Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CƯ DÂN VĂN HÓA HÒA BÌNH TỪ 20 000 ĐẾN 7 000 NĂM BP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.21 KB, 13 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>PGS.TS. NGUYỄN KHẮC SỬ</b>

<i>(Hội Khảo cổ học)</i>

Các hoạt động kinh tế của cư dân

VĂN HĨA HỊA BÌNH

từ 20.000 đến 7.000 năm BP

1. Mở đầu

cùng làm và cùng hưởng thụ. Các hoạt động kinh tế của cư dân văn hóa Hịa Bình giai đoạn 20.000 -7.000 năm cách ngày nay bao gồm chế tác công cụ, săn bắt - hái lượm và nông nghiệp sơ khai. Nguồn sử liệu chính để nghiên cứu các vấn đề trên là các di tích khảo cổ văn hóa Hịa Bình được phát hiện ở Việt Nam từ trước đến nay. Đó là các công cụ, đồ dùng sinh hoạt bằng đá, bằng xương, sừng, vỏ trai hoặc đồ gốm, các di cốt động vật, các loại quả hạt, bào tử phấn hoa. Bài viết tập trung tìm hiểu các hoạt động kinh tế nguyên thủy của cư dân văn hóa Hịa Bình ở Việt Nam, từ đó đánh giá tính hiệu quả của phương thức tìm kiếm và giải quyết nguồn thức ăn của cư dân văn hóa Hịa Bình trong mối liên hệ tương thích với biến động của môi trường từ cuối Pleistocene đến đầu Holocene ở Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, các dấu tích liên quan trực tiếp đến sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi là không nhiều, trong khi tri thức chung hiện nay về hình thái kinh tế - xã hội thời nguyên thủy vẫn chưa được nghiên cứu có hệ thống. Do vậy, một số vấn đề nơng nghiệp Văn hóa Hịa Bình (Hoabinhian) là thuật ngữ

khảo cổ, mang tên tỉnh Hịa Bình, nơi M.Colani khai quật di tích đầu tiên vào năm 1927 và đưa ra khái niệm Hoabinhian đã được Hội nghị Tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất họp tại Hà Nội năm 1932 thơng qua. Hiện nay, các nhà khảo cổ trình bày văn hóa Hịa Bình như là một văn hóa khảo cổ, của một cộng đồng người trong lịch sử, gồm hệ thống các di tích hang động hoặc mái đá phân bố liền khoảnh, tồn tại từ 20.000 đến 7.000 năm BP, có một số đặc trưng chung, ổn định về di tích và di vật phân biệt với các văn hóa khác cùng thời.

Các hoạt động kinh tế của cư dân văn hóa Hịa Bình nằm trong hình thái kinh tế - xã hội thời nguyên thủy, từ săn bắt hái lượm độc tôn sang nông nghiệp sơ khai. Ở đây, các hoạt động tìm kiếm thức ăn dựa trên tư liệu lao động thô sơ, chủ yếu là công cụ bằng đá và đồ tre gỗ, sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động làm ra, trong một xã hội chưa có chữ viết, chưa có giai cấp và nhà nước, mọi thành viên đều bình đẳng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

sớm trong văn hóa Hịa Bình chỉ được nêu lên để tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.

2. Kinh tế văn hóa Hịa Bình

<b>2.1. Chế tác cơng cụ </b>

Chế tác công cụ là hoạt động kinh tế quan trọng của người Hịa Bình. Các chế phẩm hiện vật văn hóa Hịa Bình gồm: đồ đá, đồ xương, vỏ nhuyễn thể và đồ gốm. Trong đó đồ đá có số lượng lớn nhất, còn đồ xương, đồ nhuyễn thể và đồ gốm rất ít. Thống kê từ 65 địa điểm Hịa Bình có 30.120 di vật, trong đó 28.000 đồ đá, 250 là đồ xương, sừng, nhuyễn thể, đồ gốm chỉ có 1.800 mảnh.

Nguyên liệu đá được người Hịa Bình sử dụng chế tác công cụ là cuội sông, suối gần nơi cư trú. Những viên đá cuội do nước sông, suối bào mịn, có hình thù khác nhau từ các loại chất liệu khác nhau. Người Hịa Bình thường lựa chọn viên cuội có hình bầu dục dẹt, kích thước vừa tay cầm. Những viên cuội này có độ cứng cao, thích ứng với chức năng cơng cụ. Đó là các loại đá andesit, rhyolit, basalte, đôi khi là đá quartz hoặc quartzite. Trong một số trường hợp cụ thể, người xưa lựa chọn cả đá vôi, loại delomit làm công cụ (Nguyen Ngoc Truong, Nguyen Khac Su 2009). Kỹ thuật chế tác công cụ đá ở đây là đá ghè đá, tách bỏ những mảnh tước trên mặt viên cuội, giữ lại phần hạch cuội làm công cụ. Một số công cụ được ghè một mặt, một số khác được ghè trên hai mặt lớn viên cuội. Để chế tạo công cụ đá, người xưa còn sử dụng kỹ thuật bổ đôi viên cuội, gia công tiếp mảnh cuội thành công cụ. Trong các sưu tập văn hóa Hịa Bình, cơng cụ làm từ cuội bổ có số lượng tương đương cơng cụ làm từ cuội ngun. Ngồi ra, người cổ văn hóa Hịa Bình cịn sử dụng kỹ thuật chặt ngang cơng cụ hình bầu dục để tạo ra cơng cụ có đốc phẳng, thân hình nửa hình bầu dục, gọi chung là rìu ngắn. Người Hịa Bình đã sử dụng kỹ thuật mài để mài lưỡi công cụ như đã gặp phổ biến trong văn hóa Bắc Sơn, nên gọi chung là rìu Bắc Sơn. Dấu cưa tìm thấy trong một số di chỉ Hịa Bình, nhưng có niên đại muộn, có thể là của cư dân Đá

mới sau Hịa Bình và chúng khơng đặc trưng cho văn hóa Hịa Bình (Hồng Xn Chinh 1977: 22). Trong văn hóa Hịa Bình số lượng mảnh tước rất nhiều, nhưng công cụ mảnh tước ít về số lượng và kém định hình. Cơng cụ cuội và cơng cụ mảnh chiếm đa số với một số loại hình tiêu biểu như: rìu hình hạnh nhân, rìu hình tam giác, nạo hình đĩa, nạo hình oval, rìu ngắn, rìu dài, rìu mài lưỡi.

Thống kê 20 địa điểm văn hóa Hịa Bình ở Việt Nam được khai quật gần đây cho biết, trong số 4.461 cơng cụ cuội có 125 rìu mài lưỡi (chiếm 2,9%), 421 công cụ làm từ viên cuội nguyên (9,4%) và 3.915 công cụ cuội ghè đẽo (87,7%). Trong số 924 cơng cụ cuội văn hóa Hịa Bình ở hang Xóm Trại có 148 cơng cụ ghè hai mặt (chiếm 16%), 776 công cụ ghè một mặt (8 4%). Cũng trong 924 cơng cụ đó, loại làm từ cuội bổ là 425 chiếc (46,18%), loại làm từ cuội nguyên là 509 chiếc (53,82%) (Nguyễn Khắc Sử 1984: 36).

Công cụ làm từ xương, sừng và vỏ trai trong văn hóa Hịa Bình rất ít. Chúng có mặt ở 35 di chỉ với 253 chiếc, gồm: rìu xương, đục xương, mũi nhọn xương và nạo vỏ trai. Đa số công cụ xương được mài chuốt cẩn thận, có chiếc có vết khắc vạch (Đặng Hữu Lưu 1984: 56-61). Thống kê từ 50 địa điểm văn hóa Hịa Bình có 1.800 mảnh gốm, chủ yếu gặp ở lớp mặt và là gốm của cư dân muộn, có thể một số mảnh gốm thô là của cư dân văn hóa Hịa Bình (Phạm Lý Hương 1984: 62-65).

Những tư liệu trên cho biết, chế tác công cụ là hoạt động kinh tế quan trọng của cư dân văn hóa Hịa Bình, phản ánh trình độ kỹ thuật, tư duy thẩm mỹ và sự tương thích của con người với cảnh quan mơi trường. Trong các hang Hịa Bình thường tìm thấy khối lượng lớn đá nguyên liệu, hòn ghè, hạch đá, mảnh tước được tách ra trong q trình chế tác cơng cụ, cho thấy công cụ đá được chế tác tại hang động, nhưng không phải là các công xưởng chuyên sâu, mà là dạng di chỉ - xưởng, bởi công cụ đá đều được làm từ các di tích Hịa Bình xa nhau, có đặc điểm khá giống nhau, nhưng vẫn có sự khác nhau mang tính địa phương nhất định (Nguyễn Khắc Sử 1993: 1-13).

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Cư dân văn hóa Hịa Bình phân bố thành nhóm, mỗi nhóm có trên dưới 10 di tích, chiếm cư vài ba thung lũng, có đặc trưng di tích và di vật giống nhau. Trong đó, thường có một di tích có tầng văn hóa dày, niên đại sớm và cư trú lâu dài hơn so với các di tích khác xung quanh. Có thể đó là di chỉ cư trú hay “làng” gốc phát triển ra các di tích xung quanh, cùng huyết tộc. Mỗi di tích ở đây đồng thời là nơi chế tác công cụ, tự cung tự cấp, dạng một “làng” cư trú. Trên bình diện rộng hơn, các di tích xa nhau nhưng giữa chúng vẫn có một số đặc điểm giống nhau. Đó là kết quả mối liên hệ “xuyên thung” hay “liên làng” của một cộng đồng cư dân văn hóa Hịa Bình.

<b>2.2. Săn bắt - hái lượm</b>

Một hoạt động kinh tế quan trọng của cư dân văn hóa Hịa Bình là săn bắt (săn bắn) - hái lượm (thu lượm) nhằm giải quyết bữa ăn hàng ngày. Để tiếp cận vấn đề này, khảo cổ học căn cứ vào các dấu tích động vật và thực vật còn lại trong các cuộc khai quật khảo cổ. Trong các di tích văn hóa Hịa Bình thường thu được khối lượng lớn vỏ nhuyễn thể, cùng một ít xương động vật, càng cua, mai rùa và một ít quả hạt. Ngồi ra, bằng phương pháp phân tích bào tử phấn hoa có thể xác định một số loài thảo mộc liên quan đến cổ khí hậu, mơi trường và các lồi cây liên quan đến cây trồng của di tích.

Vỏ các loài nhuyễn thể thường chất đầy các hang văn hóa Hịa Bình, có hang dày 3-4m, như Hang Bói, Hang Trống, hang Con Moong, hang Xóm Trại, hang Chổ… Người cổ văn hóa Hịa Bình đã thu lượm một số loài ốc núi (<i>Cyclophorus), ốc </i>

suối (<i>Melania), trai (Plychorhynclus), trùng trục </i>

(<i>Lanceolaria, oxynaia) đưa về hang làm thực phẩm </i>

và đổ lại nơi cư trú (Hoàng Kim Cường 1984: 132-135 ). Tùy ở địa bàn khác nhau, thời gian khác nhau, mà thành phần các loài nhuyễn thể khác nhau. Nhìn chung, trong số các loại nhuyễn thể nước ngọt chiếm ưu thế là ốc suối <i>Melanoides tuberculata (Matthews 1966; Yi et al. 2008), </i>

nhiều con được người xưa chặt chôn để dễ dàng lấy ruột ra. Trong các loài ốc cạn cũng khá phong

phú về lồi, có hang loài ốc núi chiếm ưu thế, chúng có các lồi như <i>Cyclophorus fulguratus, C. siamensis và C. speciosus (Reynolds 1990). Ở các </i>

địa bàn khác nhau, mùa khác nhau mà tỷ lệ ốc núi được con người khai thác nhiều ít khác nhau.

Các hang động văn hóa Hịa Bình thuộc loại hình di tích đống rác bếp (<i>kitchen midden). </i>

Ở Việt Nam, bắt đầu từ 1909-1924, H.Mansuy và M.Colani khai quật các di tích đống rác bếp trong một số hang động văn hóa Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) (Mansuy, Colani 1925), sau đó, trong các năm 1926-1927, M.Colani đã khai quật hàng loạt di tích văn hóa Hịa Bình ở tỉnh Hịa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa và Quảng Bình (Colani 1927), xác lập hệ thống các di tích đống rác bếp văn hóa Hịa Bình.

Di tích đống rác bếp trong hang động văn hóa Hịa Bình được hình thành gắn liền với quá trình cư trú của con người. Các loài nhuyễn thể cạn và nước ngọt được bắt về hang làm thức ăn, vỏ chúng được đổ lại nơi cư trú, gọi chung là đồ thứ cấp, đồ bỏ đi, chất thành tầng. Những đống rác bếp này liên quan tới vỏ nhuyễn thể nơi cư trú, một trong 5 kiểu loại đống rác bếp mà Widner đã phân loại (Widmer R.J. 1989).

Trong đống rác thải các hang động văn hóa Hịa Bình có hang vỏ ốc cịn lại khá ngun vẹn, như Hang Bói, Hang Trống (Ninh Bình); có di tích vỏ nhuyễn thể bị vỡ vụn, bị nén chặt, như Hang Mịi, Mái đá Ơng Hay (Ninh Bình), cũng có hang có tồn tại cả hai hiện tượng này như hang Con Moong (Thanh Hóa). Các hiện tượng khác nhau nói trên có liên quan đến quá trình thành tạo đống rác thải trong hang khác nhau.

Những hang chứa các lớp ốc nguyên như Hang Bói, Hang Trống (Ninh Bình) thường vỏ ốc chồng chất lên nhau, rất ít đất xen kẽ, chúng liên kết lỏng lẻo. Tầng ốc cửa hang thường dày, mỏng về phía ngồi, phía thấp, do bị lăn lở khi vỏ ốc được đổ ra hàng ngày. Loại vỏ ốc này hầu như không chịu tác động trực tiếp lên bề mặt của chúng. Trên địa tầng chứa vỏ ốc nguyên kiểu các hang này là không rõ ranh giới giữa các lớp trầm tích. Tuy nhiên, quan sát kỹ các lớp ốc nguyên ở

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

phía trên của địa tầng, nơi gần cửa hang sẽ thấy lẫn nhiều trầm tích đất đá hơn, nhiều hạt sét vôi hơn phần dưới. Điều này được giải thích là do chuyển dịch sau lắng đọng của các trầm tích mịn xuống dưới, hoặc do khác nhau giữa các thời kỳ sử dụng di chỉ. Thường thì các lớp ốc nguyên thể hiện sự giảm cư trú của con người và nguồn thức ăn, tỷ lệ lắng đọng có thể đã rất nhanh (Rabett R. et al. 2011).

Trong các di tích chứa các lớp ốc vỡ vụn như đã thấy ở Hang Mịi và Mái đá Ơng Hay. Ở đây, ốc vỡ vụn lẫn phù sa, đất sét và di vật khảo cổ. Ở nơi này, di cốt động vật thường bị calcite kết cứng, có thể do nước mưa chảy qua khe đá, mang theo calcite lắng đọng thành các vùng calcite hóa cả trên và trong đống rác thải này. Hiện tượng vỏ ốc bị vỡ vụn, nén chặt như ở Mái đá Ơng Hay hoặc Hang Mịi (Ninh Bình) được giải thích, những con ốc ở đây được chế biến thức ăn nướng qua lửa hoặc vùi trong khu vực đá vơi nung nóng. Dưới nhiệt độ cao, vỏ ốc bị biến đổi, dễ bị vỡ vụn. Ngoài ra, vỏ ốc này đổ xuống nơi cư trú, con người thường xuyên giẫm đạp lên trên khi cư trú trong hang, nên vỏ ốc bị vỡ và ném chặt. Riêng ở Mái đá Ông Hay các lớp ốc phía dưới từ 1,0 đến 2,0m bị vỡ nát và nén chặt, còn các lớp từ 1,0m trở lên lại là ốc nguyên. Hiện tượng này được giải thích là: ở giai đoạn đầu, mặt bằng cư trú thấp so với trần hang, nên con người có thể đi lại trên các đống vỏ nhuyễn thể và tạo thành nền sinh hoạt trong mái đá. Trong địa tầng ốc vụn nén chặt này cịn tìm thấy cơng cụ đá, mảnh tước, xương động vật, than tro do con người bỏ lại. Nhưng tầng văn hóa phía trên, do mặt bằng sinh hoạt được các di tồn dày lên, cao dần và khoảng cách mặt bằng sinh hoạt đến trần hang không lớn, con người cư trú ở đây ít lui tới. Việc cư trú chuyển dịch ra ở phía ngồi cửa, nên vỏ ốc lớp trên không bị vụn nát, nén chặt như các mức dưới (Nguyễn Khắc Sử 2016).

Trong trường hợp tầng văn hóa có sự đan xen giữa lớp ốc núi và ốc suối, giữa lớp ốc nguyên và lớp ốc vụn, như hang Con Moong, được cho là quá trình khai thác nhuyễn thể theo mùa (Phạm

Huy Thơng, Hồng Xn Chinh, Nguyễn Khắc Sử 2022). Tài liệu dân tộc học khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết, vào khoảng tháng 7 và tháng 8 hàng năm, khu vực hang Con Moong thường là mùa mưa. Sau vài ngày mưa, ốc núi (dân địa phương gọi là ốc đá) sinh sơi nảy nở và bị ra khỏi khe đá, ăn rêu và cũng là thời điểm con người thu lượm chúng nhiều nhất. Các loài ốc vặn, ốc ruộng cũng được khai thác vào mùa mưa, khi sơng suối đầy nước, các lồi nhuyễn thể phát triển cực thịnh. Mùa khô, các hoạt động thu lượm ốc hầu như không cho kết quả mong muốn. Chế biến ốc làm món ăn có nhiều cách, chúng được nướng qua lửa, hoặc gói ốc vào bẹ cây chuối rồi đốt lửa, hoặc đốt lửa cho nóng các viên đá vơi rồi gói ốc vào là cây và vùi vào đá nóng. Bằng các cách này, thịt ốc chín, nhưng vỏ ốc dễ vỡ vụn. Trong trường hợp các lồi ốc đinh, ốc vặn chi dài, thường chặt chôn, để dễ khều lấy ruột ra để chế biến thức ăn, còn vỏ của chúng đổ lại. Vỏ chưa qua lửa nên ít bị vỡ vụn, dù có tác động đi lại phía trên.

Cư dân văn hóa Hịa Bình ở Việt Nam phân bố trên những tiểu vùng địa lý khác nhau, ở đó thành phần nhuyễn thế khác nhau. Ở vùng núi Tây Nghệ An, trong các hang Thẩm Hoi, Hang Chùa, người Hòa Bình thu lượm được một số lồi nhuyễn thể, như ốc vặn (<i>Angulyagra polyzonata; Angulyagra boettgeri; Antimelania costula), ốc </i>

núi (<i>Cyclophorus dodrans; Cyclophorus speciosus), </i>

trai điệp (<i>Hyriopsis cumingii; Ptychor-hynchus pfisteri), trai cóc (Lanprotula nodulosa; Lanprotula leai), trùng trục dài (Lanprotula gladiolus), </i>

trùng trục ngắn (<i>Nodularia donglasiae; Oxynaia jourdyi), hến (Corbicula bocourti). Trong các lồi </i>

trên, có 2 loài sống ở cạn là <i>Cyclophorus dodrans và Cyclophorus speciosus, số cịn lại đều là các lồi </i>

sống ở nước ngọt, vùng núi và vùng đồng bằng giáp núi. Riêng các loài ốc ở cạn <i>Cyclophorus dodrans và Cyclophorus speciosus và loài ốc vặn </i>

dài <i>Antimelania costula chỉ thấy ở vùng núi và giáp </i>

núi. Hiện nay, loài ốc vặn dài chỉ còn thấy ở vùng núi Tây Bắc và vùng núi Bắc Trung Bộ, cịn các lồi trai ốc khác phân bố ở các tỉnh vùng Đông Bắc,

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Vũ Thế Long 1972). Trong địa tầng hang Con Moong (Thanh Hóa), người Hịa Bình ở đây bắt được các loài ốc núi miệng tròn (<i>Cyclophorus fulguratus), ốc núi </i>

miệng hẹp (<i>Camaena vayasierei), ốc núi thân </i>

dài (<i>Hybocystis crossei), ốc vặn dài (Antimelania swinhoei; Antimelania siamensis; Antimelania costula). Các loài trai (Bivalvia), trùng trục dài </i>

(<i>Lanceolaria laevis; Lanceolaria grayi; Lanceolaria fruhstorferi), trùng trục ngắn (Oxynaia diespiter, Oxynaia sp.), trai điệp (Sinohyriopsis cumingii) </i>

hoặc bắt các loài cua núi (<i>Ranguna sp.) (Đặng </i>

Ngọc Thanh 1977).

Trong nhuyễn thể có chứa tất cả các chất axit amin và axit béo cần thiết cho cơ thể người, nhưng tỷ lệ chất béo ở đây quá ít, nghèo về dinh dưỡng (Lubell 2004: 8). Có thể vì thế mà các hoạt động khai thác ốc trong văn hóa Hịa Bình trở nên mạnh mẽ hơn săn bắt động vật và là hướng giải quyết thức ăn thích hợp với điều kiện nhiệt đới gió mùa của Bắc Việt Nam.

Săn bắt các loài động vật là một hoạt động kinh tế quan trọng của cư dân văn hóa Hịa Bình. Thành phần động vật trong văn hóa này đều là các loài hiện đại, đang tồn tại ở Việt Nam. Đó là vượn (<i>Hylobates sp.), khỉ (Macaca sp.), dím (Hystris), </i>

sóc (<i>Squirrel sp.), chuột (Rattus sp.), lợn rừng (Sus </i>

sp.), bò rừng (<i>Bibos sp.), trâu rừng (Bubalus), lợn </i>

lửng (<i>Artonyx collaris), vòi hương (Baradoxurus), </i>

hổ (<i>Patheratigris) và một số loài nay đã tuyệt diệt </i>

hoặc cực hiếm như voi cổ (<i>Palaeoloxodon), tê </i>

giác (<i>Rhynoceros sp.), đười ươi (Pongo sp.), gấu </i>

tre (<i>Ailuropoda melanoleuca), lợn lùn (Porcula sp.) </i>

(Vũ Thế Long 1984: 126). Hàng nghìn mẫu xương động vật tìm thấy trong các di tích hang động văn hóa Hịa Bình khác đều là động vật hoang dã, đặc trưng cho cổ khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, chưa tìm thấy dấu tích động vật thuần dưỡng (Lê Văn Thuế 1984).

Cư dân văn hóa Hịa Bình cư trú trên địa bàn rộng, nên thành phần động vật ở các tiểu vùng địa lý khác nhau là khơng hồn tồn giống nhau. Chẳng hạn ở vùng Tây Bắc, cư dân văn hóa Hịa Bình đã săn bắt được các lồi động vật

như: vượn (<i>Hylobaies sp), khỉ (Macaca mulatia), </i>

nhím (<i>Hystrix), sóc (Sciuridae), chuột (Tattus sp), </i>

voi (<i>Elephas sp), tê giác (Rhinoceros), lợn rừng </i>

(<i>Sussenrofa, Porcula Salvania), nai (Rusa unicolor), </i>

hoẵng (<i>Muntiacus multjak), hươu (Cervus </i>

sp), cheo cheo (<i>Tragulus), trâu rừng (Bubalus bubalis), bò rừng (Biboa sp), dê núi (Capricorni sstrumatraensis), gấu ngựa (Ursus thibelonus), </i>

chó rừng (<i>Cuon sp), chồn lửng (Artonyx collris), </i>

vòi hương (<i>Pradoxrus hermaphroditus), hổ </i>

(<i>Panthera tigrits) và mèo (Felis sp) (Vũ Thế Long </i>

1984). Trong khi đó, ở Bắc Trung Bộ, tại hang Con Moong (Thanh Hóa) đã săn bắt được một số loài động vật như: khỉ (<i>Macaca of mulaca zimmermann), sóc (Sciurida gen, et sp. Indet), </i>

chuột (<i>Rattus sp), chó (Canidae? Gen. et. sp. </i>

indet), lửng (<i>Arctonyx collaris F.Cuvius), vòi </i>

hương (<i>Paradoxurus Hermaphroditus Pallas), </i>

tê giác (<i>Rhinoceros sp.), lợn rừng (Sus scrofa </i>

L.), hươu (<i>Cervus sp.), nai (Rusa unicolor Kerr), </i>

hoẵng (<i>Muntiacus muntjak Zimmernann), họ bò </i>

(Bovidae), sơn dương (<i>Capricornis sumatraensis </i>

Bechtein), ngỗng (<i>Anser), họ gà (Phasianidae), gà </i>

lôi (<i>Lophura sp.), ba ba (Tryonyx sp.), rùa (Testudo </i>

sp.) (Vũ Thế Long 1977).

Cư dân văn hóa Hịa Bình cịn thu hái các lồi rau củ, quả hạt hay các lồi giáp xác, cơn trùng và trứng chim. Xung quanh hang Xóm Trại (Hịa Bình) hiện có tới 30 lồi cây hoang dại, thuộc 16 họ cho quả ăn được. Trong di chỉ hang này mới gặp 10 loài, trong đó 7 lồi giám định được, ở dạng có vỏ hạt hóa gỗ hoặc bị đốt cháy (dạng than) được làm thực phẩm và bỏ lại vỏ trong hang như hạt gắm (<i>Gneturm motanun Mfg.), hạt </i>

trám đen, trám trắng (<i>Canarium sp.), hạt trám </i>

(<i>Canarium tenkinense Eggl), hạt tro (hoặc hạt </i>

cọ) (<i>Livistone cochinchinegsis Bl. Bsrt.), hạt me </i>

(<i>Rhyllathus emblica L.), hạt côm (Elaeocarpus sylvestrs Lour. Poir) (Nguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Thị </i>

Thường 1987).

Quả trám đen và trám trắng sớm được người Hịa Bình khai thác, mà hạt của nó cịn tìm thấy ở hang Xóm Trại, hang Con Moong (lớp có niên đại 10.500 năm đến 8.000 năm BP), Động Cang

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

(11.000 năm đến 10.000 năm BP), Mái đá Điều (9.000 năm đến 7.000 năm BP) (Nguyễn Việt 2013). Trám là loại cây hoang dại có nhiều trong vùng núi đá vôi, chỉ thị cho điều kiện nhiệt đới gió mùa. Cư dân miền núi Việt Nam hiện nay vẫn khai thác các loại trám này, quả của nó dùng làm thực phẩm, cịn nhựa cây trám dùng làm nến thắp sáng.

Người Hịa Bình triển khai các hoạt động săn bắt - hái lượm trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa. Kết quả phân tích bào tử phấn hoa giai đoạn đầu Toàn tân ở Bắc Bộ cho thấy, phấn hoa của các lồi ưa nóng, lá rộng, thường xanh phát triển mạnh hơn, có xen lẫn thực vật lá nhọn ưa khơ, lạnh. Khí hậu giai đoạn này là nhiệt đới gió mùa từ nóng khơ đến nóng ẩm (Nguyễn Ngọc 2005).

Cổ khí hậu Bắc Việt Nam, giai đoạn 20.000 -7.000 năm BP qua phân tích cổ từ cảm (magnetic susceptibility) trên địa tầng một số di tích văn hóa Hịa Bình ở các hang: Con Moong (Thanh Hóa), Hang Chổ (Hịa Bình), Mái đá Ơng Hay, Hang Mịi và hang Thung Bình (Ninh Bình) cho biết khí hậu giai đoạn này có sự xen kẽ giữa một số pha nóng, pha lạnh và pha mát xen kẽ nhau, đặc biệt vào giai đoạn từ 11.400 đến 8.800 năm BP là thời kỳ mưa nhiều, gấp hàng chục lần so với giai đoạn trước và sau đó. Ở thời điểm 11.400 năm BP, ở Việt Nam còn xuất hiện một đợt lạnh đột ngột, do ảnh hưởng của đợt lạnh toàn cầu (Yanger Dryas) (Lưu Thị Phương Lan, Ellwood B. B., Nguyễn Chiến Thắng 2009). Thậm chí, từ 10.000 năm BP trở lại đây, ở Bắc Việt Nam cịn xuất hiện các chu kỳ nóng ẩm/ khơ lạnh hoặc nóng khơ và nóng ẩm xen kẽ nhau. Bằng kết quả phân tích thành phần bào tử phấn hoa ở lỗ khoan NĐ-1 đồng bằng sông Hồng đã cho biết, từ 9.950 năm đến 9.310 năm BP là

Mưa nhiều, độ ẩm tăng, rừng mưa nhiệt đới mở rộng, các loài ốc núi (<i>Cyclophorus sp.), ốc suối </i>

(<i>Antimelania costula) và hai mảnh vỏ phát triển </i>

nhanh. Mưa nhiều, khí hậu lạnh và rừng mưa nhiệt đới phát triển là một trong những nguyên nhân khiến hầu hết cư dân văn hóa Hịa Bình ở Việt Nam và Đơng Nam Á giai đoạn đầu Holocene chuyển vào cư trú trong các hang động và khai thác nguồn lợi tự nhiên trong các thung lũng đá vôi (Nguyen Khac Su 2016: 64-73).

Trong các di tích văn hóa Hịa Bình thường tìm thấy nhiều loài động vật, nhưng trong mỗi lồi chỉ có một vài cá thể, phản ánh đặc điểm hệ sinh thái phổ tạp, nơi chỉ số đa dạng của hệ sinh thái cao. Điều này được đối chiếu với cách phân chia hệ sinh thái nông nghiệp của D. R.Harris năm 1969 thành 2 dạng: hệ sinh thái phổ tạp, nơi các loài động, thực vật đa dạng, nhưng số lượng cá thể trong mỗi lồi tương đối ít, và chỉ số đa dạng (diversty index) của hệ sinh thái là rất cao. Ngược lại, hệ sinh thái chuyên biệt được đặc trưng bởi số lồi ít, nhưng có số lượng cá thể trong một loài rất lớn, ở đó chỉ số đa dạng thấp (Harris D.R. 1969).

Trong mơi trường nhiệt đới gió mùa, hầu hết thực vật ở đây phát triển mạnh vào mùa mưa, mùa tạo hạt, củ và tích trữ dinh dưỡng. Đây cũng là các nguồn thức ăn phong phú, đa dạng nhất cho người và động vật. Nhưng sang mùa khơ, nhiều lồi thực vật sống ngắn ngày hơn, nguồn thức ăn cho người và động vật lúc này ít phong phú hơn, phần lớn phụ thuộc vào các loài cây sống ở tầm thấp, như cây búng báng, củ mài, măng tre, măng nứa, rau, nấm. Nhìn chung, chúng dễ khai thác, trừ một số cây cho chất bột và dinh dưỡng cao như củ mài (<i>yam) phải đào sâu dưới lịng đất, khó </i>

tìm kiếm hơn.

Vào mùa mưa, các loài thực vật phát triển, nên động vật ăn cỏ cũng đạt trọng lượng cơ thể lớn hơn. Nơi nào có nhiều lồi động vật ăn cỏ như hươu, nai, trâu, bị, thì cũng có nhiều loài động vật ăn thịt tìm đến để săn mồi. Những động vật vùng nhiệt đới vào mùa mưa thường có thói quen tập trung thành đàn, cịn vào mùa

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

khơ hay di cư đến những vùng rừng ẩm ướt hơn như các thung lũng đá vơi, nơi có khe nước hoặc dòng suối nhỏ để uống nước. Những người thợ săn dễ dàng xác định được quy luật ấy để triển khai săn bắt có hiệu quả.

Cư dân văn hóa Hịa Bình sống trong các hang, nhưng mọi hoạt động tìm kiếm thức ăn đều diễn ra trong các thung lũng đá vôi. Sau một thời gian thảm thực vật và quần động vật ít đi, buộc con người phải di chuyển đến các thung lũng liền kề khai thác thức ăn (gọi chung là nguồn). Trong điều kiện hệ sinh thái phổ tạp, nhiều giống loài động vật và thực vật khơng tập trung, số lượng mỗi lồi khơng lớn, nên hình thái khai thác nguồn là theo phổ rộng (broad spectrum) hay mô thức khai thác tổng thể (generalized exploitative pattern), khai thác nhiều loài, mỗi lồi một ít, như Ch.Gorman gợi ý về đặc điểm khai thác thức ăn của cư dân văn hóa Hịa Bình (Gorman 1971).

Trong hoạt động săn bắt, hái lượm của cư dân văn hóa Hịa Bình cịn phụ thuộc vào tính mùa. Vào đầu mùa xuân, đa số các loài thực vật vùng nhiệt đới ở trong quá trình huy động chất dinh dưỡng để tái phát triển, chất dinh dưỡng bị chuyển hóa, nên chất lượng thức ăn thấp. Khi bắt đầu vào mùa hạ, thức ăn trở nên phong phú hơn, đặc biệt là các loài rau quả giàu protein. Nhưng đến mùa thu, thực vật lại có xu hướng tích trữ dinh dưỡng ở các loài cây cho củ và hạt, thường đạt ở mức cao nhất. Vào mùa đơng, thực vật ít phát triển, các lồi cây có chu kỳ phát triển ngắn, đến thời kỳ này hầu như tàn lụi. Cuối mùa đông đầu mùa xuân là thời kỳ khan hiếm thức ăn nhất trong năm.

Từ quan sát thực vật học theo mùa như vậy, hiện nay phổ biến quan điểm cho rằng, cư dân văn hóa Hịa Bình hái lượm phổ biến hơn săn bắt, thức ăn thực vật đóng vai trị chính trong cơ cấu dinh dưỡng của con người. Bằng chứng là trong các hang Hịa Bình, xương cốt động vật rất ít, cịn vỏ nhuyễn thể nhiều. Chất béo trong nhóm nhuyễn thể khơng cao, động vật có vú khơng nhiều, nên người Hịa Bình chỉ có thể thay thế bằng cách tăng cường bắt các loài nhuyễn thể và thủy túc, cũng như một số loài thực vật giàu

dinh dưỡng. Điều này lý giải vì sao, đa số cư dân giai đoạn văn hóa Hịa Bình có độ mòn răng cao. Một trong những nguyên nhân là do chế độ ăn thực vật nhiều hơn động vật (Nguyễn Lân Cường 1992).

Khai thác hệ sinh thái phổ tạp, buộc cư dân văn hóa Hịa Bình phải thường xun di chuyển tìm kiếm thức ăn, nhưng khoảng cách di chuyển ngắn, có thể di chuyển tìm kiếm nguồn và quay về hang trong ngày. Khoảng cách trung bình giữa các hang văn hóa Hịa Bình ở khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương là 5-6 km, có thể đó cũng là không gian di chuyển của cư dân nơi đây (Nguyễn Khắc Sử 1983).

Trong các vùng rừng nhiệt đới, đa số nguồn thức ăn từ thực vật có sẵn quanh năm, nhưng đạt chất lượng thực phẩm cao nhất cho con người chỉ ở trong một thời gian và mùa nhất định. Do vậy, những người thợ săn bắt hay hái lượm phải có kiến thức tổng quát, sâu sắc về nguồn trong từng mùa, cần phải đúc kết kinh nghiệm nhiều thế hệ và tái tổ chức lại các nhóm chuyên hái lượm và nhóm săn bắn, có sự phân cơng theo giới tính, theo tuổi tác, theo kinh nghiệm cho các hoạt động săn bắt, hái lượm, kể cả đi thăm dị vị trí có khả năng tìm kiếm các nguồn thức ăn đặc thù.

Về cách thức hoạt động săn bắt, hái lượm và chế biến thức ăn của cư dân văn hóa Hịa Bình có một số điểm đáng chú ý. Trừ một số loài động vật nhỏ, còn lại các động vật lớn hầu như không gặp đầy đủ xương của một cá thể. Có thể, những con thú lớn là kết quả săn bắt tập thể, của nhiều người từ các hang khác nhau. Do vậy, con mồi săn được đã phân chia cho các thành viên tham gia, nên mỗi hang chỉ có một phần di cốt con mồi săn được. Tài liệu một số tộc người thiểu số ở Việt Nam cho biết, việc săn bắt các thú lớn như hổ, gấu, trâu, bò, lợn rừng đều là săn bắt tập thể; cịn các động vật nhỏ như khỉ, vượn, nhím, sóc, gà, chuột, cheo cheo là do cá nhân đảm nhiệm. Những thủ lĩnh cuộc săn thường được chia cái đầu. Xương sọ, sừng hoặc răng nanh con vật đôi khi được chôn theo chủ nhân, là để ghi nhận

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

công trạng săn bắt của thủ lĩnh. Người văn hóa Hịa Bình ở Hang Đắng, hang Mộc Long và một số hang khác chôn theo răng nanh hổ, gấu, lợn rừng, có thể là một biểu tượng cho sức mạnh và sự chiến thắng của con người.

Việc thu lượm một số loài động vật nhỏ như bị sát, cơn trùng, chim non, cua, cá, trai, ốc diễn ra thường xuyên, theo mùa. Việc thu lượm các lồi cơn trùng hiện nay ở một số dân tộc vùng núi Bắc Việt Nam rất đơn giản. Ban đêm, người ta đốt bó đuốc, dưới đó để một chậu nước. Chỉ một lúc sau, các lồi cơn trùng như cào cào, châu chấu, bướm, lao đến chậu nước, người ta chỉ cần vớt ra, chọn lại côn trùng ăn được, cho vào chảo rang lên là thành món ăn “đặc sản” rồi.

Nhiều lồi cây cho bột hoang dại ở vùng đá vôi Bắc Việt Nam như cây quang lang/cây búng báng và cây củ mài, mà cư dân hiện nay vẫn khai thác. Trong đó cây quang lang/búng báng có thân to lớn, có cây chứa hàng tạ chất bột tươi. Hiện nay, người Mường, người Dao, người Xá… vẫn khai thác bột của chúng để lọc lấy bột, dùng nấu thành thức ăn và ủ men làm rượu. Tài liệu dân tộc học về người Xá, người Thái ở vùng núi Việt Nam đã thu hái 9 loại cây cho củ, quả có chất bột, gần 50 loại rau rừng và khoảng 40 loại măng, mộc nhĩ, nấm làm thực phẩm (Đặng Phong 1970: 90-91). Có thể các lồi này cũng đã được người văn hóa Hịa Bình khai thác.

<b>3.3. Dấu hiệu nơng nghiệp sớm</b>

Hiện nay có một số ý kiến cho rằng, nông nghiệp đã nảy sinh từ văn hóa Hịa Bình, cách đây khoảng 1 vạn năm. Bằng chứng là ở Hang Ma, một địa điểm văn hóa Hịa Bình vùng đơng Bắc Thái Lan đã tìm thấy các lồi cây đã thuần hóa như sến (<i>Madhuca), trám (Canarium), bàng </i>

(<i>Terminalia), lai (Aleurites), hồ tiêu (piper), cau </i>

(<i>Areca), các loài cây rau đậu như bầu (Lagenaria), </i>

dưa (<i>Cucumis), củ ấu (Trapa), hoặc một số loài </i>

khác như sếu (<i>seltis), sen (Nelumbium), mướp </i>

(<i>Luffa) và mướp đắng (Mormodica). Việc khai </i>

thác các quả rừng, chăm sóc thực vật phục vụ các nhu cầu của con người được cho là dấu hiệu

của nông nghiệp, thuần dưỡng cây trồng sớm (Gorman 1970).

Tuy nhiên, những chứng cứ khảo cổ trực tiếp về sản phẩm nông nghiệp sớm của cư dân văn hóa Hịa Bình ở Việt Nam là chưa rõ ràng. Về vấn đề này, đa số các giả thiết đưa ra là dựa vào tiền đề nảy sinh nơng nghiệp. Có ý kiến cho rằng, những người thuần hóa thực vật phải là người định cư, chuyên khai thác thảo mộc và tích lũy được nguồn tri thức phong phú về chu kỳ sinh trưởng của cây cỏ. Những tiêu chí này được liên hệ với cư dân văn hóa Hịa Bình, nơi có tầng văn hóa dày, con người định cư lâu dài, khai thác lâu năm các nguồn thực vật quanh nơi cư trú, có cơ hội chọn lọc những đột biến có lợi qua nhiều thế hệ thực vật hoang dại hay bán thuần dưỡng và là tiền đề cho sự chuyển biến từ hái lượm đến thuần dưỡng thực sự (Hà Văn Tấn 1980).

Có ý kiến cho rằng, nơng nghiệp trồng trọt văn hóa Hịa Bình ra đời muộn, chỉ vào giai đoạn Hịa Bình phát triển (9.000 năm - 7.000 năm BP) qua nghiên cứu hệ thống các di tích Hịa Bình ở Vườn quốc gia Cúc Phương. Vào thời điểm 9.000 năm - 7.000 năm BP, số di tích Hịa Bình phát triển tăng, từ lớp dưới hang Con Moong thành các hang liền kề hang Con Moong như: Hang Lai, Hang Đắng, hang Mộc Long, Mái đá Mộc Long, Hang Diêm và hang Mang Chiêng. Diện tích săn bắt hái lượm khơng đổi, dân số tăng, nguồn tài nguyên săn bắn và hái lượm ngày một cạn kiệt, thế cân bằng giữa nhu cầu con người và sự đáp ứng của tự nhiên bị phá vỡ. Đây là một trong những tiền đề nảy sinh nông nghiệp, nhất là khi xuất hiện rìu mài lưỡi và gốm văn thừng, cũng như nhiều lồi cây họ đậu, bầu bí trong các di tích Hịa Bình phát triển (Nguyễn Khắc Sử 1983).

Cũng có ý kiến cho rằng, đợt biển tiến Flandrian cuối Cánh tân đã làm cho môi trường sống của người Hịa Bình thu hẹp lại, mật độ dân số tăng, buộc con người dời lên núi, chiếm lĩnh các thung lũng đá vơi. Ở đó người cổ Hịa Bình phải tự điều chỉnh, thay đổi lối sống mới, bằng việc chuyển sang trồng trọt và chăn nuôi và làm chủ các thung lũng karst (Trần Quốc Vượng 1986).

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Kết quả phân tích bào tử phấn hoa ở một số địa điểm văn hóa Hịa Bình như Hang Bưng, Hang Khồi, Con Moong, Thẩm Khương và hang Xóm Trại cho biết, trong số 40 loài phấn hoa giai đoạn Toàn tân, chiếm tỷ lệ cao là phấn hoa các loài cây họ đậu (Leguminocae), họ rau muối (Chnopediaceae), họ cà phê (Rubiacea). Phần lớn phấn hoa của các loại cây này có trong các thung lũng xung quanh các hang văn hóa Hịa Bình và là loại cây cho quả, cho hạt ăn được. Có thể quả của chúng đã được người Hịa Bình sử dụng làm thức ăn, hạt của chúng vứt lại quanh nơi cư trú, khi nảy mầm, thành cây và được người Hịa Bình chăm sóc có ý thức. Ở các địa điểm này cịn tìm thấy một số loài quả hạt như hạt gắm <i>(Gnetum monlamum </i>

Mfg); hạt trám (<i>Canarium sp.); hạt trám tre </i>

(<i>Canarium tonkinese Engl.); hạt tro (cọ) (Livistona cochinchinensis (Bl.) Mart.); hạt me (Phyllanthus emblica L); hạt tục (Garcinia multiflora Champ), </i>

hạt côm <i>(Elacocar pus sylvestris (Lour.). Poir), hạt </i>

chè (<i>Thea). Trong đó, trám và gắm làm thức ăn, </i>

me (<i>Phylanthus) là gia vị, chè làm chất kích thích, </i>

gợi ý về khả năng thuần hóa một số loại thực vật của cư dân Hịa Bình.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, ở Đông Nam Á, nông nghiệp cho củ xuất hiện trước nông nghiệp cho hạt. Giai đoạn đầu thuần dưỡng các lồi cây sinh sản theo lối vơ tính. Những cây cho củ trồng một năm hay cây lưu niên (nhiều năm) thường sản lượng tăng dần theo thời gian. Những lồi cây sinh sản vơ tính thường ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, dễ chăm sóc hơn lồi cây sinh sản hữu tính, cũng không nhất thiết phải chuẩn bị đất canh tác quá cẩn thận. Loại cây này có thể sống cộng sinh với cỏ hoặc các lồi cây khác, chịu được bóng râm và ít bị sâu bọ phá hoại. Việc trồng cây cho củ dễ hơn so với cây cho hạt và khả năng thu hái cũng cao hơn, ít khi bị mất mùa.

Các lồi cây có củ ăn được ở Đơng Nam Á có nhiều loại, như <i>taro thuộc họ ráy (Araceae), yam </i>

(<i>Dioscorea) thuộc họ củ nâu (Dioscoreaceae) rất </i>

phổ biến ở Việt Nam, nhất là khu vực phân bố văn hóa Hịa Bình. Trong đó, quan trọng nhất là củ cái hay khoai vạc (<i>Dioscorea alata) và củ từ </i>

(<i>Dioscorea esculenla). Một số nhà nghiên cứu cho </i>

rằng, một số loài yam trồng như củ cái ở Đơng Nam Á có thể đã bắt nguồn từ hai loài hoang dại là <i>Dioscorea hamiltoni phân bố ở Đơng Ấn </i>

Độ và Miến Điện, cịn <i>Dioscorea persimilis phân </i>

bố ở Đơng Dương. <i>Dioscorea persimilis chính là </i>

cây củ mài rất sẵn ở vùng rừng Bắc Việt Nam và là đối tượng khai thác thường xuyên của người dân miền núi hiện nay. Một số loài khác của họ

<i>Dioscorea như củ nê (D. hispida), củ chùy (D. glabra), củ trâu (D. pierrei), củ mài thân sùi (D. brevipeliolata) đều thích nghi với mơi trường cạn, </i>

giống như những cánh rừng bao quanh các hang động Hòa Bình hiện nay.

Một số tộc người miền núi Việt Nam có thói quen chăm sóc cây hoang dã cho mùa thu hoạch năm sau bằng cách phát quang cỏ dại xung quanh, để chúng nhanh phát triển. Có người còn “lưu giống” hay dặm lại một phần củ hoặc thân cây hoang dại tại nơi khai thác, đánh dấu sở hữu và sẽ trở lại khai thác vào năm sau. Có thể đây là hình thái nơng nghiệp sơ khai nhất của người văn hóa Hịa Bình. Q trình này lặp đi lặp lại nhiều lần và dần trở thành những loài cây trồng có ý thức. Ngồi cây cho củ, người Hịa Bình cịn quan tâm trồng trọt các loại rau đậu và cây ăn quả, cây ăn củ thích nghi với vùng đất ẩm hay ngập nước như khoai nước, khoai môn, khoai sọ. Kiểu canh tác này gợi lại hoạt động làm vườn, trồng xen nhiều loại cây trên một đám đất.

Phân tích 18 mẫu bào tử phấn hoa hang Con Moong các lớp 9.000 - 7.000 năm BP cho biết, phấn hoa thực vật thân thảo, thân bụi và thân gỗ chiếm ưu thế, ghi nhận xung quanh hang Con Moong thời bấy giờ khá thống đãng, có thể liên quan đến hoạt động phát quang của con người ở giai đoạn Hịa Bình phát triển (Nguyễn Mai Hương, Phạm Văn Hải 2009). Đây cũng là giai đoạn xuất hiện với tỷ lệ cao rìu mài lưỡi. Ở tầng văn hóa III (trên cùng) hang Con Moong, rìu mài lưỡi chiếm gần 50%, ở Hang Muối chiếm 18%. Cùng với rìu mài lưỡi, nhóm công cụ gia công thực phẩm như chày và bàn nghiền cũng tăng đột biến. Ở Hang Đắng là 26/39 tổng số công cụ đá,

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

ở hang Con Moong là 46/200 công cụ. Sự tăng vọt về số lượng rìu mài lưỡi, chày và bàn nghiền vào giai đoạn này có thể liên quan đến hoạt động nông nghiệp và chế biến sản phẩm từ hoạt động nơng nghiệp sớm (Nguyễn Khắc Sử 1983). Sự có mặt của rìu và chày, bàn nghiền còn xác nhận định hướng kinh tế trồng trọt đa canh ở các khu vực thung lũng, đã hình thành các sản phẩm là quả, củ, hạt, trong đó khoai sọ và cây cho củ có lẽ được người Hịa Bình, người Bắc Sơn định hướng thành cây lương thực chính (Chử Văn Tần 1988).

Về thuần hóa động vật, người ta đã tìm thấy một số xương lợn, niên đại 10.000 năm BP ở vùng núi Papua New Guiner và được xem là thuần hóa động vật sớm nhất ở Đông Nam Á (Bulmer S.1975). Ở Việt Nam, dấu tích chăn ni xuất hiện sớm nhất vào khoảng 7.000 năm BP, đó là chó, trâu và bị trong di tích văn hóa Đa Bút - một di tích trung kỳ Đá mới ở Việt Nam (Vũ Thế Long 2003). Tuy nhiên, trong các di tích đồng đại khác, chưa thấy hoạt động của chăn ni.

3. Kết luận

<b>3.1. </b>

Văn hóa Hịa Bình được xem như là giai đoạn chuyển tiếp từ Cánh tân sang Toàn tân, từ Đá cũ sang Đá mới, từ săn bắt hái lượm độc tôn sang nông nghiệp sơ khai. Các cộng đồng cư dân văn hóa Hịa Bình phân bố tập trung ở các tỉnh Hịa Bình và Thanh Hóa, nơi có nhiều di tích sớm và được xem là địa bàn gốc của văn hóa Hịa Bình. Văn hóa Hịa Bình khơng chỉ có mặt ở Việt Nam, mà còn là hiện tượng chung của Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Những hoạt động chế tác công cụ, săn bắt, hái lượm và nảy sinh thuần hóa cây trồng, vật nuôi mỗi vùng một khác, mang dấu ấn địa phương rõ nét.

<b>3.2. </b>

Cư dân văn hóa Hịa Bình ở Việt Nam là những người chế tác công cụ trong các hang động đá vôi, triển khai săn bắt - hái lượm và làm nông nghiệp trong các thung lũng karst liền kề. Về cơ bản, loại hình học cơng cụ văn hóa Hịa Bình có sự ổn định cao về chất liệu, kỹ thuật, hình dáng và chức năng giữa các di tích. Tuy nhiên,

giữa các tiểu vùng karst cũng có sự khác nhau nhất định về tỷ lệ loại hình cơng cụ.

Người Hịa Bình triển khai săn bắt, hái lượm trong các thung lũng đá vôi của rừng mưa nhiệt đới. Họ khai thác một phần nhỏ thế giới động-thực vật thời này, nhưng các di tồn văn hóa mà họ để lại đã ghi nhận hiện tượng: số lồi động vật săn bắt được thì nhiều, nhưng số cá thể trong một loài mà người Hịa Bình săn bắt được cịn ít. Điều này quy định phương thức kiếm sống của người Hịa Bình, hái lượm trội hơn săn bắt, việc săn bắt mỗi lồi một ít, khơng dẫn đến làm tuyệt diệt loài động vật ấy, mang lại sự cân bằng sinh thái tự nhiên lúc bấy giờ.

Thực tế tư liệu cho biết, người Hịa Bình thu lượm các loài nhuyễn thể cạn, dưới nước, bắt các loài cua, cá, rùa, ba ba; hái các loài rau, củ, quả, nấm, măng, nhặt trứng chim, chim non và các lồi cơn trùng phục vụ cho bữa ăn của mình. Trong đó, các loài nhuyễn thể được người Hịa Bình chú trọng thu lượm làm thức ăn. Do các loài nhuyễn thể cạn chỉ phát sinh cực thịnh trong khoảng 2-3 tháng mùa mưa, mà chất lượng dinh dưỡng của chúng không cao, nên con người khai thác khá triệt để với số lượng lớn. Vỏ của chúng đổ lại hang và chất đầy nơi cư trú, dạng đống rác bếp, gợi ý về cư trú theo mùa.

Hiện nay, những bằng chứng trực tiếp nơng nghiệp trong văn hóa Hịa Bình chưa nhiều. Đa số nghiêng về giả thuyết cho rằng, cách đây 10.000 năm, người Hịa Bình biết trồng cây cho củ, dạng lưu niên bằng cách giặm lại cho mùa sau. Nhưng vào giai đoạn Hòa Bình phát triển (8.000 - 7.000 năm BP), có khả năng nông nghiệp làm vườn ra đời. Các loài cây trồng cho củ như khoai sọ, khoai môn, cây cho quả như bầu bí, trám... đã được thuần dưỡng. Kết quả phân tích bào tử phấn hoa ở các lớp Hịa Bình phát triển đã gặp phấn của các cây họ đậu (<i>Leguminoceae), họ rau </i>

muối (<i>Chnopediaceae), họ cà phê (Rubiaceae), </i>

cùng các quả hạt như gắm (<i>Cnetummontomin), </i>

trò (Livitona cochichinensis), tục (<i>Gareinia multiflora Champ), cốm (Elaeocarpus syloestris), </i>

me (<i>Phyllanthus embilica L.), chè (Thea sp.) và các </i>

</div>

×