Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

SẢN PHỤ KHOA - TỪ BẰNG CHỨNG ĐẾN THỰC HÀNH QUYỂN 103-113

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 30 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

do Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TP.HCM (HOSREM) và Hội Phụ Sản Việt Nam (VAGO) phối hợp xuất bản năm 2020

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>13</small> <sub>Hình màu tham khảo</sub>

<small>Bài "Cập nhật điều trị nội khoa lạc tuyến trong cơ tử cung"</small>

<small>Hình 1. Phân loại adenomyosis dựa trên chụp cộng hưởng từ MRI</small>

<small>Bài "U xơ cơ tử cung"</small>

<small>Bảng 1. Phân loại u xơ cơ tử cung theo FIGO 2018</small>

<small>Bài "Progesterone và dọa sẩy thai"</small>

<small>Hình 1. Tụ máu dưới màng đệm và hình ảnh màng ối chưa nhập vào màng đệm</small>

<small>Bài "Tổng quan phẫu thuật robot trong phụ khoa thời đại 4.0"</small>

<small>Hình 1. Ba thành tố chính của hệ thống robot phẫu thuật</small>

<small>Hình 2. So sánh giữa có sử dụng và khơng sử dụng kỹ thuật huỳnh quang trong phẫu thuật robotHình 3. Mơ hình phẫu thuật một ngõ vào và Gelport</small>

<small>Hình 4. Tư thế đầu thấp</small>

<small>Hình 5. Các bước bóc nhân xơ tử cung trong phẫu thuật robotHình 6. Phẫu thuật robot cắt tử cung tồn phần</small>

<b>SẢN KHOA</b>

<small>19Dự phịng sinh non theo y học thực chứng</small>

<small>Châu Ngọc Minh, Lê Long Hồ, Nguyễn Khánh Linh, Lý Thiện Trung,Nguyễn Mai An, Lê Thị Hà Xuyên</small>

<small>34Tổng quan các thuốc cắt cơn co tử cung trong chuyển dạ sinh non</small>

<small>Châu Ngọc Minh</small>

<small>46Khâu cổ tử cung ngả bụng trong dự phòng sinh non: tổng quan và thực hành</small>

<small>Nguyễn Mai An, Tô Mỹ Anh, Lê Thị Hà Xuyên</small>

<small>56Cập nhật tầm soát và chẩn đoán nhau cài răng lược</small>

<small>Lê Tiểu My</small>

<small>69Dự phòng tiền sản giật bằng aspirin liều thấp</small>

<small>Bùi Quang Trung, Lê Văn Thành</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHỤ KHOA</b>

<small>91Các dấu ấn sinh học huyết thanh trong chẩn đoán ung thư biểu mơ buồng trứng</small>

<small>Trần Dỗn Tú, Nguyễn Vũ Quốc Huy</small>

<small>108 Cập nhật điều trị nội khoa lạc tuyến trong cơ tử cung</small>

<small>Hê Thanh Nhã Yến, Lê Khắc Tiến, Huỳnh Hoàng Mi, Vương Tú Như</small>

<small>123 U xơ cơ tử cung</small>

<small>Hà Nhật Anh</small>

<small>138 Progesterone và dọa sẩy thai</small>

<small>Lê Khắc Tiến, Lê Thị Ngân Tâm</small>

<small>149 Bất thường bẩm sinh vách ngăn tử cung và vô sinh: bằng chứng về ảnh hưởng và khả năng can thiệp</small>

<small>Nguyễn Đắc Nguyên, Lê Minh Tâm</small>

<small>169 Tổng quan phẫu thuật Robot trong phụ khoa thời đại 4.0</small>

<small>Nguyễn Hà Ngọc Thiên Thanh, Thân Trọng Thạch</small>

<b>VÔ SINH</b>

<small>185 Thất bại làm tổ liên tiếp</small>

<small>Hồ Sỹ Hùng, Đỗ Thùy Hương</small>

<small>196 Mối liên quan giữa nguyên nhân hiếm muộn và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sinh ra sau hỗ trợ sinh sản</small>

<small>Hồ Ngọc Anh Vũ, Lê Thị Hà Xuyên, Lê Tuấn Quốc Khánh, Thái Doãn Minh</small>

<small>212 Phân mảnh DNA tinh trùng và kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm</small>

<small>Lê Thị Bích Phượng, Dương Nguyễn Duy Tuyền, Lê Hồng Anh</small>

<small>225 Tiếp cận vô tinh</small>

<small>Lê Khắc Tiến, Lê Tuấn Quốc Khánh, Hồ Ngọc Anh Vũ</small>

<b>MỤC LỤC SỐ ĐẶC BIỆT TẠP CHÍ PHỤ SẢN</b>

<small>SẢN PHỤ KHOA TỪ BẰNG CHỨNG ĐẾN THỰC HÀNH − 10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯỢNG (CHỦ BIÊN)</b>

<small>Phó Chủ tịch, Hội Phụ Sản Việt Nam (VAGO)</small>

<small>Chủ tịch, Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM (HOSREM)Giáo sư thỉnh giảng, Đại học Nice Sophia Antipolis (Pháp)Nguyên Chủ nhiệm, Bộ môn Phụ sản, Đại học Y Dược TPHCM</small>

<small>Nguyên Chủ nhiệm, Bộ môn Sức khỏe Phụ nữ, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch</small>

<b>TRẦN THỊ LỢI</b>

<small>Chủ nhiệm Bộ môn Sản, Khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM</small>

<small>Phó Chủ tịch, Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM (HOSREM)Giáo sư − Nguyên Chủ nhiệm, Bộ môn Phụ sản, Đại học Y Dược TPHCM</small>

<small>Thực tập sinh khoa học, Đại học Nice Sophia Antipolis (Pháp) và Đại học UCSF (Hoa Kỳ)</small>

<b>NGUYỄN NGỌC THOA</b>

<small>Tiến sĩ Y khoa chuyên ngành Sản phụ khoa tại Liên Xơ cũ</small>

<small>Phó Giáo sư − Giảng viên chính, Bộ mơn Phụ sản, Đại học Y Dược TPHCM</small>

<b>LÊ HỒNG CẨM</b>

<small>Phó Giáo sư − Giảng viên cao cấp Đại học Y Dược TPHCMNguyên Trưởng Bộ môn Phụ sản, Đại học Y Dược TPHCMỦy viên Ban Chấp hành, Hội Phụ Sản Việt Nam (VAGO)</small>

<small>Ủy viên Ban Chấp hành, Hội Nội tiết sinh sản và Vơ sinh TPHCM (HOSREM)</small>

<b>HỒ MẠNH TƯỜNG</b>

<small>Phó Tổng biên tập, Tạp chí Phụ Sản, Hội Phụ Sản Việt Nam (VAGO)Tổng Thư ký, Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM (HOSREM)Phó Chủ tịch, Hội Sinh sản châu Á Thái Bình Dương (ASPIRE)</small>

<b>ĐẶNG QUANG VINH</b>

<small>Phó Giám đốc, Bệnh viện Mỹ Đức</small>

<small>Ủy viên Ban Chấp hành, Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM (HOSREM)Ủy viên Ban Chấp hành, Hội Tế bào gốc TP.HCM</small>

<small>Thạc sĩ Y khoa, Đại học Quốc gia Singapore</small>

<b>BAN BIÊN TẬP SỐ ĐẶC BIỆT TẠP CHÍ PHỤ SẢN</b>

<small>SẢN PHỤ KHOA TỪ BẰNG CHỨNG ĐẾN THỰC HÀNH − 10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CÁC TÁC GIẢ SỐ ĐẶC BIỆT TẠP CHÍ PHỤ SẢN</b>

<small>SẢN PHỤ KHOA TỪ BẰNG CHỨNG ĐẾN THỰC HÀNH − 10</small>

<b><small>NGUYỄN MAI AN</small></b>

<small>Thạc sĩ Sản phụ khoa, Đại học Y Dược TPHCMBác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận</small>

<small>Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận</small>

<small>Tu nghiệp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, NUS (Singapore)</small>

<b><small>LÊ HOÀNG ANH</small></b>

<small>Thạc sĩ sinh học, chuyên ngành sinh lý động vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM</small>

<small>Cử nhân sinh học, chuyên ngành sinh lý động vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM</small>

<small>Trưởng Labo phôi học IVFMD PN, bệnh viện Mỹ Đức Phú NhuậnTu nghiệp về IVF tại NUS, Singapore</small>

<b><small>LÊ TUẤN QUỐC KHÁNH</small></b>

<small>Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc ThạchBác sĩ, đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFMD – Bệnh viện Mỹ Đức</small>

<b><small>LÊ LONG HỒ</small></b>

<small>Bác sĩ đa khoa, Khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCMBác sĩ Sản Phụ khoa, Bệnh viện Mỹ Đức</small>

<b><small>HỒ SỸ HÙNG</small></b>

<small>Phó Giáo sư, Giảng viên cao cấp Đại học Y Hà NộiPhó Giám đốc, Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b><small>NGUYỄN VŨ QUỐC HUY</small></b>

<small>Phó Giáo sư Y Khoa - Giảng viên cao cấp, Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại học Y Dược Huế. Tiến sĩ Sản Phụ khoa, Đại học Duesseldorf (Cộng hoà Liên bang Đức)</small>

<small>Giáo sư thỉnh giảng chương trình Tiến sĩ Sinh học con người, Đại học Tsukuba, Nhật BảnPhó Chủ tịch, Hội Phụ Sản Việt Nam (VAGO)</small>

<small>Hiệu trưởng, Trường Đại học Y Dược Huế</small>

<b><small>ĐỖ THÙY HƯƠNG</small></b>

<small>Bác sĩ nội trú, giảng viên Bộ môn Mô - Phôi, Đại học Y Hà Nội</small>

<small>Bác sĩ Sản phụ khoa, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y </small>

<b><small>THÁI DOÃN MINH</small></b>

<small>Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội</small>

<small>Bác sĩ Sản Phụ khoa, Bệnh viện đa khoa Mỹ Đức TPHCM</small>

<small>Bác sĩ chuyên khoa I Sản phụ khoa, Đại học Y Dược TPHCMPhó Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Mỹ Đức</small>

<b><small>LÊ THỊ BÍCH PHƯỢNG</small></b>

<small>Cử nhân Công nghệ sinh học, Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM</small>

<small>Chuyên viên phôi học, IVFMD Phú Nhuận, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b><small>LÊ MINH TÂM</small></b>

<small>Phó Giáo sư Y Khoa, chuyên ngành Phụ Sản - Vô sinhTiến sĩ Sản Phụ khoa, Cộng hòa liên bang Đức</small>

<small>Giảng viên cao cấp Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại học Y Dược HuếPhó Chủ nhiệm, Bộ mơn Phụ Sản, Trường Đại học Y Dược Huế</small>

<small>Phó Giám đốc, Trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện Đại học Y Dược HuếBiên tập viên Tạp chí Phụ Sản, Hội Phụ Sản Việt Nam</small>

<b><small>LÊ THỊ NGÂN TÂM</small></b>

<small>Bác sĩ điều trị, Đơn vị Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Mỹ Đức Phú NhuậnThạc sĩ Sản phụ khoa, Đại học Y Dược TPHCM</small>

<b><small>THÂN TRỌNG THẠCH</small></b>

<small>Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TPHCM</small>

<b><small>NGUYỄN HÀ NGỌC THIÊN THANH</small></b>

<small>Bác sĩ chuyên khoa I, Đại học Y Dược TPHCMGiảng viên, Bộ môn Sản, Đại học TTU</small>

<small>Tu nghiệp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, NUS (Singapore)</small>

<b><small>LÊ VĂN THÀNH</small></b>

<small>Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Dược TPHCM</small>

<small>Bác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện đa khoa Mỹ Đức TPHCM</small>

<b><small>LÊ KHẮC TIẾN</small></b>

<small>Bác sĩ Sản Phụ khoa, Bệnh viện Mỹ Đức</small>

<b><small>TRẦN DỖN TÚ </small></b>

<small>Giảng viên Bộ mơn Phụ sản, Trường Đại học Y Dược HuếBác sĩ nội trú Sản Phụ khoa, Trường Đại học Y Dược Huế</small>

<b><small>DƯƠNG NGUYỄN DUY TUYỀN</small></b>

<small>Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCMCử nhân Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM</small>

<small>Chuyên viên phôi học, Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFMD – Bệnh viện đa khoa Mỹ Đức</small>

<b><small>LÝ THIỆN TRUNG</small></b>

<small>...</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b><small>BÙI QUANG TRUNG</small></b>

<small>Bác sĩ chuyên khoa I Sản phụ khoa, Đại học Y khoa Phạm Ngọc ThạchBác sĩ Sản Phụ khoa, Bệnh viện Mỹ Đức</small>

<b><small>HỒ NGỌC ANH VŨ</small></b>

<small>Bác sĩ đa khoa, Học viện Quân Y</small>

<small>Bác sĩ Sản phụ khoa, Đơn vị Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Mỹ ĐứcTu nghiệp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, NUS (Singapore)</small>

<b><small>HÊ THANH NHÃ YẾN</small></b>

<small>Thạc sĩ Sản phụ khoa, Đại học Y Dược TPHCMBác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện Mỹ Đức</small>

<b><small>LÊ THỊ HÀ XUYÊN</small></b>

<small>Bác sĩ đa khoa, Khoa Y - Đại học quốc gia TPHCMBác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện Mỹ Đức</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>HÌNH MÀU THAM KHẢO</b>

<small>(A) Adenomyosis phía trong gồm các tổn thương dạng hốc hoặc nhiều hốc(B) Adenomyosis phía trong khơng đối xứng</small>

<small>(C) Adenomyosis phía trong có đối xứng(D) Adenomyosis phía trong khuếch tán</small>

<small>(E) Adenomyosis phía trong khuếch tán đối xứng(F) Khối u cơ tuyến trong cơ tử cung dạng đặc(G) Khối u cơ tuyến trong cơ tử cung dạng nang(H) Khối u cơ tuyến trong cơ tử cung dưới niêm mạc(I) Khối u cơ tuyến trong cơ tử cung dưới thanh mạc(J) Adenomyosis phía ngồi ở thành trước tử cung</small>

<small>(K) Adenomyosis phía ngồi ở thành sau tử cung có liên quan lạc nội mạc tử cung sâuBÀI "CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA LẠC TUYẾN TRONG CƠ TỬ CUNG"</small>

<small>(Hình 1 – trang 110)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>BÀI "U XƠ CƠ TỬ CUNG"(Bảng 1 – trang 124)Bảng 1. Phân loại u xơ cơ tử cung theo FIGO, 2018.</small>

<small>SM – U xơ cơ tử cung dưới niêm mạc0Có cuống, trong buồng tử cung1< 50% trong buồng tử cung2</small> <sub>≥ 50% trong buồng tử cung</sub>

<small>O – Khác3Tiếp xúc với niêm mạc tử cung; 100% trong cơ tử cung</small>

<small>4Hoàn toàn nằm trong cơ tử cung5Dưới thanh mạc ≥ 50% trong cơ tử cung6Dưới thanh mạc < 50% trong cơ tử cung7Dưới thanh mạc có cuống</small>

<small>8Vị trí khác (cổ tử cung, các cơ quan quanh tử cung)</small>

<small>Hybrid – U xơ cơ tử cung tiếp xúc đồng thời niêm mạc và thanh mạc tử cung</small>

<small>Hai con số nối với nhau bởi dấu “-“. Số đầu tiên thể hiện ảnh hưởng của u xơ cơ tử cung đến niêm mạc tử cung và số thứ hai mô tả sự liên quan với lớp thanh mạc tử cung.</small>

<small>(L2-5) U xơ cơ tử cung dưới niêm và dưới thanh mạc, cả hai đều có ≥ 50% trong cơ tử cung</small>

<small>Hình 1. Tụ máu dưới màng đệm (A) và hình ảnh màng ối chưa nhập vào màng đệm (B).</small>

<small>BÀI "PROGESTERONE VÀ DỌA SẨY THAI"(Hình 1 – trang 143)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>Hình 2. So sánh giữa có sử dụng và không sử dụng kỹ thuật huỳnh quang trong phẫu thuật robot.Hình 1. Ba thành tố chính của hệ thống robot phẫu thuật là:</small>

<small>buồng điều khiển, tháp robot và bộ phận hiển thị[2].</small>

<small>BÀI "TỔNG QUAN PHẪU THUẬT ROBOT TRONG PHỤ KHOA THỜI ĐẠI 4.0"(Hình 1 – trang 171, hình 2 – trang 172, hình 3 – trang 173, hình 4 – trang 174,</small>

<small>hình 5 – trang 177, hình 6 – trang 178)</small>

<small>Hình 3. Mơ hình phẫu thuật một ngõ vào và Gelport.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>Hình 6. Phẫu thuật robot cắt tử cung tồn phần.</small>

<small>Hình 5. Các bước bóc nhân xơ tử cung trong phẫu thuật robot.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>Phụ khoa</small>

<b>CÁC DẤU ẤN SINH HỌC HUYẾT THANHTRONG CHẨN ĐOÁN</b>

<b>UNG THƯ BIỂU MƠ BUỒNG TRỨNG</b>

<small>Trần Dỗn Tú, Nguyễn Vũ Quốc Huy</small>

<i><small>Cách ghi trích dẫn: Trần Dỗn Tú và Nguyễn Vũ Quốc Huy. "Các dấu ấn sinh học huyết thanh trong chẩn đốn ung thư biểu mơ buồng trứng". Số đặc biệt của Tạp chí Phụ Sản “Sản Phụ khoa từ bằng chứng đến thực hành – 10”. 2020; 91-108.</small></i>

<b>TÓM TẮT</b>

Ung thư buồng trứng là một trong những ung thư phụ khoa gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Việc chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng trong những năm qua đạt được nhiều tiến bộ, nhưng kết quả chỉ khoảng 30% người bệnh ung thư buồng trứng sống thêm 5 năm sau điều trị. Chẩn đoán sớm bản chất khối u buồng trứng sẽ giúp bệnh nhân được điều trị sớm, theo dõi và tiên lượng tốt hơn. Phương pháp chẩn đoán cho những bệnh nhân có khối u vùng chậu thường khó khăn, đặc biệt là chẩn đốn phân biệt ác tính hay lành tính thì địi hỏi phải kiểm tra bằng mơ học xâm lấn. Hiện nay, có nhiều dấu ấn sinh học giúp chẩn đoán sớm ung thư buồng trứng; trong đó, dấu ấn CA125 và HE4 huyết thanh đã được sử dụng rộng rãi. Cùng với sự phát triển của sinh học phân tử thì ngày càng xuất hiện nhiều dấu ấn mới, đặc biệt acid nucleic (microRNAs) đã khẳng định được vai trị của mình trong việc chẩn đốn sớm loại ung thư này. Hơn nữa, sự phối hợp của các dấu ấn truyền thống (CA125, HE4) cùng với độ tuổi, tình trạng mãn kinh, siêu âm, acid nucleic đã tạo ra nhiều chỉ số đa biến góp phần làm tăng độ nhạy cũng như độ đặc hiệu trong chẩn đốn ung thư buồng trứng.

Từ khóa: dấu ấn sinh học, CA125, HE4, microRNAs (miRs), ung thư buồng trứng.

<b>MỞ ĐẦU</b>

Ung thư buồng trứng là bệnh lý ác tính gặp hàng thứ bảy trên toàn cầu, thường được phát hiện muộn do nằm sâu trong ổ bụng. Trên thế giới, số liệu của Globo

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Cancer Observatory (GLOBOCAN) cho thấy có khoảng 295.414 trường hợp ung thư buồng trứng được phát hiện và 184.799 người tử vong trong năm 2018. Tại Hoa Kỳ, mỗi năm ước tính có khoảng 22.240 phụ nữ được chẩn đốn mắc phải căn bệnh này; trong đó, có 14.070 trường hợp tử vong<small>[1]</small>. Tại Việt Nam, trong năm 2018, ước tính có khoảng 1.500 trường hợp mắc mới, phổ biến hàng thứ hai trong các bệnh ung thư phụ khoa, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung<small>[1]</small>. Chẩn đoán ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm vẫn là một thách thức lớn, thường phải kết hợp các triệu chứng lâm sàng, chẩn đốn hình ảnh và các dấu ấn sinh học khối u. Điều này dẫn đến hơn 70% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư buồng trứng ở giai đoạn tiến triển (giai đoạn III hoặc IV) với tỷ lệ sống sau 5 năm thấp hơn 30%<small>[2]</small>. Vì vậy, việc phát hiện sớm ung thư buồng trứng là yếu tố then chốt giúp giảm tỷ lệ tử vong, đáp ứng điều trị tối ưu, giảm khả năng di căn và cải thiện tỷ lệ sống sót. Nếu ung thư buồng trứng được phát hiện sớm, tỷ lệ sống trên 5 năm là 93%<small>[3]</small>. Nhờ vào sự tiến bộ trong các nghiên cứu lớn về proteomic cũng như sự phát triển của các kỹ thuật cao đã giúp phát hiện và mô tả cụ thể các đặc điểm sinh học của các dấu ấn ung thư buồng trứng. Đến nay, có hai dấu ấn gồm CA125 và protein mào tinh hoàn người 4 (Human epididymis protein 4 – HE4) đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration – FDA) chấp thuận để tiên lượng và theo dõi đáp ứng điều trị. Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp một cái nhìn tổng quan về các đặc điểm chính của các dấu ấn sinh học truyền thống (CA125 và HE4), tóm tắt các chỉ số đa biến (kết hợp nhiều dấu ấn sinh học) và một số dấu ấn mới.

<b>CA125 (CANCER ANTIGEN 125, CARCINOMA ANTIGEN 125 HOẶC CARBOHYDRATE ANTIGEN 125)</b>

CA125 là kháng nguyên ung thư 125, còn được gọi là mucin 16 hoặc MUC16. Đây là một glycoprotein loại mucin có trọng lượng phân tử lớn hơn 200 kDa, được chế tiết bởi biểu mô thể khoang của trung bì phơi (coelomic). Năm 1980, Bast và cộng sự đã phân lập được kháng thể đơn dòng OC125 (ovarian cancer 125) để phát hiện kháng ngun CA125 có ở mơ buồng trứng ung thư. Phương pháp định lượng hiện nay dựa trên việc sử dụng kháng thể gắn với protein này gọi là kỹ thuật kháng thể đơn dòng<small>[4,5]</small>.

Dấu ấn sinh học này được sử dụng thường xuyên trong thực hành lâm sàng và được khuyến cáo để theo dõi đáp ứng điều trị cũng như theo dõi sự tái phát của bệnh<small>[6-8]</small>. Tuy nhiên, có một số loại ung thư buồng trứng khơng giải phóng CA125. Các khối u buồng trứng ngồi biểu mơ (u tế bào mầm và u đệm - dây sinh dục) không biểu hiện glycoprotein này hoặc chỉ biểu thị mức độ thấp với chất đánh dấu<small>[9]</small>. Ngược lại,

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>Phụ khoa</small> sự giải phóng CA125 trong huyết thanh lại cao trong ung thư biểu mô buồng trứng.

Một số nghiên cứu cho thấy có mối tương quan đáng kể giữa nồng độ CA125 và giai đoạn bệnh theo Liên đoàn Sản Phụ khoa Quốc tế (The International Federation of Gynecology and Obstetrics - FIGO). Trong giai đoạn đầu của bệnh có đến 20% trường hợp khơng có sự thay đổi đáng kể giá trị CA125<small>[7,10]</small>. Theo nghiên cứu của Liu J. và cộng sự năm 2011, khoảng 80% ung thư biểu mô buồng trứng có nồng độ CA125 trên 35 kU/L và tăng lên 50 – 60% ở giai đoạn I, 80 – 90% ở giai đoạn II và trên 90% ở giai đoạn III – IV<small>[11]</small>.

Độ đặc hiệu của CA125 thấp trong trường hợp có kèm theo một số khối u ác tính ở cổ tử cung, vú, đại tràng, tụy, phổi, dạ dày và gan<small>[12,13]</small>. Nồng độ CA125 tăng cũng được thấy trong các bệnh lành tính hoặc ác tính liên quan đến màng phổi, màng ngồi tim, phúc mạc, xuất phát từ biểu mô thể khoang trung bì phơi và trong một số bệnh về vùng chậu bao gồm lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu, u xơ tử cung cũng như các bệnh không phải phụ khoa bao gồm xơ gan cổ trướng, viêm tụy, suy thận, bệnh gan. Ngồi ra, CA125 cịn biểu hiện ở bề mặt tế bào viêm nên nồng độ cao cũng có thể được thấy trong các bệnh viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, lupus và hội chứng Sjưgren<small>[12]</small>. Hơn nữa, phụ nữ có thai, chu kỳ kinh nguyệt<small>[14]</small>, liệu pháp thay thế hormone kết hợp theo chu kỳ (Cyclic Combined Hormone Replacement Therapy – HRT) cũng có thể liên quan đến mức tăng CA125. Ngồi ra, nồng độ CA125 ở phụ nữ da trắng cao hơn phụ nữ châu Phi và châu Á.

Trong nghiên cứu của Dikmen năm 2015, diện tích dưới đường cong (Area Under the Curve – AUC) của CA125 ở mức trung bình (0,78), cho thấy nó khơng phải là dấu ấn lý tưởng để chẩn đoán ung thư buồng trứng<small>[15]</small>. Xét nghiệm CA125 huyết thanh thường được chỉ định khi phát hiện có khối u buồng trứng, để tiên lượng khả năng ác tính. Nhưng trong nhiều thập kỷ qua, nồng độ CA125 huyết thanh cao đã được thấy trong lạc nội mạc tử cung, do đó tỷ lệ dương tính giả cao<small>[16]</small>. Điều này đã được chứng minh trong tổng quan Cochrane rằng trong số 97 dấu ấn sinh học được nghiên cứu thì CA125 là dấu ấn duy nhất tăng trong trường hợp lạc nội mạc tử cung (độ nhạy 40%, độ đặc hiệu 91%) với điểm cắt là 35 U/mL<small>[17]</small>. Trong một phân tích tổng hợp năm 2016, Hirsch và cộng sự đã chứng minh CA125 rất hữu ích để chẩn đốn lạc nội mạc tử cung, đặc biệt với độ nhạy tăng tương ứng theo giai đoạn bệnh<small>[18]</small>. Chen X và cộng sự năm 2015 đã báo cáo mức CA125 cao hơn đáng kể trong nhóm có lạc nội mạc tử cung so với nhóm khối u buồng trứng lành tính khác (49,7 U/mL so với 21,6 U/mL)<small>[19]</small>.

Do đó, CA125 khơng hồn toàn đặc hiệu cho ung thư buồng trứng. Trong một

</div>

×