Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

ảnh hưởng của tiktok đến ý định mua hàng online của sinh viên trường đại học thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 29 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI</b>

<i><b>ĐỀ TÀI:</b></i>

ẢNH HƯỞNG CỦA TIKTOK ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG ONLINECỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...5</b>

<b><small>1.1.Tính cấp thiết...5</small></b>

<b><small>1.2.Mục đích và mục tiêu nghiên cứu...5</small></b>

<b><small>1.3.Đối tượng nghiên cứu...6</small></b>

<b><small>1.4.Câu hỏi nghiên cứu...6</small></b>

<b>CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...6</b>

<b><small>2.1. Nghiên cứu trong nước...6</small></b>

<b><small>2.2. Nghiên cứu nước ngồi...8</small></b>

<b>CHƯƠNG 3: KHUNG LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...9</b>

<b><small>3.1. Các khái niệm liên quan và lí thuyết...9</small></b>

<b><small>3.1.1. Các khái niệm liên quan...9</small></b>

<b><small>3.1.2. Lý thuyết...11</small></b>

<b><small>3.2. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu...12</small></b>

<b><small>3.3. Phương pháp nghiên cứu...16</small></b>

<b>CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN...18Hình 3.1: Mơ hình TAM (Davis, 1989) ………..</b><small>12</small>

<b>Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu……….</b><small>14</small>

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Bảng 3.1: Thang đo………</b><small>15, 16</small>

<b>Bảng 4.1</b><small>: </small>Bảng thống kê tần suất………....<small>18</small>

<b>Bảng 4.2. Bảng thống kê mô tả………...</b><small>19</small>

<b>Bảng 4.3:</b>Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo………...<small>19, 20</small>

<b>Bảng 4.4: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test……….</b><small>20</small>

<b>Bảng 4.5: Bảng kết quả phân tích hồi quy ………..</b><small>20, 21</small>

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Hoạt động nghiên cứu khoa học là một hoạt động quan trọng hàng đầu trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Kết quả thu được từ các hoạt động nghiên cứu khoa học là những phát hiện mới mẻ về kiến thức, về bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cho cuộc sống. Hiện nay, việc sử dụng Tiktok của giới trẻ như một món ăn hàng ngày khơng thể thiếu. Ở đây, người trẻ có thể thoả mãn nhiều mục đích khác nhau. Trong đó có khơng ít sinh viên sử dụng nền tảng này để mua sắm. Đây là một thực trạng đáng để tìm hiểu và nghiên cứu, cung cấp nguồn kiến thức mới mẻ và hữu ích. Vậy nên, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Nghiên cứu ảnh hưởng của Tiktok đến ý định mua hàng online

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

của sinh viên trường Đại Học Thương Mại”. Hy vọng rằng, bài thảo luận này sẽ mang đến những thơng tin bổ ích, thiết thực cho tất cả mọi người.

<b>CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU</b>

<b>1.1.Tính cấp thiết</b>

Tiktok là một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến và có lượng người dùng vô cùng đông đảo trên thế giới. Ở Tiktok, người dùng có thể dễ dàng tạo dựng những video ngắn về cuộc sống hằng ngày, thể thao, âm nhạc, mua sắm,... Chính vì sự tiện lợi và đa dạng về mặt nội dung này, Tiktok đang không chỉ tồn tại dưới dạng một ứng dụng giải trí mà nó cịn là một cơng cụ quảng cáo vơ cùng hữu ích cho các nhà bán lẻ hay thậm chí là các doanh nghiệp lớn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Chính vì vậy, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của Tiktok đến hành vi mua sắm của sinh viên trường Đại học Thương Mại là vơ cùng cấp thiết. Tiktok có thể ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người dùng nói chung và sinh viên trường ĐH Thương Mại nói riêng bằng cách hiển thị quảng cáo sản phẩm, truyền thông xã hội và các đoạn video về sản phẩm, đánh giá và hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Nghiên cứu về ảnh hưởng này sẽ giúp các nhà quảng cáo hiểu rõ hơn về cách Tiktok có thể ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người dùng và từ đó tăng hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.

Ngồi ra, việc nghiên cứu này cũng giúp ích cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ hiểu hơn về xu hướng tiêu dùng của sinh viên, có thể nắm bắt được cho mình những cái mới mẻ, những cái đang được ưa chuộng trong giới trẻ. Từ đó có cho mình một bản kế hoạch phát triển dài hạn, mang lại tối đa lợi nhuận thu được.

Ảnh hưởng của những Reviewer, KOL trên nền tảng Tiktok đến quyết định mua hàng của các sinh viên cũng là một mục tiêu nhắm đến trong đề tài nghiên cứu này. Nhìn chung, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của Tiktok đến ý định mua hàng của sinh viên Trường ĐH Thương Mại là vô cùng quan trọng và cần thiết để những người làm kinh doanh nắm bắt được xu thế của thị trường, tâm lý của một tệp khách hàng lớn (sinh viên). Đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp lớn và nhỏ đưa ra những bản kế hoạch chi tiết, cụ thể cho quảng bá sản phẩm, nâng cao uy tín và tăng trưởng doanh thu.

<b>1.2.Mục đích và mục tiêu nghiên cứu</b>

Mục đích nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu nghiên cứu đề tài này với mong muốn giúp cho các sàn thương mại điện tử hay những người kinh doanh online có cái nhìn bao qt và đầy đủ hơn về ý định mua sắm của sinh viên qua ảnh hưởng của Tiktok để từ đó họ có thể đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp để thu hút sinh viên mua hàng trực tuyến.

Mục tiêu nghiên cứu:

Xác định các yếu tố nào của Tiktok ảnh hưởng đến ý định mua sắm online của sinh viên đại học thương mại.

Đánh giá các nhân tố về mặt khách quan và chủ quan

Chỉ ra nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất và tác động như thế nào đến ý định mua sắm online của sinh viên

Thu thập thông tin từ phiếu khảo sát

So sánh kết quả thu thập được với kết quả của các nghiên cứu trước đây Thảo luận nhóm và đưa ra kết quả hoàn chỉnh

<b>1.3.Đối tượng nghiên cứu</b>

Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của Tiktok đến ý định mua hàng online của sinh viên trường Đại học Thương Mại

<b>1.4.Câu hỏi nghiên cứu</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Những yếu tố nào của Tiktok ảnh hưởng đến ý định mua sắm online của sinh viên đại học Thương Mại?

Các nhân tố có ảnh hưởng như thế nào về mặt khách quan và chủ quan? Nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất và tác động như thế nào đến ý định mua sắm online của sinh viên?

Thu thập được thông tin gì từ phiếu khảo sát?

Kết quả thu thập được với kết quả của các nghiên cứu trước đây có tương đồng nhau không?

<b>CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU</b>

<b>2.1. Nghiên cứu trong nước</b>

Nghiên cứu của Bùi Thành Khoa, Hồ Nhật Anh, Nguyễn Minh Lý, Nguyễn Xuân Trường năm 2021 với đề tài “Ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến thái độ mua hàng trực tuyến của giới trẻ trong thời kỳ chuyển đổi số” nghiên cứu 290 người dùng đã mua hàng trên Facebook với “Lý thuyết hành vi có kế hoạch” (TPB) cho thấy Tính thơng tin, giải trí, độ tin cậy và tính cá nhân hóa có tác động tích cực đến thái độ mua hàng của khách hàng trẻ khi họ mua sắm trên Facebook và Sự phiền nhiễu, sự xã giao có ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ mua hàng của khách hàng trẻ khi họ mua sắm trên Facebook.

Trong nghiên cứu của Ngô Mỹ Trân và Mai Võ Ngọc Thanh về “Phân tích tác động của quảng cáo qua mạng xã hội đến ý định mua sắm của người tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ” nghiên cứu 193 người tiêu dùng sống tại thành phố Cần Thơ. Hai phương pháp phân tích chính được sử dụng trong đề tài là phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn yếu tố của quảng cáo qua mạng xã hội ảnh hưởng đến ý định mua sắm của người tiêu dùng. Trong đó, yếu tố tính tương tác – xã hội, tính giải trí và sự cho phép có tác động cùng chiều với ý định mua sắm của người tiêu dùng, trong khi yếu tố sự phiền nhiễu có tác động nghịch chiều với ý định mua sắm của người tiêu dùng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đề xuất góp phần giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả quảng cáo qua mạng xã hội.

Tác giả Lê Hồng Long với bài nghiên cứu “Các yếu tố trên video Tiktok ảnh hưởng đến ý định mua hàng của khách hàng” đã nghiên cứu 162 người xem video Tiktok tại Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng lý thuyết S-O-R Theory. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, phương pháp thu thập dữ liệu: quan sát, phỏng vấn; khảo sát, nghiên cứu tài liệu và phương pháp xử lý dữ liệu: sử dụng phần mềm thống kê và xử lý bằng phần mềm SPSS; xử lý bằng tay thông qua việc tổng hợp các bài phỏng vấn và tài liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua hàng của người tiêu dùng là: Đánh giá của người tiêu dùng về nội dung quảng cáo trên Tiktok; Giá trị cảm nhận.

Bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của thế hệ gen Z trên địa bàn Hà Nội khi sử dụng mạng xã hội Tiktok” của các tác giả Trần Trọng Đức, Nguyễn Quỳnh Như, Đỗ Diệu Linh, Trần Đức Trinh, Vũ Mạnh Tân, Bùi Vũ Phương Anh

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

xuất bản năm 2022 có mẫu 500 người Gen Z ở thành phố Hà Nội. Lý thuyết hành động hợp

lý TRA (Theory of Reasoned Action) được sử dụng. Qua mơ hình nghiên cứu, nhóm tác giả rút ra kết luận như sau: Tính thơng tin, tính cá nhân hóa, tính tin cậy, trải nghiệm dịng chảy, nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, truyền miệng điện tử đều có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của giới trẻ trên Tiktok. Ý định mua sắm trực tuyến của thế' hệ z tại Hà Nội bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhân tố' “Giá trị cảm nhận”. Trong khi đó, “Nhận thức sự hữu ích” cũng như “Nhận thức rủi ro” có tác động ít nhất đến ý định mua sắm trực tuyến của thế hệ Z.

Tác giả Hoàng Cửu Long với bài nghiên cứu “The Impact of Tiktok Advertising on Young People's Online Shopping Behaviour During the Covid-19 Pandemic”. Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên mẫu 371 người đã mua hàng qua Tiktok ở thành phố Hồ Chí Minh. Bài nghiên cứu sử dụng lý thuyết TPB và mơ hình TAM. Kết quả cho thấy tính thơng tin, tính giải trí và sự tin tưởng có ảnh hưởng tích cực đến thái độ mua hàng của người trẻ, cịn tính tương tác, sự phiền nhiễu và thời gian quảng cáo thì có ảnh hưởng tiêu cực.

Bài nghiên cứu “The Impact of SNS Advertisements on Online Purchase Intention of Generation Z: An Empirical Study of Tiktok in Vietnam” của tác giả Ngô Thị Thúy An xuất bản năm 2022 với mẫu là 250 người thuộc thế hệ Gen Z ở miền nam Việt Nam.Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, phương pháp thu thập dữ liệu: quan sát, phỏng vấn; khảo sát, nghiên cứu tài liệu và phương pháp xử lý dữ liệu: sử dụng phần mềm thống kê và xử lý bằng phần mềm SPSS; xử lý bằng tay thông qua việc tổng hợp các bài phỏng vấn và tài liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính thơng tin, tính giải trí, sự tin tưởng, sự náo nhiệt và tính tương tác xã hội có ảnh hưởng tích cực đến thái độ mua hàng của giới trẻ.

<b>2.2. Nghiên cứu nước ngoài</b>

“Azman Hashim international business school” với bài nghiên cứu “The Influence of Facebook Features and Activities on Consumers’ Purchase Intention”. Mua sắm trực tuyến đã trở thành một trong những nền tảng phổ biến nhất để người tiêu dùng mua sản phẩm mà không cần đến cơ sở. Người tiêu dùng có thể mua bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào thông qua mạng xã hội, trang web và các ứng dụng của nền tảng trực tuyến. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra mối quan hệ giữa số lượt thích, giới thiệu của bạn bè, đăng bình luận, đăng chia sẻ và quảng cáo trên Facebook và những ảnh hưởng của nó đối với ý định mua hàng của người tiêu dùng trẻ tuổi (Gen Y). Bảng câu hỏi trực tuyến được phân phối ở Johor và Selangor bằng kỹ thuật lấy mẫu có mục đích. Những người trả lời thuộc thế hệ Y đã được chọn và họ là những người dùng Facebook có độ tuổi từ 19 đến 37 (1981 đến 1996) và có kinh nghiệm mua hàng trực tuyến. Dữ liệu được thu thập từ 155 người trả lời và được phân tích bằng Gói thống kê cho Khoa học xã hội (SPSS). Kết quả cho thấy tất cả các tính năng và hoạt động của Facebook như số lượt thích, giới thiệu bạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

bè, đăng bình luận, đăng chia sẻ và quảng cáo trên Facebook đều có mối quan hệ đáng kể đến ý định mua của Gen Y.

Bài nghiên cứu “The Influence Of Facebook Marketing On Consumer Buying Intention Of

Clothing: Evidence From Young Adults” của Sri Lanka Institute Information of technology. Do những cải tiến nhanh chóng được mở ra thơng qua các con đường quảng cáo toàn cầu, các nhà tiếp thị đã bắt đầu quảng bá sản phẩm của họ thông qua các nền tảng truyền thông xã hội và trong số đó; Facebook đã trở thành phương thức giao tiếp phổ biến nhất trong số tất cả. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu điều tra toàn diện ảnh hưởng của tiếp thị trên Facebook đến ý định mua quần áo của người tiêu dùng bằng cách sử dụng bằng chứng là thanh niên. Chủ yếu, nghiên cứu tập trung vào việc xác định tính ưu việt của Facebook với tư cách là một nền tảng truyền thông xã hội và tác động có liên quan của nó đối với quảng cáo. Phần lớn hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tăng phạm vi tiếp cận, trong khi người dùng Facebook mong đợi trải nghiệm rõ ràng thông qua Facebook hơn là xem các cửa sổ bật lên, web thông thường biểu ngữ, và thêm. Tuy nhiên, tiếp thị trên Facebook được xác định là có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các cơng ty và người dùng. Do đó, trọng tâm là phân tích tác động đến ý định mua hàng của người tiêu dùng từ hoạt động tiếp thị trên Facebook. Các cơng ty có thể xác định hiệu quả của quảng cáo và cải thiện được thực hiện. Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát toàn diện nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu và các dữ liệu đó được phân tích thơng qua phân tích nhân tố thành phần, phân tích hồi quy và hệ số tương quan. Theo kết quả phân tích, các nhà nghiên cứu đã hoàn thành các mục tiêu đã đề ra của nghiên cứu. Tóm lại, người ta xác định rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ngoại trừ E-WOM. Trong số đó, Lượt thích và chia sẻ là biến số quan trọng nhất trong tiếp thị trên Facebook. Theo kết quả, E-WOM không phải là một yếu tố quan trọng.

Nghiên cứu “Tiktok là phương tiện quảng cáo tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng” của Luh Kadek Budi Martini, I Nengah Suardhika, Luh Komang Candra Dewi. Mục đích chính của nghiên cứu này là phân tích phương tiện Tik Tok là yếu tố cân nhắc chính trong quyết định mua sản phẩm ẩm thực và Tik Tok là phương tiện quảng bá sản phẩm ẩm thực đến quyết định mua hàng. Nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Denpasar với mẫu gồm 120 người được hỏi. Dữ liệu được thu thập bằng Google Biểu mẫu. Dữ liệu được phân tích định tính và định lượng bằng thang đo Likert. Phân tích thống kê suy luận được sử dụng để rút ra suy luận từ mẫu cho dân số và thử nghiệm giả thuyết bằng cách sử dụng Bình phương tối thiểu một phần (PLS) với Smart-PLS 3.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy quảng cáo trên mạng xã hội trên ứng dụng Tik Tok càng nhiều thơng tin thì càng có nhiều hứng thú mua hàng và cuối cùng là thuyết phục người tiêu dùng mua hàng. Ý định mua hàng có tác động hòa giải đầy đủ đối với tác động gián tiếp mang tính thơng tin đến quyết định mua hàng đối với các sản phẩm ẩm thực.

<b>CHƯƠNG 3: KHUNG LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>3.1. Các khái niệm liên quan và lí thuyết3.1.1. Các khái niệm liên quan</b>

<i><b>a. Ý định mua hàng</b></i>

Ý định mua hàng là xác suất mà khách hàng sẽ mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Để đánh giá ý định mua hàng, các nhà tiếp thị sử dụng mơ hình dự đốn để giúp xác định khả năng của kết quả trong tương lai dựa trên dữ liệu lịch sử.

Ý định mua hàng là một trong những biện pháp lâu đời và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu marketing. Việc sử dụng nó kéo dài theo các loại nghiên cứu khác nhau (thử nghiệm sản phẩm và sản phẩm mới, thử nghiệm bao bì, thử nghiệm nội dung quảng cáo, đổi mới và định vị thương hiệu, và sự trung thành).

Ý định mua hàng được chấp nhận rộng rãi vì nó có giá trị bề mặt (nghĩa là đo lường những gì nó dự định đo lường), nó đã được chứng minh là có thể dự đốn, nó là một biện pháp đơn giản và định hướng hành vi. Một số cơng ty đã hình thành các tiêu chuẩn hành vi chỉ dựa trên ý định mua hàng hoặc dựa trên một tập hợp nhỏ các chỉ số đo lường bao gồm ý định mua hàng.

Mục tiêu quan trọng của việc đánh giá ý định mua hàng là để hiểu rõ hơn về hiệu quả của chiến dịch truyền thơng trực tuyến hoặc ngoại tuyến là gì và liệu số tiền chi cho các sáng kiến marketing có tỉ lệ hồn vốn (ROI) có thể chấp nhận được hay khơng. Mục tiêu cuối cùng của việc phân tích ý định mua hàng là truyền tải đúng thông điệp đến đúng đối tượng vào đúng thời điểm.

Phân tích dữ liệu về ý định cũng có thể tiết lộ khi khách hàng có khuynh hướng mua mạnh từ một nhà cung cấp cụ thể, với các ứng dụng thực tế từ chiến dịch chấm điểm và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng đến quảng cáo dựa trên lập trình và marketing tập trung vào một khách hàng cụ thể (account-based marketing - ABM). Nếu được sử dụng hiệu quả, ý định mua hàng có thể cải thiện tỉ lệ chuyển đổi, đẩy nhanh tốc độ giao dịch và tạo ra sự phối hợp mạnh mẽ hơn giữa marketing và bán hàng.

<i><b>b. Mua sắm trực tuyến:</b></i>

Mua sắm trực tuyến là quá trình người tiêu dùng trực tiếp mua hàng hóa, dịch vụ từ một người bán trong thời gian xác định thơng qua Internet mà khơng có một dịch vụ trung gian nào. Mua sắm trực tuyến cũng là một tiến trình dùng để liệt kê hàng hóa và dịch vụ cùng với hình ảnh kèm theo được hiển thị từ xa thông qua các phương tiện điện tử. Khi sản phẩm hoặc dịch vụ được chọn, giao dịch sẽ được thực hiện một cách tự động bằng việc thanh toán trực tuyến hoặc thanh toán bằng tiền mặt.

Các phương thức thanh toán khi mua sắm trực tuyến khá đa dạng tùy thuộc vào hệ thống thanh toán của người bán, bao gồm: Thanh tốn qua thẻ ATM có đăng ký dịch vụ Internet Banking, thẻ tín dụng, cổng thanh tốn trung gian (Ngân lượng, bảo kim, ...), thanh toán

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

qua điện thoại di động hoặc điện thoại cố định, thu tiền tận nơi, thu tiền hộ (COD), tiền điện tử (bitcoin) hoặc thẻ lưu giữ giá trị như voucher, coupon, …

<i><b>c. Nền tảng mạng xã hội tik tok:</b></i>

Tiktok là một nền tảng mạng xã hội rất phổ biến được ra mắt vào năm 2017, dành cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc. bởi Trương Nhất Minh, người sáng lập của ByteDance, cho phép người dùng tạo, xem và chia sẻ các video ngắn đa dạng các chủ đề các nhau. Với đặc điểm thích ngắn gọn, thích xem lười đọc của giới trẻ hiện nay, ứng dụng này ngay lập tức “gây nghiện” và sở hữu mức độ tương tác “khủng”.

Mỗi ứng dụng đều sẽ có những ưu và nhược điểm riêng cho dù nó có hoàn hảo đến đâu. Với Tik Tok bạn sẽ dễ dàng nhận thấy được cả hai mặt ưu và nhược điểm như sau: Ưu điểm:

Thứ nhất, Tik Tok mang đến những trải nghiệm mới mẻ, những thước phim mượt mà, thu hút mà chưa nền tảng nào có được.

Sử dụng Tik Tok rất đơn giản, nhanh gọn và tiện lợi nhưng lại chứa đựng những sản phẩm độc đáo. Tại Tik Tok, bạn có thể thỏa sức sáng tạo và bức phá qua các video theo phong cách riêng của mình.

Đi vịng quanh thế giới chỉ với Tik Tok, chỉ cần ngồi tại nhà bạn có thể xem được các danh lam thắng cảnh, các phong tục tập quán đặc sắc trên đất nước hoặc thế giới thông qua màn hình điện thoại.

Có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách bán hàng online, PR sản phẩm hay chạy quảng cáo Tik Tok, ...

Nhược điểm:

Tik Tok chưa kiểm soát chặt chẽ chất lượng video khi được đăng tải, vì thế việc bạn vơ tình lướt đến những video phản cảm, bạo lực, ... là chuyện bình thường. Vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để.

“Mê mẩn” Tik Tok một cách vô tội vạ là điều mà giới trẻ đang gặp phải. Có lẽ hình ảnh vừa nhâm nhi tách cà phê vừa lướt Tik Tok đã quá quen thuộc với bạn, đúng không nào? Dùng những chủ đề “phản cảm” để được nhiều tim, nhiều chia sẻ, follow dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.

Với Tik Tok bạn rất dễ bị rị rỉ thơng tin cá nhân và dễ bị bị Tik Tok đoán ra những nhu cầu, mục đích của bạn để tiếp thị, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ.

Tại Tik Tok, bạn cần phân biệt giữa mục đang theo dõi và bạn bè. Ở mục đang theo dõi sẽ là các video được lên xu hướng. Ngược lại mục bạn bè sẽ là những video được bạn bè ghi lại, với điều kiện bạn đã follow họ.

</div>

×