Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.63 MB, 110 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

PHẠM THỊ BÍCH LIÊN

PHÁP LUẬT ƯU ĐẤI TÀI CHÍNH

ĐĨI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Vân

HÀ NỘI - NĂM 2016

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

từ Giáo viên hướng dan là PGS.TS Nguyễn Thị Anh Vân. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong dé tài này là trung thực. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phan tài liệu tham khảo. Ngồi ra, dé tài cịn sử dụng một số nhận xét, đánh gid cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tô chức khác và cũng thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phái hiện có bất cứ sự gian lận nào, tơi xin hồn tồn

chịu trách nhiệm trước hội dong cũng như kết quả luận văn của mình.

<small>Ha Nội, ngày 5 thang 08 năm 2016Tác giả</small>

<small>Phạm Thị Bích Liên</small> XÁC NHẬN CUA GIANG VIÊN HƯỚNG DAN

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2. Tình hình nghiên cứu đề tài...-- 5-2-5 SE 3E E121 E1 EEerkrrkeg |

3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn... 2

<small>4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn... 2</small>

<small>5. Cac cau hỏi nghiên cứu của luận văn... 3</small>

6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn... 3

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn...--. 3

8. BO cục của luận văn...--. c2 221221112 xện 3 PHAN NOI DUNG Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHAP LUAT UU DAI TÀI CHÍNH DOI VOI DAU TU TRỰC TIEP NƯỚC NGOÀII... 5

1.1. Khái niệm và đặc điểm của wu đãi tài chính đối với dau tư trực tiếp <small>MUWOC NYOAL... 2... ẰằẰẮ... 5</small>

1.1.1. Khái niệm wu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi... 5

1.1.2. Đặc điểm của wu đãi tài chính doi với đầu tư trực tiếp nước ngodi...12 1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam...--..-c-.ccccc°: 15

1.2.1. Khái niệm pháp luật wu đãi tài chính đối với dau tư trực tiếp nước <small>ngoài tại Viet ÏÏQIH... HH ng HH nh kh Hy 15</small>

1.2.2. Đặc điểm của pháp luật wu đãi tài chính doi với dau tư trực tiếp nước <small>ngoài tại VIỆt dIH... nh kh khe 16</small>

1.2.3. Vai trò của pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước Chương 2: THỰC TRANG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIEN THI HANH PHAP LUAT VE UU DAI TÀI CHÍNH DOI VỚI DAU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM...- Q1 22221111111 1151111 rên 26 2.1. Thực trạng pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp <small>nước ngoài tại Việt Nam...QQQQQ He. 26</small> 2.1.1. Những thành cơng của pháp luật wu đãi tài chính đối với đầu tư trực D7)Ề11718./111018./18//280\() NEETINặGẠẶa...Ầ 26

2.1.2. Những bat cập của pháp luật wu đãi tài chính doi với đầu tư trực tiếp

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp <small>nước ngoài tại Việt Nam...ccQQQnnnnnnse. 61</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

đãi tài chính doi với đầu tư trực tiếp nước ngồi để tron thuế, chuyển giá... 64 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ THUC THI CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VE UU DAI TÀI CHÍNH DOI VỚI DAU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM...68 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam...-... c2 22c. 68

3.2. Nguyên tắc hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam... 69 3.2.1. Quán triệt những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hội nhập Kinh té Quoc té E0 n7Ẽn7878Ẽ7ẼẼ... ha. Ra... 69

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về wu đãi tài chính doi với dau tư trực tiếp nước ngoài phải phù hợp với quy định của Hiến pháp và các đạo luật khác... 70

3.2.3. Đảm bảo pháp luật về wu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vừa thu hút đầu tư nước ngồi, vừa kích thích đầu tư sản NUGL MONG NUOC. 800n080708Ề7ồỀ n0. &šŸ£Ặ 70 <small>3.3. Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả</small> thực thi về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam.71

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt N4I... Q.2 TQ n HS TS n kg vn ru 71

3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật wu đãi tài chính đối với đầu tw trực tiép HƯỚC H0ỒÌ...Q TT nH ST nnkn ke 83

KET LUAN 000... .cc ccc cecccceeccceeeccceeccseuecesauceseueseraeseseueesraeeesanenes 87 DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

<small>PHU LUC</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

đại hóa, phấn đấu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Cho đến nay, chiến lược của Việt Nam có tác dụng tương đối tốt trong việc thu hút các dòng đầu tư trực tiếp nước ngồi quy mơ lớn, mang lại cho đất nước nguồn vốn nước ngoài dồi dào cũng như bước đầu tiếp xúc với cơng nghệ và bí quyết mới, kỹ năng quản lý và tổ chức, thông tin thị trường và tiếp cận thị trường. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, thúc đây việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo việc làm và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ké từ khi Luật đầu tư nước ngoài 1987 được ban hành, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đã trải qua những giai đoạn phát triển kế tiếp nhau, song song với đó, các biện pháp ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi cũng được thay đổi phù hợp dé đảm bảo đáp ứng các mục đích thu hút đầu tư, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.

Đề đạt được những thành tựu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua, pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi đóng vai trị khơng nhỏ. Pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo khung pháp lý cơ bản, điều chỉnh hoạt động ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng về mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.

<small>Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình thực thi,</small> pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã lộ ra những bất cập nhất định, đặt ra nhiệm vụ phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoai. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” hiện nay mang tính cấp thiết, khơng những về mặt lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

<small>Trong thời gian qua, đã có một sơ tác giả có các cơng trình nghiên cứu về đâu tư</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Định có Luận án Tiến sĩ Luật học năm 2003 về “Hoàn thiện pháp luật về dau tư trực tiếp nước ngồi trong xu hướng nhất thé hóa pháp luật về dau tư ở Việt Nam”, tác giả Vũ Văn Cương có Luận văn Thạc sĩ Luật học năm 2003 về “Hoàn thiện pháp luật thuế doi với hoạt động dau tư trực tiếp nước ngoài của nhà dau tư nước ngoài tai Việt Nam ”, tác giả Lương Thị Kim Dung có Luận văn Thạc sĩ Luật học năm 2004 về “Hoan thiện pháp luật về khuyến khích dau tư nước ngoài khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thé giới”, tac giả Đỗ Phương Hiền có Luận văn Thạc sĩ Luật học năm 2014 về “Pháp luật hiện hành về dau tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp hoàn thiện ”... Tuy nhiên, những cơng trình này hoặc viết đã lâu, hoặc chỉ đề cập đến pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian gần đây.

3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn: Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

<small>Phạm vi nghiên cứu</small>

Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ luật tài chính, trong đó, “ưu đãi tài chính” trong luận văn này được hiểu chủ yếu là (1) các ưu đãi về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khâu, thuế nhập khẩu); bên cạnh đó là (2) một số ưu đãi tài chính khác (chuyền lỗ, khấu hao tài sản). Về thời gian, luận văn nghiên cứu những vấn đề pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi từ năm 1975 đến <small>nay.</small>

<small>4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:</small>

<small>Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ</small> thống pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam từ khi hình thành và phát triển đến nay, đánh giá đúng thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:</small>

- Ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi là gì? Pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam là gì?

- Thực trạng pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam có những thành công và bất cập nào? Thực tiễn thi hành pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?

- Vì sao phải hồn thiện pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam? Nguyên tắc hoàn thiện các quy định pháp luật này như thé nào? Có những giải pháp nào dé hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt <small>Nam?</small>

6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn:

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác — Lê nin, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh pháp luật, dự báo dé nghiên cứu những van dé về pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:

Thông qua những kết quả nghiên cứu, những kiến nghị được đặt ra của luận văn, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của kho tàng lý luận và thực tiễn về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi nói chung và pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi nói riêng. Với việc đưa ra các số liệu chính xác, đề xuất các giải pháp cụ thé, tác giả hi vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đơi mới pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, luận văn có thê được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu về ưu đãi tài chính đối <small>với dau tư trực tiêp nước ngồi tại Việt Nam.</small>

<small>8. Bơ cục của luận văn:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

trực tiếp nước ngoài

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

<small>Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi các quy</small> định pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHAP LUAT UU DAI TÀI CHÍNH DOI VOI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1. Khái niệm và đặc điểm của ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp <small>nước ngồi</small>

1.1.1. Khái niệm wu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1.1. Dau tư trực tiếp nước ngoài và wu đãi dau tư trực tiếp nước ngồi Đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng phải là một khái niệm mới. Sự xuất hiện của thuật ngữ “đầu tư” lần đầu tiên có thể được tìm thấy ở Hiến chương Tổ chức thương mại quốc tế ITO được thông qua tại Hội nghị thương mại và việc làm của Liên hiệp quốc tại Havana năm 1948, nhưng Hiến chương này không đưa ra một định nghĩa nào về đầu tư. Trong Bản án liên quan đến Barcelona Traction, Light, and Power Company, Ltd vào ngày 5 thang 2 năm 1970, Toa án công lý quốc tế đã sử dung thuật ngữ này ma không đưa ra định nghĩa. Từ phán quyết của thâm phán Gros xét xử vụ việc này, có thể hiểu “đầu tư” bao gồm một quyết định giao tài sản cho một hoạt động sản xuất diễn ra ở nước ngồi, qua đó chủ tài sản rất dễ bị ton thất khi tịch thu mà không được bồi thường".

Tuy vậy, thuật ngữ “đầu tư trực tiếp nước ngồi” khơng được sử dụng nhiều cho đến mãi thập kỷ 80 của thé kỷ XX, khi xu thé tồn cầu hóa các hoạt động kinh tế - thương mại - đầu tư ngày càng phát triển mạnh mẽ thì thuật ngữ “đầu tư trực tiếp nước ngồi” mới thực sự trở nên phơ biến. Luật đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga ban hành ngày 4 tháng 7 năm 1991 định nghĩa: “Đẩu tu trực tiếp nước ngồi là tat cả những hình thức giá trị tài sản hay giá trị tinh than mà người nước ngoài đâu tư vào các đối tượng của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác nhắm mục dich thu lợi nhuận”. Định nghĩa này được một số chuyên gia pháp lý cho

là tương đối đầy đủ, nêu được bản chất của hoạt động đầu tư nước ngoài là vì mục

đích lợi nhuận nhưng lại có hạn chế khi coi công cụ đầu tư chỉ là “giá tri tài sản”, tức là, việc chuyển công nghệ, kỹ năng quản lý, nhãn hiệu, thương hiệu... (các loại

<small>! Todd Weiler (2005), International Investment Law and Arbitration: Leading Cases from the ICSID,</small>

<small>NAFTA, Bilateral Treaties and Customary International Law, Cameron May Publisher, London, page 48.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

in thứ 6 năm 2009 đã định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài như một sự “dau tu qua biên giới”, trong đó một nhà đầu tư là “cu dan trong một nên kinh tế (có) kiểm sốt hoặc có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đến việc quản ly của một doanh nghiệp là cư dân trong nên kinh tế khác”. Hoạt động trực tiếp quản lý đầu tư của đầu tư trực tiếp nước ngoài là cách thức phân biệt với một hình thức hoạt động khác của đầu tư là đầu tư gián tiếp (không trực tiếp quản lý).

Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì đầu tư trực tiếp nước ngồi “phản ánh mục tiêu thu về một lợi ích lâu dài của một thực thể trong một nên kinh tế (“nha dau tư trực tiếp”) vào một thực thé (“doanh nghiệp được dau tư trực tiếp”) trong nên kinh tế khác ... Sự quan tâm lâu dai ngụ ý sự tôn tại của một mối quan hệ lâu dai giữa các nhà dau tư trực tiếp với các doanh nghiệp được dau tu và có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đến việc quan lý của doanh nghiệp. Đầu tư trực tiếp liên quan đến cả các giao dịch ban dau giữa hai thực thé và tat cả các giao dịch vốn tiếp theo giữa họ và giữa các doanh nghiệp trực thuộc... ` 4

Như vậy, có thé thay, dưới góc độ kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoai là một

hình thức đầu tư quốc tế được đặc trưng bởi sự dịch chuyền tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý từ quốc gia này sang quốc gia khác dé sản xuất, kinh doanh nham thu lợi nhuận cao. Dưới góc độ pháp lý, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động kinh doanh quốc tế dựa trên cơ sở quá trình di chuyển tư bản giữa các quốc gia, chủ yếu do pháp nhân và chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình đầu tư.

Trong pháp luật Việt Nam, Khoản 1 điều 3 Luật đầu tư 2005 quy định về việc đầu tư là “việc nhà đấu tu bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định dé thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác”. Có thê thay dinh nghia dau tu trong Luat dau tu 2005 kha rộng, bao gom nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Luật đầu tư 2014 khơng định nghĩa về tồn bộ hoạt động đầu tư mà chỉ đưa ra định nghĩa về hoạt động đầu tư kinh doanh. Theo Khoản 5 Điều 3 Luật đầu tư 2014: “Ddu tur kinh doanh là việc nhà đâu tr bỏ vốn <small>? Somphon Sathavone (2015), Các biện pháp khuyến khích dau tư theo Luật dau tu Việt Nam và kinh nghiệm</small>

<small>đôi với xây dung pháp luật của CHDCND Lào. Luận văn Thạc sĩ Luật học, Dai học Luật Hà Nội, Hà Nội,</small>

<small>trang 8.</small>

<small>3 https:/www.law.cornell.edu/wex/foreign_ direct_investment, truy cập ngày 20/06/2016.</small>

<small>* OECD Detailed Benchmark definition of foreign direct investment. Third edition, reprinted 1999, trang 7</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

đầu tư 2014, khái niệm đầu tư kinh doanh đã được quy định cụ thê, chỉ tiết và khái quát được hết các nội hàm đầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đầu tư 2014. Pháp luật đầu tư của Việt Nam hiện hành cũng khơng quy định thế nào là đầu tư nước ngồi mà chỉ quy định làm rõ thuật ngữ “nhà đầu tư nước ngồi”. Theo đó, Luật đầu tư năm 2014 quy định: “Nhà dau tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngồi, t6 chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động dau <small>tu kinh doanh tại Việt Nam.</small>

Căn cứ vào mức độ tham gia quản lý của nhà đầu tư vào đối tượng được góp vốn, đầu tư được chia ra hai cách thức đầu tư sau: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thơng qua việc mua cô phan, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khốn và thơng qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. Căn cứ vào nguồn gốc vốn và quốc tịch của nhà đầu tư, đầu tư được chia thành đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Từ khái niệm đầu tư và quy định về nhà đầu tư nước ngồi nêu trên, có thể hiểu: Đầu tu trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam là việc cả nhán có quốc tịch nước ngồi, tơ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động bỏ vốn đâu tư thông qua việc thành lập tơ chức kinh tế; dau tư góp vốn, mua cổ phan, phan vốn góp của tổ chức kinh tế và tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dụ an đâu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Về “ưu đãi đầu tư”, cho đến nay, khơng có một văn bản pháp lý nào định nghĩa chính xác cụm từ này”. Khái niệm “ưu đãi đầu tư” có thé rất rộng, bao trùm hầu hết những sự trợ giúp được cung cấp bởi một quốc gia cho các nhà đầu tư, hoặc nó có thé hẹp hơn, chỉ bao gồm một số loại hỗ trợ cụ thê nhất định cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các hiệp định thương mại hay đầu tư quốc tế đều có những định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này. Ví dụ, Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ <small>Ÿ Somphon Sathavone (2015), Các biện pháp khuyến khích đầu tư theo Luật đầu tư Việt Nam và kinh nghiệmđối với xây dựng pháp luật của CHDCND Lào. Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Ha Nội, Hà Nội</small>

<small>trang 8.</small>

<small>® UNCTAD series on Issues in international investment agreement, page 5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Theo UNCTAD, ưu đãi dau tư là “Việc cấp một lợi ich cu thể phát sinh từ chi tiêu công [một đóng góp tài chính} liên quan đến việc thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, hoạt động, hay hành vi của một khoản dau tư của các nước ký diéu ước hay không ký diéu ước trong lãnh thé của mình."”"

Ưu đãi đầu tư, theo tác giả Lê Thị Lệ Thu, có thé hiểu như là một cơng cụ chính sách được luật hóa mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Trong mối quan hệ này, Nhà nước chính là chủ thể đem lại các ưu đãi; nhà đầu tư là chủ thê được nhận ưu đãi; khách thé của quan hệ này chính là các ưu đãi cụ thé như các khoản lợi về thuế, tiền thuê đất... Mục đích của việc cấp ưu đãi là Nhà nước mong muốn người được nhận ưu đãi — chính là các nhà đầu tư — đầu tư vào một số địa bàn và lĩnh vực nhất định theo đúng nhu cầu hiện tại của Nhà nước”.

Dưới một góc độ khác, có thể hiểu ưu đãi đầu tư là các chính sách của quốc gia về việc sẽ dành một số điều kiện, quyền lợi cho nhà đầu tư đặc biệt hơn so với bình thường; các đặc quyền đó có thé thay đổi theo từng thời kỳ tùy theo tình hình kinh tế - chính trị - xã hội cụ thé nhưng “lời hứa” mà Nhà nước dành cho Nhà đầu tư là không bao giờ đổi thay theo sự thay đổi vốn di là rất thường tình của thời cuộc bởi nó được đảm bảo bằng một bản “hợp đồng” được ký kết giữa Nhà nước và nhà đầu tư, đó chính là các điều khoản quy định về ưu đãi tại Giấy chứng nhận đầu tư <small>mà Nhà nước câp cho các nhà đâu tư.</small>

1.1.1.2. Uu đãi tài chính đối với dau tư trực tiếp nước ngoài

Nhắc đến khái niệm Ưu đãi đầu tư (Investment incentives), theo các tác giả Magnus Blomstrom & Ari Kokko, có ba dạng ưu đãi đầu tư: Ưu đãi tài chính (cơng), khuyến khích tài chính và những khoản ưu đãi khác”.

Theo UNCTAD, chính phủ thường phân chia ba dang ưu đãi đầu tư dé thu hút von đầu tư trực tiếp nước ngồi và để có lợi nhuận từ đầu tư trực tiếp nước ngồi, <small>bao gơm: khun khích tài chính như cho vay hồn tồn và cho vay ở mức ưu đãi,T UNCTAD series on Issues in international investment agreement, page 15</small>

<small>8 Lê Thị Lệ Thu (2006), Pháp luật về wu đãi dau tư ở Việt nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà</small>

<small>Nội, Hà Nội, trang 9,10</small>

<small>? Magnus Blomstrom & Ari Kokko (2003), The economics of foreign direct investment incentives, Worrking</small>

<small>paper 168.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

trường '°.

Cu thé hon, khuyén khich tai chinh gom cac dang: Tai tro dau tu (“tro cap trực tiếp” dé trang trải (một phan) vốn, chi phí sản xuất, tiếp thị liên quan đến dự án đầu tư), tín dụng trợ cấp và bảo lãnh tín dụng (cho vay trợ cấp/ khoản vay bảo đảm/ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu) và bảo hiểm của chính phủ với giá ưu đãi/ tài trợ công khai đầu tư mạo hiểm tham gia vào các khoản đầu tư liên quan đến rủi ro thương mại cao (Bảo hiểm của chính phủ với giá ưu đãi, thường có san dé trang trải một số loại rủi ro như biến động tỷ giá, đồng tiền mất giá, hoặc rủi ro phi thương mại như trưng dụng) và bất ồn chính trị (thường được cung cấp thông qua một cơ quan quốc tế).

Ưu đãi tài chính (cơng) được chia làm nhiều loại dựa trên các tiêu chí: Một là, dựa trên lợi nhuận, ưu đãi tài chính bao gồm giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo tiêu chuẩn, miễn thuế. Dựa trên sự đầu tư vốn, ưu đãi tài chính bao gồm khấu hao nhanh, đầu tư và phụ cấp tái đầu tư là tiêu chí thứ hai. Ba là, dựa trên lao động bao gồm giảm đóng góp an sinh xã hội, khấu trừ từ thu nhập chịu thuế dựa trên số lượng nhân viên hoặc chi tiêu liên quan lao động khác. Bốn là, dựa trên việc kinh doanh, ưu đãi tài chính là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên tong doanh thu. Thứ năm là dựa trên việc nhập khẩu, ưu đãi tài chính gồm các dạng miễn thuế đối với hàng hóa, thiết bị, nguyên liệu, phụ tùng và nguyên liệu đầu vào liên quan đến quá trình sản xuất; tín dụng thuế cho các nhiệm vụ chi trả đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu. Sáu là, dựa trên việc xuất khâu, ưu đãi tài chính là tổng thé của miễn giảm thuế xuất khâu, giảm giá thuế phí vào nguyên liệu nhập khâu hoặc các nguyên liệu có thể đánh thuế tiêu thụ sử dụng trong sản xuất các mặt hàng xuất khẩu; ưu đãi thuế thu nhập từ xuất khẩu, giảm thuế thu nhập cho các hoạt động ngoại hối có thu nhập đặc biệt hoặc cho sản xuất xuất khẩu; các khoản tín dụng thuế bán hàng trong nước quay trở lại cho hoạt động xuất khẩu; các khoản tín dụng thuế thu nhập vào nội địa ròng hàng xuất khẩu; khấu trừ các khoản chi ở nước ngoài và trợ cấp vốn cho các ngành công nghiệp xuất khẩu. Bay là, dựa trên các chi phí đặc thù khác, ưu đãi tài chính là khấu trừ dựa trên thuế thu nhập doanh nghiệp, ví dụ, chi phí liên quan đến tiếp thị và các hoạt động quảng cáo. Tám là, dựa trên giá tri <small>'° UNCTAD series on Issues in international investment agreement, page 5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

gia tăng, ưu đãi tài chính giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc các khoản tín dụng dựa trên hàm lượng nội địa rịng của đầu ra; cấp tín dụng thuế thu nhập dựa trên giá trị ròng thu được và dựa trên việc giảm thuế cho người nước ngoài.

Những dang ưu đãi khác bao gồm: (i) Những quy định ưu đãi, trong đó có ha thấp tiêu chuẩn mơi trường, sức khỏe, an toàn hoặc lao động; miễn tạm thời hoặc vĩnh viễn những tiêu chuẩn áp dụng phù hợp và điều khoản ổn định đảm bảo rằng các quy định hiện hành sẽ không được sửa đổi dé gây thiệt hại cho nha đầu tư), (ii)

những dịch vụ được trợ cấp, là cơ sở hạ tầng được trợ cấp dành riêng: điện, nước,

viễn thông, vận tải hoặc giá rẻ hơn giá thương mại; hay dịch vụ trợ cấp, bao gồm hỗ trợ trong việc xác định nguồn tài chính, thực hiện và quản lý dự án, thực hiện nghiên cứu dau tư trước, thông tin về thị trường, nguyên liệu vật liệu san có và cung cấp cơ sở hạ tầng, tư vẫn về quy trình sản xuất và các kỹ thuật tiếp thị, hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại, phương tiện kỹ thuật để phát triển bí quyết hoặc cải thiện chất lượng điều khiến, (iii) đặc quyền thị trường (hợp đồng ưu đãi của chính phủ, đóng cửa thị trường dé tránh hàng hóa nhập cảnh hay cung cấp độc quyền, bảo vệ khỏi sự

cạnh tranh nhập khâu) và (iv) đặc quyền ngoại hồi (là đối xử đặc biệt liên quan đến

ngoại hối, bao gồm cả tỷ giá trao đôi đặc biệt, tỷ giá chuyền đôi nợ đặc biệt trên vốn chủ sở hữu, loại bỏ các rủi ro trao đổi nợ nước ngoài, các nhượng bộ của các khoản tín dụng ngoại hối cho kim ngạch xuất khâu, và nhượng bộ đặc biệt về việc hồi hương của thu nhập và vốn) `”.

Như vậy, theo quan niệm của UNCTAD, nhắc đến ưu đãi tài chính, người ta sẽ nghĩ đến hai dạng: khuyến khích tài chính (trong đó có việc nhà đầu tư được nhận khoản tiền trực tiếp từ chính phủ) và ưu đãi tài chính cơng (trong đó nhà đầu tư sẽ được miễn, giảm, ưu đãi một phần tiền nào đó dựa trên những yếu tố xung quanh việc kinh doanh của nhà đầu tư).

Tuy nhiên, ở Việt Nam, quan điểm của các cơ quan chức năng khi nhắc đến cơ chế chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi lại chỉ nhắc đến chính sách thuế và thu khác (bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế xuất khâu, thuế nhập khẩu và chính sách tài chính về đất đai)”. Sở dĩ khơng nhắc một khái niệm nào liên quan đến khuyến khích tài chính như quan niệm của UNCTAD

là bởi lẽ, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, cân thu hút dau tư trực tiêp nước ngoài

<small>'' UNCTAD series on Issues in international investment agreement, page 6, 7.</small>

<small>'2 Xem thêm: Bộ Kế hoạch dau tư (2013), Tham luận “Chính sách thuê và ưu đãi dau tư trong dau tư nước</small>

<small>ngoài tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị 25 năm dau tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Hà Nội, trang 51-65</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

do thiếu vốn, cần thu hút nguồn vốn dau tu, nên các nhà đầu tu nước ngồi khơng thé nhận được khoản cho vay ưu đãi hay bảo lãnh từ chính phủ mà chỉ có thể nhận được khoản vay từ các t6 chức tín dụng.

Ưu đãi tài chính là một trong những công cụ phát triển và xúc tiến đầu tư chiến lược cho đất nước. Theo các tác gia Rosario G. Manasan and Danileen Parel, <small>ưu đãi tài chính được định nghĩa “...nhiw các ưu đãi, thường là dưới hình thức giảm</small> thuế, cho các dự án đâu tư có tiềm lực năng lực. Những người ủng hộ ưu đãi tài chính cho rằng những ưu đãi tài chính là rất quan trọng trong việc thúc đẩy gia tăng dau tư, tạo ra việc làm mới và kết quả là lợi ích xã hội và kinh tế khác. Một số chuyên gia cũng cho răng các quốc gia cân khuyến khích tài chính để có thể cạnh tranh với các nước láng giêng của mình. Trong trường hợp này, các ưu đãi tài chính như một thiết bị truyền tín hiệu, thơng báo những tín hiệu ưu đãi đến các phần còn lại của thế giới rằng đây là một môi trường kinh doanh tốt, lại mở cửa cho đâu tư...”'” Các ưu đãi tài chính về cơ bản chỉ áp dụng trực tiếp đầu tư nước ngoài vì tác động của ưu đãi tài chính trong trường hợp đầu tư trong nước sẽ chỉ để dịch chuyên sự đầu tư sang những khu vực/ngành được ưu tiên.

Là một phần của ưu đãi đầu tư, nên có thé hiểu, ưu đãi tài chính là các quy định về ưu đãi đầu tư liên quan trực tiếp đến van dé tài chính cơng, thể hiện một cách cụ thé cách thức mà Nhà nước dành những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư, để thúc đây họ bỏ vốn, tài sản theo các cách thức và hình thức luật định dé thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

Đề hiểu rõ các dạng của ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi, cần có sự phân loại ưu đãi theo các tiêu chí. Theo tiêu chí thời gian ưu đãi, ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi gồm hai loại: ưu đãi tài chính có thời hạn ngắn (đến 5 năm) và ưu đãi tài chính có thời hạn dài (trên 5 năm). Theo tiêu chí các đối tượng được ưu đãi (theo quan niệm của UNCTAD đã nêu trên), ưu đãi tài chính đối với dau tư trực tiếp nước ngoài gồm các loại: ưu đãi dựa trên lợi nhuận, ưu đãi dựa trên sự đầu tư vốn, ưu đãi dựa trên lao động, ưu đãi dựa trên việc kinh doanh, ưu đãi dựa trên việc nhập khẩu, ưu đãi dựa trên việc xuất khâu, ưu đãi dựa <small>trên các chi phí đặc thù khác, ưu đãi dựa trên giá tri gia tang và ưu đãi dựa trên việcgiảm thuê cho người nước ngồi. Theo tiêu chí điêu kiện hưởng ưu đãi, ưu đãi tài3 Rosario G. Manasan & Danileen Parel, The need (or not) for fiscal incentives,</small>

<small>s. gov. ph/files/outreach/Manasan-Fiscal%20incentivesb.pdf, truy cập ngày 20/06/2016</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

chính gồm những ưu đãi có điều kiện (chỉ những dự án đủ điều kiện mới được hưởng) và ưu đãi khơng có điều kiện (dự án đầu tư nào cũng được hưởng ưu đãi).

Với đặc thù của nên kinh tế Việt Nam, ưu đãi tài chính được nhắc đến thường bao gồm: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và van đề chuyền lỗ '. Luận văn này sẽ chỉ tập trung nghiên cứu hai loại ưu đãi tài chính: chủ yếu là (1) các ưu đãi về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu); bên cạnh đó là (2) một số ưu đãi tài chính khác (chuyển lỗ, khâu hao tài sản).

1.1.2. Đặc điểm của wu đãi tài chính doi với đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.2.1. Ưu đãi tài chính khơng phải là yếu tơ quan trọng nhất trong việc lựa chọn địa điểm đấu tư của nhà đẩu tư nước ngồi

Về mặt lý luận, nhiều cơng trình khoa học đã chỉ ra rằng ưu đãi tài chính khơng phải là nhân t6 quyết định trong việc thu hút vốn dau tư nước ngồi. Theo những cơng trình khoa học này, những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư gồm cơ sở hạ tang tốt, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, chế độ chính trị, thủ tục cấp giấy phép đầu tư đơn giản, chính sách bảo hộ đầu tư rõ ràng (khơng quốc hữu hóa, khơng xung công tài sản của nhà đầu tư...) `.

Thực tế đã chỉ ra rằng, những quốc gia có ưu đãi tài chính hấp dẫn khơng có nghĩa đó là một môi trường kinh doanh hấp dẫn. Vi dụ, Philippines là quốc gia cung cấp các ưu đãi tài chính hào phóng nhất, nhưng quốc gia này khơng thực hiện tốt về năng lực cạnh tranh tổng thé nên không thu hút đầu tư bằng các nước lân cận trong khu vực. Điều này được minh họa trong biểu đồ sau, cho thấy lượng von đầu tư trực tiếp nước ngoài của Philippines thấp hon so với các nước láng giềng ké từ những <small>năm 1960.</small>

<small>'* truy cập ngày 20/06/2016</small>

<small>kề Nguyễn Thị Anh Vân (1998), “Ưu đãi về thuê và van đê thu hút đâu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí</small>

<small>luật học sơ 6, trang 35-39</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Hình 1: Biểu đơ so sánh nguon von dau tư trực tiếp nước ngoài từ nam 1980 đến 2011 giữa các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam. Ngn: mơi trường đầu tư tong thé, trong đó bao gồm sự hiện diện của cơ sở hạ

tang, lao động giá rẻ, chính sách nhất qn và mơi trường pháp lý ồn định được coi là quan trọng hơn so với các quy định ưu đãi về tài chính. Thêm vào đó, các ưu đãi tài chính có thể khơng giải quyết các yếu tố bên ngồi và thất bại thị trường. Khi ưu đãi tài chính thành cơng trong việc tác động phân bổ các khoản đầu tư trong nước vào các lĩnh vực/ ngành ưu đãi, thiếu hiệu quả kinh tế tổng thể có thể xảy ra. Các yếu tô khác rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài bao gồm các chế độ chính sách thương mại, mở cửa thị trường quốc tế, chế độ chính sách đầu tư, và các thể chế, thiết lập quản trị. Tóm lại, khơng thé phu nhan vai tro cua wu dai tai chinh đối với việc quyết định lựa chon dau tư, song ưu đãi tai chính “néu có thi tốt, nhưng

khơng phải yếu to quyết định”'5,

1.1.2.2. Ưu đãi tài chính thường được nhiều chính phủ lựa chọn so với những uu đãi dau tư khác

Mặc dù nói răng ưu đãi tài chính khơng được các nhà đầu tư coi là một yếu tố quan trọng dé thu hút đầu tư, tại sao được ưu đãi tài chính van được các chính phủ lựa chọn để thu hút đầu tư nói chung và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi nói <small>'© Paul Babour (2015), An Assessment of South Africa’s Investment Incentive Regime with a Focus on the</small>

<small>Manufacturing Sector, ESAU Working paper 14, Overseas Development Institue, London, trang 6.</small>

<small> truy cập ngày20/06/2016.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>riêng? Có ba câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này, đặc biệt thích hợp cho các nước</small> đang phát triển như sau'”:

Thứ nhất, ưu đãi tài chính là một cách dé dang dé bù đắp những trở ngại khác do chính phủ tạo ra trong mơi trường kinh doanh'Ÿ. Nói cách khác, các ưu đãi tài chính như sự bù đắp của chính phủ cho thị trường đầu tư thua kém của mình. Xa hơn nữa, do các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với rất nhiều những trở ngại như cơ sở

hạ tầng thấp, chi phí đầu tư quy định..., nên cách tốt nhất là nên cho họ một sự ưu

đãi, an ủi ngay từ đầu.

Thứ hai, ưu đãi tài chính khơng địi hỏi một chi phí thực tế của quỹ hoặc trợ cấp tiền mặt cho các nhà đầu tư. Các ưu đãi tài chính này rất được lòng các cơ quan xúc tiễn đầu tư của chính phủ, bởi nó khơng trực tiếp lấy tiền từ ngân sách nhà nước mà vẫn thu hút được đầu tư nước ngồi.

Thứ ba, ưu đãi tài chính dé được cung cấp cho nhà dau tư hơn các quỹ tiền <small>mặt, bởi lẽ, ưu đãi tài chính được đặt ra bởi các nhà làm luật, lợi ích hay tác hại của</small> nó so với giá trị thật nhận được luôn là vấn đề gây tranh cãi. Do vậy, các Chính phủ có thé dé dang sử dụng các ưu đãi tài chính, mà khơng sợ bị nghi ngờ hay chỉ chích về tính hiệu quả. Cịn các quỹ, với số tiền thật, với sự giám sát sẽ khó được sử dụng <small>hơn, có nhiêu u câu kiêm sốt hơn.</small>

1.1.2.3. Uu đãi tài chính mang tính chất tạm thời, có thời hạn

Các ưu đãi tài chính thường mang tính tạm thời bởi vì, nếu giữ nguyên các ưu đãi tài chính trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia. Một nền kinh tế muốn hoạt động với đầy đủ việc làm và hết công suất thì phải thơng qua chính sách tiền tệ. Trong khi đó, các ưu đãi tài chính sẽ khơng làm tăng sản lượng, chèn lấn các hoạt động kinh tế khác khiến chính phủ phải thắt chặt chính sách tiền tệ nhăm kiềm chế lạm phát. Sau một thời gian dài, nếu ưu đãi tài chính quá lâu, trong khi chi tiêu của chính phủ vẫn tăng sẽ dẫn đến tình trạng mắt cân đối, làm giảm ngân sách quốc gia, kết quả đầu tư thấp hơn lợi nhuận thực tế thu được. Lúc này, chính ưu đãi tài chính lại làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc gia trong tương lai. <small>TOECD Detailed Benchmark definition offoreign direct investment. Third edition, reprinted 1999, trang 5</small>

<small> truy cập ngày 20/06/2016.</small>

<small>'3 Paul Babour (2015), An Assessment of South Africa’s Investment Incentive Regime with a Focus on the</small>

<small>Manufacturing Sector, ESAU Working paper 14, Overseas Development Institue, London, trang 7</small>

<small> truy cập ngày21/06/2016.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>Ngoài ra, thâm hụt ngân sách dự kiên lớn hơn có xu hướng tạo áp lực lớn lên lãi</small>

suất, dẫn đến hạn chế dau tư và làm suy u xuất khẩu rịng. Vì vậy, ưu đãi tài chính

có tính chất tạm thời, có thời hạn thường được ưu tiên lựa chọn hơn.

1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam

1.2.1. Khái niệm pháp luật wu đãi tài chính doi với dau tư trực tiếp nước <small>ngồi tại Việt Nam</small>

Do đầu tư trực tiếp nước ngồi có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nên kinh tế quốc gia, đặc biệt ở những nước chậm phát triển va dang phát triển, nên Chính phủ ở các quốc gia này thường dùng nhiều biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các biện pháp được sử dụng thường là biện pháp tình thế, nghĩa là có thê thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể, gắn với nhu cầu và đặc thù của nền kinh tế quốc gia ở từng giai đoạn. Ưu đãi tài chính dé thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi là <small>một trong những biện pháp đó. Tuy nhiên, cũng như việc sử dụng các biện pháp ưu</small> đãi đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi nói chung, ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi cũng cần phải được luật hóa. Nói cách khác, các cơ quan nhà nước có thầm qun khơng thê tùy tiện trong ưu đãi tài chính đối với với đầu tư trực tiếp nước ngoài, mà chỉ được thực hiện việc ưu đãi trên cơ sở các quy định của pháp luật. Toàn bộ những quy định pháp luật đó tạo thành pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Là một phần của mảng pháp luật về ưu đãi đầu tư, pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng thé các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước của nhà nước Việt Nam ban hành hoặc từ các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt Nam là thành viên, cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực khuyến khích đầu tư ở góc độ tài chính cơng trên lãnh thé Việt Nam.

Các quan hệ pháp luật chủ yếu do pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi điều chỉnh bao gồm:

Thứ nhất, quan hệ pháp luật hình thành trong q trình cơ quan nhà nước có thâm quyền cấp phép đầu tư cùng những ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Các cơ quan nhà nước là chủ thể đặc biệt tham gia quan hệ pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoai với những quyền hạn và nghĩa vụ đặc thù. Bản chất của quan hệ này là sự bất bình đăng giữa các chủ thể, khi các cơ quan nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

nước — những co quan công quyền đứng ở vị thé cao hơn, co quyền cho phép nhà đầu tư được quyền đầu tư vào lĩnh vực ưu đãi.

<small>Thứ hai, quan hệ hình thành giữa cơ quan nhà nước Việt Nam với doanh</small> nghiệp có vốn dau tư trực tiếp nước ngồi được hưởng ưu đãi tài chính trong qua trình các doanh nghiệp này nhận ưu đãi tài chính. Bản chất của quan hệ này là mối quan hệ hành chính cơng, quản lý nhà nước. Ở đây vừa có sự kiểm tra, giám sát <small>cơng từ phía các cơ quan nhà nước, vừa có sự thi hành, chịu trách nhiệm của cácdoanh nghiệp có von đâu tư nước ngồi.</small>

1.2.2. Đặc điểm của pháp luật wu đãi tài chính doi với dau tư trực tiếp nước <small>ngoài tại Việt Nam</small>

1.2.2.1. Pháp luật wu đãi tài chính doi với dau tư trực tiếp nước ngoài ra đời trước khi hoạt động đâu tu nước ngoài diễn ra ở Việt Nam

Từ năm 1975, đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, cách mạng nước ta chuyên sang giai đoạn mới: giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất và làm nhiệm Vụ chiến lược duy nhất là tiễn hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiễn nhanh, tiễn mạnh, tiễn vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Tuy nhiên, thực tế lúc bấy giờ, sau thời gian dài chiến tranh, nền kinh tế của nước ta đã bị tàn phá nặng nề, chủ yếu là sản xuất nhỏ, mang nặng tính chất tự cấp tự túc. Cơ cau kinh tế mang đặc trưng của một nước nông nghiệp lạc hậu, mất cân đối nặng nè trên nhiều mặt, chưa tạo được tích lũy dự trữ, cịn lệ thuộc nhiều vào bên ngoài, chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt là Liên Xô. Cơ chế quản lý, tập trung quan liêu bao

cấp dé lại nhiều hậu quả tiêu cực, nền kinh tế hoạt động với hiệu quả thấp.

Với thực trạng nền kinh tế xã hội như vậy, để thực hiện được nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, Đại hội Dang lần thứ IV năm 1976 đã khang định: “Phát triển quan hệ kinh té với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyên và các bên cùng có lợi. Thơng qua các quan hệ quốc té mà tranh thủ kỹ thuật tiên tiến.” Thực hiện chủ trương này cua Dang, ngày 18 tháng 4 năm 1977, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115-CP kèm theo bản Điều lệ về đầu tư <small>của nước ngồi ở nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là văn bản quy</small>

<small>p9 Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, ngày 20</small>

<small>tháng 12 năm 1976.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

phạm pháp luật đầu tiên quy định về khuyến khích và điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Theo Điều | của Điều lệ đầu tư nước ngoài năm 1977, Chính phủ Việt Nam “hoan nghênh việc dau tư của nước ngoài ở Việt Nam trên nguyên tac tôn trọng độc lập, chủ quyên của Việt Nam và hai bên cùng có loi”, khơng phân biệt quốc tịch của nhà đầu tư. Trong bản Điều lệ ngắn gọn chỉ gồm 27 điều này, những ưu đãi tài chính đã được thể hiện rõ ràng tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12:

“Điều 10.- Bên nước ngoài dau tư vào các xí nghiệp hoặc cơng ty hỗn hop hoặc các xí nghiệp tr doanh chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, được hưởng những quyên lợi sau đây:

... 4. Được chuyển nhượng về nước hoặc chuyển ra nước ngoài:

- Lợi nhuận ròng hàng năm sau khi đã nộp thuế và trích lập các quỹ dự trữ. Các quỹ dự trữ này bằng 5% lợi nhuận hàng năm của xí nghiệp hoặc công ty và không quá 25% tổng số vốn dau tư.

- Von thu hồi trong trường hợp được phép chuyển nhượng, giải thể xi nghiệp, <small>hoặc do Chính phủ nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mua lại.</small>

5. Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích việc đâu tư lại ở Việt Nam. Von dau tư lại ở Việt Nam được miễm giảm thuế lợi tức, tùy theo mức độ đâu tư lại và tùy theo ngành đâu tư.

Điều 11.- Ngoài các quyên lợi ghi trong diéu 10, bên nước ngoài dau tư vào các xí nghiệp hoặc cơng ty hỗn hợp được hưởng thêm những quyên lợi sau đây:

1. Được miễn giảm thuế lợi tức trong một số năm đâu kinh doanh, tùy theo

ngành kinh té, tùy theo địa ban hoạt động va tùy theo số vốn bỏ ra. Việc miễn hoặc

giảm thuế này sẽ do Bộ trưởng Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định từng trường hợp va được ghi trong giấy phép dau tư.

2. Có thể được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu một lan hoặc nhiêu lan đối với các thiết bị máy móc, dung cụ, phụ tùng...nhập khẩu dé trang bị cho xí nghiệp hỗn hợp và đối với các nguyên liệu, vật liệu, v.v.... cân thiết cho hoạt động sản xuất của <small>xí nghiệp.</small>

3. Có thể được miễn hoặc giảm thuế xuất khẩu đối với sản phẩm được phép xuất khẩu của xí nghiệp.

4. Có thé được xét giảm thuế lợi tức trong trường hợp xí nghiệp gặp rủi ro không lường trước được và không khắc phục nồi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Điều 12.- Ngoài các quyên lợi ghi trong diéu 10, bên nước ngoài đầu tr vào xi nghiệp tư doanh chuyên sản xuất hàng xuất khẩu còn được hưởng các quyền lợi sau <small>đây :</small>

... 3. Được hưởng chế độ nhập khẩu tạm thời, không phải nộp thuế đối với các máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,V.V... can thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp.

4. Được miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm của xí nghiệp bản ra nước <small>ngồi...”</small>

Mặc dù thực tế, ké từ khi Điều lệ đầu tư nước ngoài năm 1977 có hiệu lực cho đến khi Luật đầu tư nước ngồi năm 1987 ban hành, trong suốt 10 năm đó, nhà nước ta không cấp được giấy phép đầu tư nào theo trình tự, thủ tục quy định trong Điều lệ đầu tư năm 1977”, song có thé coi Điều lệ này là những quy định pháp luật đầu tiên về ưu đãi tài chính đối với đầu tư nước ngoài, tạo tiền đề cho việc xây dựng Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 — Đạo luật đầu tiên về đầu tư nước ngoài ở nước <small>ta, mở đường cho sự thu hút vơn đâu tư nước ngồi.</small>

1.2.2.2. Pháp luật wu đãi tài chính đối với dau tư trực tiếp nước ngoài là một trong những quy phạm pháp luật dau tiên ở Việt Nam hướng tới nên kinh tế thị <small>trường</small>

Sự ra đời của Điều lệ đầu tư nước ngoài năm 1977 là một bước đột phá vào nên kinh tế thị trường, đó là văn bản pháp lý đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh của nên kinh tế kế hoạch tập trung, Điều lệ đầu tư năm 1977 đã tạo ra một môi trường pháp lý đặc thù của một nền kinh tế tự do đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tại thời điểm năm 1977, hai năm sau ngày giải phóng miền nam, Đảng và nhà nước ta bắt tay vào công cuộc củng cô và phát triển kinh tế, đội ngũ cán bộ lúc bấy giờ chưa có kinh nghiệm làm kinh tế cũng như quản lý kinh tế, cộng thêm cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp, với một đường lỗi kinh tế chỉ công nhận hai thành phần kinh tế, đó là thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế Hợp tác xã. Hơn nữa thể <small>chê chính trị nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nên việc mạnh dạn đưa ra một</small>

<small>?° Theo số liệu của Tổng cục thống kê, dự án đầu tư nước ngoài đầu tiên được cấp phép ghi nhận từ năm</small>

<small>1988. Nguôn: &idmid=3 &ItemID=13 100, truy cập ngày</small>

<small>19/06/2016.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

khung pháp lý như vậy là một sự cô gắng rất cao, một “tầm nhìn xa trơng rộng” hơn nhiều so với một số nước xã hội chủ nghĩa khác. Điều này cho thấy, tuy chưa được công nhận trong các văn kiện của Đảng, nhưng trên thực tế với Điều lệ đầu tư năm 1977 đã phần nào minh chứng cho tư duy lúc đó chúng ta đã nghĩ tới việc tận dụng tư bản nước ngoài trong một khuôn khổ pháp lý nhất định để khôi phục và phát triển kinh tế. Điều lệ đầu tư năm 1977 đã lường trước và đề cập đến mọi mặt của quá trình kinh doanh, tạo ra được khung pháp lý ban đầu cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Đây là những tiền đề cho những ý tưởng và là cơ sở cho những bước cải cách để sau này, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã chủ yếu được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở Điều lệ đầu tư năm 1977. Trong điều lệ này, nhà nước đã khuyến khích, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế trừ những ngành bị cắm. Điều đó thể hiện chủ trương cởi mở, đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư của nước ta. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 cũng có một số quy định đi trước so với Hiến pháp năm 1980 như khơng quốc hữu hóa, thừa nhận kinh tế tư bản, tư nhân...

1.2.2.3. Pháp luật wu đãi tài chính đối với dau tư trực tiếp nước ngồi có sự <small>giao thoa với những lĩnh vực pháp luật khác</small>

Có quan điểm cho rằng, pháp luật đầu tư nước ngồi khơng thuộc một ngành luật nào. Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động đầu tư nước ngồi có sự tham gia của nhiều ngành luật, trong đó các ngành luật như Luật kinh tế, Luật tư pháp quốc tế, Luật dân sự, Luật lao động, Luật đất đai... đóng vai trị rất quan trọng. Nói cách khác, pháp luật đầu tư nước ngoài là nơi giao thoa của nhiều ngành luật khác nhau như Luật kinh tế, Tư pháp quốc tế, Luật dân sự, Luật lao động, Luật dat đai...”'

Là một bộ phận của pháp luật đầu tư nước ngoài, pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng thừa hưởng đặc điểm này. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật ưu đãi tài chính đối với nhà đầu tư nước ngồi khơng thé ton tại độc lập lâu dài, vì ké từ khi Luật đầu tư 2005 và tiếp đó là Luật đầu tư 2014 có hiệu lực, đầu tư nước ngồi và đầu tư trong nước ngày càng xích lại gần nhau, có mặt bằng pháp lý chung. Pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực <small>tiêp nước ngồi khơng chỉ thn túy năm trong pháp luật vê đâu tư, mà cịn có trong?! Đỗ Nhất Hồng (2002), Sự hình thành và phát triển của luật dau tư nước ngoài trong hệ thong pháp luật</small>

<small>Việt Nam, Luận án Tiên sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

các quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu...

1.2.2.4. Nguồn của pháp luật wu đãi tài chính đối với dau tư trực tiếp nước ngoài hết sức phong phú

Nguồn của pháp luật ưu đãi tài chính đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam khá đa dạng. Ngoài các văn bản pháp luật quy định về đầu tư, cịn có các văn bản pháp luật thuế, pháp luật về xuất khâu, nhập khâu... chưa ké những pháp luật chuyên ngành có liên quan đến ngành nghề được ưu đãi đầu tư. Bên cạnh đó, pháp luật ưu đãi tài chính có một bộ phận cau thành là một SỐ lượng lớn các điều ước quốc tế có liên quan trực tiếp đến đầu tư nước ngồi mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập, như Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN, các Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ... Các thỏa thuận trong các điều ước quốc tế mà nhà nước Việt Nam ký kết, tham gia hay thừa nhận đều thể hiện ý chí của nhà nước và khi áp dụng đối với việc ưu đãi tài chính với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi đều có giá trị bắt buộc thi hành như các quy phạm pháp luật trong nước. Các ngành luật khác cũng có thể có bộ phận cau thành là các điều ước quốc tế, song ít ngành có được số lượng nhiều và phổ biến như pháp luật đầu tư nước ngồi (trong đó có các quy định pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài). Các nhà đầu tư nước ngoài coi các điều ước quốc tế này là cơ sở pháp lý quan trọng dé đảm bảo trước tiên là thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ, sau đó để chắc chắn rằng những ưu đãi họ được nhận sẽ được đảm bảo thực hiện chứ <small>khơng chỉ là lời hứa sng.</small>

1.2.3. Vai trị của pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước <small>ngoài</small>

Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nên tính thượng tơn pháp luật rat được dé cao trong cuộc sông. Pháp luật là phương tiện dé thế chế hóa những đường lối, chính sách của Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy mơ toàn xã hội. Pháp luật là phương tiện dé nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà <small>nước.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Pháp luật về ưu đãi tài chính là một bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luật <small>Việt Nam, nên cũng có vai trị của pháp luật nói chung. Bên cạnh đó, do những đặc</small> điểm của pháp luật về ưu đãi tài chính đã phân tích ở trên, mà pháp luật về ưu đãi đầu tư nói chung và ưu đãi tài chính nói riêng có những vị trí và vai trị quan trọng nhất định mà những ngành luật khác khơng có. Pháp luật ưu đãi tài chính có vị trí khác biệt như vậy, vừa do xuất phát từ nền kinh tế nhiều thành phần, có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa do yêu cầu khi hội nhập kinh tế khu vực, hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.3.1. Pháp luật wu đãi tài chính góp phan thúc day việc thiết lập và phát triển moi quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các quốc gia, dân tộc khác

Sở dĩ nói pháp luật ưu đãi đầu tư nói chung và pháp luật ưu đãi tài chính nói riêng có vai trị quan trọng trong việc thiết lập và phát triển mỗi quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, bởi lẽ, bản thân việc đầu tư trực tiếp nước ngồi đã góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngồi đóng vai trò quan trọng trong việc gan kết giữa các quốc gia đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Cùng với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi đã góp phần giúp Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế với các nước, tạo điều kiện thuận loi dé nước ta gia nhập vào các tô chức kinh tế khu vực và toàn cầu như: gia nhập ASEAN, ký hiệp định khung với Liên minh châu Âu, Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 62 quốc gia/vùng lãnh thổ; Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản hay mới đây nhất là Hiệp định đối tác xun Thái Bình Dương TPP. Thơng qua hợp tác đầu tư nước

ngoài, Việt Nam đã tăng cường mối quan hệ chính trị, đối ngoại, phát triển quan hệ

hữu nghị với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, đối tác trên thé giới.

Trong bối cảnh “thé giới phẳng” hiện nay, phạm vi các mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, khu vực ngày càng đa dạng cả về phạm vi, tính chất lẫn hình thức. Dé có được sự hợp tác lâu dài giữa những quốc gia khác biệt về địa lý, thé chế, tôn giáo, tất cả những mối quan hệ này phải được thiết lập dựa trên cơ sở pháp luật, không chỉ pháp luật quốc tế mà cịn pháp luật của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, hệ thong pháp luật của mỗi quốc gia hiện nay không chỉ là những quy phạm pháp luật quy định và điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến các chủ thể pháp luật trong phạm vi lãnh thé minh, mà còn là những quy phạm pháp luật quy định và <small>điêu chỉnh các quan hệ có liên quan đên các cá nhân, tơ chức nước ngồi. Pháp luật</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đầu tư tại Việt Nam. Pháp luật đầu tư nói chung và pháp luật ưu đãi tài chính nói riêng là cơng cụ quan trọng tạo ra môi trường pháp lý an toàn cho việc mở cửa nền kinh tế, tạo hành lang pháp lý an tồn cho các tơ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Pháp luật ưu <small>đãi tài chính là “sự hứa hẹn” được ghi nhận công khai, minh bạch trên các văn bản</small> pháp luật mà nhà nước Việt Nam dành cho các nhà đầu tư, tạo ra niềm tin, là cơ sở <small>đê mở rộng môi quan hệ hữu nghị với các quôc gia, vùng lãnh thô khác.</small>

1.2.3.2. Pháp luật ưu đãi tài chính góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động đâu tư nước ngoài tại Việt Nam

Mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta chỉ có thể đi đúng hướng nếu pháp luật ưu đãi đầu tư nói chung và pháp luật ưu đãi tài chính nói riêng phản ánh đúng các quy luật kinh tế khách quan trong điều kiện mới của nên kinh tế nhiều

thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước. Pháp luật

ưu đãi tài chính có vai trị nhất định trong việc thúc đây nền kinh tế phát triển một cách đồng bộ, vững chắc trong những năm qua.

Thứ nhất, pháp luật ưu đãi tài chính tạo cơ sở cho việc xác lập những nguyên tắc pháp lý cơ bản bảo đảm cho sự vận hành của hoạt động đầu tư nước ngồi tại <small>Việt Nam có hiệu quả.</small>

Có thể nói, đây là vai trò quan trọng, phản ánh những đòi hỏi khách quan của sự phát triển các quan hệ đầu tư nước ngồi được thê chế hóa, hình thành những nguyên tắc pháp lý xuyên suốt, chi phối sự vận hành của cơ chế quản lý đầu tư nước ngồi cũng như đảm bảo sự phát triển có hiệu quả của các quan hệ đầu tư nước ngoài. Mặc dù nền kinh tế thị trường có những nguyên tắc cơ bản như tự do kinh

doanh, khuyến khích cạnh tranh..., song với vị thế là một đất nước đang cần thu hút

vốn đầu tư, sự ưu đãi nhất định đối với các nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết, sao cho các bên cùng có lợi. Một khi những nguyên tắc, ưu đãi này được thé chế hóa thành những vấn đề pháp lý thì nó trở thành những tiêu chí cho sự lựa chọn hệ thống các giải pháp, công vụ dé tác động lên hoạt động dau tư nước ngồi, làm cho

hoạt động này khơng thốt ly trật tự hình mẫu mà mình đang vươn tới và đem lại

những kết quả khả quan cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Thứ hai, pháp luật ưu đãi tài chính xác lập mơi trường an toàn cho sự xuất hiện của các quan hệ đầu tư nước ngoài, đảm bảo các quan hệ đó được điều chỉnh <small>trong trật tự.</small>

Moi sự hợp tác, các mối quan hệ chỉ có thé phát triển trong một mơi trường chính trị, kinh tế, xã hội ơn định và có đủ độ tin cậy lẫn nhau. Các quy định về bảo đảm đầu tư trong pháp luật đầu tư nước ngồi đã góp phần tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngồi về mơi trường đầu tư an tồn, ơn định ở Việt Nam. Bên cạnh việc quy định các hình thức đầu tư, phương thức đầu tư đa dạng, thơng thống thì các quy định về ưu đãi tài chính được thiết lập khá rõ ràng dé thu hút tôi da đầu tư nước <small>ngoài vào Việt Nam.</small>

Thứ ba, pháp luật ưu đãi tài chính là vũ khí cạnh tranh thu hút đầu tư nước <small>ngoài.</small>

Do thường được sử dụng trong việc thúc day các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nên pháp luật về ưu đãi tài chính là yếu tố quan trọng trong việc cạnh tranh nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của mỗi quốc gia. Sự cung (cung cấp nguồn vốn của các nhà đầu tư) ít hơn so với sự cầu (nhu cầu được đầu tư của các nước) Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế, môi trường dau tư ở các nước luôn được cải thiện. Hầu hết các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển hay các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia đều có sự b6 sung, sửa đổi nhiều quy định pháp luật dé thu hút các nhà đầu tư nước ngồi. Do đó, pháp luật ưu đãi tài chính tại Việt nam cũng ln phải vận động, hoàn thiện dé thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế hơn nữa.

1.2.3.3. Pháp luật uu đãi tài chính chuyển hóa các quy phạm điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh té quốc tế của Việt <small>Nam</small>

Về nguyên tắc, các quy phạm điều ước quốc tế luôn luôn được tôn trọng khi các quy phạm điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia chưa kịp chuyên hóa vào pháp luật quốc gia hay khi có sự xung đột pháp luật. Khoản 3 Điều 2 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “5ô luật dan sự được ap dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tơ nước ngồi, trừ trường hợp diéu ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”. Hay Khoản 4 Điều 4 Bộ luật dân sự <small>2015 còn quy định rõ ràng hơn: “7zưởng hợp có sự khác nhau giữa quy định cua Bộluật này và điểu ước quốc tê ma Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.” Khoản 3 Điều 4 Luật đầu tư 2014 cũng quy định: “7rường hợp diéu ước quốc tế mà Cộng hòa xã <small>hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này</small> thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.” Quy định này được đặt ra trong trường hợp Việt Nam đã tham gia, kí kết một điều ước nào đó nhưng chưa kịp sửa đổi bố sung quy phạm pháp luật tương ứng. Tuy nhiên, hầu như mỗi lần sửa đổi, bố sung pháp luật ở nước ta đều dựa trên tinh thần tương thích với các điều ước này.

1.2.3.4. Pháp luật ưu đãi tài chính góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động đâu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Nhà nước ta thực hiện quyền quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng pháp luật theo đường lối, chính sách của Đảng. Pháp luật là phương tiện quan trọng nhất, có khả năng triển khai những chủ trương này một cách nhanh chóng, đồng bộ trên quy mô rộng. Quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài là quan hệ hoàn toàn mang tính chất của nền kinh tế thị trường, nên nó không tránh khỏi những yếu tố như chú trọng đến lợi nhuận tối đa, khơng chú ý tới lợi ích xã hội, không quan tâm đến định hướng phát triển kinh tế... Việc xác lập những ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình tổ chức, quản lý hoạt động này

địi hỏi sự hoạt động tích cực của các cơ quan có thâm quyền, nhăm tạo ra một cơ

chế đồng bộ thúc đây q trình đầu tư nước ngồi phát triển đúng hướng của nền kinh tế, mang lại hiệu quả cao. Từ đó, pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ra đời với yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoải, đồng thời cũng tác động trở lại làm cho các ưu đãi tài chính phát sinh, phát triển theo hướng có lợi. Pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo cơ sở cho việc xác lập những nguyên tắc pháp lý cơ bản đảm bảo việc ưu đãi tài chính cho hoạt động đầu tư nước ngồi tại Việt Nam có hiệu quả. Bên cạnh đó, pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước <small>ngồi xác lập mơi trường an tồn cho những ưu đãi tài chính, đảm bảo các ưu đãi tài</small> chính được điều chỉnh trong trật tự. Ngồi ra, pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần điều chỉnh các quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài, loại bỏ những yếu kém của cơ chế cũ. Sự điều chỉnh này được thể hiện ở cả hai hướng, một mặt điều chỉnh các quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài, mặt khác bảo đảm các quan hệ đó phát triển. Q trình xây dựng pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra theo hai hướng: một mặt, khái quát hóa

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

các quan hệ đầu tư cơ bản phát sinh trong hoạt động ưu đãi tài chính đối với nhà đầu tư nước ngồi, mặt khác phải dự báo những quan hệ tất yếu sẽ phát sinh để có phương án điều chỉnh. Do đó, pháp luật ưu đãi tài chính góp phần giúp Nhà nước quản lý các hoạt động đầu tư, khai thác được các vai trị tích cực và hạn chế những <small>tiêu cực của quá trình di chuyên tư ban này.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>Chương 2</small>

THUC TRẠNG PHAP LUẬT VÀ THỰC TIEN THI HANH PHAP

LUAT VE UU DAI TAI CHINH DOI VOI DAU TU TRUC TIEP NUOC NGOAI TAI VIET NAM

2.1. Thực trạng pháp luật về wu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước <small>ngoài tại Việt Nam</small>

2.1.1. Những thành cơng của pháp luật wu đãi tài chính đối với dau tư trực tiếp <small>nước ngoài tại Việt Nam</small>

2.1.1.1. Pháp luật hiện hành về wu đãi tài chính đối với đâu tư trực tiếp Hước ngoài tại Việt Nam góp phan xóa bỏ ranh giới ưu đãi giữa dau tư trong nước và dau tu nước ngoài

Trước đây, nham thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngồi, Chính phủ nước ta luôn dành cho nhà đầu tư nước ngoài những ưu đãi lớn hơn về cả phương diện đầu tư nói chung và phương diện tài chính nói riêng so với nhà đầu tư trong nước. Trước khi Luật đầu tư 2005 ra đời, các ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi chủ yếu được quy định tại Luật đầu tư nước ngoài, vì vậy mức chênh lệch trong ưu đãi áp dụng đối với hai loại chủ thé đầu tư nói trên thé hiện ngay trong các quy định của Luật đầu tư nước ngoài. Điều 26 Luật đầu tư nước ngoài 1987 quy định: “Xí nghiệp có vốn dau tư nước ngoài và Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp dong nop thuế loi tức từ 15% đến 25% lợi nhuận thu được ”. Trên cơ sở quy định này, Nghị định số 139-HĐBT ngày 5 tháng 9 năm 1988 của Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phân ra ba mức thuế lợi tức đối với xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng như sau: Trường hợp đặc biệt cần khuyên khích đầu tư áp dụng “ndp thuế lợi tức với thuế suất từ 10% đến 14% lợi nhuận xí nghiệp thu duoc”, trường hợp ưu tiên nộp thuế lợi tức với thuế suất “tr 15% đến 20% lợi nhuận thu được” và trường hợp phô thông nộp thuế lợi tức với thuế suất “nr 21% đến 25% lợi nhuận thu được”. Tuy thuộc vào lĩnh vực đầu tư, quy mô von đầu tư, khối lượng hàng xuất khẩu, tính chất và thời gian hoạt động, cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài có thé miễn thuế lợi tức cho xí nghiệp liên doanh trong một thời gian tối đa là hai năm, kể từ năm bắt <small>?? Điểm a Khoản | Điều 75 Nghị định số 139-HĐBT ngày 5 tháng 9 năm 1988 của Hội đồng bộ trưởng quy</small>

<small>định chi tiét viéc thi hanh Luat dau tu nước ngoài tại Việt Nam</small>

<small>°3 Điểm a,b Khoản 1 Điều 73 Nghị định số 139-HDBT</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

đầu kinh doanh có lãi và giảm 50% thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 2 năm tiếp theo”. Đối với những trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư, xí nghiệp liên doanh được miễn thuế lợi tức trong thời gian tối đa là 4 năm và giảm 50% thuế lợi tức trong thời gian tối đa là 4 năm tiếp theo kể từ khi xí nghiệp bat đầu kinh doanh có lãi”. Trong khi đó, mức thuế lợi tức của doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước được quy định tại Điều 10 Luật thuế lợi tức 1990:

“Tổ chức, cá nhân kinh doanh, trừ hộ kinh doanh nhỏ, hộ buôn chuyến, nộp thuế lợi tức theo thuế suất ồn định trên lợi tức chịu thuế cả năm quy định sau đây:

1- Các ngành điện năng, khai thác mỏ, luyện kim, cơ khi, hố chat cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến lâm sản, thuỷ sản; <small>xây dựng, van tải: 30%.</small>

2- Các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và sản xuất khác: <small>40%.</small>

3- Thương nghiệp, ăn uống, dich vụ các loại: 50%...”

Mức thuế suất chênh lệch giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có von đầu tư nước ngồi vẫn tiếp tục, khi năm 1997, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 1997 ra đời, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam khơng theo Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam là 32%“ cịn Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 25% lợi nhuận thu được”.

Về ưu đãi thuế, cơ sở sản xuất, kinh doanh có vốn đầu tư trong nước mới thành lập được giảm 50% thuế lợi tức thêm từ một đến hai năm; riêng đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và các vùng khó khăn khác, được miễn thuế lợi tức thêm từ một đến hai năm, giảm 50% thuế lợi tức thêm từ một đến năm năm và giảm 50% thuế doanh thu thêm từ một đến hai năm Ÿ. So sánh với đầu tư trong nước, mức thuế lợi tức các doanh nghiệp trong nước phải đóng cao hơn so với mức thuế lợi tức của những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Thậm chí, trong những loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cũng có sự phân biệt ưu đãi tài chính khác nhau. Trong Luật Đầu tư nước ngồi 1987 có sự phân biệt <small>? Điều 27 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987</small>

<small>°° Điểm b Khoản 1 Điều 75 Nghị định số 139-HDBT? Khoản 1 Điều 10 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 1997? Điều 38 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996</small>

<small>? Khoản 1 Điều 10 Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

chế độ ưu đãi giữa xí nghiệp liên doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngồi, trong đó xí nghiệp liên doanh được hưởng ba ưu đãi tài chính mà xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi khơng được hưởng, đó là: được miễn, giảm thuế trong vài năm đầu (Điều 27, 28); trong trường hợp đặc biệt được hưởng khung thuế loi tức giảm tới 10% lợi nhuận thu được (Điều 28), được chuyên lỗ của năm trước sang các năm sau (Điều 27). Sở dĩ có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp có von đầu tư nước ngồi này là bởi, mục đích chính của Nhà nước ta khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài 1987 là khuyến khích việc thành lập hình thức xí nghiệp liên doanh (có phần vốn góp của bên Việt Nam), qua đó có thé học hỏi kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường, đồng thời cũng thông qua bên Việt Nam trong xí nghiệp liên doanh dé giám sát, kiểm tra hoạt động của xí nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong thời gian đầu thi hành pháp luật đầu tư nước ngoài, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập xí nghiệp liên doanh vì chưa quen thị trường, muốn cùng bên Việt Nam liên doanh để cùng chia sẻ rủi ro và lo các thủ tục hành chính. Sau này, nhiều nhà đầu tư nước ngồi, nhất là những người đã quen thị trường Việt Nam lại có xu hướng thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài để tự do kinh doanh hơn. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư nước ngồi lựa chọn hình thức thành lập xí nghiệp 100% vốn <small>nước ngồi thì lại khơng được hưởng những ưu đãi tài chính như xí nghiệp liên</small> doanh, gây băn khoăn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cho đến ngày 23 tháng 12 năm 1992, Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1992 đã bổ sung vào cuối Điều 27 một đoạn theo tinh thần cho xí nghiệp 100% vốn nước ngồi được hưởng ưu đãi về thuế lợi tức như xí nghiệp liên doanh. Sự sửa đổi này có ý nghĩa, phải có mức độ ngang bằng nhất định về ưu đãi tài chính giữa các chủ thể đầu tư, loại hình đầu tư mới mang lại cảm giác an toàn cho nhà đầu tư. Sự đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại các Luật khác nhau dẫn đến việc nhà đầu tư trong nước thường cho rằng nhà đầu tư nước ngồi được hưởng nhiều ưu đãi hơn thơng qua quy định về ưu đãi tài chính, ngược lại các nhà đầu tư nước ngoài lại cho rằng các nhà đầu tư trong nước được trợ cấp nhiều hơn. Phó giáo sư Kenko (Trường Đại học tổng hợp Hiroshima, Nhật Bản) nhận xét, với cơ cau một bộ luật đầu tư duy nhất như của Campuchia, Singapore hoặc khơng có đạo luật riêng về đầu tư nước ngoài như của Thái Lan, Malaysia, Philippine thì gây ấn tượng tốt hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài về sự đối xử công bang so với cơ cấu luật đầu tư nước ngoài riêng rẽ của Việt Nam. Mặc <small>dù luật Việt Nam trên thực tê đơi xử với người nước ngồi có những ưu đãi khun</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

khích hơn đối với các nhà đầu tư trong nước nhưng Việt Nam đưa ra rất nhiều yêu cầu thực hiện nghĩa vụ khơng hợp lý, ví dụ nghĩa vụ xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm đề đổi lay mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi”, rõ rang đi ngược lại xu hướng tự do hóa của thế giới. Hầu như các nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng được đầu tư vào những gì họ quan tâm, hoặc tiếp tục đầu tư vào Việt Nam họ sẽ thấy khó chịu đối với các chính sách tùy tiện của Chính phủ. Do vậy, cần phải có một luật đầu tư nước ngồi rõ ràng để xóa bỏ đi hình ảnh về rủi ro chính trị và để gia nhập kỷ nguyên WTO””.

Nham cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo một sân chơi bình đắng, khơng phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi dé thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn dau tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Dau tư và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, Luật Đầu tư 2005 thay thế Luật Đầu tư nước ngồi và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Khác cơ bản với Luật Đầu tư nước ngoài trước đây, Luật Đầu tư 2005 được thiết kế theo hướng chỉ quy định các nội dung liên quan đến hoạt động đầu tư, còn các nội dung liên quan đến cơ cấu tô chức và hoạt động của doanh nghiệp thì chuyển sang Luật Doanh nghiệp điều chỉnh, các mức ưu đãi về thuế chuyên sang quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và các nội dung mang tính chất đặc thù thì dẫn chiếu sang pháp luật chuyên nghành điều chỉnh. Thời kỳ này đánh dấu cột mốc mọi ưu đãi tài chính áp dụng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoai và đầu tư trong nước là như nhau. Ví dụ, về thuế thu nhập doanh nghiệp. Trước đây, những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tuy khá lớn nhưng lại được quy định rải rác ở nhiều văn bản khiến cho pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài phức tạp, khó khăn trong áp dụng, tạo cơ chế xin cho dẫn đến hiện tượng tiêu cực. Trước những bất cập này, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 được ban hành đã thống nhất các điều kiện và mức miễn giảm thuế cho cả đầu tư trong nước lẫn ngoài nước ở một văn bản luật duy nhất. Quy định này đã đảm bảo tính thống nhất, thuận tiện cho <small>? Khoản 1 Điều 67 Nghị định số 18-CP của Chính phủ ngay 16 tháng 4 năm 1993 quy định chỉ tiết thi hànhLuật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam</small>

<small>30 Luong Thi Kim Dung (2004), Hoàn thiện pháp luật về khuyến khích đầu tư nước ngồi khi Việt Nam gia</small>

<small>nhập tổ chức thương mại thé giới, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, trang 15.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp trong ưu đãi, miễn giảm thuế đồng thời nâng cao tính cơng bang giữa khu vực đầu tư có vốn nước ngồi và khu vực dau tư của nhà đầu tư trong nước trong quyền được hưởng những ưu đãi của nhà nước về thuế. Hơn nữa, quy định “Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được hưởng uu đãi thuế, mức miễn thuế, giảm thuế, chuyển lỗ dé đăng kỷ với cơ quan thuế va thực hiện khi quyết toán thuế.” (Điều 21 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2003) đã

khắc phục được cơ chế “xin cho” trước đây, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước

ngoài phát huy quyền chủ động của mình khi thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Có thé khang định, những quy định mới về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 là một bước tiến lớn so với các quy định của pháp luật trước đây, góp phần khơng nhỏ làm nên sức hấp dẫn của thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam trong con mắt nhà đầu tư quốc tế.

Tuy nhiên, sau khi Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực thi hành, một SỐ đạo luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh đã được ban hành hoặc sửa đôi (như Luật Chứng khốn, Luật Tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bat động sản...). Trong bối cảnh đó, Luật Đầu tu cần được xem xét sửa đôi dé xác định rõ nguyên tắc áp dụng giữa các Luật nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, trong đó có các quy định liên quan đến ưu đãi tài chính đối với hoạt động đầu tư. Vì vậy, Luật đầu tư 2014 ra đời, tiếp nỗi những quy định của Luật đầu tư 2005, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo mơi trường đầu tư bình đăng, thuận lợi và minh bạch hơn nữa để huy động tối đa nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Theo Điều 15 Luật Đầu tư 2014, có ba hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư, áp dụng chung cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là: Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thơng thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khâu dé tạo tài sản có định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư; Miễn, giảm tiền thuê dat, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất. Cũng theo Điều 15, đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư gồm: Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư; Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư; Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiêu 6.000 tỷ đồng trong thời han 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư; Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; Doanh nghiệp công

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ. Ưu đãi đầu tư được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng. Mức ưu đãi cụ thể đối với từng loại ưu đãi đầu tư được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về đất đai. Điều 16 quy định cụ thé các ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư gồm địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và khu công nghiệp, khu chế xuất,

khu công nghệ cao, khu kinh tế. Không chỉ Luật đầu tư 2014 mà Luật thuế thu nhập

doanh nghiệp cũng có những quy định rõ ràng về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể ưu đãi về thuế suất (Điều 13), ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế (Điều 14), Chuyên lỗ (Điều 16). Luật Thuế xuất khâu, nhập khẩu 2005 cũng có quy định các trường hợp được miễn thuế (Điều 16), giảm thuế (Điều 18), hoàn thuế (Điều 19). Luật Thuế xuất khẩu, nhập khâu 2016 vẫn giữ nguyên mục lục điều về ưu đãi như luật năm 2005, nhưng có sự tiếp cận sâu hon, chi tiết hơn những loại hàng hóa được miễn thuế. Tóm lại, Luật đầu tư 2014 và các luật liên quan như Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu... sẽ hoàn thiện cơ chế ưu đãi đầu tư nói chung và ưu đãi tài chính nói riêng phù hợp với cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường và tự do hóa đầu tư theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc cơng nhận. Ơng Đặng Xn Quang, Cục phó Cục đầu tư nước ngồi — Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại hội thảo “Uu đãi đâu tư với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: nghiên cứu từ Diéu tra công nghiệp tại Việt Nam” tô chức tai Hà Nội ngày 26/6/2014 đã nhận định, hệ thong ưu đãi đầu tư của Việt Nam đã có sự phát triển ngày càng phù hợp với hội nhập, phát triển theo hướng bình đăng giữa trong nước va nước ngồi".

Tóm lại, pháp luật về ưu đãi tài chính hiện hành đã góp phần xóa bỏ cơ bản sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập. Việc đưa ra các quy định về ưu đãi tài chính áp dụng thống nhất cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, hủy bỏ các ưu đãi dành riêng cho đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng phù hợp với các cam kết quốc tế. Việc mở rộng chính sách pháp luật, khơng có sự phân biệt đối xử này đã tạo nên sự khác biệt trong hoạt <small>3! Phương Anh (2014), “Chính sách ưu đãi đầu tư khơng nên “gánh” quá nhiều trách nhiệm”, Kinh tế va dự</small>

<small>báo, tại dia chỉ 1 1 -chinh-sach-uu-dai-dau-tu-khong-nen-ganh-qua-nhieu-trach-nhiem.html, truy cập ngày 20/06/2016</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

động sản xuất kinh doanh giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư trong nước phải tự thay đổi cơ chế quản ly, chất lượng sản phẩm, dich vụ, thúc day đổi mới và chuyên giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để nâng cao sức cạnh tranh, còn với các nhà đầu tư nước ngoài, các quy định pháp luật ưu đãi tài chính mang lại cho nhiều cơ <small>hội lựa chọn đê việc đâu tư có tính hiệu quả hơn.</small>

2.1.1.2. Pháp luật về wu đãi tài chính đối với dau tư trực tiếp nước ngoài tai Việt Nam góp phan thực hiện mục tiêu của nhà nước trong thu hút vốn đầu tư nước <small>ngoài</small>

Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2015 cho biết: Khoảng nửa số doanh nghiệp có von đầu tư trực tiếp nước ngoài, trước khi lựa chọn Việt Nam, đã từng cân nhắc đầu tư vào nước khác (chủ yếu là Trung Quốc (27,9%), Thái Lan (21,2%) và Indonesia (12,6%)). Tỷ lệ cân nhắc các quốc gia này đều tăng so với năm 2014 và gần gấp đôi mức năm 2013. Trong số nhà đầu tư nước ngoài đang cân nhắc quốc gia đầu tư, 83% đã chọn Việt Nam thay vì chọn các quốc gia khác, trong khi chỉ có 17% đầu tư vào Việt Nam như một phần của chiến lược đầu tư đa quốc gia. Khi so sánh Việt Nam với các nước khác đang cân nhắc đầu tư, Việt Nam tiếp tục được đánh giá tốt ở các lĩnh vực như: mức thuế suất thấp hơn, nguy cơ bị thu hồi tài sản thấp, khả năng tham gia vào q trình hoạch định các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp tới họ cao hơn và bat 6n chính sách thấp hơn”.

Báo cáo Đầu tư cơng nghiệp Việt Nam 2011 chỉ ra rằng, cho tới nay, phần nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã nhận được ưu đãi tài chính và được coi như nguồn không thể thiếu dé hoạt động tại quốc gia sở tại. Một số ưu đãi có thé ké đến bao gồm thời kỳ miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, trợ cấp đầu tư hay điều chỉnh cho khấu hao nhanh và miễn thuế đặc biệt cho nhập khâu va các loại thuế gián thu khác ”. Bên cạnh những dữ liệu về tầm quan trọng của dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và tần suất dich vụ được cung cấp cho các doanh nghiệp có von <small>dau tư trực tiép nước ngoài, Báo cáo cũng cũng đưa ra các thơng tin vê chat lượng</small>

<small>3 Phịng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam- VCCI & Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ- USAID/ ViệtNam (2016), Chi số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2015- Hồ sơ 63 tỉnh, thành phố Việt Nam, trang 14-15,</small>

<small>tại địa chỉ truy cập</small>

<small>ngày 25/06/2016.</small>

<small>3 Báo cáo đâu tư công nghiệp Việt Nam 2011 — Tìm hiểu tác động của dau tư trực tiếp nước ngồi trongphat triển cơng nghiệp, trang 163</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

những dịch vụ này theo cảm nhận của các doanh nghiệp có von đầu tư trực tiếp nước ngồi. Nhìn chung doanh nghiệp nước ngồi đánh giá cao nhất chất lượng dịch vụ mảng thông tin về thuế và các ưu đãi, các thủ tục và quy định pháp lý, ngược lại, đứng cuối cùng là chất lượng dịch vụ nâng cấp còn thấp, tuy rằng vẫn hữu dụng. Khơng có dich vụ nào bị đánh giá khơng hữu ích''.

<small>437412</small>

5 2 3 4 ., 13g

<small>mz "5</small>

<small>Cấp vấn Uu đãi về Trợ cấp tiến thuê Cơ sở hạ tang Uu đãi khác</small>

<small>tải chính mướn và daotao chun dụngnhân cơng</small>

<small>I Tiếnnhặn ưu đãi I Tam quan trạng</small>

Hình 2: Tiếp nhận wu đãi và tam quan trọng của chúng theo phản hồi của <small>doanh nghiệp có von dau tư nước ngồi. Báo cáo dau tu cơng nghiệp Việt Nam2011. Hình 4.18, trang 165</small>

<small>3 Báo cáo dau tư cơng nghiệp Việt Nam 2011 — Tim hiểu tác động của dau tư trực tiếp nước ngồi trongphát triển cơng nghiệp, trang 170</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small>Tạo thuận lợi trong việc xây dựng</small>

| Giai đoạngia nhậpthị trường

<small>Tạo thuận lợi cho việc dang ký doanh nghiệp, cấp phép</small>

<small>Thông tin về thủ tục và quy định pháp lý</small>

<small>Thông tin và đối tác chiến lược tiếm nang</small>

<small>Thông tin về thuế doanh nghiệp và ưu đãi của chính phủ |2.39Thơng tin về việc sẵn cỏ cơ sở hạ tang hỗ trợ</small>

Giai đoạn trước đầu

<small>Thông tỉn thị trường</small>

<small>ra 2,05 2.10 2.15 2.20 2.25 2.30 235) 2.40 2.458</small>

Hình 3: Chất lượng dịch vụ, đánh giá theo cảm nhận của doanh nghiệp vốn dau tư nước ngoài (I=thấp nhất, 3 = cao nhất). Báo cáo dau tu cơng nghiệp Việt <small>Năm 2011. Hình 4.24, trang 171.</small>

Các chính sách ưu đãi tài chính đã được điều chỉnh kịp thời, linh hoạt và ngày càng phù hợp hơn với quá trình đầu tư trong nước và xu hướng hội nhập quốc tế.

Các ưu đãi miễn giảm cùng tính minh bạch rõ ràng, bình đăng, dễ hiểu, dễ thực hiện

đang góp phần hình thành nên một mơi trường đầu tư năng động, hấp dẫn, được thê hiện cụ thé qua từng loại ưu đãi tài chính như sau:

e Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong từng giai đoạn phát triển, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã góp phan tạo mơi trường pháp lý cơng bằng, bình đăng giữa các đối tượng, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả, khuyến khích và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, phát huy tốt vai trị định hướng thu hút đầu tư, góp phần quan trọng chuyền dich cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố hiện đại hố, thúc đây phát triển sản xuất kinh doanh và thúc day tăng trưởng kinh tế, tao cơ sở vững chắc cho nên kinh tế phát triển bền vững.

Sau gần 30 năm thực hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, bên cạnh cải cách các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, việc Quốc hội Việt Nam nhiều lần điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đã giúp môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 1997 có thuế

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

suất là 32%; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 điều chỉnh giảm từ 32% xuống 28% áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 tiếp tục được điều chỉnh giảm từ 28% xuống 25% và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 tiếp tục được giảm sâu theo lộ trình áp dụng từ 1/1/2014 từ 25% xuống 22%, từ 1/1/2016 giảm tiếp từ 22% xuống 20%. Còn thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ 1/1/2014 giảm từ 25% xuống 20%, từ 1/1/2016 giảm tiếp từ 20% xuống 17%.

Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2004, với mục tiêu đây mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, chính sách ưu đãi đầu tư đối với khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã dành mức ưu đãi cao hơn hăn cả thuế suất, thời gian miễn thuế, giảm thuế so với khu vực doanh nghiệp có vốn dau tư trong nước. Từ năm 2004 đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng mức giá dịch vụ đầu vào bình đăng như các nhà đầu tư trong nước. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 là một trong những văn bản luật đầu tiên thiết lập chế độ đối xử bình đăng giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, góp phan tạo lập cơ sở pháp ly đáp ứng điều kiện gia nhập WTO, tạo bước tiễn mới về cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, thúc đây cạnh tranh lành mạnh,

tạo lập mơi trường đầu tư bình đăng, thuận lợi và hấp dẫn hơn. Theo đó chính sách

thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 và các văn bản hướng dẫn đã quy định áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức ưu đãi miễn thuế, giảm thuế thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Trước đây, những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài tuy khá lớn, song lại được quy định rải rác ở nhiều văn bản khiến việc áp dụng khó khăn, cơ chế “xin cho” tạo kẽ hở cho hiện tượng tiêu cực. Việc thống nhất các điều kiện và mức miễn giảm về thuế cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trong một văn bản luật duy nhất — Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 đã đảm bảo tính thong nhất, thuận tiện cho áp dụng, nâng cao tính cơng bang giữa khu vực đầu tư có vốn nước ngoài và khu vực đầu tư của nhà đầu tư trong nước trong quyền được hưởng những ưu đãi của nhà nước về thuế. Hơn nữa, quy định “...Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, mức miễn thuế, giảm thuế, chuyển lỗ dé đăng ký với cơ quan thuế và thực hiện khi quyết toán thuế.” đã tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài phát huy quyền chủ động <small>3” Điều 21 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

của mình khi thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời sau khi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 có hiệu lực thi hành thì các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đã được bãi bỏ, điều này thể hiện quan điểm nhất quán của Việt Nam trong việc khuyến khích đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Tiếp đó, việc cải cách chính sách ưu đãi thuế tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và các văn bản hướng dẫn thực hiện từ 01/01/2009 đến nay đã tạo sự chuyên biến tích cực trong phân bố nguồn lực, thu hẹp diện ưu đãi theo ngành, lĩnh vực dé khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc dé phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và tập trung vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm hoặc lĩnh vực xã hội hoá. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 tiếp tục b6 sung thêm những trường hợp được ưu đãi, thời hạn ưu đãi °.

e Ưu đãi thuế xuất khâu, thuế nhập khâu

Nhà đầu tư nước ngoài khi mang vốn ra nước khác đầu tư trực tiếp, thường

nhằm mục đích tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng những tiềm năng sẵn

có của quốc gia tiếp nhận dé sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, chi phí

thấp, mang lợi thế cạnh tranh về giá để có thể xuất khâu ngược trở lại thị trường

quốc gia họ hoặc đưa ra lưu thông trên thị trường thế giới. Mặt khác, trong quá trình dau tư, nhà đầu tư phải nhập máy móc thiết bị để tạo tài sản có định, đồng thời phải nhập khẩu nguyên vật liệu dé sản xuất. Do đó, khi đến dau tư ở quốc gia khác, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu luôn là một trong những sắc thuế được các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài quan tâm.

Trong gần ba mươi năm qua, sự phát triển mạnh của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, là một trong những thước đo đánh giá sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam. Ngồi việc góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, việc gia tăng xuất khâu của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là gia tăng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp của khu vực này là rất đáng kể. Theo Tổng cục thống kê, với chủ trương <small>khuyên khích khu vực có von đâu tư trực tiép nước ngoài hướng về xuât khâu đã tạo3 Xem thêm Phụ lục 1: So sánh ưu đãi thuế trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2003 đến 2016</small>

</div>

×