Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHÁM SÀNG LỌC VÀ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CHĂM SÓC NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN TÂY SƠN VÀ HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 17 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHÁM SÀNG LỌC VÀ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CHĂM SÓC NGƯỜI KHUYẾT TẬT </b>

<b>TẠI HUYỆN TÂY SƠN VÀ HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH </b>

Ngày 20 tháng 4 năm 2022

<b>Người viết báo cáo: </b>

- Thạc sĩ Đinh Thị Nguyệt, Quản lý chương trình hỗ trợ người khuyết tật, tổ chức CRS - Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, cán bộ dự án tổ chức CRS.

- Bác sĩ Đào Sơn Hà, cán bộ dự án tổ chức CRS.

<b>I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG </b>

<b>1. Tên hoạt động: Khám sàng lọc và đánh giá nhu cầu chăm sóc người khuyết tật nặng </b>

tại nhà tại huyện Tây Sơn và huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

<b>2. Mã hoạt động: </b>

<b>3. Thời gian thực hiện: từ 14/3/2022 đến 22/3/2022 4. Địa điểm thực hiện: </b>

- 05 xã: Tây Thuận, TT Phú Phong, Tây Bình, Tây An và Tây Vinh, huyện Tây Sơn - 05 xã: Mỹ Đức, Mỹ Châu, Mỹ Lộc, Mỹ Lợi và TT Bình Dương, huyện Phù Mỹ

<b>5. Sớ lượng, thành phần người tham gia </b>

- Dự kiến 883 người được khám và đánh giá nhu cầu. Thực tế có 787 người đã được khám và đánh giá, chiếm 89,1%.

- Đoàn đánh giá gồm 11 chuyên gia gồm bác sĩ nội đa khoa, bác sĩ PHCN, kĩ thuật viên và điều dưỡng khám tại huyện Tây Sơn; 16 chuyên gia khám tại huyện Phù Mỹ, 02 bác sĩ đến từ tổ chức CRS, 03 cán bộ đến từ tổ chức CRS và 01 cán bộ đến từ ACDC. Chi tiết xem thêm trong Phụ lục số 2.

<b>6. Nội dung chính: </b>

a) Đánh giá thực trạng NKT tại địa phương với các nhu cầu chăm sóc cần thiết để NKT được chăm sóc đúng cách để nâng cao hiệu quả chăm sóc cho NKT tại cộng đồng. b) Phân tích và đánh giá các nhu cầu chăm sóc cùng với các yếu tố tác động để xác định

những kỹ thuật chăm sóc trọng điểm làm thay đổi hiệu quả thực trạng của NKT theo hướng tích cực.

<b>7. Phương pháp triển khai </b>

<b>a) Phương pháp triển khai khám và đánh giá nhu cầu: </b>

- Căn cứ trên tiêu chí lựa chọn người khuyết tật vận động nặng và đặc biệt nặng đưa dự kiến đưa vào can thiệp trong dự án, Viện nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC) và

<b>SỞ Y TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

tổ chức CRS nhận được danh sách người khuyết tật từ huyện Phù Mỹ và huyện Tây Sơn. Danh sách dự kiến khám tại Phụ lục số 1.

- Từ đó tổ chức CRS lập kế hoạch Khám sàng lọc và đánh giá nhu cầu chăm sóc chi tiết tại hai huyện từ ngày 14/3/2022 đến hết ngày 22/3/2022. Chi tiết kế hoạch được đề cập trong Phụ lục số 2.

- Tổ chức CRS tổ chức 01 buổi/01 huyện tập huấn về phương pháp và phiếu khám với sự hướng dẫn của bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng và bác sĩ Đào Sơn Hà, cán bộ từ tổ chức CRS.

- Triển khai khám tại trạm và khám tại nhà (đối với người khuyết tật đặc biệt nặng không thể đến điểm khám tập trung). Đoàn khám được chia thành các khu vực khám như sau:

<b>- Hỏi bệnh: liên quan đến thông tin chung, tên, tuổi, giới, tiền sử gia đình bản thân và </b>

các yếu tố liên quan khuyết tật. và đánh giá các nhu cầu chăm sóc, điều kiện sinh hoạt tại nhà.

<b>- Khám bệnh: khám lâm sàng trực tiếp bao gồm nội khoa tổng quát và khám vận động. - Mẫu phiếu khám: Tất cả người khuyết tật đều được hỏi và khám lâm sàng theo mẫu </b>

phiếu khám thống nhất. Phiếu khám bao gồm Phiếu khám tổng quát và 10 bộ công cụ lượng giá ban đầu, đánh giá nhu cầu chăm sóc của người khuyết tật và 01 phiếu đánh giá nhu cầu của người chăm sóc (nếu có). Chi tiết phiếu được đề cập trong Phụ lục 2.

<b>b) Phân tích sớ liệu: </b>

- Nhập liệu bằng phần mềm Microsoft forms.

<b><small>BÀN TIẾP ĐÓN VÀ LẤY THÔNG TIN CHUNG (do 02 nhân viên y tế xã phụ trách) (do bác sỹ của dự án mời phụ trách) </small></b>

<b><small>BÀN KHẢO SÁT NHU CẦU CHĂM SÓC (do chuyên gia điều dưỡng của dự án mời </small></b>

<b><small>phụ trách) </small></b>

<b><small>BÀN KHẢO SÁT NHU CẦU CHĂM SÓC (do chuyên gia điều dưỡng của dự án mời </small></b>

<b><small>phụ trách) </small></b>

<b><small>BÀN THU PHIẾU KHÁM VÀ PHÁT TIỀN HỖ TRỢ (do cán bộ dự án phụ trách) </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

- Số liệu được xử lý trên phần mềm Exel.

<b>II. TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHÁM VÀ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CHĂM SĨC 1. Tổng hợp sớ liệu người khuyết tật đến khám: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b><small>Số người khuyết tật khám phân bổ theo Giới</small></b>

<b><small>Số người khuyết tật khám phân bổ theo độ tuổi</small></b>

<b><small>Người khuyết tật khám phân bổ theo dạng khuyết tật</small></b>

<b><small>Số người khuyết tật có hoặc khơng có người chăm sóc</small></b>

<b><small>Giới tính của người chăm sóc </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b><small>Số người khuyết tật có nguy cơ viêm nhiễm hô hấp do ứ đọng phổi (CAT) </small></b>

<b><small>Tỉ lệ nười khuyết tật có lt tì đè </small></b>

<small>Khơng có lt 285 91.1 452 95.4 737 93.6 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b> </b>

<b><small>Số người có mức độ nguy cơ lt tì đè (ở những người chưa có lt) </small></b>

<b><small>Tình trạng dinh dưỡng theo bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng giản lược (MNA) </small></b>

<small>Có nguy cơ suy dinh dưỡng 142 45.4 228 48.1 370 47.0 Suy dinh dưỡng 120 38.3 158 33.3 278 35.3 </small>

<b> </b>

<b> </b>

<b><small>Người khuyết tật có đại, tiểu tiện không tự chủ </small></b>

<small>Tiểu tiện không tự chủ 60 19.2 79 16.7 139 17.7 Đại tiện không tự chủ 50 16.0 53 11.2 103 13.1 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b><small>Khả năng thực hiện hoạt động sinh hoạt hàng ngày (ADL) </small></b>

<b><small>Một số vấn đề liên quan đến nguy cơ mất an toàn của người khuyết tật </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>1. Hoạt động có đạt mục tiêu đề ra không? Đạt được ở mức độ nào? (về chất lượng hoạt động và số lượng người tham dự) </b></i>

- Qua bảng trên ta thấy kế hoạch dự kiến mời tổng số 883 NKT tham gia khám. Tuy nhiên số người khuyết tật thực khám là 787, chiếm 89,1% do với tổng số dự kiến khám. Trong đó tỉ lệ khám so với số người dự kiến tại huyện Phù Mỹ khám chiếm gần 99%, số người đến khám tại huyện Tây Sơn chiếm gần 78% . Số lượng người khuyết tật không đến khám hoặc không thể khám tại nhà chủ yếu do ảnh hưởng của dịch COVID-19 (cụ thể tại thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, số khám đạt trên 50% trong tổng số dự kiến khám).

- Tuy vậy với chỉ tiêu dự án đặt ra cam kết đối với hai huyện tại tỉnh Bình Định là 730 người khuyết tật được khám và đánh giá nhu cầu chăm sóc. Như vậy kết quả

khám/đánh giá vẫn đạt 107% so với chỉ tiêu dự án đặt ra.

- Hoạt động khám sàng lọc được đánh giá là thành công, đạt chỉ tiêu đặt ra của dự án và được thực hiện nhanh chóng với sự hợp tác, hỗ trợ của Sở Y tế, Trung tâm Y tế hai huyện Phù Mỹ, Tây Sơn, các chuyên gia khám sàng lọc và đội ngũ cán bộ dự án từ ACDC và CRS.

<i><b>2. Những điểm thành công và hạn chế </b></i>

<i>- Thành công: </i>

+ Tỉ lệ đến khám trung bình tại hai huyện được cho là khá cao so với các kinh nghiệm khám sàng lọc và đánh giá trước đây tổ chức CRS đã triển khai.

+ Chuyên gia tham gia khám sàng lọc và đánh giá nhu cầu chăm sóc gồm các bác sĩ, kĩ thuật viên, điều dưỡng đến từ BV YHCT và PHCN tỉnh, BV Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế hai huyện…đã được tăng cường tiếp cận phương pháp khám và đánh giá nhu cầu tại cả điểm khám tập trung và tại nhà, tiếp cận với bộ cơng cụ đánh giá chăm sóc tổng quan đánh giá nhiều khía cạnh chăm sóc. Đây cũng là một quá trình học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn.

+ Sự phối hợp chặt chẽ giữa dự án với Trung tâm y tế hai huyện đặc biệt trong công tác tổ chức và mời người khuyết tật ra khám đã góp phần tạo ra sự thành cơng. - Hạn chế:

+ Đợt khám được diễn ra đúng thời gian dịch COVID-19 đang bùng phát tại nhiều tỉnh thành, trong đó có Bình Định, do vậy tại một vài địa điểm, số người khuyết tật đến khám thấp hơn so với kế hoạch. Một vài cán bộ y tế xã (đã có trong kế hoạch tham gia đoàn) bị mắc COVID-19 tuy nhiên đối tác địa phương đã kịp thời bố trí cán bộ thay thế.

+ Đợt khám kéo dài và liên tục dẫn đến việc nhóm cán bộ dự án cũng bị quá tải khi phải thực hiện công việc liên tục và di chuyển liên tục với cường độ làm việc cao, ảnh hưởng một phần đến điều kiện sức khỏe.

<i><b>3. Kết luận và đề xuất: </b></i>

- Từ kết quả đánh giá sơ bộ, dự án có thể nhận định số người khuyết tật có nhu cầu hỗ trợ chăm sóc tại nhà khá cao, vì vậy dự án khuyến nghị việc đưa số người khuyết tật đã được khám và đánh giá nhu cầu chăm sóc, có nhu cầu vào trọng tâm can thiệp hỗ trợ trong dự án.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Số người khuyết tật khơng có người chăm sóc, dự án và đối tác địa phương cần thảo luận để lựa chọn hình thức phân cơng cộng tác viên chăm sóc đến hỗ trợ, hướng dẫn về kĩ năng tại nhà đối với người khuyết tật.

- Với tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng và chăm sóc như kết quả phân tích sơ bộ, người khuyết tật và gia đình nên cần được hướng dẫn và tư vấn về cách thức chăm sóc sức khỏe, thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt nhằm cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày và giảm thiểu các nguy cơ bệnh tật.

- Mặc dù số người khuyết tật hiện nay bị rơi vào hoàn cảnh không an toàn, hay bị lạm dụng chưa có trong các xã dự án. Tuy nhiên kết quả cho thấy các nguy cơ tiềm ẩn việc không an toàn và bị lạm dụng là có. Vì vậy dự án khuyến cáo địa phương và đối tác thực hiện công tác hỗ trợ phòng chống bạo lực, đối tác thực hiện công tác truyền thông cần chú ý truyền thông cộng đồng về an toàn đối với người khuyết tật và nguy cơ lạm dụng của người khuyết tật tại cộng đồng.

- Theo số liệu phân tích sơ bộ, người khuyết tật có cơ hội được tham gia các hoạt động xã hội, kết nối cộng đồng, tham gia các hoạt động thể thao, giải trí là khá thấp. Do vậy dự án khuyến cáo cộng đồng và gia đình cần chú ý tăng cường cơ hội tiếp cận kết nối xã hội đối với người khuyết tật.

- Người chăm sóc gia đình cần được tập huấn các kĩ năng chăm sóc, dựa vào bảng nhu cầu chăm sóc được phân tích sơ bộ từ kết quả khám và đánh giá nhu cầu.

-

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Phụ lục 1. Kế hoạch khám sàng lọc </b>

<b>1. Giới thiệu chung: </b>

Nằm trong Dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” tại hai tỉnh Bình Định và Kon Tum, do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Trung tâm Hành động Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và mơi trường (NACCET) thuộc Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ quản, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Y tế Cộng đồng (CCRD) là đơn vị chịu trách nhiệm triển khai. Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC), Tổ chức CRS cùng phối hợp chịu trách nhiệm thực hiện dự án “Hòa nhập và sống độc lập cho người khuyết tật tại Bình Định và Kon Tum”, trong đó CRS thực hiện các hoạt động chăm sóc người khuyết tật nặng tại nhà tại 2 huyện Phù Mỹ và Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Dự án hướng tới tăng cường chất lượng chăm sóc người khuyết tật thơng qua mơ hình chăm sóc tại nhà, xây dựng một hệ thống hỗ trợ bền vững cho người khuyết tật tại địa phương.

Để thực hiện được mục tiêu của dự án và đem tới những hỗ trợ thiết thực cho người khuyết tật tại địa

<b>phương, hoạt động khám sàng lọc là bước đầu tiên quan trọng và cần thiết để: Đánh giá nhu cầu chăm sóc của người khuyết tật và xác định nội dung tập huấn cho người chăm sóc tại địa phương. </b>

Hoạt động khám sàng lọc này dự kiến sẽ được triển khai trong vòng 9 ngày từ 14/03/2022 – 22/03/2022 tại 5 xã thuộc huyện Tây Sơn và 5 xã thuộc huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định với kế hoạch cụ thể như sau.

<b>2. Mục tiêu: </b>

- 880 người khuyết tật vận động ở mức độ nặng và đặc biệt nặng của 5 xã thuộc huyện Phù Mỹ và 5 xã thuộc huyện Tây Sơn được khám và khảo sát nhu cầu chăm sóc

- Dự kiến 660 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng của 10 xã thuộc huyện Phù Mỹ và Tây Sơn được đưa vào chương trình chăm sóc tại nhà của dự án.

<b>3. Địa điểm thực hiện: </b>

- Khám sàng lọc được thực hiện tại 10 xã dự án thuộc huyện Tậy Son và huyện Phù Mỹ + 05 xã thuộc tuyện Tây Sơn: Thị trấn Phú Phong, xã Tây An, Tây Bình, Tây Thuận,

Tây Vinh

+ 05 xã thuộc huyện Phù Mỹ: Thị trấn Bình Dương, xã Mỹ Châu, Mỹ Đức, Mỹ Lộc, Mỹ Lợi

- Đối với người khuyết tật có khả năng di chuyển: Khám tập trung tại trạm y tế xã

- Đối với những người khuyết tật có trong danh sách nhưng không thể đến địa điểm tập trung tại trạm y tế xã để khám do các lý do phù hợp, đề nghị trạm y tế xã lập danh sách và gửi lại cho dự án ít nhất 1 tuần trước ngày khám để dự án bố trí đồn khám đến khám tại nhà.

<b>4. Thời gian dự kiến: </b>

- Họp nhóm tư vấn và cán bộ y tế tham gia khám để chuẩn bị: Ngày 14/03/2022 - Khám tại huyện Tây Sơn: Từ 15/03 – 19/03/2022

- Khám tại huyện Phù Mỹ: Từ 18/03 – 22/03/2022 - Thời gian khám hàng ngày:

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

+ Buổi sáng: 07:00 – 11:00 + Buổi chiều: 13:30 – 16:30

- Dự kiến thời gian khám tại mỗi xã là 01 ngày, riêng thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn và xã Mỹ Lộc huyện Phù Mỹ sẽ khám trong 02 ngày vì theo số liệu sơ bộ thì số người khuyết tật ở đây nhiều hơn các xã khác, tại xã Tây Bình và xã Tây An, huyện Tây Sơn sẽ khám trong 0,5 ngày/xã vì số lượng người khuyết tật ít hơn.

- . Cụ thể lịch khám dự kiến như sau:

<b>5. Tiêu chí lựa chọn người khuyết tật: </b>

Các địa phương rà soát danh sách người khuyết tật đang quản lý theo dõi tại địa phương và những người khuyết tật mới để lập danh sách theo mẫu ở Phụ Lục 2 và gửi cho cán bộ dự án trước ngày 14/03/2022 để chốt danh sách thông báo cho người khuyết tật đến khám.

- Loại khuyết tật: Khuyết tật vận động - Mức độ khuyết tật: Đặc biệt nặng và nặng - Nạn nhân chất độc da cam

- Hạn chế trong khả năng tự chăm sóc bản thân (người khuyết tật hạn chế trong khả năng tự chăm sóc bản thân hoặc cần hỗ trợ trong chăm sóc bản thân)

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- Nhóm cán bộ trạm y tế xã hỗ trợ:

+ 01 bác sĩ của trạm y tế xã phụ trách hỗ trợ khám nội tổng quát

+ 02 cán bộ y tế của trạm: 02 phụ trách phần thu thập và ghi thông tin chung của người khuyết tật và người chăm sóc và phụ trách hướng dẫn giúp đỡ người khuyết tật đến khám và hỗ trợ tổ chức.

<b>6.1. Nhân sự dự kiến mời tham gia khám tại Huyện Tây Sơn: Stt </b>

<b>Họ và tên <sup>Nội dung </sup></b>

<b>công việc Cơ quan chủ quản <sup>Thời gian dự kiến </sup></b>

TTYT huyện Tây Sơn <sup>15 - 17/03/2022 </sup> 11 CNĐD. Trần Thanh Phú <sup>Đánh giá nhu </sup>

cầu chăm sóc <sup>BV YHCT&PHCN </sup> <sup>18 - 19/03/2022 </sup>

<b>6.2. Nhân sự dự kiến mời tham gia khám tại huyện Phù Mỹ: Stt </b>

<b>Họ và tên <sup>Nội dung </sup></b>

<b>công việc Cơ quan chủ quản <sup>Thời gian dự kiến </sup>tham gia khám </b>

2 Bs. Nguyễn Văn Giỏi Khám nội TTYE huyện Phù Mỹ 20 - 22/03/2022

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

CNĐD.Nguyễn thị Loan Đánh giá nhu

cầu chăm sóc <sup>TTYT huyện Phù Mỹ</sup> <sup>20 - 21/03/2022 </sup>

Ys. Lê Linh Vi Đánh giá nhu

cầu chăm sóc <sup>TTYT huyện Phù Mỹ </sup> <sup>20 - 22/03/2022 </sup>

<b>7. Danh sách cán bộ của Tổ chức CRS tham gia tổ chức khám sàng lọc: </b>

- Bà Đinh Thị Nguyệt – Quản lý chương trình hỗ trợ người khuyết tật - Ơng Nguyễn Tiến Dũng – Cán bộ dự án

- Ông Đào Sơn Hà – Cán bộ dự án

- Bà Đặng Thị Thùy Dương – Cán bộ dự án - Bà Trương Thị Thuỷ Tiên – Trợ lý dự án - Bà Phạm Thị Thùy Dung – Trợ lý dự án

- Bà Phạm Thị Xuyến – Tư vấn về điều dưỡng của dự án, tổ chức CRS.

<b>8. Các yếu tố kỹ thuật cần đảm bảo </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Công tác khám sức khỏe và đánh giá nhu cầu chăm sóc cho người khuyết tật sẽ phải đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc phòng chống COVID-19

- Chia số lượng người khuyết tật đến khám theo các khung giờ khác nhau để tránh dồn đông tại một thời điểm (ghi rõ trong giấy mời và nhắc kỹ khi đến mời)

- Khơng sắp xếp phịng khám tại vị trí gây khó khăn cho người khuyết tật vận động

- Bố trí nơi khám thuận tiện, kín đáo và riêng biệt khi thăm khám NKT( có giường hoặc cáng nằm, có rèm che)

- Ln có một cán bộ (đeo thẻ hoặc có ký hiệu) để NKT khi cần trợ giúp có thể hỏi - Đảm bảo khoảng cách phịng chống dịch COVID-19

- Có sẵn khẩu trang để cấp cho người cần

- Có sẵn nước sát khuẩn tay tại các vị trí dễ dàng sử dụng.

<b>9. Phương thức triển khai: </b>

- Trạm y tế xã kiểm tra và chốt lại danh sách cho phù hợp theo các tiêu chí của dự án rồi gửi lại cho trung tâm y tế huyện để chuyển cho dự án.

- Sau khi đã được dự án thống nhất về danh sách, trạm y tế xã thơng báo cho gia đình và người khuyết tật về ngày, giờ đến khám.

- Trạm y tế xã bố trí các khu vực khám tại trạm y tế theo sơ đồ sau:

<b><small>BÀN TIẾP ĐĨN VÀ LẤY THƠNG TIN CHUNG (do 02 nhân viên y tế xã phụ trách) (do bác sỹ của dự án mời phụ trách) </small></b>

<b><small>BÀN KHẢO SÁT NHU CẦU CHĂM SÓC (do chuyên gia điều dưỡng của dự án mời </small></b>

<b><small>phụ trách) </small></b>

<b><small>BÀN KHẢO SÁT NHU CẦU CHĂM SÓC (do chuyên gia điều dưỡng của dự án mời </small></b>

<b><small>phụ trách) </small></b>

<b><small>BÀN THU PHIẾU KHÁM VÀ PHÁT TIỀN HỖ TRỢ (do cán bộ dự án phụ trách) </small></b>

</div>

×