Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

chất lượng cuộc sống của người bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên tại bệnh viện ung bướu nghệ an năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.75 KB, 50 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN<small>...i</small>

LỜI CAM ĐOAN<small>...</small>ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT<small>...</small>iii

1.1.1. Tổn thương thần kinh ngoại biên<small>...</small>4

1.1.2. Tổn thương thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu [3]<small>...</small>6

1.1.3. Chất lượng cuộc sống<small>...</small>7

1.2. Cơ sở thực tiễn<small>...</small>9

1.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới<small>...</small>9

1.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam<small>...</small>11

1.2.3. Thang đo chất lượng cuộc sống của người bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu<small>...</small>13

Chương 2<small>...</small>15

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT<small>...</small>15

2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Ung bướu Nghệ An<small>...</small>15

2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An<small>...</small>16

2.2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<small>...</small>16

2.2.2. Kết quả nghiên cứu<small>...</small>20

2.2.2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu<small>...</small>20

2.2.2.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên<small>...</small>22

Chương 3<small>...</small>25

BÀN LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP<small>...</small>25

3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.<small>...</small>25

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

3.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh tổn thương thần kinh ngoại

biên do hóa trị liệu<small>...</small>26

3.2.1. Chất lượng cuộc sống theo thang điểm EORTC QLQ –C30<small>...</small>26

3.2.2. Chất lượng cuộc sống theo thang điểm EORTC QLQ-CIPN20<small>...</small>31

3.2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân<small>...</small>32

3.3. Một số giải pháp nâng cao kiến thức, thực hành tự chăm sóc sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp của người bệnh<small>...</small>33

KẾT LUẬN<small>...</small>36

TÀI LIỆU THAM KHẢO<small>...</small>37

PHỤ LỤC...<small>40</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm chung (n=194) 20 Bảng 2.2. Điểm chất lượng cuộc sống ở nhóm đặc điểm của ĐTNC (n=194) 22

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn (n=194) 21 Biểu đồ 2.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính (n=194) 21

Biểu đồ 2.3. Phân loại chất lượng cuộc sống của NB theo bộ câu hỏi EORTC 23

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh thần kinh ngoại biên là một rối loạn thần kinh phổ biến ảnh hưởng đến người dân ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Nó được gây ra bởi các tình trạng khác nhau như thiếu vitamin, chấn thương, nghiện rượu, các bệnh về hệ thống miễn dịch, nhiễm virus…Các triệu chứng của bệnh lý thần kinh ngoại biên bao gồm các triệu chứng cảm giác, yếu cơ, các triệu chứng thần kinh tự chủ hoặc đau thần kinh. Trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh thần kinh ngoại biên trong dân số nói chung là 2,4% và tăng lên khoảng 8% ở những người trên 55 tuổi [3].

Bệnh lý thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu (CIPN) là một vấn đề phổ biến xảy ra ở những người bệnh ung thư sau hóa trị liệu. Tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của CIPN khác nhau tùy thuộc vào tác nhân hóa trị liệu gây độc thần kinh cụ thể, liều lượng và lịch trình điều trị được sử dụng. Tại Châu Âu, tỷ lệ mắc bệnh thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu (CIPN) là 30%-40% [16]. Theo báo cáo tỷ lệ lưu hành tổng hợp CIPN cho kết quả là 48%, với tỷ lệ bắt đầu ở mức 68,1% trong vòng một tháng sau khi kết thúc điều trị bằng hóa trị và giảm dần theo thời gian điều trị [21] . Một nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ lưu hành tích lũy trong một năm là khoảng 28,7% [12] . Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển CIPN bao gồm: loại hóa trị, phác đồ điều trị, phối hợp các các tác nhân gây độc thần kinh khác nhau, đặc điểm của người bệnh (tuổi, nguyên nhân tồn tại từ trước của bệnh lý thần kinh ngoại biên như bệnh đái tháo đường, rối loạn chức năng thận hoặc gan và thiếu hụt vitamin B12 [15]. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời các triệu chứng CIPN sẽ trở lên nghiêm trọng và gây tàn tật làm suy giảm chức năng hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống [14].

CIPN không những làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư, mà cịn có thể dẫn đến việc ngưng liệu trình điều trị, ảnh hưởng đến khả năng sống sót của người bệnh. Do đó, việc kiểm sốt CIPN là một mối quan tâm lớn với việc giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Những thay đổi thần kinh này liên quan đến đau, mất cảm giác và chức năng vận động dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống. Về mặt kinh tế, CIPN gây gánh nặng cho cả người bệnh và hệ thống chăm sóc sức khỏe, vì nó thường dẫn đến mất việc làm [7].

Trong y học nói chung, nghiên cứu CLCS đóng vai trò ngày càng quan trọng. CLCS được coi là một chỉ số để đánh giá kết quả điều trị. Nghiên cứu CLCS cung cấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

những thông tin đa chiều về tình trạng của NB, những tác dụng khơng mong muốn có thể gặp phải trong và sau điều trị, nhờ đó giúp nhân viên y tế lập kế hoạch khắc phục các tác dụng không mong muốn đó và phục hồi chức năng cho NB tốt hơn. Ngoài ra, nghiên cứu về CLCS sẽ cung cấp cho NB những thông tin đầy đủ và chất lượng hơn về tiến triển và tiên lượng bệnh. Các thông tin này góp phần hỗ trợ NB lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với hồn cảnh của mình [1].

Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là một trong những cơ sở uy tín, chất lượng điều trị ung thư nói chung và tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu nói riêng. Tuy nhiên tại đây chưa có nghiên cứu nào đánh giá CLCS của NB tổn thương thần kinh

<i>ngoại biên. Chính vì thế chúng tơi thực hiện nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống củangười bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm2023” để có cái nhìn tổng thể về cuộc sống của người bệnh tổn thương thần kinh ngoại</i>

biên sau hóa trị liệu. Từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

MỤC TIÊU

1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2023.

2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là bệnh lý xảy ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Dây thần kinh ngoại biên là dây thần kinh giúp truyền các tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ quan đích [3].

<i>Hình 1. Mơ phỏng hệ thần kinh ngoại biên [3]</i>

 Nguyên nhân [3]

- Chấn thương hoặc chèn ép lên dây thần kinh: Các chấn thương cơ học như tai nạn giao thông, té ngã, chấn thương thể thao đều có thể làm tổn thương các dây thần kinh ở các mức độ khác nhau hoặc các vi chấn thương được lặp đi lặp lại nhiều lần cũng có thể gây tổn thương các dây thần kinh như hoạt động dùng nạng, tư thế ngồi lâu, gõ máy tính hay dùng điện thoại,....

- Tiểu đường là bệnh lý về nội tiết hay gặp các biến chứng về viêm đa dây thần kinh, bệnh thường biểu hiện thầm lặng khó phát hiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Guilain-Barre, bệnh viêm đa dây thần kinh mất myelin mạn tính (CIDP),....

- Nhiễm trùng: Bao gồm cả nhiễm khuẩn hay siêu vi như Zona thần kinh,viêm gan C, Bạch hầu, HIV.

- Tiếp xúc với chất độc hại: asen, chì, thủy ngân,...

- Thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc điều trị ung thư (hóa trị) có thể gây bệnh lý thần kinh.

- Di truyền: Như bệnh Charcot-Merie-Tooth

- Nghiện rượu: Vitamin nhóm B là chất rất cần thiết cho việc duy trì hoạt động của hệ thần kinh.Ở người nghiện rượu các vitamin này sẽ bị thiếu hụt do chế độ ăn uống không được đảm bảo.

- Thiếu vitamin: Thiếu các vitamin B như B1, B6, B12, vitamin E và niacin có thể gây bệnh lý thần kinh

- Các bệnh lý khác: Như các bệnh lý về tủy xương, khối u gây chèn ép, các bệnh thận,gan, bệnh về mô liên kết, suy giảm chức năng tuyến giáp đều có thể gây bệnh lý thần kinh ngoại biên.

- Một số trường hợp không rõ ngun nhân cịn gọi là vơ căn ngun phát.  Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên [3]

Mỗi dây thần kinh sẽ đảm nhiệm một chức năng khác nhau, tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị tổn thương mà trên lâm sàng sẽ có biểu hiện của dây thần kinh đó. Các triệu chứng trên lâm sàng thường gặp là:

 Dây thần kinh cảm giác (đau thần kinh và tê bì, giảm cảm giác)

Tê bì hoặc đau rát ở tay và chân là một trong những dấu hiệu sớm của tổn thương thần kinh. Những cảm giác này thường bắt đầu ở ngón chân và bàn chân. Việc mất cảm giác sẽ khiến người bệnh khơng cảm nhận được cảm giác nóng lạnh khi tiếp xúc với đồ vật hoặc môi trường, không cảm nhận được đau khi dẫm lên vật sắc nhọn và khơng kiểm sốt được thăng bằng của bàn chân

 Dây thần kinh vận động (các hoạt động về cơ bắp)

Các tổn thương ở dây thần kinh có thể khiến cho việc điều khiển cơ bắp gặp khó khăn và gây ra yếu cơ. Khi đó khả năng cầm nắm, đi lại của người bệnh sẽ không được tốt khi cử động cơ thể hoặc một phần cơ thể. Đôi khi có thể bị teo cơ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

 Thần kinh tự chủ (hệ thần kinh thực vật):

<small>Các tổn thương ở hệ thần kinh thực vật gây rối loạn điều hòa các chức năng như</small> huyết áp, nhịp tim, tiêu hóa hay tiểu tiện.

 Những triệu chứng khác:

Tình dục: đàn ơng có thể bị rối loạn cương dương cịn phụ nữ có thể gặp rắc rối với chứng khơ âm đạo hoặc khó đạt cực khối.

Bàng quang: có thể bị rò rỉ nước tiểu, mất cảm giác buồn đi tiểu.  Phịng bệnh [3]

- Chăm sóc đơi chân: Kiểm tra chân hàng ngày tìm các dấu hiệu của mụn, các vết cắt hoặc vết chai. Giày và tất chặt có thể làm trầm trọng thêm đau và ngứa và có thể dẫn đến lở lt khơng lành.

- Thường xuyên tập thể dục có thể làm giảm đau thần kinh và có thể giúp kiểm sốt lượng đường trong máu.

- Bỏ hút thuốc vì hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến lưu thong máu, tăng nguy cơ vấn đề và có thể cắt cụt chân.

- Chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu có nguy cơ cao về bệnh thần kinh hoặc có bệnh mãn tính, ăn uống lành mạnh là đặc biệt quan trọng để đảm bảo nhận được vitamin và khoáng chất. Tăng cường các loại thịt và sản phẩm sữa chất béo thấp, bao gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc trong chế độ ăn.

- Massage chân tay giúp cải thiện lưu thông máu, kích thích dây thần kinh và có thể tạm thời làm giảm đau.

- Tránh áp lực kéo dài. Không giữ đầu gối hay dựa vào khuỷu tay trong thời gian dài. Làm như vậy có thể gây tổn thương thần kinh.

1.1.2. Tổn thương thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu [3]

Tổn thương thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu (CIPN) là độc tính nghiêm trọng của nhiều hóa chất như dẫn chất taxan và hợp chất platin. Các thuốc chống ung thư như thalidomid, lenathidomid, bortezomid và ixabepilon cũng có thể gây ra bệnh lý này. Độc tính này xảy ra ở khoảng 30%-40% người bệnh hóa trị, với tỷ lệ mắc tăng lên ở các người bệnh điều trị phối hợp nhiều hóa chất.

Cơ chế CIPN phụ thuộc vào từng loại hóa chất. Các dẫn chất của taxan (như paclitaxel, docetaxel) là nhóm thuốc ức chế vi ống được dùng để điều trị ung thư vú, tử

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

cung, tiền liệt tuyến, phổi, dạ dày và ung thư vùng đầu, cổ. Cơ chế gây bệnh lý thần kinh ngoại vi của taxan được cho là có liên quan đến sự gián đoạn các vi ống, ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển trên sợi trục.

Các hợp chất platin (như cisplatin, carboplatin, oxaliplatin) có tác dụng tạo liên kết chéo với sợi ADN, được chỉ định trong ung thư buồng trứng, tinh hoàn, bàng quang và trực tràng. Cơ chế gây bệnh lý thần kinh ngoại vi của các thuốc này có thể liên quan đến tình trạng kích thích q mức sợi trục, thay đổi kênh Na+ phụ thuộc điện thế, gây mở kênh liên tục và/hoặc gây stress oxy hóa.

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện CIPN bao gồm chế độ liều của các thuốc nói trên; liều khởi đầu và liều tích lũy cao; thời gian điều trị dài; tuổi cao; chủng tộc (phụ nữ da đen có nguy cơ xuất hiện cao gấp 2-3 lần so với phụ nữ da trắng); phối hợp thuốc và các bệnh lý hiện mắc liên quan đến bệnh lý thần kinh ngoại vi (đái tháo đường…).

Thời điểm bắt đầu cũng như khoảng thời gian xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng của CIPN rất khác nhau, dao động từ vài tuần đến vài tháng sau khi bắt đầu điều trị và đạt đỉnh vào đúng thời điểm ngừng hoặc sau khi ngừng điều trị. Ở một số người bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý thần kinh ngoại vi khơng thối lui sau khi ngừng điều trị và có thể tồn tại vĩnh viễn.

1.1.3. Chất lượng cuộc sống  Định nghĩa

<small>Chất lượng cuộc sống (CLCS) được định nghĩa là những ảnh hưởng do một bệnh,</small> tật hoặc một rối loạn sức khỏe của một cá nhân đến sự thoải mái và khả năng hưởng thụ cuộc sống của cá nhân đó.

CLCS có những đặc điểm sau: do BN tự đánh giá, mang tính chất chủ quan, đa chiều và thay đổi theo thời gian. Nó có thể được đánh giá một cách tổng quát hoặc theo từng cấu phần, trong đó những cấu phần quan trọng nhất là: hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và tương tác xã hội.

<small>Trong y học nói chung, nghiên cứu CLCS đóng vai trị ngày càng quan trọng. Cụthể: CLCS được coi là một chỉ số để đánh giá kết quả điều trị (bên cạnh các chỉ số kinh</small> điển như thời gian sống thêm, tỷ lệ sống sau 5 năm…). Nghiên cứu CLCS cung cấp những thông tin đa chiều về tình trạng của BN, những tác dụng khơng mong muốn có

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

thể gặp phải trong và sau điều trị, nhờ đó giúp nhân viên y tế lập kế hoạch khắc phục các tác dụng khơng mong muốn đó và phục hồi chức năng cho BN tốt hơn. Nghiên cứu về CLCS cũng giúp các nhà lâm sàng cung cấp cho BN những thông tin đầy đủ và chất lượng hơn về tiến triển và tiên lượng bệnh (ngoài các chỉ số kinh điển như tỷ lệ tái phát bệnh, tỷ lệ sống sau 5 năm…). Các thơng tin này góp phần hỗ trợ BN lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với hoàn cảnh cá nhân của họ [1].

 Ảnh hưởng của tổn thương thần kinh ngoại biên đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

<small>- Hóa trị là một trong những vũ khí quan trọng giúp người bệnh ung thư chiến đấu vớibệnh tật. Bên cạnh những hiệu quả và ứng dụng mà hóa trị mang lại thì nó cũng có những tácdụng phụ khơng mong muốn. Tổn thương thần kinh là là một tác dụng phụ khá phổ biến của hóatrị. Khi các tế bào thần kinh bình thường bị tác động bởi thuốc điều trị ung thư, nó phá hủy cácthành phần của tế bào như thân tế bào và sợi trục. Một khi não nhận các tín hiệu điện bất thườngđược gửi về từ các vùng bị tổn thương, nó gây ra cảm giác đau hoặc tê. Tổn thương thần kinhngoại biên do hóa trị liệu được cho là thường xảy ra trên “thần kinh cảm giác” và “thần kinh vậnđộng” gọi là CIPN.</small>

<small>-</small> Phân tích 31 nghiên cứu với dữ liệu từ 4179 người bệnh cho kết quả: Tỷ lệ CIPN là 68,1% khi đo trong tháng đầu tiên sau hóa trị; 60,0% sau 3 tháng và 30,0% sau 6 tháng trở lên. Các loại thuốc hóa trị khác nhau có liên quan đến sự khác biệt về tỷ lệ lưu hành CIPN. Yếu tố di truyền đã được báo cáo trong 4 nghiên cứu. Các yếu tố nguy cơ lâm sàng, được xác định ở 4 trong số 31 nghiên cứu, bao gồm bệnh lý thần kinh lúc ban đầu, hút thuốc, độ thanh thải creatinine bất thường và những thay đổi cảm giác cụ thể trong q trình hóa trị. Mặc dù tỷ lệ mắc CIPN giảm dần theo thời gian nhưng sau 6 tháng, 30% người bệnh vẫn tiếp tục mắc CIPN. Cần phải giám sát CIPN định kỳ trong quá trình theo dõi sau hóa trị [24].

<small>- CIPN chủ yếu là một bệnh lý thần kinh cảm giác có thể đi kèm với các khiếm khuyếtvề vận động và tự chủ, tùy thuộc vào phác đồ hóa trị liệu. Rối loạn chức năng cảm giác có thểtạo ra các triệu chứng tăng cảm giác cũng như các triệu chứng giảm cảm giác. Các triệu chứngtăng cảm giác có thể do kích thích hoặc tự phát và bao gồm: tăng cảm giác đau (tăng đáp ứngvới kích thích thường gây đau); chứng mất ngủ (tăng phản ứng với một kích thích thơng thườngkhơng gây đau đớn), do các kích thích nhiệt và cơ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

học (động, tĩnh và rung); đau tự phát (tức là khơng phụ thuộc vào kích thích, liên tục hoặc kịch phát), đau do điện giật hoặc đau rát; rối loạn cảm giác (cảm giác bất thường, khó chịu và/hoặc đau đớn trên da); dị cảm (cảm giác bất thường gây mất tập trung nhưng thường không đau). Các triệu chứng giảm cảm giác bao gồm: giảm phản ứng với các kích thích thơng thường khơng gây đau hoặc gây đau ở vùng dây thần kinh bị tổn thương (tức là giảm cảm giác hoặc giảm đau) gây ra cảm giác tê; kỹ năng vận động tinh bị suy giảm (ví dụ, khó đóng nút hoặc cầm bút); rối loạn cảm giác rung và cảm giác bản thể. Sự suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh liên quan đến CIPN còn bao gồm tăng nguy cơ té ngã là gánh nặng đối với người bệnh [13].

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới có một số nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên đã được tiến hành, có thể điểm lại một số đề tài như sau:

<small>Nghiên cứu của Marica Novak và cộng sự (2017) tiến hành trên 156 người bệnhđượcđiều trị tại Khoa Ung bướu từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2017. Dữ liệu được thu thập thông quabảng câu hỏi tự báo cáo do Tổ chức Nghiên cứu và Điều trị Ung thư Châu Âu (EORTC QLQ-C30) và mơ-đun Bệnh lý thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu phát hành (CIPN20). Kết quả chothấy bệnh lý thần kinh cảm giác và vận động có mối tương quan đáng kể về mặt thống kê vớicác biến số chất lượng cuộc sống nói chung như đau, mệt mỏi, tiêu chảy, mất ngủ và khó thở.Trong đó, mối tương quan tích cực có</small>

<small>ý nghĩa thống kê giữa bệnh thần kinh cảm giác và vận động cũng như chóng mặt với các biến sốvề chất lượng cuộc sống nói chung như đau, mệt mỏi, tiêu chảy, mất ngủ và suy hô hấp. Mốitương quan với thể chất, công việc, hoạt động cảm xúc và tình trạng sức khỏe nói chung là tiêucực. Trên phân tích đa biến, tăng huyết áp có tác động có ý nghĩa thống kê lên tới 8 thang đochất lượng cuộc sống và khi kết hợp với các loại thuốc hóa trị, nó ảnh hưởng đến bệnh lý thầnkinh cảm giác. Số lượng chu kỳ hóa trị nhiều hơn cũng có tác động đáng kể về mặt thống kê đốivới bệnh lý thần kinh cảm giác. Ngược lại, việc uống rượu và sự hiện diện của bệnh thận khơngcó tác động đáng kể về mặt thống kê đến chất lượng cuộc sống của bệnh lý thần kinh ngoạibiên.Oxaliplatin có tác động lớn hơn đáng kể lên sự khởi phát bệnh lý thần kinh vận động vàcảm giác so</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

với taxane và cisplatin/carboplatin. Cần phát triển các biện pháp can thiệp điều dưỡng dựa trên đặc điểm cụ thể của một số tác nhân hóa trị liệu để giảm bớt CIPN [19].

<small>Theo Hsing-Wei Hung và cộng sự (2021): Tuổi trung bình của người bệnh là 59,24 ±1,20 tuổi. Phần lớn là nam giới (n = 54, 58,1%), thất nghiệp (71,0%), đã kết hơn (69,9%), cótrình độ trung học cơ sở trở xuống (51,7%), và có tín ngưỡng Phật giáo/Đạo giáo (66,7%). Cáctriệu chứng tổn thương thần kinh ngoại biên có điểm cao nhất là: “bạn có gặp khó khăn trongviệc đạt được hoặc duy trì sự cương cứng không?” (mean = 56,02, SE = 4,33), nội dung này chỉdành cho nam giới <65 tuổi (n = 37); “Bạn có gặp khó khăn khi leo cầu thang hoặc đứng dậykhỏi ghế vì chân yếu khơng?” (trung bình = 40,59, SE = 2,02); và "bạn có bị mờ mắt khơng?"(trung bình = 37,63, SE = 1,56). Điểm QLQ– CIPN 20 tổng thể là 31,56 (SE = 0,84). Điểmtrung bình của các thang đo phụ là: cảm giác: 29,15 (SE = 0,57); động cơ: 31,83 (SE = 0,93); vàtự trị là 33,81 (SE = 1,45). Điểm trung bình cho lo lắng là 3,74 (SE = 0,41) và cho trầm cảm là6,67 (SE = 0,49) [17].</small>

<small>Nghiên cứu của Lu L.-C và cộng sự (2019) cho kết quả: Điểm NSPI trung bình là 13,66.Điểm của các thang điểm phụ về đau do bệnh lý thần kinh tự phát, đau do bệnh lý thần kinh kịchphát, đau do bệnh lý thần kinh gây ra và chứng khó cảm giác/dị cảm là 1,95 (SD, 3,663), 2,17(SD, 3,359), 4,90 (SD, 4,756) và 4,63 (43,25). Cơn đau do bệnh lý thần kinh gây ra, đặc biệt làcơn đau do kích thích lạnh và dị cảm (tê/ngứa ran) là hai khó chịu chính. Điểm thang điểmSALSA trung bình là 19,50 (SD, 4,228). Điểm của các thang đo phụ về khả năng vận động củabàn chân, khả năng tự chăm sóc, cơng việc của bàn tay và sự khéo léo của bàn tay là 3,44 (SD,1,667), 3,29 (SD, 0,946), 6,83 (SD, 2,540) và 4,79 (1,348). Việc xếp hạng các thang điểm phụcủa SALSA từ điểm cao đến điểm thấp là công việc của đôi tay, sự khéo léo của bàn tay, khảnăng vận động của bàn chân và khả năng tự chăm sóc bản thân. Điểm POMS-SF trung bình là28,92 (SD, 13,790; phạm vi 5-67). Trong số 6 thang đo phụ của POMS-SF, thang đo hoạt độngmạnh mẽ có điểm trung bình cao nhất. Điểm của các thang đo phụ này về căng thẳng-lo lắng,trầm cảm-chán nản, giận dữ-thù địch, hoạt động mạnh mẽ, mệt mỏi-quán tính và bối rối-hoangmang là 3,49 (SD, 3,534), 3,21 (SD, 2,996), 2,82 (SD, 2,882) , 10,88 (SD, 4,453), 4,14 (SD,3,106) và 4,39 (2,474). Điểm trung bình trên FACT-C phiên bản 4 là 100,11 (SD, 15,877; phạmvi 60-134). Điểm số của các thang đo phụ về sức khỏe thể chất, sức khỏe xã hội, sức khỏe cảmxúc, sức khỏe chức năng và ung thư đại trực</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

tràng là 22,65 (SD, 4,08), 21,00 (SD, 40 548), 19,43 (SD, 3,706) ), 17,37 (SD, 5,792) và 19,66 (4,281). Trong số 5 khía cạnh của FACT-C phiên bản 4, lĩnh vực sức khỏe thể chất có điểm trung bình cao nhất [23].

Nghiên cứu của Marta Jaskolska và cộng sự (2020): độ tuổi trung bình của ĐTNC là 57,5 tuổi (33–74), số người bệnh nữ chiếm 96%. 23 NB trong số 50 NB đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lý thần kinh ngoại biên. Bệnh lý đơn dây thần kinh gặp ở 6/23 (26%) người bệnh, bệnh lý thần kinh cảm giác sợi trục đơn thuần ở 1/23 (4,3%) người bệnh, bệnh lý thần kinh vận động sợi trục ở 1/23 (4,3%), bệnh lý thần kinh sợi nhỏ ở 1/ 23 (4,3%) và tổn thương dây thần kinh sọ não xảy ra ở 23/4 (17,4%). Đánh giá chất lượng cuộc sống theo thang đo SF-36 với 5 lĩnh vực giữa người bệnh có tổn thương thần kinh ngoại biên thu được kết quả thấp hơn đáng kể so với người bệnh khơng có tổn thương thần kinh ngoại biên : vai trò-thể chất [0 (0–100) so với 75 (0– 100)], vai trò-cảm xúc [67 (0–100) so với 100 (0–100)], sinh lực [40 (10–70) so với 50 (20–75)], nỗi đau thể xác [45 (10–75) so với 55 (0–100)] và sức khỏe tổng quát [20 (5– 50) so với 30 (0– 50)] [20].

<small>Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên tổng số 80 người bệnh mắc bệnhtiểu đường có biến chứng tổn thương thần kinh ngoại biên cho kết quả: gần 2/3 số người bệnh lànữ (62,5%). Tuổi trung bình của người bệnh là 53,31 tuổi và 1/3 ở độ tuổi 51-60. Có sự khácbiệt đáng kể giữa mức độ nghiêm trọng trung bình của bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đườngvà các lĩnh vực CLCS; mức độ nghiêm trọng của bệnh thần kinh ngoại biên tăng lên có liênquan đến tình trạng đau tăng lên (p = 0,002), mất hoặc giảm cảm giác (p = 0,000) và các triệuchứng vận động (p = 0,000). Cảm giác nóng rát</small>

ở cẳng chân, bàn chân, tê, yếu bàn chân, mất ổn định khi đứng hoặc đi lại và không thể thực hiện các hoạt động có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Kết quả cũng cho thấy có mối liên quan giữa mức độ nghiêm trọng của bệnh lý thần kinh ngoại biên và tuổi của người bệnh tiểu đường (p <0,000), thời gian mắc bệnh tiểu đường (p<0,000) và tiền sử loét bàn chân (p = 0,030) [11].

1.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hướng và cộng sự (2019) tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 179 người bệnh từ 60 tuổi trở lên bị mắc đái tháo đường tuýp 2 có biểu hiện biến chứng thần kinh ngoại biên tại Bệnh viện Đại học Y Hà nội cho kết

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>quả: Đa số NB có rối loạn cảm giác chủ quan chiếm 95,6% với các triệu chứng cơ năng: tê bì,kiến bị, kim châm hoặc đau nhức. Trong nhóm người bệnh nghiên cứu, có 97,2% bệnh nhânđược thăm khám thần kinh có bất thường bao gồm 78,8% người bệnh giảm/mất cảm giác rung,23,5% rối loạn nhiệt. Các triệu chứng khách quan có tính chất đối xứng 2 bên, ưu thế ngọn chihơn gốc chi, gặp ở chi dưới nhiều hơn chi trên, điều này phù hợp với sinh bệnh học của bệnh lýthần kinh ngoại vi ở người bệnh ĐTĐ đã được nhiều tác giả trong và ngồi nước mơ tả. Trongnhóm nghiên cứu có 71 người bệnh biểu hiện teo yếu cơ và liệt vận động nhẹ chiếm 39,7%. Tổnthương sợi nhỏ biểu hiện bằng mất cảm giác đau, cảm nhận nhiệt nên người bệnhcó thể bị bỏngmà khơng có cảm giác. Tổn thương sợi nhỏ thường xuất hiện trước tổn thương sợi lớn và xuấthiện sớm ngay từ giai đoạn tiền ĐTĐ. Tổn thương sợi lớn ảnh hưởng chủ yếu vào cảm giác sâuvà cảm giác sờ tinh vi với các triệu chứng lâm sàng là giảm cảm giác rung, cảm giác chạm vàphản xạ gân xương. Nghiên cứu cho thấy hội chứng tổn thương thần kinh sợi nhỏ chiếm 57,5%,hội chứng sợi lớn: 87,7%, sợi hỗn hợp chiếm 45,3% [6].</small>

Kết quả nghiên cứu của Cao Thị Vân và cộng sự (2016) cho thấy: Trong 181 NB tham gia nghiên cứu có 69 NB nam chiếm 38,1%. Tuổi trung bình là 71,1±6,7 dao động từ 60 đến 88 tuổi, nhóm tuổi 60-70 chiếm tỷ lệ cao nhất 51,4%. Trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên chiếm 57,5% cao hơn nhóm dưới trung học phổ thơng 42,5%. Trong các lĩnh vực CLCS theo bộ công cụ WHOQoL-BREF, sức khỏe thể chất có điểm thấp nhất 50,36±13,23, mơi trường có điểm cao nhất 63,99±10,27. Điểm CLCS tổng thể trung bình là 57,13±8,7. Kết quả NC cho thấy giới nữ, tuổi cao trên 80 tuổi, học vấn dưới trung học phổ thơng có CLCS thấp hơn so với nam giới, nhóm dưới 80 tuổi, có trình độ học vấn trên trung học phổ thơng . Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tổn thương sợi nhỏ khơng có mối liên quan với CLCS của NB đái tháo đường cao tuổi, trong khi tổn thương sợi lớn và hỗn hợp làm giảm CLCS của NB. Lý do dẫn đến điều này là tổn thương sợi lớn và hỗn hợp gây ra đau, yếu cơ, mất khả năng đi lại còn tổn thương sợi nhỏ gây rối loạn cảm giác nhiệt, triệu chứng tê cóng mà NB chưa cảm nhận thấy [9].

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

1.2.3. Thang đo chất lượng cuộc sống của người bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu

Trên thế giới, có một số thang đo được xây dựng để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu như: Chất lượng cuộc sống của Tổ chức Y tế Thế giới - bản tóm tắt (WHOQOL-BREF), Tổ chức Nghiên cứu và Điều trị Ung thư Châu Âu QOL Phiên bản dành riêng cho Ung thư (EORTC QLQ-C30); Bảng câu hỏi Chất lượng Cuộc sống của Tổ chức Nghiên cứu và Điều trị Ung thư Châu Âu EORTC QLQ-CIPN20 và Thang đo NCI-CTCAE.

<small>- Hiện nay có hai bản WHOQOL-100 gồm 100 câu và WHOQOL- BREF gồm 26 câu[25]. Bảng câu hỏi của WHO để đánh giá chất lượng cuộc sống WHOQOL – 100 cho phép mỗicá nhân đưa ra những đánh giá về các khía cạnh liên quan đến CLCS, tuy nhiên trong một sốtrường hợp nhất định để sử dụng trong thực tiễn thì bảng câu hỏi này quá dài. Phiên bản thửnghiệm thực địa của WHOQOL - BREF đã phát triển ra một mẫu bảng câu hỏi đánh giá chấtlượng cuộc sống ngắn hơn, quan tâm đến một số lĩnh vực cá nhân, có sử dụng đến dữ liệu từđánh giá thí điểm của WHOQOL và tất cả dữ liệu của phiên bản thử nghiệm thực địa củaWHOQOL - 100. Các trung tâm thực địa trải dài trên 23 quốc gia đều đã có dữ liệu để phục vụmục đích đánh giá. WHOQOL - BREF có tất cả 26 câu hỏi để có được sự đánh giá tồn diện vàbao qt nhất, một lĩnh vực bao gồm 24 khía cạnh nằm trong WHOQOL 100. WHOQOL -BREF gồm 26 câu hỏi chia làm 4 lĩnh vực: thể chất, tâm thần, mối quan hệ xã hội và môitrường. Hơn nữa, bảng câu hỏi WHOQOL- BREF được xây dựng nhằm đánh giá CLCS hợp lý,có giá trị và áp dụng được cho người dân sống trong các điều kiện và văn hóa khác nhau.</small>

Bộ câu hỏi EORTC QLQ- C30 do Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư châu Âu (EORTC) xây dựng và phát triển theo một quy trình được chuẩn hóa nghiêm ngặt. Bộ câu hỏi EORTC-C30 gồm 30 câu hỏi đánh giá CLCS của BN ung thư nói chung, bao gồm các khía cạnh về hoạt động thể lực, khả năng nhận thức, khía cạnh cảm xúc, hịa nhập xã hội, và các triệu chứng toàn thân do bệnh hoặc do quá trình điều trị ung thư gây ra. Bộ công cụ EORTC QLQ- C30 đã được dịch sang tiếng việt và được chuẩn hóa [2].

Thang đo EORTC QLQ-CIPN20 là Bảng câu hỏi Chất lượng Cuộc sống của Tổ chức Nghiên cứu và Điều trị Ung thư Châu Âu nghiên cứu và phát triển. Bộ câu hỏi

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

gồm 20 mục đánh giá các triệu chứng và chức năng về cảm giác, vận động và thần kinh tự chủ với mỗi mục được đo theo thang điểm thứ tự 1–4 với “1” là hồn tồn khơng và “4” là rất nhiều [14].

Thang đo NCI-CTCAE được sử dụng rộng rãi trong chăm sóc ung thư như là thang phân loại tiêu chuẩn và thang điểm mức độ nghiêm trọng cho các tác dụng phụ trong các thử nghiệm lâm sàng điều trị ung thư và các cơ sở ung thư khác. Mức độ nghiêm trọng của bệnh thần kinh vận động ngoại biên hoặc suy giảm cảm giác ngoại biên được đánh giá theo 5 cấp độ, từ 0 đến 5: Cấp 1, chỉ quan sát khi không có triệu chứng, lâm sàng hoặc chẩn đốn; khơng được chỉ định can thiệp/mất phản xạ gân sâu hoặc dị cảm; Độ 2, Triệu chứng vừa phải; hạn chế các hoạt động công cụ trong sinh hoạt hàng ngày; Độ 3: Triệu chứng nặng; hạn chế khả năng tự chăm sóc; thiết bị hỗ trợ được chỉ định; Độ 4: Hậu quả nguy hiểm đến tính mạng; chỉ định can thiệp khẩn cấp; và Độ 5: Tử vong [17].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang đo EORTC QLQ- C30 và EORTC QLQ-CIPN20 để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Chương 2

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (Nghean Oncology Hospital) là bệnh viện chuyên khoa ung bướu của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ. Theo Quyết định 4599/BYT-QĐ ngày 24/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới phòng chống ung thư giai đoạn 2009 – 2020; Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là bệnh viện chịu trách nhiệm phòng, chữa bệnh ung bướu cho nhân dân các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh: Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa).

Với qui mơ 1.120 giường bệnh kế hoạch, khám và điều trị cho hơn 100.000 lượt bệnh nhân mỗi năm. Số bệnh nhân điều trị nội trú luôn từ 900 đến 1.000 người, cùng hơn 8.000 bệnh nhân ngoại trú, công suất sử dụng giường bệnh trên 150%. Bệnh viện đã và đang góp phần lớn trong việc nâng cao cơng tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và góp phần giảm thiểu sự quá tải của các bệnh viện tuyến trên.

<i>Hình 2. Trung tâm xạ trị & Y học hạt nhân của Bệnh viện Ung bướu Nghệ An</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Tổn thương thần kinh ngoại biên là một tác dụng phụ phổ biến của hóa trị và gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh. Tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An cùng với các phương pháp y học hiện đại, các phương pháp y học cổ truyền đã được áp dụng để giảm thiệu các triệu chứng tổn thương thần kinh ngoại biên, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

Để có số liệu khách quan về chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm cơ sở cho các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, học viên đã tiến hành một nghiên cứu như sau:

2.2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng:

Người bệnh được chẩn đốn có tổn thương thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An trong thời gian từ tháng 08/2023 đến 09/2023.

<i>Tiêu chuẩn lựa chọn:</i>

- Tất cả người bệnh được chẩn đoán bệnh lý thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu theo tiêu chuẩn chẩn đoán sàng lọc biến chứng thần kinh của hiệp hội thần kinh Anh 2001 và điện cơ có tổn thương thần kinh ngoại vi [7],[9].

- Người bệnh có đủ sức khỏe tham gia trả lời phỏng vấn;

- Người có khả năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt bình thường).

<i>Tiêu chuẩn loại trừ:</i>

- Người bệnh được chẩn đoán bệnh lý thần kinh ngoại biên do các nguyên nhân khác như đái tháo đường, bệnh tự miễn, rối loạn thiếu hụt B12... trước khi chẩn đoán ung thư

- Những người không đồng ý tham gia nghiên cứu. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Từ tháng 08/2023 đến tháng 10/2023 tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Mẫu và phương pháp chọn mẫu

<i>- Cỡ mẫu:</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

n: số đối tượng tham gia nghiên cứu

<small>/ là giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị , trong nghiên cứu này lấy =0,05 với Z= 1,96</small>

p: Tỷ lệ người bệnh chất lượng cuộc sống tốt. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồi có 24,7% người bệnh có CLCS tốt nên lấy p=0,24 [4].

d: Sai số cho phép, chọn d=0,06 Thay vào công thức trên có n=194

<i>- Phương pháp chọn mẫu</i>

<small>Chọn mẫu thuận tiện. Trong khoảng thời gian thu thập số liệu có 201 người bệnh</small>

tổn thương thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu điều trị tại bệnh viện. Nhóm nghiên cứu lựa chọn được 194 người bệnh đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và đồng ý tham gia nghiên cứu.

Phương pháp thu thập số liệu

<i>- Thử nghiệm trước bộ công cụ tham gia nghiên cứu:</i>

+ Tiến hành điều tra thử 15 NB theo tiêu chuẩn lựa chọn để xác định tính sát thực, khả năng áp dụng của bộ công cụ thu thập số liệu, phân tích kết quả thu được và điều chỉnh bộ công cụ phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

+ Dựa trên danh sách thực tế của người bệnh đang điều trị tại bệnh viện và thời gian ra viện dự kiến, điều tra viên lập kế hoạch phỏng vấn phù hợp.

<i>- Các bước thu thập số liệu</i>

+ Bước 1: Lựa chọn các đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn lựa chọn.

+ Bước 2: Giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người tham gia nghiên cứu. Nếu đồng ý, đối tượng nghiên cứu ký vào bản đồng thuận và được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu.

+<small>Bước 3: Những đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được các điều tra viên phỏng vấntrực tiếp thông qua bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh tổn thương thầnkinh ngoại biên (phụ lục 1) tại thời điểm trước khi người bệnh ra viện 1 ngày. Thời gian phỏngvấn cho mỗi đối tượng khoảng 20-25 phút. Ngau sau khi phỏng</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

vấn, điều tra viên sẽ kiểm tra lại bộ câu hỏi để đảm bảo tất cả những thơng tin liên quan khơng bị bỏ sót.

Các biến số nghiên cứu

- Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu gồm: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, triệu chứng thường gặp.

- Nhóm biến số mơ tả thực trạng CLCS của người bệnh theo thang đo EORTC QLQ-C30 bao gồm: Thể chất, Hoạt động, Nhận thức, Cảm xúc, Xã hội, Sức khỏe tồn diện, Tác động tài chính.

- Nhóm biến số mơ tả tổn thương thần kinh ngoại biên theo thang đo EORTC QLQ-CIPN20 bao gồm: Bệnh lý thần kinh cảm giác, Bệnh lý thần kinh vận động, Bệnh lý thần kinh tự chủ.

Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

Để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu gây ra chúng tôi dựa vào bộ công cụ EORTC QLQ-C30 và EORTC QLQ-CIPN20.

Bộ công cụ EORTC QLQ –C30 để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh nói chung, đã được đánh giá độ tin cậy với hệ số Cronbach Alpha là 0,82 [5]. Bộ câu hỏi gồm 30 câu hỏi chia thành các lĩnh vực:

+ Sức khỏe tổng quát (câu B29, B30).

+ Triệu chứng: đánh giá các triệu chứng của bệnh như đau, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, và khó ngủ (Câu B8, B9, B10, B11, B12, B13, B14, B15, B16, B17, B18, B19).

+ Hoạt động hàng ngày: đo lường khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày như làm việc, chăm sóc bản thân, và tham gia các hoạt động giải trí. Trong đó, thể chất (câu B1 đến câu B5), hoạt động (câu B6, câu B7).

+ Tâm lý: đo lường tình trạng tâm lý của người bệnh bao gồm tình trạng stress, sự lo lắng, và tâm trạng chung. Trong đó, nhận thức (câu B20, câu B25), cảm xúc (câu B21 đến câu B24)

+ Mối quan hệ xã hội: đo lường mối quan hệ xã hội của người bệnh, bao gồm sự ủng hộ của gia đình và bạn bè, sự cơ đơn và khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ xã hội (câu B26, câu B27).

+ Tác động tài chính (câu B28).

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

- Bộ câu hỏi được đánh giá theo thang Likert 4, trong đó 1 tương ứng với “khơng có” và 4 tương ứng với “rất nhiều”. 2 câu (câu B29 và câu B30) tính theo thang điểm 7 điểm, tương ứng 1 là “rất kém” đến 7 là “tuyệt vời”. Sau đó mỗi lĩnh vực được quy đổi ra thang điểm 100.

- Cách tính thang điểm này theo hướng dẫn của nhóm nghiên cứu về CLCS của tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu (nhóm tác giả của bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30) [18].

+ Điểm thơ (Raw Score): Trung bình điểm các câu hỏi trong cùng vấn đề Raw Score (RS) = (I1 + I2 +…+ In)/n

Trong đó: I1: điểm số câu hỏi 1 I2: điểm số câu hỏi 2 In: điểm số câu hỏi n

(giả sử ở đây câu hỏi 1, 2 và n cùng trong 1 vấn đề)

+ Điểm chuẩn hóa: điểm thơ được tính trên tỷ lệ 100 (theo công thức)

- Điểm số cao hơn đại diện cho mức độ tốt hơn của chức năng và sức khỏe toàn diện. Điểm số cao hơn tương ứng với các triệu chứng nặng hơn [22]

- Phân loại chất lượng cuộc sống của người bệnh thành 2 mức [9] + Chất lượng cuộc sống chưa tốt: ≤ 58 điểm

+ Chất lượng cuộc sống tốt: > 58 điểm

Bộ công cụ EORTC QLQ-CIPN20 để đánh giá mức độ tổn thương thần kinh ngoại biên. Bộ câu hỏi gồm 20 câu chia thành 3 lĩnh vực:

+Bệnh lý thần kinh cảm giác gồm 9 câu: Câu C1 đến câu C8, câu C10 + Bệnh lý thần kinh vận động gồm 8 câu: Câu C9, câu C11 đến C15 và câu C18, C19.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

+ Bệnh lý thần kinh tự chủ gổm 3 câu: chóng mặt (câu C16) , mờ mắt (câu C17) và rối loạn cương dương (câu C20).

- Bộ câu hỏi được đánh giá theo thang Likert 4, trong đó 1 tương ứng với “khơng có” và 4 tương ứng với “rất nhiều”. Điểm thang đo thô cảm giác nằm trong khoảng từ 1 đến 36, điểm thang điểm thô vận động nằm trong khoảng từ 1 đến 32 và điểm thang điểm thô tự chủ nằm trong khoảng từ 1 đến 12 đối với nam và 1–8 đối với nữ (không bao gồm hạng mục chức năng cương dương). Điểm tổng của từng thang điểm phụ và thang điểm tổng thể được chuyển đổi thành điểm số chuẩn hóa từ 0 đến 100, với kết quả cao hơn cho thấy gánh nặng triệu chứng nhiều hơn [14].

<small>-</small> Bộ câu hỏi này đã được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach Alpha là 0,88 [17]. Hệ số Cronbach Alpha cho thang đo cảm giác, vận động và tự chủ lần lượt là 0,88, 0,88 và 0,78 [14].

2.2.2. Kết quả nghiên cứu

2.2.2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

<i>Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm chung (n=194)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Nhận xét: Từ bảng 2.1 cho thấy số ĐTNC có độ tuổi từ trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 43,3%. Hầu hết đối tượng nghiên cứu là công nhân và nông dân chiếm tỷ lệ lần lượt là 32,0% và 30,4%. Người bệnh sống ở thành thị (56,2%) nhiều hơn nông thôn (43,8%).

Về các triệu chứng lâm sàng, có 100% người bệnh bị tê bì; 80,9% bị đau nhưng chỉ có 26,8% và 38,7% người bệnh mất/giảm cảm giác và có cảm giác kiến bị.

<i>Biểu đồ 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn (n=194) Nhận</i>

xét: Số ĐTNC có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất

</div>

×