</small>
<small>Cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã</small> hội, đó là việc cha, mẹ có hành vi, lời nói, thái độ thé hiện sự kích động, dụ dỗ, lừa phinh... tác động tới ý chí tư tưởng của con chưa thành niên, dẫn đến con có những <small>hành vi vi phạm pháp luật hoặc có hành vi trái dao đức xã hội. Hậu quả của việc xúi</small> giuc, dụ đỗ này có thé làm cho con có hành vi phạm tội hay vi phạm pháp luật hành chính. Hiện nay, khơng ít người cha, người mẹ vì lợi nhuận, vì sức hút đồng tiền là quên mất trách nhiệm làm cha, làm mẹ của mình, khơng những khơng bảo vệ con, tạo cho con có một mơi trường sống an tồn, hướng và giáo dục con tuân thủ pháp
<small>luật, chuân mực đạo đức xã hội mà con xúi giục, ép buộc, lôi kéo con thực hiện</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">những hành vi vi phạm pháp luật. Chăng hạn, cha, mẹ ép con bán dâm; lợi dụng con
Nếu thuộc một trong những trường hop này thi Tịa án có căn cứ dé hạn chế quyền của cha mẹ đối với con. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là trong trường hợp người cha, mẹ bị hạn chế quyền này có nhiều con chưa thành niên. Việc giám hộ được đặt ra đối với người con chưa thành niên mà cha, mẹ bị hạn chế quyền hay đối với tất
<small>cả người con chưa thành niên?</small>
+ Người chưa thành niên là người được giám hộ theo yêu cầu của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ khơng có đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó. Việc giám hộ chỉ đặt ra khi có yêu cầu của cha và mẹ, nếu một trong hai người yêu cầu hoặc cả hai khơng u cau thì việc giám hộ cũng khơng xảy ra. Bởi vì nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục con, đại diện cho con trước tiên thuộc về cả cha và mẹ, người đã sinh ra con. Cả Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015 đều khơng có hướng dẫn cụ thé như thế nào là “cha, mẹ khơng có đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục con” tuy nhiên có thể hiểu là đây là trường hợp cha, mẹ phải thi hành án phạt tù có thời hạn; cha, mẹ đi nước ngồi khơng có điều kiện chăm sóc, giáo <small>dục con chưa thành niên...</small>
Tóm lại, người chưa thành niên được giám hộ cần phải có cả cha và mẹ thuộc vào một trong các trường hợp nêu trên. Ví dụ như, người cha đã chết còn người mẹ bị Tòa tuyên bố mat năng lực hành vi dân sự hoặc người mẹ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người cha đang thi hành án phạt tù. Bởi nếu cha mẹ cịn một người khơng lâm vào tình trạng không thé thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với
con, thì người con chưa thành niên vẫn chưa lâm vào tình trạng khơng có người chăm sóc, giáo dục, đại diện cho mình, do vẫn cịn cha hoặc mẹ thực hiện nghĩa vụ
Nếu con chưa thành niên còn cha, mẹ và cha, mẹ vẫn đủ điều kiện, khả năng
<small>bảo vệ chăm sóc và ni dưỡng con thì khi đó cha, mẹ là người đại diện cho con</small>
chưa thành niên theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 . Quan hệ
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">giám hộ chi đặt ra khi cha mẹ không du điều kiện, khả năng bảo vệ, chăm sóc và <small>ni dưỡng con chưa thành niên.</small>
Trước đây, trong Bộ luật dân sự 2005 việc giám hộ chỉ bắt buộc đặt ra nếu
người chưa thành niên chưa đủ mười lăm tuôi (khoản 3 Điều 58 Bộ luật dân sự
2005). Theo đó có thể hiểu là đối với những người chưa thành niên ở lứa tuôi từ đủ mười lim tuôi đến chưa đủ mười tám tuổi khơng cịn cả cha lẫn me; hoặc cịn cha, mẹ nhưng họ đều bị mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ khơng có điều kiện chăm sóc, giáo dục và có yêu cầu về việc giám hộ, tùy theo điều kiện cụ thể của người chưa thành niên mà đặt ra van dé có giám hộ hay không. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2015 đã bỏ quy định này theo đó thì việc giám hộ đặt ra là bắt buộc đối với tất cả người chưa thành niên thuộc đối tượng được giám hộ tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự 2015. Mặc dù người chưa thành niên ở lứa tuổi từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám ti tuy đã có sự trưởng thành về thé chất và nhận thức nhất định, được pháp luật cho phép tự mình xác lập, thực hiện một SỐ giao dịch dân sự nhưng những đối tượng này, có thé họ khơng cần phải có người trơng nom, chăm sóc nhưng vẫn cần có người định hướng, người đại diện để bảo quyên và lợi ích hợp pháp của họ đặc biệt là khi phát sinh tranh chấp. Do đó, Bộ luật dân sự 2015 quy định người chưa thành niên thuộc trường hợp được giám hộ tại khoản 1 Điều 47 ở mọi lứa tuổi đều bắt
<small>buộc phải có giám hộ là hợp lí, có khác chăng chỉ là nghĩa vụ của người giám hộ</small>
đối với người chưa thành niên chưa đủ mười lăm tuôi và người chưa thành niên từ đủ mười lam tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi.
- _ Người mat năng lực hành vi dân sự
Người mất năng lực hành vi dân sự là người được giám hộ theo quy định của
Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 thì:
“1. Khi một người do bị bệnh tâm thân hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyên, lợi ich liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bồ người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giảm định pháp y tâm than.
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22"><small>Khi không con căn cứ tuyên bô một người mát nang lực hành vi dân sự thìtheo u câu của chính người đó hoặc của người có qun, lợi ích liên quan hoặccủa cơ quan, to chức hữu quan, Toa án ra quyêt định huỷ bo quyét định tuyên bômát năng lực hành vi dân sự.</small>
<small>2. Giao dich dân sự của người mat năng lực hành vi dan sự phải do ngườiđại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”.</small>
Bộ luật dân sự 1995 quy định người được giám hộ là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, trong khi Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015 thay đổi quy định này thành người được giám hộ phải là người mat năng lực hành vi dân sự. Hai loại chủ thé này theo quy định của pháp luật, chỉ có tình trạng bệnh tật giống nhau nhưng không
trùng nhau về mức độ năng lực hành vi dân sự. Bởi vì cá nhân được xác định là mất
năng lực hành vi dân sự cần phải đảm bảo hai điều kiện: Thứ nhất, điều kiện cần chính là tình trạng mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn tới tình trạng khơng nhận thức và làm chủ hành vi. Thứ hai, điều kiện đủ là có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên cá nhân là mat năng lực hành vi dân sự, dựa trên hai cơ sở là có u cầu của những người có qun lợi ích liên qua và có xác nhận của tổ chức y tế có thâm quyền về tình trạng bệnh tật của cá nhân này. Như vậy, nếu cá nhân chỉ mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình và khơng có quyết định của Tòa án tuyên bố mắt năng lực hành vi
giám hộ. Tuy nhiên, cần xem xét tính hợp lý từ quy định này của Bộ luật dân sự
Thứ nhất, mục đích của giám hộ, như đã nói ở trên, là tạo sự trợ giúp về mặt pháp lý cho cá nhân không đầy đủ về năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, giám hộ, còn mang tinh chất đặc trưng là các chủ thé cần giám hộ không chỉ cần được trợ giúp về mặt pháp lý vì khuyết thiếu năng lực pháp ly mà còn là những chủ thé cần
<small>được chăm sóc, bảo vệ.</small>
<small>Thứ hai, một mặt vì tâm lí e ngại các thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục</small> tại Toa của đa số người dân, một mặt vì họ chưa nhận thức được các lợi ích của việc tuyên bố mat năng lực hành vi dân sự cho người thân thích của họ. Vì vậy, trong xã
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">hội có khơng ít người bệnh tâm thần vẫn đang sống và thậm chí là tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự mà họ không được công nhận là người mat năng lực hành <small>vì dân sự dan đên việc giám hộ khơng được đặt ra.</small>
Việc này đặt ra van đề có nên quay trở lại quy định như Bộ luật dân sự 1995, đó là người được xác định là mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn tới tình trạng không nhận thức và làm chủ hành vi của mình là người cần có người giám hộ, dé đảm bảo việc chăm sóc va bảo vệ hop lý quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thé này, đồng thời đảm bảo được tinh thần nhân đạo luôn xuyên suốt định hướng trong các văn bản pháp luật của hệ thong phap luat Viét Nam.3
<small>- Người có khó khăn trong nhận thức va lam chủ hành vi</small>
<small>Khái niệm “ngwoi có khó khăn trong nhận thức, lam chủ hành vi? là mộtkhái niệm hoàn toàn mới được quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Theo đó người</small> có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người được giám hộ cũng lần đầu <small>tiên được quy định trong Bộ luật dân sự 2015.</small>
Tại điều 23 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1. Người thành niên do tình trạng thé chất hoặc tinh than mà không đủ khả năng nhận thức, lam chủ hành vi nhưng chưa đến mức mat năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cau của người này, người có quyên, lợi ich liên quan hoặc của cơ quan, tô chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm than, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và
<small>chỉ định người giảm hộ, xác định quyên, nghĩa vụ của người giám hộ.</small>
3. Khi khơng cịn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cau của chính người đó hoặc của người có qun, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tô chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.
<small>Theo đó thì một người được xem là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ</small> hành vi khi đáp ứng đủ các điều kiện:
- Người từ đủ từ 18 tuổi trở lên.
- Người do tinh trạng thé chất hoặc tinh than mà không đủ khả năng nhận thức, lam chủ hành vi nhưng chưa đến mức mat năng lực hành vi dân sự.
<small>3. truy cập ngày15/7/2017</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">- Theo yêu cầu của người này, người có qun, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tơ chức hữu quan.
- Kết luận giám định pháp y tâm than.
- Quyết định của Tòa án tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trên cơ sở kết luận giám định pháp ý tâm than.
Sự ghi nhận và quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong Bộ luật dân sự 2015 đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để giải quyết những vướng mắc, khó khăn trên thực tiễn (bởi các nguyên do ti tác, tai
nạn, bệnh tật...). Ngồi người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự thì người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có thể được xem là người có khuyết thiếu về năng lực hành vi dân sự. Để đảm bảo quyền bình đắng của nhóm người này khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, Bộ luật dân sự 2015 lần đầu tiên quy định về việc giám hộ cho người có khó khăn trong nhận <small>thức, làm chủ hành vi. Tuy nhiên như đã nêu ở trên, một người chỉ bị coi là khó</small> khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình khi đã có sự tun bố của Tịa án, trong khi đó Điều 46 Bộ luật dân sự 2015 quy định người được giám hộ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Vơ hình chung, người không thé nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa bị Tịa án tun bố về tình trang đó thì khơng cần người giám hộ. Quay lại quy định về người được giám hộ tại Điều 67 Bộ luật dân sự 1995 quy định người được giám hộ là “người bị bệnh tam thân hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình”, quy định này có phần tiễn bộ và mang tính thực tiễn hơn quy định của Bộ luật dân sự 2005 và Bộ
Điểm mới rất hay trong quy định này đó là cho phép cá nhân có thê lựa chọn <small>cho mình người giám hộ ngay từ trước khi bi rơi vào tình trạng khơng nhận thức va</small> làm chủ hành vi (khoản 2 Điều 46 Bộ luật dân sự 2015). Điều này là hoàn toàn phù hợp và được coi là có sự học hỏi pháp luật các nước trên thế giới. Theo quy định <small>của Bộ luật dân sự Camphuchia, những người không đủ khả năng nhận thức và dự</small> liệu được kết quả mang tính pháp lý từ hành vi của mình gây ra do những khiếm <small>khuyêt về mặt trí tuệ và những người hạn chê năng lực hành vi dân sự được bảo vệ</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">bang cơ chế bảo trợ (Điều 28 và Điều 32), cơ chế bảo trợ song song với cơ chế giám hộ là các cơ chế khác nhau dé bảo vệ quyền và lợi ích của nhóm chủ thé yếu thé trong pháp luật Camphuchia, cùng với đó là sự phân định cụ thể những đối tượng, <small>với những điêu kiện nao thì được áp dụng cơ chê bảo vệ đó.</small>
Tuy nhiên, quy định này của Bộ luật dân sự 2015 vẫn tồn tại điểm bất cập khi người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình khơng u cầu người giám hộ vì khơng muốn hoặc khơng có khả năng, đồng thời Tòa án cũng chưa tuyên bố họ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì có cần người giám hộ đối với họ khơng. Rõ ràng, khi đó người này cần có người giám hộ nhưng gặp khó khăn vì phải có quyết định của Tịa để xác định họ là người có khó <small>khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình và chờ Tòa án chỉ định người giámhộ.</small>
về người được giám hộ, Bộ luật dân sự Pháp quy định người được giám hộ bao gồm: người chưa thành niên mà cả cha và mẹ đều chết hoặc bị tước quyền thực hiện quyền của cha mẹ và con ngoài giá thú nếu đứa trẻ đó khơng được cả cha lẫn mẹ tự nguyện công nhận con (Điều 390); người thành niên có khả năng về tinh thần bị suy giảm do bệnh tật, do tật nguyên hoặc tudi tác (Điều 490 và Điều 492). Về cơ bản, quy định về những người được giám hộ theo pháp luật Pháp cũng tương đồng với pháp luật Việt Nam (chỉ khác trường hợp khi cha, mẹ có u cầu thì người con <small>chưa thành niên cũng được giảm hộ).</small>
<small>1.3.2. Người giám hộ</small>
<small>Người giám hộ là cá nhân hoặc pháp nhân, thực hiện việc chăm sóc, bảo vệngười được giám hộ và đại diện cho người giám hộ trong các giao dịch dân sự vì lợiích của người được giám hộ. Người giám hộ được xác định theo quy định của pháp</small> luật nhưng đề cao tính tự nguyện, bởi ngồi nghĩa vụ làm người đại diện thì việc chăm sóc, bảo vệ, chữa bệnh cho người được giám hộ muốn đạt hiệu quả cao thì cần đến cái tâm của người giám hộ.
<small>- Giám hộ là cá nhân</small>
Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật dân sự 2015 thì cá nhân có đủ các điều <small>kiện sau được làm người giám hộ:</small>
+ Có năng lực hành vi dân sự đây đủ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">+ Có tu cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết dé thực hiện quyền, nghĩa <small>vụ của người giám hộ.</small>
<small>+ Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị</small>
kết án nhưng chưa được xố án tích về một trong các tội có ý xâm phạm tính mạng, <small>sức khoẻ, danh dự, nhân phâm, tài sản của người khác.</small>
+ Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa
<small>thành niên.</small>
So với quy định về điều kiện của người giám hộ là cá nhân được quy định tại Điều 60 Bộ luật dân sự 2005 thì Bộ luật dân sự 2015 đã quy định một cách chặt chẽ hơn, Bộ luật dân sự 2015 bổ sung thêm điều kiện: người giám hộ là cá nhân khơng <small>phải là người bị Tịa án tun bơ hạn chê quyên đôi với con chưa thành niên.</small>
Người chưa thành niên về mặt nhận thức xã hội kinh nghiệm cuộc sống còn it, người mat năng lực hành vi hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì khơng có hoặc bị hạn chế khả năng nhận thức và làm chủ hành vi cua <small>mình. Người giám hộ ngoài việc là đại diện cho người được giám hộ trong các quan</small> hệ với Nhà nước, trong hầu hết các giao dịch dân sự còn là người chăm sóc, bảo vệ quyền lợi cho người được giám hộ. Vì vậy người giám hộ phải là người có tư cách đạo đức tốt và phải có các điều kiện cần thiết dé thực hiện quyên, nghĩa vụ của người giám hộ. Trong trường hợp đạo đức của người giám hộ khơng tốt sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của người chưa thành niên, dễ xâm phạm đến quyên, lợi ích của người mat năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Tuy nhiên, nếu người giám hộ có tư cách đạo đức tốt nhưng khơng có điều kiện cần thiết để làm người giám hộ thì việc giám hộ cũng khơng đạt được mục đích như mong muốn. Theo quan điểm cá nhân thì điều kiện cần thiết ở đây có thé hiểu là điều kiện về sức khỏe, kinh tế... Điều đáng lưu ý ở đây là như thế nào là người có đạo đức tốt và điều kiện cần thiết là những điều kiện gì <small>thì Bộ luật dân sự 2015 cũng như các văn bản pháp luật hiện hành chưa có giải</small> thích cụ thé. Đây là những khái niệm trừu tượng và rất khó xem xét trên thực tế.
Trong Bộ luật dân sự Pháp có quy định về điều kiện của người giám hộ tại các Điều 443, 444 và 445 đó là người giám hộ không phải là người bị kết án đại hình hoặc bị cắm thực hiện việc giám hộ theo Bộ luật hình sự; người bị tước quyền
<small>cha mẹ đơi với con; người có đạo đức khơng tơt; người được cử làm giám hộ hoặc</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">người thân người đó có tranh chấp với người được giám hộ về quan hệ nhân thân, <small>tài sản. Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định: Người vị thành niên, người khơng có</small> năng lực hành vi đầy đủ, người bị phá sản, người vợ (chồng), người thân thích cùng dòng máu trực hệ với họ đang hoặc đã khởi kiện chống người được giám hộ thì khơng được làm người giám hộ (Điều 846). Trong Bộ luật dân sự Thái Lan người giám hộ không phải là người bị tuyên mat năng lực hành vi dân sự, người bi pha sản, người có hoặc đã có một việc kiện chống lại vị thanh niên, bỗ mẹ hoặc anh chị em ruột của người chưa thành niên....(Điều 1587). Khi so sánh các quy định này so với quy định trong Bộ luật dân sự 2015 của nước ta có thể thấy rằng tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt điều luật song đều có sự tương đồng nhất định. Chỉ có một điểm khác biệt dễ nhận ra đó là trong các Bộ luật trên đều có quy định về trường hợp người có hoặc đã có vụ kiện liên quan đến người được giám hộ, bố, mẹ, anh chị em ruột của người cần được giám hộ thì khơng được làm người giám hộ. Khi một người giám hộ có mâu thuẫn về lợi ích hay nhưng tư thù cá nhân đối với người được giám hộ thì sẽ khơng bảo đảm được quan hệ giám hộ sẽ được thực hiện tot, đúng với ý nghĩa của nó. Vi vậy đây là một quy định hợp lí ma chúng ta cần tham khảo dé hồn thiện pháp luật.
<small>- Giám hộ là pháp nhân</small>
Trước đây, Bộ luật dân sự 2005 quy định ngồi cá nhân thì cơ quan, tơ chức có thê làm người giám hộ, tuy nhiên trong Bộ luật này lại không quy định điều kiện của cơ quan, tô chức khi làm giám hộ; cơ quan, tơ chức này có cần thiết phải là pháp nhân hay không hay cụ thể là co quan, tổ chức cụ thé nào. Vì pháp luật khơng có quy định nên chúng ta có thê suy đốn bất cứ cơ quan tổ chức hợp pháp nào cũng có thể là người giám hộ, mà khơng cần phải có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên theo quy định về chủ thể của quan hệ dân sự phải là pháp nhân, cho nên tổ chức phải có <small>tư cách pháp nhân thì mới tham gia quan hệ dân sự với tư cách là người giám hộ</small> được. Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật tố tung dân sự, Luật t6 tụng hành chính <small>thì ngun đơn, bị đơn phải là cá nhân hoặc pháp nhân.</small>
Đề khắc phục sự thiếu sót đó thì Bộ luật dân sự 2015 đã lần đầu tiên quy định pháp nhân là người giám hộ (khoản 1 Điều 46) và điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ (Điều 50).
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">Điều 50 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện của pháp nhân làm người <small>giám hộ như sau:</small>
<small>+ Pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.</small>
<small>+ Có điêu kiện cân thiét đê thực hiện quyên và nghĩa vụ của người giám hộ.</small> Về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 86 như sau:
<small>“1, Năng lực pháp luật dán sự của pháp nhán là khả năng của pháp nhân có</small> các quyên, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyên thành lập hoặc cho phép thành lập; néu pháp nhân
<small>phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhán phát sinh từ</small>
thời điểm ghi vào số đăng ky.
3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt ké từ thời điểm cham
<small>dut pháp nhan”.</small>
Năng lực pháp luật của pháp nhân khơng bi hạn chế nhưng cịn phụ thuộc và quy định của các văn bản pháp luật chuyên biệt về loại hình pháp nhân, trong quyết định thành lập và Điều lệ của pháp nhân. Vì vậy để đảm bảo tính hiệu quả của giám <small>hộ thì pháp nhân làm người giám hộ phải có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với</small> việc giám hộ. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2015 chưa có quy định hướng dẫn chi tiết như thế nào là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ cũng như điều kiện cần thiết dé pháp nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ giám hộ là <small>gì. Ngồi ra Bộ luật dân sự 2015 cũng phân chia pháp nhân thành hai loại: pháp</small> nhân thương mại (Điều 75) và pháp nhân phi thương mại (Điều 76). Trong đó, pháp nhân thương mại là doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế; còn pháp nhân phi thương mại là cơ quan nhà nước, đơn vi vũ trang nhân dân, tơ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi <small>thuong mai khac.</small>
<small>Một người có thé giám hộ cho nhiêu người, miên sao ho có đủ các điêu kiện</small> dé thực hiện việc giám hộ. Nhưng ngược lại một người chỉ có thé được một người
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><small>giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giảm hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ</small> cho cháu (khoản 2 Điều 47 Bộ luật dân sự 2015). Về vấn đề này, Bộ luật dân sự Pháp có quy định mở hơn, theo Điều 417 Bộ luật dân sự Pháp thì căn cứ vào khả năng của các đương sự: và tinh trang tài sản cần quản lý, hội đồng gia tộc có thé quyết định phân chia việc giám hộ cho một người giám hộ về nhân thân và một người giám hộ về tài sản, hoặc giao việc quản lý một số tài sản nhất định cho một người giám hộ bồ sung.
<small>1.3.3. Người giám sát</small>
Trong quan hệ giám hộ, ngồi hai đối tượng chính là người giám hộ và người được giám hộ thì cịn có một chủ thê khác đó chính là người giám sát. Người giám sát là người theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người giám hộ liên <small>quan đên việc giám hộ.</small>
Điều 51 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về người giám sát việc giám hộ <small>như sau:</small>
<small>+ Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sat</small>
việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác <small>làm người giám sát việc giám hộ. Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải</small> được sự đồng ý của người đó.
Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú <small>của người được giám hộ.</small>
<small>được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của người được giámhộ.</small>
<small>+ Trường hợp khơng có người thân thích của người được giám hộ hoặcnhững người thân thích khơng cử, chọn được người giảm sát việc giám hộ theo quy</small> định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30"><small>cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh châp vêviệc cu, chọn người giám sát việc giám hộ thi Tịa án qut định.</small>
<small>Như vậy có thê khái qt vê người giám sát việc giám hộ được quy định theoBộ luật dân sự 2015 như sau:</small>
<small>Về đôi tượng, người giám sát việc giám hộ có thê là cá nhân hoặc pháp nhân;có thê là người thân thích của người được giảm hộ hoặc người khác.</small>
<small>Về điêu kiện, cá nhân làm người giám sát việc giám hộ phải là người có nănglực hành vi dân sự đây đủ, pháp nhân làm người giám sát việc giám hộ phải có nănglực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát và cả cá nhân, pháp nhân làm người</small> giám sát việc giám hộ đều phải có điều kiện can thiết để thực hiện việc giám sát.
Về căn cứ hình thành, người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc <small>chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát; trong trường hợp người đượcgiám hộ khơng có người thân thích hoặc người thân thích khơng cử, chọn được</small> người giám sát giám hộ thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử <small>cá nhân, pháp nhân giám sát việc giám hộ.</small>
<small>Vệ đăng kí, trường hợp người giám sát việc giám hộ liên quan đên quản lytài sản của người được giám hộ thì phải đăng kí tại Uỷ ban nhân dân câp xã nơi cưtrú của người được giám hộ.</small>
Về quyền và nghĩa vụ của người giám sát việc giám hộ: theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ; xem xét, có ý kiến kip thời băng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ tại Điều 59 Bộ luật dân sự 2015; yêu cầu thay đối, chấm dứt việc giám hộ, <small>giám sát việc giám hộ.</small>
1.4. So sánh quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với quyền và nghĩa vụ của
<small>người giám hộ.</small>
Xuất phát từ tinh thần được quy định trong Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cha mẹ có trách nhiệm ni dạy con cái thành những công dân tốt...Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">quy định của Luật Hơn nhân và gia đình 2014. Vì vậy nghĩa vụ và quyền của cha <small>mẹ và con cũng được quy định rõ ràng tại mục 1 Chương V Luật Hơn nhân gia đình</small> 2014, ngồi ra quyền và nghĩa vụ này còn được quy định trong, Bộ luật dân sự <small>2015, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, Luật nuôi con nuôi 2010 và</small> các văn bản pháp luật khác có liên quan. Còn giám hộ một chế định được luật dân sự điều chỉnh, là một quan hệ pháp luật dân sự phát sinh dựa trên quy định của pháp luật, từ đó người giám hộ có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với người được giám hộ. Điểm tương đồng giữa quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với quyền và nghĩa vụ của người giám hộ là việc chăm sóc, bảo vệ con (đối với cha, mẹ) và người được giám hộ (đối với người giám hộ). Tuy nhiên giữa hai chế định này có những điểm khác nhau, cụ thê:
- Về căn cứ xác lập quyền và nghĩa vụ, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con là quyền tự nhiên, phát sinh dựa trên quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Thời điểm người con được sinh ra hoặc người con được nhận nuôi là thời điểm làm phat sinh những quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ được cụ thê hóa trong Luật Hơn nhân và gia đình, Luật dân sự, Luật ni cịn ni...Cịn đối với quyền và nghĩa vụ của người giám hộ, những quyền và <small>nghĩa vụ này không phải tự nhiên mà có, chỉ khi phát sinh quan hệ giám hộ trong</small> những trường hợp luật định thì mới phát sinh quyền và nghĩa vụ của người giám hộ. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ được quy định trong Bộ luật dân sự , Luật <small>hôn nhân và gia đình...</small>
- Về chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vu, tất cả cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ đối với con cái của họ mà không phụ thuộc và điều kiện năng lực hành vi dân sự của họ. Có nghĩa là một người mắt năng lực hành vi dân sự cũng có những quyền và nghĩa vụ nhất định với con của người đó. Tuy nhiên, quan hệ giám hộ lại khác, đối tượng thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngươi giám hộ bắt buộc phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Về phạm vi quyền và nghĩa vụ, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ rộng hơn và bao hàm cả quyền và nghĩa vụ của người giám hộ. Ví dụ cha mẹ có quyền thỏa thuận với nhau dé thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản có đăng ký quyên sở hữu của con chưa thành niên; đối với các giao dịch này thì người giám hộ phải thực hiện dựa trên sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ; hoặc như cha mẹ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra dù cha mẹ có lỗi hay khơng có lỗi, trong khi đó người giám hộ chỉ bồi thường thiệt hại do
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">người được giám hộ gây ra nếu người giám hộ có lỗi trong việc giám hộ...Nghĩa vu của cha mẹ là phải “yêu thương con” xuất phát từ tình cảm gia đình, huyết thống và ni dưỡng cịn đối với người giám hộ, nghĩa vụ này luật không quy định, chỉ mang tính chất khuyến khích tự nguyện.
Ngồi ra, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ là như nhau khơng có sự phân biệt nhưng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ là khác nhau tùy thuộc vào người được giám hộ, ví dụ như quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người mat năng lực hành vi dân sự được quy định cụ thê tại Điều 57, Điều 58 Bộ luật dân sự 2015 cịn đối với người có khó khăn trong nhận thức, điều khiển hành vi lại theo quyết <small>định của Tòa án.</small>
- Về thay đổi, cham dứt quyền và nghĩa vụ, đối với cha mẹ quyền và nghĩa vụ với con thay đổi tùy theo độ tuổi của người con, con chưa thành niên hay con đã thành niên và quyền và nghĩa vụ của cha mẹ khơng có sự cham dứt. Trong khi đó, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ có sự chấm dứt khi quan hệ giám hộ chấm
<small>dứt dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định như: người được giám hộ đã thành</small>
niên, người giám hộ mat năng lực hành vi dân su...
Nhìn chung, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ so với quyền và nghĩa vụ của người giám hộ có điểm tương đồng. Tuy nhiên xuất phát từ quan hệ huyết thong va nuôi dưỡng, mà quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con có tính đặc thù hơn, mang nặng tính trách nhiệm trong việc đảm bảo cho con phát triển về cả thể chất, tinh thần và tư cách dao đức. Theo đó thì cha me khơng những ni dưỡng, chăm lo cho con bằng tình u thương mà còn phải giáo dục tri thức và nhân cách cho con. Đây là trách nhiệm bắt buộc đối với bố mẹ còn đối với người giám hộ những nội dung này chỉ mang tính khuyến khích, chủ yếu vẫn là việc chăm sóc và bảo vệ <small>người được giám hộ.</small>
Van đề thực tiễn đặt ra liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và quyền <small>và nghĩa vụ của người giám hộ, đó là khi người chưa thành niên được giám hộ theo</small> yêu cầu của cha mẹ, lúc này người chưa thành niên có người giám hộ khi vẫn còn <small>cha mẹ, đặt ra câu hỏi ai là người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên</small> khi Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 141 về người đại diện theo pháp luật cho cá nhân bao gồm: cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ....Cụ thể nếu người chưa thành niên viết di chúc thì cha, mẹ hay người giám hộ được thực hiện quyền đồng ý. Điều này pháp luật chưa có quy định để giải quyết trường hợp này trong thực tế, theo quan điểm cá nhân của tác giả
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">thì nếu có phạm vi giám hộ được đặt ra khi cha, mẹ yêu cầu giám hộ thì việc xác định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ phụ thuộc vào phạm vi giảm hộ, bao gồm cả việc người giám hộ có là đại diện cho người được giám hộ hay không, hay đại diện trong những van dé cụ thé gì. Tuy nhiên trên thực tế, đa số các trường hợp bố mẹ yêu cầu người giám hộ cho con đều là do bố mẹ ở xa hoặc không đủ điều kiện sức khỏe dé chăm sóc, vì vậy việc giám hộ này thực chất đề cao tính chăm sóc, bảo vệ, ni dưỡng hơn, còn các van dé mang tinh dai dién cho nguoi chua thanh niên thì bố mẹ vẫn là người chịu trách nhiệm, bao gồm cả việc đồng ý cho con chưa <small>thành niên lập di chúc.</small>
1.5. Các cơ chế giám hộ
Bộ luật dân sự năm 1995 quy định ba cơ chế giám hộ cho những người chưa <small>thành niên mà khơng cịn cả cha và mẹ, khơng xác định được cha, mẹ hoặc cả cha</small> và mẹ đều mat năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toả án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ khơng có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cau; người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thé nhận thức, làm chủ được hành <small>vi của mình là: giám hộ đương nhiên là những người thân thích của người được</small> giám hộ dựa trên nguyên tắc xác lập tự động và không phụ thuộc vào ý muốn của người giám hộ; giám hộ cử của những cá nhân và tô chức từ thiện trong xã hội; <small>giám hộ cua Nhà nước thông qua cơ quan lao động, thương binh và xã hội. Việc</small> giám hộ trước hết do những người gần gũi, thân thích nhất của người được giám hộ đảm trách, là giám hộ đương nhiên, không phụ thuộc vào bat cứ thủ tục hành chính nào. Nếu những người gần gũi, thân thích nhất này khơng đảm trách được việc giám hộ thì đến lượt các cá nhân hảo tâm và các tổ chức từ thiện trong xã hội đảm trách theo sự tự nguyện. Cuối cùng, nếu khơng có ai trong số nêu trên thì Nhà nước sẽ nhận trách nhiệm giám hộ. Ba cơ chế này đã thể hiện được mối tương quan giữa gia đình - xã hội - Nhà nước trong trách nhiệm trợ giúp cho những người yếu thé của xã hội. Qua cơ chế giám hộ này thể hiện một cách rõ ràng rằng đối với những người yếu thế trong xã hội, đầu tiên và trên hết người thân thích của họ phải có trách nhiệm, nếu khơng có những người này thì khuyến khích tinh than tự nguyện chia sé, dim bọc của xã hội. Cuối cùng nêu khơng có các cá nhân, tổ chức trên thi Nhà nước phải đứng ra đảm nhận dé bảo đảm những những người yếu thé này được bảo đảm quyên và lợi ích của họ. Quy định như vậy thé hiện tinh thần tương thân tương ái <small>của dân tộc ta, vừa thê hiện ý chí dân sự vừa thê hiện được sự quản lý của nhà nước.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34"><small>Tuy nhiên, theo Bộ luật dân sự 2005 va Bộ luật dân sự 2015 hiện hành thì cơ</small> chế giám hộ chuyển sang chỉ cịn giám hộ đương nhiên và giám hộ cử. Khoản 1 Điều 46 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cu, được Toa an chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này... `”. Về cơ bản Bộ luật dân sự 2015 vẫn giữ nguyên hai cơ chế giám hộ như Bộ luật dân sự 2005,có bơ sung val trị của Toa án trong việc chi định giám hộ và giải quyết tranh chấp về việc cử giám hộ. Ngoài ra, việc cho phép người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ cũng là một điểm mới trong cơ chế giám hộ của Bộ luật dân sự 2015 (giám hộ theo yêu cầu của người
<small>được giám hộ).</small>
1.6. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật dân sự <small>Việt Nam về chê độ giám hộ.</small>
Chế định giám hộ xuất hiện sớm trong pháp luật dân sự nước ta. Trước Cách mạng tháng 8/1945 có thé tim thay chế định này trong Bộ luật Bắc kì 1931 tại thiên thứ 9, chương thứ nhất từ tiết thứ hai cho đến tiết thứ chín, hay trong Bộ luật dân sự Nam kỳ giản yếu 1883, Bộ dân luật Trung kỳ 1936. Tuy nhiên, các quy định về giám hộ thời kì này cịn mang nặng tính nặng tính phân biệt tầng lớp và giai cấp, địa
<small>vị, có sự phân biệt giữa con giá thú và con ngoài giá thú.</small>
<small>Sau Cách mạng tháng 8/1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, cùng</small> với việc xây dựng và củng cố chính quyền thì việc ban hành pháp luật cũng là một <small>trong những việc quan trọng phải làm. Tuy nhiên, do hồn cảnh khó khăn lúc đó</small>
cho nên các văn bản pháp luật cũ vẫn được sử dụng. Quan hệ giám hộ lúc này vẫn
phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự Nam kỳ giản yếu 1883, Bộ dân luật Bắc kỳ 1931, Bộ dân luật Trung kì 1936 được áp dụng tại ba <small>miên Băc, Trung, Nam.</small>
Cho đến năm 1986, khi Luật hôn nhân và gia đình 1986 ra đời, việc giám hộ được quy định tại Chương Đỡ dau (từ Điều 46 đến Điều 51). Tuy vậy, các quy định về chế định đỡ đầu mới chỉ dừng lại ở những quy định chung có tính chất ngun tắc, chưa đề cập đến các loại hình giám hộ (đỡ đầu) ở những mức độ khác nhau cho phù hợp với tình hình thực tế, không quy định cụ thê ai là người thực hiện việc đỡ
<small>đâu, thủ tục đỡ đâu, cũng không cử được người đỡ đâu thì cơ quan, tơ chức nào</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">đứng ra thực hiện nhiệm vụ này trên thực tế, việc thực hiện các quy định này gặp nhiều khó khăn.
Kế thừa và phát triển các quy định về đỡ đầu trong Luật hơn nhân và gia đình 1986, ngày 28/10/1995, Bộ luật dân sự được Quốc hội thơng qua và có hiệu lực hành ngày 01/7/1996 đã quy định khá cụ thể về chế định giám hộ. Bộ luật đã dành một nội dung lớn để quy định về giám hộ (mục 5 chương II, từ Điều 67 đến Điều 83), theo đó, chế định giám hộ trong Bộ luật dân sự đã được quy định đầy đủ về việc chăm sóc va bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Bộ luật dân sự 1995 đã làm rõ khái niệm cũng như các đối tượng được giám hộ, nghĩa vụ của người giám hộ và người được giám hộ... Với chế định giám hộ trong Bộ luật dân sự 1995 thì những quy định về đỡ đầu trong Luật Hôn nhân và gia đình 1986
khơng cịn phù hợp và mâu thuẫn với các quy định của Bộ luật dân sự (như quy
định về độ tuổi của người giám hộ tại Điều 48 Luật hơn nhân và gia đình 1986 và Điều 69 Bộ luật dân sự 1995).
Bộ luật dân sự 1995 ra đời đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và xã hội ta đối với người thanh niên, đặc biệt đối với trẻ em dưới 15 tuổi có hồn cảnh khó khăn đặc biệt và những người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. So với Bộ luật dân sự 1995 thì Luật hơn nhân và gia đình 1986 quy định đối tượng được đỡ đầu (giám hộ) hẹp hơn quy định của Bộ luật dân sự 1995. Điều 46 Luật hôn nhân và gia đình 1986 chỉ quy định việc đỡ đầu (giám hộ) được thực hiện trong các trường hợp cần đảm bảo việc chăm nom, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên mà cha, mẹ đã chết hoặc tuy cha, mẹ cịn sống nhưng khơng có điều kiện dé thực hiện những trách <small>nhiệm đó.</small>
Sau 10 năm thực hiện, Bộ luật dân sự 1995 đã góp phần điều chỉnh các quan hệ giám hộ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, các quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự 1995 cũng bộc lộ những thiếu sót và hạn chế nhất định, khơng cịn phù hợp với tình hình thực tiễn nữa. Vì vậy, việc sửa đổi các quy định trong Bộ luật dân sự 1995 là một yêu cầu cấp thiết để phù hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội hiện tai. Đáp ứng yêu cầu đó, Bộ luật dân sự 2005 được ra đời thay thé cho Bộ luật dân sự 1995 dé điều chỉnh các quan hệ dân sự phù hợp hon VỚI đời song phù hop với thực tiến. Chế định giám hộ cũng được sửa đôi, bố sung
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">để nâng cao tính hợp lí. Chế định giám hộ trong Bộ luật dân sự 2005 được quy định tại mục 4 chương III phan thứ nhất với 16 điều (từ Điều 58 đến Điều 73).
Bộ luật dân sự 2015 ra đời và đã có nhiều đột phá quan trọng, góp phan triển khai thi hành các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, đặc biệt thể hiện tinh thần của Hiến pháp năm 2013, các cam kết quốc tế của Việt Nam về tôn trọng, công nhận, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Chế định giám hộ trong Bộ luật dân sự 2015 được quy định từ Điều 46 đến Điều 63 với những điểm mới nổi bật về cơ chế giám hộ, đối tượng được giám hộ, đối tượng giám hộ và cơ chế đăng kí, giám sát việc giám <small>hộ.</small>
Như vậy, giám hộ là một chế định truyền thống trong pháp luật dân sự Việt
Nam, việc giám hộ được thực hiện nhăm đảm bảo việc chăm sóc, giáo duc, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị mat năng lực <small>hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37"><small>Chương 2</small>
CO CHE GIÁM HỘ THEO BỘ LUAT DAN SỰ NĂM 2015 VÀ THUC HIỆN
<small>PHAP LUAT TREN THUC TE</small>
Pháp luật dân sự Nhat Ban quy định rất đa dạng đối với các chế độ bảo vệ người yếu thé, điển hình là các cơ chế giám hộ, trợ tá, bảo trợ...Sự khác nhau giữa các cơ chế này đó là mức độ quyền và nghĩa vụ của người giám hộ, người trợ tá, người bcảo trợ đối với đối tượng được giám hộ, được trợ tá hay được bảo trợ. Ví dụ như người giám hộ người giám hộ theo pháp luật dân sự Nhật Bản có quyền đại diện cũng như quyền đồng ý, cịn người trợ tá hay người bảo trợ thì quyền đại diện hay đồng ý được thé hiện ở mức độ thấp hơn. Những người trợ tá, phụ trợ thì khơng có đầy đủ quyền đồng ý, chỉ có quyền đồng ý trong một số nội dung mà Tòa án chấp nhận. Hệ thống này được đưa ra trên cơ sở tơn trọng quyền tự quyết của nhóm người yếu thế nên pháp luật Nhật Bản đã mềm dẻo hóa bằng cách đưa ra các cơ chế người phụ tá, bô trợ (là các mức độ nhẹ hơn) bên cạnh cơ chế giám hộ. Các chế độ về giám hộ này được Nhật Bản áp dụng từ năm 2000, đây thực sự là một cơ chế giám hộ mới, có tính linh hoạt nhưng nhìn từ góc độ khác có thé hơi phức tap dé xác định mức độ giám hộ đối với từng đối tượng trong thực tế.
Khác với Nhật Bản, Bộ luật dân sự 2015 của nước ta chỉ quy định một chế định giảm hộ duy nhất dé bảo vệ người yếu thế. Chế định giám hộ trong Bộ luật dân sự 2015 vẫn tiếp nối Bộ luật dân sự 2005, được xây dựng dựa trên hai cơ chế là giám hộ đương nhiên và giám hộ cử với các quy định cụ thé về hình thức giám hộ, đăng kí giám hộ, giám sát giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ và thay đối, cham dứt việc giám hộ.
2.1. Cac cơ chế xác định người giám hộ <small>2.1.1. Giám hộ đương nhiên</small>
<small>Giám hộ đương nhiên là hình thức do pháp luật quy định, người giám hộ</small> đương nhiên với người được giám hộ là người thân thiết, được xác định theo quan
hệ hơn nhân, huyết thống, do đó người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân.
Đối với giám hộ đương nhiên pháp luật đã quy định thứ tự ưu tiên xác định người được quyền giám hộ và việc giám hộ này có thé đăng kí việc giám hộ hoặc khơng đăng kí nhưng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ (khoản 3 Điều 46 Bộ <small>luật dân sự 2015).</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38"><small>- Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên</small>
Bộ luật dân sự 2015 quy định về thứ tự ưu tiên làm người giám hộ của người chưa thành niên tại Điều 52 như sau:
(1) Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả khơng có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp <small>theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làmngười giám hộ;</small>
(2) Trường hợp khơng có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì <small>ơng nội, bà nội, ơng ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa</small> thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ;
<small>(3) Trường hợp khơng có người giám hộ quy định tại khoản I và khoản 2Điêu này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.</small>
Có thể thấy Bộ luật dân sự 2015 quy định về thứ tự ưu tiên làm người giám hộ cho người chưa thành niên về cơ bản giống với Bộ luật dân sự 2005, chỉ bố sung một số từ ngữ dé làm rõ nghĩa của điều luật. Thứ tự này được xác định từ anh ruột, chị ruột đến ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại cudi cùng là bác ruột, chu ruột, cậu ruột, cô ruột. Quy định như vậy nham tiếp tục phát huy truyền thống gia đình của người Việt Nam bởi quan hệ thân thích, họ hàng làm cho mối quan hệ của người Việt trở nên gan bó, thương u và đồn kết với nhau hơn. Hơn nữa quy định như vậy cũng phù hợp với quy định về hàng thừa kế tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên nếu Bộ luật dân sự 2005 tại Điều 61 chỉ quy định nếu anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả không đủ điều kiện làm người giảm hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ thì Bộ luật dân sự 2015 đã mở rộng quy định này hơn bang việc nếu cả anh cả và chị cả khơng có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ. Quy định này phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện <small>cho việc giám hộ thực hiện hiệu quả hơn.</small>
Trong thực tiễn có xảy ra việc nhằm lẫn trong việc xác định cha mẹ là người giám hộ cho con chưa thành niên. Trong bài viết “Tham luận một vài nhận xét về công tác xét xử sơ thâm của các tòa án địa phương qua cơng tác xét xử phúc thâm của Tịa Phúc thâm Toàn án nhân dân tối cao tại Hà Nội” nằm trong hội nghị Triển <small>khai công tác năm 2012 của ngành Tòa án nhân dân của Tòa Phúc thâm Tịa án</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39"><small>nhân dân tơi cao tô chức, đã chỉ ra trong thực tiên xét xử có một sơ trường hợp Tịa</small>
án đã nhằm lẫn khi xác định cha me là người giám hộ cho con chưa thành niên.
Quan hệ giảm hộ của người chưa thành niên được đặt ra là dé thay thé cho vi trí của cha mẹ đối với những người chưa thành niên lâm vào hồn cảnh cha me khơng cịn, khơng được hay khơng có điều kiện các nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục vào bảo vệ đối với con của mình. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con chưa thành niên và quyền và nghĩa của người giám hộ đối với người chưa thành niên được giám hộ có sự khác biệt. Hay nói cách khác quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chưa thành niên còn rộng hơn của người giám hộ. Việc xác định nhằm lẫn rằng cha mẹ là người giám hộ đương nhiên cho con chưa thành niên có nguyên nhân do những cán bộ thực thi pháp luật còn thiếu và yếu về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, khơng nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các quy định có liên quan trong <small>q trình áp dụng pháp luật.4</small>
- Giám hộ đương nhiên của người mat năng lực hành vi dân sự.
<small>Cũng như giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, giám hộ đương</small> nhiên của người mat năng lực hành vi dân sự cũng được pháp luật quy định. Tuy nhiên, nếu tại thời điểm người này cịn có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, họ lựa
chọn người giám hộ cho mình thì khi họ bị mất năng lực hành vi dân sự thì cá nhân,
<small>pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ. Trường hợp khơng có người giám hộ</small> được lựa chọn này thì mới đặt ra vẫn đề người giám hộ đương nhiên cho người mất năng lực hành vi dân sự (Điều 53 Bộ luật dân sự 2015).
Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định theo thứ tự quy định tại Điều 53 Bộ luật dân sự 2015, như sau:
(1) Trường hợp vợ là người mắt năng lực hành vi dân sự thì chồng là người <small>giám hộ; nêu chong là người mat năng lực hành vi dan sự thì vợ là người giám hộ.</small>
Trong quan hệ gia đình thi quan hệ hệ vợ chồng là quan hệ bình dang. Pháp luật quy định cho vợ chồng có các nghĩa vụ tương ứng với nhau. Khi một bên lâm vào tinh trạng không thé tự bảo vệ được quyên và lợi ich hợp pháp của minh thì người đầu tiên có trách nhiệm là người chồng hoặc người vợ của họ. Chỉ khi người <small>cân được giám hộ là người chưa có vợ (chong), hoặc người đã có vợ (chong) bi</small>
<small>4 Hà Duy Tân, Giám hộ cho người chưa thành niên — Một số van đề lí luận và thực tiễn, Khóa luận tốt</small>
<small>nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội (2012).</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">tuyên bố mắt tích, bị tuyên bố chết hoặc đã ly hơn thì việc giám hộ mới khơng được đặt ra đối với người kia.
(2) Trường hợp cha và mẹ đều mắt năng lực hành vi dân sự hoặc một người mắt năng lực hành vi dân sự, cịn người kia khơng có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả khơng có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người <small>giám hộ.</small>
Phát huy truyền thống gia đình tốt đẹp của dân tộc ta, khơng những cha, mẹ có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với con cái mà con cái cũng phải có nghĩa vụ đối
<small>với cha mẹ. Do đó, con là người giám hộ cho cha mẹ trong trường hợp cha và mẹ</small>
đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự còn
người kia không đủ điều kiện làm người giám hộ. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2015
cũng như Bộ luật dân sự 2005 vẫn chưa quy định rõ trường hợp con làm giám hộ
<small>cho cha, mẹ là con đẻ hay con ni, con sinh ra trong thời kì hơn nhân hoặc ngồithời kì hơn nhân của cha và mẹ?</small>
<small>(3) Trường hợp người thành niên mat năng lực hành vi dân sự chưa có vợ,chơng, con hoặc có mà vợ, chơng, con đêu khơng có đủ điêu kiện làm người giámhộ thì cha, mẹ là người giám hộ.</small>
Trong trường hợp này cha, mẹ có thể cùng giám hộ cho con theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Bộ luật dân sự 2015. Cha mẹ phải thỏa thuận với nhau về việc đại <small>diện cho con trong các giao dịch dân sự vì lợi ích của con hoặc đại diện khi tham</small> gia vào tô tung. Day cũng là một van đề vướng mắc trong thực tiễn. Theo quy định cha và mẹ cùng là người giám hộ thì các giao dịch bằng văn bản đều phải có chữ ký của cha và mẹ, trường hợp một người ký thì phải có giấy ủy quyền bằng văn bản của người kia. Hoặc đối với những giao dịch không bắt buộc bằng văn bản thơng thường thì cha hoặc mẹ là người đại diện tham gia giao dịch, nếu có tranh chấp xảy ra mà một người khơng đồng ý thì giao dịch vơ hiệu.
Có thé thay, bằng việc quy định người giám hộ đương nhiên, pháp luật đã ấn định thứ tự những người có nghĩa vụ và quyền làm giám hộ. Thứ tự này tương đối phù hợp với truyền thống đạo đức và thực tế quan hệ gia đình người Việt Nam. Việc phân định thứ tự những người giám hộ đương nhiên chính là sự cá thể hóa <small>trách nhiệm của các thành viên gia đình trong việc giám hộ. Trong những trường</small>
</div>