Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phát huy vai trò của nông dân huyện Tây Sơn - Phú Thọ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ





ĐINH THỊ MAI HƢƠNG







PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA NÔNG DÂN
HUYỆN TÂN SƠN - PHÖ THỌ THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA





LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC













HÀ NỘI - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




ĐINH THỊ MAI HƢƠNG








PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA NÔNG DÂN
HUYỆN TÂN SƠN - PHÖ THỌ THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA


Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 85




LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Dƣơng



HÀ NỘI - 2010

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. VẤN ĐỀ NÔNG DÂN VÀ PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA
NÔNG DÂN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP
HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƢỚC TA 6
1.1. Giai cấp nông dân và vai trò của nông dân trong quá trình xây dựng và
phát triển đất nước 6
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nông dân 6
1.1.2. Vai trò của nông dân đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội 14
1.2. Vấn đề phát huy vai trò của nông dân trong quá trình công nghiê
̣
p ho
́
a ,
hiê
̣
n đa
̣
i ho

́
a ở nước ta hiện nay 19
1.2.1. Công nghiê
̣
p ho
́
a , hiê
̣
n đa
̣
i ho
́
a và vấn đề phát huy vai trò của nông
dân nói chung 19
1.2.2. Những yêu cầu đặt ra đối với việc phát huy vai trò của nông dân trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta 26
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA NÔNG DÂN
HUYỆN TÂN SƠN - PHÖ THỌ THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG
NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 34
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và đặc điểm của
nông dân huyện Tân Sơn - Phú Thọ 34
2.1.1. Khái quát tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội huyện Tân Sơn - Phú
Thọ 34
2.1.2. Đặc điểm của nông dân huyện Tân Sơn - Phú Thọ 39
2.2. Thực trạng phát huy vai trò của nông dân huyện Tân Sơn - Phú Thọ
những năm qua 44
2.2.1. Những thành tựu 44
2.2.2. Những hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra 60
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ
CỦA NÔNG DÂN HUYỆN TÂN SƠN - PHÖ THỌ THỜI KỲ

ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN
NAY 67
3.1. Một số phương hướng cơ bản 67
3.1.1. Phát huy vai trò của nông dân gắn với nâng cao nhận thức về mọi mặt
của nông dân 67
3.1.2. Phát huy vai trò của nông dân gắn với quá trình phát triển nông
nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại 70
3.2. Một số giải pháp chủ yếu 73
3.2.1. Giải pháp về giáo dục đào tạo 73
3.2.2. Giải pháp về giải quyết việc làm cho nông dân 77
3.2.3. Giải pháp về xóa đói giảm nghèo 81
3.2.4. Giải pháp về xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa 85
3.2.5. Giải pháp về nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và các tổ chức trong
hệ thống chính trị 89
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 101

BNG QUY ƯỚC CH VIẾT TẮT TRONG LUN VĂN

BCH: Ban Chấp hành
CNH: Công nghiệp hoá
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
CN: Công nghiệp
DV: Dịch vụ
GTSX: Giá trị sản xuất
HĐH: Hiện đại hoá
NN: Nông nghiệp
Nxb: Nhà xuất bản
S: Diện tích

QPAN: Quốc phòng an ninh
TƯ: Trung ương
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
TM: Thương mại
TN: Tự nhiên
USD: Đô la Mỹ
XHCN: Xã hội chủ nghĩa











1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, giai cấp nông
dân luôn là lực lượng hùng hậu, chiếm đa số trong dân cư. Chính lực lượng to
lớn này đã tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, làm cơ sở, nền tảng của sự
ổn định kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước. Ý thức được tầm quan trọng
đó, ngay từ khi vừa ra đời, lãnh trách nhiệm gánh vác vai trò lịch sử: lãnh đạo
cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: công - nông là
gốc của cách mạng. Từ đó đề ra đường lối chiến lược xuyên suốt là: nông thôn
là địa bàn chiến lược, nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nông dân là đội quân

chủ lực của cách mạng, là người bạn đồng minh tự nhiên của giai cấp công
nhân. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề nông dân,
phát huy vai trò của người nông dân trong quá trình cách mạng Việt Nam và đã
có những chủ trương, chính sách đúng đắn để đẩy mạnh sự phát triển của nông
nghiệp, nông thôn nhằm phát huy hơn nữa vai trò của người nông dân.
Có thể nói, trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ
quốc, Đảng ta đã thành công rất lớn trong việc phát huy vai trò đội quân chủ
lực cách mạng của giai cấp nông dân. Dù bất kỳ thời đại nào của cách mạng,
giai cấp nông dân luôn phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng vẻ
vang, cống hiến to lớn và quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, thống nhất nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay do Đảng ta
khởi xướng và lãnh đạo bước đầu đã đạt được những thành tựu quan trọng,
đưa sự nghiệp cách mạng nước ta vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong
quá trình đó, có công góp sức to lớn của giai cấp nông dân. Vì vậy, phát huy
vai trò của người nông dân là yêu cầu cần thiết của cấp Trung ương và cơ sở.
Xuất phát từ chỗ nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của người nông

2
dân, hơn nữa muốn tìm hiểu sâu sắc về con người, về đời sống của người
nông dân huyện mình trong thời kỳ đổi mới nên bản thân tôi đã lựa chọn đề
tài: “Phát huy vai trò của nông dân huyện Tân Sơn - Phú Thọ thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” để làm luận văn tốt nghiệp. Đồng thời
qua đó tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc đánh giá
vị trí, vai trò của nông dân, đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện và nâng
cao đời sống của người nông dân huyện mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề nông dân và phát huy vai trò của nông dân có ý nghĩa chiến
lược đảm bảo sự thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta mục
tiêu cụ thể trước mắt là tiến hành thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

đại hoá nông nghiệp nông thôn. Do tầm quan trọng của nó đã có nhiều công
trình nghiên cứu và giới thiệu về vấn đề này. Tuy nhiên, mỗi công trình
nghiên cứu dưới một góc độ khác nhau.
- Đi vào nghiên cứu các tác phẩm của chủ nghĩa Mác-Lênin đã có một
số công trình tìm hiểu về nông dân và vấn đề ruộng đất như: “Vấn đề nông
dân: trích dịch tác phẩm của Mác - Ăngghen, Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông”
(1955) của Nxb Sự thật; “Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề ruộng đất nông
dân” (1981) của X.P. Tơ-ra-pe-dơ-ni-cốp.
- Những năm gần đây ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu đề
cập tới đóng góp, vai trò của nông dân trong các thời kỳ cách mạng như:
“Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại” (2 tập) (1990) của Viện khoa
học xã hội Việt Nam; “Nông nghiệp nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và
phát triển” (2006) của Đặng Kim Sơn.
- Một số công trình và bài báo đề cập tới các biện pháp, cơ chế chính
sách nhằm phát huy vai trò của nông dân trong giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn như: “Công tác vận động
nông dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (1999) của Hội Nông

3
dân Việt Nam; “Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta hiện
nay” (2000) của Ban dân vận Trung ương.
- Một số công trình lại đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm, tâm lý, ý thức,
xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân như: “Tâm lý nông dân đồng bằng
Bắc bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
hiện nay” (1999) của Lê Hữu Xanh. Luận án tiến sĩ triết học “Đặc điểm và xu
hướng biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay”
(2000) của Bùi Thị Thanh Hương.
Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm, bài viết giới thiệu kinh nghiệm phát
huy vai trò của nông dân, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Các
công trình nghiên cứu dù đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, góp phần

làm sáng tỏ thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của nông dân, đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhưng
chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về vai trò của nông dân huyện
Tân Sơn - Phú Thọ. Những tài liệu, sách báo viết về vai trò nông dân huyện
Tân Sơn cũng rất ít, có chăng cũng chỉ là những bài báo, những báo cáo của
Đảng uỷ huyện, của Hội nông dân huyện Tân Sơn. Trên cơ sở kế thừa có
chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố, lựa chọn những tư liệu quý
giá trên để giúp cho việc tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ về vị trí, vai trò của
nông dân huyện Tân Sơn.
3. Mục đích, đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò, đóng
góp của nông dân huyện Tân Sơn - Phú Thọ. Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm phát huy hơn nữa vai trò của nông dân trong sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.
* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò, hoạt
động của nông dân huyện Tân Sơn - Phú Thọ đối với sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của huyện Tân Sơn.

4
* Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích trên luận văn cần phải
thực hiện những nhiệm vụ sau:
Một là, nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan đến
vấn đề nông dân và phát huy vai trò của nông dân thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Hai là, trên cơ sở các số liệu đã được khảo sát phân tích một cách hệ
thống thực trạng vấn đề nông dân huyện Tân Sơn - Phú Thọ thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay: những thành tựu, hạn chế, nguyên
nhân và những vấn đề đặt ra.
Ba là, từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm phát huy
một cách có hiệu quả vai trò của nông dân huyện Tân Sơn - Phú Thọ thời kỳ

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
* Giới hạn nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu thực
trạng từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả vai trò
của nông dân huyện Tân Sơn - Phú Thọ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu vai
trò của nông dân từ khi đổi mới đến nay, nhưng số liệu chủ yếu dùng để phân
tích, đánh giá tập trung vào những năm gần đây. Về không gian, luận văn
nghiên cứu ở cấp độ toàn huyện Tân Sơn.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Về cơ sở lý luận, đề tài dựa trên những quan điểm, lý luận cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu những vấn đề lý
luận và luận giải những vấn đề thực tiễn có liên quan của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được vận dụng trong luận văn là
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp
phân tích và tổng hợp, logíc và lịch sử.

5
Trong quá trình nghiên cứu luận văn còn sử dụng một số phương pháp
như khái quát hoá, so sánh, thống kê để làm rõ những luận điểm của đề tài.
6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Luận văn chỉ ra một cách hệ thống những đặc điểm cơ bản, vai trò của
nông dân huyện Tân Sơn - Phú Thọ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của huyện, góp phần chứng minh và khẳng định sự đúng đắn của chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, lấy nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, là khâu đột phá trong việc phát triển kinh tế - xã hội mà chủ thể trên
lĩnh vực nông nghiệp là nông dân. Qua đó đề xuất một số phương hướng, giải
pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của giai cấp nông dân trong giai đoạn
hiện nay.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chƣơng 1: Vấn đề nông dân và phát huy vai trò của nông dân trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
Chƣơng 2: Thực trạng phát huy vai trò của nông dân huyện Tân Sơn -
Phú Thọ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp phát huy vai trò của nông dân
huyện Tân Sơn - Phú Thọ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
hiện nay.







6
Chƣơng 1
VẤN ĐỀ NÔNG DÂN VÀ PHÁT HUY VAI TRÕ
CỦA NÔNG DÂN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƢỚC TA

1.1. Giai cấp nông dân và vai trò của nông dân trong quá trình xây
dựng và phát triển đất nƣớc
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nông dân
1.1.1.1. Khái niệm nông dân
Có nhiều quan niệm khác nhau về nông dân, theo Đại từ điển tiếng
Việt, nông dân là “người sống bằng nghề làm ruộng” [65, tr.1283]. Hay một
quan niệm khác “Nông dân - một giai cấp chuyên sản xuất những sản phẩm

nông nghiệp trên cơ sở tư hữu tư nhân hoặc sở hữu hợp tác xã về tư liệu sản
xuất hoặc tham gia sản xuất bằng lao động của chính mình ” [62, tr.227].
“Nông dân được coi là những trang chủ gia đình, những người sản xuất lương
thực cho bản thân và cho các nhóm xã hội khác có địa vị cao hơn” [34, tr.30].
Một vài định nghĩa như vậy để thấy rằng, nói đến nông dân là nói đến một bộ
phận dân cư lao động, gắn liền với sản xuất nông nghiệp, có cuộc sống và thu
nhập từ lao động nông nghiệp. Tuy nhiên, do quá trình phát triển của các lĩnh
vực kinh tế, sự đa dạng của các ngành nghề lao động sản xuất dẫn tới sự xáo
trộn dân cư mà trong thực tế ở Việt Nam hiện nay có nhiều người lao động
sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp, cũng sống ở nông thôn nhưng họ
không phải là nông dân như giáo viên, bác sĩ… Hoặc do chính sách phát triển
kinh tế trang trại hiện nay, có một số dân cư đô thị, cán bộ công chức mua đất
lập trang trại, tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp nhưng
họ không phải là nông dân thuần túy [58, tr.12].
Khái niệm nông dân đã được C.Mác và Ph. Ăngghen làm rõ qua nhiều
tác phẩm của mình:

7
- Về kinh tế: “Mỗi gia đình nông dân gần như tự túc hoàn toàn, sản
xuất ra đại bộ phận những cái mình tiêu dùng và do đó kiếm được tư liệu sinh
hoạt cho mình bằng cách trao đổi với tự nhiên nhiều hơn là giao tiếp với xã
hội [44, tr.264]”. Nghĩa là nông dân là những người trực tiếp sử dụng các tư
liệu sản xuất tự nhiên để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp. Họ tự sản
xuất ra những thứ mình cần, tự cung, tự cấp những cái mà họ cần. Nền sản
xuất hoàn toàn mang tính tự nhiên.
- Về mặt chính trị - xã hội: Do điều kiện kinh tế như vậy nên nông dân
vừa là một giai cấp vừa không phải là một giai cấp. Họ là một giai cấp bởi vì
họ có điều kiện sinh hoạt giống nhau, trình độ chính trị - tư tưởng giống nhau,
mà điều này khác với giai cấp khác. Tuy nhiên họ không là giai cấp, khi xét
trong mối quan hệ họ chỉ có mối liên hệ địa phương chứ không có mối liên hệ

toàn quốc và rộng hơn nữa họ chỉ có mối liên hệ làng xã, mối quan hệ họ
hàng. Mối quan hệ của họ chỉ bó hẹp trong làng xã của mình mà thôi. Trình
độ văn hoá của nông dân thấp kém, tư tưởng bảo thủ và họ không có hệ tư
tưởng riêng. Vì vậy, họ không có khả năng tổ chức ra những tổ chức chính trị
của mình, không có khả năng đại biểu cho lợi ích của chính họ mà cần phải có
người khác đại biểu cho họ, đại biểu cho lợi ích của họ. Người đại biểu của họ
đồng thời cũng là người chủ của họ, lực lượng xã hội này được coi như là
quyền uy tối cao của xã hội (điều này thể hiện thông qua Nhà nước) [44,
tr.265].
Qua đây có thể thấy, nông dân là một bộ phận dân cư đông đảo, sống
tập trung ở nông thôn, lao động sản xuất vật chất trong ngành nông nghiệp,
trực tiếp sử dụng các tư liệu sản xuất tự nhiên để sản xuất ra các sản phẩm
nông nghiệp.
Các văn kiện của Đảng ta tuy không nói đến khái niệm nông dân nhưng
qua các quan điểm về nông dân gắn với nông nghiệp, nông thôn có thể khái
quát quan điểm của Đảng về nông dân như sau: “Nông dân là khái niệm chỉ

8
về thân phận hay nghề nghiệp của một nhóm dân cư trong xã hội, phân biệt
với công nhân, trí thức Nông dân theo khái niệm này thường có hai tiêu chí
phân biệt: một là, nghề nghiệp chính là trồng trọt và chăn nuôi; hai là, sinh
sống ở nông thôn (phân biệt với thành thị)” [5, tr.112].
Gần đây có một số công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm nông dân
một cách phù hợp hơn, như: “Nông dân được coi là những người nuôi mình
với tư cách là người lao động, trồng trọt trên đất đai và sống trong những làng
mạc nhỏ bé” [1, tr.7]. Hoặc “Nông dân ở nước ta hiện nay là những người
sống lâu đời ở thôn (làng, bản, ấp) lấy sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng)
làm nguồn sống chính dưới hình thức hộ gia đình” [2, tr.8].
Tóm lại, theo tác giả luận văn, nông dân ở nước ta hiểu theo nghĩa hẹp
là những người lao động sống bằng nghề làm ruộng, sống ở nông thôn, thu

nhập chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi, sản phẩm của họ là lương
thực, thực phẩm và tư liệu sản xuất chủ yếu của họ là ruộng đất. Theo nghĩa
rộng, giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động sản xuất nhỏ
trong nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp), nghề nghiệp
chính là sản xuất nông nghiệp, nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ các
sản phẩm nông nghiệp, trực tiếp canh tác để tạo ra nông sản bằng việc sử
dụng tư liệu sản xuất cơ bản và đặc thù gắn bó với thiên nhiên là đất, rừng,
biển để sản xuất ra sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp.
1.1.1.2. Đặc điểm của nông dân
Giai cấp nông dân là một giai cấp xã hội đặc biệt hình thành trong quá
trình tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ. Sự tồn tại của giai cấp nông dân gắn
liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp. C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích
những đặc điểm quan trọng của giai cấp nông dân và khẳng định giai cấp
công nhân muốn thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình thì tất yếu phải
liên minh chặt chẽ với nông dân. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng nông dân có
những đặc điểm cơ bản sau:

9
Thứ nhất, nông dân là những người sản xuất nhỏ, phân tán manh mún,
không đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến nào. Vì vậy giữa họ
không có một sự đoàn kết chặt chẽ.
Nông dân là những người sản xuất nhỏ, họ là người chủ sở hữu tư liệu
sản xuất nhỏ lẻ, manh mún như đất đai, nông cụ và do đó không thể có được
nền kinh tế độc lập. Người nông dân “chỉ sống với những lợi ích riêng nhỏ nhặt
của họ, vì cái khung cửi, vì mảnh vườn cỏn con của họ và không biết gì đến
phong trào mạnh mẽ đang lay động loài người ở bên ngoài xóm làng của họ”
[42, tr.488]. Tuy nhiên, chính phương thức sản xuất manh mún đã trói buộc tư
duy của người nông dân trong giới hạn chật hẹp, phường hội, tạo nên tâm lý,
cách sống bảo thủ, cục bộ, phân tán biệt lập. C.Mác viết: “một mảnh đất cỏn
con của người nông dân và gia đình anh ta, cạnh đó là một mảnh đất cỏn con

khác của một người nông dân khác và một gia đình khác, một nhúm những đơn
vị ấy họp thành một làng, một nhúm làng họp thành một tỉnh” [42, tr.515].
C.Mác và Ăngghen cho rằng: “Trong hoạt động sản xuất của họ một
miếng đất nhỏ bé, không cho phép họ áp dụng một sự phân công lao động nào
cả, do đó cũng không cho phép một sự phong phú nào về các quan hệ xã hội”.
Điều này khác hẳn với giai cấp công nhân. Ph. Ăngghen khẳng định rằng: “Gia
đình và ở một mức độ lớn hơn là làng đã tự cấp, tự túc và sản xuất được gần đủ
hết các thứ cần thiết cho mình. Lúc bấy giờ, đó hầu như là nền kinh tế hoàn
toàn tự nhiên, hầu như người ta không bao giờ dùng đến tiền cả” [45, tr.720].
Như vậy, những người nông dân này sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân
tán, từng người sản xuất nhỏ trên những mảnh đất nhỏ bé của mình. Nền sản
xuất của họ vẫn là sản xuất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc, họ sản xuất phân
tán, giữa họ không có mối liên hệ nào ràng buộc ngoài mối liên hệ địa phương.
Vì vậy, họ sống tản mạn, manh mún, phân tán và giữa họ không có sự đoàn kết
chặt chẽ nào cả, họ chỉ có mối liên hệ làng xã, bó hẹp trong làng xã.

10
Thứ hai, nông dân có bản chất hai mặt, một mặt họ là những người lao
động - đây là mặt cơ bản, mặt tích cực, mặt khác họ cũng là những người tư
hữu - đây là mặt hạn chế, tiêu cực.
Trong tác phẩm “Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức” khi phân tích vị trí
của tiểu nông, Ăngghen đã đi sâu vào phân tích bản chất hai mặt của tiểu
nông. Mặt lao động của tiểu nông, với tư cách là người lao động thì tiểu nông
bị bóc lột nặng nề, họ cũng có nhu cầu được giải phóng, do đó mà họ sẵn sàng
ngả theo công nhân để xoá bỏ chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa. Song mặt
khác, người nông dân là người tư hữu nhỏ. Vì vậy, người nông dân sợ chuyển
giao ruộng đất vào tay toàn thể xã hội, do đó họ không có tính cách mạng mà
thường có thái độ lừng chừng. Khi đã được giải phóng họ thường thoả mãn
với những cái đã có, họ không muốn đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là mặt hạn
chế của nông dân.

C.Mác cũng đã chỉ ra nông dân vừa là người tư hữu vừa là người lao
động bị áp bức, bóc lột nặng nề. Trong xã hội phong kiến, họ phải chịu các
khoản lao dịch, địa tô, thuế thân, tiền bảo hộ và mọi khoản thuế khác đều đè
nặng lên vai người nông dân. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa giai cấp nông dân
thậm chí còn chịu bóc lột nặng nề hơn. C.Mác viết: “bọn cho vay nặng lãi ở
thành thị đã thế chân bọn phong kiến… chế độ tư sản đã lại trở thành con quỷ
hút máu và não của mảnh đất con đó và đem trút máu và não ấy vào các bình
cổ cong luyện vàng của tư bản” [45, tr.250].
Lênin cũng đã phân tích một cách khoa học đặc điểm nổi bật nhất, cơ
bản nhất của nông dân. Mặc dù khác nhau về trình độ, địa vị kinh tế và lợi ích
nhưng cũng có một điểm chung giữa các tầng lớp thuộc nông dân, đó là họ
đều sinh sống bằng cách làm thuê cho giai cấp bóc lột ở nông thôn hoặc là họ
tồn tại bằng chính lao động của bản thân mình trên những điều kiện sẵn có
của mình về tư liệu sản xuất chứ không tham gia sống bằng việc bóc lột sức
lao động của người khác. Lao động đó có thể đủ đáp ứng nuôi sống gia đình

11
và nhu cầu sản xuất của họ, thậm chí với trung nông thì lao động đó có thể tạo
ra sản phẩm dư thừa để họ có thể tích luỹ. “Giai cấp đó một mặt là những
người tư hữu, mặt khác lại là người lao động. Nó không bóc lột những người
lao động khác” [39, tr.237].
V.I.Lênin còn chỉ rõ mặt tư hữu của người nông dân không đồng nhất
với bản chất tư hữu của các giai cấp bóc lột. Bởi vì giai cấp nông dân không
dùng tư hữu tư liệu sản xuất của mình để bóc lột lao động làm thuê. Cũng cần
thấy rằng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần có sự quản lý và định hướng của Nhà nước, mặt tư hữu của
người nông dân vẫn đang là một trong những động lực góp phần bảo đảm sản
xuất nông nghiệp, bảo đảm đời sống của nông dân, góp phần ổn định và từng
bước phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ ba, nông dân là giai cấp không có hệ tư tưởng độc lập, tư tưởng của

nông dân phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội đương thời.
Nông dân không có hệ tư tưởng độc lập, tiên tiến, do đó luôn ngả
nghiêng, dao động. Tư tưởng của họ phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp
thống trị xã hội đương thời. Chịu sự tác động rất lớn của những điều kiện kinh
tế - xã hội, hơn ai hết, nông dân có tư tưởng hết sức dao động, ngả nghiêng,
mập mờ và đầy thực tế. Họ chỉ sẵn sàng tin và đi theo giai cấp nào mang lại
lợi ích cho họ nhưng lợi ích mà họ nhìn thấy là lợi ích trước mắt họ nhìn thấy
thông qua đầu óc thực tế.
Mác - Ăngghen cũng lưu ý, chính nền sản xuất nhỏ và tư tưởng tư hữu
đã hạn chế nhiều đến ý thức và kết quả đấu tranh của giai cấp nông dân. Sự
dao động ngả nghiêng ảnh hưởng không ít tới vai trò chính trị của họ nhưng ở
họ vẫn chứa đựng một khả năng cách mạng to lớn. Bởi vậy họ cần có một giai
cấp tiến bộ hơn lãnh đạo.
Nông dân không có hệ tư tưởng độc lập, sự dao động, sự tính toán
mang đầy tính thực tế có thể được xem là một đặc điểm quan trọng của nông

12
dân trong bất kỳ giai đoạn nào. Người nông dân không thể rời xã hội cũ để đi
vào xã hội mới một cách hoàn toàn giản đơn, dễ dàng, ngay tức khắc được.
Nông dân biết rằng xã hội cũ bảo đảm “trật tự” cho anh ta bằng cách làm cho
những người lao động phá sản, biến họ thành nô lệ. Nông dân không biết giai
cấp vô sản có thể đem lại trật tự cho anh ta được không. Lênin viết: “đối với
người nông dân khốn cùng, dốt nát, tản mạn, ta không thể yêu cầu cao hơn
được. nông dân sẽ không tin bất cứ một lời nói nào, bất cứ một cương lĩnh
nào. Và anh ta có lý khi anh ta không tin vào lời nói, vì nếu không thì không
có cách nào khỏi bị lừa bịp. Nông dân chỉ tin vào hành động, kinh nghiệm
thực tiễn” [39, tr.443].
Theo Lênin, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, khi chưa được giác ngộ
thì lập trường tư tưởng của nông dân ngả nghiêng, dễ dao động. Nhưng tính
không kiên định của nông dân và tính không kiên định của giai cấp tư sản thì

căn bản khác nhau vì hiện tại nông dân ít quan tâm đến việc tuyệt đối duy trì
chế độ tư hữu hơn là đến việc tước đoạt ruộng đất địa chủ, một trong những
hình thức chính của chế độ tư hữu ấy. Nông dân bị ảnh hưởng sâu đậm tư
tưởng phong kiến, bản thân họ mang nặng tâm lý của người sản xuất nhỏ,
mang nặng những nếp nghĩ của người sản xuất nhỏ với những lề thói gia
trưởng, cục bộ, tuỳ tiện, bảo thủ. Phải trải qua quá trình giác ngộ và đấu tranh
cách mạng lâu dài, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản nông dân
mới từng bước khắc phục được những mặt hạn chế đó. Người nông dân tuy
thiếu một nền tảng tư duy lý luận nhưng họ lại thừa hưởng lối tư duy kinh
nghiệm do nền sản xuất nhỏ tạo ra với lối tư duy kinh nghiệm và đầu óc thực
tế. Vì thế, trong quá trình tham gia cách mạng nông dân luôn suy nghĩ thiệt
hơn và tính tích cực được thông qua lợi ích hàng ngày của họ.
Thứ tư, nông dân là một giai cấp có cơ cấu không thuần nhất với nhiều
thành phần khác nhau (tiểu nông, trung nông, phú nông) khác nhau về tài
sản, lợi ích và do đó có vai trò khác nhau.

13
Sự khác biệt đó chủ yếu là do trình độ, địa vị kinh tế, do đó về lợi ích
kinh tế có sự khác nhau. Họ vốn có sơ cấu không thuần nhất, không có sự liên
kết chặt chẽ cả về kinh tế, cả về tư tưởng và tổ chức. Sự phân tầng đó thể hiện
rất rõ ở xã hội phong kiến và xã hội tư bản chủ nghĩa. Cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân
lãnh đạo đã và sẽ từng bước khắc phục sự phân tầng ấy. Trong một nước nông
nghiệp thì họ là lực lượng chính trị - xã hội đông đảo nhất và khi được giác
ngộ họ trở thành lực lượng cách mạng to lớn nhất trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Ở nhiều nước nông dân vẫn còn chiếm số đông trong dân cư và vẫn là
lực lượng đông đảo nhất của xã hội. Người nông dân bên cạnh tính chất tư
hữu nhỏ thì họ trước hết là người lao động cùng với giai cấp công nhân tạo ra
những sản phẩm cần thiết để đảm bảo sự tồn tại của một chế độ xã hội. Với tư
cách là một người lao động họ rất gần giai cấp công nhân, dễ đi với giai cấp

công nhân trong sự nghiệp đấu tranh vì lợi ích của chính mình.
V.I.Lênin đã phân tích cơ cấu không thuần nhất của nông dân Nga
trong điều kiện phát triển của chủ nghĩa tư bản Nga đầu thế kỷ XX và chỉ rõ,
xã hội nông thôn nước Nga có nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau cùng tồn
tại, trong đó có những kẻ chuyên bóc lột bên cạnh những người lao động và bị
bóc lột. Những kẻ bóc lột bao gồm đại nông, địa chủ, chúa đất, cu lắc và tư
bản. Những người lao động và bị bóc lột bao gồm: giai cấp vô sản nông
nghiệp, những người nửa vô sản hay những nông dân có ít ruộng, tầng lớp
tiểu nông và trung nông. Những tầng lớp lao động ấy ở nông thôn được Lênin
gọi là lực lượng đứng giữa tư sản và vô sản. Ở nước Nga cũng như trong tất
cả các nước tư bản thì các tầng lớp này, đặc biệt là giai cấp vô sản nông
nghiệp, nửa vô sản và tiểu nông gộp lại với nhau cấu thành đại đa số dân cư
nông thôn và đó là những tầng lớp khác nhau của nông dân.
Như vậy, theo Lênin thì nông dân là giai cấp được hình thành từ rất lâu
trong lịch sử. Họ là những người sinh sống và lao động ở nông thôn gắn với

14
các tư liệu sản xuất nhỏ lẻ, phân tán mà mình sở hữu. Trong các xã hội có áp
bức bóc lột, giai cấp nông dân bị chèn ép do vậy con đường giải phóngcủa
nông dân là chỉ có thể đi theo giai cấp vô sản tiến hành cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa.
1.1.2. Vai trò của nông dân đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Từ thời xa xưa các triều đại phong kiến đã nhìn thấy vai trò và sức
mạnh to lớn của giai cấp nông dân. Họ là những người đầu tiên khai phá đất
đai, mở mang bờ cõi, lập nên non sông nước Việt Nam hôm nay. Mỗi giai
đoạn lịch sử của đất nước đều gắn với vai trò to lớn của nông dân:
- Vai trò của nông dân trong cách mạng Xã hội chủ nghĩa:
Nông dân nước ta là giai cấp cơ bản trong một nước nông nghiệp.
Trong lịch sử, nông dân Việt Nam đã từng theo đội quân chủ lực chống đế
quốc và phong kiến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp

nông dân từng bước được giải phóng khỏi chế độ áp bức, bóc lột phong kiến,
thực dân, tư sản, trở thành người làm chủ xã hội, đã đóng góp to lớn vào sự
thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như cách mạng xã
hội chủ nghĩa.
Đánh giá vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 Đảng ta đã
khẳng định: “Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân về thực chất là cuộc
cách mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo” [17, tr.13]. Có thể
nói, thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là thắng lợi của giai
cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Bên cạnh đó, nông dân còn là lực lượng quan trọng bảo vệ Đảng, bảo
vệ chính quyền cách mạng. Sự năng động, sáng tạo của nông dân ở nhiều nơi
đã góp phần hình thành đường lối đổi mới của Đảng, làm thay đổi tư duy
quản lý kinh tế - xã hội ở nước ta. Nông dân còn tích cực tham gia đấu tranh
chống tiêu cực, tham nhũng, làm cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên của Đảng

15
ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn. Nông dân cũng đã góp ý kiến thay đổi
phong cách lãnh đạo, quản lý của tổ chức Đảng, chính quyền, tham gia lựa
chọn, giới thiệu cho Đảng, chính quyền những đại biểu ưu tú đưa vào cương
vị lãnh đạo. Thông qua các phong trào nông dân mà hàng vạn cán bộ, Đảng
viên của Đảng được rèn luyện và trưởng thành không ít người xuất thân từ
nông dân nhưng đã giữ cương vị chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo của Đảng,
Nhà nước. Trong đội ngũ đảng viên của Đảng hiện nay, tuyệt đại đa số đảng
viên cũng xuất thân từ nông dân. Họ đã đóng góp tích cực cho sự nghiệp cách
mạng của Đảng và dân tộc.
Mặc dù tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, các thế lực trong và ngoài nước tìm
mọi cách chống phá cách mạng nước ta thì người nông dân vẫn một lòng tin
và theo Đảng, vẫn là chỗ dựa tin cậy của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Đó là nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự ổn định chính trị của đất nước, tạo
tiền đề cho đất nước đi lên trong thời kỳ đổi mới.
- Vai trò của nông dân trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội:
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nông dân nước ta có vai
trò, vị trí vô cùng quan trọng. Từ những năm 1958 - 1960 đến nay, phong trào
hợp tác hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, cải tiến, quản lý kinh tế
nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông,
trường học… được nông dân hưởng ứng sôi nổi đã tạo ra cơ sở vật chất ban
đầu của chủ nghĩa xã hội. Những thành công, thất bại trong công cuộc CNH,
hợp tác hóa, chính sách đất đai, chính sách quản lý kinh tế nông nghiệp, nông
thôn v.v. đã để lại những bài học hay, những kinh nghiệm quý cho công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội những năm sau này. Những thành tựu trong phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và những đóng góp to lớn của giai cấp
nông dân những năm đổi mới đã đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế -
xã hội, giữ vững sự ổn định chính trị và phát triển của đất nước. Nghị quyết

16
Đại hội đại biểu Hội nông dân Việt Nam lần thứ III khẳng định: “Chính sự
khởi sắc của kinh tế nông thôn trong những năm qua đóng vai trò to lớn, đảm
bảo sự ổn định và phát triển của đất nước trong điều kiện khó khăn gay gắt do
thiên tai và khủng hoảng kinh tế khu vực gây ra” [31, tr.15].
Nước ta trong thời bao cấp, nông dân là những người tiên phong “phá
rào” do chính quyền tạo ra để tự cứu lấy mình và chính họ đã khởi xướng ra
sự nghiệp đổi mới. Và từ chỗ thiếu ăn, Việt Nam đã trở thành một trong
những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong suốt hơn chục năm qua.
Ngày nay, không chỉ có gạo mà vị thế thương mại của nhiều loại nông sản
Việt Nam trên thế giới có thứ hạng cao, kim ngạch xuất khẩu nông sản liên
tục tăng ở mức cao trong các năm gần đây.
- Vai trò của nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH:
Theo Hồ Chí Minh: giai cấp nông dân là cộng đồng những người lao

động sản xuất nhỏ trong nông nghiệp và ngư nghiệp. Vì vậy, vai trò của nông
dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thể hiện ở tiềm năng và thế
mạnh của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, Việt Nam về cơ
bản vẫn là nước nông nghiệp xét trên tất cả các tiêu chí kinh tế - xã hội. Trong
những năm vừa qua, kinh tế nông nghiệp nông thôn đang có những đóng góp
to lớn cho nền kinh tế đất nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông nghiệp
chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, góp
phần giải quyết vấn đề vốn cho CNH, HĐH đất nước. Đồng thời nông nghiệp,
nông thôn, nông dân còn là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và ứng
dụng khoa học công nghệ. Giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức vẫn phải
dựa vào nông dân, cần đến nông dân. Giai cấp nông dân vẫn là chủ lực quân
xung kích trên mặt trận kinh tế, tiến công vào khoa học, kỹ thuật, vào đói
nghèo và lạc hậu.
Nông nghiệp tạo ra 21,99% GDP của cả nước, tốc độ tăng trưởng trung
bình đạt 3,8%/năm và duy trì tương đối ổn định, ngay cả trong thời kỳ khủng

17
hoảng tài chính Châu Á năm 1977 và khủng hoảng tài chính thế giới năm
2008. Tuy cả nền kinh tế khó khăn nhưng riêng năm 2008 nông nghiệp vẫn
sản xuất khoảng 43,2 triệu tấn lương thực. Nông nghiệp không chỉ đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, an sinh xã hội, giảm đói
nghèo mà còn cung cấp nhiều nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Kim
ngạch xuất khẩu nông sản năm 2008 đạt trên 16 tỷ USD [12, tr.29].
Khẳng định vai trò to lớn của nông nghiệp cũng đồng thời là khẳng
định vai trò to lớn của nông dân - lực lượng xã hội đông đảo, trực tiếp thực
hiện vai trò quan trọng của nông nghiệp. Khu vực nông thôn chiếm 72% dân
số cả nước, 54% lao động xã hội và cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho nền
kinh tế quốc dân. Trong cuộc suy giảm kinh tế năm 2008, bên cạnh việc tạo
công ăn, việc làm cho hơn 34 triệu lao động tại chỗ thuộc các hộ sản xuất, các
trang trại, các làng nghề nông nghiệp góp phần lớn tạo sự ổn định xã hội để

duy trì tăng trưởng kinh tế. Có thể nói, lao động nông thôn không chỉ là
nguồn nhân lực chủ yếu và quyết định trong phát triển sản xuất và kinh tế
nông thôn mà còn có đóng góp quan trọng trong các hoạt động kinh tế - xã
hội khác của cả nước, nhất là trong việc cung cấp nguồn lao động cho công
nghiệp hóa, đô thị hóa [12, tr.29-30].
Bên cạnh việc cung cấp nguồn nhân lực, thị trường nông thôn nước ta
có nhiều tiềm năng, đặc biệt là lợi thế dân số đông. Hiện nay, so với khu vực
thành thị, mức tiêu thụ sản phẩm tiêu dùng và tư liệu sản xuất ở khu vực này
lại thấp hơn nhiều vì nông dân còn nghèo. Do vậy tiềm năng sức mua của
nông dân còn rất lớn, cả hàng hóa tiêu dùng và tư liệu sản xuất, nhất là máy
móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
cùng với khu vực kinh tế tư nhân đã tạo ra trên 70% việc làm trong xã hội và
đóng góp trên 80% GDP cho đất nước. Hai trụ cột kinh tế quan trọng này phát
triển nhanh dựa vào nguồn lao động từ nông thôn với mặt bằng lương thấp

18
nhờ mức giá lương thực, thực phẩm thấp [53, tr.34]. Bên cạnh đó, thu nhập ổn
định ở nông thôn và tiến bộ rõ rệt về xóa đói giảm nghèo tạo ra môi trường
chính trị - xã hội ổn định. Đây là kết quả trực tiếp của quá trình phát triển
nông nghiệp, nông thôn do người nông dân đóng vai trò chính. Nghị quyết
Trung ương 7, khóa X đánh giá nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt
Nam “có vị trí chiến lược là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị ” [29, tr.123-124].
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, nông dân tích cực đóng góp
vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và làm công tác từ thiện. Đã có
rất nhiều nông dân tự nguyện hiến đất, hiến tiền để xây dựng trường học, trạm
xá, trạm điện, cầu cống, đường giao thông cho địa phương; sẵn sàng hỗ trợ
giống, vốn, vật tư, kinh nghiệm cho những hộ nông dân khó khăn để nhanh
chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Trải qua cuộc sống lao động hàng nghìn năm, nông dân Việt Nam đã
xây dựng nhiều công trình lịch sử - văn hoá có giá trị. Họ đã góp phần quan
trọng sáng tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần và truyền thống văn hoá
của dân tộc Việt Nam. Nông dân cũng là lực lượng đấu tranh mạnh mẽ chống
sự đồng hoá của các thế lực ngoại bang tạo nên những giá trị và bản sắc văn
hoá Việt Nam. Những giá trị văn hoá dân tộc còn được lưu giữ đến hôm nay
có sự đóng góp to lớn của nông dân. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của đất nước ta, nông dân là những người góp phần xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đánh giá tổng quát tình hình nông nghiệp, nông thôn, nông dân sau hơn
20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản VN khởi xướng và
lãnh đạo, nhất là từ sau Đại hội IX, Đại hội X của Đảng đến nay, Hội nghị lần
thứ 7 BCH TƯ khoá X, tháng 7 năm 2008 đã khẳng định những thành tựu khá
toàn diện và to lớn: “Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo
hướng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; bảo đảm vững

19
chắc an ninh lương thực quốc gia, một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế
cao trên thị trường thế giới” [29, tr.121]. Hội nghị cũng chỉ rõ những kết quả
tuy mới là bước đầu nhưng rất quan trọng: “Kinh tế nông thôn chuyển dịch
theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản
xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ
mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư
ở hầu hết vùng nông thôn được cải thiện” [29, tr.121-122]. Hội nghị cũng
khẳng định: “Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp nông dân và
nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển ” [29, tr.124].
Thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử hơn 20 năm đổi mới vừa qua một
lần nữa cho thấy những đóng góp và những cống hiến xuất sắc của nông dân
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong sáng tạo văn hóa và xây dựng
đời sống tinh thần, trong việc tạo lập và giữ vững ổn định chính trị, trong xây

dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trong hội nhập
quốc tế.
1.2. Vấn đề phát huy vai trò của nông dân trong quá trình công
nghiê
̣
p ho
́
a, hiê
̣
n đa
̣
i ho
́
a ở nƣớc ta hiện nay
1.2.1. Công nghiê
̣
p ho
́
a, hiê
̣
n đa
̣
i ho
́
a và vấn đề phát huy vai trò của
nông dân nói chung
Hiện nay nước ta đang tiến hành CNH, HĐH đất nước. Đây là bước đi
tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc nhằm vươn tới văn
minh, hiện đại. Vì vậy, ngay từ những năm 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra đường lối CNH XHCN và

coi CNH là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt cả thời kỳ quá độ lên CNXH ở
nước ta. Từ đó đến nay đã trải qua các kỳ Đại hội, Đảng ta đều không ngừng
phát triển, nâng cao nhận thức và cụ thể hoá đường lối CNH, HĐH.
Đối với đất nước ta, CNH, HĐH là một quá trình biến đổi căn bản, toàn
diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ

20
sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức
lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra
năng xuất lao động cao. Đặc điểm chung nhất và quyết định nhất của CNH,
HĐH là sự thay thế kỹ thuật thủ công bằng máy móc trên quy mô toàn bộ nền
kinh tế quốc dân: đẩy mạnh sự phân công xã hội và sản xuất hàng hoá, tạo ra
bước ngoặt trong việc nâng cao năng xuất lao động xã hội, biến đổi một xã
hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp tiên tiến.
Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VII
đã chỉ rõ:
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn
diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ
sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao
động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa
trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra
năng suất lao động xã hội cao [20, tr.65].
CNH, HĐH là quá trình lâu dài, phải tạo ra những điều kiện cần thiết
về vật chất và kỹ thuật, về con người và khoa học - công nghệ, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi
nguồn lực, không ngừng tăng năng suất lao động xã hội, làm cho nền kinh tế
tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của
nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi
trường sinh thái.
Trong tiếng Việt, thuật ngữ “phát huy” được hiểu là “làm cho cái hay,

cái tốt nhân thêm tác dụng, thúc đẩy tiếp tục nảy nở nhiều hơn” [65, tr.1321].
Như vậy, trong thực tế có rất nhiều đối tượng có khả năng phát huy (trong tất
cả các lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy). Cho dù đối tượng nào thì chủ
thể phát huy vẫn là con người. Vì vậy, phát huy vai trò của nông dân là một
trong những nội dung của phát huy nguồn lực con người. Dưới góc độ Triết

×