Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

SỐ 1 NGÔN NGỮ 2023 KHÁI NIỆM CONTEXT TRONG NGÔN NGỮ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.03 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>SỐ 1<sub>2023</sub></b>

<b><small>NGUYỄN HOÀNG TRUNG1</small></b>

1<small>TrườngĐạihọc</small> Khoahọc Xã<small> hộivà </small>Nhân <small>văn-ĐạihọcQuốcgiaThànhphốHồ</small> Chí <small>Minh.</small>

<b><small>Abstract: </small></b>This <small>article discussestheconcept </small>of<small> context </small>- a very <small>important</small> concept<small> in</small> linguistic analysis, especially in determining the meaning of<small> a</small> linguistic expression in <small>socialcommunication. </small>Once <small>the</small> context <small>isestablished, </small>we<small> candetermine the meaning </small>in <small>the communication.However,thisconceptis </small>approached frommanydifferenttheoretical perspectives. So, <small>theconceptualizationof elements</small> that<small> involve</small> in linguistic unitssuch as utterances and <small>discourses, orthat surroundtheseunits, such</small> as <small>material, social, and culturalfactors, etc. </small>will<small> determine whatconstitutes the context. </small>The<small> concept </small>of context in<small> the English </small>language <small>denotes </small>contentthat cannot <small>be separatedfromthe </small>linguisticstructure,<small> itis </small>a determinant of<small> the function/meaningof</small> other <small>levels </small>in <small>the language</small> structure.

<b><small>Key words: </small></b><i><small>context, context </small>of<small> culture, context</small> ofsituation,cognitive <small>context, </small>linguistic context.</i>

<b>1. Mở đầu</b>

<i><small>Context</small></i> là nội dung trọng tâm trong ngữ dụng học, còn nghĩa lại là trung tâm của cà ngữ nghĩa học và ngữ dụng học. Nghĩa học truyền thống nghiên cứu nghĩa độc lập với ngôn cảnh/ context, tức nghĩa nguyên văn của đom vị ngôn ngữ, cịn ngữ dụng học lại vượt ra ngồi khái niệm nghĩa này và tập trung vào phân tích nghĩa phát ngơn hay nghĩa của người nói. Những loại nghĩa găn với ngôn cảnh này được chuyên tải trong giao tiêp thông qua việc sử dụng các kiêu hàm ngôn hội thoại của các bên giao tiếp, thông qua các hành động ngôn từ gián tiếp, các hành động ngôn từ gián tiêp quy ước hoặc qua một sơ phưomg thức hàm ngơn nào đó đê nhận diện ý định giao tiêp của nhau, v.v. Dụng học xã hội, phân tích diên ngơn, phân tích hội thoại theo hướng tiếp cận dân tộc học, khảo cứu các đoạn thoại dài hơn băng cách mở rộng các cơ sở nhận thức và hành động gắn với cá nhân người giao tiếp và hành động giao tiếp của cá nhân này. Những cơ sở này thể hiện một cách tường minh mối liên kết giữa diễn ngôn với tư cách là một chỉnh thể và các bộ phận cấu thành diễn ngôn, cũng như thể hiện mối liên kết giữa xã hội, văn hóa, ngơn ngữ và việc sử dụng ngơn ngữ. Người ta nhận thấy được những mối liên kết này thông qua sự khác biệt giữa nghĩa phụ thuộc ngôn cành, tức nghĩa phát ngôn và các loại nghĩa đặc thù phụ thuộc ngôn cảnh, nhưng nghĩa chỉ nảy sinh trong một hồn cảnh hay tình huống giao tiếp, nghĩa hàm ngôn, nghĩa chức năng, nghĩa diễn ngơn, nghĩa văn hóa - xã hội hoặc nghĩa liên chủ thể. Những loại nghĩa này được hình thành trong diễn ngôn thông qua việc các bên liên quan sử dụng các tập quán xã hội và tập quán diễn ngơn. Do đó, ngơn cảnh/context là trung tâm của bất kì lí thuyết dụng học nào và việc phù hợp với ngôn cảnh/context là điêu kiện cân yêu đôi với quan diêm dụng học và dụng học xã hội trong nghiên cứu ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ.

Thuật ngữ <i>context,</i> mặc dù được sử dụng rộnệ rãi trong ngữ dụng học, ngữ dụng học xã hội, phân tích diên ngơn, dân tộc học nhưng vân cịn rât mơ hơ và dường như nội hàm của nó khó có thể có được một sự đồng thuận trong giới nghiên cứu. Song, thuật ngữ này, dù biểu thị nội dung nào đó trong các bình diện khác nhau, vẫn có một nét nghĩa cốt lõi chung. 1

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Ngôn ngữ số 1 năm 2023</b>

Theo định nghĩa hẹp, khái niệm context được gán định cho các yếu tố liền kề hiện tượng đang xét. Như vậy, ta có thể dùng context biểu thị các yếu tố liền kề bao quanh một âm vị, một hình vị,

<i>một từ, một cấu trúc ngữ pháp, một câu hay một phát ngơn. Ngồi ra, context cũng có thể chỉ các </i>

bên giao tiếp và những yếu tố trực tiếp ở chung quanh họ cũng như được gán định cho khung cảnh (setting) và những yếu tố trực tiếp bao quanh khung cảnh đó. Trong trường hợp các yếu tố bao quanh là sự nhận thức, chẳng hạn một mệnh đề, một biểu hiện tâm lí hay một giả định, những yếu này được gọi là cognitive context, ta tạm chuyển ngữ là cảnh huống nhận thức. Các yếu tố bao quanh không thuộc nhận thức hay ngôn ngữ được gọi là social context, ta tạm gọi là chu cành xã hội, cịn những yếu tố đó là chất liệu ngơn ngữ ta gọi đó là linguistic context hay ngữ cành trong tiếng Việt.

<i>Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một cách sơ lược khái niệm context trong các đường hướng </i>

tiếp cận nghiên cứu ngôn ngữ học khác nhau với hi vọng góp phần minh định nội hàm cùa khái niệm này trong các phân ngành của ngôn ngữ học.

<b>2. Khái niệm </b><i><b>chu cảnh trong các đường hướng tiếp cận tiền Ngữ học Chức năng Hệ thống</b></i>

<i>Khái niệm context, tạm dịch là chu cảnh, là một khái niệm trung tâm của nhiều hướng tiếp </i>

cận nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng ngơn ngữ. Do đó, mỗi hướng tiếp cận xác lập cho mình nội hàm của khái niệm phù họp với đường hướng nghiên cứu. Dưới đây, chúng tơi sẽ tóm lược các quan điểm chính yếu về chu cảnh của các hướng nghiên cứu khác nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ, trước khi đề cập cụ thể hơn khái niệm tương ứng trong lí thuyết ngữ học Ngữ học Chức năng Hệ thống (SFL).

<i><b>2.1. Chu cảnh trong cơ sở triết học</b></i>

Wittgenstein (1958) xem ngôn ngữ là một loại hành động (a type of action). Ông khẳng định rằng nghĩa của các hình thái ngơn ngữ chính là cách sử dụng và ngôn ngữ không bao giờ được sừ dụng để miêu tả thế giới chung quanh ta mà là miêu tả các chức năng bên trong hành động. Quan điểm này được Austin (1962) đẩy xa hơn khi ông nhấn mạnh tầm quan trọng của chu cảnh của một hành động ngôn từ trong việc sản sinh và kiến giải ngơn ngữ qua hình thức của các quy ước văn hóa - xã hội. Trên cơ sở những quy ước này lực và loại hành động ngôn từ được xác định. Austin cho rằng thực hiện một hành động ngôn từ phụ thuộc vào điều kiện hữu hiệu quan yếu (felicity conditions). Những điều kiện này là phải xác định cụ thể chu cảnh của hành động ngơn từ đó. Với quan điểm này, Austin ưu tiên các bình diện xã hội của ngơn ngữ hơn là tâm trí, chủ ý hay cảm giác của người nói. Tuy nhiên, giữa hành động ngôn từ và việc sử dụng ngôn ngừ không có một sự phóng chiếu một - một như Vanderveken & Kubo [26, tr. 12] chỉ ra như sau: “Hành động ngôn trung được thực hiện thành công bằng việc phát ra từ ngữ trong các ngôn cảnh (contexts of utterance). Trong mỗi ngơn cảnh có một điển dạng hành động phát ngơn do người nói thực hiện. Cũng có một điển dạng hành động ngơn trung do người nói cố gắng thực hiện trong ngơn cảnh liên quan mỗi khi các điều kiện thành công được thỏa mãn”.

<i><b>2.2. Chu cảnh trong cơ sở tâm lí học</b></i>

Nghiên cứu có ảnh hưởng đặc biệt đến việc nghiên cứu chu cảnh là nghiên cứu về chu cảnh của Grice [12], Trong lí thuyết hàm ngơn trong sử dụng ngôn ngữ, Grice nhận thấy một số phương châm hội thoại chi phối việc thực hiện hội thoại, những phương châm này bắt nguồn từ những xem xét hợp lí đến cách thức đạt được mục đích hợp tác trong hội thoại, nói cụ thể đó chính là

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

nguyên lí hợp tác chung và quy định cách thức mà người tham thoại ứng xử để giao tiếp theo một cách thức hiệu quả nhất, hợp lí nhất và hợp tác nhất. Theo đó, người tham thoại phải nói chân thực, rõ ràng và liên quan đến nội dung, cung cấp đầy đủ thơng tin cho đối tác của mình. Theo Grice, “nói là làm” và hành động ngơn từ có thể được giải thích trên cơ sở niềm tin và mục đích giao tiếp của các bên tham thoại. Do đó, lí thuyết của Grice chủ yếu là một lí thuyết tu từ học tâm lí. Và quan điểm này phù hợp với lí thuyết quan yếu của Sperber (1996), trong lí thuyết này phương châm quan hệ/quan yếu của Grice được phát triển xa hơn và trên cơ sở đó, <i>chu cảnh là một khái </i>

niệm tâm lí học. Theo Sperber và Wilson [24, tr. 15], <i>chu cảnh được xem là “tập hợp các tiền đề </i>

để giải thích và hiểu một phát ngơn”; chu cảnh là một cấu trúc nhận thức (a cognitive construct) và là một tập hợp con trong giả định của người nghe về thế giới. Đối với Sperber và Wilson, chu cảnh không bao hàm các yếu tố văn hóa, tình huống ngoại tại mà là một <i>chu cành nhận thức, nghĩa </i>

là hoạt động tâm lí kích hoạt các yếu tố chu cảnh được “nghiệm thân” trong cấu trúc nhận thức của một cá nhân. Do đó, chu cảnh gắn liền với những giả định mà người nghe sử dụng để giải thích các phát ngơn và tất cả các nỗ lực giải thích của anh ta đều dựa trên tính quan yếu của những giả định cụ thể. Nguyên lí quan yếu được xem là một nội dung trong tâm lí học con người và thơng qua ngun lí này con người có khả năng giải thích được các phát ngơn trong giao tiếp.

Đối lập với hướng tiếp cận tâm lí, theo đó chu cảnh được xem là phụ thuộc vào các quá trình tâm lí bên trong của một cá nhân, hướng tiếp cận nhận thức - xã hội (socio - cognitive approach) trong nghiên cứu chu cảnh xem các chọn lựa ngôn ngữ liên quan mật thiết với các yếu tố tình huống - xã hội. Forgas [9] nhấn mạnh vai trị quan trọng của các tình huống xã hội đối với cách thức con người sử dụng ngơn ngữ. Ơng cho rằng giao tiếp bằng ngơn ngữ thực sự là một hành vi xã hội và chỉ rõ mối tương tác giữa ngôn ngữ và chu cảnh xã hội có thể bắt đầu từ thịi gian đầu của q trình thục đắc ngơn ngữ. Nghĩa phát ngôn và các quan niệm và định nghĩa về chu cảnh xã hội bao gộp các đơn vị ngôn ngữ học được xem là kết quả của các hoạt động nhận thức của cộng đồng, chứ không phải một cá nhân.

Một hướng tiếp cận nghiên cứu chu cảnh khác xem xét cả tâm lí của cá nhân lẫn các yếu tố xã hội trong giao tiếp. Clark (1996) tập trung vào nghiên cứu quá trinh nhận thức cá nhân và các yếu tố, điều kiện xã hội của cá nhân trong hành động ngôn từ cụ thể. Việc sử dụng ngôn ngữ được xem là một kiểu hành động chung được cả người nói và người nghe đồng thực hiện với tư cách một chỉnh thể. Theo Clark [4, tr. 29], “việc sử dụng ngôn ngữ xuất hiện trong hoạt động chung, các hoạt động gắn kết chặt chẽ với các chu cảnh và thay đổi theo mục đích giao tiếp cũng như theo các bình diện khác như giao tiếp trang trọng hay giao tiếp thân mật, địa vị xã hội, V.V.”. Thông qua việc xem xét các bình diện bên ngồi, Clark cũng sử dụng khái niệm common ground, tạm dịch

<i>cơ sở chung mượn của Stalnaker (1978). Khái niệm tâm lí này miêu tả </i>nội dung mà cả người nói và người nghe đóng góp vào hoạt động chung, đó có thể là kiến thức nền, tín ngưỡng, giá trị, v.v. Tất cả những yếu tố thuộc cơ<i> sở chung</i> này được tích lũy trong suốt quá trình hoạt động. Cơ sở chung này có thể tích hợp từ cá nhân, cộng đồng và các suy đốn về con người như ngơn ngữ, phương ngữ, các yếu tố văn hóa, tình cảm.

<i><b>2.3. Chu cảnh trong cơ sở dụng học</b></i>

Trong dụng học, khái niệm <i>chu cảnh có một vai trị rất quan trọng, quan trọng đến mức mà </i>

bất kì định nghĩa nào về dung học đều gắn với khái niệm chu cảnh. Do đó, Stalnaker [25, tr. 34]

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>6 I Ngôn ngữ số 1 năm 2023</b>

viết rằng “cú pháp nghiên cứu câu, ngữ nghĩa nghiên cứu mệnh đề. Dụng học nghiên cứu hành động ngôn ngữ và chu cảnh mà trong đó hành động ngơn ngữ được thực hiện”. Còn theo Levinson [19, tr. 32], dụng học là “một lí thuyết về giải thích và hiểu ngôn ngữ lấy chu cảnh làm trung tâm”. Quan điểm dụng học cơ bản ở đây là để xác lập một lí thuyết phù hợp về mối quan hệ giữa các biểu thức ngôn ngữ và nội dung những biểu thức này biểu đạt, người ta nhất thiết phải xem xét chu cảnh sử dụng của những biểu thức này. Trong dụng học, trọng tâm nghiên cứu là cách thức tương tác của chu cảnh và nội dung của phát ngôn, cách thức phát ngôn gắn kết với chu cảnh. Tuy nhiên, quan hệ giữa nội dung và chu cảnh không bao giờ là quan hệ một - một: nội dung biểu đạt ảnh hưởng đến chu cảnh, tức các hành động ngôn từ ảnh hưởng đến chu cảnh hiện thực hóa cùa nó. Song, chu cảnh cũng có vai trị trong tồn bộ cấu trúc ngôn ngữ, tác động đến cấu trúc cú pháp, cấu trúc ngữ nghĩa, cấu trúc từ vựng và cấu trúc âm vị đến mức mà Ochs [22, tr. 5] phải viết rằng “chúng ta có thể nói rằng đặc trưng phổ qt của ngơn ngữ là ngơn ngữ hồn tồn chịu ảnh hưởng của chu cảnh”.

Dụng học cần phải nghiên cứu sự biểu hiện khái quát của các đặc trưng chu cảnh dùng để xác định giá trị của các biểu thức ngôn ngữ trong chu cảnh được biểu thị bằng các thông tin được cho là khả dụng đối những người tham gia vào tình huống giao tiếp. Khi xét đến tính cấp thiết của việc định rõ chu cảnh với tư cách là các đặc trưng trong tình huống giao tiếp này nên ta phải phân biệt các tình huống phát ngơn thực sự với những biến thể đa dạng với sự chọn lựa chỉ những đặc trưng quan yếu về ngơn ngữ học và văn hóa - xã hội để người nói mã hóa một phát ngôn cụ thể và người nghe giải mã phát ngơn đó. Chính sự khu biệt này được Leech (1983) đề cập khi ông đưa ra sự phân biệt giữa dụng học và dụng học xã hội. Ông cho rằng thực sự có ích khi xem chu cảnh là kiến thức nền mà người nói và người nghe chia sẻ và giúp người nghe giải thích nội dung người nói chuyển tải bằng phát ngơn của người nói. Do đó, chu cảnh theo nghĩa cụ thể này có khả năng bao gộp cà các yếu tố tâm lí và các yếu tố xã hội trong đó việc sử dụng ngôn ngữ được thực hiện tại một thời điểm cụ thể (xem [22, tr. 1]), tức bao gồm kiến thức, tín ngưỡng và giả định của những người tham gia giao tiếp về thời gian, không gian và cành huống xã hội, các hành động trước đây, hiện tại và trong tương lai, sự hiểu rõ về vai và địa vị của người nói và người nghe, về sự định vị trong thời gian, trong không gian, về mức độ trang trọng, phương thức giao tiếp, chủ đề phù hợp, các yếu tố xác định ngôn vực (xem [20, tr. 574], [15]). Gumperz [13] chỉ ra rằng các đặc trưng chỉ xuất và đặc trưng chu cảnh, với tư cách là những “dấu hiệu chu cảnh hóa”, gợi dẫn những giả định quan yếu về chu cảnh. Trong số các đặc trưng ngơn ngữ học cần giải thích trong khn khổ khái niệm thỏa đáng về chu cảnh, ngữ cảnh (linguistic context/co-text) phải được tính đến, vị trí của phát ngôn đang xét trong chuỗi các phát ngôn trong một diễn ngôn đang diễn ra cần phải được xem xét.

<i><b>2.4. Chu cảnh trong hướng tiếp cận ngôn ngữ học xã hội, nhân học và phân tích hội thoại</b></i>

Trong các lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội tương tác, nhân học hay phân tích hội thoại, khái niệm chu cảnh có một sự quan trọng đặc biệt vì nhiều lí do: đầu tiên, các đặc trưng của tương tác trực tiếp (face to face interaction) là minh họa chính về chu cảnh và minh họa cơ bản về tổ chức xã hội của con người; thứ hai, cách thức cuộc thoại được thiết kế, được định hình, đặc trưng của các tình huống xã hội làm sáng tỏ cấu trúc của bản thân ngôn ngữ; và sau cùng, những người tham thoại hiểu được nhau nhờ vào chu cảnh [5, tr. 22].

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>Trong nhân học, khái niệm framing, tạm dịch là định khung, do Bateson [3] đưa ra và được </i>

Goffman [10] phát triên xa hơn, làm nôi bật ảnh hưởng của chu cảnh đối với nội dung phát ngôn. Trong khi định khung hành vi ngôn ngữ của mình, người nói và người nghe có thể thay đổi những kì vọng mang tính quy ước để khớp với chu cảnh cụ thể, tức thời và có thể thay đổi thể loại phát ngơn (genre).

Trong phân tích hội thoại, trọng tâm là phân tích cuộc thoại tương tác và tầm quan trọng của các phát ngôn kê tiêp nhau, cả hai nội dung được xem là có chức năng tạo chu cảnh và được xác định băng chu cảnh. Theo Heritage (1984), trong thực tế cuộc thoại có hai chu cảnh vì các phát ngôn được thực hiện và tô chức theo chuỗi tuyên tính trong thời gian, sao cho bất kì phát ngơn nào trong chuôi phải dực trên chu cảnh hiện có đê mã hóa và giải mã, song nó cũng là một sự kiện tự thân tạo ra một chu cảnh mới cho các phát ngơn theo sau nó. Ngoài cấu trúc trực tiếp của cuộc tương tác trong chu cảnh, giới nghiên cứu còn cho rằng cuộc tương tác dự'! trên khả năng “chiếu xạ” do ngữ pháp của một ngôn ngữ cung câp cho người nói và người nghe những lộ trình chung bao quát hơn [1], Nói cách khác, ngữ pháp và sự tương tác có những đặc trưng chiếu xạ chung. Y tưởng này tương thích với việc xem chu cảnh năm trong một môi quan hệ động với các hiện tượng ngôn ngữ học, nghĩa là chu cảnh và cuộc thoại nằm trong một mối quan hệ tương tác: sự tác động qua lại diên ra đông thời trong giao tiêp: cuộc thoại định hình chu cảnh đơng thời với việc chu cảnh định hình cuộc thoại.

<b>3. Chu cảnh trong hướng tiếp cận Ngữ học Chức năng Hệ thống</b>

<i>Ở giai đoạn ban đầu trong quá trình phát triển của SFL, khái niệm context được sử dụng để </i>

biêu thị cấp độ ngữ nghĩa, những cấp độ khác là âm vị học, ngữ pháp và từ vựng (xem [11], [14]). ơ giai đoạn đó của SFL, các yêu tô ngoại ngôn ngữ được gọi là situation, tạm dịch là tình huống [14]. Hai khái niệm này được Gregory phân biệt như sau:

“Khái niệm “chu cảnh” là cơ sở để ta hiểu được mối tương liên của các đặc trưng ngôn ngữ học được miêu tả vê mặt hình thức, việc phân nhóm theo những đặc trưng này bên trong các văn bản và trích xt từ những văn bản đó, bản thân những đặc trưng tình hng như vậy liên tục xt hiện và liên quan với quá trình hiểu các sự kiện ngơn ngữ. “Tình huống” là bình diện miêu tả các sự kiện ngôn ngữ, không thuộc bât ki câp độ ngôn ngữ nào. Chu cảnh là một cấp độ ngôn ngữ do liên quan đên một sô mơ hình và một sơ tương liên có tính mơ hình là bộ phận của ... hành vi ngơn ngữ học” [11, tr. 178].

Sau khi lí thuyết SFL thành hình, khái niệm chu cảnh, vốn thuộc cấp độ nghĩa học, được gọi một cách đơn giản là “nghĩa” (meaning), cịn tình hng được sử dụng để biểu thị context of

<i>situation,</i> tạm dịch là <i>chu cảnh tình huống. Sự thay </i>đổi này không chỉ liên quan đến thuật ngữ mà cịn biêu thị sự thay đơi trong cách định hình câu trúc ngơn ngữ theo quan điểm của Halliday.

<i><b>3.1. Chu cảnh theo hướng tiếp cận của trường London</b></i>

Thuật ngữ <i>chu cảnh tình huống được Malinowski, một nhà dân tộc học nổi tiếng, tạo ra trong </i>

cơng trình nghiên cứu vê các cộng đông Trobriand Island. Trên cơ sở những gì ơng quan sát và ghi nhận được, Malinowski [21, tr. 306] đã cho rằng khái niệm chu cảnh của một phát ngôn hay ngôn cảnh phải bao gồm chu cảnh ngôn ngữ hay ngữ cảnh (linguistic context), chu cảnh tình huống, chu cảnh văn hóa của một ngơn ngữ. Ơng đưa ra một nhận định quan trọng về mối quan hệ giữa nghĩa, ngơn ngữ và tình hng như sau: “Ngơn ngữ bắt nguồn trong hiện thực văn hóa, đời sơng bộ lạc và tập quán của người dân, và ... ngôn ngữ khơng thể được giải thích mà khơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>8 I Ngôn ngữ số 1 năm 2023</b>

tham chiếu bền vững các chu cảnh rộng lớn hơn của phát ngôn” [21, tr. 305]. Tuy nhiên, do ông là nhà nhân học nên khái niệm chu cành tình huống không được ông đào sâu và phát triên trong khung lí thuyết ngữ học. Sau đó, Firth, một nhà ngữ học Anh làm việc cùng Malinowski, đã minh định rằng khái niệm chu cảnh tinh huống là một khái niệm côt lõi trong phương pháp nghiên cứu ngữ học của trường London [7, tr. 42]. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm chu cảnh tình hng của Firth lại thoát li khỏi khái niệm mang tính vật chất của Malinowski “một chi tơn ti bao gôm các sự kiện” (xem [7, tr. 43], Trái lại, Firth cho rằng “chu cảnh tình hng” được sử dụng hiệu quả nhất khi nó hành chức như một kết cấu lược đồ có khả năng tương hợp đê áp dụng miêu tả các sự kiện ngôn ngữ, tức một nhóm các phạm trù có quan hệ với nhau thuộc một cấp độ khác với phạm trù ngữ pháp, song lại có cùng bản chất trừu tượng [7, tr. 43], thơng qua đó nghĩa của ngơn ngữ đang được sử dụng có khả năng kiến giải được. Ngay từ ban đầu, ơng nhìn thây được môi liên hệ giữa khái niệm trừu tượng này và việc sử dụng ngôn ngữ và tại sao khái niệm này có thê trở thành một nội dung trong việc miêu tả và phân tích ngơn ngữ. Firth minh họa băng phát ngôn: I’m going

<i>to get one for Bert (Tơi đi lấy </i>một cái cho Bert).

Ơng đưa ra một số câu hỏi như sau: Con số tối thiểu những người tham gia giao tiếp là bao nhiêu? Ba hay bốn? Phát ngôn này miêu tả sự việc diễn ra ở đâu? Trong một quán bar, Bert đang ở đâu? Ở ngồi? Đang chơi trị phóng Ị)hi tiêu? Đâu là những đôi tượng liên quan? Hiệu ứng của phát ngơn là gì? Đó là sự tiện lợi của kết cấu lược đồ gọi là chu cành tình hng và chu cành này hồn tồn mang tính xã hội (xem [7, tr. 44]. Đơi với Firth, ngôn ngữ găn kêt chặt chẽ với đời sông xã hội nên nghiên cứu ngôn ngữ nhất thiết phải quan tâm đến sự can dự năng động của con người vào sự vận động của thế giới [8, tr. 2]. Do Firth cũng như Halliday sau này, bác bỏ quan diêm tâm thức luận trong nghiên cứu ngôn ngữ nên ông rât cân trọng trong việc né tránh đưa vào kêt câu lược đồ của mình việc miêu tả quá trình nhận thức hay nghĩa trong tư duy của những người tham gia giao tiếp, cũng như khơng có bất kì kiến giải nào về tính chủ ý, mục đích giao tiêp [8, tr. 9]. Ong biện minh như sau: “Do chúng tôi2 biết quá ít vê tâm thức con người và do nghiên cứu của chúng tơi hồn tồn mang tính xã hội nên tơi xin khơng đề cập đến tính đối lập giữa tâm thức và thể xác, khái niệm và từ, và tôi thiên về hướng nghiên cứu mọi hiện tượng như một chỉnh thê, do đó tư duy và hành động được nghiên cứu như một chỉnh thể...” [8, tr. 2]. Với quan điểm như vậy, ngôn ngữ được nghiên cứu, theo quan diêm của Firth, là ngôn ngữ được sử dụng thực tê trong hình thức văn bản. Hơn nữa, Firth cũng quan tâm đến các mối quan hệ nội tại liên kết với bản thân văn bản. Những mối quan hệ này bao gom quan hệ ngữ đoạn và quan hệ đối vị giữa các yếu tố ngôn ngữ; quan hệ tình huống, bao gồm các mơi quan hệ nội tại trong khn khơ chu cành tình hng, thành tố trọng tâm với nhà ngữ học là văn bản; các mối quan hệ phân tích giữa các bộ phận của văn bàn; và các thành tố đặc biệt, các đôi tượng, con người hay sự kiện bên trong tình hng. Firth minh định các mối quan hệ nội tại bên trong chu cành tình huống như sau:

2 <small>Tứctrườngphái </small>London.

(1) Các đặc trưng quan yếu của các bên tham gia sự kiện ngôn từ: (a) hành động bằng ngôn từ của các bên tham gia

(b) hành động phi ngôn từ của các bên tham gia (2) Các đối tượng liên quan

(3) Tác động của hành động ngôn từ

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Rõ ràng, chu cảnh tình huống liên kết với nội dung có thể được quan sát trong cách thức ngôn ngữ được sử dụng. Hơn nữa, văn bản được xem là một thành tố của chu cảnh tình huống: “Việc

<i>đặt</i> một văn bản với tư cách là thành tô vào trong một chu cảnh tình huống góp phần xác lập nghĩa của văn bản đó vì các tình hng được xác lập là nhăm nhận biêt việc sử dụng [ngơn ngữ]. Theo Firth, chu cảnh tình hng được xem là một kĩ thuật xác lập nghĩa, nghĩa là chu cành tình huống có thê được dùng như một phương tiện giải thích và hiêu rõ nội dung, cách thức, lí do của một sự kiện ngơn ngữ (xem [17, tr.3]) và là một khái niệm có khả nàng áp dụng vào nghiên cứu hoạt động ngôn ngữ trong thực tế.

<i>Khái niệm chu cành tình huống của Firth được đánh giá là một trong những đóng góp quan </i>

trọng của ơng cho lí thuyết ngơn ngữ học (xem [6, tr. 79]). Tuy nhiên, như đã nói ở tren, Firth không đào sâu khái niệm này nên nó cân được xem xét chỉnh lí nhằm phát triển các phạm trù ngôn ngữ học với mục đích liên kết cấp độ hình thức với cấp độ tình huống [6, tr. 79].

<i><b>3.2. Chu cảnh trong Ngữ học Chức năng Hệ thống</b></i>

SFL nghiên cứu cách thức mà các chức năng ngơn ngữ tạo nghĩa trong chu cảnh tình huống. Nghĩa được biêu hiện một cách đôi vị trên cơ sở của các hệ thông chọn lựa liên quan đển chức năng ý niệm, chức năng liên nhân và chức năng văn bản. Nói cách khác, ba chức năng này chính là ba thành tơ nghĩa của ngơn ngữ khi nó hành chức trong tương tác xã hội. Trong quá trình tương tác xã hội, chính tầng nghĩa kết nối cấp độ từ vựng - ngữ pháp với cấp độ chu cành tình huống và do đó, hai cấp độ này được xem như một sự phản ứng với tình huống hiện tại và là phương tiện để nghĩa được xem là một diễn trình. Do đó, chu cảnh tình huống được xem là lóp ngồi cùng và trừu tượng nhất của tầng bậc ngơn ngữ và chính sự chồng lấp giữa ngôn ngữ và phi ngôn ngữ này là cơ sở đê Hasan [17, tr. 219] gọi chu cảnh tình huông là chu cành quan <i>yêu (relevant context). Điêu </i>

này có nghĩa là những bình diện này của chu cảnh phi ngôn ngữ trở nên quan yếu thông qua việc sử dụng ngơn ngữ.

Vì lẽ đó, trong lí thuyết SFL, nằm trên các tầng bậc nội tại của ngôn ngữ như ngữ nghĩa, từ vựng-ngữ pháp và âm vị học là <i>cáp độ chu cành ngoại ngân ngữ (language-external level). Chu cảnh văn hóa </i>(context of culture) biêu hiện hệ thông tiêm năng bao gôm các chọn lựa phụ thuộc vào cách thức <i>chu cảnh tình huống (context of situation) được xác lập trên cơ sở ba bình diện của nó là field, </i>

tạm dịch là <i>trường, tenor tạm dịch quan hệ vai và mode tạm dịch là phương thức3. Trường giữ một </i>

vai trò quan trọng trong việc xác định các chọn lựa gắn với diễn trình, tham tố và chu tố. Quan hệ

<i>vai</i> xử lí các chọn lựa liên nhân từ các hệ thơng thức và tình thái. Phương thức cho biết cách thức giao tiếp được thực hiện sẽ ảnh hường đến việc chọn lựa liên quan đến tính liên kết, cấu trúc đề - thuyết và cấu trúc thông tin.

3 Các tài <small>liệuViệt</small> ngữ đều <small>dịchlà</small><i><small>thức,</small></i><small>nhưngtrongbài</small> viết<small> này,</small> với <small>mụcđíchtránhnhầmlẫn</small> giữa <small>kháiniệm</small> đang bàn với <small>khái</small> niệm <i><small>thức-</small> mood</i><small> là</small> một<small> phạm</small> trù <small>ngữphápcủavịtừ,</small> thuậtngữ<i><small>phưomgthức</small></i><small>đượcsử</small> dụng.

Từ những nội dung trên, ta có thể nói mồi chức năng ngơn ngữ theo SFL đều gắn với một

<i>binh diện cụ thê của chu cảnh tình hng, tức trường, quan hệ vai và phương thức và trên cơ sở </i>

đó là sự kêt nôi giữa chu cảnh và các siêu chức năng, tức môi quan hệ giữa văn bản và chu cảnh. Phân dưới đây cùa bài viêt sẽ phân tích sâu khái niệm chu cảnh và khái niệm register, tạm dịch là

<i>ngơn vực</i> nhằm hiểu rõ sự đóng góp của những khái niệm này trong lí thuyết SFL.

Theo quan điểm của SFL, bất ki một chu cảnh tình huống nào cũng có thể được xem là một biểu hiện cụ thể của một hệ thống lớn hơn, đó là chu cảnh văn hóa. Chu cảnh văn hóa bao gồm tập

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>Hình1:<small> Quanhệ</small> giữa <small>chucành vàngơnngữ: hệ</small> thống và <small>minh</small> họa</i>

Sơ đồ trong Hình 1 cho thấy tương ứng với văn hóa hay cụ thể hơn là chu cảnh văn hóa là hệ thống ngơn ngữ học - phương tiện hiện thực hóa kí hiệu của chu cảnh văn hóa. Hệ thơng ngơn ngữ học và văn hóa tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển và khơng thể tách rời nhau. Tình huống hay chu cảnh tình huống là biểu hiện cụ thể của văn hóa và được hiện thực hóa trong thời gian thực bằng các văn bản thực tê. Tuy nhiên, quá trình biêu hiện cụ thê (instantiation) là một thể liên tục giữa hệ thống văn hóa và ngơn ngữ với những biêu hiện cụ thê của những hệ thơng này là tình huống và văn bản. Đầu tiên, các bình diện văn hóa có biểu hiện tương ứng là ngôn

<i>vực,</i> tiếp đến là loại tình huống yếu tố cấu thành các bình diện văn hóa và loại <i>văn bản biểu hiện </i>

cụ thể loại tình huống.

Mối quan hệ giữa hai hệ thống (văn hóa và ngơn ngữ) với các biểu hiện cụ thể trong thực tế của hai hệ thống này là quan hệ hai chiều: người sử dụng ngôn ngữ tiêp xúc với hệ thông thông qua ngôn ngữ được sử dụng, cịn hệ thơng là “kho” tích trữ các biêu hiện cụ thê của ngôn ngữ được sử dụng. Nói cách khác, đây là hai q trình diễn ra đồng thời: chu cảnh kích hoạt việc sử dụng ngơn ngữ, cịn ngơn ngữ tạo lập chu cảnh. Mối quan hệ hai chiều này không chỉ là mối quan hệ giữa chu cảnh và văn bản, mà cịn giữa bản thân hệ thơng ngơn ngữ trong đó mơi câp độ (stratum) ngơn ngữ kích hoạt và được tạo lập băng những chọn lựa ttong câu trúc tâng bậc như trong Hình 2:

<i>Hình <small>2: </small>Chu cành,<small> ngơnngữ và </small>siêu chức <small>năng</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Trong Hình 2, vịng trịn ngồi cùng miêu tả chu cảnh tình huống với tư cách là biểu hiện cụ thê của chu cảnh văn hóa. Vịng trịn tiêp theo tượng trưng cho ngữ nghĩa - các nét nghĩa hiện thực hóa chu cảnh băng cách làm cho một sơ đặc trưng của chu cảnh trở nên quan yêu. Vòng tròn trong cùng biêu trưng cho từ vựng - ngữ pháp của ngôn ngữ - các thành tố cơ bản của ngôn ngữ kết hợp với nhau đê hiện thực hóa nội dung ngữ nghĩa của các thơng điệp cụ thê. Hình 2 cũng cho thấy mơi quan hệ quan yêu giữa từng siêu chức năng với ba thành tô của chu cảnh, chẳng hạn, chức

<i>năng ỷ niệm găn với trường của chu cảnh, chức năng liên nhân găn với quan hệ vai và chức năng </i>

<i>văn bản</i> gắn với <i>phương thức. Hơn nữa, Hình 2 cịn cho ta thấy được </i>ngun lí trung tâm trong lí thut SFL trên cơ sở xem ngơn ngữ là hành vi và sự tác động lẫn nhau giữa ngơn ngữ và văn hóa là bản thân chu cảnh cũng mang tính kí hiệu, tức là một tạo phẩm văn hóa (a cultural artefact), chứ khơng phải là một tập hợp các đặc trưng vật chất ngoại tại và hành vi ngôn ngữ đơn thuần là một sự phản ứng với những đặc trưng đó.

Điều quan trọng cần nắm rõ là mối quan hệ giữa chu cảnh và ngơn ngữ có thể được miêu tả qua hai quan điểm. Quan điểm truyền thống xem ngôn ngữ và việc sử dụng ngôn ngữ được bao lơng trong chu cảnh văn hóa - xã hội, theo đó chu cảnh này được ý niệm hóa như yêu tô ngoại ngôn ngữ. Quan diêm SFL xem chu cảnh thuộc tầng bậc nghĩa cao hơn trong cấu trúc ngôn ngữ, tức chu cảnh là một thành tô của câu trúc đó. Hai sơ đồ trong Hình 1 và 2 có thể tóm lược những đường nét chính yếu của SFL:

- Chu cảnh là thành tố quan yếu nhất trong cấu trúc tầng bậc theo SFL.

- Trong mối quan hệ giữa chu cảnh và các siêu chức năng, chu cảnh giữ chức năng kết nối toàn hệ thống.

<b>4. Kết luận</b>

Khái niệm context hay <i>chu cảnh là khái niệm ngôn ngữ học không đơn giản. Mỗi lí thuyết </i>

ngơn ngữ học có một cách ý niệm hóa khác nhau. Chu cành có thể là những yếu tố ngôn ngữ xuất hiện chung quanh một từ, một câu hay một diễn ngôn và hành chức như một yếu tố xác định nghĩa của từ, câu hay diễn ngơn liên quan, chu cảnh đó được xem là linguistic context hay <i>co-text. Trong </i>

tiếng Việt, thuật ngữ này phải được dịch là ngữ cảnh. Còn các yếu tố dùng để giải mã nghĩa một phát ngơn trong một tình huống giao tiếp cụ thể được ý niệm hóa là <i>context of utterance, ta dịch </i>

là chu cảnh của phát ngôn hay. Riêng trong SFL, chu cảnh văn hóa là một ý niệm khái quát được cụ thể hóa qua chu cảnh tình huống, và chu cảnh tình huống được cụ thể hóa trên cơ sở loại văn bản. Cả hai hai tầng chu cảnh này đều thuộc về nghĩa trong lí thuyết SFL. Do đó, ta khơng thể ý niệm hóa hai tâng chu cảnh này là ngữ cảnh như nhiều người trong giới Việt ngữ sử dụng. Đối với SFL, chu cảnh là một bộ phận quan yếu và quyết định của nghĩa ngôn ngữ.

TÀI LIỆU <small>THAM</small> KHẢO

<small>1.</small> Auer, <small>Peter,</small><i>Projection<small> in interaction</small> and <small>projectionin </small>grammar,</i><small>Text25</small> (1),<small> 7</small>—<small>36, 2005.</small> 2. <small>Austin,John,</small><i>How <small>todo things</small> with words, </i>Harvard University Press,<small> Cambridge,</small> MA,<small> 1962.</small> 3. <small>Bateson, Gregory,</small><i>Steps <small>to</small> an<small> ecology</small> ofmind,</i> Ballantine <small>Books,</small> New York, 1972.

4. Clark,Herbert, <i>Using language, </i>Cambridge University Press,Cambridge 1996.

5. <small>Duranti, </small>Alessandro,<small> Goodwin,Charles </small>(Eds.), <i>Rethinking context, Cambridge </i><small>UniversityPress,Cambridge,</small> 1992.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>12 INgôn ngữ số 1 năm 2023</b>

6. <small>Ellis,J.,</small><i><small>On</small> contextual<small> meaning,</small></i> In <small>C.E.Bazell,</small> J.c. Catford, M.A.K.Halliday <small>and </small>R.H. <small>Robins</small> (eds)<i><small> InMemory</small> ofJ.R. Firth, </i><small>Longman, </small>London, pp. 79-95, 1966.

7. <small>Firth, J. R.,</small><i><small>Personalityandlanguage </small>in society,</i>The<small> Sociological </small>Review:<small> Journal </small>of<small> the Institute </small>of <small>Sociology42(2):37-52, </small>1950.

8. <small>Firth,J.R.,</small><i><small>A</small> Synopsis oflinguistictheory <small>1930-55,</small></i> In <small>J.</small> R. Firth <small>et al.,eds.,</small><i>Studies <small>inlinguistic </small>analysis: Specialvolume <small>of the </small>philological <small>society,</small></i><small>Blackwell, </small>Oxford,<small> 1-32, 1957.</small>

9. Forgas, <small>Joseph,</small><i>Language and socialsituations,</i> Springer, New York, 1985. <small>10.Goffman,Erving,</small><i> Frame <small>analysis,</small></i><small>Harper</small> and <small>Row,</small> New York,<small> 1974.</small>

11. <small>Gregory,</small> M., <i><small>Aspectsof </small>varieties <small>differentiation, Journal</small></i> of <small>Linguistics 3(2):177-274, </small>1967.

12. Grice,<small> Paul,</small><i> Logic<small>and</small> conversation,</i> In: Cole,<small> Peter, Morgan,Jerry L. </small>(Eds.),<i>Syntax and<small> Semantics,</small></i>

<small>vol.</small> 3. Speech <small>Acts,AcademicPress,</small> New York,pp.41-58, 1975.

13. <small>Gumperz,John,</small> <i><small>Contextualisation </small>and<small> understanding, </small></i>In: Duranti, Alessandro, <small>Goodwin,</small> Charles (Eds.), pp. 229-252, 1992.

14. <small>Halliday,</small> <i><small>M. A. K., Categories</small> of <small>the</small> theory of grammar, Word</i><small> 17(3): </small>241-92, 1961. 15. <small>Halliday, </small>M.<small> A.K.,</small><i><small>An introduction to </small>functional grammar, </i><small>Arnold,London, </small>1994.

16. <small>Halliday, M.A.K., An</small> <i><small>introduction </small>to functionalgrammar,</i> <small>Arnold, London (revised</small> by <small>C.M.I.M.</small> Matthiessen), 2004.

<small>17.</small> Hasan, <small>R., Towards</small> <i><small>aparadigmatic </small>description <small>of </small>context: <small>Systems, metafunctionsandsemantics,</small></i>

Functional <small>Linguistics 1(9):1-54,2014.</small>

<small>18.Heritage, J., </small><i>Garfinkel <small>andethnomethodology,</small></i> Polity Press,Cambridge,<small> 1984.</small> 19. <small>Levinson, s. c.,</small><i>Pragmatics,</i><small> Cambridge:Cambridge</small> University <small>Press, 1983.20.</small> Lyons,<small> J.,</small><i><small>Semantics,</small></i><small>Vols.</small> 1 and <small>2, Cambridge</small> University Press, <small>Cambridge, </small>1977.

21. <small>Malinowski, B., The problem</small><i><small>of </small>meaning in primitive <small>languages,</small></i><small>Supplement 1,</small> In <small>c. </small>K.<small> Ogden</small> and I. <small>A.Richards,eds., The</small><i><small>meaningof meaning,</small></i><small>Harcourt,</small> Brace & World, New York, 1923

22. Ochs, <small>E.,</small><i><small>Introduction: what child </small>language can <small>contributetopragmatics,</small></i><small>In:</small> Ochs, Elinor, <small>Schieffelin,</small> Bambi(Eds.), <i><small>Developmental </small>pragmatics,</i> Academic <small>Press,NewYork,</small> pp. 1-20,<small> 1979.</small>

23. <small>Sperber, D.,</small><i><small>Explainingculture,</small></i><small>A NaturalisticApproach,Blackwell, Oxford, </small>1996.

<small>24.</small> Sperber, D<small> &</small> Wilson, <small>D.,</small><i><small>Relevance-,communication</small> and cognition,</i><small> Blackwell, Oxford, </small>1986. <small>25.</small> Stalnaker,<small> R., </small><i>Context and<small> content,</small></i> Oxford University Press,<small> Oxford, </small>1999.

26. <small>Vanderveken,Daniel</small> andKubo,Susumo,<i>Introduction,</i><small>In</small><i>Essays <small>inspeechact </small>theory, </i><small>D.</small> Vanderveken and <small>s.</small> Kubo (eds.),1-21. <small>Benjamins, Amsterdam, 2002.</small>

27. Wittgenstein, <small>L.,</small><i><small>Philosophicalinvestigations,</small></i> Blackwell, Oxford,<small> 1958.</small>

</div>

×