Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

skkn lịch sử và địa lý thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 26 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÁO CÁO SÁNG KIẾN</b>

I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Hiện nay, việc thực hiện nội dung chương trình sách giáo khoa mới đối với cấp THCS đã được thực hiện từ năm học 2021 – 2022 trên cơ sở thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc xây dựng, ban hành chương trình giáo dục phổ thơng mới, sách giáo khoa phổ thông mới phù hợp với hệ thống giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội và tuyên bố của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc: “Học để biết Học để làm -Học để chung sống - Học để tự khẳng định mình”, góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển con người Việt Nam toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mĩ, hướng tới “cơng dân tồn cầu”.

Chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng theo hướng coi trọng dạy người với dạy chữ, rèn luyện, phát triển cả về phẩm chất và năng lực; chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, nhân cách, lối sống; phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu và định hướng nghề nghiệp cho mỗi học sinh; tăng cường năng lực ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng sống, làm việc trong điều kiện hội nhập quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng, phát huy thành quả khoa học công nghệ thế giới, nhất là công nghệ giáo dục và công nghệ thông tin.

Chương trình mới, sách giáo khoa mới lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; tăng cường tính tương tác trong dạy và học giữa thầy với trị, trị với trị và giữa các thầy giáo, cơ giáo.

Chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng, biên soạn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và tạo động lực cho giáo viên nghiên cứu, khai thác tư liệu giáo dục, tìm hiểu thực tiễn để chuẩn bị tốt bài giảng; tăng cường tương tác, phát huy tính tích cực, chủ động và tạo cảm hứng học tập cho học sinh; tạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

điều kiện cho học sinh dần nâng cao năng lực tự học hỏi, tìm tịi, hiểu biết mơi trường, cuộc sống xung quanh và rèn luyện các kỹ năng sống, làm việc; tạo điều kiện thuận lợi và tạo động lực để đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học; thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

Để đạt được những mục tiêu trên của chương trình, việc đổi mới phương pháp dạy học là một điều tất yếu, đòi hỏi người thầy phải thực sự làm mới chính mình. Điều đổi mới quan trọng nhất là trong mỗi giờ học, học sinh đóng vai trị chủ động, giáo viên đóng vai trị chủ đạo, có nghĩa là học sinh phải tích cực chủ động, sáng tạo để tìm ra kiến thức và nắm bắt kiến thức, giáo viên là người giúp đỡ hướng dẫn và gợi mở cho học sinh. Để đạt được mục đích đổi mới của phương pháp dạy học mơn Địa lí, bản thân người giáo viên phải tìm tịi phương pháp thích hợp nhằm gây hứng thú cho học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh say mê, hứng thú trong các giờ học Địa lí? Làm thế nào để phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học Địa lí?

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người. Hứng thú có vai trị rất quan trọng trong học tập và làm việc, khơng có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ tình uđối với công việc”. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Thực hiện vấn đề này khơng đơn giản, nó địi hỏi người giáo viên phải đầu tư thời gian và cơng sức tìm tịi, sáng tạo cho mỗi giờ lên lớp. Xuất phát từ thực tế giảng dạy chương trình mới qua 2 năm học 2021 – 2022 và 2022 – 2023, tôi đã tìm tịi và rút ra được một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học mơn Địa lí lớp 6. Do đó, trong phạm vi sáng kiến này, tơi xin được trình bày v<i><b>ấn đề: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập Địa lí cho học sinh l</b></i>ớp 6” trên cơ sở nghiên cứu và giảng dạy theo bộ sách Cánh Diều của Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT

<b>1. Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến </b>

Trong mỗi nhà trường, mơn Địa lí đóng vai trị rất quan trọng. Nó giúp các em hình hành các khái niệm về các đối tượng địa lí, về mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí tự nhiên - dân cư - xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng châu lục, từng quốc gia, từng vùng, miền... Từ đó giúp các em thêm yêu thiên nhiên,quê hương, đất nước, có thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; hình thành nhân cách cơng dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có hướng phấn đấu để trở thành người có ích cho xã hội.

Mặc dù vậy nhưng các em học sinh vẫn coi đây là môn học thứ yếu, học với tư tưởng môn không thi nên không quan trọng. Trong giờ thường không chú ý, mất tập trung nên hiệu quả bài học không cao. Chính vì vậy, các em rất lơ là trong việc học Địa lí.

Về phía giáo viên, do đặc thù các mơn ít giờ ở các trường THCS thường được dạy bởi các giáo viên kiêm nhiệm. Do đó phương pháp và thời gian giảng dạy chưa đảm bảo. Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được hứng thú cho HS. Chương trình SGK cũ đã giảng dạy nhiều năm, giáo viên ngại cập nhật cái mới, thường sao chép và áp dụng lại của năm trước nên bài giảng chậm đổi mới, truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát triển tư duy học sinh.

Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI cũng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Đồng thời còn phải tạo ra nhiều cơ hội để “học sinh tích cực hơn, suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên Địa lí hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Với mục tiêu hình thành cho học sinh động cơ, phương pháp học tập để chiếm lĩnh tri thức, xử lý những thông tin thu thập trong quá trình học tập, ngay khi tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học cho chương trình SGK mới, bản thân tơi đã nhận thấy cần có những điểm mới mẻ để kích thích sự tập trung, hứng thú của HSthông qua vận dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học.

<b>2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến</b>

<i><b>2.1. Những lợi thế khi tiến hành giải pháp</b></i>

-Chương trình và sách giáo khoa được soạn thảo theo quan điểm đổi mới đã thể hiện rõ tính khoa học, tính hiện đại và tính thực tiễn, được thể hiện trong một cấu trúc logic và hợp lí.

-Chương trình tập huấn cho giáo viên cả nước thơng qua các modul giúp giáo viên nhanh chóng được tiếp cận những điểm đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhất là các phương pháp, phương tiện dạy học mới, đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy và học trong thời đại mới.

- Các em học sinh THCS ngày nay ở Việt Nam đã có sự phát triển nhất định về thể chất và tư duy. Do được tiếp cận với công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông hiện đại nên các em được thu nhận một khối lượng thông tin về cuộc sống của xã hội hiện đại lớn hơn rất nhiều so với thế hệ trước.

<i><b>2.2. Một số biện pháp nâng cao hứng thú học Địa lí cho HS lớp 6 thường dùng</b></i>

<i><b>2.2.1. Biện pháp 1: Ứng dụng ca dao, tục ngữ, thơ văn trong q trìnhdạy học Địa lí 6.</b></i>

Trên thực tế, các vấn đề địa lí đã có mặt trong những câu tục ngữ, ca dao hay qua qua các áng thơ văn. Từ xa xưa, trải qua hàng nghìn năm những câu ca dao tục ngữ đã được cha ông ta đúc kết lại từ những kinh nghiệm thực tế: các mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa thiên nhiên - con người, thiên nhiên - sản xuất, các quy luật thời tiết khí hậu, các quy luật tự nhiên...mặc dù trình độ nhận thức chưa được sâu sắc lắm.

Chính ý nghĩa phong phú và rộng rãi của ca dao, tục ngữ, thơ văn mà nó trở thành một phần trong kho tàng kiến thức của khoa học địa lí. Tận dụng điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

này giáo viên có thể làm mới bài giảng của mình giúp bài học trở nên sáng tạo, mới lạ, phong phú hơn và giảm bớt tính khơ khan như nhiều người thường nhận xét.

Để rèn luyện kĩ năng học đi đôi với hành (vốn là một kĩ năng còn yếu đối với học sinh khi học mơn Địa lí) thì việc khai thác ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ này giúp học sinh cảm thấy dễ dàng liên hệ kiến thức sách vở với các hiện tượng tự nhiên của cuộc sống bên ngoài.

Bản thân của ca dao tục ngữ có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa, có vần điệu nên khi nghe học sinh dễ nhớ. Khi dạy phần nội dung kiến thức mà giáo viên lồng ghép, liên kết với kiến thức địa lí thì trong q trình tư duy học sinh sẽ có sự gắn kết các kiến thức với ngơn ngữ của ca dao tục ngữ như vậy sẽ vừa dễ hiểu và vừa dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết phục cho bài học. Tùy từng bài, từng phần nội dung bài học mà tôi sử dụng những câu ca dao tục ngữ có liên quan. Chẳng hạn:

<i><b>Ví dụ 1:</b></i>Khi d<i>ạy bài 7 “Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời vàcác hệ quả địa lí” (trang 127 Địa lí 6 bộ sách Cánh Diều)</i>

Tôisử dụng câu ca dao:

“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới để giải thích. Giải thích ý nghĩa :

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”

Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc. Tháng 5 âm lịch củaViệt Nam tương ứng là tháng 6 dương lịch. Tháng 6 dương lịch BCB là mùa hè.

Ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vng góc với tiếp tuyến bề mặt Trái đất tại chí tuyến bắc (23°27′B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc (Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, đêm càng ngắn, nên có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

“Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Vào ngày 22/12 (tháng 10 âm lịch). Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vng góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23°27′N (Chí tuyến Nam) thì ở BCN lúc này ngày dài đêm ngắn và ở BCB (Việt Nam) hiện tượng ngày ngắn - đêm dài.

<i><b>Ví dụ 2: Khi dạy bài 25 “Con người và thiên nhiên” (trang 189 Địa lí </b></i>

6 bộ sách Cánh Diều); ta có thể sử dụng câu ca dao sau: “Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm Trông cho châncứng đá mềm

Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng…”

Vậy với câu ca dao trên học sinh có thể nhớ được một số nhân tố tác động đến nơng nghiệp ( khí hậu, đất trồng, nguồn nước, sinh vật, và các nhân tố xã hội...)

<i><b>Ví dụ 3: Khi dạy bài 14 “Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu” (trang </b></i>

155 Địa lí 6 bộ sách Cánh Diều).

Chúng ta có <i>thể sử dụng lời bài thơ “Gửi nắng cho em” của tác giả Bùi</i>

Văn Dung (đã được nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc thành bài hát cùng tên) để khắc sâu cho học sinh tính chất khí hậu của Miền Nam khơng có mùa đông lạnh như Miền Bắc

“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ

<i>Thật diệu kỳ là mùa đơng phương nam!”</i>

Như vậy, giáo viên có thể sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ văn trong các trường hợp như:

-Dùng ca dao, tục ngữ, thơ văn để gợi mở, gợi ý cho HS dễ dàng tìm ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

kiến thức.

- Dạy phần kiến thức xong sau đó đọc ca dao, tục ngữ, thơ văn để khắc sâu kiến thức cho HS.

-GV cũng có thể yêu cầu HS sưu tầm thêm những câu ca dao, tục ngữ, câu thơ, đoạn văn có liên quan, tương tự như những câu giáo viên cung cấp.

-Cho HS chuẩn bị bài mới bằng cách sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, câu thơ, đoạn văn có liên quan đến bài mới…

Bằng cách lồng ghép đưa tục ngữ, ca dao, thơ văn Việt Nam vào bài học tạo cho bài học trở nên sinh động, khắc sâu được kiến thức về khoa học Địa lí cho học sinh, ngồi ra cịn có ý nghĩa sâu sắc góp phần làm giàu vốn kiến thức cho học sinh về ca dao, tục ngữ, thơ văn dân tộc Việt Nam. Hình thành nhân cách cho học sinh trong thời kỳ hội nhập với khu vực, với thế giới hiện nay. Các em biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tiên tiến của thế giới đồng thời phải biết kế thừa nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc của dân tộc vào mỗi phần bài học Địa lí lớp 6.

<i><b>2.2.2. </b></i>Biện pháp 2: Sử dụng các trị chơi trong q trình học tập

Phương pháp dạy học bằng trò chơi trong dạy học địa lí là một phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu về một vấn đề, sự vật hiện tượng địa lí, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động, việc làm thơng qua một trị chơi nào đó. Kết quả là học sinh thu nhận được các tri thức về địa lí, thái độ và kỹ năng hành động khi kết thúc cuộc chơi. Cụ thể đó là các lợi thế như:

- Lơi kéo học sinh tham gia tích cực và chủ động vào q trình học. - Học sinh được quyền quyết định và tự giải quyết vấn đề.

- Học sinh có cơ hội để thể hiện thái độ hành vi.

- Học sinh được hình thành năng lực quan sát, phát triển các kỹ năng xã hội, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp...

- Thơng qua các trị chơi học sinh tiếp nhận kiến thức, nắm bắt vấn đề một cách sinh động, nhẹ nhàng mà không khô khan bắt buộc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>Ví dụ 1: Trị chơi “Nói gì chỉ đó”</b></i>

Khi d<i>ạy bài 5 “Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước c</i>ủa Trái Đất” (trang 119 Địa lí 6 bộ sách Cánh Diều), sau khi đã cho HS tìm hiểu các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, GV có thể cho HS chơi trị chơi “Nói gì chỉ đó” và hồn thành phiếu học tập để củng cố bài học.

<i><b>Ví dụ 2: Trị chơi “Tranh tài”</b></i>

Khi d<i>ạy bài 9 “Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất.” (trang 136 Địa lí 6 bộ sách Cánh Diều), để tìm hiểu về nội dung “Các mảng </i>

kiến tạo”, GV cho HS xem video về các vận động của các mảng lục địa. Sau khi đoạn video kết thúc, GV tổ chức cho HS tham gia tranh tài theo các nhóm để hồn thành nhiệm vụ “Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống”. Nhóm nào điền nhanh và chính xác nhất sẽ là nhóm thắng cuộc.

Mục đích của trị chơi nhằm khắc sâu thông tin kiến thức mà HS vừa được tiếp nhận qua video, giúp GV xác định được mức độ hiểu bài của HS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><b>Ví dụ 3: Trị chơi “Hộp q bí mật”</b></i>

Khi d<i>ạy bài 24 “Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới.” (trang 184 Địa lí 6 bộ sách Cánh Diều), để tìm hiểu phần </i>

1 “Quy mơ dân số thế giới”, HS cần phân tích biểu đồ hình 24.1

GV thay vì gọi HS phân tích biểu đồ như thường lệ, có thể soạn 1 số câu hỏi và biến tấu thành trò chơi để tất cả HS trong lớp đều phải suy nghĩ tìm câu trả lời và hăng hái tham gia trò chơi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Câu 1: Dân số thế giới năm 2018 là bao nhiêu tỉ người?</i>

<i>Câu 2: Dân số thế giới tăng lên bao nhiêu tỉ người từ năm 1804 – 2018?Câu 3: Dân số thế giới tăng như thế nào từ năm 1804 – 2018?</i>

<i>Câu 4: Thời gian dân số thế giới tăng từ 1 tỉ người lên 2 tỉ người mất bao </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i><b>2.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hiệu quả các hoạt động nhóm trên lớp</b></i>

Để việc hoạt động nhóm có hiệu quả, GV cần lưu ý những vấn đề sau:

<b>* Thành lập nhóm học tập</b>

Trong q trình dạy học để tổ chức hoạt động nhóm thực sự có hiệu quả, ngay từ đầu năm học giáo viên nên tìm hiểu phân loại học sinh về nhận thức, năng lực, hoàn cảnh, phẩm chất làm tiền đề cho việc chia nhóm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Trong q trình chia nhóm, người giáo viên có thể chọn nhiều phương án khác nhau và có thể chọn phương án 6 học sinh trong một nhóm chia thành 3 cặp đơi cho phù hợp với điều kiện của lớp học; sắp xếp các thành viên vào một nhóm, sao cho các thành viên nhóm càng đa dạng càng tốt.

Thơng thường nhóm hoạt động có hiệu quả là nhóm gồm các thành viên có năng lực đa dạng: Khả năng nhận thức cao, trung bình và thấp, đa dạng về thành phần xuất thân, điều kiện kinh tế, môi trường sống ... Với nhóm như vậy, mỗi một vấn đề cần giải quyết sẽ chứa đựng sự cân nhắc toàn diện hơn.

Giai đoạn đầu, giáo viên cố gắng để đạt được các yêu cầu sau: Mỗi nhóm đều có 1 nhóm trưởng có năng lực điều hành (sau này sẽ luân phiên thay đổi), có 1 thành viên trong ban học tập. Nếu có thể thì có đủ các thành viên trong các ban, cân bằng lượng nam nữ trong nhóm; có 3 đơi bạn cùng bàn có thể giúp nhau tiến bộ.

<b>* Phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm</b>

Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ, vai trị rõ ràng. Sau mỗi hoạt động nhóm, các thành viên cần thay đổi vai trị cho nhau, tránh tình trạng mỗi thành viên chỉ đóng một vai trị trong thời gian quá lâu. Vai trò của các thành viên trong một nhóm bao gồm:

+ Nhóm trưởng: Là người nhận nhiệm vụ từ giáo viên, điều hành hoạt động của nhóm, giải thích rõ nhiệm vụ hoạt động của nhóm, tóm tắt, kiểm tra sự hiểu biết vấn đề trao đổi, thống nhất ý kiến của nhóm, xây dựng bầu khơng khí ấm áp, giải quyết các "mâu thuẫn" trong q trình hoạt động nhóm.

Với vai trị này, học sinh cần có nhiều năng lực hơn, đặc biệt là năng lực quản lí, giám sát và hướng dẫn bạn. Nhóm trưởng hoạt động trong nhóm như một thầy cô giáo của một lớp học nhỏ.

+ Thư kí: Ghi chép, tóm tắt mọi ý kiến, tổng hợp ý kiến, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao của nhóm, ghi lại sự tiến bộ của bạn để báo cáo thầy cô.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

+ Báo cáo viên: Thay mặt các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình và giải trình ý kiến thắc mắc trước lớp, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao qua từng hoạt động.

+ Các thành viên: Trao đổi, bàn bạc, chia sẻ, đóng góp, thống nhất chung ý kiến về nhiệm vụ được giao.

<b>* Hướng dẫn tổ chức hoạt động nhóm</b>

Giáo viên có thể chia lớp thành từ 4 đến 6 nhóm học tập, cho các em tự đặt tên cho nhóm dựa vào đặc trưng của nhóm ví dụ nhóm chăm chỉ, nhóm đồn kết, nhóm cần cù...., các em tự làm và trang trí biển tên nhóm, quy định việc bố trí sắp xếp các đồ dùng dùng chung trong nhóm hay của từng cá nhân cho phù hợp.

Qua việc này, mỗi nhóm đều có ‘‘bản sắc’’ riêng, hứng thú và đồn kết, có trách nhiệm với nhau trong việc đề ra các quy định riêng của nhóm và tự giác thực hiện.

Mỗi nhóm đều có đơi bạn cùng bàn, nếu có thể giáo viên sắp xếp một học sinh giỏi, một học sinh yếu hoặc một học sinh năng động, một học sinh rụt rè nhút nhát hay hai học sinh cùng lực học để giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Khi giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, ngôn từ của giáo viên phải rõ ràng, mạch lạc để đảm bảo cho học sinh hiểu rõ tránh thất bại trong hoạt động giải quyết nhiệm vụ. Có thể hỏi thêm những câu hỏi phụ để kiểm tra xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ được giao chưa.

Những câu hỏi phụ đảm bảo cho sự trao đổi hai chiều, đảm bảo việc giao nhiệm vụ thực hiện một cách có hiệu quả và đảm bảo học sinh sẵn sàng bắt tay vào hồn thành nhiệm vụ đó.

Các vấn đề đưa ra cho học hợp tác nhóm được biên soạn trong phiếu học tập hoặc viết bảng phụ và chỉ giao một lần. Các phiếu được biên soạn đơn giản,

</div>

×