Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận cao học triết nhân văn trong triết học hy lạp la mã cổ Đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.64 KB, 26 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC</b>

1. Khái niệm “nhân văn” và “tinh thần nhân văn” trong triết học...2

2. Hoàn cảnh ra đời triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại...3

3. Tinh thần nhân văn thể hiện trong triết học Hy Lạp – La Mã như thế nào?...5

3.1. Khát vọng tìm tịi, giải thích thế giới...5

3.1.1. Đi tìm câu trả lời “Vạn vật là gì?:...5

3.1.2. “Lửa bao quát tất cả và phân xử tất cả”:...9

3.1.3. Bản nguyên của vũ trụ thực chất là nguyên tử và khoảng không...11

3.2. Triết học đề cao con người...12

3.2.1. Con người luôn gắn liền với vũ trụ...12

3.2.2. Khát vọng hoàn thiện tư chất con người...14

3.3. Tính chất đạo đức thể hiện trong triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại...20

4. Kết luận...25

5. Tài liệu tham khảo...26

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<i><b>1. KHÁI NIỆM “NHÂN VĂN” VÀ “TINH THẦN NHÂN VĂN” TRONG</b></i>

<b>TRIẾT HỌC:</b>

Nhân văn, ban đầu là yếu tố xuất hiện ngay trong bản thân con người, mang âm hưởng thời đại và được quần chúng nhiệt liệt hưởng ứng, mang tính tự nguyện, tự phát. Xã hội hướng đến nhân văn là hướng đến cái mới, cái tiến bộ, hướng về tri thức và đạo đức của con người. Dần dần, những yếu tố tiến bộ này được các nhà triết học, các nhà văn, nghệ sĩ,.. tán thành và phát triển thành tinh thần nhân văn, tư tưởng nhân văn và cao hơn nữa là chủ nghĩa nhân văn.

Trước khi nói đến khái niệm “nhân văn”, ta không thể không nhắc đến những thuật ngữ gần nghĩa và có liên quan mật thiết với nó. Đó là “nhân bản” và “nhân đạo”. Có thể hiểu “nhân bản” là lấy con người làm gốc, coi trọng con người ở chính bản chất vốn có bao gồm cả bản năng và những giá trị khác. Nói tới nhân bản là nói tới vấn đề bản thể của con người. Trong khi đó, “nhân đạo” lại là đạo lý của con người. Đạo lý đó thể hiện ở chỗ tơn trọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của con người, khơng ai có quyền được xâm phạm đến thân thể, sinh mạng, sự tự do, tư tưởng, tình cảm, các mối quan hệ,... của người khác. Khi nhắc đến nhân đạo, ta thường nhắc đến khía cạnh đạo đức.

Từ sự phân biệt trên đây đã cho ta cái nhìn tồn diện hơn về khái niệm “nhân văn”. “Nhân” là người, “văn” là vẻ đẹp. Khái niệm nhân văn nghiêng về tư tưởng coi con người là một chủ thể văn hóa, coi trọng con người, coi trọng tự do và vai trò cá nhân của con người trong xã hội. Nhân văn cao hơn nhân bản, nhân đạo và bao gồm chúng. Khi nói đến nhân văn là nói đến những bản chất vốn có, những giá trị, đạo đức tốt đẹp nhất của con người trong xã hội.

Từ đó có thể thấy, triết học đề cao những giá trị tốt đẹp của con người như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phẩm chất, nhân cách,... phát hiện những tri thức, vẻ đẹp của con người

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

trong đời sống xã hội, tôn trọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của con người là triết học mang tinh thần nhân văn. Từ đó hướng đến một nền triết học đề cao giá trị của con người. Triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại trên thực tế chỉ mang hơi hướng nhân văn, chưa thực sự gặt hái được kết quả và chưa làm nên một cuộc cách mạng để hình thành “chủ nghĩa nhân văn” như thời Phục Hưng. Tuy nhiên, sự manh nha trong tư tưởng, trong quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới và con người của các nhà triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại đã góp phần tạo tiền đề cho việc hình thành “chủ nghĩa nhân văn” trong triết học thời kỳ Phục Hưng ở phương Tây sau này.

<i><b>2. HOÀN CẢNH RA ĐỜI TRIẾT HỌC HY LẠP – LA MÃ CỔ ĐẠI:</b></i>

Hy Lạp cổ đại là một vùng đất rộng lớn có khí hậu ơn hịa, bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng thuộc châu Âu, nhiều hòn đảo ở biển Ê-giê và cả miền ven biển bán đảo Tiểu Á. Miền Trung Hy lạp có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, trong đó có Athens. Nam Bộ là bán đảo Pelopongnedo với nhiều đồng bằng phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía Đơng của bán đảo Ban Căng sở hữu nhiều vịnh và hải cảng, thuận lợi cho giao thương cảng biển phát triển. Các đảo trên biển Ê-giê là nơi trung chuyển đi lại, buôn bán giữa Hy Lạp với các nước Tiểu Á và Bắc Phi. Vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối giao thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông. Với điều kiện địa lý thuận lợi như vậy cho nên từ rất sớm Hy Lạp đã trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ với nền công thương rất phát triển. Hơn nữa, vào thế kỷ VIII đến thể kỷ VI trước công nguyên (TCN), nhân loại chuyển từ thời kì đồ đồng sang thời kì đồ sắt khiến năng suất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào và chế độ tư hữu tư nhân phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển này đã kéo theo xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nơ lệ một cách rõ nét hơn.

Có thể thấy, thời kì này xã hội Hy Lạp xảy ra sự biến động rất lớn về cả thiết chế lẫn kinh tế. Sản xuất phát triển đã dẫn đến các quan hệ và tổ chức xã hội bị đảo lộn. Triết

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

học Hy Lạp – La Mã cổ đại ra đời vào thế kỉ VI trước công nguyên trên cơ sở kinh tế là quyền sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và người nô lệ. Nếu như trong xã hội cộng sản nguyên thủy, cuộc sống của mỗi cá nhân và cộng đồng đều khơng phân biệt lẫn nhau thì giờ đây trong xã hội đã có sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Từ đó đòi hỏi mỗi cá nhân trong cộng đồng phải thay đổi để hịa nhập với mơi trường sống mới. Triết học cũng từ đó mà ra đời với nhận định của Socrates về sự tự ý thức của con người về chính bản thân mình.

Từ thế kỷ XV đến thế kỷ IX TCN, chế độ cộng sản nguyên thủy ở Hy Lạp cổ đại tan rã và hình thành chế độ chiếm hữu nơ lệ. Xã hội có sự phân chia giai cấp, hình thành phân cơng giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Từ đó dẫn tới sự hình thành một bộ phận các nhà trí thức chuyên nghiên cứu triết học khoa học, làm phá vỡ ý thức hệ thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ thống trị thời đó. Do đó có thể thấy, ngay từ khi ra đời, các tư tưởng triết học đã mang tính giai cấp sâu sắc. Các thế giới quan của giai cấp chủ nơ, các trí thức triết học dần dần trở thành các nhà tư tưởng thống trị trong xã hội nô lệ.

Tuy nhiên tất cả những tư tưởng triết học đó chỉ được hình thành một cách tự phát từ nhu cầu hiểu biết của con người mà không hề được các nhà triết học thời kỳ này ý thức một cách tự giác. Aristotes đã từng viết rằng chính sự ngạc nhiên đã thức tỉnh mọi triết lý. Lúc đầu họ ngạc nhiên bởi những điều trực tiếp làm họ băn khoăn, sau đó dần dần đặt ra những vấn đề cơ bản hơn như sự thay đổi vị trí của mặt trăng, mặt trời, các vì sao và cả nguồn gốc vũ trụ. Dù chỉ mang tính chất ngây thơ, chất phát, phù hợp với tinh thần và nhận thức của con người thời cổ đại, nhưng nó đã đề cập được một cách sâu sắc về cơ sở nhận thức luận của việc hình thành triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại. Cũng chính vì vậy, Hy Lạp mà đặc biệt là Athens_trung tâm kinh tế - văn hóa của Hy Lạp thời kỳ này chính là cái nơi của nền triết học phương Tây.

Nhu cầu thực tiễn của nền sản xuất thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và hàng hải ở Hy lạp cổ đại đã quyết định sự phát sinh và phát triển của những tri thức về thiên văn, khí tượng, tốn học và vật lý học. Chính sự xuất hiện các tri thức khoa học sơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

khai (phát hiện ra lịch, những phát kiến về tốn học của Thales, Pythagoras; hình học của Euclit; vật lý học của Archimedes,...) đã tạo điều kiện rất lớn hình thành triết học tự nhiên. Do thời kỳ này khoa học chưa phân nghành nên các nhà triết học đồng thời là các nhà toán học, vật lý học, thiên văn học. Như vậy từ khi ra đời triết học Hy lạp cổ đại đã gắn với nhu cầu thực tiễn và gắn liền với khoa học. Chúng làm cho quan niệm thần thoại truyền thống và các tôn giáo nguyên thuỷ vào thế kỷ VI và thế kỷ V trước cơng ngun đã khơng cịn đáp ứng và lý giải được các vấn đề thuộc thế giới quan. Những khám phá khoa học đầu tiên của người cổ đại đã cho thấy sự giả dối của bức tranh vũ trụ và nhân sinh quan của các tơn giáo và thần thoại, địi hỏi con người phải có cách lý giải về thế giới xung quanh và cuộc sống của mình.

Do vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu mật thiết với các nền văn hóa Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại nên sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại có mối quan hệ chặt chẽ và phần nào chịu ảnh hưởng của tư tưởng triết học phương Đông cổ đại.

<i><b>3. TINH THẦN NHÂN VĂN ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG TRIẾT HỌC HY</b></i>

<b>LẠP – LA MÃ CỔ ĐẠI NHƯ THẾ NÀO?:</b>

<i><b>3.1.</b></i> <b>Khát vọng tìm tịi, giải thích thế giới:</b>

<i><b>3.1.1. Đi tìm câu trả lời “Vạn vật là gì?:</b></i>

Khát vọng giải thích thế giới chính là mong ước, khao khát cháy bỏng của mn đời, đặc biệt là con người ở thời kì cổ đại. Trong buổi bình minh của lịch sử lồi người, cuộc đối thoại đầu tiên giữa con người với vũ trụ chứa đầy sự bí ẩn. Và nhu cầu được lí giải tự nhiên dẫn đến sự ra đời của khoa học triết lý là điều dễ hiểu.

Ngày 28/05/585 trước công nguyên, cuộc chiến 6 năm giữa bộ tộc Mê-đê (Tây Bắc Ba Tư, nay là Iran) và bộ tộc Lydia (Tây Bắc Thổ Nhĩ Kì) đang diễn ra khốc liệt ở một nơi trên vùng duyên hải phía Tây Bắc Tiểu Á. Bỗng nhiên trời đất tối sầm lại, mặt trời biến mất, trên bầu trời chỉ còn lại một bóng đen bao phủ tồn bộ. Khi có đó một nhà

<i><b>triết học tên là Thales (624 – 546 TCN, sinh ra và lớn lên ở Mi-lê, là người đứng đầu</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp) mỉm cưởi gật gù tỏ vẻ hài lịng. Bởi vì ơng đã hiểu</b></i>

được hiện tượng đang xảy ra trong vũ trụ. Trước đó, Thales đã tiên đốn được hiện tượng nhật thực và giải thích rằng: vũ trụ thể hiện tính nhất quán, một trật tự hiển nhiên mà trí óc con người có thể hiểu.

Nếu như trước đây Homer và Hesiod (những thi sĩ giữ vị trí trung tâm trong văn hóa Hy Lạp thời kỳ này, những người mở đầu cho câu chuyện triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại) đưa ra bốn quan điểm về trật tự thế giới rằng: 1. Có những biến cố xảy ra do ý đồ bất thường của thần linh hay con người; 2. Có những yếu tố ngẫu nhiên khi biến cố bất ngờ xảy ra như khi ném hai con xúc xắc; 3. Số mệnh biểu hiện một trật tự phi luân lý, cứng nhắc mà cả con người lẫn thần linh (kể cả Zeus hay còn gọi là thần Dớt_vị thần tối cao trong Thần Thoại Hy Lạp) đều là nạn nhân; 4. Các vị thần đáp lại trật tự luân lý và phán xét con người theo một tiêu chí cơng lý khách quan. Các thi sĩ khuyên bảo dân chúng phải sống ra sao, có những hành động tốt hay xấu, có lợi hay có hại bằng việc ra sức rao giảng các vị anh hùng, sự vận động của vũ trụ và số phận nhân loại do thần linh kiểm soát thơng qua các tác phẩm văn học của mình. Họ dùng thần thoại để giải thích thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết về thế giới của con người dựa vào chính động cơ và hoạt động của con người. Tuy nhiên, sự kiện Thales tiên đoán được hiện tượng nhật thực đã đánh dấu bước chuyển mình trong nhận thức của con người về vũ trụ, đó là sự xuất hiện của khoa học. Thales cho rằng những hiện tượng trên thế giới không phải là do ý thích phi lý hay bốc đồng của thần thánh hay do định mệnh an bài. Mà những hiện tượng như vậy là do một trật tự tự nhiên phù hợp và phi nhân cách, có thể nghiên cứu để tìm ra quy luật chung và dự đốn. Nhờ được tiếp nhận tri thức từ nhiều nguồn (học toán từ người Ai Cập, học thiên văn học từ người Babylon, tiếp cận với nhiều trung tâm văn hóa như Ai Cập, Phoenicia, Lydia, Persia_Iran, Babylon_Irac) cộng thêm ý tưởng về các thần linh của các thi sĩ bấy giờ đã thúc đẩy Thales đi tìm câu trả lời cho một trật tự mới phi nhân cách trong tự nhiên. Ông đưa ra ý kiến để các học giả cùng thời cùng kế thừa và tranh luận, đặt câu hỏi, đưa ra nhiều luận điểm, lý thuyết và phê bình. Chính phương

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

pháp trả lời các câu hỏi để giải quyết tranh luận trong lịch sử phương Tây đã dẫn tới sự hình thành của khoa học và triết lý như hiện nay.

Không phải hẳn nhiên mà Thales được xem là ông tổ của triết học. Vấn đề xuất phát đầu tiên mà ông đặt ra là: “Vạn vật là gì?”. Từ đó, ơng bắt đầu đi tìm câu trả lời cho mình cũng như để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thế giới tự nhiên của con người. Ông khẳng định: “Vạn vật là sự sống”. Mọi cái ra đời đều chỉ tồn tại vì có can hệ với sự sống. Sống có nghĩa là tồn tại. Do vậy, mọi vật tồn tại vì chúng đang sống. Và nhà triết học quan niệm Nước là bản nguyên như vậy. Ông cho rằng: “Vạn vật đều sinh ra từ nước”. Theo quan niệm của Thales, thứ nhất, vạn vật đều sinh ra từ nước hay nước là bản nguyên phát sinh của vạn vật. Nước thể hiện là tồn tại khởi thủy, mọi tồn tại đều xuất hiện từ nước. Thứ hai, nước cấu thành một bộ phận của mọi tồn tại hay vạn vật đều được cấu thành từ nước. Thứ ba, nước là cơ sở của vũ trụ vì bản thân trái đất được bao phủ bởi nước. Thứ tư, nước là lực lượng sáng tạo ra sự sống, nước là cái mà nhờ đó sự sống tồn tại. Như vậy, với Thales thế giới bắt đầu từ nước và vũ trụ chính là một chỉnh thể sống.

Vấn đề “Vạn vật là gì?” do Thales khởi xướng tiếp tục được Anaximandr và

<i><b>Anaxinmen xem xét sau đó. Anaximandr (610 – 549 TCN) cho rằng cơ sở của vũ trụ</b></i>

không thể là một thực thể xác định nào đó. Ơng nói: “Cái mà vạn vật cấu thành từ nó, đó là cái Bao chứa vơ hạn (tiếng Hy Lạp là Apeiros)”. Cái vô hạn, vô hình, khơng định tính và khơng có những thuộc tính cụ thể cấu thành bản nguyên đầu tiên của vũ trụ. Tất cả trong vũ trụ đều hữu hạn và nhất thời, chỉ có cái Bao chứa là vơ hạn và vĩnh hằng. Đưa ra tư tưởng về cái Bao chứa, Anaximandr chứng minh tồn tại không hạn chế ở vũ trụ mà là một cái lớn hơn vũ trụ. Tồn tại lớn hơn vũ trụ và vượt trội nó là cội nguồn và cơ sở vĩnh hằng của nó. Theo ơng, sự sinh thành của vũ trụ, q trình sáng tạo ra vũ trụ trải qua ba giai đoạn cơ bản là: 1. “Mầm mống vũ trụ: phôi thai của vũ trụ lúc đầu tách ra từ cái Bao chứa vô hạn; 2. Sự phân chia giữa các bản ngun đối lập (ướt và khơ, lạnh và nóng) diễn ra. Hạt nhân ướt, lạnh và vỏ nóng được tách biệt trong vũ trụ; 3. Bốn nguyên tố cơ bản hình thành trong quá trình đấu tranh giữa các bản nguyên ấy của tồn tại đó là lửa (hợp

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

nhất các bản ngun nóng và khơ), khơng khí (hợp nhất các bản ngun ướt và nóng), nước (hợp nhất các bản nguyên ướt và lạnh), đất (hợp nhất các bản nguyên khô và lạnh). Vạn vật cụ thể, đa dạng được cấu thành từ các nguyên tố cơ bản ấy. Như vậy, Anaximandr là người đầu tiên đưa ra phạm trù “bản nguyên của tồn tại” và cho rằng bản nguyên của tồn tại chính là cái Bao chứa hay thế giới bắt đầu từ Apeiros.

<i><b>Sau này, học trò của Anaximandr là Anaximen (585 – 528 TCN), ra đời vào năm</b></i>

xảy ra hiện tượng nhật thực) đã tiếp tục sự nghiệp của các bậc tiền bối. Trong việc lý giải bản nguyên đầu tiên, cơ sở và động lực của vũ trụ, Anaximen có tính đến tư tưởng của Ta-lét và Anaximandr. Ơng quan tâm đến tư tưởng của Thales cho rằng các thành tố cơ bản của sự sống là thở và dinh dưỡng; và tư tưởng của Anaximandr rằng mọi sự vật cụ thể và tồn bộ vũ trụ có trật tự hài hịa, có bản ngun của mình là tồn tại vô hạn, bao chứa thế giới này. Anaximen cho rằng Khơng khí đáp ứng được hai tính quy định quan trọng nhất này về bản nguyên của tồn tại. Vì chính khơng khí là bản ngun vơ hạn, bao chứa vạn vật và thâm nhập vạn vật. Vạn vật trên thế giới đều xuất hiện thông qua các quá trình cơ đặc lại và lỗng ra của khơng khí. Theo đó, Anaximen quan niệm Khơng khí là cái cấu thành vũ trụ, là lực lượng sáng tạo hình thành nên vũ trụ có trật tự. Khơng khí, thứ nhất là cái mà vạn vật đều có cấu thành từ đó; thứ hai, là lực lượng mà nhờ đó vạn vật đều sinh ra; thứ ba, là bản nguyên sáng tạo ra sự sống, giữ lại tồn tại cho vạn vật. Vạn vật đều do khơng khí tạo ra và đều sống nhờ khơng khí.

Người học trị thứ hai của Anaximandr nổi tiếng đi tìm câu trả lời “Vạn vật là gì?”

<i><b>là Pythagoras (570 – 496 TCN). Trung tâm tất cả mọi nỗ lực tinh thần và cuộc sống của</b></i>

Pythagoras là việc tìm kiếm cơ sở hài hòa của tồn tại, của vũ trụ và tuân thủ nó. Pythagoras phát hiện ra bản nguyên hài hòa là cái đem lại hòa thuận, cái đẹp và cái thiện cho mọi cái hiện hữu trong cấu trúc của vũ trụ. Nó được biểu hiện ở trong những tỷ lệ hình học, ở trong tổ chức của xã hội và trong tư chất của con người. Hài hịa biểu hiện tính cân đối của tồn tại và mức độ hoàn hảo mà tồn tại đạt tới. Tư tưởng về hài hòa của Pythagoras biểu thị khát vọng sâu xa nhất của tinh thần Hy Lạp trong việc nhận thức

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

được thế giới và đạt tới trình độ cao nhất ở khắp nơi. Và với Pythagoras, một nhà toán học rất yêu các con số, thì con số có thể biểu thị đầy đủ nhất sự hài hòa của tồn tại và của vũ trụ. Các con số xuất hiện và thâm nhập khắp vũ trụ, bao chứa vũ trụ. Sự hiện diện khắp nơi nhưng lại vơ hình của nó là hình ảnh của tồn tại chân thực và của độ hoàn hảo. Theo Pythagoras, thế giới được sinh ra từ chính các con số.

Trên con đường thực hiện khát vọng giải thích giới tự nhiên, bốn nhà triết học đầu tiên của nhân loại không khỏi mắc phải những hạn chế. Chẳng hạn, khi cho rằng vũ trụ là một chỉnh thể sống, Thales đã so sánh vũ trụ với cơ thể sống. Ơng cho rằng, “vạn vật đều có linh hồn”, “thần linh có mặt ở vạn vật” và “linh hồn là bất tử”, linh hồn là biểu hiện tối cao của sự sống. Một mặt, ông cho rằng những hiện tượng trên thế giới không phải là do ý thích phi lý hay bốc đồng của thần thánh hay do định mệnh an bài; mặt khác, ông lại cho rằng “thần linh có mặt ở vạn vật”. Do đó, dù phát hiện ra dấu vết của bản nguyên sáng tạo ra sự sống ở cả trong thế giới vô cơ nhưng trong quan niệm của Thales vẫn chứa đựng những mâu thuẫn và thỏa hiệp nhất định. Tuy vậy, khi tìm về với triết học thuở ban sơ ta mới thấy được cái ngây thơ, chất phát trong nhận thức về thế giới của con người thời cổ đại. Mỗi một nhà triết học với triết lý riêng của mình đều tốt lên những khát vọng, ước mơ giải thích được nguồn gốc của thế giới tự nhiên và những quy luật xung quanh nó. Họ là những bộ óc vĩ đại, đại diện cho tất cả những thần dân Hy Lạp – La Mã cất lên tiếng nói khát khao hiểu biết, nhận thức và tri thức thế giới này. Họ đã sử dụng phương pháp biện chứng duy vật, lấy một hiện tượng trong thế giới để giải thích thế giới. Và họ chính là những người đặt nền móng cho triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại nói riêng cũng như triết học phương Tây nói chung sau này.

<i><b>3.1.2. “Lửa bao quát tất cả và phân xử tất cả”:</b></i>

Nếu như với Thales, bản nguyên của thế giới là nước; với Anaximandr, thế giới được sinh ra từ Apeiros; với Anaximen là khơng khí và với Pythagoras là những con số;

<i><b>thì Heraclitus (520 – 460 TCN) lại cho rằng Lửa mới là bản nguyên của thế giới. Ơng</b></i>

nói: “Mọi cái biến đổi thành lửa và lửa thành mọi cái tựa như trao đổi vàng thành hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

hóa và hàng hóa thành vàng”. Ơng giải thích, sự ra đời của khơng khí là từ cái chết của lửa, sự ra đời của khơng khí là từ cái chết của nước, sự ra đời của lửa là từ cái chết của khơng khí và ngược lại. Theo ông, lửa biến đổi theo nhiệt độ và theo “hai con đường”: đi lên và đi xuống. Con đường đi lên: Lửa hóa thành thể rắn (đá), nóng nữa thành thể lỏng (nước) và cuối cùng thành thể hơi (khơng khí). Con đường đi xuống: lửa lạnh đi thành thể hơi,lạnh nữa thành thể lỏng và cuối cùng thành thể rắn. Mặc dù lửa bất biến nhưng thế giới lại biến. Do đó, với hai con đường này, vũ trụ ln tuần tự lúc thì đi đến trạng thái “lạnh” hơn theo “con đường đi xuống”, lúc thì quay lại tồn tại tồn vẹn trong lửa thuần túy theo “con đường đi lên”.

Vũ trụ, theo Heraclitus, không phải do Chúa trời hay một lực lượng siêu nhiên nào tạo ra mà nó “mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn đang không ngừng bùng cháy và tàn lụi”. Lửa theo quan niệm của Heraclitus mang tính vật chất là sự so sánh trực quan cảm tính với logos trừ tượng (cái được dùng để chỉ chuẩn mực của mọi sự vật, theo Heraclitus cịn có nghĩa là quy luật khách quan của vũ trụ, quy định trật tự và chuẩn mực của mọi thứ trong thế giới). Ngọn lửa của Heraclitus không thể tách rời logos, bởi thế giới chính là ngọn lửa vĩnh viễn, mà logos là trật tự thống trị thế giới, là quy luật của tồn tại, đảm bảo sự phát triển hài hòa của thế giới. Tại đây, Heraclitus đã thể hiện quan niệm duy vật của mình ở chỗ coi vũ trụ như ngọn lửa bất diệt, vĩnh viễn và thế giới có bản nguyên xuất phát từ nó chứ khơng phải một lực lượng thần bí, siêu nhiên nào đó chi phối, quyết định, “lửa bao quát tất cả và phân xử tất cả”. Nếu như trước đây Thales cho rằng nước sinh ra vạn vật hay Anaximen cho rằng khơng khí là khởi ngun của thế giới thì Heraclit đã tìm ra được bản nguyên của thế giới theo nghĩa độ cao hơn. Ông coi lửa không chỉ là thực thể sản sinh ra vạn vật mà cịn bao trùm, thống trị tồn thế giới kể cả những hiện tượng tinh thần hay linh hồn con người.

Khơng chỉ dừng lại ở đó, Heraclitus cịn nhìn nhận rằng mọi sự vật trong thế giới đều thay đổi, vận động và phát triển khơng ngừng. Ơng từng nói: “Người ta không thể tắm hai lần trên cùng một dịng sơng, vì nước khơng ngừng trơi”. Ngun nhân của sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

vận động này được Heraclitus nhận định là do bản thân logos. Vũ trụ là một thể thống nhất và ngay trong lịng nó ln diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các lực lượng đối lập nhau. Nhờ sự vật này chết đi, sự vật khác ra đời mà thế giới không ngừng được trẻ hóa và phát triển lâu dài. Ơng cũng thừa nhận sự tồn tại và thống nhất của các mặt đối lập, trong các mối quan hệ khác nhau, chúng luôn chuyển hóa, liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một vịng tuần hồn khép kín. Song, đây cũng là điểm hạn chế trong phép biện chứng duy vật của Heraclitus bởi ông chưa biết đến sự phát triển tiến lên của vũ trụ.

Với những đóng góp của mình trên con đường tìm tịi giải thích thế giới tự nhiên, Heraclitus xứng đáng giữ vị trí trung tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại. Triết học của ông đã mang đến cho người Hy Lạp – La Mã cổ đại cách lý giải toàn diện, biện chứng hơn về thế giới khách quan. Những quan niệm mới mẻ về tự nhiên, về sự vận động không ngừng của sự vật hiện tượng trong thế giới đã góp phần mở mang thêm vốn kiến thức, tri thức cho xã hội Hy Lạp – La Mã cổ xưa, làm bước đệm cho con đường phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng sau này.

<i><b>3.1.3. Bản nguyên của vũ trụ thực chất là nguyên tử và khoảng không:</b></i>

Cuộc truy tìm bản nguyên của thế giới để giải đáp thắc mắc của loài người tiếp tục

<i><b>diễn ra trong phái Nguyên tử luận với Học thuyết Nguyên tử luận của Democritus</b></i>

<i><b>(khoảng 460 – 370 TCN, là đại biểu xuất sắc nhất của chủ nghĩa duy vật cổ đại). Có</b></i>

thể trình bày cô đọng thực chất học thuyết của Democritus như sau: Các bản nguyên của vũ trụ thực chất là các ngun tử và chân khơng, mọi cái cịn lại chỉ được coi là cái hiện hữu. Nguyên tử là những phần tử nhỏ bé nhất, không thể phân chia. Trong thế giới có vơ vàn ngun tử và các ngun tử đó khác nhau về hình thức cũng như kích thước. Cịn chân khơng là khoảng khơng gian rộng lớn mà trong đó các ngun tử khơng ngừng vận động, kết hợp với nhau theo những hình thức, trật tự, tư thế khác nhau tạo thành các sự vật khác nhau. Đến đây, Democritus không chỉ trả lời được câu hỏi “Bản ngun của vũ trụ là gì?” mà cịn chỉ ra được “Sự vật được hình thành như thế nào?”

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Theo đó, Thuyết Nguyên Tử của Democritus để lại rất nhiều ý nghĩa trong lịch sử tư tưởng lồi người. Nó cho phép con người cắt nghĩa khá hợp lý về sự đa dạng, khác nhau của các sự vật trong thế giới. Nó giải thích được sự ra đời của tất cả các hành tinh; cắt nghĩa sự sống: thế giới ban đầu khi mới ra đời chưa xuất hiện sự sống mà mãi rất lâu sau mới xuất hiện ở những môi trường ẩm ướt như nước, bùn,...; sự sống xuất hiện ban đầu rất đơn giản, dần dần một vài cá thể lên cạn sống, xuất hiện bốn chân, sau đó tiến hóa cịn hai chân, xuất hiện hai tay và hình thành nên con người; những con người đầu tiên sống không khác thú vật, họ sống thành bầy, bắt chước giới tự nhiên, lấy vỏ cây che thân, tìm ra lửa, cùng tương trợ nhau trong cuộc sống dẫn đến xuất hiện xã hội lồi người. Democritus từng nói: “Chúng ta học ở con chim gõ kiến cách xây nhà, học con nhện chỗ đan lát, con chim sơn ca cách hót,...”.

Có thể thấy, các nhà triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại bằng cách này hay cách khác đều đã cố gắng đưa ra những cách lý giải vế thế giới tự nhiên để đáp ứng phần nào đó mong muốn của lồi người. Mặc dù cách hiểu, cách nghĩ và cách diễn đạt về thế giới, về vũ trụ còn mộc mạc, sơ khai, chưa dựa trên bất cứ thành tựu khoa học nào nhưng những lý giải về bản nguyên thế giới của họ lại chính là những tiền đề vững chắc cho sự phát triển của khoa học triết lý sau này.

<i><b>3.2. Triết học đề cao con người:</b></i>

<i><b>3.2.1. Con người luôn gắn liền với vũ trụ:</b></i>

Đề tài trung tâm và nội dung chủ yếu của tư tưởng Hy Lạp cổ đại là vấn đề cái phúc và giá trị của cuộc sống con người. Thậm chí ngay cả khi nhà triết học quan tâm đến những vấn đề trừu tượng của vũ trụ, họ vẫn xem xét số phận con người và các tiền đề của nó. Hơn nữa, bản thân vũ trụ và cuộc sống trong vũ trụ được hiểu thông qua các hình tượng và các khái niệm mang đậm sắc thái đạo đức. Xuất phát từ đó, có thể nói rằng thế giới, vũ trụ không bao giờ thể hiện là một cái gì đó vơ hồn đối với các nhà triết học Hy Lạp cổ đại. Ngược lại, việc khám phá ra bản chất của sự sống, các lực lượng cấu thành nó

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Đầu tiên có thể kể đến tư tưởng nhân học của Anaximandr. Đây được xem là một đóng góp quan trọng của ơng. Với Anaximandr, sự ra đời của con người là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giữa các lực lượng vũ trụ. Vũ trụ phát sinh từ trạng thái ẩm ướt, những sinh thể đầu tiên là cá và con người sinh ra từ chúng. Vốn là hài nhi, con người khơng thể tồn tại độc lập, do vậy nó do con cá mập ở trạng thái trưởng thành sinh ra. Như vậy, theo ơng, sự phát sinh lồi người là kết thúc tất yếu của sự phát sinh vũ trụ. Con người được tự nhiên hóa, thế giới được sinh vật hóa. Tuy nhiên, quan hệ qua lại giữa con người và thế giới trong quan điểm nguồn gốc vũ trụ luận của Anaximandr hơi khác quan điểm vũ trụ luận. Con người ở đây cũng biểu hiện là một thành tố của vũ trụ nhưng bản thân thế giới được xem xét không phải từ lập trường cân bằng vũ trụ. Theo ơng, tồn bộ vũ trụ chịu sự chi phối của quy luật công bằng (theo tiếng Hy Lạp là dike). Và ông biến công bằng thành chuẩn tắc quan hệ pháp lý của các nước thành bang. Với nghĩa đó, ơng cũng xem cơng bằng như là một đặc điểm của quan hệ người, tức là giữa người và người trong xã hội luôn tồn tại sự công bằng.

Hay như Anaximen, khi ông quan niệm Khơng khí sinh ra vạn vật thì ơng cũng cho rằng một bộ phận của khơng khí là tâm thần con người, tâm thần này bảo đảm tính tồn vẹn và thống nhất của bản chất con người. Chính tâm thần biến con người thành một tồn tại đặc biệt, khơng cho phép nó bị phân hủy hay đánh mất tính tồn vẹn của mình. Anaximen từng trình bày: “Giống như tâm thần của chúng ta, vốn là khơng khí, giữ khơng cho chúng ta bị tiêu hủy thì hơi thở và khơng khí cũng bao chứa tồn bộ vũ trụ”. Qua đó, con người được so sánh với tiểu vũ trụ, cũng toàn vẹn và đa dạng như vũ trụ. Con người là sự tương tự của vũ trụ và đứng ngang hàng với nó. Theo ơng, linh hồn vũ trụ chính là khơng khí và một bộ phận của nó là linh hồn con người.

Cịn đối với Democritus, ông tiếp nối Học thuyết Nguyên tử về tồn tại của vũ trụ bằng học thuyết về tồn tại người. Theo đó, con người có nguồn gốc tự nhiên và lúc đầu có lối sống giống như mọi động vật, dần dần mới cố kết thành bầy đàn để chống lại những mối hiểm nguy trước mắt như thú dữ. Sau đó, do nhu cầu ăn, ở, mặc mà con người

</div>

×