Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

skkn lịch sử và địa lý thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 52 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÁO CÁO SÁNG KIẾN </b>

<b>I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN </b>

Dạy học là một khoa học, một nghệ thuật, nhưng trước hết dạy học là một “nghề”- “nghề dạy học”. “Nghề dạy học” là một nghề đặc biệt - nghề trồng người. Mọi hoạt động của người thầy đều ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức của trị. Trong đó giảng dạy bộ môn lịch sử cũng nằm trong tiêu chí trên.

Việc dạy và học bộ môn khoa học lịch sử thực trạng hiện nay còn gặp những hạn chế, khó khăn, đó là tình trạng “ Dân ta ít biết sử ta”, ít biết đến tình hình thế giới mà lồi người đã từng trải qua. Học sinh ít biết, ít nhớ, ít hiểu về lịch sử dân tộc mình, về những danh nhân, lãnh tụ, về những người đã từng xả thân vì nền độc lập tự do, vì cuộc sống hịa bình hạnh phúc cho chính chúng ta hôm nay; Học sinh cũng ít biết đến những nền văn minh, những thành tựu của nhân loại, những thành quả lớn mà con người trên thế giới ngày nay đang được thừa hưởng. Theo kết quả từ một cuộc điều tra với chủ đề “ Thanh niên thời đại Hồ Chí Minh trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc” đã thu được những con số đáng buồn như sau: Trong số 1800 người được hỏi thì có đến 39% khơng biết Hùng Vương là ai; 65% không biết Trương Định là ai; 83% học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên không biết về các nhân vật lịch sử đặt tên cho các đường phố, tên đường mà họ đang sống. Cũng thời gian gần đây đang nổi lên vấn đề tranh luận là có nên đưa mơn lịch sử thành môn học và môn thi bắt buộc ở cấp trung học phổ thông hay không? Đa số các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia, các thầy cô giáo dạy lịch sử và các cử tri quốc hội tán thành phương án “ bắt buộc” nhưng ngược lại cũng có những quan điểm trái chiều “không chọn” môn lịch sử là môn “bắt buộc” mà chỉ là môn học tự chọn. Điều đáng buồn lựa chọn phương án “không bắt buộc” này đa số là các em học sinh. Tại sao vậy? Tại sao học sinh ít muốn học bộ mơn lịch sử, thậm chí ít hiểu biết về lịch sử dân tộc mình?…Đó là những câu hỏi trăn trở, bức xúc trong lòng mỗi

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

giáo viên dạy lịch sử, những nhà nghiên cứu sử học và là câu hỏi chung của xã hội nước ta hiện nay.

Qua suy nghĩ, trăn trở “ dạy như thế nào để học sinh yêu thích, hứng thú và tự chủ động, sáng tạo học có hiệu quả” tôi thấy cần phải thay đổi, mà trước tiên là phải thay đổi từ chính người thầy.Vì vậy tơi đã tự “cải tổ” chính bản thân mình để mong muốn gây được tâm lí hưng phấn, hứng thú học lịch sử tới các em. Từ những khát vọng trên, trong quá trình giảng dạy, đặc biệt trong những năm gần đây tôi đã cố gắng tìm ra những giải pháp hữu ích nhất để thu hút, lôi cuốn, truyền lửa đam mê đến các em. Một trong những giải pháp đó là có phương pháp bộ mơn phù hợp. Đó cũng là sáng kiến mà tơi muốn giới thiệu “ Kết hợp phương pháp truyền thống và hiện đại để tạo hứng thú và phát huy tính chủ động, sáng tạo cho học sinh trong phân mơn Lịch sử 6”.

<b>II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP </b>

<b>1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1.1. Nghiên cứu thực trạng </b>

Tìm hiểu thực tế về việc dạy và học của học sinh ở các nhà trường trung học cơ sở trong địa bàn huyện, tôi nhận thấy một số hạn chế như sau:

* Về phía giáo viên:

- Việc dạy cịn có những hạn chế như chưa nghiên cứu sâu, kĩ, chưa tận tâm, tận lực với bài dạy. Giảng- dạy còn qua loa đại khái, chiếu lệ. Tình trạng đọc, chép và chỉ “ giới thiệu” một cách hời hợt những nội dung kiến thức đã nêu. Giáo viên ít hoặc khơng nghiên cứu tìm hiểu tài liệu bổ sung, mở rộng, phân tích, liên hệ thực tế, nâng cao về nội dung bài dạy, sự kiện, nhân vật, ý nghĩa lịch sử để khắc sâu kiến thức lịch sử cho học sinh.

- Một số tiết học giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động một số học sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi, hoạt động giành cho đối tượng học sinh yếu

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

gia hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản môn học này.

- Không sử dụng thiết bị, phương tiện, học liệu dạy học hoặc phương tiện , thiết bị dạy học đã có nhưng chưa sử dụng triệt để; hoặc chưa có đầy đủ chủng loại, chưa khoa học để giúp minh chứng vấn đề lịch sử tới học sinh trong những bài học, tiết học cần minh họa; hoặc lại quá lạm dụng các thiết bị, học liệu hiện đại dẫn đến tiết học kiến thức bị nhạt nhịa khơng để lại dấu ấn trong tâm trí , khơng phát huy được hết năng lực, phẩm chất của học sinh.

- Ngôn ngữ diễn đạt của giáo viên khô khan, cứng nhắc, không truyền cảm, làm cho người nghe cảm nhận bài dạy khơng có hồn, nhạt nhẽo, khơng có sự lơi cuốn, khơng có sức thuyết phục, hấp dẫn học sinh muốn học, thích học, ham học bộ môn.

- Tiết học diễn ra đơn điệu, chủ yếu là thuyết trình của giáo viên.

- Đặc biệt là giáo viên chưa có phương pháp bộ môn phù hợp để phát huy tính chủ động, gây hưng phấn, kích thích học sinh…

* Về phía xã hội, học sinh, phụ huynh:

- Về xã hội: Do cơ chế thị trường cần đào tạo các môn (chủ yếu là khoa học tự nhiên) để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, trực tiếp tạo ra của cải vật chất. - Do những tác động khơng tích cực như: Ham chơi, học lệch theo ý thích cá nhân, coi lịch sử là mơn phụ….

- Do chịu sự chi phối, chỉ đạo của các bậc phụ huynh hướng theo học môn- khối thi thiết thức với nhu cầu của xã hội hiện tại, dẫn đến tình trạng học sinh khơng được lựa chọn theo ý thích, khả năng mong muốn của mình. Với các em học lịch sử là ép buộc, gị ép và khơng muốn, khơng thích học.

<b>1.2. Một số khảo sát </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Để nghiên cứu mang tính thực tiễn, tôi tiến hành các khảo sát lấy ý kiến của giáo viên và học sinh. Dưới đây là một vài khảo sát được tiến hành tại trường trung học cơ sở Hải Hậu và một số trường trong trong huyện:

<b>PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1 (Phiếu khảo sát dành cho học sinh) </b>

- Đối tượng khảo sát: Học sinh khối 6 trường trung học cơ sở Hải Hậu và trường trung học cơ sở Yên Định

- Số lượng khảo sát: 220

- Thời gian khảo sát: Tháng 9 năm 2020 -2021. - Phương pháp khảo sát: Khảo sát bằng phiếu hỏi

Hãy cho biết ý kiến của mình bằng việc tích vào ơ tương ứng?

Từ kết quả khảo sát trên cho ta thấy khoảng 50 % học sinh ở cả 2 trường khơng thích hoặc cảm thấy mơn học bình thường, khơng có sức hấp dẫn.

<b>PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2 (Phiếu khảo sát dành cho học sinh) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Số lượng khảo sát:220

- Thời gian khảo sát: Tháng 9 năm 2020 - 2021. - Phương pháp khảo sát: Khảo sát bằng phiếu hỏi

Hãy cho biết ý kiến của mình bằng việc tích vào ơ tương ứng?

<i>Trong giờ học lịch sử em thường làm gì? </i>

TT Nội dung Rất thường

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

* Khối 6- Trường trung học cơ sở Yên Định TT Nội dung Rất thường

* Khối 6- Trường trung học cơ sở Hải Hậu TT Nội dung Rất thường

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Như vậy, nhìn vào bảng khảo sát trên ta thấy: Đa số học sinh trong giờ học lịch sử ít tích cực suy nghĩ, phát biểu, hiếm khi thắc mắc với thầy cơ về bài học, ít làm việc nhóm cùng bạn. Trong giờ học các em cịn nói chuyện, làm việc riêng, thậm chí cịn lấy bài tập mơn khác ra làm. Cịn một số học sinh cố tỏ ra chăm chú nhưng khi cô giáo hỏi thì lại khơng biết trả lời như thế nào.

<b>PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 3 (Phiếu khảo sát dành cho học sinh) </b>

- Đối tượng khảo sát: Học sinh khối 6 trường trung học cơ sở Hải Hậu và trường trung học cơ sở Hải Phương, trung học cơ sở Yên Định

- Số lượng khảo sát:383

- Thời gian khảo sát: Tháng 9 năm 2020 - 2021. - Phương pháp khảo sát: Khảo sát bằng phiếu hỏi

<i>Câu hỏi: Em muốn được thầy cô dạy học lịch sử như thế nào? </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>….……… </i>

Với câu hỏi này , học sinh khối 6 của 3 trường trung học cơ sở Hải Hậu, trung học cơ sở Hải Phương và trung học cơ sở Yên Định đã đưa ra rất nhiều ý kiến. Đa số các em cho rằng để mơn học hấp dẫn, giúp các em học tốt thì giáo viên nên sử dụng đa dạng phương pháp. Ngoài phương pháp truyền thống ghi bảng, thuyết trình, giáo viên nên linh hoạt cho các em được hoạt động nhóm, được tự thuyết trình, được học tiết học có ứng dụng cơng nghệ thơng tin, được chơi các trị chơi, được học trải nghiệm….

<b>PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 4 (Phiếu khảo sát dành cho giáo viên) </b>

- Mục đích khảo sát: Tìm hiểu phương pháp dạy học lịch sử của giáo viên. - Đối tượng khảo sát: Giáo viên dạy lịch sử trong huyện

- Số lượng khảo sát: 7

- Thời gian khảo sát: Tháng 9 năm học 2021-2022 1 Thầy/ cơ có thường

xun trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

công nghệ thông tin trong dạy học không?

Qua kết quả khảo sát trên ta thấy : Giáo viên cũng đã dần có những đổi mới trong phương pháp giảng dạy để bộ môn đạt kết quả tốt, để hướng đến người học, phát huy vai trò chủ đạo của học sinh. Tuy nhiên giáo viên chưa sử dụng thường xuyên hoặc vẫn còn lúng túng giữa việc phối hợp các phương pháp cũ và mới.

Vậy làm sao để giáo viên vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại; Làm sao để lơi cuốn, thu hút học sinh u thích mơn lịch sử và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em. Từ việc khảo sát thực trạng giáo viên và học sinh, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp “ Kết hợp phương pháp truyền thống và hiện đại để tạo hứng thú và phát huy tính chủ động, sáng tạo cho học sinh trong phân mơn Lịch sử 6” mong sẽ góp một phần nhỏ để đạt được kết quả môn học tốt nhất.

<b>2. Mơ tả giải pháp khi có sáng kiến: </b>

<b>2.1. Khái quát một số khái niệm như “ Phương pháp dạy học ”, “ phương pháp dạy học truyền thống”, “ Phương pháp dạy học hiện đại”. </b>

Trước khi đi vào các giải pháp cụ thể, ta cần phải nắm hiểu được một số khái niệm liên quan đến sáng kiến.

2.1.1. Khái niệm “ Phương pháp dạy học”.

Phương pháp dạy học là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về phương pháp dạy học. Tóm lại ta có thể hiểu

<i>hiểu cơ bản là: Phương pháp dạy học là cách thức, là con đường hoạt động </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

chung giữa giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.

Phương pháp dạy học có ba bình diện:

- Bình diện vĩ mơ là quan điểm về phương pháp dạy học. Ví dụ: Dạy học hướng vào người học, dạy học phát huy tính tích cực của học sinh,…

<i>- Bình diện trung gian là phương pháp dạy học cụ thể.Ví dụ: phương pháp đóng </i>

vai, thảo luận, nghiên cứu trường hợp điển hình, xử lí tình huống, trị chơi, … - Bình diện vi mơ là Kĩ thuật dạy học . Ví dụ: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật hỏi chuyên gia, kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ,…Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập mà là những thành phần của phương pháp dạy học. Ví dụ, trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép, …

Như vậy: Phương pháp dạy học là mơ hình hành động, cách thức để giáo viên truyền đạt kiến thức và gây hứng thú, tạo ra cách học hiệu quả cho học sinh. 2.1.2. Khái niệm “ Phương pháp dạy học truyền thống”

Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm.Giáo viên làm mẫu còn học sinh làm theo. Theo Frire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi phương pháp dạy học này là "Hệ thống ban phát kiến thức", là quá trình chuyển tải thơng tin từ đầu thầy sang đầu trị. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức"

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

dạy học truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo.

2.1.3. Khái niệm “Phương pháp dạy học hiện đại”

Đây là phương pháp mới người ta còn gọi là phương pháp dạy học tích cực. Ở đó giáo viên là người giữ vài trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Người thầy có vai trị là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy. Phương pháp dạy học này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học. Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hố các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững.

<b>2.2.Tích cực và hạn chế của các phương pháp truyền thống và hiện đại </b>

2.2.1. Tích cực:

- Phương pháp dạy học truyền thống có tính hệ thống, logic cao; Các kĩ năng được dạy theo một trật tự cụ thể, chặt chẽ; Đánhgiá của giáo viên đơn giản hơn; Đánh giá trường học của hội đồng trường học và các cơ sở giáo dục được thực hiện dễ dàng hơn; Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của học sinh….

- Phương pháp dạy học hiện đại rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Đặc điểm của dạy học

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

theo phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống. Cụ thể khi sử dụng phương pháp này sẽ phát triển kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm; Tăng mức độ tương tác; Cải thiện tư duy phản biện; Tăng cường khả năng nghi nhớ và tiếp thu kiến thức;Tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ; Khơi nguồn tư duy sáng tạo….

2.2.2. Hạn chế:

- Phương pháp dạy học truyền thống quá đề cao người dạy nên nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, học sinh nghe nhiều mệt mỏi, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng vận dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế….

- Phương pháp dạy học hiện đại: Khi áp dụng nếu không tập trung cao, học sinh sẽ không biết cách hệ thống và logic bài học. Không chỉ vậy, yêu cầu của phương pháp dạy học hiện đại là cần có các phương tiện dạy học, học sinh chuẩn bị bài kĩ ở nhà bằng nhiều nguồn học liệu trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến,quan điểm. Giáo viên phải chuẩn bị kĩ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối

<b>hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và của trò….. </b>

Như vậy phương pháp dạy học truyền thống hay hiện đại, mỗi cái đều có những ưu thế và nhược điểm riêng, khơng có phương pháp dạy học nào là chìa khố vạn năng để phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì thế việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong tồn bộ q trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học.Việc nghiên cứu kỹ từng bài dạy, từng đặc điểm của bộ môn và đối tượng người học để có sự phối kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học là việc cần làm ngay của mỗi giáo viên để nâng cao chất lượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>2.3. Các giải pháp cụ thể </b>

<b>2.3.1. Giáo viên nghiên cứu kĩ chương trình mơn học và các bài học lịch sử cụ thể </b>

Giáo viên phải nghiên cứu kĩ chương trình và các bài học cụ thể để có các phương pháp dạy học phù hợp để làm sao tất cả mọi người cùng phải hiểu

<b>được: </b>

Thứ nhất, đó là nội dung giáo dục lịch sử với phương châm là một môn khoa học. Dựa trên thành tựu cập nhật của giới nghiên cứu Việt Nam và thế giới, tôn trọng những nguyên tắc cơ bản của sử học (trung thực, khách quan, toàn diện, cụ thể) hướng tới hình thành thế giới quan khoa học, tư duy phê phán, thực chứng, biện chứng của người học.

Thứ hai, lịch sử là môn học dạy làm người, góp phần phát triển các phẩm chất của công dân Việt Nam toàn cầu: Yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ…

Thứ ba, lịch sử là mơn học có định hướng ứng dụng cao theo đúng phương châm “ Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, “Ơn cố tri tân”. Từ đó giúp học sinh biết học lịch sử để làm gì, có thể ứng dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống như thế nào cho phù hợp.

Trên cơ sở hiểu được tầm quan trọng của dạy học lịch sử giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh các phương pháp tự học, biết cách tự tìm tịi, khai thác các nguồn sử liệu; biết cách phân tích, đánh giá sự kiện, quá trình lịch sử và tự mình rút ra những nhận xét, đánh giá, tạo cơ sở phát triển năng lực tự học lịch sử suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hóa xã hội Việt Nam và thế giới. Đồng thời giáo viên cũng nên đề nghị nhà trường mở rộng không gian dạy học, không chỉ trong lớp học mà còn trên thực địa ( Di tích lịch sử và văn hóa, bảo tàng, khu triển lãm…), hoặc có điều kiện tổ chức cho học sinh đi tham quan, dã ngoại, kết hợp các hoạt động khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Như vậy, để truyền tải được tất cả các thông điệp trên của môn học đến với học sinh, giáo viên phải đọc, nghiên cứu kĩ về chương trình, về từng bài học lịch sử để có kế hoạch đề ra phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với đối tượng học sinh trung học cơ sở, với nhận thức của học sinh lớp 6.

<b>2.3.2. Tập hợp, phân loại các phương pháp truyền thống và hiện đại </b>

<i><b>a. Phương pháp truyền thống: </b></i>

Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu kĩ các phương pháp dạy học, giáo viên cần tập hợp, phân loại, từ đó vận dụng cho phù hợp với đặc trưng bộ môn và từng bài dạy.

Phương pháp dạy học truyền thống thường hay sử dụng trong môn lịch sử nói chung, phân mơn lịch sử 6 nói riêng bao gồm ba nhóm chủ yếu: nhóm phương pháp dùng lời (Thuyết trình, thuyết minh, vấn đáp, đàm thoại…); nhóm phương pháp trực quan (minh hoạ, quan sát hình ảnh, lược đồ, bản đồ…;Nhóm phương pháp thực hành (thực hành thí nghiệm, luyện tập); …Đối với phân mơn lịch sử các phương pháp truyền thống này không thể bỏ qua, vì lịch sử là quá khứ nên phải tái hiện lại cho học sinh hiểu, học sinh dễ tưởng tượng. Thuyết trình, đàm thoại sẽ giúp cho học sinh kích thích, tăng khả năng tư duy và có thể đưa ra ý kiến, quan điểm của mình. Hoặc giáo viên có thể kể chuyện về nhân vật anh hùng, các sự kiện lịch sử tiêu biểu để gây hứng thú cho học sinh.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 13 - Nước Âu Lạc ( Sách giáo khoa lịch sử địa lí 6 - Bộ Cánh Diều), giáo viên dùng lời diễn giải, đọc đọan thơ sau của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp:

“ Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để lên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu”…

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Qua đoạn thơ trên em hãy cho biết Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp đã nhắc dến sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta? Em biết gì về sự kiện đó? Hãy kể lại cho cả lớp cùng nghe.

Học sinh sẽ trả lời, giáo viên nhận xét và có thể kể chuyện thêm về truyền thuyết “ Mị Châu, Trọng Thủy” …..

Ví dụ 2: Ở bài 15 ( Sách giáo khoa lịch sử địa lí 6 - Bộ Cánh Diều) - Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập tự chủ từ đầu công nguyên đến trước thế kỉ X, giáo viên có thể dẫn học sinh vào bài mới qua đoạn văn “ Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lã bán nước và lũ cướp nước” ( Hồ Chí Minh). Vậy truyền thống u nước đó được thể hiện như thế nào trong 1000 năm Bắc thuộc, cơ trị chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hơm nay…..

Ví dụ 3: Bài 17 ( Sách giáo khoa lịch sử địa lí 6 - Bộ Cánh Diều) - Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X, khi tìm hiểu mục Ngơ Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938, để học sinh ấn tượng, khắc sâu hơn về Ngơ Quyền và lí do đánh qn Nam Hán lần 2, giáo viên kể chuyện để minh họa:

“ Vào năm 898, nhà ông hào trưởng châu Đường Lâm bỗng nhiên tràn đầy ánh sáng kì lạ, khi cậu bé Ngô Quyền chào đời. Tương truyền khi cậu bé sinh ra có tướng mạo khác thường, khôi ngô tuấn tú, mặt vuông, mắt sáng, trên lưng cịn có ba nốt ruồi rất lạ. Thấy thầy tướng bảo cậu bé lớn lên có thể làm chủ một phương, bố mẹ liền đặt tên cậu là Quyền. Khi lớn lên cậu là một thanh niên có thân hình cường tráng, trí tuệ xuất chúng, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, có thừa trí dũng và đầy mưu lược. Năm 920, Ngô Quyền đi theo Dương Đình Nghệ, một tướng của họ Khúc ở đất Ái Châu ( Thanh Hóa). Dương Đình Nghệ là anh hùng dân tộc từng có cơng đánh đuổi giặc Nam Hán, chiếm được thành Đại La năm 931, thúc đẩy bước tiến của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Dương Đình Nghệ lên cầm quyền, tự xưng là Tiết độ sứ, giao cho Ngô Quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

cai quản Ái Châu. Yêu mến tài năng và nhiệt huyết cứu đời, giúp nước của Ngơ Quyền, Dương Đình Nghệ đã gả con gái cho ông. Trong 7 năm cai quản lĩnh Ái Châu, Ngô Quyền trổ hết tài lực, đem lại yên vui cho dân trong hạt. Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Cơng Tiễn - một thuộc tướng và là hào trưởng đất Phong Châu giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Hành động phản trắc của Kiều Công Tiễn đã gây nên một làn sóng bất bình, căm giận sâu sắc trong mọi tầng lớp nhân dân. Căm giận kẻ phản nghịch, Ngô Quyền cất quân từ Ái Châu ra hỏi tội Kiều Công Tiễn nhưng hắn đã hèn hạ sai sứ mang vàng bạc sang cầu cứu vua Nam Hán. Sẵn có dã tâm xâm lược nước ta, nay nhân cơ hội nước ta đang có loạn, Vua Nam Hán liền phong cho con trai là Lưu Hoàng Tháo làm Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, tước Giao vương, thống lĩnh đội quan thủy hùng mạnh, mượn tiếng giúp Kiều Công Tiễn, vượt biển sang cướp nước ta. Đích thân vua Nam Hán mang đại quân đến đóng tại Hải Mơn ( Quảng Tây) để gây thanh thế và sẵn sàng tiếp ứng…”. Nhận được tin này,Ngơ Quyền đã làm gì để đối phó với quân Nam Hán, các em hãy cùng cô tiếp tục nghiên cứu tài liệu để xem kế sách của Ngơ Quyền nhé…

Ngồi phương pháp thuyết trình, đàm thoại, kể chuyện, dạy và học lịch sử không thể bỏ qua phương pháp trực quan ( Tranh ảnh, lược đồ, bản đồ, tư liệu chữ viết, mẫu phục chế…). Trong dạy học lịch sử do không trực tiếp được quan sát các sự kiện nên phương pháp trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện lịch sử nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nếu những trường chưa có thiết bị, phương tiện hiện đại như ti vi thông minh, máy chiếu, máy tính, mạng internet… thì các nguồn học liệu chính là ở trong sách giáo khoa hoặc các thiết bị truyền thống.

Ví dụ 1: Bài 3 “ Nguồn gốc loài người” ( Sách giáo khoa lịch sử, địa lí 6- Bộ Cánh Diều) để giải thích rõ cho học sinh về nguồn gốc của con người thì phải có tranh minh họa như Hình 3.1 hoặc 3.2; 3.3 ( SGk trang 13,14).

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Ví dụ 2: Bài 7 “ Ấn Độ cổ đại” ( Sách giáo khoa lịch sử, địa lí 6- Bộ Cánh Diều), sau khi cho học sinh thảo luận làm việc nhóm, giáo viên sẽ nhận xét, chốt lại vấn đề. Để học sinh khắc sâu kiến thức , nhớ và hiểu hơn, giáo viên sẽ cho các con xem các hình ảnh về các thành tựu văn hóa của Ấn Độ và giới thiệu thêm về các thành tưu văn hóa này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Hoặc Bài 10 “ Sự ra đời và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á…”, để học sinh biết được Đông Nam Á cổ đại và phong kiến gồm những quốc gia nào, ngày nay tên quốc gia thay đổi ra sao, nằm ở vị trí nào trên trái đất… thì học sinh sẽ dễ tưởng tượng, dể hiểu bài khi được quan sát như hình ảnh trong sách giáo khoa Lịch sử và địa lí 6 ( Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống).

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Nhóm phương pháp thực hành (thực hành thí nghiệm, luyện tập)…đối với phân môn lịch sử thường được dùng để củng cố, kết thúc bài học. Phương pháp truyền thống này thường cho học sinh trả lời các câu hỏi, củng cố, khái quát lại nội dung đã học.

Ví dụ 1: Sau khi học xong bài 12, 13: Nước Văn Lang,Âu Lạc (Sách Cánh Diều), giáo viên cho học sinh làm bài tập sau: Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây về nước Văn Lang và Âu Lạc

Thời gian ra đời

Kinh đô

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Tổ chức nhà nước

Ví dụ 2: Học xong toàn bộ bài 15 sách Cánh Diều - Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ ( Từ đầu công nguyên đến trước thế kỉ X), giáo viên cho học sinh ôn luyện bằng bài tập: Trong các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của người Việt từ đầu công nguyên đến trước thế kỉ X, em hãy trình bày nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa lịch sử của một cuộc khởi nghĩa mà em ấn tượng nhất?

Đây là những phương pháp truyền thống chủ yếu mà phân môn lịch sử 6 vẫn nên sử dụng để gây hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả thì cần phải cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống cho phù hợp với ngày nay. Mà muốn cải tiến thì trước tiên người giáo viên cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kĩ thuật dạy học trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, ví dụ như kĩ thuật mở bài; kĩ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình; kĩ thuật đặt các câu hỏi, xử lí các câu hỏi trong đàm thoại; kĩ thuật làm mẫu trong luyện tập; kĩ thuật vẽ sơ đồ tư duy…Tuy nhiên những phương pháp dạy học truyền thống vẫn có những hạn chế nhất định, vì thế bên cạnh phương pháp dạy học truyền thống phải kết hợp các phương pháp hiện đại để phát huy tính tích cực và sáng tạo, gây hứng thú cho của học sinh.

<i><b>b. Phương pháp hiện đại: </b></i>

Có những phương pháp dạy học chung cho nhiều môn học, nhưng có những phương pháp dạy học đặc thù của từng môn học. Đối với phân mơn lịch sử nói chung, phân mơn lịch sử 6 nói riêng, chủ yếu sẽ sử dụng một số phương pháp sau:

1. Phương pháp dạy học nhóm

Dạy học nhóm cịn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác; dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước tồn lớp. Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau; nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung. Dạy học theo nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới.

Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh. Trong các bài dạy của phân môn lịch sử 6, hầu như bài học nào cũng có thể áp dụng phương pháp này.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 1 “ Lịch sử là gì”( Sách giáo khoa lịch sử và địa lí 6 - Bộ Cánh Diều)giáo viên có thể chia lớp thành nhiều nhóm, theo bàn, thảo luận “ Theo em vì sao chúng ta cần phải học lịch sử? ”.

Ví dụ 2: Bài 6 “ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại”( Sách giáo khoa lịch sử và địa lí 6 - Bộ Cánh Diều) khi tìm hiểu mục 3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm hồn thành các nhiệm vụ học tập.

Nhóm 1: Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập Lưỡng Hà cổ đại?

Nhóm 2: Nhận xét của em về các thành tựu của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại? Nhóm 3: Các em ấn tượng với thành tựu nào của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, vì sao?

Nhóm 4: Là học sinh các em cần làm gì để bảo vệ, giữ gìn và phát huy những di sản văn hóa của người Ai Cập, Lưỡng Hà?

Ví dụ 3: Để luyện tập kết thúc bài học ( Bài nào cũng được), giáo viên tổ chức cho học sinh trị chơi “Đốn ý đồng đội”.

Thể lệ:

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Cả lớp chia thành 2 đội, mỗi đội cử 2 người chơi đứng quay lưng vào nhau, 1 người nhìn đáp án và gợi ý, người cịn lại trả lời. Mỗi gói có 5 dữ kiện, người chơi có 90 giây để vừa hỏi vừa trả lời. Từ gợi ý không được là từ tiếng anh, tiếng lóng, khơng trùng với đáp án. Nếu phạm quy sẽ khơng tính điểm. 2. Phương pháp giải quyết vấn đề

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là Phương pháp đặt ra trước học sinh các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề , kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề. Các nhóm học sinh có thể giải quyết cùng một vấn đề/ tình huống hoặc các vấn đề/tình huống khác nhau, tùy theo mục đích của hoạt động.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 3 “ Nguồn gốc loài người”( Sách giáo khoa lịch sử và địa lí 6 - Bộ Cánh Diều) giáo viên đặt vấn đề: Từ xa xưa con người đã tị mị tìm hiểu, muốn biết về nguồn gốc của mình. Mỗi một quốc gia có cách giải thích khác nhau : Trung Quốc với tryền thuyết “ Nữ Oa vá trời” cho rằng Bà Nữ Oa là nhân vật đã nặn ra con người; Ấn Độ thì cho rằng Brahma - một trong 3 vị thần nổi tiếng của đạo Hinđu là thần đã tạo ra con người; Thiên Chúa Giáo thì có chuyện “ Ađam và Eva” để giải thích nguồn gốc của con người là do Thượng đế sáng tạo ra; Việt Nam thì có truyền thuyết “ Con rồng cháu tiên”….Vậy con người có đúng là được tạo ra như trong các câu chuyện, truyền thuyết trên khơng, các em sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc của con người qua bài học hôm nay và đưa ra quan điểm của mình….

Ví dụ 2: Khi dạy mục 1. Sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy - bài 5 “ Chuyển biến về kinh tế xã hội cuối thời nguyên thủy”( Sách giáo khoa lịch sử và địa lí 6 - Bộ Cánh Diều), giáo viên sau khi cho học sinh xem clip trên youtobe: “Cuộc sống sẽ như thế nào nếu khơng có kim loại”, các em hãy viết tiếp ý kiến của mình về giả thuyết trên?…

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Ví dụ 3: Bài 12 “ Nước Văn Lang”( Sách giáo khoa lịch sử và địa lí 6 - Bộ Cánh Diều) . Khi dạy bài này , giáo viên đặt vấn đề: Có người cho rằng, thời kì Hùng Vương với sự ra đời của nhà nước Văn Lang là có thật trong lịch sử, có người lại bảo là khơng có thật, đấy chỉ là tưởng tượng của người Việt . Vậy theo các em thời kì này là có thật hay khơng có thật, hãy giải thích?….

3. Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

Ví dụ 1: Sau khi dạy xong bài 15“ Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ ( Từ đầu công nguyên đến trước thế kỉ X ” hoặc bài 17 “ Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X”( Sách giáo khoa lịch sử và địa lí 6 - Bộ Cánh Diều), giáo viên sẽ tổ chức cho các em viết kịch bản và đóng kịch để bày tỏ quan điểm, thái độ của mình.

Ví dụ 2: Tập làm hướng dẫn viên du lịch bằn hình thức: Xây dựng màn hỏi đáp, dẫn chuyện của 2 học sinh. Trong đó 1 học sinh đặt câu hỏi; 1 học sinh đóng vai hướng dẫn viên giới thiệu về đền Hát Môn và Lễ hội Hai Bà Trưng. 4. Phương pháp trò chơi

Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trị chơi nào đó. Và phương pháp này thuộc danh sách các phương pháp dạy học mới giúp tăng cường kích thích, hứng thú tìm hiểu vấn đề của học sinh. Thường phần mở đầu hoặc kết thúc tiết học, chúng ta hay sử dụng phương pháp này với các trò chơi như: Chiếc nón kì diệu; ai là triệu phú; giải ô chữ;

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

đuổi hình bắt chữ; vịng quay may mắn; ai nhanh hơn; đoán ý đồng đội; Lật chữ đốn hình, lật hình đốn tranh; giải cứu cá voi; Thu hoạch cà rốt; chơi game….

Ví dụ 1: Khi dạy bài 16 “ Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc” ( Sách giáo khoa lịch sử và địa lí 6 - Bộ Cánh Diều), để khởi động giáo viên tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn” gọi khoảng 4 hoặc 5 học sinh lên chơi với câu hỏi trong khoảng 3 phút : Hãy kể tên các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết?

Ví dụ 2: Kết thúc bài 8 “Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII” ( Sách giáo khoa lịch sử và địa lí 6 - Bộ Cánh Diều) để luyện tập củng cố kiến thức, giáo viên tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi: “ Giải cứu cá voi”. Luật chơi là có 5 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng thì mưa sẽ đổ xuống và nước biển dâng lên, hoàn thành xong 5 câu sẽ cứu được cá voi. Chú ý vì đây là trị chơi nhân văn nên nếu em khơng trả lời được thì hãy mời bạn của mình trợ giúp đến khi các em có đáp án đúng để cùng nhau giải cứu cá voi.

Câu 1: Những nhà nước cổ đại đầu tiên của Trung Quốc ra đời ở đâu? Trả lời: Hạ lưu sơng Hồng Hà và sơng Trường Giang.

Câu 2: Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào? Vào năm bao nhiêu? Trả lời: Nhà Tần. Năm 221.TCN

Câu 3: Kể tên các thời kì và các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán tới nhà Tùy? Trả lời: Nhà: Hán, Thời Tam quốc, thời Nam- Bắc triều,Tấn, Tùy. Câu 4: Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời nhà Tần là ? Trả lời: Quan hệ bóc lột của địa chủ với nơng dân lĩnh canh.

Câu 5: Đây là công trình có tính chất phịng thủ biên giới phía bắc được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại Trung Quốc hãy cho biết tên của cơng trình này? Trả lời: Vạn lý trường thành

5. Phương pháp trực quan hiện đại qua thiết bị công nghệ thông tin ( Qua ti vi,

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Phương pháp này tiếp tục phát huy ở phương pháp tuyền thống nhưng địi hỏi cao hơn là phải có thiết bị, có mạng, có sự hiểu biết về cơng nghệ thơng tin. Học sinh khơng chỉ nhìn thấy qua trình chiếu tranh ảnh, lược đồ, bản đồ… mà có thể nghe thấy qua xem các video clip hoặc qua phim ( Kênh hình, kênh chữ, kênh âm thanh sống động). Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm như MS- power point; Video Editor; Mindomo; Youtobe; paint; Kahoot; Mentimeter; office 365….Các học liệu điện tử phân mơn lịch sử có thể dùng

như: Nền tảng sách điện tử của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam ( Chương trình truyền hình

( Phim lịch sử Việt Nam ( Ví dụ 1: Khi dạy xong bài 3” Nguồn gốc loài người” ( Sách giáo khoa lịch sử và địa lí 6 - Bộ Cánh Diều) , giáo viên khái quát lại bài có thể cho các em xem clip: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người theo đường link: dụ 2: Trong quá trình dạy bài 6 “Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại” để minh họa cho tiết học thêm sinh động, dễ tưởng tượng giáo viên cho học sinh xem

; về nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại xem :Tóm tắt lịch sử Lưỡng Hà cổ đại theo đường link:

6. Phương pháp học tập trải nghiệm sáng tạo

Trăm nghe không bằng mắt thấy, trăm thấy không bằng một thử. Trải nghiệm sáng tạo là một phương pháp mới , gây hưng phấn, thích thú cho học sinh rất nhiều. Học sinh sẽ được tận mắt thấy, sờ thấy. Đây là hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học nội khóa của nhà trường. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngồi giờ học các mơn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chức thực hiện trong hoặc ngoài

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi sống ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm chia sẻ tới những người xung quanh. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo các quy mơ khác nhau như: Theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường. Hình thức hoạt động trải nghiệm đa dạng nhưng đối với phân môn lịch sử có thể trải nghiệm bằng cách tổ chức cho các con đi tham quan các bảo tàng, đến thắp hương , làm cỏ ở các đền liệt sĩ, các di tich lịch sử…..

Đối với học sinh học tại trung học cơ Hải Hậu, hàng năm đều tổ chức cho các em thuộc các khối lớp được trải nghiệm thực tế là đi thăm viếng đền liệt sĩ của huyện, sau đó các em sẽ lao động vệ sinh nghĩa trang. Từ đó giúp các em hiểu được ý nghĩa “ Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.

<b>2.3.3. Giáo viên lên kế hoạch, xây dựng tiết học có kết hợp phương pháp truyền thống và hiện đại trong phân môn lịch sử 6.</b>

Ngay từ đầu năm học, tôi đã lên kế hoạch xây dựng các tiết học có ứng dụng kết hợp các phương pháp truyền thống và hiện đại. Cụ thể như sau:

1 Bài 1- Lịch sử là gì

- Vấn đáp, đàm thoại.

- Trực quan hiện đại, ứng dụng CNTT (Tranh, ảnh).Phim tư liệu mô tả việc khai quật di chỉ khảo cổ học.

</div>

×