Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

cơ sở văn hoá việt nam phân tích đặc điểm vùng văn hóa tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.36 KB, 32 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA/TRUNG TÂM KHOA HỌC CHÍNH TRỊ </small>

<small>TÊN ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÙNG VĂN HĨATÂY NGUN </small>

<small>BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN </small>

<small>Học phần: Cơ sở văn hóa Việt Nam</small>

<small>Mã phách:……….(Để trống)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>Hà Nội – 2021</small>

ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÙNG VĂN HÓA TÂY NGUYÊN PHẦN MỞ ĐẦU :

1. Lý do chọn đề tài :

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần được con người sáng tạo và gìn giữ qua nhiều thế hệ , những văn hóa ấy được tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn , trong sự tương tác của con người với môi trường tự nhiên xã hội . Nền văn hóa Việt Nam đã được hình thành và khơng ngừng phát triển qua hàng nghìn năm , trải qua thăng trầm lịch sử thì những di sản văn hóa ấy vẫn ln được gìn giữ và trau dồi bởi toàn bộ dân tộc Việt Nam , với lịng u nước và tinh thần đồn kết quật cường.

Nếu sự thống nhất của dân tộc Việt là do cùng cội nguồn đã tạo ra bản sắc chung của văn hóa Việt thì sự đa dạng của từng vùng miền dân tộc lại làm nên những đặc trưng và bản riêng của từng vùng miền, và trong bài tập lớn này , em xin được phân tích đặc điểm vùng văn hóa Tây Nguyên một vùng đất thiêng liêng của tổ quốc , một nơi mà trải qua thời gian các dân tộc nơi đây đã sáng tạo ra một kho tàng văn hóa đa dạng , phong phú và giàu bản sắc . Chẳng hạn như những lễ hội cuốn hút, những pho sử thi đồ sộ , những mái nhà rông cao vút với các trang trí đậm đà bản sắc bản sắc dân tộc , nét đẹp đặc trưng đáng tự hào của Tổ quốc Việt Nam nói chung và vùng đất Tây Nguyên nói riêng .

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu:

Nhằm làm rõ những nét đặc trưng cơ bản của vùng văn hóa Tây Nguyên để thấy được những nét đẹp đáng tự hào của vùng đất Tây Nguyên

Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và nâng cao giá trị bản sắc văn hóa của vùng đất Tây Nguyên thiêng liêng

Mục tiêu nghiên cứu:

Qua bài tập lớn giúp em trả lời một số câu hỏi :

- Đặc điểm về tự nhiên và xã hội của vùng đất Tây Nguyên - Tìm hiểu được tổng quan đặc điểm của vùng văn hóa Tây Nguyên 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về người dân địa phương ở Tây Nguyên và các phong tục tập quán , đặc điểm văn hóa của vùng đất Tây Nguyên

Phạm vi nghiên cứu : gồm 5 tỉnh KonTum , Gia Lai , Đăk Lăk , Đăk Nông , Lâm Đồng .

4. Y nghĩa của việc nghiên cứu : 3

Thấy được vẻ đẹp những nét đặc trưng cơ bản của Tây Nguyên , những nét đẹp đáng tự hào của dân tộc của Tổ quốc Việt Nam , góp phần quảng bá du lịch Việt Nam và từ đó thấy được ý nghĩa của việc giữ gìn và bảo tồn những nét văn hóa đó đối với vùng và quốc gia .

Nội Dung :

Chương 1 : Khái quát chung về vùng văn hóa Tây Nguyên 1.1. Tổng quan vùng văn hóa Tây Nguyên

Vùng văn hóa Tây Nguyên :

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Tây Nguyên là vùng cao nguyên , phía bắc giáp với tỉnh Quảng Nam , phía đơng giáp với tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định , Phú Yên , Khánh Hịa , Ninh Thuận , Bình Thuận , phía nam giáp với các tỉnh Đồng Nai , Bình Phước , phía Tây giáp với Lào và Campuchia . Là địa bàn sinh sống của hơn 20 dân tộc người , nói các ngơn ngữ thuộc hai dịng ngơn ngữ chính là Mơn – Khơme và Nam Đảo , Tây Nguyên được mọi người biết đến không chỉ vì cồng chiêng – di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại nà Tây Ngun cịn có “ kho tàng” nhạc cụ truyền thống vô cùng độc đáo và phong phú về chủng loại, ,một điểm đáng ý ở trang phục Tây Ngun đó là những hoa văn trang trí trên trên trang phục khơng phải là vẽ hay in mà đó chính là chi tiết thể hiện kỹ năng , sự tài tình của người dệt . Những hình ảnh trang trí như hoa cỏ , chim chóc đều được người dệt đưa vào trang phục bằng các loại sợi có màu sắc khác nhau . Như vậy , trang phục ở đây thường thiên về các đường nét được dệt trên chiếc áo , tấm váy.

Tổng quan và vùng đất Tây Nguyên: Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên

Thực chất , Tây Nguyên không phải là cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề . Đó là các cao nguyên Kontum cao khoảng 500 mét , Kon Plông , Kon Hà Rừng , Pleiku cao khoảng 800 mét , M”Drăk cao khoảng 500 mét , Buôn Ma Thuật cao khoảng 500 mét , Mơ Nông cao khoảng 800 -1000 mét , Lâm Viên cao khoảng 1500 mét và Di Linh cao khoảng 900 -1000 mét Với đặc điểm tự nhiên khá thuận lợi mà thiên nhiên đã ban tặng nên đã phục vụ tốt cho sự phát triển nền kinh tế đặc biệt là nông nghiệp .Một số loại cây trồng đã mang lại lợi ích cũng như nguồn thu nhập cao cho người dân nơi đây đó là : cà phê , hồ tiêu , cao su , chè …..

Tây Nguyên có 4 hệ thống sơng chính là Thượng sơng Xetan , Thượng sơng Sepok , Thượng sông Ba và sông Đồng Nai

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo , có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô .

Tây Nguyên chủ yếu tập trung chủ yếu nhiều nhất là đất đỏ bazan và ferarit đỏ vàng

1.2. Đặc điểm đặc trưng về xã hội

Hiện nay , các dân tộc thiểu số ở Tây Ngun khơng cịn cư trú theo lãnh thổ tộc người riêng biệt mà sinh sống xen kẽ , đan xen nhau , có sự giao lưu về văn hóa với người Kinh và các dân tộc từ miền Trung , miền Bắc đến sinh cơ lập nghiệp , các buôn , làng của đồng bào sinh hoạt cộng đồng bền chặt ý thức tập thể rất cao , đất đai núi rừng , nguồn nước là sở hữu chung , thành tố hợp thành các buôn làng của đa số các dân tộc là đại gia đình mẫu hệ . Một số dân tộc theo chế độ phụ hệ.

1.2.1. Đặc điểm về sinh hoạt chung của người dân vùng đất Tây Nguyên Về mặt lao động của người dân vùng Tây Nguyên :

Nguồn thu nhập và lao động là làm nương rẫy ; sản xuất nương rẫy , sản xuất chất liệu thô sơ , sống chủ yếu dựa phần nhiều vào thiên nhiên . Ngoài ra họ cịn sản xuất thủ cơng như dệt vải , rèn , mộc ,… Hiện những nghề này đang được phục hồi tạo việc làm , tăng thêm nguồn thu nhập , đồng thời bảo tồn những giá trị truyền thống của người dân địa phương

Về mặt các lễ hội của người dân Tây Nguyên

Mùa lễ hội ở Tây Nguyên thường kéo dài trung bình thường ở những tháng đầu năm như tháng : 1,2,3 dương lịch , trong thời gian này người dân địa phương thường tổ chức các lễ hội ăn chơi , ca múa sau một mùa làm rẫy vất vả , con người muốn trả ơn cho những lực lượng vơ hình đã phù hộ cho họ một năm mưa thuận giá hòa , người yên vật thịnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1.3. Dân bản địa lâu đời của vùng đất Tây Nguyên

Vùng đất Tây Nguyên có rất nhiều dân tộc trong số 54 dân tộc Việt , tuy nhiên có 5 dân tộc bản địa lâu đời sống lâu đời hàng chục thế kỷ , đó là các dân tộc như : BaNa, Gia Rai , Ê đê , M’nong , Cơ Ho , Mạ

Đối với xã hội cổ truyền của dân bản địa , thì Làng là một bản vị duy nhất do một Gìa đứng đầu , mỗi làng thường có vài chục nóc nhà . Về quyền lợi kinh tế , già làng cũng giống như mọi thành viên khác trong làng nhưng về mặt tinh thần , họ gần như có uy tín tuyệt đối . Gìa làng là hiện thân của sự truyền thống và là một yếu tố tinh thần đưa đến sự thống nhất của cộng đồng .Ngồi làng ra, họ khơng có một bản vị chính quyền liên minh cao hơn .Đất rộng người thưa , cách biệt với bên ngoài bởi rừng rậm và núi non hiểm trở .Nơi sinh hoạt cộng đồng là Nhà Rơng , có thể nói Nhà Rông là biểu tượng của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở Tây Nguyên

1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của Tây Nguyên : Thời Nhà Nguyễn

Sang đến triều Nhà Nguyễn , quy chế bảo hộ trên danh nghĩa dành cho Tây Nguyên vẫn không thay đổi nhiều , mặc dù vua Minh Mạng có đưa phần lãnh thổ Tây Nguyên vào bản đồ Việt Nam ( Đại Nam nhất thống toàn đồ - 1834 ) . Người Việt vẫn chủ yếu khai thác miền Đông Nam Bộ Ngày nay , đã đẩy các bộ tộc thiểu số bán sơn địa lên hẳn vùng Tây Nguyên ( như bộ tộc Mạ )

Năm 1863 vua Tự Đức lập đơn vị sơn phịng để củng cố và bình định vùng sơn cước của ba tỉnh Quảng Nam , Quảng Ngãi , Bình Định . Tuy mặc đích chính là quân sự nhưng cơ sở sơn phòng sau biến thành mạch giao thương

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

giữa miền xuôi và miền núi qua trung gian các thuộc lái trong khi quan lại kiểm soát việc thu thuế .Việc nhũng nhiễu của lái buôn và lạm thu của giới quan liêu khiến người Thượng vì bị bức bách , đã tràn xuống miền xuôi cướp phá nhiều đợt . Quan quân phải truy đuổi đánh dẹp . Hệ thống sơn phòng tồn tại sang thời Pháp thuộc đến năm 1905 thì Chính quyền bảo hộ ra lệnh bãi bỏ và người Pháp trực tiếp cai trị vùng Cao Nguyên .

Thời Pháp thuộc

Sau khi người Pháp năm được quyền kiểm soát Việt Nam , họ đã thực hiện hàng loạt các cuộc thám hiểm và chinh phục vùng Tây Nguyên . Trước đó , các nhà truyền giáo đã đi tiên phong lên vùng đất còn hoang sơ và chất phác này .

Năm 1891 , bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra Cao nguyên Lang Biang . Ông đã đề nghị với Chính phủ thuộc địa xây dựng một thành phố nghỉ mát tại đây . Nhân dịp này , người Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùng đất này .Tuy nhiên , về danh nghĩa , vùng đất Tây Ngun vẫn thuộc quyền kiểm sốt của Triều đình Huế .Vì vậy , ngày 16 tháng 10 năm 1898 , khâm sứ Trung kỳ Léon Jules Pol Boulloche , đề nghị Cơ mật Viện triều Nguyễn giao cho Pháp trực tiếp phụ trách an ninh tại các cao nguyên Trung Kỳ .Năm 1898 , khi vương quốc Sedang bị giải tán thì ngay năm sau ( tức 1899) , thực dân Pháp buộc vua Đồng Khánh ban dụ ngày 16 tháng 10 . Trao họ cho Tây Ngun để họ có tồn quyền tổ chức hành chính và trực tiếp cai trị các dân tộc thiểu số ở đây . Triều đình Huế chỉ giữ việc bổ nhiệm một viên quan Quản đạo có tính cách tượng trưng . Năm 1900 , Tồn quyền Paul Doumer đích thân sáp Đà Lạt và quyết định chọn Đà Lạt làm thành phố nghỉ mát , bắt đầu sự can thiệp trực tiếp trên cao nguyên

Sau khi thống nhất

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Sau khi thống nhất năm 1976 sau khi chấm dứt chiến tranh Việt Nam , nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam gọi chung vùng này là Tây Nguyên , gồm ba tỉnh Đắk Lắk , tỉnh Gia Lai – Kontum và tỉnh Lâm Đồng . Chính quyền có chính sách di dân một số săc dân từ Vùng Tây Bắc lên Tây Nguyên cũng như thành lập nhiều Khu kinh tê mới tại đây

Ngày 21 tháng 8 năm 1991 , tỉnh Kon tum được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Gia Lai – Kontum thành hai tỉnh mới là GiaLai và Kon tum . Ngày 26 tháng 11 năm 2003 ,Quốc hội ra Nghị quyết số 22/2003/OH.11 , tỉnh Đăk Lăk tách thành hai tỉnh mới là Đăk Lăk và Đăk Nông

Hiện tại , địa bàn Tây Nguyên có 5 tỉnh Kon Tum , Gia Lai , Đăk Lăk , Đăk Nông, Lâm Đồng .

1.5. Dân cư của vùng Tây Nguyên :

Đặc điểm của một số người dân bản địa ở Tây Nguyên 1:Người BaNa và Giarai

Hai dân tộc BaNa , Gia Rai sống ở hai tỉnh Kon tum và Gia Rai , Người BaNa sống ở Kontum nhiều hơn , còn người Giarai sống tỉnh Giarai nhiều hơn . Hai dân tộc này về văn hóa có những điểm giống nhau và có những điểm khác nhau , tuy nhiên giống nhau thì nhiều hơn

Giống nhau :

Họ giống nhau về nhiều điểm :

Về chủng tộc họ có cùng thuộc nhóm chủng tộc Austronesia trong ngữ hệ Nam Đảo .Tuy nhiên họ có tiếng nói riêng

Về nhạc cụ họ có : Cồng chiêng , Đàn đá , Đàn K’ni , K’lông pút , Đàn Goong , Trưng , Alal

Về lễ hội họ có : Lễ hội đâm sâu , Lễ ăn cơm mới , Lễ bỏ mả

Về đặc sản thực phẩm họ có : Rượu cần , Cơm cháy – Rượu nếp , Phở khô ( Loại phở hai tô )

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Khác nhau :

Về tạo hình áo váy , người BaNa khơng có gì khác biệt mấy so với dân tộc Giarai hoặc Ê-Đê . Tuy nhiên , nó khác nhau ở phong cách mỹ thuật trang trí hoa văn , bố cục trên áo váy của người BaNa . Theo nguyên tắc bố cục dải băng theo chiều ngang thân người , dân tộc , BaNa dành phần chính ở giữa thân áo và váy với diện tích hơn một nửa áo , váy cũng như hai ống tay để trang trí hoa văn ( chủ yếu là hoa văn với các màu trắng đỏ ) , nề chàm cịn lại của áo váy khơng đáng kể so với diện tích hoa văn . Thắt lưng váy được dệt thêu hoa

Về kinh tế : người Giarai hiện tại nay đã làm ruộng nước ; lúa tẻ là cây lượng thực chính . Gạo tẻ là lương thực chính . Muối ớt là món khơng thể thiếu trong bữa ăn Người Gia Rai có đàn ngựa khá đơng

Về hơn nhân gia đình :

Dân tộc Gia Rai : theo truyền thống mẫu hệ , phụ nữ tự do lựa chọn người yêu và chủ động việc hôn nhân . Việc cưới xin trải qua nhiều thủ tục và lễ cưới được tiến hành ở cả hai gia đình, sau lễ cưới , chàng trai về ở nhà vợ , không được thừa kế tài sản . Trái lại , con gái lấy chồng lần lượt tách ra khỏi cha mẹ ra ở riêng , được phân chia một phần tài sản , con cái đều theo họ mẹ . Ngoài xã hội , đàn ơng đóng vai trị quan trọng hơn nhưng trong nhà phụ nữ có ưu thế hơn . Ngày xưa , có hủ tục những người cùng dòng họ ( theo nghĩa mẹ ) , khi chết chôn chung một hố , nay tục này đã giảm

Dân tộc BaNa : tuy theo truyền thống mẫu hệ , nhưng vợ chồng trẻ ở luân phiên mỗi bên một thời gian , sau khi sinh con đầu lịng mới làm nhà riêng .. Rất ít trường hợp di dị ,sau khi người mẹ chết , nếu bố lấy vợ mới , con cái thường không ở với bố và mẹ kế mà về sống với ông bà nội ….

2:Người Ê Đê và M’nông

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Trong những dân tộc bản địa định cư lâu đời ở Đăk Lăk , Đăk Lăk , thì dân tộc Ê đê và M’nơng có số dân đơng nhất , có nền văn hóa giàu bản sắc truyền thống : thành thạo nghề dệt thủ công , làm được các loại sản phẩm thổ cẩm thơng thường như áo , váy , khăn chồng , áo gối , túi xách …. Các loại nhạc cụ dân tộc như đàn T’Rưng , đàn Goong , đàn Krơng But

Các lễ hội của họ gồm có : Sa Peng chu , lễ cầu mưa , cúng bến nước , lễ M’gắp Bon , mừng lúa mới , mừng cơm mới , vào nhà mới , lễ cúng sức khỏe , chúc phúc dân tộc Ê Đê , M’nông mỗi khi tổ chức lễ hội là có âm thanh của cồng chiêng cà có hoạt động văn nghệ cộng đồng .

Dân tộc Ê Đê : Nguồn gốc của họ là từ Mã Lai , thuộc các hải đảo Thái Bình Dương đã có mặt lâu đời ở Đông Dương , chuyển cư vào miền trung Việt Nam hàng ngàn năm trước , và di cư lên Tây Nguyên khoảng sớm nhất vào cuối thể kỷ 8 đến thể kỷ 15 , cứ trú tập trung ở tỉnh Đăk Lăk .

Tiếng nói của họ : thuộc nhóm ngơn ngữ Mã Lai – Polynesia ( ngữ hệ Nam Đảo ) . Tiếng Ê Đê cịn vay mượn vốn từ vựng có nguồn gốc từ Môn – Khmer và một số từ từ vựng tiếng Pháp.

Thông thường họ dùng từ Dam ( chàng ) , đề đệm cho Nam giới Dam Sam , Dam Điêt , Dam Yi…và Hơbia ( nàng ) để đệm cho nữ giới , Hơbia ju , HơBia Jrah jan .

Người Ê Đê cũng là tộc người duy nhất ở Việt Nam đặt tên theo cấu trúc Tên trước Họ sau , có thể là kết quả ảnh hưởng của văn hóa Pháp .

Văn hóa : Người Ê Đê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú : thần thoại , cổ tích , ca dao, tục ngữ , và đặc biệt là các trường ca , sử thi. Người Ê Đê yêu ca hát , thích tấu nhạc . Nhạc cụ có cồng chiêng , trống , sáo , khèn là các loại nhạc cụ phổ biến của người Ê Đê và được nhiều người u thích . Hơn nhân gia đình: trong gia đình người Ê Đê , chủ nhà là phụ nữ , theo chế độ mẫu hệ , con cái mang họ mẹ , con trai không được hưởng thừa kế . Đàn

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

ông cứ trú trong nhà vợ . Nếu vợ chết và bên nhà vợ khơng cịn ai thay thế theo tục nối dây thì người chồng phải về với chị em gái mình. Khi chết , được đưa về chơn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ , chỉ con gái được thừa kế tài sản , người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già.

Đặc điểm kinh tế: Người Ê Đê làm rẫy là chính , riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ , dùng trâu dẫm đất thay việc cày , cuốc đất , ngoài trồng trọt cịn chăn ni săn bắn và hái lượm , đánh cá , đan lát , dệt vải , . Trên nương rẫy , ngồi cây cây chính là lúa cịn có ngơ , khoai , bầu , thuốc lá , bí ,v.v

Người Ê Đê cịn ni : trâu, bò ,voi . Họ còn tự làm ra được đồ đan lát , bát đồng , đồ gỗ trang sức , đồ gốm

Tôn giáo: phần lớn người Ê Đê theo đạo Thiên Chúa Giáo . Số người theo Tin Lành nhiều hơn Cơng Gíao . Đăk Lăk được coi là một trong những trung tâm đạo Tin Lành lớn nhất khu vực Đông Dương . Một số ít theo Phật giáo tại các vùng đơ thị chủ yếu là người Ê Đê kết hôn với người Việt , người Hoa . Số còn lại vẫn theo nét tín ngưỡng cổ truyền , thờ cúng các thần hộ thân cho mình.

Dân tộc M’nơng: Dân tộc M’nơng thuộc chủng Indonesian . Có tầm vóc trung bình, nước da ngăm đen , mơi hơi dày , râu thưa , mắt nâu đen , tóc thẳng . Một số chủng tộc có tóc xoăn . Người M’nơng nói tiếng M’nơng một ngơn ngữ thuộc ngữ tộc Môn – Khmer , ảnh hưởng tiếng Chăm , Ê Đê và Gia Rai , là những ngơn ngữ thuộc nhóm Malay – Polynesia . Họ có nhiều phương ngữ , nhưng chủ yếu là phương ngữ M’nông miền Đông và phương ngữ M’nông miền tây.

Văn hóa : cách nấu cơm bằng những nồi đất nung , ăn món cháo chua vào bữa trưa . Khi đi làm rẫy , cháo chua thường được đựng trong vỏ quả bầu khô

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

mang theo.. Thức ăn thông thường là muối ớt , cá khô , thịt thú ăn được và các loại rau rừng . Ngồi ra dân M’nơng cịn có tập quán uống rượu cần mỗi khi có lễ hội hoặc đám sự ,mọi người trong vùng đều uống được , ngồi ra họ cịn có phong tục : tục cà răng , căng tai , nhuộm răng đen và ăn trầu . Hơn nhân gia đình : chế độ mẫu hệ , họ mẹ , vợ giữ vị trí chính , nhưng Cha mẹ về già thường ở với con gái út . Sau lễ cưới , vợ chồng trẻ ở phía nào là tùy thỏa thuận giữa hai gia đình . Người con trai thường ở bên nhà vợ . Con cái sinh ra đều theo dòng họ mẹ và quyền thừa kế tài sản đều thuộc về những người con gái trong gia đình

Người M’nơng phải cà răng thì mới được u đương lấy vợ lấy chồng .Phong tục cưới xin gồm 3 bước chính tả dạm hỏi , lễ đính hơn , lễ cưới . Người M’nơng thích nhiều con , nhất là con gái .Phong tục cũ sinh con sau một năm mới đặt tên chính thức .

Đặc điểm kinh tế : Người M’nông làm rẫy là chính , ruộng nước chỉ có vùng ven hồ , đầm , sơng .Cây lương thực chính là lúa tẻ , Số lượng lúa nếp gieo trồng không đáng kể . Ngồi lúa ra , ngơ , khoai , sắn cũng được họ trồng thêm trên rẫy để làm lương thực phụ và nhất là dùng cho chăn ni . Người M’nơng có kinh nghiệm săn thú , và gài cạm bẫy bắt thú rừng , đặc biệt săn và thuần dưỡng voi rừng . dùng làm phương tiện vận chuyển đường rường rất hữu hiệu .

Ngoài ra , đàn ong đan lát các dụng cụ như gùi , giỏ, mùng .. đàn bà có dệt vải sợi bông.

Tập quán : thanh niên nam , nữ đang trưởng thành thường cưa bằng bằng một số răng cửa và xâu thủng lỗ tai để mang đồ trag sức .Hoa tai thường là một khúc ngà voi ,hay một khúc tre vàng óng hay một khúc gỗ quý . Dái tai của một số bơ lão , lão bà có khi xệ xuống trạm vai và như thế được coi là đẹp

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

, là người sang trọng .Tập tục cà răng căng tai là tập quán nhuộm răng đen và ăn trầu giống như người kinh.

2: Người Cơ Ho và Mạ :

Trong những dân tộc bản địa định cư lâu đời ở tỉnh Lâm Đồng , thì hai dân tộc Cơ Ho và Mạ có số dân đơng nhất , có nền văn hóa giàu bản sắc truyền thống nhất.

Dân tộc Cơ Ho : Người Cơ Ho nói tiếng Cơ Ho , ngơn ngữ thuộc ngữ chi BaNa ( Bahnaric ) thuộc Ngữ hệ Nam Á . Họ chuyên sống du canh , du cư , nên từ lâu , họ đã di chuyển xuống phía nam vùng Bắc và Đơng Bắc thành phố Đà Lạt . Hiện nay , họ cư trú trên địa bàn các huyện Đức Trọng , Lâm Hà , Lạc Dương, Đơn Dương và vùng phụ cận thành phố Đà Lạt Chữ Cơ Ho vào đầu thế kỷ 20 , được xây dựng bằng hệ thống chữ Latin nhưng mặc dù đã được cải tiến nhiều lần , được dùng để dạy trong một số trường học , nhưng loại chữ này chưa phổ cập .Cuốn tập đọc song ngữ tiếng Việt và tiếng Cơ Ho do Việt Nam Cộng hịa xuất bản.

Văn hóa :

Ăn uống : ba bữa , ăn bốc , với canh rau rừng và các loại gia vị như tiêu , ớt … Món ăn thường chế biến khô để thuận tiện cho việc ăn bốc .Thực phẩm kho hoặc luộc , canh được chế biến từ rau trộn với tấm và cho thêm ớt, muối . Gạo ăn với cá, thịt , rau . Nấu ăn bằng ống nứa , sau này nấu ăn bằng đất nung , đồng , gang .

Thức uống : là nước suối , dụng cụ trữ nước uống là những quả bầu khô hoặc ghè .

Rượu Cần : làm từ gạo , ngô , sắn … với men chế biến từ cây rừng .Rượu cần được dùng trong các dịp lễ tiệc , hội hè

Người Cơ Ho quen hút các loại cây thuốc phơi khô rồi cuốn lại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Hơn nhân gia đình : Dựa trên cơ sở sự ưng thuận giữa hai bên trai gái , cha mẹ không quyết định . Đọ tuổi kết hôn của người Cơ Ho thường từ 16 – 17 tuổi đối với nữ và 18 – 20 tuổi đối với nam , bình quân một phụ nữ sinh 5 – 6 con nên tỷ lệ sinh cao .

Chế độ mẫu hệ : người phụ nữ đứng vai trị chủ động trong hơn nhân , sau hơn lễ , người đàn ông về nhà vợ ở .

Tuyệt đối cấm kỵ việc kết hơn giữa những người có cùng một dòng họ , nhất là ở cùng một địa phương . Sau khi vợ chết , người chồng có thể kết hơn với người em gái của vợ .Và ngược lại, nếu chồng chết , người vợ góa có thể kết hơn với người em trai của chồng nếu đôi bên ưng thuận .

Đặc điểm kinh tế : chủ yếu là sản xuất nông nghiệp , ngồi ra cịn có săn bắt , thú rừng , đánh cá, hái lượm , lâm thổ sản và một số nghề thủ công như rèn , đan lát , dệt .

Trồng trọt : trồng lúa nước ở các thung lũng . Nếu cư trú ở vùng núi cao thì phát rừng trơng ngơ , lúa rẫy , sắn , làm vườn trồng các loại rau củ .

Công cụ : sản xuất truyền thống : rìu , chà gạc dùng để chặt cây , gậy chọc lỗ tra hạt , cuốc , cày làm bằng gỗ , gần đây thay bằng sắt .

Chăn nuôi : trâu , bò , dê , lợ , gà vịt … theo phương thức thả rơng , trâu bị chủ yếu để kéo ở những vùng làm ruộng nước và để hiến tế trong các nghi lễ. Tín ngưỡng : Đa Thần …. Thần Linh ( yang ) . Vị thần tối cao là Nđu , rồi có thần Mặt Trời , Mặt Trăng , Thần Núi , Thần Sông , Thần Đất , Thần Lúa … Đối với thần linh , họ cúng tế khi hiểu hỷ , ốm đau bệnh tật .. khi gieo lúa , lúa trổ bông , đạp lúa và cho lúa vào kho . họ dùng trâu , lợn , dê hoặc gà tế sống cùng với rượu .Bàn thờ thường đặt ở chỗ trang trọng và tôn nghiêm nhất nhà . Ngày nay , khá lớn người Cơ Ho theo Thiên Chúa Gíao , Cơng Gíao , Tin Lành .

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Dân tộc Mạ : người Mạ nói tiếng Mạ thuộc ngữ chi BaNa của ngữ tộc Môn – Khmer , Ngữ hệ Nam Á … Nhưng họ khơng có chữ viết , nên văn hóa dân gian Mạ vẫn theo lối sống nghìn xưa chỉ có thuộc lịng những truyền khẩu mà thôi .

Họ sống thành từng làng , mỗi làng có từ 5 – 10 nhà sàn dài . Đứng đầu làng là già làng .

Văn hóa : kho tàng văn học dân gian Mạ gồm nhiều truyện cổ , truyền thuyết độc đáo . Lễ cúng thần Lúa là lễ lớn nhất trong năm …. Sau mùa thu hoạch , già làng mời các vị lớn tuổi trong làng họp để bàn về lễ đâm trâu .

Hôn nhân : Bộ tộc Mạ đã xác lập được chế dộ phụ hệ vững chắc trong hôn nhân gia đình , nhà trai chủ động trong hơn nhân , nhưng sau lễ cưới chú rể phải sang ở nhà vợ , đến khi nộp đủ đồ sính lễ mới được ở nhà mình . Nhà cửa : nhà cửa truyền thống của người Mạ là nhà sàn dài tới 20 – 30 m . Nay vẫn là nhà sàn những là nhà ngắn của các gia đình nhỏ . Nhà sàn chỉ có ở những vùng cao nhưng nay nhà đất ở vùng đất đã xuất hiện nhiều hơn . Kinh tế : người Mạ làm rẫy trồng lúa và làm rẫy trồng ngô , bầu bí , thuốc lá , bơng … họ có làm ruộng nước bằng kỹ thuật lùa cả đàn trâu xuống ruộng để trâu giẫm đất đến khi sục bùn thi gieo lúa giống ..

Công cụ sản xuất : thơ sơ , có các loại xà gạt , xà bách , dao , rìu , gậy chọc lỗ .

Về chăn ni : người Mạ ni trâu , bị , gà , vịt , ngan … theo cách thả trâu , bị vào rừng khi nào có việc cần dùng thì lùa bắt về .

Về nghề nghiệp : đàn ông Mạ tự luyện quặng sắt lấy sắt để rèn các cơng cụ sản xuất và vũ khí như xà gạt lưỡi cong , lao , còn đàn bà nổi tiếng về nghề dệt vải truyền thống với những hoa văn tinh vi hình hoa lá , chim thú với nhiều màu sắc ….

Chương 2 : Văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên :

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

2.1. Nét đặc trưng về văn hóa : 2.1.1. Nhà ở :

Nói đến Tây Nguyên là người ta liên tưởng ngay đến sừng sững như nhà Rông như một biểu tượn của khát vọng , ý chí và sức mạnh .Ngơi nhà rơng ln uy nghi giữa làng với biết bao bí ẩn đối với người lạ và thành kính thiêng liêng đối với dân cư trực thuộc.

Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng , đây là ngôi nhà cộng đồng , như đình làng của người Kinh , dùng làm nơi tụ họp , trao đổi , thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên . hoặc cịn là nơi đón khách ( theo phong tục Người BaNa ) dù riêng của gia đình hay của chung cả làng . Nhà Rông chỉ có ở những bn làng người dân tộc như Gia Rai , BaNa … ở phía Bắc Tây Nguyên , đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và KonTum.

Đặc điểm :

Nhà Rông được xaay dựng chủ yếu bằng các vậy liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như cỏ , tranh , tre , gỗ , lồ ô,..và được xây cất trên một khoảng đất rộng , nằm ngay tại khu vực trung tâm buôn.

Nhà Rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến truc , tạo dáng, tang trí hoa văn . Nhìn chung nhà Rơng là ngơi nhà to hơn nhiều so với nhà bình thường , có kiến trúc cao . Có những ngơi nhà cao tới 18m , với đặc điểm là mái nhọn xi dốc hình lưỡi rìu vươn lên bầu trời với một vóc dáng mạnh mẽ .

Nhà dựng trên những cột cây to , thường là tám cột bằng cây đại thụ , thẳng , chắc , mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh , phơi kỹ cho đến khi khô vàng . Nhà Rông Tây Nguyên , Nét kiến trúc độc đáo :

Nhà Rông Tây Nguyên không khác biệt nhiều so với nhà Rông của các dân tộc thiểu số dản Trường Sơn . Nóc Nhà có 2 mái , nơi chỏm đầu dốc có một đơi sừng . Quan sát thật kỹ mới thấy những chi tiết khác với nhà ở . Chạy dọc

</div>

×